Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Kiểu dữ liệu có cấu trúc tin học 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.71 KB, 9 trang )

Câu 1: Các bước của quy trình thiết kế bài học theo chuỗi hoạt động học
 Bước 1: Xác định chủ đề bài học
 Bước 2: Thiết kế nội dung bài học; xác định nội dung các hoạt động chính của
bài học.
 Bước 3: Xác định mục tiêu đầu ra cho bài học
 Bước 4: Mô tả mức độ yêu cầu kiểm tra, đánh giá
 Bước 5: Biên soạn các câu hỏi/bài tập/phiếu học tập.
 Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Câu 2: Thiết kế chủ đề dạy học theo chương trình Tin học hiện hành.
Bước 1: Xác định chủ đề bài học
Tên chủ đề: Kiểu dữ liệu có cấu trúc
Bước 2. Thiết kế nội dung bài học
a. Phân bổ nội dung và thời
Thứ tự nội dung
Nội dung kiến thức
Nội dung 1
Kiểu mảng
3
Nội dung 2
Kiểu xâu
2
Nội dung 3
Bài tập và thực hành
4
b. Xác định nội dung của các hoạt động chính trong bài học

Số tiết

 Hoạt động khởi động:
GV đưa ra tình huống có vấn đề, gợi cho học sinh nhu cầu muốn tìm hiểu kiểu dữ liệu
có cấu trúc.


 Hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập:
- Giới thiệu ý nghĩa của các kiểu dữ liệu có cấu trúc.
- Cách khai báo và tham chiếu đến các phần tử.
- Củng cố việc sử dụng các kiểu dữ liệu thông qua ví dụ.
 Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng:

1


- GV đưa ra một số bài toán gần với thực tế và hướng dẫn học sinh sử dụng các kiểu dữ
liệu đã được học để viết chương trình.
Bước 3. Xác định mục tiêu bài học
Kiến thức
 Hiểu khái niệm mảng một chiều và hai chiều.
 Hiểu cách khai báo và truy cập đến các phần tử của mảng.
 Biết xâu là một dãy ký tự (có thể coi xâu là mảng một chiều).
 Biết cách khai báo xâu, truy cập phần tử của xâu.

 Kĩ năng





Cài đặt được thuật toán của một số bài toán đơn giản với kiểu dữ liệu mảng một chiều.
Thực hiện được khai báo mảng, truy cập, tính toán các phần tử của mảng.
Sử dụng được một số thủ tục, hàm thông dụng về xâu.
Cài đặt được một số chương trình đơn giản có sử dụng xâu.

 Năng lực

NLc (Giải quyết vấn đề với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và truyền thông): HS được rèn luyện,
bồi dưỡng năng lực giải quyết vấn đề thông qua học lập trình.

2


Bước 4. Mô tả mức độ kiểm tra đánh giá
Nội dung Câu hỏi/bài tập
Nhận biết
Thông hiểu
Câu hỏi/bài tập HS biết khái niệm, Hiểu cách khai
báo, truy cập
định tính.
cách khai báo
đến các phần
Kiểu
mảng, biết tham
tử của mảng.
mảng
chiếu, duyệt phần

Kiểu xâu

Bài tập
thực

Vận dụng
HS sử dụng
được kiểu
mảng để viết

chương trình.

tử mảng.
HS biết khái niệm

Hiểu ý nghĩa

HS viết được

về xâu kí tự, khai

của các hàm

chương trình

báo tham chiếu

và thủ tục khi

để giải quyết

đến phần tử xâu.

làm việc với

các bài toán

xâu.

kiểu xâu trong


HS sửa được lỗi

HS hiểu được

thực tế.
HS sử dụng

cú pháp khi sử

lỗi ngữ nghĩa

được kiểu dữ

dụng kiểu dữ liệu

khi sử dụng

liệu mảng, xâu

mảng, xâu.

kiểu dữ liệu

để viết các

mảng, xâu.

chương trình


hành

giải quyết các
bài toán thực
tế.

Bước 5. Biên soạn câu hỏi/bài tập/phiếu học tập
Câu ĐT.NB1: Công thức nào sau đây là đúng? (st1, st2 các biến kiểu xâu và m, n các biến kiểu số
nguyên).
A. Delete(m,n,st1)
B. Delete(st1,m,n);
C. Delete(m,st1,n)
D. Delete(st1,st2,m);
Câu ĐL.TH2: Cho S là một xâu kí tự, đoạn chương trình sau thực hiện công việc gì?
For i:=length(s) downto 1 do
Write(S[i]);
A. In xâu ra màn hình.
3


B. In từng kí tự xâu ra màn hình.
C. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược, trừ kí tự đầu tiên;
D. In từng kí tự ra màn hình theo thứ tự ngược lại.
Câu ĐT.TH3: Biểu thức quan hệ nào sau đây nhận giá trị True
A. ‘Lan’<’Hoa’
B. ‘Ha’<’Hang’
C. ‘Binh’>’Son’
D. ‘Han’>’Tam’
Câu ĐL.VDC4: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, sau khi thực hiện đoạn chương trình sau, biến X có
giá trị là gì?

S := 'Hoang Anh Tuan';
X := '';
i := length(S);
While S[ i ] < >' ' do
Begin
X := X + S[ i ];
i := i - 1;
End;
A. 'Hoang';
B. 'Tuan';
C. 'Anh';
D. Xâu rỗng;
Câu ĐL.VD5: Cho xâu S=’mua xuan nho nho’; Thao tác Delete(S,5,9) cho kết quả là:
A. ‘mua nho’
B. ‘nho nho’
C. ‘xuan nho’
D. mua nho

Bước 6: Thiết kế tiến trình dạy học
Khái quát chung về tiến trình dạy học
Tiến trình dạy học chủ đề “kiểu dữ liệu có cấu trúc” được mô tả như bảng dưới đây:
Tiết
1,2,3

Tên bài/ nội dung
Kiểu mảng 1 chiều (3 tiết)
ND1: Khái niệm mảng một chiều,
khai báo
ND2: Tham chiếu và duyệt các phần


4,5

6,7,8

Hoạt động học tập của HS
HĐ khởi động
Hình thành kiến thức,

tử của mảng.
Kiểu xâu (2 tiết)
ND3: Khái niệm về xâu, khai báo,

luyện tập, vận dụng

tham chiếu, duyệt…
ND4: Các hàm và thủ tục với xâu.

Hình thành kiến thức.
Hình thành kiến thức,

Bài tập và thực hành (3 tiết)

luyện tập, vận dụng
HĐ luyện tập, vận dụng.

4

HĐ khởi động



BÀI 12: KIỂU XÂU
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
TÌM HIỂU VỀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ CÁCH KHAI BÁO XÂU
TT

NỘI DUNG

VÍ DỤ

1
KHÁI NIỆM
2
KHAI BÁO
3
THAM CHIẾU

TT

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
TÌM HIỂU CÁC THAO TÁC XỬ LÝ XÂU
THAO TÁC XỬ
KÍ HIỆU
Ý NGHĨA
LÝ XÂU

VÍ DỤ

1
PHÉP GHÉP
XÂU

2
TT

3

PHÉP SO SÁNH
XÂU
THAO TÁC
XỬ LÝ XÂU

TÊN TT

Ý NGHĨA

VÍ DỤ

THỦ TỤC
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
TÌM HIỂU CÁC THAO TÁC XỬ LÝ XÂU

TT

3

THAO TÁC
XỬ LÝ XÂU

TÊN HÀM

Ý NGHĨA


HÀM

5

VÍ DỤ


A: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1: Hoạt động kiểm tra bài cũ
(1) Mục tiêu: Cho học sinh thấy được sự cần thiết của kiểu xâu.
(2) Phương pháp/kĩ thuật: Vấn đáp, tìm tòi.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm.
(4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS phân tích được chương trình sử dụng kiểu mảng để giải quyết tình huống.
Nội dung hoạt động:
Câu hỏi: Em hãy thực hiện công việc sau:
 Nêu cú pháp khai báo mảng một chiều?
 Khai báo mảng A gồm 30 phần tử?
 Cách tham chiếu đến phần tử thứ 3 của mảng?
HĐ CỦA GV VÀ HS
1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

NỘI DUNG

Đặt vấn đề: Vận dụng phần kiểm tra bài Sau khi học sinh trình bày ý tưởng nhập họ
cũ, các em hãy trình bày ý tưởng nhập

tên bằng mảng. GV chiếu chương trình mẫu


vào họ tên của một học sinh, in ra tên

sau:

của HS đó.
GV: Đưa ra chương trình mẫu và yêu
cầu HS quan sát mô phỏng.
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS hoạt động theo cá nhân hoặc nhóm
3. Báo cáo kết quả và thảo luận
Đại diện 2 nhóm HS cho ý kiến. Nhóm
khác bổ sung ý kiến.
- Thực hiện nhập họ tên bằng mảng quá

GV: Sau khi thực hiện mô phỏng, em thấy bài

dài và mất thời gian.

toán gặp khó khăn gì?

- Chương trình viết quá dài.

HS: Mỗi lần chỉ nhập được từng kí tự của họ

4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm
6


vụ


tên  Tốn thời gian, chương trình dài.

GV nhận xét, đánh giá  Kết luận

GV nhận xét: Việc sử dụng mảng một chiều
để lưu trữ họ tên của HS gặp nhiều khó khăn
trong việc nhập – xuất dữ liệu. Để giải quyết
khó khăn đó, ngôn ngữ lập trình đã cho phép
nhập – xuất một dãy kí tự bằng lệnh xâu. Vậy
xâu là gì? Khai báo xâu như thế nào? Cô và

các em sẽ cùng đi tìm hiểu trong bài hôm nay.
B: HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC VÀ LUYỆN TẬP
GV phân công nhiệm vụ:
 Thực hiện chia lớp thành 3 nhóm (Các nhóm thực hiện bầu nhóm trưởng và thư ký).
 Phát phiếu học tập cho mỗi nhóm.
Nhóm 1: Tìm hiểu một số khái niệm và cách khai báo xâu?
Nhóm 2: Tìm hiểu về các thao tác với xâu (phần các phép toán và thủ tục).
Nhóm 3: Tìm hiểu về các thao tác với xâu (phần các hàm).
 Thời gian hoạt động cho mỗi nhóm là 10 phút.
1. Hoạt động 2: (10 phút) Tìm hiểu về một số khái niệm và cách khai báo xâu.
(Mục tiêu): Biết ý nghĩa, cú pháp, cách khai báo xâu và truy cập vào các phần tử của xâu.
(Phương pháp/kĩ thuật): PP dạy học theo dự án; kĩ thuật hướng đích.
(Hình thức tổ chức hoạt động): Cá nhân và thảo luận nhóm.
(Sản phẩm): HS cho biết ý nghĩa dữ liệu kiểu xâu; lấy được ví dụ và khai báo kiểu xâu.
Nội dung hoạt động:
- Khái niệm kiểu xâu: (SGK).
- Kể tên một số ví dụ kiểu xâu: “Việt Nam”
- Cách khai báo: Var <tên biến>: String[<độ dài lớn nhất của xâu>];
Chú ý: Khi không khai báo độ dài lớn nhất của xâu thì mặc định là 255.

Ví dụ: + Var hoten: string[30];
+ Var St: string;
- Tham chiếu đến từng kí tự của xâu: Tên_biến_xâu[chỉ số]
2. Hoạt động 3: (20 phút)Tìm hiểu các thao tác xử lí trên xâu
(Mục tiêu): HS năm được các thao tác xử lí trên xâu.
(Phương pháp/kĩ thuật): PP dạy học theo dự án; kĩ thuật hướng đích.
7


(Hình thức tổ chức hoạt động): Cá nhân và thảo luận nhóm
(Sản phẩm): - Học sinh thực hiện được thao tác ghép xâu, so sánh xâu.
- Bước đầu vận dụng được các hàm và thủ tục để làm các ví dụ đơn giản.
a. Nội dung:
- Phép ghép xâu: kí hiệu +
- Các phép so sánh: =, <>, >, <, <=, >=
- Các thủ tục: delete(), insert()
- Các hàm: length(), copy(), pos(), upcase()
b. Các bước tiến hành:
Các thao tác xử lí xâu
a) Phép ghép xâu
(+) ghép nhiều xâu thành một
Có thể thể hiện ghép đối với các hằng xâu và biến xâu.
VD1: ‘My’+ ‘ ’+ ‘Computer’
VD2: s1:=‘pho co’
s2:=‘Hoi An’
St:=s1+’-’+s2;
b) Các phép so sánh
Giả sử A, B là 2 xâu
+) A=B: A giống B hoàn toàn
+) A>B kí tự đầu tiên khác nhau giữa chúng từ trái sang, mà trong A có mã ASCII lớn hơn

b) các thủ tục và hàm
Thủ tục:
- Delete(st,vt,n); Thực hiện xóa trong xâu st, ở vị trí vt và xóa đi n kí tự;
- Insert(s1,s2,vt); Thực hiện chèn xâu s1 và xâu s2 ở vị trí vt;
Hàm:
- Copy(st,vt,n);
- Length(st);
- Pos(s2,s2);
- Upcase(ch);
C: HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
(Mục tiêu): HS vận dụng cách khai báo, các hàm và thủ tục trong xâu để viết chương trình cụ
thể. Đồng thời, HS hiểu được các lệnh thông qua câu lệnh chương trình.
(Phương pháp/kĩ thuật): PP thực hành.
(Hình thức tổ chức hoạt động): Cá nhân và thảo luận nhóm
(Sản phẩm): Học sinh hoàn thiện được một chương trình pascal đơn giản.
Nội dung hoạt động:
Bài toán 1: Viết chương trình nhập vào 1 xâu S bất kỳ. Đếm trong xâu S có bao nhiêu kí tự
‘A’.
Phiếu câu hỏi 1:
(1) Khai báo biến cho bài toán 1.
(2) Viết đoạn lệnh nhập dữ liệu cho bài toán trên?
8


(3) Sử dụng câu lệnh lặp nào cho bài toán trên?
(4). Các hàm, thủ tục nào được sử dụng trong bài toán trên?
HS trả lời phiếu câu hỏi 1 và thực hiện viết chương trình hoàn thiện trên máy tính.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận.
D: HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG
(Mục tiêu): HS viết được các bài toán thực tế trong xâu.

(Phương pháp/kĩ thuật): PP thực hành.
(Hình thức tổ chức hoạt động): Cá nhân và thảo luận nhóm
(Sản phẩm): Học sinh hoàn thiện được một chương trình pascal.
Nội dung hoạt động:
Bài toán 2: Viết chương trình nhập vào một xâu S bất kì. Thực hiện chuẩn hóa xâu bằng cách
xóa tất cả các kí tự trắng thừa trong xâu (xâu sau khi loại bỏ không còn kí tự trắng ở đầu và
cuối xâu; giữa xâu không có 2 kí tự trắng liền nhau).
Phiếu câu hỏi 2:
(1) Khai báo biến cho bài toán 2.
(2) Viết đoạn lệnh nhập dữ liệu cho bài toán trên?
(3) Để thực hiện chuẩn hóa xâu ta làm như thế nào?
(4) Các hàm, thủ tục nào được sử dụng trong bài toán trên?
(5) Sử dụng câu lệnh lặp nào cho bài toán trên?
HS trả lời phiếu câu hỏi 2 và thực hiện viết chương trình hoàn thiện trên máy tính.
GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

9



×