Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Phát triển tư duy thuật giải cho học sinh thông qua dạy học các cấu trúc điều khiển và các kiểu dữ liệu có cấu trúc Tin học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 28 trang )

Giáo viên hướng dẫn: PGS.TS.Mai Văn Trinh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Lập
Vinh, 05/2009
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
---------- ----------
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: CỞ SỞ LÍ LUẬN…
CHƯƠNG II: MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG SƯ PHẠM…
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
KẾT LUẬN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
1.Lí do chọn đề tài
 Nền kinh tế tri thức và nhu cầu Tin học hóa xã hội đã đặt ra
yêu cầu rất cao đối với hoạt động trí tuệ.
 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học, cần phải phát
huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh.
 Mục tiêu của bộ môn Tin học ở trường Phổ thông là “làm
cho tất cả mọi học sinh tốt nghiệp THPT đều nắm được những yếu
tố cơ bản của Tin học với tư cách là thành tố của văn hóa Phổ
thông”.
 Trang bị cho học sinh những kiến thức, kỹ năng cơ bản về
lập trình thông qua đó phát triển và rèn luyện những phẩm chất của
tư duy nhất là tư duy thuật giải.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra một số định hướng sư
phạm nhằm phát triển tư duy thuật giải cho học sinh trong quá trình
dạy học các cấu trúc điều khiển và các kiểu dữ liệu có cấu trúc góp
phần nâng cao chất lượng dạy học Tin học ở trường Phổ thông.
3. Giả thuyết khoa học
Nếu đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển tư


duy thuật giải thì sẽ kích thích hứng thú học tập, tích cực hoá hoạt
động nhận thức của học sinh. Do đó, nâng cao chất lượng dạy học Tin
học 11 THPT.
5. Đối tượng nghiên cứu
* Nội dung, phương pháp, hoạt động dạy và học lập trình ở trường PT.
* Sách giáo khoa, sách giáo viên và sách bài tập Tin học 10, 11 THPT.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc phát triển tư duy thuật giải
cho học sinh trong dạy học Tin học 11 THPT.
 Làm rõ khái niệm tư duy, tư duy thuật giải, xác định các nét đặc
trưng của việc phát triển tư duy thuật giải.
 Xây dựng quy trình dạy học theo hướng phát triển tư duy thuật giải
cho học sinh thông qua dạy học các cấu trúc điều khiển và các kiểu dữ
liệu có cấu trúc.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nghiên cứu lý thuyết
* Các tài liệu, bài giảng về phương pháp dạy học Tin học, phương
pháp dạy học môn Toán, các tài liệu giáo dục học, tâm lý học…
* Nghiên cứu vị trí, khối lượng kiến thức về lập trình trong
chương trình Tin học phổ thông.
* Nghiên cứu các tài liệu về ngôn ngữ lập trình Pascal.
6.2 Nghiên cứu thực tiễn
* Dự giờ, quan sát gìơ dạy của giáo viên và hoạt động học tập của
học sinh trong quá trình dạy học nói chung và dạy học các cấu trúc
điều khiển và các kiểu dữ liệu có cấu trúc nói riêng.
* Tìm hiểu qua giáo viên để nắm được tình hình giảng dạy và học
tập Tin học trong nhà trường Phổ thông hiện nay.
* Tiến hành thực nghiệm sư phạm.
7. Cấu trúc của khoá luận
Phần mở đầu

Chương I: Cơ sở lý luận của việc phát triển tư duy thuật giải
cho học sinh thông qua dạy học các cấu trúc điều khiển và các
kiểu dữ liệu có cấu trúc.
Chương II: Một số định hướng sư phạm góp phần phát triển
tư duy thuật giải cho học sinh thông qua dạy học các các cấu
trúc điều khiển và các kiểu dữ liệu có cấu trúc.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN TƯ DUY THUẬT GIẢI CHO
HỌC SINH THÔNG QUA DẠY HỌC CÁC CẤU TRÚC ĐIỀU KHIỂN VÀ CÁC
KIỂU DỮ LIỆU CÓ CẤU TRÚC.
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Quan điểm hoạt động trong phương pháp dạy học.
Dạy học là một quá trình điều khiển hoạt động của học sinh nhằm
đạt được những mục đích dạy học. Còn học tập là một quá trình xử lý
thông tin. Quá trình này có chức năng: đưa thông tin vào, ghi nhớ
thông tin, biến đổi thông tin, đưa thông tin ra và điều phối. Học sinh
thực hiện các chức năng này bằng những hoạt động của mình.
1.1.2 Tư duy và đặc điểm của tư duy
1. Tư duy
Tư duy là một quá trình tâm lý phản ánh những thuộc tính bản chất,
những mối liên hệ và quan hệ bên trong có tính quy luật của sự vật
hiện tượng trong hiện thực khách quan mà trước đó ta đã biết.
2. Đặc điểm của tư duy
* Tính “có vấn đề”
* Tính gián tiếp
* Tính trừu tượng và khái quát
* Tư duy của con người có sự liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
* Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính

1.2 Khái niệm thuật toán
1.2.1 Khái niệm
Thuật toán để giải một bài toán là một dãy hữu hạn các thao tác được
sắp xếp theo một trình tự xác định sao cho sau khi thực hiện dãy thao tác
ấy, từ Input của bài toán, ta nhận được Output cần tìm.
Trong đó:
Input: Các thông tin đã có
Output: Các thông tin cần tìm từ Input.

Các tính chất của thuật toán:
Tính dừng: Thuật toán phải kết thúc sau một số hữu hạn lần thực hiện
tác thao tác.
Tính xác định: Sau khi thực hiện các thao tác thì hoặc là thuật toán kết
thúc hoặc là có đúng một thao tác xác định để được thực hiện tiếp theo.
Tính đúng đắn: Sau khi thuật toán kết thúc ta phải nhận được Output cần
tìm.
1.2.2 Các đặc trưng của thuật toán
1. Tính đơn trị:
2. Tính hiệu quả:
3. Tính tổng quát:
1.2.3 Các phương pháp biểu diễn thuật toán
Có các phương pháp biểu diễn thuật toán sau:
1. Ngôn ngữ tự nhiên và ngôn ngữ toán học.
2. Dùng lưu đồ – sơ đồ khối.
3. Dùng ngôn ngữ phỏng trình.
4. Dùng ngôn ngữ lập trình.
1.3 Khái niệm thuật giải
Trong quá trình nghiên cứu giải quyết các bài toán, người ta đã đưa ra
nhận xét sau:
+ Có nhiều bài toán cho đến nay vẫn chưa tìm ra một cách giải theo

kiểu thuật toán và cũng không biết có tồn tại thuật toán hay không?
+ Có nhiều bài toán đã có thuật toán để giải nhưng không chấp nhận
được vì thời gian giải theo thuật toán đó quá lớn hoặc các điều kiện cho
thuật toán đó khó đáp ứng.
+ Có những bài toán được giải theo cách giải vi phạm thuật toán
nhưng vẫn chấp nhận được.

×