Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Bài tập trắc nghiệm Hóa 8 về Định luật bảo toàn khối lượng theo 4 bậc (kèm đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.09 KB, 14 trang )

CHỦ ĐỀ 9: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
Câu 1. (NB). Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện phát biểu
sau:
“ Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm
… tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
A.
B.
C.
D.

Lớn hơn
Nhỏ hơn
Bằng
Lớn hơn hoặc nhỏ hơn tùy thuộc vào hệ số phản ứng

Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn C
Câu 2. (NB). Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện phát biểu
sau:
“ Trong một phản ứng hóa học,… khối lượng của các chất sản phẩm
bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng”
A.
B.
C.
D.

Tổng
Tích
Hiệu
Thương



Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn A
Câu 3. (NB). Cho phản ứng A + B → C + D. Biểu thức nào áp dụng
đúng định luật bảo toàn khối lượng?
A.

m A +m C =m B +m D
m A +m B =m C +m D

B.

m A +m D =m B +mC
C.


2m A =2m C
D.

Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn B
Câu 4. (NB). Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện phát biểu
sau:
“ Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm,
nếu biết khối lượng của … chất thì tính được khối lượng của chất còn
lại”
A.
B.

C.
D.

n
n+1
n–1
nx1

Hướng dẫn
Trong một phản ứng có n chất, kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu
biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại
Chọn C
Câu 5. (NB). Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào phản ánh bản chất
của định luật bảo toàn khối lượng?
(1) Trong phản ứng hóa học, nguyên tử được bảo toàn, không tự nhiên
sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi.
(2) Tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của
các chất phản ứng.
(3) Trong phản ứng hóa học, nguyên tử không bị phân chia
(4) Số phần tử các chất sản phẩm bằng số phần tử các chất phản ứng
A. 1 và 4
B. 1 và 3
C. 3 và 4
D. 1


Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn B
Câu 6. (NB). Chọn đáp án đúng:

A. Tổng khối lượng sản phẩm bằng tổng khối lượng các chất tham

gia phản ứng
B. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn tổng khối lượng các chất
tham gia phản ứng
C. Tổng khối lượng sản phẩm lớn hơn tổng khối lượng các chất tham
gia phản ứng
D. Tổng khối lượng sản phẩm nhỏ hơn hoặc bằng tổng khối lượng
các chất tham gia phản ứng
Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn A
Câu 7. (NB). Khi phản ứng hóa học xảy ra có chất mới tạo thành
nhưng tổng khối lượng của các chất vẫn không đổi là vì:
A. Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay

đổi.
B. Trong phản ứng hóa học, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước
và sau phản ứng thay đổi.
C. Trong phản ứng hóa học, liên kết giữa các nguyên tử trước và sau
phản ứng thay đổi.
D. Trong phản ứng hóa học, các phân tử thay đổi.
Hướng dẫn
Khi phản ứng hóa học xảy ra, có chất mới tạo thành nhưng tổng khối
lượng của các chất vẫn không đổi là vì: trong phản ứng hóa học, chỉ có
liên kết giữa các nguyên tử thay đổi.
Chọn A
Câu 8. (NB). Ý nghĩa của định luật bảo toàn khối lượng là:



A. Trong phản ứng hóa học, các nguyên tử không bị phân chia
B. Khối lượng các chất sản phẩm phản ứng bằng khối lượng các chất

phản ứng
C. Cân hiện đại cho phép xác định khối lượng với độ chính xác cao
D. Vật chất không bị tiêu hủy
Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn B
Câu 9. (NB). Chọn phát biểu sai:
A. Cho kẽm tác dụng với oxi thu được kẽm oxit có khối lượng bằng

khối lượng của kẽm.

m X +m Y → m Z

B. Cho phản ứng X + Y → Z, ta được
C. Trong phản ứng hóa học, khối lượng chất phản ứng bằng khối

lượng sản phẩm
D. Tất cả đều sai
Hướng dẫn
+ Cho kẽm tác dụng với oxi thu được kẽm oxit, ta có phương trình chữ:
Kẽm + oxi → kẽm oxit
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

m kem oxit = m kem + m oxi

Chọn A
Câu 10. (NB). Cho phản ứng của nhôm với axit clohidric có phương

trình chữ như sau:
Nhôm + axit clohidric → nhôm clorua + khí hidro
Viết biểu thức áp dụng định luât bảo toàn khối lượng cho phản ứng hóa
học trên.
m nhôm = m nhôm clorua
A.

m axit clohidric = m khí hidro
B.

m nhôm + m axit clohidric = mnhôm clorua
C.


m nhôm + m axit clohidric = m nhôm clorua + m khí hidro
D.

Hướng dẫn
+ Phương trình chữ của phản ứng là:
Nhôm + axit clohidric → nhôm clorua + khí hidro
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:
m nhôm + m axit clohidric = m nhôm clorua + m khí hidro

Chọn D
Câu 11. (NB). Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic. Kết luận
nào sau đây đúng?
A. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng vôi sống
B. Khối lượng đá vôi bằng khối lượng khí cacbonic
C. Khối lượng đá vôi bằng tổng khối lượng của vôi sống và khí


cacbonic
D. Khối lượng vôi sống bằng khối lượng khí cacbonic

Hướng dẫn
+ Nung đá vôi thu được vôi sống và khí cacbonic.
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được :
Khối lượng đá vôi = khối lượng vôi sống + khối lượng khí cacbonic
Chọn C
Câu 12. (NB). Cho phương trình hóa học sau: Đồng hidroxit
oxit + nước
Khối lượng của đồng hidroxit bằng:
A.
B.
C.
D.

Khối
Khối
Khối
Khối

lượng
lượng
lượng
lượng

Hướng dẫn

đồng oxit
nước

đồng oxit trừ khối lượng nước
đồng oxit cộng khối lượng nước

turo

đồng


+ Ta có phương trình hóa học: Đồng hidroxit

turo

đồng oxit + nước

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:
Khối lượng đồng hidroxit = khối lượng đồng oxit + khối lượng nước
Chọn D
Câu 13. (TH). Một vật thể bằng sắt để ngoài trời, sau một thời gian bị
gỉ. Khối lượng của vật thay đổi thế nào so với khối lượng của vật trước
khi bị gỉ?
A.
B.
C.
D.

Không thay đổi
Giảm
Phụ thuộc vào gỉ nhiều hay ít
Tăng


Hướng dẫn
Vật thể bằng sắt bị gỉ là do sắt đã tác dụng với oxi trong không khí để
hình thành lớp gỉ → khối lượng sắt tăng lên.
Chọn D
Câu 14. (TH). Khi nung miếng đồng ngoài không khí, thấy khối lượng
chất rắn sau phản ứng so với chất rắn ban đầu là:
A.
B.
C.
D.

Nặng hơn
Nhẹ hơn
Bằng nhau
Không xác định được

Hướng dẫn
Do oxi trong không khí tác dụng với đồng tạo ra đồng (II) oxit là chất
rắn, dẫn đến khối lượng miếng đồng ban đầu tăng lên .
Chọn A
Câu 15. (TH). Khi nung miếng đồng ngoài không khí thấy khối lượng
miếng đồng tăng lên là do:
A. Nước ngoài không khí bám vào miếng đồng
B. Đồng bị ăn mòn ngoài không khí


C. Khối lượng tăng lên là do oxit tác dụng với đồng tạo ra đồng (II)

oxit là chất rắn
D. Đồng tác dụng với nước tạo ra đồng (II) hidroxit

Hướng dẫn
Chọn C
Câu 16. (TH). Cho phương trình hóa học sau:
Canxi cacbonat

turo

canxi oxit + khí cacbonic

Khi nung nóng canxi cacbonat thấy khối lượng của nó giảm đi, vì:
A.
B.
C.
D.

Khối lượng canxi oxit sinh ra bị mất đi
Khối lượng khí cacbonic bay lên
Khối lượng canxi oxit và khí cacbonic sinh ra đều bị mất
Do hơi nước trong canxi cacbonat bay lên

Hướng dẫn
Canxi cacbonat

turo

canxi oxit + khí cacbonic

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được
Khối lượng canxi cacbonat = khối lượng canxi oxit + khối lượng khí
cacbonic

+ Tuy nhiên khí cacbonic bay đi sau phản ứng, nên thực tế chất rắn
còn lại chỉ còn canxi oxit, nên sau phản ứng ta thấy khối lượng canxi
cacbonat giảm đi là do bị mất đi khối lượng khí cacbonic.
Chọn B
Câu 17. (TH). Cho phản ứng hóa học sau: Natri + nước → natri
hidroxit + khí hidro
Biểu thức nào dùng để tính khối lượng của dung dịch natri hidroxit
m natri hidroxit = m natri + m nuoc
A.

m natri hidroxit = m natri
B.

m natri hidroxit = m natri + m nuoc - m hidro
C.


m natri hidroxit = m nuoc + m hidro
D.

Hướng dẫn
Ta có : Natri + nước → natri hidroxit + khí hidro
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:
m natri + m nuoc = m natri hidroxit + m hidro
m natri hidroxit = m natri + m nuoc - m hidro



Chọn C
Câu 18. (TH). Cho phản ứng hóa học sau:

Canxi cacbonat

turo

canxi oxit + khí cacbonic

Khối lượng chất rắn sau phản ứng là:
m canxi cacbonat
A.

m canxi oxit
B.

m khí cacbonic
C.

m khí cacbonic +m canxi oxit
D.

Hướng dẫn
Sản phẩm của phản ứng bao gồm: canxi oxit và khí cacbonic. Trong đó
chất rắn sau phản ứng là canxi oxit.
→ khối lượng chất rắn sau phản ứng là khối lượng canxi oxit.
Chọn B
Câu 19. (TH). Cho magie tác dụng hoàn toàn với dung dịch axit
clohidric, sau phản ứng thu được dung dịch muối magie clorua và một
lượng khí hidro thoát ra. Công thức tính khối lượng khí hidro thoát ra
sau phản ứng là?



m hidro = m magie + m magieclorua
A.

m hidro = m magie + m axit clohidric
B.

m hidro = m magie + m axit clohidric - m magieclorua
C.

m hidro = m magie + m magieclorua - m axit clohidric
D.

Hướng dẫn
+ Ta có phương trình chữ: Magie + axit clohidric → magie clorua +
khí hidro
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:
m magie + m axit clohidric = m magieclorua + m hidro
m hidro = m magie + m axit clohidric - m magieclorua


Chọn C
Câu 20. (TH). Cho mẩu kẽm phản ứng với dung dịch axit sunfuric thu
được kẽm sunfat và khí hidro. Đáp án sai là:
A. Tổng khối lượng chất phản ứng lớn hơn khối lượng khí hidro
B. Khối lượng của kẽm sunfat nhỏ hơn tổng khối lượng chất phản

ứng

C. Khối lượng kẽm bằng khối lượng hidro
D. Tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các


sản phẩm
Hướng dẫn
Xem lại định luật bảo toàn khối lượng
Chọn C
Câu 21. (TH). Biết axit clohidric có phản ứng với canxi cacbonat tạo
ra chất canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit. Đâu là biểu thức đúng
dùng để tính khối lượng của dung dịch các chất sau phản ứng?


m dung dich = m axit clohidric + m canxi cacbonat
A.

m dung dich = m axit clohidric + m nuoc
B.

m dung dich = m canxi clorua + m nuoc
C.

m dung dich = m axit clohidric
D.

Hướng dẫn
Các chất sau phản ứng gồm có: canxi clorua, nước và khí cacbon đioxit.
Trong đó cacbon đioxit là khí.
→ Dung dịch sau phản ứng gồm: canxi clorua và nước
→ Khối lượng dung dịch sau phản ứng
Chọn C
Câu 22. (VD). Hòa tan hoàn toàn 2 gam natri vào 100 gam nước, thu
được dung dịch natri hidroxit và khí hidro. Tính khối lượng tổng các

chất tham gia phản ứng trên.
A.
B.
C.
D.

102 gam
2 gam
100 gam
98 gam

Hướng dẫn
Những chất tham gia phản ứng trên là: Natri và nước
Vậy tổng khối lượng các chất tham gia là : 100 + 2 = 102 gam
Chọn A
Câu 23. (VD). Cho 8,5 gam bột sắt cháy trong 3,2 gam oxi tạo ra oxit
sắt từ. Khối lượng oxit sắt từ tạo thành là:
A.
B.
C.
D.

5,3 gam
11,7 gam
8,5 gam
3,2 gam

Hướng dẫn



Ta có phương trình chữ : Sắt + oxi

turo

oxit sắt từ

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
Khối lượng oxit sắt từ = khối lượng bột sắt + khối lượng oxi =
11,7 gam
Chọn B
Câu 24. (VD). Lưu huỳnh cháy theo phản ứng hóa học:
Lưu huỳnh + oxi

turo

khí lưu huỳnh đioxit

Cho biết khối lượng của lưu huỳnh là 6 kg, khối lượng khí oxi là 9 kg.
Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit được tạo thành là:
A.
B.
C.
D.

15 kg
15 gam
1,5 kg
20 kg

Hướng dẫn

Ta có phương trình chữ : Lưu huỳnh + oxi

turo

khí lưu huỳnh đioxit

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:
Khối lượng khí lưu huỳnh đioxit = khối lượng lưu huỳnh + khối lượng oxi
= 6 kg + 9 kg = 15 kg
Chọn A
Câu 25. (VD). Đốt cháy 5 gam cacbon trong khí oxi, ta thu được 21
gam khí cacbonic. Khối lượng khí oxi cần dùng là:
A.
B.
C.
D.

8 gam
16 gam
28 gam
32 gam

Hướng dẫn
Ta có phương trình chữ : Cacbon + oxi

turo

khí cacbonic

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:



Khối lượng oxi = khối lượng cacbonic – khối lượng cacbon = 16 gam
Chọn B
Câu 26. (VD). Đốt cháy hoàn toàn 12 gam cacbon trong không khí thu
được 44 gam khí cacbon đioxit. Khối lượng oxi đã tham gia phản ứng là:
A.
B.
C.
D.

3,2 gam
32 gam
0,32 gam
1,6 gam

Hướng dẫn
Ta có phương trình chữ : Cacbon + oxi

turo

khí cacbonic

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được:
Khối lượng oxi = khối lượng cacbonic – khối lượng cacbon = 32 gam
Chọn B
Câu 27. (VD). Hòa tan cacbua canxi (
khí axetylen (

C 2H 2


) và canxi hidroxit (

thì thu được 13 gam

C2H 2

và 37 gam

CaC 2

) vào nước (

Ca(OH) 2

Ca(OH) 2

H 2O

)ta thu được

). Nếu dùng 41 gam

CaC 2

. Vậy lượng nước cần dùng

là?
A.
B.

C.
D.

10 gam
8 gam
9 kg
9 gam

Hướng dẫn
Ta có:

m CaC2 + m H2O = m Ca(OH)2 + m C2H2

41 = 9 Chọn D



m H2O = m Ca(OH)2 + m C2H2 - m CaC2

= 37 + 13 –


Câu 28. (VDC). Đốt cháy m gam kim loại Magie trong không khí thu
được 8 gam hợp chất Magie oxit ( MgO). Biết khối lượng magie tham
gia bằng 1,5 lần khối lượng của oxi (trong không khí) tham gia phản
ứng. Tìm m?
A.
B.
C.
D.


4,8 gam
5,8 gam
5 gam
4 gam

Hướng dẫn
+ Phương trình hóa học: Magie + oxi → magie oxit
m Mg + m oxi = m MgO

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng →

(1)

+ Gọi khối lượng oxi là a → khối lượng magie là 1,5 a (2)
+ Từ (1) và (2) ta đươc: 1,5 a + a = 8 → a = 3,2 gam
→ m = 1,5a = 4,8 gam
Chọn A
Câu 29. (VDC). Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28 gam bột sắt và 20
gam bột lưu huỳnh thu được 44 gam sắt (II) sunfua màu xám. Biết, để
cho phản ứng hóa hợp xảy ra, người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối
lượng lưu huỳnh lấy dư?
A.
B.
C.
D.

5
4
3

2

Hướng dẫn
+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có:


mS = m FeS − m Fe

= 16 gam

+ Khối lượng lưu huỳnh dư là: 20 – 16 = 4 gam
Chọn B

m Fe + mS = m FeS


Câu 30. (VDC). Cho hỗn hợp A gồm hai kim loại kẽm (Zn) và magie
(Mg) phản ứng hoàn toàn trong 18 gam dung dịch axit sunfuric thu
được 32 gam muối và 10 gam khí hidro. Biết trong hỗn hợp A, kẽm
chiếm 30% về khối lượng, khối lượng của kẽm và magie trong A lần
lượt là?
A.
B.
C.
D.

7 gam và 8 gam
7,2 gam và 16 gam
7,2 gam và 16,7 gam
8 gam và 16,8 gam


Hướng dẫn
+ Ta có phương trình chữ:
Magie

+ axit sunfuric → magie sunfat

Kẽm

kẽm sunfat

+ Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta được
Khối lượng hỗn hợp A + khối lượng axit sunfuric
= khối lượng muối sunfat + khối lượng hidro
→ Khối lượng hỗn hợp A = 24 gam
→ Khối lượng kẽm = 30% x 24 = 7,2 gam
→ Khối lượng magie = 24 – 7,2 = 16,8 gam
Chọn C

+ khí hidro



×