Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Theo lời một cuốn sách nhận định “Cạnh tranh và tiếp thị có nhiều
điểm giống nhau. Các tướng lĩnh quân sự đi vào cuộc chiến ngày nay với
những vũ khí của ngày xưa thì sẽ chẳng khác gì các tướng lĩnh chỉ huy tiếp thị
đi vào cuộc chiến ngày nay với công cụ quảng cáo mà lẽ ra họ phải dùng PR”.
Điều đó càng khẳng địng thêm vai trò của PR là một giải pháp
marketing mang tính cạnh tranh cao và có khả năng thay đổi vị thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Trên thế giới việc nghiên cứu, ứng dụng PR trong kinh doanh đã khá
phổ biến từ đầu thế kỷ XX và đã có rất nhiều công ty thành công nhờ quan hệ
công chúng tốt như: công ty Wine Growers, công ty General Foods, công ty
Star- Kist Foods 9-Lives hay những nhãn hiệu quen thuộc như: Coca cola, bia
Foster, Prudential, cô gái Hà Lan....Tại Việt Nam, PR trở nên phổ biến trong
khoảng 5 năm gần đây.
Ngày nay vị trí “quan hệ công chúng”-(PR ) đang trở nên quan trọng
hơn bao giờ hết. Nhận thức được điều này, Vnnetsoft đã triển khai nhiều hoạt
động PR trong thời gian hoạt động vừa qua. Song thành quả đạt được từ quan
hệ công chúng là chưa thoả đáng và còn tồn tại rất nhiều vấn đề cần được giải
quyết. Trong quá trình thực tập tốt nghiệp tại Công ty Đầu tư và Phát triển
phần mềm mạng Việt Nam- Vnnetsoft tôi có điều kiện tìm hiểu và nghiên cứu
về hoạt động PR của doanh nghiệp. Sau quá trình thu thập tài liệu, tin tức,
phân tích đánh giá cùng việc nghiên cứu lý luận về PR tôi quyết định lựa chọn
đề tài “ Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động PR nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của Công ty Đầu tư và Phát triển phần mềm mạng Việt Nam-
Vnnetsoft”. Tôi nhận thấy đây là một đề tài rất mới mẻ và hấp dẫn, có khả
năng áp dụng trong thực tế của công ty.
Nội dung của chuyên đề bao gồm 3 phần chính là:
Chuyên đề tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận về hoạt động PR. Nội dung chương I sẽ
trình bày những hiểu biết chung về PR, ngoài ra còn có phần đáng giá chung
về thực tế triển khai hoạt động PR tại Việt Nam hiện nay.
Chương II: Thực trạng triển khai hoạt động PR tại Vnnetsoft. Bao
gồm 3 nội dung chính: * Khái quát về Vnnetsoft
* Các hoạt động PR đã và đang triển khai
* Những hạn chế, thiếu sót còn tồn tại trong quá
trình triển khai.
Chương III: Một số giải pháp hoàn thiện hoạt động PR nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh của Vnnetsoft.
Trong quá trình thực hiện đề tài khó tránh khỏi thiếu sót, tôi rất mong
nhận được sự giúp đỡ, xem xét và góp ý của giáo viên hướng dẫn- Ths Ngô
Thị Mỹ Hạnh, và của quý công ty để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn và có
tính khả thi cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ CÔNG CHÚNG
1.1. Khái quát về quan hệ công chúng (PR)
1.1.1Các quan niệm về PR
Quan hệ với công chúng (Public Relations- PR) là một công cụ
Marketing quan trọng khác nữa bên cạnh những công cụ Marketing truyền
thống như giá cả, chất lượng sản phẩm, quảng cáo, khuyến mãi... Doanh
nghiệp không những phải có quan hệ tốt với khách hàng, người cung ứng và
các đại lý của mình mà còn phải có quan hệ tốt với đông đảo quần chúng có
quan tâm.
Ta có thể hiểu công chúng như sau:
“Công chúng là bất kỳ nhóm người nào có quyền lợi thực tế, hiển nhiên
hay có tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: dư
luận xã hội, chính quyền, các cơ quan chức năng chuyên môn của nhà nước,
các hiệp hội ngành nghề, các tổ chức xã hội, đoàn thể, công chúng nội bộ
doanh nghiệp và công chúng tích cực” - Giáo trình Quản trị doanh nghiệp
thương mại.
Hoặc công chúng là mọi nhóm người có quan tâm hay ảnh hưởng thực tế
hay tiềm ẩn đến khả năng công ty đạt được mục tiêu của mình - Quản trị
Marketing( Philip Kotler).
Công chúng có thể tạo thuận lợi hoặc gây trở ngại khả năng công ty đạt
được những mục tiêu của mình. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chỉ
có thể phát triển với sự giúp đỡ của chính quyền, các cơ quan chức năng, sự
quan tâm của dư luận xã hội. Ngược lại nếu không tranh thủ được sự quan
tâm của chính quyền, dư luận xã hội mà trước hết là các phương tiện trưyền
thông như: phát thanh, truyền hình, báo chí, báo điện tử... doanh nghiệp sẽ
mất dần vị thế, uy tín trong hoạt động kinh doanh, sẽ mất dần khách hàng.
Trong nền kinh tế có sự cạnh tranh cao như hiện nay chỉ cần một tác động bất
Chuyên đề tốt nghiệp
lợi thì cũng có thể dẫn tới những hậu quả xấu thậm chí là phá sản. Vì thế các
doanh nghiệp cần có những biện pháp cụ thể để giải quyết các quan hệ với
công chúng chủ yếu.
PR( Public Relations) được hiểu là quan hệ công chúng, quan hệ cộng
đồng hay quan hệ đối ngoại. PR là đi xây dựng quan hệ với nhiều nhóm người
khác nhau sao cho giành được sự thông hiểu, hợp tác hay ủng hộ cho tổ chức
của mình.
PR từ lâu được xem như một chuyên môn, một nghề, hay một loại công
việc dựa trên sự áp dụng các ý kiến và thông tin thực tế để thuyết phục mọi
người hướng tới một viễn cảnh nào đó.
Cũng có thể hiểu PR là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ
động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tận dụng và gìn giữ một
hình ảnh tích cực của mình. Các quan hệ công chúng bao gồm các việc quảng
bá thành công, giảm nhẹ ảnh hưởng của thất bại, công bố các thay đổi và
nhiều hoạt động khác.
Hay PR còn được địng nghĩa theo PR.O như sau:
PR được hiểu là một hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên
hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng;
một quan niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. - PR là một quá trình
thông tin 2 chiều. Doanh nghiệp (chủ thể của hoạt động PR) không chỉ đơn
thuần đưa ra các thông tin về hàng hoá, dịch vụ, về doanh nghiệp và hoạt
động của doanh nghiệp tới nhóm đối tượng định trước mà còn phải lắng nghe
các ý kiến phản hồi từ đối tượng được tuyên truyền. Thông qua đó, chủ thể
của PR biết và hiểu được tâm lý, những mong muốn và nhận định của đối
tượng về hàng hoá, dịch vụ để từ đó có thể điều chỉnh chiến lược sao cho phù
hợp với từng đối tượng và từng hoàn cảnh cụ thể. Đây là cơ hội để doanh
nghiệp tiếp xúc trực tiếp và lắng nghe những ý kiến từ người tiêu dùng về sản
phẩm hoặc dịch vụ của mình.
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.2 Chức năng của PR
Theo Fraser P. Seitel, một chuyên gia về PR người Mỹ, thì quan hệ cộng
đồng là một qui trình nhằm tạo ảnh hưởng đến suy nghĩ, nhận thức của cộng
đồng, thông qua những phẩm chất tích cực được trình bày theo một phong
cách thích hợp, dựa trên quá trình truyền thông cùng thỏa mãn hai chiều.
Người ta tin rằng suy nghĩ, nhận thức của cộng đồng về một doanh nghiệp, tổ
chức có tầm ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp,
tổ chức đó. Về mặt hiệu quả kinh doanh, nghiên cứu cho thấy một khi đứng
trước sự chọn lựa, người tiêu dùng thường có xu hướng chọn mua sản phẩm
mà họ có thiện cảm với thương hiệu đó hơn là sản phẩm mà họ có ác cảm.
Chính vì lý do trên, các doanh nghiệp ngày nay không ngại đầu tư một
khoảng tiền không nhỏ vào công tác quan hệ cộng đồng nhằm tạo ra thiện
cảm và xây dựng quan hệ tốt với cộng đồng nơi mà doanh nghiệp hoạt động.
Trong những năm gần đây, quyền lực của truyền thông đã đưa PR trở
thành một ngành công nghiệp lớn. Chức năng của PR được thể hiện qua 7
hoạt động cơ bản của nó là:
1.Media Kid: Bao gồm Press release (thông cáo báo chí), Press conference
(họp báo), Press interview (phỏng vấn báo chí) và Press dumping (tác động
vào báo chí). Hoạt động này đòi hỏi nghiệp vụ báo chí và liên quan mật thiết
đến các cơ quan thông tấn, báo chí nên nhiều người lầm tưởng người làm PR
chỉ đơn giản là đã từng làm báo hoặc có quan hệ với báo chí.
2. Event Management: Tổ chức các sự kiện ví dụ như lễ khai trương, ra mắt
sản phẩm mới, hội nghị khách hàng v.v... Nhiều công ty làm PR hiện nay chỉ
đơn thuần làm tổ chức sự kiện, nghĩa là họ chỉ làm một mảng trong nhiều
mảng của PR thôi.
Chuyên đề tốt nghiệp
3. Crisis Management: Quản lý khủng hoảng là vấn đề dường như khó khăn
nhất trong PR. Nhiều công ty chỉ vì làm không tốt điều này mà có thể dẫn đến
phá sản. Thường công ty nào không có đội ngũ chuyên nghiệp chăm lo được
mảng này thì có thể thuê công ty PR để đối phó với các vụ khủng hoảng bất
ngờ. Khủng hoảng có thể của một cá nhân quan trọng, của một tổ chức kinh
doanh, hoặc của một tổ chức chính trị. Bạn có biết vụ khủng hoảng của ngân
hàng Á Châu ACB hồi năm 2003 không? Bạn có biết về vụ khủng hoảng
thông tin liên quan tới nước tương Chin-su không? Tìm hiểu về các vụ khủng
hoảng đó và cách họ giải quyết vấn đề như thế nào sẽ rất thú vị đấy.
4. Government Relations: Quan hệ với chính phủ cũng rất quan trọng đối
với nhiều doanh nghiệp. Bộ phận PR của doanh nghiệp có thể cử một người
chuyên lo mảng đối ngoại với chính phủ (nhiều khi có thể cần đến lobby) để
phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Ví dụ như những công ty kinh
doanh các mặt hàng nhạy cảm như dược phẩm, rượu, thuốc lá nhất định phải
có quan hệ tốt với chính phủ.
5. Reputation Management: Quản lý danh tiếng. Nhiều người nghĩ chỉ các
tập đoàn lớn mới cần duy trì, bảo vệ danh tiếng - Đó là sai lầm vô cùng tệ hại.
Bạn cần hiểu thậm chí mỗi người dân bình thường cũng có thể làm ảnh hưởng
tới uy tín, danh tiếng của cả quốc gia. Chính vì vậy hoạt động này là một việc
làm hết sức cần thiết và quan trọng trong viêc xây dựng, phát triển thương
hiệu tuy nhiên chưa được nhiều doanh nghiệp của Việt Nam chú ý và quan
tâm thoả đáng.
6. Investor Relations: Quan hệ với các nhà đầu tư, ví dụ như trong lĩnh vực
ngân hàng thì cần phải quan hệ tốt với các nhà đầu tư là các cổ đông, người
gửi tiền,... Chăm sóc họ như thế nào, chính sách ưu đãi gì thì người làm PR
phải năng động và sáng tạo chứ sách vở cũng chẳng chỉ ra hết được.
Chuyên đề tốt nghiệp
7. Social Responsibility: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ví dụ như HONDA
đang làm chương trình "Tôi yêu Việt Nam" chính là làm PR cho HONDA đấy chứ không
phải làm quảng cáo đâu. Tác dụng của nó làm cho người ta nhớ đến hình ảnh của HONDA
thông qua những việc làm có ích cho xã hội mà lại không quảng cáo một cách lộ liễu. Khả
năng thuyết phục và việc cung cấp thông tin là những hoạt động chính của con người, dưới
dạng này hay dạng khác, từ buổi sơ khai. Tuy nhiên, PR với tư cách là một ngành công
nghiệp, hay một nghề, chỉ mới xuất hiện từ đầu những năm 1990. Ở buổi bình minh của
cuộc Cách mạng Công nghiệp, những tập đoàn non trẻ đã nhận ra rằng sự lớn mạnh của họ
phụ thuộc vào việc giành được thiện chí của đa số công chúng.
1.1.3Tầm quan trọng của PR
"2/3 các vị giám đốc Marketing và Giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng
PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá
thương hiệu" (nguồn Marketing report, 1999).
• Các doanh nghiệp định vị và quảng cáo thương hiệu bằng
nhiều phương pháp: thông qua quảng cáo, PR, giá cả hoặc bằng chính sản
phẩm, với mục tiêu chung là làm sao đưa thương hiệu vào tâm trí khách hàng.
Trong đó có thể nói hoạt động PR có tác động tích cực trong việc quảng bá
thương hiệu với các chương trình hành động được thiết kế và hoạch định tỉ
mỉ, cẩn thận nhằm gặt hái được sự thừa nhận của công chúng và thông tin đến
họ những hoạt động cũng như mục tiêu của doanh nghiệp.
• Vai trò chính của PR là giúp doanh nghiệp truyền tải các
thông điệp đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ.
Khi truyền đi các thông điệp này, PR giúp sản phẩm dễ đi vào nhận thức của
khách hàng, hay cụ thể hơn là giúp khách hàng dễ dàng liên tưởng tới mỗi khi
đối diện với một thương hiệu.
• Hơn nữa, thông điệp PR ít mang tính thương mại do sử dụng
các phương tiện trung gian như các hoạt động tài trợ, từ thiện hoặc các bài
Chuyên đề tốt nghiệp
viết trên báo, vì chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú nên dễ gây
cảm tình và dễ được công chúng chấp nhận.
PR đặc biệt hữu hiệu trong trường hợp:
- Tung ra sản phẩm mới
- Làm mới sản phẩm cũ
- Nâng cao uy tín
- Doanh nghiệp có ngân sách hạn chế
- Doanh nghiệp gặp khủng hoảng
• PR là cách tốt nhất để chuẩn bị và tạo dư luận tốt. Quảng cáo
không làm được việc này. Marketing cũng vậy. PR làm rất tốt công việc này.
PR giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt thông qua sự ủng hộ của giới truyền
thông và các chuyên gia phân tích thương mại. Đơn giản chỉ vì quảng cáo dễ
gây ấn tượng nhưng không dễ dàng thuyết phục công chúng tin.
• Trong khi chi phí cho quảng cáo có thể nói là khổng lồ thì
ngược lại chi phí cho hoạt động PR thấp hơn các loại hình khuyến mãi khác.
Khi so sánh chi phí cho chiến dịch tiếp thị trực tiếp hoặc đăng một mẫu quảng
cáo với chi phí cho một thông cáo báo chí; đương nhiên mẫu thông cáo báo
chí sẽ có một lượng công chúng rộng rãi hơn. Bên cạnh đó, PR còn giúp
doanh nghiệp tuyển dụng nhân lực tài giỏi.
Thông thường người lao động thích được làm việc trong những
công ty nổi tiếng vì họ tin tưởng là công ty đó rất vững chắc, và họ có thể có
rất nhiều cơ hội để thăng tiến. Đó là chưa kể, PR còn giúp doanh nghiệp vượt
qua những cơn sóng gió và những cơn bão táp. Khi có khủng hoảng, doanh
nghiệp đó sẽ tìm được sự ủng hộ bênh vực, hỗ trợ từ phía cộng đồng (đây là
Chuyên đề tốt nghiệp
điều kì diệu không thể bỏ tiền ra mua như đăng quảng cáo) trong việc cứu vãn
uy tín và giữ gìn nguyên vẹn hình ảnh của doanh nghiệp.
• PR liên quan đến một quá trình chuyển đổi cảm nhận
Negative (Tiêu cực) về một doanh nghiệp thành những nhận thức Positive
(Tích cực). Một chương trình quảng cáo sẽ có khả năng thành công cao hơn,
nếu đã có PR mở đường, cung cấp kiến thức về sản phẩm đến khách hàng
tiềm năng…
• Và chắc chắn, PR hiện nay là một công cụ mạnh để đạt được
các mục tiêu marketing và xây dựng thương hiệu. Với tất cả những giá trị to
lớn mà PR đang nắm giữ, hiểu biết để sở hữu sức mạnh cùa PR là điều không
thể thiếu của các doanh nghiệp, doanh nhân.
• Trên thực tế, trong quá trình hội nhập với kinh tế khu vực và
kinh tế thế giới PR ngày càng chứng minh cho doanh nghiệp thấy về mức độ
hiệu quả trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệu. Một
công cụ của PR đã và đang mang lại hiệu quả cao cho các DNNVV Việt
Nam. Theo luật định chi phí cho hoạt động tiếp thị và quảng cáo không được
quá 10% chi phí,với nguồn vốn nhỏ bé thì ngân sách dành cho phát triển
thương hiệu của DNNVV không lớn, nếu không muốn nói là quá thấp trong
khi đó lại luôn phải cạnh tranh với các đại gia có nguồn ngân sách khổng lồ
dành cho việc phát triển thương hiệu. Như vậy họ phải có cách đi riêng để
vừa đảm bảo cho việc khuếch trương tên tuổi trong phạm vi kinh phí mà pháp
luật cho phép. Đâu là cách làm hiệu quả?
• PR mang tính khách quan cao. PR thường dùng các phương
tiện trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình,
truyền thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện…), cho nên mọi
thông điệp đến với các nhóm đối tượng tiêu dùng dễ được chấp nhận hơn, ít
Chuyên đề tốt nghiệp
thể hiện tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về
hàng hoá, dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn, ít bị cảm giác
“hội chứng quảng cáo”, nhất là khi những người viết bài, những người tham
luận là những nhà khoa học, các yếu nhân. Điều này sẽ mang đến những cơ
hội rất tốt để tạo dựng một ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng
với hàng hoá mang thương hiệu được tuyên truyền.
1.1.4 Những công cụ chủ yếu của hoạt động PR
Quan hệ với công chúng là một công cụ truyền thông quan trọng, tuy ít
được sử dụng hơn so với các công cụ marketing khác nhưng nó có tiềm năng
lớn để tạo nên mức độ biết đến và sự ưa thích trên thị trường xác định lại vị trí
của sản phẩm và bảo vệ chúng. Những công cụ PR chủ yếu là các ấn phẩm,
sự kiện, tin tức, bài nói chuyện, hoạt động công ích, các tư liệu viết, tư liệu
nghe nhìn, phương tiện nhận dạng công ty và dịch vụ thông tin qua điện thoại.
Có thể chia thành 6 nhóm chính:
1.1.4.1 Xuất bản phẩm
Các công ty dựa nhiều vào các tư liệu truyền thông để tiếp cận và tác
động đến các thị trường mục tiêu. Những tư liệu này bao gồm báo hàng năm,
những cuốn sách nhỏ, những bài báo, những tư liệu nghe nhìn, bản tin của
công ty và các tạp chí.Những tư liệu này có thể đóng vai trò quan trọng trong
việc thông tin cho khách hàng mục tiêu về sản phẩm- dịch vụ cùng với các
tính năng lợi ích của nó, thu hút sự chú ý đến công ty, góp phần tạo dựng hình
ảnh của công ty và đưa các thông tin quan trọng...
1.1.4.2 Các sự kiện
Các công ty có thể thu hút sự chú ý đến những sản phẩm mới hay
những hoạt động khác của công ty bằng cách tổ chức những sự kiện đặc biệt.
Chuyên đề tốt nghiệp
Đó có thể là những hội nghị báo chí, hội nghị khách hàng, hội thảo chuyên đề,
những cuộc đi chơi, triển lãm, thi, hội thao, lễ kỷ niệm, tài trợ các hoạt động
thể thao...
1.1.4.3 Tin tức
PR không đơn giản là cung cấp thông tin cho các đơn vị truyền thông
mà nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của các chuyên gia PR là tìm kiếm hay sáng
tác ra những tin tức về công ty. Để có đựơc những thông tin hấp dẫn gây chú
ý tới đông đảo công chúng trước hết ta phải tìm được phương thức giao tiếp
tốt nhất với khách hàng mục tiêu, sau đó là xây dựng được một câu chuyện
mang những khía cạnh mới chưa được khai thác hay những điểm đặc biệt hấp
dẫn. Với hàng trăm thông tin xuất hiện để các giới báo chí quan tâm hứng thú
với thông tin về doanh nghiệp mình đòi hỏi người làm PR phải có thông tin
hấp dẫn để lôi cuốn các phóng viên và phải xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với
các báo, tạp chí
1.1.4.4 Bài nói chuyện
Bài nói chuyện cũng là một công cụ tuyên truyền về sản phẩm và công
ty. Song để có được một buổi nói chuyện hấp dẫn hiệu quả thì rất khó đòi hỏi
người nói chuyện phải có trình độ chuyên môn cũng như tài giao tiếp thu hút
người nghe. Các giám đốc ngày càng hay phải trả lời những câu hỏi của giới
truyền thông và có những buổi nói chuyện tại các hiệp hội thương mại hay hội
nghị bán hàng và các dịp xuất hiện này có thể xây dựng hoặc làm tổn hại hình
ảnh của công ty. Các công ty phải lựa chọn người phát ngôn của mình một
cách thận trọng và sử dụng những người chuyên viết diễn văn và những huấn
luyện viên dể giúp những người phát ngôn của mình nâng cao tài hùng biện
trước công chúng.
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.4.5 Hoạt động công ích
Các công ty có thể nâng cao uy tín của mình bằng cách đóng góp tiền
bạc và thời gian cho những sự nghiệp thích đáng. Các công ty lớn thường yêu
cầu các giám đốc các chi nhánh phải ủng hộ những công việc của cộng đồng
ở nơi có văn phòng và nhà máy của mình. Có những trường hợp thì các công
ty trích một số tiền nhất định từ số hàng người tiêu dùng đã mua để ủng hộ
một sự nghiệp cụ thể nào đó như chương trình của nhãn hàng P|S ủng hộ cho
những trẻ em bị khe hở môi, hàm ếch có điều kiện được phẫu thuật bằng số
tiền bán sản phẩm và cả từ việc bán khẩu trang do công ty cung cấp.Cũng có
những hoạt động cụ thể hơn khi các công ty ủng hộ các hoạt động trực tiếp tại
địa phương như đóng góp vào việc xây dựng đường xá, các công trình công
cộng của địa phương...
1.1.4.6 Phương tiện nhận dạng
Bình thường các tài liệu của một công ty có hình thức bên ngoài gây
nhầm lẫn và bỏ qua cơ hội tạo ra và củng cố đặc điểm nhận dạng của công ty.
Trong một xã hội tràn ngập thông tin các công ty phải tranh nhau thu hút sự
chú ý về mình. Họ phải cố gắng tạo ra những đặc điểm nhận dạng nổi bật để
công chúng có thể nhận ra ngay. Đặc điểm nhận dạng được thể hiện trên logo
của công ty, văn phòng phẩm, những cuốn sách nhỏ, bảng hiệu, giấy từ công
văn, danh thiếp, quần áo đồng phục và nơi để xe.
Chuyên đề tốt nghiệp
1.1.5, Những thế mạnh của PR
- PR mang tính khách quan cao. PR thường dùng các phương tiện
trung gian (như các bài viết trên báo chí, các phóng sự truyền hình, truyền
thanh, các chương trình tài trợ, các hoạt động từ thiện…), cho nên mọi thông
điệp đến với các nhóm đối tượng tiêu dùng dễ được chấp nhận hơn, ít thể hiện
tính thương mại hơn. Người tiêu dùng khi tiếp nhận thông tin về hàng hoá,
dịch vụ thường cảm thấy thoải mái và dễ tin hơn, ít bị cảm giác “hội chứng
quảng cáo”, nhất là khi những người viết bài, những người tham luận là
những nhà khoa học, các yếu nhân. Điều này sẽ mang đến những cơ hội rất
tốt để tạo dựng một ấn tượng, một sự tin tưởng của người tiêu dùng với hàng
hoá mang thương hiệu được tuyên truyền.
- Hoạt động PR chuyển tải một lượng thông tin nhiều hơn so với
các phương tiện tuyên truyền, quảng bá khác. Người tiêu dùng có cơ hội
nhận được lượng thông tin nhiều và kỹ hơn về hoạt động của bản thân doanh
nghiệp cũng như sản phẩm của doanh nghiệp. Qua đó người tiêu dùng có thể
hình dung về hướng phát triển cũng như quan điểm của doanh nghiệp trong
việc quan tâm đến quyền lợi người tiêu dùng, về những ưu thế của sản phẩm
mà doanh nghiệp cung cấp.
- Hoạt động PR thường mang đến lợi ích cụ thể cho đối tượng. Các
doanh nghiệp mang lại cho người tiêu dùng những lợi ích đích thực (như các
chương trình biểu diễn nghệ thuật, các khoản đóng góp từ thiện) qua đó nó rất
gắn bó với người tiêu dùng và tạo cho người tiêu dùng sự gần gũi, thân thiện
hơn nhiều đối với doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp. Chẳng hạn
chương trình “P/S bảo vệ nụ cười” của kem đánh răng P/S đã khám, chữa
răng miễn phí cho rất nhiều người các vùng khác nhau. Vì thế mà các thương
hiệu này được người tiêu dùng yêu mến tin tưởng và lựa chọn.
Chuyên đề tốt nghiệp
- PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo trên các phương
tiện truyền thông, trong khi hiệu quả thông tin lại không thấp hơn do tính chất
tập trung của đối tượng và nhờ tác dụng rộng rãi của truyền miệng.
1.2. Tình hình triển khai hoạt động PR của các doanh
nghiệp Việt Nam
PR bắt đầu được thực hành ở Mỹ từ đầu thế kỷ XX nhưng ở Việt Nam
nói đến PR nhiều người trong chúng ta còn thấy mơ hồ, ngay cả với một số
người đang hoạt động trong lĩnh vực tiếp thị. Nhiều người nghĩ rằng PR là
một hoạt động ngoại giao, là hoạt động quảng cáo, tiếp thị đi về chiều sâu hơn
hay đơn giản đó là công cụ tích cực cho việc xây dựng và quảng bá nhãn
hàng, thương hiệu.
Xu hướng kinh doanh trên thế giới hiện nay quan niệm vấn đề thương
hiệu bao trùm lên tất cả. Nhãn hiệu thậm chí còn tồn tại lâu hơn hàng hoá, nó
là một tài sản vô hình mà từ đó các công ty sở hữu có thể thu về lợi nhuận
siêu ngạch. Thực tế là các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chưa có một kế
hoạch PR về sản phẩm và tổ chức đúng nghĩa.Theo điều tra mới đây của dự
án” hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và quảng bá thương hiệu” do
báo Sài Gòn tiếp thị và câu lạc bộ Hàng Việt Nam chất lượng cao phối hợp tổ
chức chỉ có 4,2% doanh nghiệp Việt Nam coi thương hiệu là vũ khí cạnh
tranh, chỉ 16% doanh nghiệp có bộ phận tiếp thị chuyên trách. Trong đó rất
hiếm các doanh nghiệp có bộ phận làm PR độc lập mà thường được ghép
cùng với các phòng marketing, phòng hành chính, tổng hợp.
Một yếu tố khác thể hiện sự chậm áp dụng PR vào hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp Việt Nam là ở cơ cấu khách hàng của các công
ty quảng cáo- truyền thông làm PR. Khách hàng chủ yếu của các công ty này
vẫn là các doanh nghiệp nước ngoài, số khách hàng là các doanh nghiệp Việt
Nam còn rất khiêm tốn. Đặc biệt là các mặt hàng khó thì hầu như chỉ có
Chuyên đề tốt nghiệp
doanh nghiệp nước ngoài đặt hàng. Theo công ty truyền thông Dolphin Media
thì họ đã tiến hành PR thành công cho những sản phẩm không thể tiên hành
quảng cáo như dược phẩm Androgen (thuốc tăng cường nội tiết ở nam giới)
của tập đoàn OrganonN.V( Hà Lan) cới 19 bài báo đăng tải trên các báo, tạp
chí hàng đầu của Việt Nam.
Sự kém thực hiện PR ở các doanh nghiệp Việt Nam thể hiện không chỉ
ở số doanh nghiệp thực hiện ít mà còn ở chất lượng của việc thực hiện các
hoạt động quan hệ công chúng. Từ lâu các doanh nghiệp trong nước đã thực
hiện nhiều chương trình, nhiều hoạt động PR nhằm hỗ trợ cho kinh doanh
nhằm tạo mối quan hệ tốt đẹp với người tiêu dùng. Thế nhưng định hướng
cho các hoạt động đó, cũng như mục tiêu, đối tượng nhắm đến, phương pháp
tiến hành và đo lường hiệu quả và việc lên kế hoạch còn chưa được lưu tâm
đúng mức.
Điều quan trọng hơn nữa là các hoạt động PR đó chưa được “soi dưới
kính hiển vi” như một quá trình truyền thông phức tạp, trong đó bao gồm
nhiều cơ hội để truyền thông điệp cho đối tượng, thuyết phục họ để họ làm
theo mục tiêu của mình. Chính vậy, giá trị và hiệu quả của hoạt động PR chưa
được khai thác tối đa, và doanh nghiệp chưa gặt hái được trọn vẹn những ích
lợi to lớn từ hoạt động PR mang lại.
Một khi PR chưa được xem là một hoạt động bắt buộc và hữu ích cho
doanh nghiệp, thì hẳn nhiên là không thể có được kế hoạch dài hơi, ngân sách,
nhân sự riêng cho PR. Nếu “ghé mắt” qua ngân sách tiếp thị, hay chỉ cần ngân
sách cho quảng cáo thôi, thì người làm PR sẽ “thèm thuồng”. Ngay cả ở
những công ty đã xem trọng PR thì ngân sách dành cho hoạt động này chỉ
bằng 10% quảng cáo, hoặc nhiều khi “nằm thấp thoáng” trong ngân sách tiếp
thị chung cho doanh nghiệp. Tuy nhiên trên thế giới, xu hướng này đang thay
đổi khi số tiền đổ cho quảng cáo ngày càng tỏ ra không hiệu quả, trong khi
hoạt động PR mang đến độ tin cậy cao hơn cho đối tượng được truyền thông.
Chuyên đề tốt nghiệp
Ở một số doanh nghiệp, người chủ đạo thực hiện công tác “có liên quan
đến PR” không ai khác ngoài đích thân giám đốc, vì những doanh nghiệp này
quan niệm làm PR là đi “quan hệ”, đi “ngoại giao”. Có nơi lại đánh đồng PR
với quan hệ báo chí, nên chỉ lo quan tâm đến cánh nhà báo, từ phóng viên,
trưởng ban cho đến Tổng biên tập của các phương tiện truyền thông. Thật ra
đây mới chỉ là một trong nhiều nhóm người mà doanh nghiệp phải xây dựng
quan hệ.
Và cũng xuất phát từ suy nghĩ này mà các công ty tin rằng “Chỉ cần
bơm quan hệ với báo chí là êm xuôi”, tức là mọi loại thông tin của công ty
(cho dù không có giá trị về tin tức báo chí) sẽ được hỗ trợ đăng tải rộng rãi,
hoặc công ty sẽ không bị “sờ gáy” đến những “chuyện chưa tốt”. Họ không
đầu tư sáng tạo để đưa ra những chương trình, hoạt động, sự kiện thật sự tạo
quan tâm chú ý; không lưu tâm đến việc chấn chỉnh mọi qui trình trong công
ty, cải thiện việc chăm sóc khách hàng, tăng chất lượng sản phẩm… Đây là
mầm mống gây nên sự cố, tạo ra khủng hoảng, gây thiệt hại khá nặng nề cho
hoạt động kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
Thế nhân sự cho công tác PR thì sao? Trong tình hình hiện nay, có xem
trọng PR lắm thì các công ty trong nước cũng chỉ có 1 người phụ trách công
tác này trong bộ phận Marketing, thế nhưng “chuyện thường ngày” của người
này đôi khi chỉ đơn thuần là quan hệ với giới báo chí, giúp đăng tải thông tin
cho công ty. Ở những công ty khác, PR thường được xem là “quan hệ đối
ngoại” và là phần việc thuộc về bộ phận hành chính – nhân sự, hoặc là việc
của thư ký - trợ lý giám đốc. Nhân sự này không qua đào tạo, ít có kinh
nghiệm về truyền thông hay PR. Họa hoằn công ty mới có hoạt động liên
quan đến PR như đưa thông tin về sản phầm mới, tham gia triển lãm – hội
chợ, hội nghị khách hàng, lễ rút thăm trúng thưởng khuyến mãi… thì cũng do
nhiều nhân sự thuộc các bộ phận còn “rảnh việc” khác cùng làm.
Điều này còn nói lên một thực trạng phân công lao động chưa hợp lý,
chưa khai thác hết năng suất của người lao động ở các công ty trong nước.
Chuyên đề tốt nghiệp
Với lượng công việc như vậy, với nền tảng đào tạo PR như vậy, khó trách
trình độ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ đang thực hiện công tác PR tại các
công ty trong nước không cao, dù số này cũng rất ít ỏi.
Hiện nay, các công ty mới chỉ chú ý công tác PR trong việc xây dựng
hình ảnh công ty trong mắt người tiêu dùng, khách hàng, hỗ trợ cho việc kinh
doanh sản phẩm/dịch vụ, mà theo phân loại của ngành PR là PR trong tiếp thị
(Marketing PR). Còn những mối quan hệ (relations) với nhiều nhóm người
khác (publics) như cổ đông, ngân hàng, người lao động trong công ty, các
trường đại học, hội đoàn, các nhà phân phối – đại lý… lại bị bỏ quên.
Đúng với khái niệm ngày nay, PR (Public Relations) là đi xây dựng
quan hệ với nhiều nhóm người khác nhau, sao cho giành được sự thông hiểu,
hợp tác hoặc ủng hộ cho tổ chức của mình. Nếu cứ quan niệm PR là quan hệ
đối ngoại hoặc chỉ là quan hệ báo chí thì công tác PR trong các công ty Việt
Nam khó lòng phát triển đúng tầm vóc của nó được.
Song không vì thế mà phủ nhận những thành công bước đầu của một số
doanh nghiệp thực hiện các hoạt động quan hệ công chúng. Bên cạnh những
Học bổng Đèn đom đóm, học bổng Coca-Cola, chương trình ca nhạc thời
trang “ khám phá phong cách Aquafina”, chương trình hiến máu nhân đạo của
nhân viên Prudential... của các thương hiệu Cô gái Hà Lan, Coca-Cola, Pepsi,
Prudential... thì một chương trình “Tiếp sức mùa thi” không những chỉ quảng
bá thương hiệu của công ty Thiên Long mà còn được đánh giá là một hoạt
động xã hội có tính nhân văn tốt. Chính hoạt động đó đã góp phần quảng bá
thành công của doanh nghiệp tới người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp
được công chúng biết đến như một “ công ty có trách nhiệm xã hội”, “ một
điểm sáng đi đầu” giúp cho thương hiệu của doanh nghiệp trở nên thân quen,
tin cậy hơn. Một điển hình nữa mà tôi muốn nhắc đến đó là nhãn hiện Tôn
Phương Nam. Có thể nói trước khi có những chương trình như “Vượt lên
chính mình” hay “Một điều ước” thì có rất ít người biết đến nhãn hàng này.
Nhưng hiện nay Tôn Phương Nam không chỉ có được sự biết đến mà còn
Chuyên đề tốt nghiệp
dành được cả sự tin tưởng, yêu thích. họ đã rất thành công khi thực hiện hoạt
động tài trợ cho các chương trình giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh
khó khăn vượt lên chính mình, giúp biến những điều ước rất đơn giản trở
thành hiện thực. Bên cạnh những hiệu quả về mặt quảng bá thương hiệu còn
phải kể đến đó là ấn tượng về một doanh nghiệp đang tốt dần lên bởi những
chương trình họ tài trợ là những cwơng trình mang tính nhân đạo sâu sắc.
Nhìn chung những điển hình như vậy còn rất ít và cũng chưa có gì đảm
bảo tính ổn định bền vững của các hoạt động này, Hiện các doanh nghiệp
trong nước phải cố gắng nỗ lực hơn nữa hoàn thiện các hoạt động PR nhằm
nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoàn cảnh nước ta đang ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Nguyên nhân của tình trạng trên có thể được tổng hợp lại thành 3 nguyên
nhân chính:
-Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nhận thức được những lợi ích và
điểm mạnh của PR đới với hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế mà chưa
đầu tư hoạch định cũng như thực hiện các hoạt động PR. Đa số các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm tới hoạt động sản xuất và tiêu thụ một
cách thụ động mà chưa quan tâm tới việc tím hiểu thị hiếu, điều tra nghiên
cứu thị trường, xây dựng một chiến lược PR quảng bá thương hiệu bài bản
nhằm tím một chỗ đứng cho thương hiệu của mình trên thị trường.
-Hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
khả năng cả về trí lực và tài lực còn nhiều hạn chế nên việc đầu tư xây dựng
một chiến dịch PR tốt là rất khó thực hiện.
- Những doanh nghiệp đã thực hiện hoạt động PR thì chỉ là việc tổ chức
các hoạt động nhỏ lẻ mang tính ngắn hạn không gây dựng được ấn tượng tốt
đẹp cũng không làm thay đổi suy nghĩ của công chúng vè hình ảnh doanh
nghiệp
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PR Ở CÔNG TY
TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM MẠNG
VIỆT NAM
2.1.Khái quát chung về công ty TNHH Đần tư và Phát
triển phần mềm mạng Việt Nam Vnnetsoft.
Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phần mềm mạng Việt Nam
(Vnnetsoft) chính thức đi vào hoạt động năm 2003 và được phòng đăng ký
kinh doanh - Sở Kế hoạch Đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 0102009322 ngày 17-8-2003, thay đổi lần cuối ngày 4-10-2005.
Trong quá trình kinh doanh công ty có chuyển trụ sở chính 1 lần từ số nhà
3/1035 đường Hồng Hà, phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm về số 151,
đường Phương Mai, quận Đống Đa. Sau đây là một số nét chính về công ty:
Tên công ty: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phần mềm mạng Việt
Nam.
Tên giao dịch: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Phần mềm mạng
Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Networking Software Inventment &
Development compamy Limited.
Tên viết tắt: Vnnetsoft.
Giám đốc: Nguyễn Quang Tuấn.
Tel: (04).5763250/5763457 Fax: (04).5763073
Email: Website:www.vnnetsoft.vn
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 151, đường Phương Mai, quận Đống Đa,
Hà Nội.
Ngành nghề kinh doanh:
Chuyên đề tốt nghiệp
*Tư vấn và thiết kế website;
*Dịch vụ tư vấn và cung cấp phần mềm;
*Kinh doanh, lắp đặt, bảo trì các thiết bị văn phòng;
*Dịch vụ in trong lĩnh vực nhà nước cho phép;
*Tạo mẫu in;
*Dịch vụ trang trí nội thất, ngoại thất;
*Dịch vụ đa phương tiện;
*Dịch vụ tương mại điện tử;
*Dịch vụ truyền báo điện tử
*Dịch vụ thư tín điện tử;
*Dịch vụ truyền tệp điện tử;
*Cung ứng dịch vụ ứng dụng internet
*Cung cấp các dịch vụ lưu trữ và cung cấp thông tin được phép lưu
hành;
*Xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu;
*Xuất bán phần mềm (thiết kế, cung cấp tài liệu, giúp đỡ cài đặt và cung
cấp dịch vụ cho việc mua phần mềm);
*Thiết kế hệ thống máy tính (không bao gồm thiết kế conng trình), tích
hợp mạng cục bộ;
*(Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của
pháp luật)
Vốn điều lệ của công ty được ấn định ban đầu là 1.275.000.000 VNĐ.
Các thành viên góp vốn:
-Nguyễn Quang Tuấn
-Nguyễn Liên Dung
-Đinh Thiên Sáng
-Hoàng Bảo Anh
Chuyên đề tốt nghiệp
-Nguyễn Thanh Mai
Cơ cấu tổ chức của Vnnetsoft thể hiện qua sơ đồ sau :
Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Vnnetsoft bao gồm:
2.1.1.Đăng ký tên miền, cho thuê máy chủ, thiết kế và lập trình web.
Website đã và đang trở thành một công cụ hữu hiệu trong hoạt động
kinh doanh và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vnnetsoft.,Co Ltd hiện nay
đã và đang cung cấp các dịch vụ sau:
- Đăng ký tên miền: tên miền trên internet cũng giống như tên các
doanh nghiệp của bạn trên thị trường. Vnnetsoft cung cấp dịch vụ đăng ký tên
miền trên internet, chỉ một ngày sau khi nhận được yêu cầu của bạn chúng tôi
sẽ hoàn tất thủ tục để bạn có thể có được một tên miền theo đúng ý mình.
- Cho thuê máy chủ: website có thể truy cập từ khắp nơi trên thể giới
cần được lưu trữ trên một máy chủ tin cậy và có tính năng hỗ trợ cho việc cập
Phòng
Hành
chính -
Kế
toán
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng
Công
nghệ -
phần
mềm
Phòng
thiết
kế -
Multi
media
Phòng
quản
trị
mạng
Phòng
nghiên
cứu
TMĐT
Phòng
Kinh
doanh
Phòng
phát
triển
thị
truờng
Phòng
hỗ trợ
khách
hàng
Chuyên đề tốt nghiệp
nhật hoặc thay đổi thông tin trên các trang web có sẵn, mức cho thuê sử dụng
cá trang cá nhân đến hosting cho các trang thương mại điện tử, hoặc cho thuê
cả Server riêng.
Máy chủ của Vnnetsoft có tốc độ cao, băng thông rộng. Vnnetsoft cam
kết sẽ mang lại cho khách hàng sự tin tưởng và tiện dụng từ các tính năng hỗ
trợ người dùng.
- Thiết kế web mỹ thuật: Sử dụng công nghệ tiên tiến để thiết kế và lập
trình Web, tiện cho việc sử dụng, gây ấn tượng và tốc độ truy cập nhanh. Các
chương trình hiện nay thường sử dụng là Flash, Frontpage, Dreamware..., các
ngôn ngữ lập trình như ASP, PHP, JSP...
Việc thiết kế đều do các cán bộ chuyên ngành mỹ thuật công nghiệp có
kinh nghiệm và sáng tạo thực hiện.
- Web advertisting: ngoài việc thiết kế , lập trình Web, chúng tôi còn
cung cấp các dịch vụ tư vấn, lập kế hoạch quảng cáo băng web hoặc bằng
email, quảng cáo logo, hỗ trợ khách hàng bán hàng qua mạng...
2.1.2. Multimedia
Vnnetsoft., Co Ltd cung cấp các dịch vụ thiết kế quảng cáo Multimedia
chuyên nghiệp:
- Đĩa CD-ROM dùng cho quảng cáo Công ty và các sản phẩm của
doanh nghiệp
- Đĩa CD_ROM cho các cuộc hội thảo, các phần mềm ứng dụng Flash
Authorware...
- Thiết kế Card điện tử bằng công nghệ Flash, Javascript, Powerpoint,
HTML...
Ngoài ra chúng tôi còn thiết kế logo, banner, các giấy tờ giao dịch, tiêu
đề thư...
Chuyên đề tốt nghiệp
2.1.3.Lập trình ứng dụng Web( web based application)
Phần mềm Newsletters cho phép gửi nhiều thư điện tử
Phần mềm báo cáo điện tử, cho phéo cung cấp thôngtin báo chí trên
mạng hàng ngày. Ngôn ngữ xây dựng bằng PHP đặt trên nền máy chủ Linux
bảo mật
Phần mềm E-commerce: cho phép thực hiện kinh doanh trên mạng ,
bao gồm cảviệc đặt hàng, tính giá cho sản phẩm, tính giá vận tải tới hầu hết
các quốc gia trên thế giới.
Phần mềm ứng dụng quản lý văn phòng cho phép:
- Chia sẻ một số hòm thư điện tử
-Chia sẻ cơ sở dữ liệuvề văn bản, quản lý nhân sự, quản lý hệ thống
thông tin doanhnghiệp, quản lý chương trình làm viêcj, quảm lý công vă, hợp
đồng rất hữu ích
2.1.4. Giải pháp mạng LAN, WAN:
- Thiết kế và thi công , lắp đặt mạng LAN/WAN từ đơn giản đến phức
tạp. Đưa ra các giải pháp hợp lý ổn định kinh tế theo tiêu chuẩn của Cisco
System cho các hệ thống mạng trong doanh nghiệp , đơn vị
- Cung cấp các phần mềm cho hệ thống, các phần mềm ứng dụng cho
mạng LAN/ WAN cho phép quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của công ty
một cách hiệu quả và tiện lợi nhất.
2.1.5. Các thiết bị tin học:
Vnnesoft., Co Ltd là đại lý bán hàng của các hãng đại lý máy tính nổi
tiếng trên thế giới như: IBM, COMPAQ, 3COM, DELL, DiscoSystem... Đây
Chuyên đề tốt nghiệp
là một lợi thế cho phép công ty Vnnetsoft., Co Ltd có khả năng cung cấp cho
khách hàng các giải pháp tổng thể về tin học với giá cạnh tranh.
2.1.6. Thiết kế, quảng cáo, in ấn, hội trợ triển lãm:
Quảng cáo là một vơ hội vàng cho các nhà kinh doanh nâng cao uy tín
của mình góp phần đâỷ mạnh tiêu thụ hàng hoá, đẩy mạnh sản xuất phát triển.
Công ty Vnnetsoft luôn mong muốn được làm một người bạn đồng
hành, uy tín, góp phần tạo dựng thanh thế và sự nghiệp cho công ty bạn.
Chúng tôi có thể cùng trao đổi với bạn về thị trường, chiến lược Maketing và
chiến lược quảng cáo...
Hiện nay công ty Vnnetsoft dang cung cấp một số dịch vụ quảng cáo sau:
- Thiết kế tờ rơi, tờ gấp, Catalogue, bìa sách, báo...
- Thiết kế logo, biểu tượng...
- Thiết kế pano, áp phích, ảnh kỹ thuật số, các sản phẩm in phun, in Hifi...
- Thiét kế Showroom, nội thất ngoại thất...
- Thiết kế các gian hàng, hội trợ triển lãm...
2.1.7. Nghiên cứu phát triển và tổ chức thực hiện:
Thương mại điện tử vẫn còn đang trong những bước đầu phát triển. Nó
không chỉ giới hạn trong công việc xây dựng web mà bao gồm nhiều khía
cạnh hư:
- Chế độ làm việc, cách quản lý và tác nghiệp sẽ rất khác so với các
biện pháp truyền thống hiện nay.
- Liên kết các nhà phân phối: quản lý các hợp đồng, thông tin phản
hồi, quản ký các dịch vụ, hỗ trợ dịch vụ cho khách hàng, thanh toán...
Chuyên đề tốt nghiệp
- Liên kết các nhà cung ứng, quản lý quá trình mua bán, vận chuyển
thanh toán...
- Phát triển hạ tầng cơ sở, công nghệ: công nghệ 3G, công nghệ
không dây, các vấn đề về luật pháp, hạ tầng thông tin, các ngân hàng điện tử,
các vấn đề về bảo mật và an toàn thông tin, thị trường ảo...
- Giao tiếp khách hàng: các vấn đề về quảng cáo, marketing, mua bán,
hỗ trợ khách hàng, cung cấp dịch vụ, đào tạo, giao tiếp quản lý bán hàng...
Sau hơn 5 năm hoạt động Vnnetsoft đã đạt được kết quả kinh doanh
đáng kể. Vốn kinh doanh của công ty đã tăng gấp hơn 5 lần so với vốn điều lệ
ban đầu. Doanh số tăng trưởng mạnh qua các năm và ổn định không có tình
trạng thâm hụt hay giảm sút. Bên cạnh đó thì cơ cấu doanh thu dã có sự
chuyển biến theo chiều hướng tích cực so với trước. Trong 2 năm đầu kinh
doanh doanh thu của công ty chủ yếu từ 2 hoạt động cơ bản là cho thuê máy
chủ và thiết kế website chiếm tới 70% tổng doanh thu nhưng hiện nay cơ cấu
doanh thu đã có chuyển biến đáng kể các hoạt động hác như quảng cáo, tư
vấn, ứng dụng khai thác internet đã có đóng góp chiếm tỷ trọng đáng kể
khoảng 45% tổng doanh thu. Điều này chứng tỏ Vnnetsoft đang mở rộng tốt
hoạt động kinh doanh, đa dạng cả về sản phẩm cung ứng cũng như chất lượng
của dịch vụ. Có thể khái quát kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua
bảng sau: