Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGÂM KHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 16 trang )

THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG NGÂM KHÚC

Là thể loại ra đời, phát triển trong thời trung đại, ngâm khúc mang những đặc trưng thi pháp chung
của văn học trung đại, trong đó có những các kiểu thời gian nghệ thuật phổ biến như thời gian chu
kì, thời gian ước lệ, thời gian sinh hoạt,… Thế nhưng, ngâm khúc là một trong những thể loại sớm ổn
định và đạt trình độ phát triển cao, là thể trữ tình trường thiên với nội dung chủ yếu là thể hiện tình
cảm buồn sầu của con người trong những hoàn cảnh bi kịch. Do đó, thi pháp thể loại của ngâm khúc,
trong đó có phương diện thời gian nghệ thuật có những đặc trưng riêng. So với các thể loại trữ tình
khác như thơ Đường luật, vịnh khúc,… thời gian nghệ thuật trong ngâm khúc phong phú hơn. Có
những kiểu thời gian nghệ thuật chính của thể loại này như sau.

1. Thời gian mở

Khác với thời gian trong truyện thơ là thời gian khép kín (thời gian phong bế), thời gian trong ngâm
khúc là thời gian mở. Ở loại hình tự sự, thời gian gắn liền với cốt truyện (thường là thời gian tuyến
tính), tác phẩm kết thúc, mọi việc đã được giải quyết xong cũng là lúc thời gian kết thúc. Bởi tự sự
hướng về quá khứ, sự việc được kể lại nghĩa là đã diễn ra trong quá khứ. Câu chuyện kết thúc đồng
nghĩa với việc thời gian truyện kết thúc trong quá khứ.

Ngâm khúc là thể loại trữ tình, nó hướng vào hiện tại của chủ thể trữ tình đang triền miên trong tâm
trạng đau khổ. Do đó, kết thúc tác phẩm ngâm khúc, câu chuyện tâm tình của nhân vật vẫn chưa kết
thúc. Tác phẩm dừng lại, nhưng tương lai của nhân vật như thế nào không ai biết, vì thế, thời gian
tương lai vẫn chưa được xác định.

Trong Chinh phụ ngâm, tác phẩm kết thúc nhưng chinh phu chưa về, tương lai chinh phu chinh phụ
có được đoàn viên hay không vẫn còn là một câu hỏi. Kết thúc Cung oán, liệu rằng nhà vua có hồi


tâm chuyển ý quay lại sủng ái cung nữ hay không, ta không thể biết. Tự tình khúc, Thu dạ lữ hoài
ngâm kết thúc nhưng số phận có được minh oan trong tương lai hay không của Cao Bá Nhạ và Đinh
Nhật Thận vẫn là điều còn bỏ ngõ. Rõ ràng, số phận của nhân vật chưa được làm rõ, tác phẩm kết


thúc nhưng câu chuyện của nhân vật vẫn chưa được kết thúc. Thì tương lai chưa được xác định, cho
nên thời gian chưa kết thúc và mang tính chất mở.

2. Thời gian mơ hồ, mang tính ước lệ, tượng trưng

Trong tác phẩm ngâm khúc, không có kiểu thời gian lịch sử, sự kiện như trong tiểu thuyết lịch sử. Ở
thể loại này, thời gian chính xác không được quan tâm đến, cho nên không hề có những mốc thời
gian chính xác kiểu như tháng giêng năm Minh Mệnh thứ hai, mùa thu năm Canh Dần… Tất cả thời
gian trong ngâm khúc đều mang tính chất phiếm chỉ, do đó rất mơ hồ, tượng trưng.

Chẳng hạn, mở đầu Chinh phụ, tác giả viết “Thuở trời đất nổi cơn gió bụi”, ta không thể xác định thời
gian có biến cố to lớn ấy là khi nào. Thậm chí khi tác giả cho biết chính xác thời đoạn như trong câu
“Nước thanh bình ba trăm năm cũ” thì ta cũng không thể biết ba trăm năm đó là ba trăm năm nào,
bắt đầu từ thế kỉ nào và kết thúc ở thế kỉ bao nhiêu. Hay như trong Văn chiêu hồn, Nguyễn Du mở
đầu bằng một thông tin về thời gian “Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt” thì đó cũng là thời gian rất mơ
hồ. Tháng bảy đó là tháng bảy của năm nào, ta không xác định được.

Thời gian trong ngâm khúc không phải để mang chức năng thông tin chính xác mà đó chỉ là cái cớ để
tác giả phát triển tác phẩm của mình. Mặt khác, để đặc tả tâm trạng của chủ thể trữ tình, tác giả cần
phải làm cho thời gian mờ nhòe đi, bởi thời gian chung chung, ước lệ tượng trưng có sức khái quát
tâm trạng cao hơn thời gian cụ thể, chính xác rất nhiều. Thời gian trong thể ngâm khúc luôn mơ hồ,
mang tính ước lệ có nguyên nhân từ yêu cầu đặc tả tâm trạng của nhân vật, phù hợp với yêu cầu nội
tại của thể loại.

3. Thời gian tâm lí và thời gian ba chiều mang tính đồng hiện

Thời gian theo dòng tâm trạng triên miên của chủ thể trữ tình là đặc trưng của thời gian trong ngâm
khúc. Ở đó, nhân vật luôn hồi tưởng về quá khứ, tưởng tượng đến tương lai để nhìn lại hoàn cảnh
hiện tại trong ý thức đối chiếu, so sánh. Trong đó, chủ yếu là hai chiều đi về giữa quá khứ và hiện tại.
Quá khứ hạnh phúc bao nhiêu thì hiện tại đau khổ bấy nhiêu. Càng hồi tưởng về quá khứ rực rỡ,

nhân vật càng rơi vào bi kịch trong hoàn cảnh hiện tại bế tắc. Đó là lí do để các nhà nghiên cứu cho
rằng, chủ yếu và đặc trưng trong ngâm khúc là kết cấu hồi cố bi ai, hồi tưởng lại quá khứ để đau khổ
trong hiện tại.


Tác phẩm ngâm khúc tập trung khắc họa tâm trạng của chủ thể trữ tình trong thời hiện tại là thời
điểm nhân vật đang sống và đang tự giãi bày tâm trạng của mình. Tâm trạng ấy bao giờ cũng là kết
quả được dồn nén trong một thời gian khá dài sau biến cố lớn nào đó trong đời sống nhân vật để rồi
bật lên thành những lời than vãn, những tiếng kêu thương trong một khoảnh khắc nhất định. Trong
Chinh phụ, biến cố là chiến tranh nổ ra, tâm trạng cô đơn, đau khổ của chinh phu được dồn nén
trong ba, bốn năm (Kể năm đã ba tư cách diễn) để rồi bùng nổ trong một ngày đêm (Dạo hiên vắng
thầm gieo từng bước / Ngoài rèm thưa thước chẳng mách tin). Trong Cung oán, biến cố là việc quân
vương bở rơi. Cung nữ sống trong cảnh lẻ loi, dồn nén tình cảm trong vài năm trời để rồi trút mọi nỗi
niềm trong một đêm (Đêm năm canh lần vương vách quế). Trong Thu dạ, biến cố là sự kiện bị bắt
giam một cách oan uổng, nhân vật dồn nén tâm trạng trong mấy tháng ở tù để rồi tự giãi bày tất cả
trong một ngày một đêm (Khi ngày mong bức xá thư / Khi đêm than bóng, khi trưa mỏi lòng).

Theo đó, thời gian để nhân vật tự mở lòng bộc bạch tâm sự là hiện tại, một hiện tại bi kịch không tìm
ra lối thoát. Bế tắc trong thực tại, chủ thể trữ tình tìm đến những ngã đường khác nhau để giải thoát.
Nhân vật hồi tưởng về quá khứ, gặm nhấm hạnh phúc của ngày xưa; liên tưởng về tương lai tốt đẹp
để tìm cho mình ánh sáng hi vọng. Thế nhưng quá khứ đã lùi xa, tương lai thế nào chưa biết, tất cả
đều không có lối thoát, chủ thể lại trở về với hiện tại và càng khắc sâu hơn nỗi đau trong hoàn cảnh
bi đát của mình. Trong Cung oán, cung nữ hồi tưởng lại những ngày hạnh phúc tột đỉnh khi mới vào
cung được quân vương yêu chiều (Khi ấp mận ôm đào gác nguyệt / Lúc cười sương cợt tuyết đền
phong) để thấm thía hơn bi kịch bị bỏ rơi trong hiện tại (Trong cung quế âm thầm chiếc bóng / Đêm
năm canh trông ngóng lần lần). Trong Khóc Dương Khuê, chủ thể trữ tình nhớ lại những kỉ niệm đẹp
bên bạn hiền ngày trước (Nhớ từ thuở đăng khoa khi trước / Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau… Cũng
có lúc chơi nơi dặm khách / Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo / Có khi từng gác cheo leo / Thú vui
con hát lựa chiều cầm xoang) để xót xa, thương nhớ trong thực tại khi bạn không còn (Tuổi già hạt lệ
như sương). Trong Ai tư vãn, Lê Ngọc Hân tưởng nhớ lại được Nguyễn Huệ yêu thương, chăm sóc để

càng thấy mình cô đơn, lạc lõng khi chồng không còn trong thực tại nữa.

Quá khứ không thể níu kéo, hiện tại không tìm thấy lối ra, nhân vật hướng về tương lai. Người thì
mong được ân xá như Ca Bá Nhạ và Đinh Nhật Thận trong Tự tình và Thu dạ, kẻ thì mong đến ngày
chinh phu trở về như trong Chinh phụ, người thì hi vọng một ngày nhà vua đổi ý trở lại với mình như
trong Cung oán. Tuy ở trong những cảnh ngộ và nỗi đau khác nhau nhưng các nhân vật trong ngâm
khúc đều có chung một cách tri giác về thời gian là đối chiếu, so sánh giữa ba chiều thời gian. Đó là
cách để chủ thể trữ tình bộc bạch tâm trạng của mình. Qua đây, nhà văn đi sâu hơn vào việc khám
phá ý nghĩa cuộc đời. Đó là câu hỏi lớn muôn đời của con người, hạnh phúc có thật hay không, làm
sao để tìm được hạnh phúc. Trong ngâm khúc, hạnh phúc là có thật nhưng nó chỉ có trông quá khứ,
hiện tại đã đổ vỡ và tương lai chỉ là niềm mơ ước mong manh.

Có thể nói, dòng thời gian ba chiều mang tính đồng hiện được đặt trong quan hệ đối sánh quá khứ hiện tại, hiện tại - tương lai là một trong những kiểu thời gian độc đáo, chủ đạo và mang giá trị thẩm


mĩ đặc biệt của thể loại ngâm khúc. Kiểu thời gian này thật ra vẫn có biểu hiện trong truyện thơ ở
những đoạn nhân vật độc thoại nội tâm (chẳng hạn những đoạn độc thoại của Thúy Kiều [Khi sao
phong gấm rũ rà / Giờ sao tan tác như hoa giữa đường], Từ Hải [Một tay gây dựng cơ đồ / Bấy lâu bể
Sở sông Ngô tung hoành / Bó thân về với triều đình / Hàng thần lơ láo phận mình ra đâu]). Thế
nhưng, biểu hiện đậm đà nhất, mang lại những giá trị sâu sắc nhất, có vai trò quan trọng nhất trong
việc khắc họa nhân vật và thể hiện nội dung tác phẩm phải kể đến kiểu thời gian này trong thể loại
ngâm khúc.

4. Thời gian mùa thu

Mùa thu là kiểu thời gian xuất hiện trong nhiều thể loại văn học trung đại (trong Truyện Kiều có 7 lần
nhắc tới mùa thu, trong thơ chữ Hán có nhiều bài viết về mùa thu như trong sáng tác chữ Hán của
Nguyễn Du, trong thơ Nôm Đường luật, mùa thu lại càng được viết nhiều hơn). Thế nhưng, mùa thu
với vai trò là một kiểu thời gian quan trọng, có giá trị đặc biệt trong việc phản ảnh tâm trạng nhân vật
và phát triển mạch cảm xúc trong tác phẩm phải chờ đến thể loại ngâm khúc. Điều đó lí giải tại sao

trong ngâm khúc, thời gian mùa thu xuất hiện với tần số rất cao. Cung oán dài 356 câu có tới 7 lần
thời gian mùa thu. Chinh phụ dài 108 câu mùa thu xuất hiện 4 lần. Trong Văn chiêu hồn thời gian
xuyên suốt là mùa thu (Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt / Toát hơi thu lạnh buốt như đồng).

Mùa thu trong quan niệm của người phương Đông thường gắn với nỗi u buồn. Thu hành kim, thuộc
về phía tây, gắn liền với sự khô tàn, héo úa, chết chóc, hoang vu. Cảm xúc của con người thường gắn
với nỗi buồn. Ta nhớ lại chữ Sầu trong tiếng Hán được tạo thành theo phương thức hội ý trên chữ
Thu dưới chữ Tâm, tâm trạng của người ta trong mùa thu là buồn sầu.

Mùa thu gắn liền với tâm trạng buồn sầu của con người, phù hợp với tâm trạng triền miên đau khổ
của chủ thể trữ tình cho nên phù hợp với ngâm khúc, được ưu tiên sử dụng và tỏ ra đắc lực trong
việc phục vụ ý đồ nghệ thuật của tác giả trong thể loại này.

Tóm lại, thời gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng trong thi pháp thể loại ngâm khúc. Với
đặc trưng nội dung tập trung vào việc khắc họa tâm trạng triền miên trong buồn sầu, đau khổ của
nhân vật, thời gian nghệ thuật trong ngâm khúc gắn với tâm thức thẩm mĩ buồn sầu. Bốn kiểu thời
gian trên là bốn kiểu đặc trưng của thời gian nghệ thuật trong ngâm khúc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH


1.

Nỗi sầu oán của người cung nữ (Trích "Cung oán ngâm khúc" - Nguyễn Gia Thiều)

2.

Quê hương nhà thơ Nguyễn Gia Thiều (1741-1798) ở thôn Liễu Ngạn, tổng Liễu Lâm, phủ
Thuận An, xứ Kinh Bắc (nay thuộc xã Ngũ Thái, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh), thuộc
một trung tâm Phật giáo cổ, từ ngàn năm xưa vốn nổi danh với cái tên Luy Lâu, về sau trở

thành đình tổ của thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu Chi. Một điều cần chú ý là không khí thời đại đã
tác động mạnh mẽ tới đời sống tâm linh của Nguyễn Gia Thiều. Bản thân ông sinh ra và lớn
lên vào giai đoạn tàn suy của cuộc hôn phối chính trị vua Lê - chúa Trịnh, ngay sau đó là Lê Tây Sơn và cuối cùng là sự khẳng định vương triều Tây Sơn – Nguyễn Huệ. Rõ ràng trong
hoàn cảnh xã hội tao loạn, trăn trở tìm đường thì mọi nguồn sáng tư tưởng đều có thể được
vận dụng, hoặc để công kích nhau, hoặc để tổng hợp, chuyển hoá tới một hình thức cao hơn,
hoặc dung hoà mong tìm đến sự an bài về mặt tư tưởng... Sống trong giai đoạn các tư trào
tư tưởng có biểu hiện tìm đường “đua tiếng”, nhà nghệ sĩ ưu thời mẫn thế Nguyễn Gia Thiều
không thể không lựa chọn một lời hoà giải đời sống tâm linh theo cung cách của mình. Trong
sự va động nhiều chiều, một nguồn tư tưởng cốt lõi đã hấp dẫn, tạo được sự đồng cảm sâu
sắc nơi ông chính là Phật giáo. Xem xét toàn bộ tác phẩm Cung oán ngâm khúc sẽ thấy cảm
quan Phật giáo bộc lộ trước hết ở tần số xuất hiện đậm đặc các từ ngữ, thuật ngữ phản ánh
quan niệm đời sống nhà Phật như nước dương, lửa duyên, bể khổ, bến mê, bào ảnh, mối
thất tình, tuồng ảo hoá, kiếp phù sinh, cơ thiền, cửa Phật, hoa đàm đuốc tuệ, túc trái, tiền
nhân hậu quả... Ở đây, trong giới hạn cụ thể của đoạn trích Cung oán ngâm khúc (câu 209244) trong sách Ngữ văn 10 - Nâng cao, Tập II (Nxb. Giáo

3.

dục, H, 2006) lại thấy Nguyễn Gia Thiều thể hiện sâu sắc tâm trạng người cung nữ đang cô
đơn, thất vọng, chán chường đến tận cùng. Tâm trạng sầu oán đi từ cảm giác đơn độc trước
thời gian tàn tạ, mênh mang "thức ngủ thu phong", "chiều ủ dột", "chiều nhạt vẻ thu", "giá
đông", trống trải trước không gian "trong cung quế âm thầm chiếc bóng", "phòng tiêu lạnh
ngắt như đồng", "thâm khuê vắng ngắt như tờ", "tin mong nhạn vắng", "tiếng lắng chuông
rền", không còn tìm thấy đâu niềm vui trong cuộc sống đời thường "tranh biếng ngắm", "mắt
buồn trông", "buồn mọi nỗi", "ngán trăm chiều" và dẫn đến nỗi niềm thương thân, trách
giận số phận, trách giận thực tại: Hoa này bướm nỡ thờ ơ... Đang tay muốn dứt tơ hồng Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra... Bên cạnh sự nhạy cảm với biểu tượng mùa thu thì
bóng đêm cũng đã trở thành nỗi ám ảnh nặng nề, thê lương, ảm đạm trong tâm tư người
cung nữ: - Đêm năm canh trông ngóng lần lần - Lầu đãi nguyệt đứng ngồi dạ vũ - Đêm năm
canh, tiếng lắng chuông rền - Lạnh lùng thay giấc cô miên, - Mùi hương tịch mịch, bóng đèn
thâm u. - Đã than với nguyệt lại rầu với hoa - Đêm năm canh lần nương vách quế, Cái buồn
này ai dễ giết nhau. Rõ ràng thời gian ở đây tự thân đã bao hàm nỗi cô đơn, trống vắng, thời

gian chìm trong giấc ngủ cô đơn (hay giấc ngủ cô đơn chìm trong

4.

dòng thời gian lạnh lùng vô vọng), thời gian kết tụ không hề có hoạt động của con người mà
chỉ là khung cảnh một bức tranh tĩnh vật Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u. Đặc điểm
đó tạo nên tính đối lập sâu sắc giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ, giữa hiện thực
hôm nay và mơ tưởng về một thời xa xôi tạo nên những nghịch lý khi thấy thời gian qua
nhanh - thời gian "vô cảm", khi khác lại thấy thời gian trôi quá chậm - thời gian "chết mòn".


Toàn bộ những trạng thái cảm xúc về thời gian đó vừa mâu thuẫn vừa thống nhất với nhau
bởi chúng là sản phẩm của cùng một hoàn cảnh, khác chăng là ở sự phân hoá các trạng thái
tâm lý, tình cảm. Đến một mức độ nhất định, nội dung trữ tình đó đã thông qua sự cảm nhận
về thời gian mà lên tiếng kết án kẻ đã dồn con người vào tình thế cô đơn, bế tắc, mất hết
mọi nguồn vui: Đêm năm canh lần nương vách quế, Cái buồn này ai dễ giết nhau. Giết nhau
chẳng cái lưu cầu, Giết nhau bằng cái u sầu, độc chưa! Trên phương diện nghệ thuật, cách
thức cảm nhận và biểu hiện thời gian tâm trạng đặc biệt có ý nghĩa trong việc mô tả nỗi lòng
người cung nữ và những nhận thức về xã hội, nhân sinh. Toàn bộ những khối mâu thuẫn đó
đã được chuyển đổi thành nghịch lý trong sự biểu hiện thời gian tâm trạng, thời gian nghệ
thuật: con người luôn mơ tưởng về quá khứ chứ không phải về tương lai; hy vọng về tương
lai chỉ là vòng khép trở về với quá khứ, mong được như thời quá khứ. Trên tất cả là sự hiện
hình tâm trạng con người cá nhân chỉ còn biết cô đơn sống với "chiếc bóng", "một mình",
"hoa này", "cái buồn này", "xe
5.

thế này có dở dang không?", một cá nhân tự ý thức về "con người thừa", sự vô vọng, đánh
mất bản ngã và nỗi buồn hàm chứa những nuối tiếc, bực dọc, day dứt, bất bình: - Một mình
đứng tủi ngồi sầu, Đã than với nguyệt lại rầu với hoa. - Hoa này bướm nỡ thờ ơ, Để gầy bông
thắm, để xơ nhị vàng. Có thể nói thêm rằng, thấp thoáng đằng sau tiếng nói bi kịch của

người cung nữ là ý thức phản kháng, tố cáo chế độ cung nữ, mơ hồ nghĩ về quyền sống làm
người, quyền được hưởng hạnh phúc và ước vọng một cuộc đổi thay: Đang tay muốn dứt tơ
hồng, Bực mình muốn đạp tiêu phòng mà ra! Xét trên phương diện ngôn từ nghệ thuật,
đoạn thơ sử dụng nhiều từ Hán Việt và điển tích khiến từng câu thơ trở nên hàm súc, uyên
bác, trang trọng. Tác giả khai thác lối thơ song thất lục bát uyển chuyển, sinh động, tạo nên
nhịp điệu gợi cảm, bâng khuâng man mác. Từng đôi câu thơ thất ngôn (bảy chữ) tạo nên thế
đăng đối kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống thường kết thúc ở câu thứ tám với những
thanh bằng ngân vang, bâng khuâng, day dứt. Mặt khác, với đoạn thơ chỉ có 36 câu nhưng số
lượng những tính từ thể hiện sắc thái tình cảm xuất hiện đậm đặc: âm thầm, lạnh ngắt, ủ
dột, bâng khuâng, vẩn vơ, vắng ngắt, chiều nhạt, lạnh lùng, tịch mịch, thâm u, khắc khoải,
ngẩn ngơ, thờ ơ... Tất cả những điều

6.

đó làm nên hình thức nghệ thuật mang âm hưởng buồn thương, phản ánh sâu sắc nỗi sầu
oán của người cung nữ trước cuộc đời và sự ý thức về thân phận con người cá nhân, qua đó
là khát vọng đòi quyền sống và sự khẳng định những giá trị nhân văn cao cả. Cung oán ngâm
khúc của Nguyễn Gia Thiều không chỉ là tác phẩm tiêu biểu bậc nhất cho thể loại ngâm khúc
mà đồng thời cũng là tác phẩm xuất sắc trong nền văn học dân tộc giai đoạn nửa cuối thế kỉ
XVIII - đầu thế kỉ XIX, có vị trí quan trọng trong chương trình giảng dạy từ bậc phổ thông tới
ngành văn các trường cao đẳng và đại học. Viết Cung oán ngâm khúc, Nguyễn Gia Thiều
không chỉ viết riêng về cuộc đời bất hạnh của người cung nữ mà thông qua đó bộc lộ những
phẫn uất, bất bình của mình trước xã hội đương thời. Tác phẩm Cung oán ngâm khúc của
Nguyễn Gia Thiều lớn lao bởi chính tác giả đã cảm nhận được nỗi đau của thời đại, gián tiếp
phát hiện và khẳng định quyền được sống, được hưởng mọi hạnh phúc của người phụ nữ
ngay giữa cuộc đời trần thế này. Có thể nói, ý nghĩa thanh lọc, ý nghĩa nhân bản của thi phẩm
Cung oán ngâm khúc cũng ở chính sự hiện diện con người nhà thơ như một nhân cách lịch
sử, một tâm trạng bi kịch, trở thành biểu tượng cho khát vọng nhân văn và những nỗi khắc
khoải của cả một xã hội đang đòi hỏi cần được đổi thay, phát triển./.



Cung oán ngâm khúc

Nguyễn Gia Thiều, tác giả Cung oán ngâm khúc
Văn học Việt Nam thế kỷ 18 đạt những thành tựu rực
rỡ vì đã chứng kiến sự ra đời nhiều tác phẩm Nôm
xuất sắc ở cả hai mặt: nội dung phản ánh thời đại sâu
sắc và trình độ nghệ thuật điêu luyện. Một trong
những tác giả có công lao đóng góp vào thành tựu ấy
là Nguyễn Gia Thiều.
Thời đại Nguyễn Gia Thiều sống là thời đại có nhiều
biến động. Loạn lạc, đói kém khắp nơi. Vua chúa
quan lại ăn chơi trụy lạc, tranh chấp, loại trừ nhau.
Dân nghèo bị đàn áp, bóc lột. Binh sĩ bỏ thây ở các
chiến trường. Trong triều đình, ngoài thôn xóm, từ
quý tộc đến bình dân đều cảm thấy hãi hùng, bế tắc.
Sự lo lắng về thân phận con người mặc nhiên được
đặt ra cho những ai có ý thức quan tâm đến hiện
thực bất bình và vấn đề nhân đạo. Tác phẩm Chinh
phụ ngâm của Đặng Trần Côn (có nhiều bản dịch) đã
là một tiếng nói phản đối chiến tranh. Cung oán
ngâm khúc góp thêm lời tố cáo cuộc sống chán
chường mệt mỏi, bất bình vì những cay nghiệt: Cảnh
phù du trông thấy mà đau!
Nguyễn Gia Thiều là con của quận chúa Quỳnh Liên.
Ông gọi chúa Trịnh Cương là ông ngoại. Cha ông là
một võ quan, được phong tước Đạt vũ hầu. Ông được
lui tới trong phủ chúa, do đó được nhìn thấy tận mắt
cảnh ngộ của những cung nữ bị bỏ rơi. Ông đã dùng
lối văn độc thoại, làm lời một cung phi tài sắc trình

bày tâm trạng và nỗi đau đớn bị vua ruồng bỏ. Người
phụ nữ trong khúc ngâm đã lên tiếng. Nàng ý thức rõ
rệt về phẩm chất, tài năng của mình, nàng tố cáo
cuộc sống phè phỡn xa hoa của bọn vua chúa, biến
người cung nữ thành thứ đồ chơi. Nàng miêu tả nỗi
thê thảm trong cuộc sống cô đơn, tù túng. Từ sự
phản ánh hiện thực với lòng phẫn nộ và sự oán hờn
như vậy, nàng triết lý về cuộc đời ảo mộng, dối trá,


phù du và tuyệt vọng:
Trăm năm còn có gì đâu,
Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
ở đây, Nguyễn Gia Thiều đã mượn lời cung nữ để nói
lên tâm sự bế tắc của mình, cũng là sự bế tắc của lớp
nhà nho thời đại ông, chán chường và mệt mỏi.
Nghệ thuật Cung oán ngâm khúc về mặt cấu trúc
cũng như về mặt ngôn từ đều sắc sảo. Không gian
Cung oán ngâm khúc là không gian bưng bít của chốn
tiêu phòng lạnh lẽo. Thời gian Cung oán ngâm khúc
chủ yếu là mùa thu và bóng đêm. Cảnh trong Cung
oán ngâm khúc là cảnh lồng qua màn sương hồi ức
và tưởng tượng. Đặc biệt, lối biểu hiện bằng cảm giác
là cách viết độc đáo của Nguyễn Gia Thiều có lẽ là lần
đầu tiên xuất hiện trong văn học Việt Nam, rất tập
trung và cô đọng. Những hình dung từ về xúc giác, thị
giác, thích giác chọn lọc tài tình, bất ngờ mà đúng
chỗ, đã gây được ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.
Vần điệu song thất lục bát nhuần nhuyễn, phép đối
ngẫu được tôn trọng chặt chẽ. Hơi văn, giọng văn réo

rắt não nùng, thích hợp với nội dung và tâm trạng
con người trong khúc ngâm.
Nguyễn Gia Thiều là một tài năng đa dạng. Ông
thuộc gia đình quý tộc, xuất thân là quan võ. Năm
1782, ông giữ chức Tổng binh ở Hưng Hóa, phong
tước Ôn Như hầu, nhưng ông lại xin thôi, về sống
cuộc đời tài tử, làm thơ, uống rượu và cả đi tu (ông
có hiệu là Như ý Thiền). Ông là một thi nhân mà cũng
là một nhạc sĩ. Ông đã sáng tác các bản nhạc Sơn
trung âm, Sở từ điệu. Ông vẽ đẹp, có bức tranh Tổng
sơn đồ được vua Lê khen thưởng. Ông cũng am
tường cả về kiến trúc, Tháp chùa Thiên Tích (Bắc
Ninh) đã được xây dựng dưới sự điều khiển của ông.
Quãng cuối đời, ông có được triều Tây Sơn mời ra
cộng tác, nhưng đã chối từ, về sống ở quê nhà: làng
Liễu Ngạn, huyện Siêu Loại (nay là huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh) cho đến khi mất.
Vũ ngọc khánh


Tác Phẩm
Những tác phẩm còn để lại, về phần chữ nho có bộ
Tiền Hậu Thi Tập, nhưng chưa tìm thấy, chỉ còn khẩu
truyền một đôi bài. Về quốc âm thì còn Tây Hồ Thi
Tập, Bộ Tứ Trai và Cung Oán Ngâm Khúc. Tiên sinh rất
tinh nghề thanh nghệ luật (nghề làm thơ), đã dìu dắt
phái thi học đời hậu Lê được lắm nhà thơ hay. Ở tập
Chuyết thập tạp chí của ông Lý văn Phức chép truyện
Ôn Như Hầu có nói rằng: "Nhất thị ứng khẩu thành
tụng, ngữ ngữ khả nhân, nhất thị thiên đoàn bách

luyện, ngữ ngữ kinh nhân". Nghĩa là: một là ra lời nói
thành câu thơ, lời lời thảy nghe được, hai là nghìn lần
nhồi nặn, trăm lần nung luyện ra câu thơ, lời lời khiến
người nghe phải sợ... tức là tiên sinh có tài nhanh
chóng cũng hay và có công trau nắn càng hay.
Tài lành dễ đâu chôn lấp được, một thiên "Cung Oán
Ngâm Khúc" nay còn truyền xa. Hai chữ Cung Oán là
sự oán hờn nơi cung cấm của các cung phi, cung tần
đã từng được vua yêu rồi lại bị ghét bỏ, vì lời gièm
pha ghen tuông lẫn nhau; hoặc có người đã chọn mà
suốt đời không được hạnh sủng, nên đã thốt ra nỗi
oán hờn. Trải xem các đời từ xưa nơi cung cấm, cung
nhân nhiều đến số ba bốn nghìn, mà trong số ấy
thường chỉ có vài người được sủng ái, nên phần
nhiều cung nhân có tài học tự làm ra lời cung oán,
hoặc các nhà thơ đặt ra lời cung oán, mượn thân
phận của cung nữ mà tỷ nghĩ thân phận mình, cũng
đề là cung oán. Về sau hai chữ "Cung Oán" thành một
cái nhan đề, chuyên nói sự oán hờn của cung nữ.
"Cung Oán Ngâm Khúc" sau đây là một khúc ngâm về
nỗi oán hờn của cung nhân mà Ôn Như Hầu tiên sinh
đã mượn tình trạng cung phi để tự ví thân phận
mình; khúc ngâm này dùng điệu "song thất lục bát".
riết lý nhân sinh trong Cung oán ngâm khúc (TS. Cao Hồng)

SUY NGẪM VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TR0NG "CUNG OÁN NGÂM KHÚC" (*)


Trong nghiên cứu phân tâm học, nếu S.Freud (1856-1939) chú trọng vào vô thức cá nhân, C.G.Jung
(1876-1961) xoáy vào vô thức cộng đồng thì G.Bachelar (1884-1962) tập trung vào vấn đề bản chất

và hoạt động tưởng tượng trong văn học.Theo G.bachelar, "bản thân con người thuộc về một chất
liệu và những giấc mơ của họ mang tính chất của chất liệu ấy, trước khi nó mang dáng vẻ của những
cái mà họ chiêm ngưỡng được"[1]. Thuyết tưởng tượng của G.bachelar cho rằng hoạt động tưởng
tượng của con người phát triển trên hai trục cơ bản: tưởng tượng hình thức và tưởng tượng vật liệu.
Ông chú trọng nghiên cứu tưởng tượng vật liệu trên bốn yếu tố chính của vũ trụ theo triết học cổ
đại: Nước- Đất- Lửa- Không khí, và coi đây như là chất liệu của giấc mơ con người. Người nghệ sĩ
chìm trong mơ mộng về bốn yếu tố vật chất ấy và sáng tạo ra những hình tượng. Mơ mộng, tưởng
tượng bao giờ cũng mang nghĩa và đa nghĩa, là vô tận và nguồn gốc của thơ. Tiếp cận Cung oán
ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều- một trong những nhà nho tài tử tiêu biểu nhất của văn học trung
đại Việt Nam, Đỗ Lai Thúy vận dụng lý thuyết tưởng tượng của G.Bachelard để đọc ra và suy ngẫm về
những triết lý thông qua tam giác hình tượng: Bóng- nguồn sáng(lửa)- hình.
Nghiên cứu Cung oán ngâm khúc, đã có nhiều ý kiến cho rằng tác phẩm nói lên tâm trạng ai oán
của một cung phi sống trong hoàng cung, và bàn đến những mâu thuẫn giữa tác giả và nhân vật hoặc
giữa cuộc đời Nguyễn Gia Thiều và triết lý sống của ông. Đỗ Lai Thúy đã bám sát đặc trưng ước lệ của
thơ trung đại và thể loại ngâm khúc để đưa ra ý kiến khác: " Thi nhân mượn đời cung nữ để nói đời
mình...Cô cung nữ kia chỉ là sự thác lời của Nguyễn Gia Thiều...ông dám vượt qua "phép biện chứng
tâm hồn" của thứ tâm lý học mặt phẳng để đến với những phi lý của tâm lý học các bề sâu"[2]. Như
vậy, nhân vật chính của Cung oán ngâm khúcđược xác định không phải cô cung nữ mà chính là hình
tượng tác giả- cái bóng. Từ đây, trí tưởng tượng của tác giả và nhà phê bình cộng hưởng, hình tượng
tác giả sống dậy với những nỗi sầu nhân thế và triết lý bi quan thông qua những kiếm tìm đầy bay
bổng, mơ mộng nhưng cũng đầy sáng tạo của nhà phê bình.
Quan điểm phân tích tâm lý của C.G.Jung cho rằng trong tâm thức của mình ai cũng có một cái
bóng (bóng âm), một thực thể tâm lý tâm linh, tồn tại một cách vô thức, cái bóng là ảnh xạ của một
bản ngã vô thức. Cái bóng ấy làm ta nhạy cảm hơn với những ảnh hưởng của cuộc sống, làm thức
dậy trong con người những khuynh hướng tiềm sinh, khuất lấp. Từ quan niệm này Đỗ Lai Thúy đọc
thấy Nguyễn Gia Thiều đã tìm đến một triết lý sống trong đạo Phật: Tính chất hư vô của cuộc đời.
"Người cung nữ, bởi vậy, chỉ là cái bóng của Nguyễn Gia Thiều. Trong cô đơn ông tự tạo ra để đối
thoại ( ...)[3]. Dưới sự quan sát tỷ mỉ của nhà nghiên cứu, dạng hình tượng bóng xuất hiện liên tục
trong tác phẩm (bóng dương, bóng thỏ, bóng đèn, bóng nguyệt, bóng bội hoàn, bóng huỳnh, bóng
câu, bóng râm, chiếc bóng, bào ảnh, nhân ảnh,...). Thế giới bóng của Nguyễn Gia Thiều được cảm

nhận một cách sinh động, đa hình đầy biến điệu và mới mẻ qua tưởng tượng bay bổng của Đỗ Lai
Thúy: "Bóng của Nguyễn Gia Thiều đổ vào tác phẩm là người cung nữ, những chiếc bóng của người
cung nữ, bóng của những đồ vật, đồ vật soi chiếu vào nhau, bóng lồng bóng, bóng của bóng, bóng
bội nhân như trong nhà kính vạn gương, tạo ra một ý niệm trùng phức về cái bóng. Đó là chưa kể
đến thi ảnh của bóng, cũng là một thứ bóng. Có thể nói, trong Cung oán ngâm khúc cái bóng là lăng
kính của Nguyễn Gia Thiều, cái nhìn thế giới của ông, cái nhìn nghệ thuật của ông"[4]. Lối phê bình
kết hợp nhuần nhuyễn giữa phương pháp nghiên cứu phân tâm học và thi pháp học của Đỗ Lai Thúy
đã mang lại sức gợi lớn để người đọc tiếp tục hành trình khám phá thông điệp của hình ảnh nghệ
thuật. Tự phân thân mình để mà mơ tưởng , để đối thoại với chính mình phải chăng con người ấy
đang ở tận cùng của trạng thái cô đơn? Và phải chăng nỗi cô đơn của Nguyễn Gia Thiều là nỗi cô đơn
bất tận, tầng tầng, lớp lớp khôn nguôi của con người sống trong một thế giới đầy bi kịch, bất trắc và
biến ảo? Nhân vật bóng xuất hiện trùng trùng điệp điệp trong không gian nghệ thuật phải chăng


chứng tỏ thế giới này đang bị bao phủ bởi ảo giác? Đó là một thế giới ảo- cuộc đời là một tấn "tuồng
ảo hóa"? Quan niệm hư vô về cuộc đời của Nguyễn Gia Thiều cho thấy sự hoang mang trước thế sự
của trí thức thời Lê- Trịnh?,...
Tiếp tục mạch tưởng tượng và suy ngẫm về ba yếu tố khác liên quan chặt chẽ với bóng là: Nguồn
sáng, hình và nền, Đỗ Lai Thúy đã phát hiện ra nhiều suy tưởng triết học của Nguyễn Gia Thiều được
thể hiện qua cấu trúc "tam vị nhất thể"này. Ông cho rằng: "Như một bức họa, ba yếu tố này là ánh
sáng, là mảng khối nền, là nhịp điệu cơ bản để làm nổi bật lên nhân vật chính của tác phẩm là cái
bóng"[5]. Điều thú vị ở đây là nhà phê bình đã nhận ra mỗi yếu tố vật chất hiện diện lại tự phân thân
thành hai đối cực: Lửa bên ngoài và lửa bên trong; lửa tự nhiên và lửa nhân tạo; Hình vô tri và hình
hữu tri; nền mặt phẳng (tường ,vách) và nền ba chiều (phòng, cung cấm)...chính tài năng sắp đặt này
của Nguyễn Gia Thiều đã tạo nên một "cấu trúc song song và đối ứng" cho thi phẩm, thế giới hình và
thế giới bóng, thế giới thực và thế giới ảo lồng vào nhau, soi chiếu nhau, cấu trúc đối ứng này được
thể hiện "xuyên suốt tác phẩm, cả ở tư tưởng lẫn nghệ thuật, từ diện vi mô đến vĩ mô"[6]. Đó là đối
cực trong kết cấu của tác phẩm, đối ứng giữa thi ca và triết học, đối ngẫu trong ngôn ngữ của thi
phẩm- thông qua những hình thức đối mang tính nội dung người ta có thể mặc sức bay bổng cùng
những thông điệp tầng tầng lớp lớp ẩn chìm. Đúng như phân tâm học của G.Bachelar đã khẳng định

sự suy ngẫm về một chất liệu đều rèn luyện được trí tưởng tượng mở, cấu trúc đối ứng của thi phẩm
cho phép người đọc hình dung một sự hô ứng với tài năng đa dạng và khối mâu thuẫn lớn tồn tại
trong con người tác giả Cung oán ngâm khúc. Trải nghiệm sau bao khổ đau, dâu bể của cuộc đời
Nguyễn Gia Thiều đã tìm đến với một quan điểm nhân sinh: dẫu buồn bực oán thán, kết án về cuộc
đời phù du, hư vô, đau khổ nhưng cuộc đời vẫn đáng để cho con người sống và tham dự hết mình.
"Những người biết nhập thế một cách hư vô và hư vô một cách nhập thế như vậy sẽ bớt ham hố, bớt
ích kỷ, không cần đạt mục đích bằng mọi giá, bởi vì, xét cho cùng, mọi thứ đều là hư vô, nhưng cũng
vì tất cả là hư vô nên anh ta dám sống hết mình với một thái độ thanh thản. Hư vô không làm cho
cuộc sống mất đi ý nghĩa, mà trái lại, mang đến cho cuộc đời một ý nghĩa mới: cuộc sống được
thanh lọc sẽ trở nên lành mạnh hơn, trong trẻo hơn"[7]. Đỗ Lai Thúy gọi triết lý của Nguyễn Gia Thiều
là "sự tự ý thức...một đặc tính chỉ có ở con người. Một đặc tính người phổ quát. Đó là tính nhân loại
của Cung oán ngâm khúc"[8]. Có lẽ dưới ánh sáng thuyết "phân tâm học về Lửa" của Bachelard, nhà
nghiên cứu đã thấu tỏ sâu sắc tiếng vọng từ những câu thơ tha thiết như có lửa của Nguyễn Gia
Thiều, nó ẩn chứa bao thông điệp, thấm đượm vẻ thiêng liêng của triết lý cõi người. Cũng như người
cung nữ tự đốt cháy mình đến cùng, khi thiêu rụi hết chỉ còn tro than, trong hành trình đi đến nhận
thức về hư vô, Nguyễn Gia Thiều dẫu đã cô đơn tột đỉnh vẫn mong được phân thân thành người
khác để tự quan sát lại mình, để cắt nghĩa về cái có lý và phi lý, cái có thể và không thể trước mênh
mang bể khổ cõi đời, từ đó có một sự ứng xử đúng đắn với nó. Thì ra trong thẳm sâu tiềm thức của
thi nhân tài tử bậc nhất này ngọn lửa của tình yêu đời, yêu cuộc sống và khát vọng được sống ý nghĩa
luôn cháy sáng. Và có phải vậy chăng nên chiếc bóng của Nguyễn Gia Thiều đã trở thành bất tử mặc
dù hình của nó đã tan biến vào cõi hư vô?
Mộng tưởng, suy ngẫm cùng những dòng phê bình mới lạ, những trang viết đạt đến giá trị vừa là
khoa học vừa là nghệ thuật của Đỗ Lai Thúy, người đọc không thể không nhận thấy thành công đáng
kể trong ứng dụng lý thuyết phân tâm học: Ông đã vừa lý giải văn bản, vừa sáng tạo văn bản, vừa là
nhà khoa học, vừa là một nghệ sĩ. Đỗ Lai Thúy với những trang văn tinh tế, tài hoa, khúc chiết, phóng
túng, linh hoạt đã vượt qua lối phê bình đơn điệu, cũ kỹ chỉ đáp ứng lối đọc truyền thống theo cảm
tính, thụ động, nhà phê bình đã trở thành người đọc tích cực, đối sánh kinh nghiệm của bản thân với
kinh nghiệm của tác giả từ đó không những tự tìm thấy mà còn giúp người đọc tìm thấy ý nghĩa dôi



thêm của tác phẩm. Nguyễn Gia Thiều đối thoại với bóng chỉ là một minh chứng nhỏ trong sự đóng
góp đầy trí tuệ và tâm huyết của Đỗ Lai Thúy: Làm hồi sinh ở Việt Nam một phương pháp giàu
« Phân tích đoạn trích Cảnh chia ly
Bình giảng đoạn trích "Cảnh chia li" trong "Chinh phụ ngâm khúc" »
Tính ước lệ trong hai đoạn trích: "Chinh phụ ngâm khúc" và "Cung oán ngâm khúc"
Tháng Mười Hai 7, 2009 bởi chuyenvanlqd


Thùy Trang – Ngoc Quý- 10V

Đất nước Việt Nam bé nhỏ xinh xinh với những lũy tre làng đơn sơ, mộc mạc, những cánh đồng bát
ngát, mênh mông đã đi vào trong lòng mỗi người dân đất Việt những tình cảm thiết tha, yêu mến, tự
hào. Đất nước ta đẹp không phải chỉ với những cảnh quan ấn tượng, những trang sử vàng chói lọi mà
nó còn đẹp bởi:
“Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc
Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn”
Những áng văn hay, những bài thơ tuyệt đẹp đã được viết nên bằng những trái tim tràn đầy nhiệt
huyết với quê hương, Tổ quốc mình. Để làm nên những thành công ấy cần có sự đóng góp không nhỏ
của tính ước lệ trong văn học trung đại.
“Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn (dịch giả Đoàn Thị Điểm ?), “Cung oán ngâm” của Nguyễn Gia
Thiều là những áng văn hay đã khắc họa sâu sắc cuộc sống cay đắng, khổ đau, lẻ loi, đơn độc của
những người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy biến động. Sự đau thương, mất mát, cái đẹp bị lãng
quên đã được các tác giả khắc họa thành công bằng bút pháp ước lệ tượng trưng.
Văn chương là sản phẩm được kết tinh từ những quá trình nhận thức hiện thực và sáng tạo của
các tác giả. Bởi thế mà các tác phẩm đã phản ánh sâu sắc cuộc sống của mỗi con người, và những suy
nghĩ, nhận thức của họ. Văn chương trung đại với những khuôn vàng thước ngọc, tính quy phạm đã
gò bò sự sáng tạo của con người vào trong những chuẩn mực, quy định. Vì vậy mà các tác phẩm đã
chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng thời đại, những chuẩn mực đạo đức và các đạo giáo (Nho, Phật,
Lão) đã đi vào thi ca, chi phối vũ trụ quan và nhân sinh quan của mỗi con người. Tất cả được kết tinh
lại trong tính ước lệ, và nó đã trở thành những mẫu số chung cho các hình tượng văn học.

Con người thời trung đại sùng cổ thường hoài niệm về quá khứ hơn là hướng về tương lai. Bởi vậy
mà những quan niêm thời xưa đã ăn sâu vào nhận thức con người, và các tác giả đã vận dụng nó vào
trong sản phẩm của mình. Quan niệm thời gian, không gian cũng mang theo những đặc điểm ấy. Nó
là những chu kỳ tuần hoàn khép kín, mà trong đó, các sự vật không vận động, không phát triển. Cùng
với thời gian luyến tính, không gian được sắp xếp theo thứ bậc, lớp lang, có quan hệ tương ứng. Từ
đó, trong văn chương cũng xuất hiện các hình ảnh ước lệ tượng trưng. Các hình ảnh thiên nhiên “hoa
– điểu”, các mùa trong năm “xuân – hạ – thu – đông”, cùng với các hiện tượng “ngày – đêm” đã đi
vào thơ ca và trở thành những ước lệ quen thuộc. Để rồi đem đến cho người đọc những bức tranh
sống động, hài hòa với nội tâm con người:


“Cảnh buồn người thiết tha lòng
Cành cây sương đượm, tiếng trùng mưa phun”
(Chinh phụ ngâm)
Trong hoàn cảnh xa cách, nỗi nhớ thương dâng đầy tâm trạng, người chinh phụ nơi phòng khuê
đau khổ, bẽ bàng. Cảnh vật trong mắt nàng giờ đây cũng nhuốm đầy tâm trạng, nó như mang theo
nỗi ngậm ngùi, cay đắng trải dài ra vô tận. Không gian ấy mang đầy những nỗi bi thương, xuất hiện
với ấn tượng đầu tiên là một màu trắng xóa. Làn sương hiện ra không còn cái vẻ mơ hồ, huyền ảo,
mà nó “đượm” trên cây như mang theo cái nặng trĩu của tâm hồn người chinh phụ. Những giọt
sương ấy đem đến cái lạnh lẽo, giá băng, xuyên thấm vào tâm tư, cảm giác của con người, khiến
nàng thấm thía sự cô đơn, trống trải hơn bao giờ hết. Và những trận mưa phun lại tiếp tục đem đến
một cái lạnh tê tái cho con người. Sương – mưa, cảnh thật hay cảnh ảo? Mưa rơi trước mắt hay đang
nhỏ giọt trong lòng người chinh phụ cô đơn, bẽ bàng duyên số? Bởi vậy mà:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Một buổi chiều tà man mác, một mùa thu nhạt nhòa hay một mùa đông lạnh giá, tất cả đã trở
thành những hình ảnh ước lệ quen thuộc trong thi ca cổ điển Viêt Nam. Và giờ đây, Nguyễn Gia Thiều
lại tiếp tục vận dụng những hình ảnh ấy thật độc đáo:
“Lầu Tần, chiều nhạt vẻ thu

Gối loan tuyết đóng, chăn cù gió đông”
Buổi chiều với ánh nắng nhạt nhòa dần dần tắt bóng sau những rặng núi xanh đã đem đến cho con
người một nỗi buồn thấm thía, như gợi báo những sự mất mát, chia li. Và buổi chiều ấy đã khắc họa
sâu sắc tâm trạng cô đơn của người cung nữ bị lãng quên trong tiềm thức, bị chôn vùi cùng quá khứ
vàng son. Thu – đông, các mùa lặng lẽ trôi qua như thời gian đang điểm bước, như tuổi thanh xuân
của con người đang chầm chậm trôi đi. Không những thế, mùa thu với nỗi buồn man mác, mùa đông
với cái lạnh giá băng đã trở thành những biểu trưng quen thuộc cho tâm trạng con người. Để rồi hai
câu thơ hiện lên với tất cả sự mất mát, bàng hoàng, với cái lạnh thấu xương vây kín tâm tư người
cung nữ. Và rồi, bóng đêm của tuổi già trùm xuống, lấy đi vẻ thanh xuân cùng tình yêu tuổi trẻ của
nàng. Không gian buổi chiều với ánh nắng nhạt nhòa, mùa thu buồn với “lá vàng trước gió” gợi lên
một sự sống mỏng manh đang dần tắt lịm, mùa đông tuyết rơi lạnh lẽo vẽ lên không gian một màu
trắng tang tóc, buồn thương. Tất cả như đóng khung tâm trạng con người, để rồi tâm hồn người cung
nữ chìm đắm trong sầu – hận.
Bên cạnh những hình ảnh ước lệ lấy thiên nhiên để biểu hiện thời gian là cách xây dựng không gian
bốn bề đông – tây – nam – bắc. Và sự thiết lập không gian gần – xa cũng đã trở nên quen thuộc trong
văn chương trung đại:
“Giọt sương phủ bụi chim gù


Sâu tường kêu vắng, chuông chùa nên khơi”
“Sâu tường”, âm thanh gần rả rích đâu đây như khuấy động tâm tư người chinh phụ. Tiếng kêu ấy
gợi nên bao sự thản thốt, bao hoang mang chất chồng mà thời gian xa cách đã làm cho nó thêm trĩu
nặng. Tiếng chuông chùa từ xa vọng lại như đưa con người chìm vào cõi hư vô. Để rồi, từ sự kết hợp
giữa không gian gần – xa, sự hòa quyện giữa thê lương và mơ mộng đã đẩy con người vào tình cảnh
xót xa, tê tái. Tâm hồn muốn thanh thản, bình yên mà không thể được. Người chinh phụ muốn quên
đi những ưu tư, vướng bận. Thế nhưng, càng quên lại càng nhớ, bóng hình chinh phu cùng hiện thực
xa cách cứ hiện diện trong tâm trí nàng, làm hồn nàng hoang mang, xáo động. Phải chăng lúc này
đây, người chinh phụ đang thèm khát được quay về với hạnh phúc ngày xưa “Bên anh đọc sách, bên
nàng quay tơ”. Thế nhưng, hiện thực phũ phàng đã đẩy con người vào trường ca bi kịch, để rồi
những hoài niệm về quá khứ, những hạnh phúc lứa đôi như vỡ tan tành? Sự kết hợp giữa không gian

xa – gần đã làm cho nỗi nhớ của người chinh phụ trải dài ra theo khoảng cách. Và nỗi nhớ ấy cứ như
từ chốn phòng khuê lan tỏa đến nơi có tiếng chuông chùa, để rồi từ đó vỡ òa ra giữa không gian
mênh mông, đất trời rộng lớn.
Quan niệm về thời gian, không gian cũng đã chi phối những nhận thức về con người. Nếu không
gian được phân chia thành thượng – trung – hạ, thì con người được xếp vào các loại quân tử – tiểu
nhân. Con người thời trung đại sống gắn liền với những quan niệm, đạo lí “tam cương ngũ thường”.
Kẻ làm trai phải tránh xa nữ nhi thường tình để thỏa chí tang bồng, phải soi mình vào tấm gương tiền
nhân mà phò vua giúp nước. Kẻ sĩ cần phải giữ mình trong sạch “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất
năng di, uy vũ bất năng khuất”. Nữ nhi phải soi mình vào tấm gương liệt nữ, “công dung ngôn hạnh”,
“tam tòng tứ đức”. Những phẩm chất này đã trở thành chuẩn mực, quy định đạo đức của con người
phong kiến. Nó tạo thành một vòng cương tỏa mà con người phải nép mình trong đó và không có
quyền được thay đổi. Do vậy, hình tượng con người trong văn chương cũng mang tính ước lệ.
Hình ảnh người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” cùng người cung nữ trong “Cung oán ngâm
khúc” là hình ảnh biểu trưng cho lòng chung thủy sắt son của những người phụ nữ. Trong cảnh khói
lửa chiến trường, tương lai mù mịt, người chinh phụ vẫn ngóng trông tin tức chồng với tất cả lòng
thiết tha, mong mỏi:
“Ngoài rèm thước chẳng mách tin
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?”
Hình ảnh chim thước báo tin vui đã trở thành một hình tượng ước lệ trong thơ ca. Nó như đem
niềm vui về với mọi gia đình, kéo gần khoảng cách giữa người đi kẻ ở. Dường như ta nhận thấy ở đây
hình ảnh một người phụ nữ đang khắc khoải nhớ thương, từng phút từng giây trông chờ bóng hình
quen thuộc. Khoảng cách và thời gian đã làm cho nàng mỏi mòn, héo úa để rồi giờ đây, tất cả niềm
nhớ thương, đợi chờ chỉ còn biết gửi gắm vào một con chim bé nhỏ. Thế nhưng, niềm hi vọng duy
nhất cũng đã ngoảnh mặt làm ngơ với nàng “thước chẳng mách tin”. Giữa nỗi niềm cô đơn không bờ
bến, giữa không gian lấp đầy sự tuyệt vọng, tưởng chừng như người chinh phụ sẽ bỏ cuộc, quên đi
tình yêu thiết tha, mặn nồng của mình. Nào ngờ, tấm thân mảnh mai ấy vẫn khắc sâu mối tình chung
thủy, ôm trong mình một mối tình riêng, đợi chờ dù dòng thời gian vẫn đang trôi chảy “lòng thiếp
riêng bi thiết mà thôi”.



Người cung nữ trong “Cung oán ngâm” cũng thế. Mặc dù bị đấng cửu trùng lãng quên, bị bỏ mặc
cho thời gian âm thầm điểm sương trên mái tóc, nàng vẫn tha thiết yêu vua và hoài niệm về quá khứ
hạnh phúc bên Người:
“Chiều ủ dột giấc mai khuya sớm
Vẻ bâng khuâng hồn bướm vẩn vơ”
“Hồn bướm mơ tiên” đã trở thành một điển tích quen thuộc trong thi ca Việt Nam. Trong khoảnh
khắc ngột ngạt ở chốn hậu cung, bị giam hãm trong không gian lẻ loi mênh mông, người cung nữ mơ
được siêu thoát, hay giấc mơ hóa bướm là giấc mơ hạnh phúc để “điệp luyến hoa”??
“Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn
chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo
những cái gì chưa có” (Nam Cao). “Chinh phụ ngâm khúc” và “Cung oán ngâm khúc” là những áng
thơ hay, lẽ nào lại không đạt được những điều như Nam Cao đã nói? Chính sự sáng tạo của các tác
giả đã phá vỡ đi tính ước lệ trong văn học trung đại. Hình ảnh người cung nữ nơi thâm khuê không
chỉ được khắc họa với nỗi sầu, với tình yêu chung thủy, nàng còn đươc thể hiện trong cảm xúc oán
hận nhà vua khi đã lãng quên tình yêu, tuổi thanh xuân của nàng
“Tay nguyệt lão chẳng xe thì chớ
Xe thế này có dở dang không
Dang tay muốn dứt tơ hồng
Bựt mình muốn đạp tiêu phòng mà ra”
Dường như ta nhận thấy ở đây hình ảnh một người phụ nữ nổi loạn, đang gào thét, phá tan tất cả.
Chẳng còn nữa hình ảnh một người cung nữ thiết tha, nồng thắm, ôm sầu riêng theo từng ngày từng
tháng, mà xuất hiện ở đây là một con người uất hận đến tột cùng, nỗi niềm căm phẫn dâng lên đến
cao độ. Những chuẩn mực phong kiến “công dung ngôn hạnh”, “tam tòng tứ đức” đã lùi đằng sau,
nhường chỗ cho tâm trạng con người. Điều đó đã làm phong phú thêm tâm hồn người phụ nữ và
đóng góp vào sự thành công của các tác giả.
Bên cạnh đó, quan niệm về cái đẹp cũng là cơ sở thẩm mĩ của tính ước lệ. Con người thời phong
kiến cho rằng người xưa có những quan niệm thẩm mĩ mà ngày nay không thể nào có được. Bởi vậy,
tính sùng cổ đã hình thành và ảnh hưởng sâu sắc đến văn học đương thời. Con người thời đó “thuật
nhi bất tác”, chỉ hướng về quá khứ, hoài niệm về thế kỉ vàng son mà không hề hướng tầm mắt đến
tương lai. Bởi vậy, các hình ảnh biểu trưng quen thuộc đã được lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành

mẫu số chung cho văn học sau đó. Khắc họa vẻ đẹp của người phụ nữ, có những hình ảnh quen
thuộc:
“Sương như búa bổ mòn gốc liễu
Tuyết dường cưa xẻ héo cành khô”
(Chinh phụ ngâm)
Hay:


“Hoa này bướm nỡ thờ ơ
Để gầy bông thắm, để xơ nhị vàng”
(Cung oán ngâm khúc)
“Liễu” – người phụ nữ mong manh yếu đuối, “ngô” người phụ nữ mộc mạc chân tình được đặt trong
hai câu thơ tạo nên một sự kết hợp hài hòa của hình tượng người phụ nữ “liễu” – “ngô” được đặt
trong sự đăng đối làm hoàn thiện hơn hình ảnh con người. Và đúng như tính chất của liễu – ngô,
người phụ nữ mảnh mai dễ bị tổn thương, hư hao bởi “sương”, “tuyết”. Sự cô đơn lạnh lẽo (sương)
cùng với tuổi già tàn phai sắc thanh xuân (tuyết) đã làm cho người chinh phụ héo hon, gầy mòn,
chết dần theo năm tháng trôi mau. Hình ảnh người phụ nữ cũng được đặt trong sự tương quan với
hoa. Nó gợi lên một nhan sắc hương trời làm rung động lòng người. Nhưng cũng như hoa sớm nở tối
tàn, vẻ đẹp ấy rồi cũng sẽ tàn phai sẽ bị lãng quên theo dòng đời trôi chảy. Niềm tự hào, tình yêu của
nàng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn ngủi để rồi khi đóa hoa tàn đi, những nếp nhăn xuất hiện trên
gương mặt thì cũng làn lúc nàng mất đi tất cả, để rồi tất cả chỉ còn lại một sự ngậm ngùi, cô đơn,
trống trải. Một hình ảnh nhưng ẩn chứa bao tâm tình, bao bất hạnh mà người phụ nữ phải gánh
chịu. Bút pháp ước lệ tượng trưng đã làm cho câu thơ hàm súc và dễ đi sâu vào lòng người đọc
những tình cảm xúc động, cảm thông cho duyên kiếp bẽ bàng.
“Chinh phụ ngâm khúc” cùng với “Cung oán ngâm khúc” đã trở thành những áng thơ hay khắc
họa sâu sắc hiện thực cuộc sống của con người trong hoàn cảnh lẻ loi, đơn chiếc. Cùng với thể thơ
dân tộc song thất lục bát, tính ước lệ tượng trưng đã đưa các tác phẩm lên một đỉnh cao m




×