Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ đô thị ninh hòa, tỉnh khánh hòa đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030 theo hướng phát triển xanh và bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.49 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN VĂN DỌN

NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
MẠNG LƯỚI ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ NINH HÒA,
TỈNH KHÁNH HÒA ĐẾN NĂM 2020
VÀ TẦM NHÌN NĂM 2030 THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG

Chuyên ngành: Kỹ thuật Xây dựng Công trình giao thông
Mã số: 8580205

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2018


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ

Phản biện 1: PGS.TS. CHÂU TRƯỜNG LINH

Phản biện 2: TS. PHAN LÊ VŨ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ
Chuyên ngành Kỹ thuật Xây dựng Công trình Giao thông họp tại Trường Đại
học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 08 năm 2018.



* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu và Truyền thông Trường Đại học Bách khoa
Đại học Đà Nẵng
- Thư viện Khoa Xây dựng Công trình Giao thông, Trường Đại học
Bách khoa - ĐHĐN


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết lựa chọn đề tài.
Thị xã Ninh Hòa nằm phía Bắc tỉnh Khánh Hòa và nằm trong một phần diện
tích thuộc Khu kinh tế Nam Vân Phong có vị trí thuận lợi về giao lưu trong nước và
quốc tế, trong đó có giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt. Ngày 11/3/2005,
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 51/2005/QĐ-TTg về việc phê duyệt
quy hoạch Khu kinh tế vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, trong đó xác
định Khu kinh tế vịnh Vân Phong có các ngành kinh tế chủ đạo là dịch vụ cảng trung
chuyển quốc tế, dịch vụ du lịch, công nghiệp và các ngành kinh tế biển và xác định
mục tiêu đến năm 2020 xây dựng đô thị Ninh Hòa thành đô thị loại III với quy mô
dân số khoảng 241 nghìn dân [1] đã tạo ra những tiềm năng cơ hội phát triển rõ nét
hơn cho đô thị Ninh Hòa, hình thành một trung tâm kinh kế tổng hợp khu vực phía
Bắc tỉnh Khánh Hòa.
Từ năm 2005, thị xã Ninh Hòa đã thực hiện dự án “Quy hoạch giao thông vận
tải Ninh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” và đến năm 2008 thực
hiện đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị Ninh Hòa đến năm 2020”.
Từ đó đến nay, hệ thống giao thông vận tải thị xã Ninh Hòa đã phát triển hơn mở
đường cho phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tuy nhiên, đồ án quy hoạch giai đoạn
này mới chỉ tập trung vào quy mô đầu tư mạng lưới đường phố, hạ tầng kỹ thuật của
đô thị vừa và nhỏ giữa loại IV và loại III dẫn đến việc triển khai thực hiện quy hoạch

ở giai đoạn này (những năm 2015 - 2020) không còn phù hợp, hầu hết các đồ án quy
hoạch chỉ quan tâm đến bề rộng lòng đường, vỉa hè v.v... trong khi đó vấn đề kết nối
tuyến, sử dụng không gian mặt cắt ngang theo hướng tích hợp phát triển GTCC, đậu
đỗ, dừng xe chưa được quan tâm. Đặc biệt trong bối cảnh các đô thị ven biển nước ta
chịu tác động lớn của biến đổi khí hậu dẫn đến tình trạng ngập úng, ùn tắc và tai nạn
giao xảy ra thường xuyên hơn.
Ngày 25/10/2010 tại Nghị quyết số 41/NQ-CP của Chính phủ phê duyệt huyện
Ninh Hòa trở thành thị xã, đô thị loại IV, những quy hoạch cũ nói chung trong đó có
qui hoạch GTVT không còn phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thị
xã, công tác quản lý, đầu tư hạ tầng và phương tiện giao thông vận tải được các cấp
chính quyền thị xã và tỉnh Khánh Hòa quan tâm, tuy nhiên đơn vị tư vấn đã gặp khá
nhiều lúng túng khi triển khai các dự án hạ tầng vì lý do chưa có quy hoạch hoàn
chỉnh về GTVT đô thị mà vẫn đang phải dùng các quy hoạch cũ từ 2005 trong đề án
nâng cấp đô thị lên loại III, chính vì vậy để kịp thời triển khai các dự án đầu tư hòa


2

nhập cùng xu hướng thế giới phát triển xanh và bền vững và giúp chính quyền thị xã
có công cụ quản lý, nên việc chọn đề tài: “Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch mạng
lưới đường bộ đô thị Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và tầm nhìn năm
2030 theo hướng phát triển xanh và bền vững” là vô cùng cần thiết và cấp bách hiện
nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
a. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm mục tiêu phát
triển hệ thống giao thông xe buýt, xe đạp và bộ hành hướng đến phát triển xanh và
bền vững cho đô thị Ninh Hòa định hướng đến năm 2030.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Nghiên cứu mạng lưới đường bộ hiện trạng, phân tích đánh giá thực trạng về
hạ tầng kỹ thuật phục vụ giao thông, thu thập số liệu về tăng trưởng xe, đưa ra dự báo

về giao thông vận tải trong tương lai.
- Đề xuất các giải pháp về quy hoạch sử dụng đất có xét đến định hướng phát
triển vận tải xanh trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Đề xuất các giải pháp về hạ tầng theo hướng phát triển xanh và bền vững.
- Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách, các giải pháp thuận lợi để người
tham gia giao thông tự nguyện lựa chọn phương án giao thông bằng xe đạp và đi bộ
trong khu vực nội thị và khu vực ngoại thị sử dụng phương tiện GTCC là xe buýt
giảm thiểu số lượng người sử dụng phương tiện cá nhân.
3. Đối tượng nghiên cứu.
Mạng lưới giao thông đường bộ khu vực phường trung tâm thị xã Ninh Hòa:
Phường Ninh Hiệp, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Diêm, Ninh Hải và Ninh
Thủy. Phương tiện xe buýt chất lượng cao, xe đạp và người đi bộ trên địa bàn 07
phường.
Người dân trên địa bàn thị xã Ninh Hòa trong đó có xét đến người dân nơi
khác đến công tác và làm việc như: công nhân nhà máy tàu biển Hyunhdai Vinashin,
nhà máy Nhiệt điện Sumitomo, Khu công nghiệp Ninh Thủy v.v...
4. Phạm vi nghiên cứu.
a. Về không gian: Khu vực tập trung dân cư tại các phường trung tâm của thị
xã Ninh Hòa là: phường Ninh Hiệp, Ninh Hà, Ninh Giang, Ninh Đa, Ninh Diêm,
Ninh Hải và Ninh Thủy.
b. Về thời gian: Đến năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.


3

5. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu như:
- Phương pháp khảo sát, thu thập thông tin và phân tích bằng thống kê toán
học.
+ Đánh giá mạng lưới đường bộ đô thị Ninh Hòa thông qua quan sát, thị sát và

thu thập số liệu từ các đồ án quy hoạch liên quan đến ngành giao thông vận tải đã
được phê duyệt.
+ Khảo sát nhu cầu người dân sử dụng xe buýt.
+ Khảo sát nhu cầu sử dụng sử dụng xe đạp và bộ hành tại các phường trung
tâm đô thị.
- Tìm hiểu cơ sở lý thuyết quy hoạch, thiết kế phố đi bộ: Sưu tầm, diễn dịch
các kết quả nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến luận văn để
tổng hợp, phân tích các kết quả nghiên cứu rút ra các kết luận cần thiết.
6. Bố cục đề tài.
Phần mở đầu: Trình bày sự cần thiết của đề tài; mục tiêu, đối tượng và phạm vi
nghiên cứu của đề tài; phương pháp nghiên cứu.
Chương 1. Tổng quan về quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển
xanh và bền vững.
Chương 2. Khảo sát và đánh giá hiện trạng mạng lưới GTVT đường bộ đô thị
Ninh Hòa.
Chương 3. Giải pháp điều chỉnh mạng lưới giao thông đường bộ theo hướng
xanh và bền vững.
Kết luận và kiến nghị.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH GIAO THÔNG ĐÔ THỊ THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN XANH VÀ BỀN VỮNG
1.1. Các khái niệm phát triển xanh và bền vững.
- Phát triển xanh hay tăng trưởng xanh.
- Phát triển bền vững.
- Giao thông xanh.
1.2. Các khái niệm đô thị phát triển xanh và bền vững.

- Đô thị xanh:
- Đô thị phát triển bền vững.
1.3. Những khái niệm về VTHKCC bằng xe buýt, xe đạp và đi bộ.
- VTHKCC bằng xe buýt.
- Xe đạp.
- Đi bộ.
1.4. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững của
một vài nước phát triển trên thế giới.
1.4.1. Thành phố Curitiba ở miền Nam Brazil.
Để phát triển giao thông theo hướng xanh và bền vững, thành phố Curitiba đã
tiến hành thực hiện quy hoạch tổng thể trong thập niên 60 và 70 trên cơ sở quy hoạch
tích hợp giao thông và sử dụng đất. Trong số các thành phố sử dụng xe buýt của
Brazil thì thành phố Curitiba có tỉ lệ người sử dụng phương tiện này cao nhất, đây là
một chiến lược phát triển mạng lưới GTCC hợp nhất theo trục chính và các tuyến
nhánh, một thành phố tuyến tính, một hệ thống tích hợp các vấn đề nhà ở, khu vực
thương mại phức hợp, khu bảo tồn lịch sử và không gian công cộng, sử dụng đất,
mạng lưới đường bộ để hướng đến phát triển giao thông xanh và bền vững.
1.4.2. Thành phố Vancouver – Canada.
Thành phố Vancouver để đạt được thành phố xanh hướng tới năm 2020, chính
quyền thành phố đã đặt ra tiêu chí giảm phát thải khí nhà kính khoảng 33% và chủ
động trong lĩnh vực giao xanh, thành phố đặt 2 mục tiêu chính là hướng tới 50% dân
số đi bộ, đi xe đạp hoặc GTCC và giảm sử dụng xe cơ giới 20%.
1.4.3. Hà Lan.
Để phát triển giao thông xanh và bền vững, góp phần duy trì sức khỏe của
người dân, bảo vệ môi trường bằng loại hình xe đạp, Hà Lan đã đầu tư cơ sở hạ tầng


5

tương đối tốt và hệ thống cho thuê xe rất phổ biến rất tiện lợi, giúp cho người dân tiếp

cận loại hình giao thông này dễ dàng và được mệnh danh là “thiên đường xe đạp”
trên thế giới.
1.4.4. Nhật Bản.
Đối với Nhật Bản để phát triển giao thông xanh, áp dụng mô hình TOD được
nhiều thành phố tại Nhật Bản sử dụng, việc bố trí cơ sở hạ tầng liên hợp như bãi đỗ
xe, bến xe buýt, trạm cho thuê xe đạp v.v… xung quanh nhà ga tạo điều kiện chuyển
đổi giữa các loại hình phương tiện giao thông được dễ dàng.
1.4.5. Singapore.
Đối với Singapore việc quy hoạch sử dụng đất gắn liền với quy hoạch giao
thông, trong chiến lược phát triển giao thông theo hướng bền vững Singapore áp
dụng công nghệ thông tin vào hệ thống GTCC như: sử dụng vé dùng liên hoàn toàn
hệ thống; phát triển hệ thống kiểm soát tín hiệu giao thông GLIDE; kiểm soát giao
thông sử dụng dữ liệu hệ thống định vị toàn cầu v.v… nhằm phục vụ người dân dễ
tiếp cận các loại phương tiện, đi lại thuận tiện và an toàn theo xu hướng phát triển
xanh và bền vững.
1.5. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững của
các đô thị lớn Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng.
1.5.1. Thành phố Hà Nội.
Thành phố Hà Nội, việc phát triển giao thông công cộng ít gây ô nhiễm môi
trường theo hướng phát triển xanh và bền vững đã có từ thập niên 80 đó là xe điện
bánh sắt và xe điện bánh hơi, do giai đoạn lịch sử có những thay đổi cho nên loại
hình giao thông này không còn hoạt động. Đến nay, với sự phát triển kinh tế - xã hội
của một thành phố đầu tàu của cả nước đang trong thời kỳ kinh tế hội nhập quốc tế,
cùng hòa nhập chung với xu hướng phát triển của thế giới, việc phát triển hệ thống
giao thông công cộng bằng các loại hình giao thông như: tàu điện, xe buýt nhanh
(BRT), xe đạp, đi bộ v.v... đang được thành phố triển khai theo đề án quy hoạch giao
thông vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050 của Thủ tướng chính
phủ phê duyệt nhằm hướng đến xây dựng thủ đô xanh, văn hiến, văn minh hiện đại.
1.5.2. Thành phố Hồ Chí Minh.
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có dân số lớn nhất cả nước trên 8 triệu dân,

để giảm ùn tắc giao thông hạn chế người dân sử dụng phương tiện cá nhân, hạn chế ô
nhiễm môi trường, lãnh đạo thành phố đã triển khai nhiều dự án giao thông như:
tuyến xe buýt nhanh (BRT) dọc hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, tuyến
xe buýt xanh chạy bằng khí nén thiên nhiên (CNG) và tuyến Metro chợ Bến Thành –


6

Suối Tiên được khởi công tháng 8/2012 dự kiến đưa vào khai thác sử dụng năm 2020
v.v... Các tuyến phố đi bộ đã được hình thành, phục vụ cho người dân, khách du lịch
đến tham quan và vui chơi nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thành
phố. Để hướng đến một đô thị văn minh, hiện đại, lãnh đạo UBND thành phố đã quan
tâm đến công tác lập quy hoạch, triển khai, thực hiện các dự án giao thông phát triển
theo hướng xanh và bền vững.
1.5.3. Thành phố Đà Nẵng.
Mục tiêu của thành phố là xây dựng hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, bền
vững, hiện đại và phân kỳ đầu tư hệ thống giao thông vận tải theo các giai đoạn, xác
định các dự án thứ tự ưu tiên, để có cở sở triển khai các mục tiêu này, UBND thành
phố đã ban hành Bộ chỉ số phát triển xanh và bền vững, đây là công cụ đo lường,
giám sát, nhằm giúp lãnh đạo thành phố trong quá trình định hướng và điều chỉnh các
mục tiêu phát triển đô thị nhằm ứng phó tốt với rủi ro, cải thiện môi trường và giảm
nhẹ biến đổi khí hậu và có thể xây dựng Đà Nẵng trở thành một thành phố môi
trường, cung cấp một môi trường an toàn và lành mạnh cho người dân.
1.6. Quy hoạch giao thông đô thị theo hướng phát triển xanh và bền vững của
các đô thị loại I, II, III của các tỉnh, thành phố.
1.6.1. Thành phố Biên Hòa.
Để thực hiện phát triển giao thông vận tải theo hướng phát triển xanh và bền
vững đối với thành phố Biên Hòa, lãnh đạo thành phố chỉ mới nghiên cứu ở bước
đầu, trong thời gian đến, chính quyền thành phố Biên Hòa sẽ phát triển thí điểm tuyến
xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch CNG thay thế xe buýt diesel trong hệ thống vận tải

công cộng sao cho phù hợp với mô hình giao thông xanh trong định hướng phát triển
bền vững giao thông đô thị thành phố.
1.6.2. Thành phố Nha Trang.
Đối với thành phố Nha Trang việc phát triển giao thông công cộng theo hướng
xanh và bền vững còn nhỏ lẻ chủ yếu là các công ty, tư nhân đứng ra tổ chức thực
hiện nhằm phục vụ cho khách du lịch đến tham quan tại thành phố. Đối với các dự án
lớn như: xe buýt nhanh (BRT), xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch (CNG) v.v... thành
phố Nha Trang chưa có.
1.6.3. Thành phố Hội An.
Về ý tưởng giao thông xanh thành phố đã tổ chức nhiều chương trình, trò chơi
hùng biện “Ý tưởng giao thông xanh” nhằm tuyên truyền đến mọi người tham gia
giao thông bằng những phương tiện xanh và Hội An là thành phố đầu tiên trên cả
nước ký cam kết sự kiện “Ngày không khói xe” do thế giới được tổ chức hàng năm.


7

Việc đưa xe điện, xe đạp vào hoạt động trong thành phố cũng là một cách để hướng
đến sử dụng “giao thông xanh” trong tương lai, phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi
trường và xã hội của vùng đất di sản.
1.6.4. Các thị trấn, thị xã là đô thị loại III, IV.
Hầu hết đồ án quy hoạch mạng lưới giao thông vận tải chỉ mới tập trung vào
quy mô đầu tư mạng lưới đường phố, hạ tầng kỹ thuật của đô thị vừa và nhỏ, hầu hết
các đồ án quy hoạch chỉ quan tâm đến bề rộng lòng đường, vỉa hè v.v... trong khi đó
vấn đề kết nối tuyến, sử dụng không gian mặt cắt ngang theo hướng tích hợp phát
triển GTCC, xe đạp và bộ hành theo hướng phát triển xanh và bền vững chưa được
quan tâm.
1.7. Nhận xét, kết luận.
1.7.1. Nhận xét.
- Đối với các nước phát triển trên thế giới: phát triển hoàn thiện hệ thống mạng

lưới giao thông vận tải; đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
mới vào thiết kế, xây dựng khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng
thân thiện với môi trường; phát triển mạng lưới VTHKCC; kiểm soát khí thải từ
phương tiện giao thông. Bên cạnh đó, thực hiện xây dựng các tuyến phố đi bộ,
khuyến khích cộng đồng tham gia giao thông bằng các phương tiện phi cơ giới như
xe đạp, xe điện và đi bộ, đồng thời khuyến khích việc đầu tư phương tiện vận tải công
cộng khối lượng lớn sử dụng năng lượng sạch, ít gây ô nhiễm môi trường như tàu
điện ngầm, tàu điện trên cao và xe buýt nhanh v.v… giúp cho người dân của mỗi
quốc gia di chuyển nhanh, an toàn, thuận tiện, dễ dàng tiếp cận các loại hình giao
thông và yếu tố an toàn luôn đặt lên hàng đầu.
- Đối với đô thị lớn của nước ta như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng
v.v… xây dựng hệ thống giao thông vận tải phát triển theo hướng xanh và bền vững
mới ở giai đoạn đầu như Hà Nội đầu tư đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông, tuyến
xe buýt nhanh BRT v.v… thành phố Hồ Chí Minh đầu tư tuyến xe buýt nhanh BRT
dọc hành lang Đại lộ Võ Văn Kiệt – Mai Chí Thọ, dự án Metro Bến Thành – Suối
Tiên, phố đi bộ Đại lộ Nguyễn Huệ v.v… thành phố Đà Nẵng đã xây dựng Bộ chỉ số
phát triển xanh và bền vững từng bước phát triển mạng lưới giao thông vận tải đa
dạng, hiện đại, thân thiện môi trường, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành
phố.
- Đối với các đô thị thuộc các tỉnh, thành phố: Phát triển giao thông xanh một
số thành phố chỉ mới triển khai thí điểm hoặc mới triển khai thực hiện các đề án như
thành phố Biên Hòa đề xuất phát triển thí điểm tuyến xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch


8

CNG thay thế xe buýt diesel, thành phố Hội An khuyến khích người dân sử dụng xe
đạp, thành phố Nha Trang xây dựng mô hình cho thuê xe đạp đối với khách du lịch
v.v…
- Đối với các thị xã là đô thị loại IV, III: Mạng lưới giao thông vận tải chỉ mới

tập trung vào quy mô đầu tư mạng lưới đường phố, hạ tầng kỹ thuật của đô thị vừa và
nhỏ, hầu hết các đồ án quy hoạch chỉ quan tâm đến bề rộng lòng đường, vỉa hè v.v...
trong khi đó vấn đề kết nối tuyến, sử dụng không gian mặt cắt ngang theo hướng tích
hợp phát triển GTCC, xe đạp và bộ hành theo hướng phát triển xanh và bền vững
chưa được quan tâm.
1.7.2. Kết luận.
Trong xu hướng phát triển hiện nay trên thế giới và các đô thị lớn của Việt
Nam, trong chiến lược phát triển mạng lưới giao thông công cộng đã xem xét đến vấn
đề phát triển xanh và bền vững. Tuy nhiên, các đô thị vừa và nhỏ chưa quan tâm đến
chính sách này mà thị xã Ninh Hòa là một điển hình. Nhưng đến hiện nay (đầu thế kỷ
21) các chuỗi đô thị loại IV, III cần phải quan tâm đến chính sách này, đó là phát
triển mạng lưới giao thông công cộng phải xem xét đến yếu tố phát triển xanh và bền
vững. Trong tương lai, thị xã Ninh Hòa sáp nhập thành phố Nha Trang trở thành một
quận, khi đó Nha Trang trở thành đô thị trực thuộc Trung ương.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG
VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ ĐÔ THỊ NINH HÒA
2.1. Giới thiệu chung về mạng lưới giao thông vận tải Ninh Hòa.
Thị xã Ninh Hòa đã xây dựng được hệ thống giao thông đối ngoại phát triển
khá toàn diện gồm đường bộ, đường sắt và đường thủy có tác động tích cực đến sự
phát triển của thị xã. Cụ thể như sau:
- Đường thủy.
- Đường sắt.
- Đường bộ.
2.2. Khảo sát, đánh giá hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải đường bộ Ninh
Hòa.
Để có cơ sở thực tế, tác giả thống kê, phân tích và đánh giá lại thành phần dòng
xe, lưu lượng, tốc độ, mật độ giao thông trên truyến và tại các nút giao và đánh giá lại



9

đồ án quy hoạch giao thông năm 2005 của UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt. Từ đó,
tham chiếu và xem xét những vấn đề bổ sung trong quá trình khảo sát để có cơ sở
thực hiện điều chỉnh quy hoạch giao thông theo hướng phát triển xanh và bền vững.
2.2.1. Đánh giá hiện trạng.
a. Điều kiện đường.
Để có cơ sở điều chỉnh lại quy hoạch giao thông đô thị Ninh Hòa, tác giả tập
trung phân tích, đánh giá điều kiện đường bao gồm một số yếu tố chính như sau:
- Phân loại đường: Đề tài phân chia thành 02 nhóm đường: nhóm đường đô thị
và nhóm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và đường xã.
- Khảo sát, đánh giá lại tổng chiều dài, loại mặt đường, bề rộng lòng đường, bề
rộng vỉa hè, dải phân cách, hệ thống cây xanh, hệ thống điện chiếu sáng và hệ thống
thoát nước, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ để làm cơ sở xem xét điều chỉnh quy
hoạch cho phù hợp.
* Nhóm đường nội thị.
Gồm các tuyến đường trục chính dài 70km, chỉ giới đường đỏ từ 13m – 30m,
mặt đường bê tông nhựa, có dải phân cách, vỉa hè dành cho người đi bộ, có hệ thống
thoát nước, điện chiếu sáng, hệ thống cây xanh dọc theo các tuyến đường.
* Nhóm đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện và đường xã.
- Đường Quốc lộ: Có tổng chiều dài 76km, gồm 03 đường: Quốc lộ 1A dài
30km, Quốc lộ 26 dài 32km và Quốc lộ 26B dài 14km.
- Đường tỉnh lộ: Với chiều dài 144,9km, đường tỉnh lộ có cấp đường từ cấp IV
đến cấp III bề rộng mặt đường từ 7,0m, nền đường rộng từ 9,0 – 12m, mặt đường
bằng kết cấu bê tông nhựa và thấm nhập nhựa, các đoạn qua khu dân cư bố trí rãnh
thoát nước, điện chiếu sáng và cây xanh.
- Đường huyện: Tổng chiều dài các tuyến đường liên xã là 95,8km. Từ năm
2015 đến nay thị xã đã thực hiện đầu tư mới, mở rộng, nâng cấp mạng lưới đường
liên xã các xã, phường. Chất lượng mặt đường đã được cải thiện đáng kể, đặc biệt là
các tuyến đường liên xã, bề rộng mặt trung bình 3,5m – 7,0m. Phục vụ nhu cầu đi lại

của nhân dân trong vùng, kết nối trung tâm thị xã với trung tâm các xã, phường.
- Đường xã: Tổng chiều dài 458,3km, được sự quan tâm của chính quyền địa
phương, sử dụng nhiều nguồn vốn khác nhau, các tuyến đường giao thông nông thôn
liên thôn, liên xóm, đã được đầu tư mặt đường bằng bê tông xi măng, láng nhựa, cấp
phối đá dăm trên 70%, diện tích mặt đường, còn lại mặt đường cứng hóa bằng đá
dăm, gạch đá và các đường nội đồng chủ yếu là đường đất.


10

* Hệ thống bến, bãi.
Thị xã Ninh Hòa có 01 bến xe liên tỉnh, nằm trên trục đường Quốc lộ 1A,
thuộc địa bàn phường Ninh Giang, với diện tích 5.000m2 và 01 bến xe Ninh Hòa vận
chuyển hàng hóa với diện tích 2.500m2. Hai trạm điều hành tuyến xe buýt (bố trí
quay đầu xe, xưởng bảo dưỡng phương tiện v.v…) diện tích mỗi trạm 1.500m2.
Như vậy, điều kiện đường của thị xã Ninh Hòa tương đối hoàn thiện, mặt đường
được đầu từ bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng, bề rộng lòng đường, vỉa hè tuân thủ
theo TCXDVN 104 – 2007 và bố trí đầy đủ hệ thống cây xanh, điện chiếu sáng, thoát
nước và hệ thống bến bãi. Tuy nhiên, về hạ tầng một số tuyến còn thiếu, chưa đầu tư
kịp thời như: vỉa hè dành cho người đi bộ, hệ thống cây xanh, chiếu sáng.
b. Điều kiện giao thông.
Tác giả tiến hành thống kê, khảo sát lưu lượng, tốc độ, thành phần dòng xe lưu
thông tại các nút giao thông, lần lượt là những điểm giao cắt giữa các trục đường
chính đô thị, đường phố gom và đường phố nội bộ đã được phân loại và xác định
trong mạng lưới giao thông đô thị Ninh Hòa để làm cơ sở xem xét điều chỉnh quy
hoạch, mở rộng số làn xe tăng khả năng thông hành đảm bảo mức độ phục vụ.
- Thành phần dòng xe: (thời gian quan sát trong 1 giờ, tại 03 tuyến đường:
Trần Qúy Cáp, đường 2 tháng 4 và đường Nguyễn Huệ).
+ Xe ô tô tải: 97 xe (chiếm tỷ lệ 4,48%).
+ Xe ô tô con: 182 xe (chiếm tỷ lệ 8,4%).

+ Xe buýt: 24 xe (chiếm tỷ lệ 1,1%).
+ Xe máy: 1.225 xe (chiếm tỷ lệ 56,53%).
+ Xe đạp, đạp điện: 639 xe (chiếm tỷ lệ 29,49%).
- Đối với lưu lượng dòng xe lưu thông tại các vị trí của các tuyến đường Trần
Qúy Cáp, đường 2 tháng 4 và đường Nguyễn Huệ, kết quả khảo sát với nhiều thành
phần dòng xe khác nhau được quy đổi thành lưu lượng xe con quy đổi để phục vụ cho
việc nghiên cứu, cơ sở để quy đổi là Tiêu chuẩn thiết kế đường đô thị TCXDVN 104
- 2007.
N = (97 + 24) x 2 + 182 x 1 + 1.225 x 0,3 + 639 x 0,2 = 1.343xcqd/h.
- Tốc độ trung bình của các loại phương tiện khi tham gia giao thông trong khu
vực nội thị là 30km/giờ (kết quả sử dụng máy đo tốc độ của Đội Cảnh sát giao thông
thị xã Ninh Hòa, tại các vị trí đường Trần Qúy Cáp, đường 2 tháng 4 và đường
Nguyễn Huệ).


11

Như vậy, cơ cấu phương tiện tham gia giao thông mất cân đối (trong khu vực
nội thị, thành phần xe máy chiếm tỷ lệ cao 56,53%), tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao
thông vào giờ cao điểm chưa xảy ra, nhưng với tình hình phát triển các loại phương
tiện như hiện nay, chính quyền địa phương không có giải pháp chiến lược để xem xét
điều chỉnh lại quy hoạch và tổ chức lại giao thông tại một số tuyến đường, khu vực
thì việc xảy ra kẹt xe, ùn tắc giao thông tại đô thị Ninh Hòa là điều khó tránh khỏi
trong thời gian đến.
c. Điều kiện tổ chức và điều khiển giao thông.
- Loại hình nút giao:
+ Nút giao khác mức.
+ Nút giao cùng mức.
- Hệ thống biển báo hiệu đường bộ: Tổng số 1.567 biển báo bố trí trên các trục
đường chính trong khu vực nội thị. Tại các điểm giao cắt có bố trí vạch cho người đi

bộ qua đường, các tuyến đường bố trí dải phân cách, vạch phân làn, vạch chỉ dẫn
hướng dẫn cho người tham gia giao thông. Tổng diện tích sơn vạch kẻ đường trên địa
bàn thị xã là 15.231m2.
Như vậy, qua khảo sát tác giả nhận thấy vào giờ cao điểm lưu lượng xe lưu
thông rất lớn, với nhiều thành phần dòng xe khác nhau. Hiện tại hình thức tổ chức
điều khiển giao thông chủ yếu vẫn là sử dụng các vòng đảo bán kính lớn hoặc các
hình thức đảo dẫn hướng khác nhau kết hợp với điều khiển bằng tín hiệu đèn.
d. An toàn giao thông.
Theo số liệu tai nạn giao thông phòng Cảnh sát giao thông Ninh Hòa cung
cấp, số liệu tai nạn giao thông qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017, cụ thể
như sau:
Bảng 2.1. Bảng thống kê số vụ tai nạn xảy ra các năm xảy ra trên địa bàn
xã Ninh Hòa.

thị

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017


Số vụ tai nạn (vụ)

41

42

30

36

26

Số người chết (người)
Số người bị thương (người)

44
21

49
9

31
10

40
16

26
8


Như vậy, mặc dù chính quyền địa phương đã tập trung và thực hiện quyết liệt
các giải pháp trong công tác bảo đảm trật tự ATGT như: đầu tư nâng cấp mở rộng các
tuyến đường, cải tạo nút giao, lắp đặt thêm hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn cho người


12

tham gia giao thông, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao
thông cho người dân v.v... nhằm giảm bớt số vụ tại nạn giao thông trên địa bàn nhưng
số vụ tai nạn giao thông vẫn xảy ra ở mức cao, gây thiệt hại lớn về người, tài sản và
phương tiện.
2.2.2. GTCC: Xe buýt, xe đạp, đi bộ, tỷ lệ % dùng GTCC.
a. Xe buýt.
Việc điều tra xem người dân có thói quen sử dụng xe buýt rất cần thiết trong
việc dự báo nhu cầu sử dụng phương tiện GTCC trên địa bàn thị xã Ninh Hòa để làm
cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển phương tiện GTCC trong thời gian đến.
- Kết quả khảo sát được tổng hợp theo từng nội dung.
+ Nhu cầu đi xe buýt.
+ Lý do đi xe buýt.
+ Loại vé người dân đang sử dụng đi xe buýt.
+…
b. Xe đạp.
Việc điều tra xem người dân có thói quen sử dụng xe đạp rất cần thiết trong
việc dự báo nhu cầu sử dụng xe đạp trên địa bàn thị xã Ninh Hòa để làm cơ sở đề
xuất các giải pháp phát triển xe đạp trong tương lai.
- Kết quả khảo sát được tổng hợp theo từng nội dung.
+ Nhu cầu đi xe đạp.
+ Lý do sử dụng xe đạp của người dân.
+ Khoảng cách quãng đường người dân sử dụng xe đạp.

+…
* Đi bộ.
Việc điều tra xem người dân có thường xuyên đi bộ là rất cần thiết trong việc
dự báo nhu cầu để đầu tư hạ tầng dành cho người đi bộ và làm cơ sở đề xuất các giải
pháp kết nối GTCC trong thời gian đến.
- Kết quả khảo sát được tổng hợp theo từng nội dung.
+ Nhu cầu đi bộ.
+ Lý do đi bộ.
+…
2.3. Đánh giá đồ án quy hoạch năm 2005 và theo hiện trạng.
Để có cơ sở thực tế, tác giả phân tích đánh giá lại đồ án quy hoạch giao thông
vận tải Ninh Hòa năm 2005, từ đó tham chiếu xem xét những vấn đề bổ sung trong


13

quá trình khảo sát để có cơ sở đề xuất các giải pháp để thực hiện điều chỉnh quy
hoạch.
Về chỉ tiêu phát triển mạng lưới đường: Theo đồ án quy hoạch giao thông vận
tải năm 2005 đến năm 2010 thị xã Ninh Hòa sẽ đạt chỉ tiêu về mật độ lưới đường từ
0,65km/km2, chiều dài đường bình quân cho 1000 dân là 3,0km. Tính đến hiện trạng
năm 2017, sau hơn 10 năm thực hiện quy hoạch thị xã Ninh Hoà đã đạt chỉ tiêu phát
triển mạng đường lần lượt như sau 0,75km/km2, 3,5km/1000 dân.
2.3.1. Tỷ lệ % đất dành cho giao thông.
Qua khảo sát, đánh giá lại hiện trạng đất dành cho giao thông đô thị Ninh Hòa
là: 15,4% (tính đến thời điểm năm 2017).
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, thị xã Ninh Hòa quỹ đất dành cho kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ là 15,4% chưa đạt, theo đồ án quy hoạch giao thông năm
2005 là 16% quỹ đất dành cho giao thông.
2.3.2. Tỷ lệ % các loại đường phố.

Mạng lưới đường phố trong đô thị Ninh Hòa thực hiện theo đồ án quy hoạch
giao thông vận tải Ninh Hòa năm 2005, các loại đường phố tuân thủ theo TCXDVN
104 : 2007. Trong đó, bố trí đường phố chính, đường phố gom và đường phố nội bộ,
tuỳ theo loại đường phố mà bố trí cấu tạo từng vị trí có thể đầy đủ hoặc không có đầy
đủ các bộ phận vỉa hè, dải phân cách, phần trồng cây, các làn xe phụ, bó vỉa, đường
xe đạp, đường đi bộ v.v... Hầu hết, các tuyến đường đô thị Ninh Hòa chưa bố trí riêng
cho làn đường xe đạp mà sử dụng chung phần xe chạy hoặc làn ngoài cùng bên phải
với xe cơ giới. Về đường đi bộ, chủ yếu sử dụng vỉa hè của các tuyến đường bố trí
cho người đi bộ trong khu vực nội thị như: đi mua sắm, thể dục buổi sáng và giải
quyết thủ tục hành chính.
2.3.3. Tỷ lệ % đường phố dành cho GTCC.
Đối với xe buýt: Năm 2010, thị xã Ninh Hòa phát triển 02 tuyến xe buýt Nha
Trang – Ninh Hòa – Vạn Giã và tuyến Nha Trang – Ninh Hòa – Ninh Tây đến năm
2013 tiếp tục phát triển tuyến xe buýt Nha Trang – Ninh Hòa – Dốc Lết được người
dân thị xã Ninh Hòa đồng tỉnh ủng hộ, đối tượng thường xuyên tham gia đi xe buýt
học sinh, sinh viên, công nhân và người lao động đang làm việc tại thành phố Nha
Trang. Đầu năm 2018, do nhu cầu đi lại của người dân càng gia tăng, Công ty TNHH
Quyết Thắng tiếp tục đầu tư khai thác tuyến xe buýt Nha Trang – Ninh Hòa – thành
phố Tuy Hòa để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân 02 tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên
trong đó có nhân dân thị xã Ninh Hòa. Tỷ lệ đường phố dành cho GTCC xe buýt là
1,5%.


14

Đối với xe đạp: Hiện nay thị xã Ninh Hòa chưa bố trí làn đường riêng cho xe
đạp mà chỉ sử dụng chung làn đường xe cơ giới khác, trong đồ án quy hoạch giao
thông vận tải năm 2005 chưa đề cập đến vấn đề này.
Đối với làn đường đi bộ: Đã bố trí trên vỉa hè, nhưng người dân lấn chiếm, do
điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng mưa, các điểm mong muốn đến cách xa, không

hấp dẫn cho người đi bộ.
2.3.4. Tỷ lệ % người dân sử dụng phương tiện GTCC: xe buýt, xe đạp và bộ hành.
Từ kết quả phát phiếu điều tra tại mục 2.1, nhu cầu sử dụng xe buýt của người
dân rất cao 50,8%, nhu cầu đi xe đạp 62,4% và nhu cầu đi bộ của người dân 80%.
Như vậy, nhu cầu sử dụng giao thông công công xe buýt, xe đạp và đi bộ của người
dân rất cao. Hiện nay, hạ tầng giao thông công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu đi lại
của người dân và theo đồ án quy hoạch giao thông vận tải năm 2005 chưa quan tâm
nhiều đến các chỉ tiêu này, cho nên đến nay không còn phù hợp. Cho nên, từ kết quả
này, tác giả sẽ đề xuất nhóm giải pháp phát triển giao thông công cộng ở chương 3.
2.4. Nhận xét, kết luận.
2.4.1. Nhận xét.
- Quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ là 15,4% chưa đạt,
theo đồ án quy hoạch giao thông năm 2005 là 16% quỹ đất dành cho giao thông.
- Về điều kiện đường của thị xã Ninh Hòa tương đối hoàn thiện, tuy nhiên, về
hạ tầng một số tuyến còn thiếu, chưa đầu tư kịp thời như: vỉa hè dành cho người đi
bộ, hệ thống cây xanh, chiếu sáng. Cơ cấu phương tiện tham gia giao thông mất cân
đối (trong khu vực nội thị, thành phần xe máy chiếm tỷ lệ cao 56,53%), với tình hình
phát triển các loại phương tiện như hiện nay, nguy cơ kẹt xe, ùn tắc giao thông trong
thời gian đến sẽ xảy ra là điều khó tránh khỏi.
- Về an toàn giao thông: Đã tập trung và thực hiện quyết liệt các giải pháp
trong công tác bảo đảm trật tự ATGT như: đầu tư nâng cấp mở rộng các tuyến đường,
cải tạo nút giao, lắp đặt thêm hệ thống biển báo, biển chỉ dẫn cho người tham gia giao
thông, tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông cho người
dân v.v... nhằm giảm bớt số vụ tại nạn giao thông trên địa bàn nhưng số vụ tai nạn
giao thông vẫn xảy ra ở mức cao, gây thiệt hại lớn về người, tài sản và phương tiện.
- Các tuyến xe buýt trên địa bàn thị xã chưa hấp dẫn với người dân, vì thời gian
chờ đợi lâu (trung bình 30 phút có 01 chuyến xe), mạng lưới xe buýt chưa phủ khắp
khu vực nội thị.



15

- Giao thông bằng phương tiện xe đạp người dân chưa sử dụng nhiều, chưa có
làn đường riêng dành cho xe đạp, mà chỉ sử dụng chung với làn xe cơ giới khác, nguy
cơ mất an toàn giao thông rất cao.
- Đi bộ của người dân đã đề cập nhưng chưa được phổ biến do vỉa hè các hộ
dân lấn chiếm làm nơi kinh doanh buôn bán, trong giữ xe đạp, xe máy, hệ thống cây
xanh, trụ điện bố trí trên vỉa hè làm cản trở việc đi bộ, việc đi bộ không hấp dẫn đối
với người dân.
2.4.2. Kết luận.
Đồ án quy hoạch giao thông vận tải năm 2005 của thị xã Ninh Hòa là đồ án
quy hoạch cũ không còn phù hợp trong giai đoạn này. Thông qua kết quả khảo sát
đánh giá hiện trạng, rõ ràng các chỉ tiêu này không còn phù hợp. Vì lẽ đó trong giai
đoạn hiện nay, việc điều chỉnh lại quy hoạch giao thông bằng các giải pháp liên quan
đến quy hoạch sử dụng đất dành cho giao thông, quy hoạch hạ tầng giao thông xanh,
trong đó phải tính đến giao thông công cộng bằng xe buýt, xe đạp và bộ hành v.v... là
việc làm cần phải tính đến ngay từ bây giờ.


16

CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP ĐIỀU CHỈNH MẠNG LƯỚI GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO
HƯỚNG XANH VÀ BỀN VỮNG
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
3.1.1. Các căn cứ pháp lý.
- Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD Quy hoạch xây
dựng.
- Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 104:2007 Đường đô thị - Yêu cầu
thiết kế.

- Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh.
- Quyết định số 335/QĐ-TTg ngày 25/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về về
việc phê duyệt điều chỉnh chiến lược phát triển giao thông vận tải Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030.
- Quyết định số 2031/QĐ-UBND ngày 18/8/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa
về việc triển khai Nghị quyết số 34/2007/NQ-HĐND ngày 21/12/2007 của HĐND
tỉnh về việc thông qua Quy hoạch giao thông vận tải tỉnh Khánh Hòa giai đoạn năm
2006 đến năm 2010, định hướng đến năm 2020.
- Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 22/02/2006 của UBND tỉnh Khánh
Hòa về việc phê duyệt giao thông huyện Ninh Hòa đến năm 2010 và định hướng đến
năm 2020.
- Quyết định số 1812/QĐ - UBND ngày 18/7/2008 của UBND tỉnh Khánh Hòa
về việc điều chỉnh đồ án Quy hoạch chung đô thị Ninh Hòa đến năm 2020 và tầm
nhìn đến năm 2030.
- Nghị quyết số 02/2017/NQ-HĐND ngày 24/3/2017 của Hội đồng nhân dân
thị xã Ninh Hòa ban hành Chương trình phát triển đô thị thị xã Ninh Hòa đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030.
3.1.2 Tham khảo các kết quả nghiên cứu trước đây.
Với đề tài luận văn này, tác giả tham khảo, phân tích các bộ chỉ số về giao
thông xanh của các học giả và tổ chức trên thế giới và trong nước từ đó tổng hợp và
đề xuất bộ tiêu chí phát triển hạ tầng GTĐT theo hướng xanh và bền vững cho đô thị
loại III – trường hợp áp dụng cho thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
a. Tham khảo bộ chỉ số về giao thông xanh của các học giả trên thế giới.
- Bộ tiêu chí đánh giá bền vững hệ thống giao thông vùng Lyons [13].


17

- Bộ tiêu chí giao thông bền vững của Todd Litman [13].

b. Tham khảo bộ chỉ số về giao thông xanh của các tác giả trong nước.
- Bộ chỉ số đánh giá hệ thống giao thông xanh cho các đô thị ở Việt Nam của
TS. Phạm Đức Thanh, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội [24].
- Bộ chỉ số phát triển xanh và bền vững cho các đô thị lớn ở Việt Nam – của
PGS. TS Phan Cao Thọ trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - ĐH Đà Nẵng [25].
3.2. Xây dựng nhóm tiêu chí phát triển hạ tầng GTĐT theo hướng xanh và bền
vững cho đô thị loại III của Việt Nam – cụ thể là thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh
Hòa.
3.2.1. Bối cảnh chung cho các đô thị loại III của Việt Nam.
Biến đổi khí hậu toàn cầu: Do khí thải các nhà máy, rác thải công nghiệp, rác
thải nguy hại, nhiệt độ trái đất nóng lên, bão lụt, mực nước biển dâng cao ảnh hưởng
đến phát triển kinh tế, xã hội của các đô thị lớn Việt Nam nói chung trong đó có đô
thị Ninh Hòa.
3.2.2. Đề xuất nhóm tiêu chí giao thông xanh.
Phạm vi đề tài luận văn tác giả nghiên cứu nhóm tiêu chí giao thông xanh
thuộc một phần của nhóm chỉ số phát triển xanh và bền vững. Giao thông xanh sử
dụng GTCC bằng xe buýt, xe đạp và đi bộ, sẽ giảm ô nhiễm môi trường, chống ùn tắc
giao thông, giảm thiểu tai nạn, rèn luyện sức khỏe cho người dân và hướng tới giảm
nhẹ biến đổi khí hậu.
Từ nội dung tham khảo tiêu chí xanh của các thành phố trên thế giới và các đô
thị ở Việt Nam và thực tế tại địa phương thị xã Ninh Hòa, tác giả đề xuất nhóm tiêu
chí giao thông xanh chi tiết bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.1. Đề xuất một số tiêu chí phát triển giao thông xanh – áp dụng cho đô thị
Ninh Hòa.
Số TT

Tiêu chí

1


Mật độ mạng lưới đường bộ đô thị loại III.

2

Tỷ lệ đất dành cho giao thông (giao thông + bến,
bãi).

3

Mật độ mạng lưới đường dành cho GTCC (xe buýt,
xe đạp và bộ hành).

4

Tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện GTCC

Đơn vị

Chỉ têu đề
xuất

km/km2

2,5

%

18

km/km2


1,5

%

20


18
5

Giảm thiểu tai nạn giao thông (số vụ, số người chết,
số người bị thương)

%

5 - 10

6

Kinh phí đầu tư hàng năm cho tuyến đường đi xe
buýt, xe đạp và bộ hành.

%

20

3.3. Đề xuất các nhóm giải pháp điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ Ninh
Hòa theo hướng phát triển xanh và bền vững.
Từ kết quả khảo sát chương 2, nhóm tiêu chí phát triển giao thông xanh tác giả

đề xuất nêu trên cho đô thị loại III – cụ thể là đô thị Ninh Hòa, tác giả đề xuất các giải
pháp như sau:
Bảng 3.2. Tổng hợp các nhóm giải pháp điều chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ
Ninh Hòa theo hướng phát triển xanh và bền vững.
Số
TT

Nhóm giải pháp

Xe buýt

I

Quy hoạch hạ tầng, mạng lưới đường

1

Quy hoạch sử dụng
đất (tỷ lệ đất dành cho
giao thông và bến bãi
phải đạt 18%)

2
a

b

- Mở rộng, đầu tư
mới làn đường xe
buýt.

- Mở rộng các bến
bãi, văn phòng nhà
điều hành.
- Bố trí các điểm
dừng, đón khách đi
xe buýt.
Mạng lưới đường, hạ tầng giao thông đô thị
Mạng lưới đường
- Điều chỉnh, quy
(mật độ mạng lưới
hoạch mạng lưới
2
đường là 2,5km/km ) đường xe buýt phủ
khắp khu vực nội
thị.
Hạ tầng giao thông đô
thị

- Mặt đường bê tông
nhựa.
- Bề rộng làn đường
3,5m.
- Dãi phân cách giữa

Xe đạp

Bộ hành

- Mở rộng, làn
đường xe đạp.

- Bố trí các trạm cho
thê xe đạp.

- Bố trí đường đi bộ
trên vỉa hè.
- Bố trí quỹ đất trồng
cây xanh.

- Điều chỉnh, quy
hoạch bố trí làn
đường xe đạp đi
chung với các loại
phương tiện khác
hoặc đi riêng.
- Làn đường xe đạp
phải là màu sáng để
phân biệt với các làn
đường khác.
- Bố trí bề rộng làn
đường xe đạp tối
thiểu là 1,5m/làn.

- Điều chỉnh, quy
hoạch bố trí làn
đường đi bộ trên vỉa
hè.

- Mặt đường lát gạch
Terazo hoặc bê tông
xi măng.

- Bề rộng làn đường
cho người đi bộ rộng
0,75m.


19
3

Giao thông công cộng
(tỷ lệ người dân sử
dụng phương tiện
GTCC đạt 20%).

II
1

Phát triển giao thông xanh.
Phương tiện.
- Xe buýt phải đạt
tiêu chuẩn Euro V
để kiểm soát khí
thải.
- Điểm dừng xe buýt
trung bình khoảng
400 – 450m.
- Thời gian chờ xe
buýt trung bình là 15
phút.
- Mỗi tuyến xe buýt
phải kết nối ít nhất là

02 điểm hấp dẫn.

2

3

- Phát triển đầu xe
buýt hàng năm.
- Đầu tư mở mới các
tuyến xe buýt mới
phủ khắp khu vực
nội thị.
- Mở rộng các bến,
bãi.

- Phương tiện xe đạp - Bố trí làn đường đi
là phải chất lượng,
bộ phía trong, sát
an toàn, kinh tế, mẫu mép nhà dân.
xe đạp đẹp, phù hợp - Bề rộng làn đường
với mọi lứa tuổi.
tối thiểu là
- Trạm cho thuê xe
0,75m/làn.
đạp phải đặt ở nhà
ga, bến xe liên tỉnh,
bến thủy nội địa
v.v…
- Thông tin cho
người sử dụng kết

nối với điện thoại
thông qua mạng viễn
thông hoặc bố trí tại
trạm chi thuê xe đạp.
- Hệ thống vé bằng
hình thức trả tiền
mặt hoặc thẻ tín
dụng.
Kết nối giao thông bộ hành, xe đạp, xe buýt với các loại phương tiện giao thông công cộng
khác.
- Các trạm xe buýt
- Các trạm cho thuê
- Kết nối khu dân cư
phải bố tại nhà ga,
xe đạp phải bố tại
(nhà ở) đến các trạm
bến xe liên tỉnh, bến nhà ga, bến xe liên
xe buýt, trạm thuê xe
thủy nội địa.
tỉnh, bến thủy nội
đạp v.v… bằng các
địa.
tuyến đường đi bộ
mặt đường bằng
phẳng, không lầy lội
vào mùa mưa.
Phương án giá vé, giá cho thuê phương tiện.
- Căn cứ nhu cầu đi
- Mức giá vé thuê xe
lại của người dân, cự đạp được đề xuất

ly vận chuyển để
như sau: Giá theo


20

IV

làm cơ sở xây dựng
giờ: 5.000 đồng/giờ;
giá vé.
giá theo ngày:
- Từ 0 – dưới 11km: 50.000 đồng/ngày và
giá vé 7.000 đồng;
giá theo tháng:
từ 11 – dưới 21km:
450.000 đồng/tháng.
giá vé 10.000 đồng;
từ 21 – dưới 41km:
giá vé 16.000 đồng
và từ 41 – dưới
61km: giá vé 24.000
đồng.
Tổ chức giao thông và an toàn giao thông (số vụ tai nạn giao thông giảm từ 5% đến 10%
về số vụ, số người chết, số người bị thương).
- Kẻ vạch sơn tại các - Kẻ vạch sơn liền để - Bố trí làn đi bộ sát
điểm dừng xe buýt.
phân chia làn xe đạp với mép trong của
- Lắp đặt các biểm
với xe cơ giới.

vỉa hè để đảm bảo an
báo và biển chỉ dẫn
- Tổ chức giao thông toàn cho người đi
xe buýt.
tại nút giao cần bố
bộ.
trí thêm đèn tín hiệu - Tại các nút giao
giao thông pha xanh thông bố trí người đi
dành cho người đi xe bộ qua đường bằng
đạp qua đường.
các vạch sơn và có
- Bố trí hệ thống
hệ thống biển báo,
biển báo, biển chỉ
đèn báo hiệu.
dẫn dành cho người
đi xe đạp.
Giải pháp về thể chế,chính sách.

1

Cơ chế chính sách.

III

- Cơ chế, chính sách
về quy hoạch, đầu tư
phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng.
- Cơ chế, chính sách

khuyến khích đầu tư
phương tiện vận tải.
- Cơ chế, chính sách
hỗ trợ hoạt động
khai thác vận tải.
- Cơ chế, chính sách
trợ giá cho người sử
dụng dịch vụ
VTHKCC bằng xe
buýt.

- Cơ chế, chính sách
về quy hoạch, đầu tư
phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng: Ưu
tiên bố trí đủ kinh
phí từ ngân sách Nhà
nước cho công tác
lập, điều chỉnh và
thực hiện quy hoạch
bố trí làn đường
dành cho xe đạp; đầu
tư phương tiện xe
đạp cho thuê.

- Cơ chế, chính sách
về quy hoạch, đầu tư
phát triển hệ thống
kết cấu hạ tầng: Ưu
tiên bố trí đủ kinh

phí từ ngân sách Nhà
nước cho công tác
lập, điều chỉnh và
thực hiện quy hoạch
bố trí làn đường
dành cho đi bộ.


21
2

3

Nguồn vốn đầu tư (hàng năm bố trí 20% kinh phí để đầu tư).
- Từ nguồn ngân
- Từ nguồn ngân
sách thị xã, tỉnh và
sách thị xã, tỉnh và
Trung ương.
trung ương.
- Từ nguồn vốn vay - Từ nguồn vốn vay
ưu đãi từ chương
ưu đãi từ chương
trình biến đổi khí
trình biến đổi khí
hậu của ngân hàng
hậu của ngân hàng
phát triển Châu Á;
phát triển Châu Á;
nguồn vốn vay ODA nguồn vốn vay ODA

v.v…
v.v…

- Từ nguồn ngân
sách thị xã, tỉnh và
Trung ương.
- Từ nguồn vốn vay
ưu đãi từ chương
trình biến đổi khí
hậu của ngân hàng
phát triển Châu Á;
nguồn vốn vay ODA
v.v…

Lộ trình triển khai thực hiện.
- Giai đoạn 1: Từ

- Từ nay cho đến

- Từ nay đến 2030:

nay cho đến năm

năm 2025: Do ngân

Đầu tư, mở mới

2025: Sử dụng các

sách nhà nước chưa


nâng cấp vỉa hè hiện

tuyến xe buýt hiện

đảm bảo, khuyến

có để bố trí cho

có, tăng số chuyến

khích các doanh

người đi bộ.

để giảm thời gian

nghiệp, tư nhân cho

chờ đợi cho hành

đầu tư mô hình thuê

khách.

xe đạp như thành

- Giai đoạn 2: Từ

phố Nha Trang đã


năm 2025 cho đến

triển khai thực hiện

sau năm 2030: Trên

hoặc người dân tự

cơ sở các tuyến xe

sắm xe đạp để tham

buýt hiện có, mở

gia giao thông.

thêm các tuyến xe

- Từ năm 2025 trở

buýt mới để phủ

về sau: Nhà nước

khắp trung tâm thị

cùng doanh nghiệp,

xã, sử dụng xe buýt


tư nhân sẽ triển khai

mới phải đạt tiêu

thực hiện mô hình

chuẩn Euro V sau

này trên địa bàn thị

năm 2021 để kiểm

xã Ninh Hòa.

soát khí thải của
phương tiện để phù
hợp với xu hướng
chung của thế giới.


22

3.3.5. Đề xuất một số tuyến đường thực hiện giao thông xanh cho thị xã Ninh Hòa.
a. Bố trí quỹ đất sử dụng hạ tầng giao thông.
b. Xe buýt.
c. Xe đạp.
d. Đi bộ.
3.3. Kết luận.
Trên cơ sở các căn cứ văn bản pháp lý của Chính phủ, bộ ngành và UBND

tỉnh Khánh Hòa và căn cứ nhóm tiêu chí giao thông xanh tác giả đề xuất, thông qua
kết quả khảo sát, đánh giá lại hiện trạng cũng như tham khảo bộ chỉ số giao thông
xanh của các tác giả trong nước và thế giới, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp điều
chỉnh quy hoạch mạng lưới đường bộ Ninh Hòa theo hướng phát triển xanh và bền
vững cụ thể như sau: Nhóm giải pháp quy hoạch hạ tầng, mạng lưới đường; Nhóm
giải pháp phát triển giao thông xanh; Nhóm giải pháp tổ chức giao thông – An toàn
giao thông; Nhóm giải pháp thể chế, chính sách. Việc thực hiện 4 giải pháp nêu trên,
là việc làm cấp thiết của chính quyền thị xã Ninh Hòa trong gian đoạn hiện nay, để
phù hợp với xu hướng phát triển thế giới là phát triển giao thông xanh, nhằm ứng phó
với biến đổi khí hậu toàn cầu.


23

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Những kết quả đạt được của luận văn.
a. Luận văn đã đi sâu phân tích và tìm hiểu các khái niệm, thuật ngữ về phát
triển xanh, giao thông xanh v.v… và đã thấy được các nước phát triển trên thế giới và
các đô thị lớn của Việt Nam đã phát triển mạng lưới giao thông công cộng đã xem xét
đến vấn đề phát triển xanh và bền vững. Vì vậy, chuỗi các đô thị loại III, IV khi phát
triển mạng lưới giao thông công cộng phải xét đến tấc cả các yếu tố này trong giai
đoạn hiện nay, đó là ứng phó với biến đổi khí hậu.
b. Từ kết quả khảo sát, đánh giá lại hiện trạng mạng lưới giao thông vận tải thị
xã Ninh Hòa (điều kiện đường, điều kiện giao thông, tổ chức giao thông, an toàn giao
thông v.v…) so với đồ án quy hoạch giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền phê
duyệt năm 2005, tác giả thấy rằng có những nội dung trong đồ án quy hoạch nó
không còn phù hợp hiện nay. Vấn đề, phát triển hạ tầng giao thông, loại hình giao
thông theo hướng phát triển xanh và bền vững chưa được quan tâm trong đồ án quy
hoạch giao thông.
c. Luận văn đã tham khảo các kết quả nghiên cứu của các học giả trong và

ngoài nước về bộ tiêu chí, bộ chỉ số phát triển xanh và bền vững, trên cơ sở nhóm các
tiêu chí này tác giả đề xuất bộ tiêu chí phát triển hạ tầng giao thông đô thị theo hướng
phát triển xanh và bền vững cho đô thị loại III nói chung và trực tiếp áp dụng cho thị
xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa về nội dung giao thông xanh.
d. Từ bộ chỉ số đề xuất cho đô thị loại III, tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp
điều chỉnh quy hoạch, hạ tầng, loại hình giao thông theo hướng phát triển xanh và
bền vững cho đô thị Ninh Hòa như sau:
- Nhóm giải pháp quy hoạch hạ tầng, mạng lưới đường.
- Nhóm giải pháp phát triển giao thông xanh.
- Nhóm giải pháp tổ chức giao thông – An toàn giao thông.
- Nhóm giải pháp thể chế, chính sách.
Đây là 4 giải pháp quan trọng định hướng tiền đề cho sự phát triển giao thông
xanh và bền vững cho đô thị loại III vừa và nhỏ như đô thị Ninh Hòa. Các giả pháp
này hoàn toàn có tính khả thi.
2. Những đóng góp mới của luận văn:
a. Đối với Việt Nam, việc xây dựng bộ tiêu chí giao thông xanh cho đô thị loại
III chưa có công trình nghiên cứu, trên cơ sở tham khảo bộ chỉ số giao thông xanh


×