Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 5 qua các bài tập đọc lớp 5 ở trường tiểu học uy nỗ (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.4 KB, 70 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
----------------------------

LÊ THỊ YẾN

TÌM HIỂU KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH
TỪ LOẠI CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU
HỌC LỚP 5 QUA CÁC BÀI TẬP ĐỌC
LỚP 5 Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC UY NỖ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tiếng Việt
Người hướng dẫn khoa học:
THS. LÊ BÁ MIÊN

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn
thành khóa luận này. Đặc biệt em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới thầy,
thạc sĩ: Lê Bá Miên đã tận tình giúp đỡ chỉ bảo em trong việc nghiên cứu, để
em có thể hoàn thành bài khóa luận này.
Do thời gian nghiên cứu và năng lực còn hạn chế. Khóa luận không
tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô
và các bạn để khóa luận thêm hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện


Lê Thị Yến


LỜI CAM ĐOAN
Em xin khẳng định đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Tìm hiểu khả năng xác
định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 5 qua các bài Tập đọc lớp 5 ở
trường Tiểu học Uy Nỗ” là của riêng em, không trùng lặp với bất kì đề tài nào
khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Yến


MỤC LỤC
[

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 1

2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................. 3
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu ................................................ 4
6. Cấu trúc của khóa luận.................................................................................. 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 6
1.1.1. Danh từ................................................................................................. 9
1.1.1.1. Danh từ riêng ................................................................................. 9

1.1.1.2. Danh từ chung................................................................................ 9
1.1.2. Động từ............................................................................................... 11
1.1.2.1. Động từ không độc lập................................................................. 11
1.1.2.2. Động từ độc lập............................................................................ 12
1.1.3. Tính từ................................................................................................ 13
1.1.3.1. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ...................................... 13
1.1.3.2 Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ............................ 13
1.1.4. Hiện tượng chuyển di từ loại ............................................................. 14
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 15
1.2.1 Sách giáo khoa và nội dung dạy học từ loại ở tiểu học ................... 15
1.2.2. Việc dạy học từ loại cơ bản ở tiểu học ........................................... 17
Chương 2. MIÊU TẢ, PHÂN LOẠI KHẢ NĂNG XÁC ĐỊNH TỪ LOẠI
CƠ BẢN CỦA HỌC SINH TIỂU HỌC...................................................... 19


2.1. Nhận diện phân định từ trong câu......................................................... 19
2.1.1. Dựa vào cấu tạo từ .......................................................................... 19
2.1.2. Dựa vào nghĩa của từ ...................................................................... 20
2.1.3. Dựa vào ngữ điệu, cách ngắt nghỉ nhịp trong câu và trọng âm phân
ranh giới từ................................................................................................ 20
2.2. Nhận biết và phân loại từ loại cơ bản .................................................. 22
2.2.1. Khả năng nhận biết danh từ ............................................................ 23
2.2.2. Khả năng nhận biết động từ............................................................ 33
2.2.3. Khả năng nhận biết về tính từ......................................................... 41
2.3. Nhận biết hiện tượng chuyển loại giữa các từ loại cơ bản ................... 44
KẾT LUẬN .................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 53
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 54



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Quyết định số 295/QĐ - ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã
chỉ rõ vai trò và tính chất của Giáo dục Tiểu học: “Tiểu học là cấp học nền
tảng, đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách
con người, đặt nền tảng vững chắc cho Giáo dục Phổ thông và cho toàn bộ hệ
thống giáo dục quốc dân”. Vì vậy, giáo dục Tiểu học cần được chuẩn bị tốt về
mọi mặt để học sinh tiếp tục học lên trên.
Trong chương trình tiểu học, Tiếng Việt là môn chính, chiếm nhiều tiết
học trong tuần. Trong các giờ Tiếng Việt, nhà trường đã cung cấp cho hoc sinh
những kiến thức về ngôn ngữ như: kiến thức về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu
từ học - phong cách học Tiếng Việt, giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Trong Tiếng Việt, phân môn “ Luyện từ và câu” có nhiệm vụ cung cấp
kiến thức tiếng Việt cho học sinh, trong đó có kiến thức về ngữ pháp học.
Trong lịch sử ngôn ngữ học, ngay từ thời Hi Lạp cổ đại, gắn liền với sự
ra đời và phát triển của ngữ pháp học, từ loại đã được nghiên cứu rất sớm. Nó
là vấn đề cổ truyền bậc nhất của ngữ pháp học truyền thống, ở tiếng Việt cũng
như ở nhiều ngôn ngữ khác, từ loại được xem là một bộ phận không thể thiếu
được trong cơ cấu ngữ pháp học. Từ loại tiếng Việt hết sức phong phú, có thể
xếp thành hai nhóm chính: nhóm thực từ và nhóm hư từ. Trong thực từ, có
danh từ, động từ, tính từ, đại từ, số từ,...; trong hư từ có quan hệ từ, tình thái
từ, trợ từ,...Trong danh từ, động từ, tính từ lại bao gồm những loại nhỏ hơn.
Vì vậy, việc tìm hiểu từ loại tiếng Việt là rất rộng.
Xác định từ loại chính xác cho các từ trong văn bản tiếng Việt là vấn đề
rất quan trọng. Việc xác định này sẽ hỗ trợ cho việc phân tích cú pháp các văn
bản góp phần giải quyết tính đa nghĩa của từ và trợ giúp các hệ thống rút trích
thông tin đến ngữ nghĩa. Hệ thống bài tập về từ loại có số lượng không nhiều

1



song vấn đề từ loại tiếng Việt được đưa vào bài giảng dạy ngay từ cấp tiểu
học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và lên đại học. Các bài tập trong
sách giáo khoa là cơ bản, đa số học sinh đều làm được do đó phân khó phân
loại học sinh và phát hiện học sinh khá, giỏi. Trong khi đó, để dạy học đạt
hiệu quả cao cần phân loại học sinh để các bài tập đưa ra tránh tạo sự nhàm
chán hay khó quá đối với các em. Qua điều tra thực tế xác định từ loại cơ bản
của học sinh, chúng tôi nhận thấy còn những vấn đề tồn tại làm cho hiệu quả
học từ loại tiếng Việt chưa cao. Là giáo viên tiểu học tương lai, chúng tôi tự
nhận thấy tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kiến thức tiếng Việt cho học
sinh, chúng tôi mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài “Tìm hiểu khả năng xác
định từ loại cơ bản của học sinhlớp 5 qua các bài Tập đọc lớp 5 ở trường
Tiểu học Uy Nỗ” làm đề tài khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến các công trình nghiên cứu về ngữ pháp trong đó có vấn đề từ
loại trước hết phải kể đến Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1948) của tác giả Lê
Văn Lý với hơn 200 trang, dành cho vấn đề từ loại. Ở đây, tác giả đưa ra các
tiêu chuẩn xếp loại bằng xem xét khả năng phối hợp của các từ ngữ.
Năm 1960, trong cuốn Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại của
tác giả Nguyễn Tài Cẩn, đã khảo sát về một trong những từ loại quan trọng
bậc nhất của tiếng Việt hiện đại: từ loại danh từ. Tác giả nêu rõ đặc điểm của
danh từ, xem xét đoản ngữ có danh từ làm trung tâm.
Tiến hành phân định từ loại tiếng Việt dựa trên sự kết hợp cả hai tiêu
chí nội dung và hình thức. (Hoàng Tuệ - 1962, Nguyễn Kim Thán 1963,
UBKHXH 1983, Đinh Văn Đức 1986....).
Phân định từ loại tiếng Việt dựa vào đặc điểm ngữ pháp của từ mà đặc
điểm dựa vào cú pháp hoặc khả năng kết hợp từ (Phan Khôi, Lê Văn Lý,
Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Phú Phong).

2



Ngoài những công trình nghiên cứu trên, Luận văn thạc sĩ của giảng
viên Lê Thị Lan Anh (Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 - 2006) cũng nghiên cứu về
từ loại qua đề tài Từ loại tiếng Việt và dạy từ loại cho học sinh tiểu học.
Bên cạnh việc đề cập đến các đặc điểm của từ loại tiếng Việt luận văn còn
đưa ra những biện pháp nhằm giải quyết một số vấn đề về phương pháp dạy
học tiếng Việt.
Khóa luận tốt nghiệp Tìm hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các
từ loại cơ bản (danh từ, động từ, tính từ) của học sinh tiểu học (sinh viên
Nguyễn Thị Cẩm Vân, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) trình bày về một
số đặc điểm của ba từ loại cơ bản: danh từ, động từ, tính từ, đồng thời tìm
hiểu khả năng nhận diện và phân biệt các từ loại cơ bản của học sinh tiểu học.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về từ loại, liên quan đến từ loại
tiếng Việt đã trình bày hết sức chi tiết về đặc điểm của từ loại tiếng Việt.
Song những cuốn sách trên chỉ viết trên cơ sở lí luận mà chưa được thực
nghiệm ở trường Tiểu học, hai cuốn Luận văn thạc sĩ và Khóa luận tốt nghiệp
lại nghiên cứu hai khái cạnh là phương pháp từ loại và khả năng nhận diện và
phân biệt từ loại của học sinh tiểu học. Bên cạnh việc kế thừa và phát huy kết
quả nghiên cứu của các công trình đó, chúng tôi mạnh dạn tiến hành điều tra
thực nghiệm một khía cạnh khác. Đó là “Tìm hiểu khả năng xác định từ
loại cơ bản của học sinh lớp 5 qua các bài Tập đọc lớp 5 ở trường Tiểu
học Uy Nỗ”.
3. Mục đích nghiên cứu - Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích sau:
Tìm hiểu thực tế khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh. Trên cơ
sở đó nhận định đúng thực trạng đối tượng học sinh thuộc các lớp khác nhau.

3



Phân loại được từng đối tượng học sinh để có biện pháp dạy học phù
hợp giúp học sinh xác định đứng từ loại tiếng Việt.
3.2 . Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi thực hiện nhiệm vụ:
Tìm hiểu lý thuyết về từ loại cơ bản.
Trên cơ sở lý luận đã có, tiến hành khảo sát thực tế ở hai lớp với đối
tượng học sinh như nhau.
Miêu tả, phân loại và so sánh được kết quả điều tra.
Đề xuất biện pháp dạy học hợp lý.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
1. Thống kê, so sánh, phân tích từ loại.
2. Điều tra thống kê tư liệu thực.
3. Mô tả, phân loại và so sánh tư liệu
Quá trình nghiêm cứu đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước sau:
1. Đọc lý thuyết có liên quan đến đề tài.
2. Thống kê tư liệu điều tra được.
3. Xử lý tư liệu điều tra bằng các biện pháp: phân tích, phân loại và
so sánh.
5. Đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Tìm hiểu khả năng xác định từ loại cơ bản của học sinh tiểu học lớp 5
qua các bài Tập đọc lớp 5 ở trường tiểu học Uy Nỗ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Như chúng tôi đã trình bày trước đó, tìm hiểu về từ loại là một đề tài
rộng. Vì vậy, chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu một khía cạnh nhỏ là: “Tìm
hiểu việc xác định danh từ, động từ, tính từ”.


4


6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
của khóa luận gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
Chương 2: Miêu tả, phân loại khả năng xác định từ loại cơ bản củahọc
sinh tiểu học

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lí luận
Nghiên cứu về từ loại tiếng Việt đã có nhiều công trình nghiên cứu

6


như:
Tiến hành phân định từ loại tiếng Việt dựa trên sự kết hợp cả hai tiêu
chí nội dung và hình thức. (Hoàng Tuệ - 1962, Nguyễn Kim Thán 1963,
UBKHXH 1983, Đinh Văn Đức 1986...).
Phân định từ loại tiếng Việt dựa vào đặc điểm ngữ pháp của từ hoặc
khả năng kết hợp từ có các tác giả như Phan Khôi, Lê Văn Lý, Nguyễn Tài
Cẩn, Nguyễn Phú Phong.
Theo tác giả Diệp Quang Ban và Hoàng Văn Thung thì “danh từ, động

từ, tính từ, là ba loại từ cơ bản, chiếm số lượng lớn nhất và thể hiện tương đối
đầy đủ và rõ rệt nhất các tiêu chuẩn phân loại” (Ngữ pháp tiếng Việt- trang
77).
Năm 2004, trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt (NXB Giáo dục), khi
nghiên cứu về từ loại tiếng Việt, Diệp Quang Ban đã đưa ra ba tiêu chuẩn để
phân định từ loại tiếng Việt: ý nghĩa khái quát, khả năng kết hợp, chức vụ cú
pháp. Ngoài ra khi bàn về vấn đề các lớp từ tiếng Việt, tác giả phân thành hai
lớp thực từ và hư từ. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu từ loại thuộc lớp
thực từ: danh từ, động từ, tính từ.
Năm 2006, cuốn Ngữ pháp Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, tác giả Diệp
Quang Ban - Hoàng Văn Thung đã dành ra một chương nghiên cứu về từ loại
tiếng Việt với trọng tậm là tiêu chuẩn phân định từ loại và hệ thống từ loại
tiếng Việt. Theo tác giả, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai
nhóm:
Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ.

7


Nhóm 2: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tính từ).
Chúng tôi dựa vào cuốn Ngữ pháp tiếng Việt của tác giả Diệp Quang
Ban và Hoàng Văn Thung để làm cơ sở nghiên cứu đề tài này. Trước khi đi
sâu vào các từ loại cơ bản, chúng tôi xin trình bày vài nét khái quát nhất về từ
loại:
 Khái niệm về từ loại
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp được phân chia theo
ý nghĩa khái quát, theo khả năng kết hợp với từ ngữ khác và thực hiện những
chức năng ngữ pháp nhất định trong câu. (Đinh Văn Đức - Ngữ pháp tiếng
Việt - Từ loại).
Từ loại là khái niệm chỉ sự phân loại từ nhằm mục đích ngữ pháp, theo

bản chất ngữ pháp của từ. (Lê Biên - Từ loại tiếng Việt hiện đại).
Từ điển tiếng Việt - 2008 (trang 1327) định nghĩa “Từ loại là phạm trù
ngữ pháp bao gồm các từ có chung đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa khái quát
như: danh từ, động từ, tính từ...”.
 Tiêu chí phân định từ loại
Trong tiếng Việt, người ta dựa vào ba tiêu chí sau đây để phân chia các
từ thành từ loại:
 Ý nghĩa khái quát
Ý nghĩa khái quát là ý nghĩa phạm trù có tính chất khái quát hóa cao: nó
là kết quả của quá trình trừu tượng hóa nghĩa của hàng loạt cái cụ thể: danh từ
chỉ sự vật; động từ chỉ trạng thái; còn tính từ chỉ đặc điểm, tính chất,...
 Khả năng kết hợp
Khả năng kết hợp của một từ là năng lực tiềm tại của từ đó xuất hiện
trong một tổ hợp từ có nghĩa với tư cách một yếu tố thường trực trong tổ hợp
từ đó.
- Động từ có khả năng kết hợp với hãy, đừng, chớ,... Ví dụ: đừng đi.


- Tính từ có khả năng kết hợp với hơi, rất, lắm, quá,...Ví dụ: rất đẹp.
 Khả năng đảm nhận các chức vụ ngữ
pháp
Khả năng giữ chức vụ cú pháp trong câu thường được sử dụng như một
tiêu chuẩn hỗ trợ. Các từ thuộc một lớp nào đó có thể đảm đương không phải
một vài ba chức vụ cú pháp ở trong câu. Trong số các chức vụ cú pháp đó
thường có một hoặc vài chức vụ nổi lên rõ hơn có tính chất tiêu biểu cho lớp từ
đó.
- Danh từ thường làm chủ ngữ. Khi làm vị ngữ, danh từ thường phải kết
hợp với từ “là” (Ví dụ: Em là học sinh.).
- Động từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ, động từ mất
khả năng kết hợp với đã, sẽ, đang, cũng, vẫn, cứ, hãy, đừng, chớ,.....

- Tính từ thường làm vị ngữ. Khi đóng vai trò chủ ngữ tính từ mất khả
năng kết hợp với đã, đang, cũng, vẫn, cứ, rất, lắm, quá,....
 Vấn đề phân định từ loại trong tiếng
Việt
Phủ nhận sự tồn tại của từ loại, tác giả Hồ Hữu Tùng cho rằng: Tiếng
Việt cơ cấu theo một lối khắc hẳn so với ngôn ngữ phương Tây (không có sự
biến đổi hình thái) do đó không tồn tại từ loại, mà tùy thuộc vào vị trí trong
câu mà có tính chất nhất định, một từ có thể có nhiều thuộc tính khác nhau.
Thừa nhận sự tồn tại của phạm trù từ loại. Tuy nhiên trong nhóm này
có những sự khác biệt trong việc phân định, phân loại:
 Thuần túy ý nghĩa khái quát (Trần Trọng Kim).
 Chức vụ cú pháp (Phan Khôi): một từ có thể thuộc về nhiều từ loại
khác nhau.
 Khả năng kết hợp (Nguyễn Tài Cẩn).
 Khả năng làm trung tâm của cụm từ ngữ.
 Khả năng làm thành tố phụ của từ ngữ.


 Kết quả phân loại
Hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai nhóm, bao gồm
những từ loại sau đây:
Nhóm 1: danh từ, động từ, tính từ;
số từ;
đại từ.
Nhóm 2: Phụ từ (định từ, phó từ);
kết từ;
kiểu từ (trợ từ và tình thái từ)
Trong khóa luận này, chúng tôi nghiên cứu dựa trên ba lớp: danh từ,
động từ, tính từ.
1.1.1. Danh từ

Danh từ là thực từ có ý nghĩa thực thể (ý nghĩa chỉ “vật” hiểu rộng),
được dùng làm tên gọi các “vật”, kết hợp được về phía trước với từ chỉ lượng
(những, các,...), về phía sau với từ chỉ định (này, nọ,...) và thường làm chủ
ngữ hoặc bổ ngữ trong câu.
Danh từ là một lớp từ lớn và đa dạng về ý nghĩa, về khả năng kết hợp,...
nên được phân thành nhiều lớp nhỏ theo những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:
1.1.1.1. Danh từ riêng
Danh từ riêng là tên riêng của từng người, từng sự vật cụ thể.....
 Danh từ chỉ tên người: Hồ Chí Minh, Nguyễn Trãi,...
 Danh từ chỉ sự vật: chó đốm, Tây Sơn, Trà Vinh,...
1.1.1.2. Danh từ chung
Trong lớp lớn danh từ chung, việc tách ra lớp nhỏ danh từ tổng hợp là
cần thiết không chỉ do ý nghĩa mà còn bởi đặc điểm ngữ pháp của bản thân
lớp con này. Những danh từ chung không mang đặc điểm ý nghĩa và ngữ
pháp của danh từ tổng hợp làm thành lớp còn lại đối lập với nó và được gọi là
danh từ không tổng hợp.


+ Danh từ tổng hợp chỉ chung nhiều sự vật đồng chất xét ở một phương
diện nào đó, như: cây cối, bạn bè, xe cộ,....
+ Danh từ không tổng hợp chỉ cả lớp sự vật đồng chất, hoặc thông qua
từng cá thể sự vật như đại diện cho cả lớp, như: bụi cây, bạn tôi, xe máy,...
a. Danh từ tổng hợp
 Danh từ đếm được
Danh từ đếm được là những danh từ chỉ “loại”, chỉ đơn vị tập hợp.
Ví dụ: bọn, lũ, tốp, đám,....
 Danh từ không đếm được
Danh từ không đếm được là những danh từ chỉ khái niệm sự vật tổng
hợp khái quát và trừu tượng.
Ví dụ: bàn ghế, nhà cửa, trâu bò,...

b. Danh từ không tổng hợp
 Danh từ đếm được
- Danh từ chỉ đơn vị đại lượng quy ước khoa học, như: mét, lít, sào,
mẫu,...
- Danh từ chỉ đơn vị hành chính, tổ chức xã hội,.. như: nước, tỉnh, xã,
đoàn, đội, nghề, môn,...
- Danh từ chỉ không gian, như: nơi, chốn, xứ, vùng, miền, khoảng,...
- Danh từ chỉ đơn vị thời gian, như: dạo, khi, hồi, lúc,...
- Danh từ chỉ màu sắc, mùi vị, âm thanh, như: màu, mùi,tiếng,...
- Danh từ chỉ chức vị, như: nhà văn, nhà giáo, bác sĩ....
- Danh từ chỉ lần của sự việc, như: lần, lượt, phen, chuyến....
- Danh từ chỉ khái niệm trừu tượng hóa, như: tài năng, trí tuệ,...
 Danh từ không đếm được
Danh từ không đếm được là những danh từ chỉ sự vật - chất thể.
Ví dụ: muối, đường, cát,...


1.1.2. Động từ
Động từ là những thực từ biểu thị ý nghĩa khái quát về quá trình. Động
từ thường kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ,.....
Ví dụ: Chị hãy bình tĩnh lại.
Chức vụ cú pháp điển hình của động từ là vị ngữ. khi làm chủ ngữ,
động từ mất khả năng kết hợp với các từ: hãy, đừng, chớ,...
Động từ được phân chia thành hai lớp con: lớp động từ không độc lập và lớp
động từ độc lập.
1.1.2.1. Động từ không độc lập
Động từ không độc lập là những động từ về ý nghĩa, biểu thị quá trình
chưa đầy đủ, chưa trọn vẹn; hoặc ý nghĩa quá trình không trực tiếp gắn với
hành động hay trạng thái cụ thể. Về khả năng kết hợp và đảm nhiệm chức
năng cú pháp, do đặc điểm ý nghĩa, lớp động từ này khi làm thành phần câu

thường đòi hỏi kết hợp với thực từ hay tổ hợp thực từ để khỏi “trống nghĩa”.
Lớp động từ không độc lập bao gồm một số nhóm sau đây:
a. Nhóm động từ tình thái
Động từ tình thái từ thường biểu thị các ý nghĩa tình thái từ (có tính
chất quá trình) khác nhau, như:
- Từ chỉ sự vật cần thiết: cần, nên, phải,...
- Từ chỉ ý chí - ý muốn: chực, dám, đang tâm, muốn, mong muốn,...
- Từ chỉ khả năng: có thể, không thể, chưa thể,...
- Từ chỉ sự “chịu đựng” hoặc “tiếp nhân”:bị, được, mắc, phải,...
b. Nhóm động từ quan hệ
Động từ trong nhóm này biểu thị các ý nghĩa quan hệ (có tính chất quá
trình) giữa các thực thể, quá trình hay đặc trưng, bao gồm:
- Quan hệ tồn tại: còn, có, biến, mất,....
- Quan hệ biến hóa: thành, hóa ra, trở thành, hóa thành,...
- Quan hệ diễn biến theo thời gian: bắt đầu, tiếp tục, kết thúc,...
- Quan hệ so sánh, đối chiếu trong không gian: gần, xa,...


1.1.2.2. Động từ độc lập
Động từ độc lập là những động từ biểu thị ý nghĩa quá trình (hành
động hoặc trạng thái). Ý nghĩa quá trình có thể nhận thức được tương đối rõ,
ngay cả trường hợp động từ không có từ khác đi kèm để bổ nghĩa.
Có thể phân chia động từ độc lập thành một số nhóm nhỏ:
a. Các nhóm động từ độc lập phân loại theo phụ từ đi kèm, gồm:
 Động từ chỉ hành động
Động từ chỉ hành động gồm những động từ kết hợp được với hãy,
đừng, chớ, và với lắm, quá; không kết hợp được với rất, hơi: viết, đánh, đi,
làm,....
 Động từ chỉ trạng thái
Động từ chỉ trạng thái, bao gồm:

- Những động từ kết hợp được với hãy, đừng, chớ, với lắm, và với rất,
hơi, khí: yêu, thương, ghét, giận,...
- Những động từ không kết hợp được với xong: thấy,hiểu, mọi, biết,...
b. Các nhóm động từ phân loại theo thực từ đi kèm
Bao gồm:
- Động từ không đòi hỏi thực từ đi kèm: nói, cười, khóc, ngồi, đứng,
bò,... thường chỉ trạng thía tâm lý. Những động từ này được gọi là động từ nội
động.
- Động từ có thực từ đi kèm biểu thị đối tượng tác động: đánh (giặc),
trồng (cây), viết (báo),... Những động từ này được gọi là động từ ngoại động.
- Động từ có hai thực từ đi kèm biểu thị đối tượng nhận và đối tượng
được lợi hay bị thiệt hại do tác động của hành động nêu ở động từ: cho (em)
(một món quà), gửi (bạn) (một bưc thư),...
- Động từ có hai thực từ đi kèm biểu thị đối tượng sai khiến và nội
dung sai khiến: nhờ (bạn) (xách nước), bảo (con) (học),...


- Động từ có thực từ đi kèm chỉ hướng dời chuyển, hoặc chỉ đích dời
chuyển của hành động, hoặc nêu đối tượng bị tác động dời chuyển: lăn vào,
chạy ra, đi xuống, đẩy xe vào nhà,......
1.1.3. Tính từ
Tính từ là lớp chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc
trưng của quá trình).
Tính từ có khả năng kết hợp với phụ từ, với thực từ đi kèm (để bổ nghĩa
cho tính từ); không có khả năng kết hợp được với: hãy, đừng, chớ.
1.1.3.1. Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ
Đây là lớp tính từ chỉ đặc trưng đồng thời biểu thị thang độ của đặc
trưng trong ý nghĩa tự thân, thường là mức tuyệt đối.
Tính từ chỉ đặc trưng xác định thang độ là tính từ có thể kết hợp với các
phó từ chỉ thang độ rất, hơi, khí, quá,... về phía sau.

Trong lớp tính từ này, có các nhóm:
- Chỉ đặc trưng tuyệt đối: riêng, chung, công, tư, chính, phụ, độc nhất,
công cộng.
- Chỉ đặc trưng không tuyệt đối không làm thành cặp đối lập: đỏ lòm,
xanh lè, tím ngắt,...
- Chỉ đặc trưng mô phỏng : ào ào, lênh khênh, lè tè,...
1.1.3.2 Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ
Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ là tính từ chỉ đặc trưng
không biểu thị ý nghĩa thang độ tự thân. Chúng thường kết hợp với phụ từ chỉ
ý nghĩa thang độ: rất, hơi, khí, quá, lắm, cực kì,...
Tính từ chỉ đặc trưng không xác định thang độ gồm:
- Những tính từ chỉ phẩm chất: tốt, đẹp, xấu, khéo, vụng,...
- Những tính từ chỉ đặc trưng về lượng: nhiều, ít, râm, thưa,...
- Những tính từ chỉ đặc trưng cường độ: mạnh, yếu, nóng, lạnh,...
- Những tính từ chỉ đặc trưng hình thể: vuông, tròn, thẳng,...


- Những tính từ chỉ đặc trưng màu sắc: xanh, đỏ, vàng,...
- Những tính từ chỉ đặc trưng âm thanh: ồn, im ,vắng,...
- Những tính từ chỉ đặc trưng mùi, vị: thơm, thối, đắng,...
1.1.4. Hiện tượng chuyển di từ loại
Chuyển di từ loại - chuyển loại - là hiện tượng một từ khi thì dùng với ý
nghĩa và đặc điểm ngữ pháp của từ loại này, khi thì được dùng với ý nghĩa và
đặc điểm ngữ pháp của từ loại khác.
Chuyển di từ loại là hiện tượng phổ biến trong nhiều ngôn ngữ.
Ví dụ:
Tôi định nói với anh Nhâm những suy nghĩ (1) vừa rồi của tôi nhưng lại


thôi.

Bắt chước anh Ánh, em cũng lim dim mắt suy nghĩ. (2)
Suy nghĩ (1) là danh từ, suy nghĩ (2) là động từ.
Từ chuyển loại có mấy điểm sau:
a) Từ chuyển loại có hình thức đồng âm. Một từ thuộc từ loại này khi
chuyển thành một từ thuộc từ loại khác vẫn giữ nguyên vỏ ngữ âm.
b) Từ chuyển loại có yếu tố nghĩa từ vựng.
c) Từ ban đầu có khả năng kết hợp và chức năng ngữ pháp khác với từ
chuyển loại.
Trong tiếng Việt thường gặp một số trường hợp chuyển loại sau:
- Chuyển loại nội bộ thực từ:
+ Chuyển loại động từ  tính từ  danh từ, thường gặp đối
với lớp từ đa tiết ghép gốc Hán Việt: quần chúng, ý thức, hòa bình,...
+ Chuyển loại giữa động từ 

danh từ: từ chuyển hành động như

cày, cưa, bừa,... chuyển loại thành tên gọi đồ vật tương ứng như (cái) cày, (cái
) bừa,.... từ chỉ hành động như: cuộn, bó, nắm,... chuyển thành đơn vị
tương
ứng: (một) bó, (một) cuộn,... từ hành động đa tiết như: suy nghĩ, lo ngại,...
chuyển loại thành tên gọi khái niệm hay sự vật trừu tượng (những) suy nghĩ,
(những) lo ngại,...


+ Chuyển loại giữa tính từ 

danh từ: từ chỉ tính chất đa tiết

thường chuyển thành danh từ chỉ sự vật trừu tượng: khó khăn, gian khổ,...
thành (mọi) khó khăn, (mọi) gian khổ,...

+ Chuyển loại nội bộ danh từ: danh từ chỉ đồ vật như: chén, bát,
thuyền, xe, mâm,.. .chuyển thành danh từu chỉ đơn vị như (một) chén (rượu),
(một) bát (cơm),....
- Chuyển loại thực từ 
+ Chuyển loại danh từ 

hư từ:
kết từ: kết từ của trong tiếng Việt hiện

nay có nguồn gốc danh từ; ngoài ra, một số danh từ chỉ vị trí: trên, dưới,
trong, ngoài,... chuyển thành kết từ: (ngồi) trên (ghế), (đi) dưới (mưa),....
+ Chuyển loại động từ 
từ:

kết từ: một số kết từ có nguồn gốc động

cho, bằng, vào, để,....
+ Chuyển loại danh từ  đại từ: nhiều danh từ chỉ người trong
quan hệ thân thuộc: ông, bà, cháu,... chuyển thành đại từ xưng hô.
+ Chuyển loại nội bộ hư từ: một số phụ từ có thể thực hiện chức năng
liên kết của từ: còn, rồi,... hoặc dùng phối hợp hai phụ từ để kiêm chức năng
liên kết: vừa...vừa, đã...lại... hoặc dùng phối hợp với một kết từ với một phụ
từ: vừa mới...nên....
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Sách giáo khoa và nội dung dạy học từ loại ở tiểu học
Tiếng Việt là môn học rất quan trọng ở trường tiểu học. Nó là môn học
chính, là cơ sở để hình thành vốn ngôn ngữ chuẩn, làm nền tảng cho các bậc
học về sau. Ở tiểu học, học sinh được học những kiến thức cơ bản về từ, từ
loại, câu,... qua đó giúp học sinh có những hiểu biết ban đầu về những kiến
thức mới. Trong đó, phần từ loại được trải đều trong từ lớp 2 đến lớp 5.

Lớp 2: Các em có thể nhận biết các từ chỉ người, vật, hành động.
Lớp 3: Các em nhận biết được từ chỉ tính chất, nhận biết cách dùng một
số cặp nối.


Lớp 4: Hình thành khái niệm sơ giản về danh từ, động từ, tính từ.
Sách giáo khoa Tiếng Việt 4 vận dụng cả ba loại từ: danh từ, động từ,
tính từ.
• Danh từ là những từ chỉ sự vật.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn khái niệm sự vật, sách giáo khoa đưa ra 5
nội hàm của khái niệm này. Sự vật gồm:
- Người: ông, bà, cha, mẹ, công nhân, nông dân,....
- Vật (đồ vật, con vật, cây cối,...): sông, núi, mèo, chó,...
- Hiện tượng (cái xảy ra trong không gian, thời gian mà người nhận
thấy): mưa, sấm, sét…
- Khái niệm (chỉ các đối tượng có tính chất trừu tượng hoặc thuộc tư
duy) cuộc sống, cái đẹp,...
- Đơn vị: con, cái, cơn,...
Sau khi đưa ra các khái niệm về danh từ, sách giáo khoa dành riêng một
tiết đề cập đến vấn đề phân chia danh từ thành danh từ riêng và danh từ
chung.
Danh từ chung là tên chung của một loại sự vật.
Ví dụ: núi, sông, xe,...
Danh từ riêng của một sự vật. Hay nói cách khác, danh từ riêng là tên
của từng người, từng vật, từng địa phương,... Danh từ riêng luôn luôn được
viết hoa.
Ví dụ: Hà Nội, Đà Nẵng,...
• Động từ là những từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ: lau nhà, rửa bát, ăn cơm,....
• Tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt

động, trạng thái.
Ví dụ: đẹp, xấu, vui,....


Sách giáo khoa giới thiệu một số cách thể hiện mức độ tính từ như sau:
- Tạo ra các từ ghép hoặc từ láy đã cho.
Ví dụ: Xanh  Xanh um, xanh biếc, xanh ngắt,...
 Xanh xao, xanh xanh,...
- Thêm các từ rất, lắm, quá, vô cùng, cực kì,...vào trước hoặc sau tính
từ.
Ví dụ: giỏi, rất giỏi, giỏi quá, giỏi lắm,...
- Tạo ra phép so sánh.
- So sánh ngang bằng, ví dụ: Nước trong leo lẻo như mắt mèo.
- So sánh hơn kém, ví dụ: Hoa ghen thua thắm, liễu hơn kém xanh.
- So sánh tuyệt đối, ví dụ: Những búp bê xinh xinh, trắng nõn như ngón


tay thiếu nữ.
Lớp 5: Các em được hình thành khái niệm sơ giản về đại từ và quan hệ
từ.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5 bao gồm: 31 bài Tập đọc ở tập 1 và 33
bài Tập đọc ở tập 2.
1.2.2. Việc dạy học từ loại cơ bản ở tiểu học
Thực tế cho thấy việc học các kiến thức ngữ pháp tiếng Việt là rất quan
trọng đối với học sinh, bởi qua học tập về ngữ pháp học sinh có hiểu biết về
quy tắc cấu tạo từ, nắm quy tắc dùng từ, đặt câu và tạo văn bản để sử dụng
trong giao tiếp. Vì vậy, việc học tập ngữ pháp hiện nay được tiến hành một
cách có kế hoạch mang tính chủ động. Thông qua hệ thống các bài tập trong
sách giáo kháo, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận diện, phân loại các đơn vị
ngữ pháp, nắm các quy tắc cấu tạo và sử dụng các đơn vị này trong hoạt động

giao tiếp của mình.
Dạy học từ loại cũng được tiến hành tuần tự theo các bước nhận thức
của học sinh. Bắt đầu là việc phân tích ngữ liệu là các từ hoặc là đoạn văn cho
trước


×