Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn lep toonxxtôi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (2014)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.13 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU
HỌC

ĐÀO THỊ KIM DUNG

THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ
NGÔN LEP TÔNXTÔI VÀ Ý NGHĨA GIÁO DỤC
ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học thiếu nhi

HÀ NỘI - 2014


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo: T.S Lê Thị Thu Hiền giảng viên tổ văn học nước ngoài trường ĐHSP Hà Nội 2 - người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá
luận này.
Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo trong khoa
Giáo dục Tiểu học đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ em hoàn thành khoá luận này.
Với điều kiện, thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận
được sự góp ý của quý thầy cô và các bạn để đề tài của em thực sự có chất
lượng và hữu ích.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2014

Sinh viên

Đào Thị Kim Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi câm đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Những kết quả và các
số liệu trong luận văn chưa được ai công bố dưới bất cứ hình thức nào. Tôi
hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2014

Sinh viên

Đào Thị Kim Dung


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 5
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 5

7. Nội dung của khóa luận ............................................................................. 5
NỘI DUNG ....................................................................................................... 6
Chương 1. CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ NGÔN LEP
TÔNXTÔI ......................................................................................................... 6
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật ................................................ 6
1.1.1. Khái niệm nhân vật ........................................................................... 6
1.1.2. Thế giới nhân vật .............................................................................. 7
1.2. Truyện Ngụ ngôn của Lep Tonxtoi......................................................... 9
1.2.1. Khái niệm ngụ ngôn.......................................................................... 9
1.2.2. Nguồn gốc truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi....................................... 10
1.3. Các loại nhân vật trong truyện ngụ ngôn Lep Tônxtôi......................... 11
1.3.1. Loại nhân vật là con người............................................................. 11
1.3.2. Loại nhân vật là loài vật ................................................................. 13
1.4. Tiểu kết ................................................................................................. 20
Chương 2. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN
NGỤ NGÔN LEPTONXTOI.......................................................................... 21
2.1. Xây dựng nhân vật kiểu cặp đôi ........................................................... 21
2.1.1. Cặp nhân vật tương đồng ............................................................... 21
2.1.2. Cặp nhân vật tương phản ............................................................... 25


2.2. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ ......................................................... 29
2.2.1. Ngôn ngữ người kể chuyện ............................................................. 29
2.2.2. Ngôn ngữ nhân vật.......................................................................... 31
2.3. Miêu tả nhân vật thông qua hành động................................................. 33
2.4. Một số thủ pháp nghệ thuật khác .......................................................... 34
2.4.1. Nghệ thuật nhân hóa....................................................................... 34
2.4.2. Nghệ thuật ẩn dụ............................................................................. 40
2.5. Tiểu kết ................................................................................................. 43
Chương 3. TRUYỆN NGỤ NGÔN LEP TÔNXTÔI VÀ Ý NGHĨA GIÁO

DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC......................................................... 44
3.1. Về thể loại ............................................................................................. 44
3.2. Về nhân vật ........................................................................................... 44
3.3. Về ngôn ngữ.......................................................................................... 45
3.4. Ý nghĩa giáo dục của truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi đối với học sinh
tiểu học ......................................................................................................... 45
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 53


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của mình, thế kỉ XIX có lẽ là thời kỳ rực rỡ
nhất của văn học Nga. Đã có rất nhiều tác phẩm ra đời và có tầm ảnh hưởng
trên thế giới đến cả thế kỷ sau. Nhờ mảnh đất hiện thực màu mỡ của những
cuộc đấu tranh cách mạng giải phóng của nhân dân và sự xuất hiện đúng lúc
của các tài năng sáng chói mà văn học Nga đã bắt kịp những thành tựu của
văn học phương Tây và phát triển đến đỉnh cao. Có lẽ nhờ đó mà nhiều nhà
nghiên cứu đánh giá văn học Nga là một trong những nền văn học phong phú
và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của
văn học thế giới.
Nhắc đến văn học Nga, không thể không nhắc tới L.Tônxtôi, Lép
Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi (Lev Nikôlaievitch Toistoi) - nhà văn vĩ đại của nước
Nga. Lep Tônxtôi xuất thân trong một gia đình quý tộc nông thôn. Thời thơ
ấu và niên thiếu, Lep Tônxtôi sống giữa cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp
Iaxnaia Pôliana của gia đình. Tônxtôi say xưa tìm đọc những tác phẩm văn
học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn.
Năm 16 tuổi, Tônxtôi được gia đình gửi tới Cadan học đại học. Lúc đầu,
ông học ngành ngôn ngữ phương Đông, sau đổi sang ngành Luật. Được hai
năm, ông bỏ trường đại học và gia nhập quân đội. L.Tônxtôi đã cùng đồng đội

chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên quân
Anh - Pháp trong chiến tranh Crưm (1853 - 1856). Tônxtôi đã viết một số
truyện kí về Xêvaxtôpôn ca ngợi những hành động anh hùng của nững người
lính Nga chân chính.
Sau khi xuất ngũ, Tônxtôi đi du lịch qua nhiều nước ở châu Âu, sau trở
về sống ở ấp của mình và hết lòng giúp đỡ những người nông dân nghèo.
L.Tônxtôi đã sáng tác bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình” gồm 4 tập,

1


được viết từ 1864 -1869, đã tái hiện một cách sinh động cuộc chiến đấu ngoan
cường và chiến thắng hiển hách của quân dân Nga đầu thế kỷ XIX chống lại
cuộc xâm lược quân Pháp dưới quyền thống lĩnh của Napôlêông.
Mấy năm sau, Tônxtôi đưa ra một kiệt tác thứ hai, “Anna Karênina”
(1877). Trong tác phẩm này, nhà văn đã tỏ ra có khả năng phân tích tâm lý
tuyệt vời và đã lớn tiếng tố cáo luật pháp vô nhân đạo của xã hội quý tộc tư
sản Nga, ước vọng đem lại tự do và cuộc sống no đủ, yên vui cho nhân dân.
Tônxtôi còn phơi bày cái xấu của nhà thờ Chính thống giáo Nga tham gia
tước đoạt hạnh phúc của con người, đày đọa nhân dân trong vòng tăm tối,
nghèo khổ và bất hạnh trong tác phẩm Phục sinh (1899). Ngoài ra, ông còn
viết một số tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch...biểu lộ tư tưởng phản kháng của
ông. Toàn bộ tác phẩm của Lép Tônxtôi được Lênin coi là “Tấm gương phản
ánh cách mạng Nga” thế kỷ XIX.
Là một trong những nền văn học có nhiều thành tựu rực rỡ và có tầm ảnh
hưởng sâu rộng nhất đối với nhân loại, văn học Nga cũng có một vị trí vững
chắc và ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam, cả trong giới sáng tác,
nghiên cứu, phê bình lẫn đông đảo công chúng bạn đọc. Vị trí vững chắc ấy
đã được củng cố trong thời kì Liên Xô giữ vai trò “người anh cả” của hệ
thống chủ nghĩa xã hội toàn thế giới.Trong các trường, khoa nghiên cứu văn

học ở Việt Nam không thể thiếu chuyên ngành văn học Nga, đặc biệt là các
trường sư phạm và khoa học xã hội - nhân văn.
Trong chương trình dạy Tiếng Việt ở bậc Tiểu học, riêng các tác phẩm
thuộc bộ phận văn học nước ngoài được đưa vào chương trình với trên dưới
100 tác phẩm. Các tác phẩm này bao gồm nhiều thể loại như truyện dân gian
(truyện thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười...) và những
câu chuyện viết về các danh nhân, về người thật việc thật. Các tác phẩm thuộc
các thể loại này có ý nghĩa giáo dục vô cùng to lớn đối với học sinh tiểu học
đặc biệt là truyện ngụ ngôn.


Truyện ngụ ngôn có thể nói là một trong những thể loại truyện góp phần
làm nên sự đa dạng và phong phú của nền văn học. Cùng với việc đấu tranh
trực diện nhằm phê phán những thói hư, tật xấu trong xã hội, loại truyện này
dùng cách mượn lời ngụ ý, mượn lời các con vật, đồ vật, chim muông, hoa lá
để nói về con người, gửi vào đó một ý tưởng, một nhận xét về nhân tâm, thế
sự, một bài học về kinh nghiệm sống hay một điều răn dạy về đạo lý làm
người.
Ngụ ngôn có cốt truyện ngắn nhưng rất cô đọng, hàm xúc và giàu sức
biểu hiện, nó là một thể loại rất gần gũi với mọi người, mọi tầng lớp nhân dân
và đặc biệt là với trẻ em. Giáo dục trẻ bằng ngụ ngôn là việc làm hay và bổ
ích phù hợp với đặc điểm tâm lý và đặc điểm tư duy nhận thức của các em.
Việc nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep
Tônxtôi và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học có ý nghĩa quan
trọng, nó giúp tôi có thêm những hiểu biết về một khía cạnh của truyện ngụ
ngôn L.Tônxtôi, giúp tôi cảm thụ được cái hay, cái đẹp và giá trị tư tưởng
trong mỗi câu chuyện. Đặc biệt thông qua các tác phẩm đó, bồi dưỡng giáo
dục đạo đức, tư tưởng, tình cảm và thẩm mĩ cho học sinh tiểu học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Lép Tônxtôi, tức bá tước Lép Nikôlaiêvitsơ Tônxtôi (Lev Nikôlaievitch

Tolstoi) - nhà văn lớn của nước Nga. Lép Tônxtôi xuất thân trong một gia
đình quý tộc nông thôn. Thời thơ ấu và niên thiếu, Lép Tônxtôi sống giữa
cảnh thiên nhiên tươi đẹp ở ấp Iaxnaia Pôliana của gia đình (thuộc tỉnh Tula,
cách Matxcơva chừng 200 km về phía Nam). Tônxtôi say sưa tìm đọc các tác
phẩm văn học trong thư viện của cha mình có tới hàng vạn cuốn.
Năm 16 tuổi, Tônxtôi được gia đình gửi tới Cadan học đại học. Lúc đầu,
ông học ngành ngôn ngữ phương Đông, sau đổi sang ngành Luật. Được hai
năm, ông bỏ trường đại học và gia nhập quân đội. Lép Tônxtôi đã cùng đồng
đội chiến đấu bảo vệ thành phố Xêvaxtôpôn trước cuộc tấn công của liên


quân Anh - Pháp trong chiến tranh Crưm (1853-1856). Tônxtôi đã viết một số
truyện ký về Xêvaxtôpôn ca ngợi những hành động anh hùng của những
người lính Nga chân chính.
Bàn về Lep Tônxtôi và những sáng tác của ông, từ xưa đến nay đã có
nhiều nhà văn, nhà lý luận, nhà phê bình văn học trên thế giới cũng như trong
nước đề cập đến. Do khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, đặc biệt do khả
năng ngoại ngữ có hạn nên phần lịch sử nghiên cứu vấn đề chỉ xây dựng từ
những bài viết của một số tác giả nước ngoài đã dịch sang tiếng Việt và các ý
kiến của các tác giả trong nước.
Bài tiểu luận Tôn-xtôi (1960) của Nguyễn Tuân đến nay vẫn làm người
đọc ngạc nhiên trước tầm hiểu biết, vốn văn hóa rộng lớn và những nhận xét
tinh tế của ông về sáng tác của nhà văn Nga. Nguyễn Tuân khẳng định: 'cho
đến ngày nhân loại du hành vũ trụ đi hết lên các tinh cầu khác, Tôn-xtôi vẫn
là cây đại thụ sừng sững trong rừng văn đại ngàn nước Nga”.
Năm 1986, sau nhiều năm nghiên cứu, giảng dạy, Nguyễn Trường Lịch
cho ra mắt công trình L.N.Tôn-xtôi. Chuyên luận phản ánh cái nhìn bao quát
về nhà văn Nga, từ tiểu sử, sự nghiệp sáng tác đến tầm ảnh hưởng thế giới lớn
lao của L.Tôn-xtôi trong thế kỷ 20
Nghiên cứu về truyện Ngụ ngôn từ trước tới nay có rất nhiều đề tài và

nghiên cứu về nhiều tác giả khác nhau, tuy nhiên đề tài mà tôi nghiên cứu là
đề tài mới và chưa có ai đi sâu vào phân tích thế giới nhân vật trong truyện
Ngụ ngôn Lep Tônxtôi cũng như ý nghĩa giáo dục của truyện đối với học sinh
Tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi để thấy được sự phong phú, đa
dạng độc đáo của thế giới nhân vật, đồng thời khám phá giá trị, ý nghĩa truyện
Ngụ ngôn Lep Tônxtôi với học sinh Tiểu học.


4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu các loại nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi và nghệ
thuật xây dựng thế giới nhân vật ấy.
Nghiên cứu ý nghĩa giáo dục của truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi đối với
học sinh Tiểu học.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: các câu chuyện Ngụ ngôn của nhà văn Lep Tônxtôi
Phạm vi : Nghiên cứu về Lep Tônxtôi và các tác phẩm của ông có thể
xem xét nghiên cứu nhiều vấn đề, nhiều khía cạnh khác nhau như: nội dung,
nghệ thuật, xây dựng nhân vật, kết cấu… Truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi có
rất nhiều vấn đề lý thú bởi đó là môt kho tàng tri thức văn học của một cây đại
thụ. Trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tôi chỉ đi sâu nghiên cứu
“Thế giới nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi và ý nghĩa giáo dục
đối với học sinh Tiểu học”. Để thực hiện đề tài này, tôi sử dụng cuốn “Kiến
và chim Bồ câu”, 2013, NXB Văn học để nghiên cứu.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp khảo sát
Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phương pháp đối chiếu, so sánh

7. Nội dung của khóa luận
Khóa luận gồm 3 chương
Chương 1. Các loại nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi
Chương 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep
Tônxtôi
Chương 3. Ý nghĩa giáo dục của truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi đối với
học sinh Tiểu học.


NỘI DUNG
Chương 1. CÁC LOẠI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGỤ
NGÔN LEP TÔNXTÔI
1.1. Khái niệm nhân vật và thế giới nhân vật
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Cho đến nay có rất nhiều cách định nghĩa, nhiều quan niệm về nhân vật
của tác phẩm văn chương.
- Nhân vật văn học là “con người được mô tả, thể hiện trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học… Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi vì đó là
hình thức cơ bản để văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng… Nhân vật
văn học là phương tiện để khái quát tính cách, số phận con người và các quan
niệm về chúng” [Trần Đình Sử(chủ biên), La Khắc Hòa, Phùng Ngọc Kiếm,
Nguyễn Xuân Nam, 2011, Lý luận văn học, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm,
T61,62,64].
- Nhân vật văn học “là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, không thể
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống. Nó có chức năng cơ bản là
khái quát tính cách của con người và chức năng này cũng mang tính lịch sử.
Nhân vật văn học còn có khả năng dẫn dắt độc giả vào các thế giới khác nhau
của đời sống, thể hiện quan niệm nghệ thuật và lý tưởng thẩm mỹ của nhà văn
về con người…” (Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ
biên), 1992, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Giáo dục Hà Nội, T162).

Nhân vật văn học “là hình tượng nghệ thuật về con người, một trong
những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của con người trong nghệ thuật ngôn từ.
Bên cạnh con người, nhân vật văn học có thể là các con vật, các loài cây, các
sinh thể hoang tưởng, được gán cho đặc điểm giống như con người…” (Đỗ
Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá(chủ biên), 2004,
Từ điển văn học bộ mới, NXB Thế giới, T1254.


Tóm lại, nhân vật văn học chính là con người trong tác phẩm văn học, là
đứa con tinh thần, là máu thịt của nhà văn, để qua đó, nghệ sĩ thể hiện quan
niệm thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ của mình về cuộc đời và con người. Tuy
nhiên các nhà lý luận cũng nhấn mạnh đến tính nghệ thuật, tính ước lệ của
nhân vật văn học. Nhân vật văn học không hoàn toàn giống như con người
thật ngoài đời vì chúng có những đặc trưng nghệ thuật và được thể hiện trong
tác phẩm bằng các phương tiện văn học, thông qua lăng kính nhà văn, nhưng
cũng không vì thế mà chúng kém phần chân thật. Đã là tác phẩm văn học thì
không thể thiếu nhân vật, bởi nó chính là hạt nhân của tác phẩm.
Các nhân vật trong tác phẩm văn học cũng không nhất thiết phải là con
người, nó có thể là các vị thần(thần thoại), là các nhân vật “khác loài” (Liêu
trai chí dị- Bồ Tùng Linh và dòng tiểu thuyết chí quái truyền kì Trung Hoa)…
và không hiếm những tác phẩm văn học mà nhân vật “con vật” được nhân
hóa, trở thành nhân vật chính của tác phẩm văn chương như truyện Ngụ ngôn
Lep Tônxtôi và các tác phẩm cùng thể loại khác.
Xét từ phương thức thể hiện, nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep
Tônxtôi phần lớn là loài vật, nên nó chỉ là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước
lệ, nhằm giúp nhà văn thể hiện quan niệm của mình về cuộc đời, về con
người, do vậy không thể đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống.
Có thể nói khái niệm nhân vật trong tác phẩm văn học là một khái niệm
mở, vừa cụ thể, vừa ước lệ, vừa xê dịch biên độ.
Để thực hiện tốt ý đồ nghệ thuật của mình, nhà văn đã lựa chọn những

phương tiện nghệ thuật hữu hiệu nhằm xây dựng thành công những hình
tượng nghệ thuật điển hình, sinh động, chịu được sự thử thách của thời gian.
1.1.2. Thế giới nhân vật
Thế giới nhân vật là một tổng thể những hệ thống nhân vật được xây
dựng theo quan niệm của nhà văn, và chịu sự chi phối của tư tưởng tác giả.


Thế giới ấy cũng mang tính chỉnh thể của sáng tác nghệ thuật của nhà văn, có
tổ chức và có sự sống riêng, phụ thuộc vào ý thức sáng tạo của nghệ sỹ. Nằm
trong thế giới nghệ thuật, thế giới nhân vật cũng là sản phẩm tinh thần, là kết
quả của trí tưởng tượng sáng tạo của nhà văn và chỉ xuất hiện trong tác phẩm
văn học. Đó là một mô hình nghệ thuật có cấu trúc riêng, quy luật riêng, thể
hiện ở đặc điểm con người, tâm lý, không gian, thời gian, xã hội… gắn liền
với một quan niệm nhất định của chúng ta về tác giả. Thế giới nhân vật là cảm
nhận một cách trọn vẹn, toàn diện và sâu sắc của chủ thể sáng tạo về toàn bộ
nhân vật xuất hiện trong tác phẩm, mối quan hệ môi trường hoạt động của họ,
ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của họ trong cách đối nhân xử thế, trong giao lưu
với xã hội, với gia đình… Thế giới nhân vật bao quát sâu rộng hơn hình tượng
nhân vật. Con người trong văn học chẳng những không giống với con người
trong thực tại về tâm lý, hoạt động mà còn có ý nghĩa khái quát, tượng trưng.
Do đó nghiên cứu thế giới nhân vật cũng khác với phân tích hình tượng nhân
vật. Trong lịch sử văn học, có thể nói, mỗi tác phẩm lớn, mỗi tác giả lớn đều
có thế giới nhân vật riêng. Mỗi thể loại văn học cũng có thế giới nhân vật với
quy luật riêng của nó. Giống như các tác phẩm tự sự khác, thế giới nhân vật
trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi cũng được sắp xếp, gắn kết theo ý đồ
nghệ thuật riêng của nhà văn. Thế giới nhân vật ấy cũng được chia thành các
tuyến, các kiểu loại: nhân vật chính diện, hay phản diện, nhân vật tư tưởng
hay tính cách, chức năng, nhân vật cõi trần thế (thực) hay nhân vật phi phàm
(ảo)… Nhưng thế giới ấy không phải là sự cộng lại đơn giản của các hệ thống
riêng lẻ, mà là một chỉnh thể nghệ thuật, một sáng tạo đặc biệt bộc lộ chiều

sâu quan niệm về con người của nhà văn. Thế giới ấy cũng không đơn giản là
một tồn tại khác của thực tại, mà là một thế giới đã đột phá tính hữu hạn của
thực tại để mở vào chiều sâu vô hạn của ý nghĩ, làm thành một thế giới ước lệ
tượng trưng.


Do vậy khái niệm về thế giới nhân vật sẽ cung cấp cơ sở lý luận để khám
phá tính sáng tạo độc đáo và toàn vẹn của đối tượng nghiên cứu.
1.2. Truyện Ngụ ngôn của Lep Tonxtoi
1.2.1. Khái niệm ngụ ngôn
Tác giả Lê Bá Hán viết: Ngụ ngôn là lời nói, mẩu chuyện có ngụ ý (ngụ
là gửi) xa xôi bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân
gian và văn học thành văn (thơ ngụ ngôn, truyện ngụ ngôn, ca dao, tục ngữ).
Truyện ngụ ngôn thường dùng các loài vật, đồ vật để gián tiếp nói
chuyện loài người, nêu lên những bài học luân lý hoặc triết lí dưới hình thức
kín đáo (chẳng hạn: Thầy bói xem voi, Cáo mượn oai hùm, Mèo lại hoàn
mèo). Nhân vật trong truyện ngụ ngôn đa số là động vật nhưng cũng có thể là
cây cỏ, trăng sao và cũng có khi là người hoặc các bộ phận của con người.
Nhưng dù loại gì đi chăng nữa thì nhân vật trong truyện ngụ ngôn cũng chỉ là
phương tiện giúp cho tác giả gián tiếp nêu lên những điều muốn gửi gắm mà
thôi.
“Ngụ ngôn là một trong những thể loại triết lý của văn học dân gian,
nó được hình thành trên cơ sở ý thức xã hội đã phát triển mạnh, đặc biệt là
sự thức tỉnh của tinh thần duy lý dân gian” (Từ điển văn học bộ mới, NXB
Thế giới).
Truyện ngụ ngôn có các đặc trưng: mượn thế giới loài vật và đồ vật để
nói chuyện người, mục tiêu chính của truyện ngụ ngôn đưa ra bài học triết lý
về xã hội con người, truyện ngụ ngôn được sáng tác nhằm mục đích giáo dục
trẻ em…
Ở Việt Nam, loại truyện ngụ ngôn được kể bằng văn vần phát triển khá

mạnh. Ví dụ những bài ca dao tự sự như: Con mèo mà trèo cây cau, Con cò
mà đi ăn đêm,… hoặc những truyện thơ dài như: Trê, Cóc, Lục súc tranh công.
Ngoài ra trong mục “Ngụ ngôn”, trang 385 trong cuốn “Lí luận văn
học” NXBGD- 2002, Phương Lựu- Trần Đình Sử, cũng viết về thể loại ngụ


ngôn: “Ngụ ngôn là một trong những thể loại tự sự cổ xưa nhất. Nó xuất hiện
trước Công nguyên trong kho tàng các văn hóa dân tộc như: Hy Lạp, Ấn Độ,
Ai Cập, Trung Quốc,…”
Tóm lại, ngụ ngôn là thể loại truyện rất ngắn, giàu hình tượng, có tính ẩn
dụ cao, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi, thường thông qua các loài động vật,
con người, thần thánh và cây cối để răn dạy con người. Tính nhân cách hóa
của ngụ ngôn đã làm cho các con vật sống mãi trong đời sống chúng ta hơn ba
nghìn năm nay.
1.2.2. Nguồn gốc truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi
Đại văn hào nước Nga Lep Tônxtôi sinh ra và sống gần cả cuộc đời tại
điền trang của ông ở Yasnaya Polyana. Ông rất yêu mến trẻ em và đã viết
nhiều câu chuyện cho con cái nông nô ở điền trang.
Tônxtôi cho xuất bản các câu chuyện thiếu nhi của ông thành hai tập
sách có tựa đề là “Sách học vần” và “Sách để đọc”. Nhiều trẻ em đã học đọc
và viết từ những quyển sách này. Tônxtôi còn giới thiệu các truyện cổ tích Hy
Lạp và La Mã do chính ông dịch cùng những câu chuyện truyền miệng khác.
Ông đặc biệt yêu thích truyện ngụ ngôn của văn hào Ê-dốp, người Hy Lạp.
Các truyện ngụ ngôn của Ê-dốp do Tônxtôi dịch đôi khi có dạng một câu
tục ngữ ("Nạn đắm tàu") hay một truyện dân gian ("Cáo và gà rừng"), và đôi
khi rất giống với một câu chuyện xảy ra hằng ngày ("Hai người bạn"). Ông
chuyển các sự kiện xảy ra trong truyện ngụ ngôn thành chuyện xảy ra trên quê
hương ông, và tại đây chúng trở thành truyện ngụ ngôn của nước Nga, thành
những sáng tác rất riêng của văn hào Nga vĩ đại này.
Nhiều truyện ngụ ngôn cổ mà độc giả được biết qua các bản dịch của Ivan An-đrây-ê-vích Crư-lốp. Thí dụ, những truyện ngụ ngôn như: "Chuồn

chuồn và kiến", "Quạ và cáo", "Sói và sếu"... Crư-lốp là nhà thơ và dịch
truyện ngụ ngôn ra bằng thơ. Còn Tôn-xtôi là nhà văn và dịch cũng chính
những truyện ngụ ngôn ấy ra bằng văn xuôi.


1.3. Các loại nhân vật trong truyện ngụ ngôn Lep Tônxtôi
Thế giới nhân vật trong truyện ngụ ngôn của Lep Tônxtôi đông đảo
phong phú vô cùng. Theo kết quả khảo sát, có tới 199 nhân vật trên tổng số
102 truyện dịch. Thế giới ấy có con người, thần thánh, có các loài vật… tất
cả qua đạo diễn tài năng Lep Tônxtôi đều trở thành diễn viên trên sân khấu
cuộc đời.
Dù nhân vật là người hay không phải là người thì đều hướng tới mục
đích cuối cùng là để nói chuyện người. Vì thế thế giới nhân vật được miêu tả
một cách đầy cảm hứng, lấp lánh ánh sáng của tình thương yêu chân thành
của tác giả đối với con người cùng tình yêu quê hương, đất nước, yêu lao
động và khát khao sống tự do.
Có thể chia thế giới nhân vật của Ngụ ngôn Lep Tônxtôi ra làm hai loại,
đó là loại nhân vật là con người, loại nhân vật là loài vật, trong đó chủ yếu
giống như đặc trưng của thể loại ngụ ngôn, nhân vật chiếm đa số vẫn là nhân
vật loài vật, hay nói chính xác hơn là con vật.
1.3.1. Loại nhân vật là con người
Truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi, nhân vật chính là con người lại ít được
quan tâm và xuất hiện, chỉ có 27/203 nhân vật, chiếm tỉ lệ 13,1%. Nhân vật
con người trong Ngụ ngôn Lep Tônxtôi khiến ta nhớ đến một câu chuyện rất
nổi tiếng của Việt Nam Trí khôn của ta đây. Tuy tần số xuất hiện ít, nhưng
trong Ngụ ngôn Lep Tônxtôi, con người trở thành nhân vật thường được đặt
ngang bằng với các nhân vật khác(loài vật) như: Người đi đường, Kẻ nói dối,
Người làm vườn và các con, Cha và các con, Hai người bạn, Ông chủ và đầy
tớ, Người chăn cừu…
Khi đề cập đến nhân vật này, tác giả cũng không dừng lại miêu tả, hay

chỉ đích danh một con người, hay một tầng lớp nào trong xã hội, dường như
ông muốn hướng tới con người với ý nghĩa chung nhất, đó là con người của
cuộc đời. Nhân vật con người trong Ngụ ngôn Lep Tônxtôi vì thế cũng đa


dạng vô cùng, đủ hạng người, đủ tầng lớp, nghề nghiệp, đủ các thành phần,
các giai cấp trong xã hội: từ những người cùng khổ như bác nông dân, người
chăn cừu đến bọn quý tộc cung đình, bọn quý tộc tỉnh lẻ, từ gã lưu manh, tên
ăn trộm đến người đàn bà, từ trai, gái, già, trẻ, đàn ông, đàn bà, từ thầy thuốc,
thầy kiện, thương gia, những người thấp cổ bé họng đến những người quyền
cao chức trọng. Rõ ràng để làm nên sự phong phú đa dạng của thế giới nhân
vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi, không chỉ có các nhân vật là loài vật
như khẳng định của hầu hết các nhà nghiên cứu xưa nay, mà còn có sự tham
gia đóng góp của những nhân vật là con người. Ngụ ngôn Lep Tônxtôi, dường
như đã có sự tham dự nhiều hơn và thường xuyên hơn của con người. Đây
cũng trở thành nét độc đáo của Ngụ ngôn Lep Tônxtôi.
Con người trong Ngụ ngôn Lep Tônxtôi hiện lên với đầy đủ những thói
hư tật xấu. Đó là người thanh niên tham lam, cùng nhặt được tiền với ông
già(Người đi đường) nhưng chỉ muốn ẵm trọn một mình, cuối cùng lại bị
quan trên bắt vì tội nhặt được tiền mà không trình báo.Đó là kết cục của
những kẻ ích kỉ, không biết nhường nhịn, chia sẻ, quá hiếu thắng, quá tham
lam để rồi chính mình chịu thiệt, rút cục chỉ béo quan trên mà thôi.
Từ việc xây dựng nhân vật cậu bé chăn cừu, tác giả nêu ra bài học: trong
xã hội cũng không thiếu gì những kẻ nói dối trắng trợn chỉ để trêu đùa và
chọc tức mọi người, dẫn đến kết quả đáng buồn là cả đàn cừu bị sói ăn thịt(Kẻ
nói dối).
Tình cảm anh em trong nhà cũng là một đề tài phổ biến, ngợi ca tình
đoàn kết, hợp lực giữa mọi người trong gia đình thì nhất định sẽ thành
công(Người làm vườn và các con, Cha và các con).
Sự đoàn kết, hợp tác luôn được đề cao trong mọi trường hợp, và phép

màu chỉ xảy ra với những người biết tự cứu chính mình (Đắm thuyền)
Gắn mình vào cuộc sống thực tiễn, Tônxtôi đã khám phá ra được ở đây
cái bản chất của con người, của thời đại và dựng nó lên như một phòng triển


lãm mênh mông với những bức tranh khác nhau của xã hội đương thời. Ông
đã dùng ngụ ngôn để vạch mặt trái của chế độ quân chủ, quất vào vương
quyền, thần quyền và những tật xấu. Bên cạnh tài châm biếm và răn đời mang
tính thực tế rút ra từ những kinh nghiệm xử thế là những lời động viên, khích
lệ, những đặc điểm trong sáng, ca ngợi lao động, tình yêu thương và tự do
như nền tảng của nhân phẩm.
1.3.2. Loại nhân vật là loài vật
Số đông các nhân vật trong Ngụ ngôn Lep Tônxtôi là loài vật. Kết quả
khảo sát cho thấy có đến 164/ 203 nhân vật trong ngụ ngôn của ông là loài
vật, chiếm tỉ lệ 80,78%. Kết quả này đúng với đặc trưng của thể loại ngụ
ngôn, và hoàn toàn trùng khít với nhận định của các nhà nghiên cứu trong và
ngoài nước về nhân vật của truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi.
Truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi hấp dẫn thiếu nhi ở chỗ các em được nghe
những chuyện mà trong đó có những con vật quen thuộc của các em. Đó là
những con Chó, con Mèo mà hàng ngày các em vẫn nô đùa, vuốt ve chúng.
Đó là những con vật quen thuộc nuôi trong nhà như con Gà, con Vịt, con Bồ
câu,… Đó là các con vật chốn rừng xanh các em thường được nghe bà kể
trong truyện cổ tích hay đi xem ở vườn bách thú như: con Cáo, con Sói, Sư
tử… Đôi khi là những con vật nhỏ bé như Chuột, Muỗi, Chim, Kiến, Ve…
Nhân vật thường gặp trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi là Sư tử. Qua
khảo sát 102 tác phẩm thì có đến 8 truyện có nhắc đến Sư tử, trong đó có 7
truyện Sư tử là nhân vật chính, chỉ có một truyện Sư tử được nhắc đến là nhân
vật phụ. Nhân vật Sư tử được nhắc đến ở cả hai mặt tốt và xấu. Sư tử xưa nay
được mệnh danh là chúa sơn lâm, đại diện cho tầng lớp thống trị vua- Mặt
trời. Sư tử sống ăn bám, phè phỡn trên sự đói khổ của muôn loài. Bản chất

của nó là hống hách, kiêu căng “Sư tử, lừa và cáo”. Thói ngông nghênh, kiêu
căng nhiều khi khiến nó chuốc vạ vào thân “Muỗi và sư tử”. Nó là kẻ độc


đoán, chuyên quyền “Sư tử, sói và cáo”. Sư tử luôn muốn bành trướng thế
lực bằng cách gây chiến tranh mà hậu quả là muôn dân phải gánh chịu “Sư tử
và lừa”. Đôi khi, nó lại ngốc nghếch đến mức mu muội, và bị thương chỉ vì
hiếu thắng.
Ngoài ra hình tượng Sư tử còn đại diện cho những giá trị lớn của một
đức tính, một vấn đề nào đó mà những kẻ hợm mình ảo tưởng “ăn cắp” lốt để
khoác cho mình khi lừa bịp người như con Lừa nọ “Lừa đội lốt Sư tử”.
Ngoài Sư tử không thể không nhắc tới những nhân vật- con vật đại diện
cho giai cấp thống trị, bè lũ triều thần của vua- Mặt trời, lũ quý tộc ăn bám,
độc ác, bất nhân, nịnh trên nạt dưới mà hình ảnh tiêu biểu là Sói.
Nhân vật Sói xuất hiện với tần số rất lớn, trong truyện Ngụ ngôn Lep
Tônxtôi: 14 lần (14 truyện/ 102 truyện), trong đó Sói đều xuất hiện với tư cách
là nhân vật chính. Nhân vật Sói được tác giả miêu tả ở cả 2 mặt tốt và xấu.
Trước hết, Sói thuộc loài ăn thịt. Nó là nỗi kinh hoàng của đàn Cừu, là
sự căm ghét truyền đời của bọn chó chăn cừu. Nó là tên kẻ cướp chuyên dùng
sức mạnh để chiếm đoạt miếng mồi và đôi khi cũng ranh mãnh, tinh ma “Sói
và lợn, Sói và cò”. Thế nhưng với loài Sói thì việc sử dụng bạo lực để săn
mồi là thường xuyên hơn cả. Đây cũng chính là bản chất của bọn quý tộc tỉnh
lẻ, quý tộc nông thôn, các tướng lĩnh của triều đình với bản chất võ biến, thô
lỗ cục cằn, hống hách, tham lam và ngu xuẩn, Sói có bản tính hung tàn, ỷ
mạnh hiếp yếu “Sói và cừu non”. Sói là một tên độc ác, vong ân bội nghĩa
“Sói và cò”. Nó là kẻ cướp nhưng cũng sẵn sàng trở thành một kẻ lừa gạt khi
có cơ hội: “Sói và ngựa cái”.
Tuy nhiên, đôi khi Sói bộc lộ là kẻ ngốc nghếch, khờ khạo và tin lời bà
già dọa cháu “Sói và bà già”, ngu ngốc đến mức không biết tính toán, không
biết tận dụng cơ hội, miếng mồi có trong tay lại để tuột mất “Chó và sói”.

Đôi khi Sói cũng được dùng làm biểu tượng cho con người có khát vọng sống


tự do, tuy thanh bần vất vả nhưng thảnh thơi, nhẹ nhàng, không luồn cúi, xu
nịnh, không phải lo lắng những cạm bẫy, gièm pha, những mối nguy hiểm
chốn cung đình “Chó sói và chó giữ nhà”.
Con vật xuất hiện nhiều nhất trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi chính là
con Cáo. Cáo được nhắc đến trong 15 truyện (tổng 102 truyện), trong đó Cáo
đa phần xuất hiện là nhân vật chính. Có thể thấy rằng thế giới loài người mà
hai con vật này đại diện cũng được phân loại và tồn tại song song, đồng thời
lại có những mâu thuẫn khó có thể dung hòa được với nhau. Tùy theo đặc tính
của từng loài mà mặc dù cùng đại diện cho giai cấp thống trị, chúng lại tiêu
biểu cho những loại người khác nhau và trong từng bài được dùng làm biểu
tượng cho một nội dung, một ý tưởng muốn bày tỏ của tác giả.
Khác với Sói, Cáo là một con vật ranh ma, quỷ quyệt. Nó là con thú ăn
thịt loại nhỏ. Con mồi của nó thường là các con vật nhỏ như: chim, sóc, thỏ…
Thức ăn mà Cáo ưa thích là các loại gia cầm. Vì những loài này thường được
người che chở, bảo vệ, được Chó canh chừng cẩn thận nên Cáo trở thành kẻ
ăn cắp. Đây là đặc tính dễ nhận thấy ở Cáo. Muốn ăn cắp được đòi hỏi có sự
ranh ma, tinh khôn, xảo quyệt để vừa kiếm ăn mà vẫn thoát khởi mũi tên, viên
đạn hay gậy gộc của con người “Chó giữ nhà và Cáo”.
Cả hình dáng và tính cách của Cáo toát lên sự xảo quyệt, tham lam có trí
tuệ. Bởi vậy, nó được sử dụng như một hình tượng tiêu biểu cho bọn quý tộc
chốn cung đình. Nó thích hợp với vai trò cận thần được sùng ái của vị chúa tể
chuyên quyền, độc đoán nhưng ưa phỉnh nịnh: nịnh trên, nạt dưới, gian tham
nhưng khôn khéo, nham hiểm “Sư tử, sói và cáo”, “Cáo và sói”, Cáo là đại
diện cho những kẻ vong ân bội nghĩa “Cáo và dê”, khoác lác hơm hĩnh “Mèo
và cáo”. Sự tinh ma, khôn vặt, xảo quyệt của Cáo đôi khi lại phản lại nó. Nó
cũng được nếm mùi thất bại khi vấp phải trí thông minh, sắc sảo của Cò và
Gà trống “Cáo và cò, Gà trống và cáo”. Cảm giác “gậy ông đập lưng ông”



sẽ cho nó biết dù gian ngoan, xảo quyệt đến đâu nó cũng trở thành kẻ chiến
bại trước quần chúng lao động.
Ngoài ra Cáo biểu tượng cho trí thông minh. Cho nhận thức sâu sắc, toàn
diện, đánh giá đúng sự vật, hiện tượng khách quan “Đại bàng và cáo, Sư tử
và cáo, Sư tử, lừa và cáo”.
Tóm lại, Sư tử, Sói, Cáo là 3 nhân vật được xuất hiện nhiều lần trong
truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi, đại diện cho giai cấp thống trị tàn bạo, xảo
quyệt, độc ác, chuyên quyền trong xã hội thời bấy giờ.
Ngoài Sư tử, Cáo, Sói đại diện cho giai cấp thống trị còn có các loài vật
khác địa diện cho tầng lớp nhân dân, giai cấp bị trị: nông dân, thợ thủ công,
tiểu thương, trí thức nghèo. Điển hình cho họ là những loài vật bé nhỏ, hiền
lành, những con mồi của các loài ăn thịt, những Dê, Lừa, Ngựa, Cừu, Thỏ,
Gà, Sóc…
Dưới gánh nặng chuyên chế như đã được định sẵn cho những thân phận
thấp cổ bé họng, những con vật nhỏ bé, hiền lành ấy chỉ còn biết cắn răng
chịu đựng không dám phản kháng “Sư tử và cáo”. Bị đè nén dưới ba tầng áp
bức bóc lột là quý tộc phong kiến, tăng lữ, tư sản với những thủ đoạn nham
hiểm của kẻ thống trị, của quyền thần, tôn giáo, người dân trở thành con Cừu
khờ dại, cả tin dưới nanh vuốt chuyên quyền. Xã hội cũ đã tạo nên bầu không
khí nghẹt thở làm người dân lúc nào cũng lo sợ.
Người ta lo sợ đến không còn muốn sống để được yên, chỉ còn chết mới
xong, thế mà trên đường tìm cách quyên sinh, họ lại thấy có những người
khác sợ mình “Thỏ và ếch”. Tuy nhiên, trong xã hội còn bao nhiêu người
nung nấu trong tim khát vọng tự do, coi cuộc sống nhung lụa giàu sang là
xiềng xích, tù ngục “Chó Sói và Chó giữ nhà”, kẻ sống tự do trong rừng rú
tuy không no đủ nhưng không bị phụ thuộc, không bị luồn cúi, nịnh bợ một ai
như Chó giữ nhà kia tuy béo tốt mượt mà vẫn không che đậy được vết xích
hằn trên cổ.



Trước những rối ren, phức tạp của xã hội, những người lao động trong
nhân dân cũng nảy sinh biết bao tính xấu. Có những kẻ mưu mô, hiểm độc,
sống bất lương, bất chấp luân thường, đạo lý như con Nhái trong “Nhái và
Chuột”, có những kẻ lại ảo tưởng hão huyền, khoe khoang, hợm hĩnh (Lừa
đội lốt Sư Tử).
Cả đến giai cấp tư sản mới hình thành cũng có mặt trong truyện ngụ
ngôn của Lep Tônxtôi, ông đã thật sâu sắc khi nhìn thấu những cái xấu xa bản
chất của giai cấp đó là những con Ếch háo danh “Ếch muốn to bằng bò”,
khoác lác học đòi “Khỉ và cáo”. Không chỉ dừng lại ở đó, sự đa dạng, ngộ
nghĩnh trong thế giới nhân vật của truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi còn nổi lên
bản ngã của Đại bàng được tác giả nêu lên trong bài “Đại bàng và cáo”.
Những kẻ sống ba phải, gió chiều nào xoay chiều ấy cũng được khắc họa rõ
nét trong truyện “Con dơi”.
Trong các tác phẩm của ông cũng không thể thiếu chú Mèo của các em và
con Chuột đáng ghét hay phá hoại, còn cả con Kiến, Ve, Ngựa… tất cả được
Lep Tônxtôi sử dụng như một thứ nguyên liệu đa dạng cho công trình sáng tác
nghệ thuật của mình. Chúng đang sống vui nhộn dưới ngòi bút của ông.
Trong truyện của ông, cây cối cũng trở thành nhân vật chính. Đó là cây
Trám cao lớn, hiên ngang, thân cứng cáp và cành to khỏe mạnh, cây Sậy
khiêm nhường, bé nhỏ, thân mềm dẻo chỉ gió thoảng cũng lay. Thói thường
cây to thường vênh vang, cậy mình, tự đắc, còn cây nhỏ thì khiêm tốn, biết
mình. Hậu quả tất yếu những tính xấu của con người như ta đã biết thường
đem tới tai họa “Cây trám và cây sậy”.
Thế giới nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi rất phong phú, đa
dạng. Nhìn bề ngoài các con vật trong truyện ngụ ngôn không có gì khác các
con vật trong truyện cổ tích về loài vật, chúng cũng nói năng ứng xử và có
tâm tính như người và cũng gồm đủ Thú, Chim, Cá, Côn trùng,… nhưng xem



xét kĩ hơn ta sẽ nhận ra những điểm khác biệt về đối tượng, về thái độ và về
nội dung.
Nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi có nêu tên cụ thể rõ
ràng, loài vật trong các câu chuyện hầu như không được miêu tả về ngoại
hình mà chỉ tập trung khám phá, miêu tả hành động, tính cách của nhân vật.
Truyện “Quạ và cáo; Cáo và Dê; Chó, Gà trống và Cáo…” đều không
miêu tả về ngoại hình mà chỉ tập trung vào bản chất, tính cách của Cáo. Nó
được hiện lên là một con Cáo gian ác, xảo quyệt với hành động hết sức
nham hiểm, “Sói và Ngựa cái”, đôi khi cũng rất thông minh “Sư tử, Lừa
và Cáo”, tìm đủ mọi cách để săn được miếng mồi mà vẫn thoát khỏi mũi
tên “Chó giữ nhà và Cáo”.
Mối quan hệ của các nhân vật rất đa dạng, đó là mối quan hệ giữa con
vật và con vật (Gấu và Ong, Bò đực và Ếch, Cò và Sếu, Khỉ và Cáo…),
con vật- vật vô tri (Quạ và bình nước, Chó và cái bóng, Sói và giàn nho…),
quan hệ giữa con người và con vật (Người và chó, Cô bé và con ve, Bà chủ
và gà mái, Sói và bà già…), quan hệ giữa con người và con người (Người đi
đường, Nông dân và thần may mắn, Kẻ làm vườn, Người làm vườn và
các con, Cha và các con, Hai người bạn, Ông chủ và đầy tớ…), vật vô trivật vô tri(Cây trám và cây sồi, Mặt trời và gió…).
Nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi gần gũi, quen thuộc với
cuộc sống của con người, đó là: con Chim, con Gả, con Mèo, con Chuột, con
Thỏ, con Cáo, con Sư tử,… Đặc biệt với khả năng tưởng tượng phong phú và
việc sử dụng biện pháp nhân hóa linh hoạt, tác giả đã làm cho loài vật có tính
cách, hoạt động, cảm xúc như con người “Kiến và chim bồ câu”, khi Kiến
đang tuyệt vọng tưởng chừng sẽ chết vậy mà Bồ câu thả cọng rơm khô Kiến
leo lên thoát chết, tình bạn chân thành đã được hiện lên dưới ngòi bút sắc sảo
của Lep Tônxtôi, để rồi một ngày kia khi Bồ câu sắp bị bắn thì Kiến nọ đã


giải nguy để cứu Bồ câu. Một tình bạn thật sâu sắc, giúp đỡ nhau trong hoạn

nạn, khó khăn, gây xúc động đến con người.
Tính cách nhân vật thường chia làm hai mảng tốt- xấu (Sư tử hung ác,
bắt nạt người khác trong khi đó thì Cừu non ngây thơ ngơ ngác, chất phác), có
hiền lành tính nghĩa (Kiến và chim bồ câu), có ngu dốt (Sói và giàn nho,
Chó và cái bóng, Hươu đực và giàn nho). Bên cạnh đó có những con vật,
những người nông dân thông mình, dí dỏm (Nông dân và thủy thần; Sói và
Ngựa cái; Chó, Gà trống và Cáo).
Ngôn ngữ và hành động của nhân vật thường nhẹ nhàng, kín đáo nhưng
lại sâu sắc, thâm thúy, thể hiện được tính cách của nhân vật mà đầu tiên phải
kể đến Sư tử, là con vật luôn hống hách, độc đoán, chuyên quyền, sống phè
phỡn trên sự đói khổ của muôn loài, luôn bành trướng gây thế lực của mình.
Lep Tônxtôi đã gắn tính cách của Sư tử với tính cách của những kẻ luôn
cho mình là trên hết, có quyền quyết định tất cả, bất chấp ý kiến người khác,
thể hiện chính sách độc quyền.
Như vậy ta thấy nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi có tính
cách cụ thể mọi khía cạnh trong tính cách đó đã được tác giả khai thác nên
như vậy mới luôn hấp dẫn người đọc.
Với tài năng độc đáo của mình, Lep Tônxtôi đã xây dựng tác phẩm của
ông thành những vở hài kịch với quy mô hàng trăm hồi mà “sân khấu là cả
thế gian”. Tính giáo dục trong thơ ông thiên về nhận thức lí tính, đặc biệt khả
năng giáo dục toát lên từ mỗi bài thơ ngụ ngôn. Tác phẩm của Lep Tônxtôi
đã, đang và sẽ mãi mãi làm say mê độc giả ở mọi lứa tuổi mà khi đọc tùy theo
trình độ tuổi tác, trình độ nhận thức và khả năng cảm nhận của mình mà
người đọc rút ra bài học cho bản thân.
Nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi quen thuộc với các em
thiếu nhi, đặc biệt với các em nhà lao động: Mèo, Gà, Chó, Chuột, Bồ câu…


Nhân vật có sự chuyển đổi tính cách từ sự dốt nát, chuyên quyền sang thông
minh, độ lượng. Loại nhân vật thường được đặt làm nhan đề cho tác phẩm:

Ve và Kiến, Quạ và Cáo…
1.4. Tiểu kết
Tóm lại thế giới nhân vật trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi rất phong
phú, đa dạng cả con người, cả loài vật, cả thần thánh, cả đồ vật…Truyện của
ông là bức tranh hiện thực xã hội thời bấy giờ với cả chiều sâu và chiều rộng
của nó bao gồm đủ hạng người, với đủ các gam màu, đủ trạng thái, đủ cảnh
ngộ, đủ số phận. Có người bán hàng thông minh, dựa vào những phán đoán
mà tìm ra tên trộm “Chủ cửa hàng và hai tên trộm”, có người nông dân cần
cù chăm chỉ, khôn ngoan rất mực trong cuộc sống cũng như trong vấn đề dạy
dỗ con “Cha và các con”; “Người làm vườn và các con”. Người tiều phu
cùng quẫn nhưng không chấp nhận giải thoát mình bằng cách đi theo Thần
Chết “Ông già và Thần chết”. Nhân vật loài vật lại càng phong phú, đa dạng
và sinh động hơn, là loài vật nhưng cũng chính là con người. Con người ẩn dụ
đằng sau thế giói loài vật đó. Trong truyện Ngụ ngôn Lep Tôxtôi, tự nhiên và
xã hội là hai phạm trù hòa quyện vào nhau nhưng dù nhân vật là gì đi chăng
nữa thì loài vật, đồ vật hay nhân vật tưởng tượng đều nhằm mục đích chính là
để “nói chuyện người” để đem đến cho người đọc những kinh nghiệm thực tế
của cuộc sống, các bài học về đạo đức, luân lý, ứng xử trong xã hội giữa con
người với con người. Đó chính là nét đặc sắc độc đáo của thế giới nhân vật
trong truyện Ngụ ngôn Lep Tônxtôi, giúp thế giới nhân vật cũng như văn ông
sống mãi cùng thời gian.


×