Tải bản đầy đủ (.pdf) (536 trang)

Giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.08 MB, 536 trang )


GIÁO

t r

In

h

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT





MỤC
t

LỤC


Lời giới th iệu .......................................................................................................... 11

Phần thú nhất

NHẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT







Chương I
LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT - ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN cứu,

VỊ TRÍ, VAI TRÒ TRONG HỆ THỐNG CAC KHOA HỌC PHÁP LÝ
KHOA HỌC XÂ HỘI VÀ NHÂN VÀN


«

I. Khoa học pháp lý - nhận thức, phân loại và đặc trưng cơ b à n .................................................. 15
II. Đối tượng nghiên cứu của lý luận vé nhà nước và pháp lu ậ t................................................... 20
III. Lý luận nhà nước và pháp lu ậ t trong hệ thống các khoa học xã hội và nhân v ă n ........................ 26
IV. Lý luận nhà nước và pháp lu ật trong hệ thống các khoa học pháp lý ........................................ 31
V. Lý luận nhà nước và pháp lu ật với tư cách là môn học cơ sở trong chương trình
đào tạo ngành lu ậ t......................................................................................................... 36

Chương II
PHƯƠNG PHÁP LUẬN, CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứ u VÀ

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
I. Phương pháp luận của lý luận nhà nước và pháp lu ậ t.......................................................... 38
II. Các phương pháp nghiên cứu cụ th ể ................................................................................. 44
III. Khoa học lý luận nhà nước và pháp luật trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyén
và hội nhập quốc tế ở V iệt Nam hiện n a y .......................................................................... 48

Phẩn thú hai

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC
Chương III

NGUỔN GỐC NHÀ NƯỚC
I. Phương pháp tiế p cận nguón gổc nhà nước. Các học th u yết khác nhau vé nguón gốc nhà nước....55
II. Sự hình th ành nhà nước và các phương thức hình th ành nhà nước trên th ế g iớ i....................... 61


LÝ LUẬN NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Chương IV
NHẬN THỨC, BÀN CHẤT, ĐẶC TRƯNG cơ BẢN VÀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
I. Các quan niệm , cách tiếp cận khác nhau vé nhà nước........................................................... 68
II. Khái niêm và những đặc trưng (dấu hiệu) cơ bản của nhà nước.............................................. 74
III. Bản chát nhà nước.......................................................................................................... 81
IV. Vai trò nhà nước............................................................................................................. 84
V. Bản chất các nhà nước chủ nô, phong kiến và tư sản............................................................. 93
VI. Bản chất, đặc điểm cơ bản của nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt N a m .......................... 95

Chương V
KIỂU NHÀ NƯỚC
I. Khái niệm kiểu nhà nước và nhửng cách tiếp cận khác nhau vé kiểu nhà n ư ớ c ......................... 98
II. Tiẽpcận kiều nhà nước theo hình thái kinh t ế - x ã h ộ i......................................................... 100
III. Tiếp cận kiểu nhà nước theo tiêu chí các nén văn m in h ....................................................... 102
IV. Ỷ nghĩa, giá trị của hai cách tiếp cận cơ bản vé kiểu nhà nước...............................................104

Chương VI
HÌNH THỨC NHÀ NƯỚC
I, Nhận thức chung vé hình thức nhà nước...........................................................................n o
II. Hình thức chính t h ể .................................................................................................... 114
ill. Hình thức cấu trúc nhà nước......................................................................................... 123
IV. Chẽ độ chính t r ị . ...... ................................................................................................... 126
V. Các yếu tố tác động đến hình thức nhà nước..................................................................... 128

VI. Khái quát hình thức các nhà nước chủ nỏ, phong kiến và tư s ả n .......................................... 129
VII. Hình thức nhà nước Cộng hòa Xà hội Chủ nghĩa Việt N a m .................................................. 133

Chương VII
CHỨC NĂNG NHÀ N ư ớ c
I. Khái niệm chức năng, nhiệm vụ nhà nước, chức năng của các cơ quan nhà nước..................... 136
II. Hình thức và phương pháp thực hiện chức năng nhà nước. Phân loại các chức năng nhà nước.... 138
III. Sự tiến hóa của chức năng các nhà nước.......................................................................... 140
IV. Chức năng Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt N a m ................................................... 147

Chương VIII
Bộ MÁY NHÀ NƯỚC
I. Nhận thức chung vé bộ m áy nhà nước.............................................................................. 154
II. Các nguyên tắc cơ bản vé tổ chức và hoạt động của bộ m áy nhà nước.................................... 158
III. Các yếu tỗ tác động đến bộ m áy nhà nước và sự phát triển của bộ máy nhà nước.................... 160
IV. Khái quát vé bộ m áy các nhà nước chủ nô, phong kiến và tư s ả n ........................................... 162
V. Bộ m áy Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt N a m ....................................................... 172


MUC LUC

Chương IX
NHÀ NƯỚC PHÁP QUYẾN
I. Khái quát lịch sử tư tưởng, học th u yết nhà nước pháp quyén.............................................. 185
II. Nhận thức cơ bản vé nhà nước pháp q u y é n .................................................................... 197
III. Đặc trưng cở bản của nhà nước pháp q u y ế n .................................................................... 205

Chương X
XÂY DựNG NHÀ Nước PHÁP QUYỂN VIỆT NAM
I. Những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyén V iệt N a m ............................................... 213

II. Phương hướng, nội dung cơ bản vế xây dựng Nhà nước pháp quyén Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa,
của dân, do dân và vì d â n ............................................................................................. 219

Chương XI
MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÀ NƯỚC VÀ CÁ NHÂN
TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỂN
I. Cá nhân và mối quan hệ giửa nhà nước và cá nhân trong trong các thời kỳ lịch s ử .................. 229
II. Bản chất, các nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân
trong nhà nước pháp q u y é n ......................................................................................... 232
III. Các đảm bảo thực hiện m ối quan hệ bình đẳng, công bằng, đổng trách nhiệm giữa nhà nước
và cá nhân trong nhà nước pháp q u y ễ n .......................................................................... 238

Chương XII
HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ VÀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ NHÀ Nước
TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
I. Nhận thức chung vé hệ thống chính t r ị .......................................................................... 242
II. Hệ thống chính trị Việt N a m ......................................................................................... 245
III. VỊ trí, vai trò của nhà nước trong hệ thống chính trị và đổi mới hệ thống chính trị
trong giai đoạn hiện n a y ............................................................................................. 251

Phẩn thứ ba

LÝ LUẬN PHÁP LUẬT
Chương XIII
CÁC TRƯỜNG PHÁI PHÁP LUẬT
I. Phương pháp tiếp cận và ỷ nghĩa nghiên cứu các trường phái pháp lu ậ t................................. 259
II. Trường phái pháp luật tự nhiên, pháp luật thực chứng và quy phạm học pháp lu ậ t................... 261


8


LÝ LUẬN NHÀ N ư ớc VÀ PHÁP LUẬT

III. Trường phái tám lý học pháp luật, lịch sử pháp luật và thuyết thán h ọ c ................................. 269
IV. Trường phái xã hội học pháp luật, trường phái pháp luật Mác - Lênỉn
và kinh tế học pháp lu ậ t................................................................................................ 272
V. Xu hướng phát triển, tích hợp của các trường phái pháp lu ậ t............................................... 279

Chương XIV
Sự HÌNH THÀNH PHÁPLUẬT
I. Nhận thức chung về sự hinh thành pháp luật trong lịch sử nhân lo ạ i...................................... 281
II. Quá trình hình thành pháp lu ậ t....................................................................................... 284

Chương XV
QUAN NIỆM PHÁP LUẬT, CÁC THUỘC TÍNH,
BẢN CHẤT, CHỨC NÀNG, NGUYÊN TẮC VÀ VAI TRÒ PHÁP LUẬT
I. Quan niệm pháp lu ậ t .................................................................................................. 289
II. Các thuộc tính (dấu hiệu đặc trưng) cơ bản của pháp lu â t.................................................. 295
III. Bản chất pháp lu ậ t..................................................................................................... 299
IV. Chức năng pháp lu ậ t.................................................................................................. 303
V. Các nguyên tắc cơ bản của pháp lu ậ t................................................................................ 306
VI. Vai trò pháp luật trong đời sống xã h ộ i............................................................................. 312

Chương XVI
KIỂU, HÌNH THỨC VÀ NGUÔN PHÁP LUẬT
I. Kiểu pháp lu ậ t........................................................................................................... 317
II. Hình thức pháp lu ậ t.................................................................................................... 322
III. Nguón pháp lu ậ t......................................................................................................... 324
IV. Khái quát vé các kiếu pháp luật chủ nô, phong kiến, tư s ả n .................................................. 337
V. Pháp luật Việt Nam Xã hội Chủ ngh ĩa................................................................................ 3 4 1


Chương XVII
PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG CÁC LOẠI QUY PHẠM XÃ HỘI
I. Các loại quy phạm xã hội và mối quan hệ giữa pháp luật với các loại quy phạm xã h ộ i............. 347
II. M ối quan hệ giữa pháp luật và đạo đức........................................................................... 352
III. Mổi quan hệ giữa pháp luật với tập quán, luật tục ở Việt Nam hiện n a y ................................ 357

Chương XVIII
QUY PHẠM PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và cơ cảu quy phạm pháp lu ậ t ........................................................................ 361
II. Phân loại các quy phạm pháp lu ậ t.................................................................................. 374


MỤC LỤC

Chương XIX
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT


«

I. Quan niệm hệ thống pháp lu ậ t........................................................................................ 377
II. Hệ thống cầu trúc của pháp lu ậ t...................................................................................... 381
III. Hệ thống hóa pháp lu ậ t................................................................................................. 387

Chương XX
HÀNH VI PHÁP LUẬT, HÀNH VI HỢP PHÁP, VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
I. Hành vi pháp luật, hành vi hợp p h á p ................................................................................ 387
II. Vi pham pháp lu ậ t........................................................................................................ 392

Hi. Trách n hiệm pháp lý ...................................................................................................... 396

Chương XXI
QUAN HỆ PHÁP LUẬT
I. Khái niệm , đặc điểm và phản loại các quan hệ pháp lu ậ t...................................................... 403
II. Câu trúc (thành phán) quan hệ pháp lu ậ t.......................................................................... 411
III. Những điéu kiện (càn cứ) phát sinh, thay đồi, chấm dứt quan hệ pháp lu ậ t............................ 419

Chương XXII
Ý THỨC PHÁP LUẬT
I. Khái niệm và câu trúc (Cơ cẫu) của ý thức pháp lu ậ t............................................................ 423
II. Đặc điểm cơ bản của ý thức pháp lu ậ t.............................................................................. 427
III. Các loại hình (dạnh thức) cơ bàn của ý thức pháp lu ậ t......................................................... 432
IV. M ối quan hệ giữa ý thức pháp luật và pháp lu ậ t................................................................. 436

Chương XXIII
VÀN HÓA PHÁP LUẬT
I. Nhận thức văn hóa pháp lu ậ t.......................................................................................... 441
II. Cấu trúc (cơ cẩu), các loại hình của văn hóa pháp lu ậ t........................................................ 445
III. Chức năng cơ bản của văn hóa pháp lu ậ t.......................................................................... 448
IV. Văn hóa Hiến pháp - cơ sở của văn hóa pháp luật, bộ phận hợp thành của văn
hóa xã h ộ i.. 450
V. Giáo dục pháp lu ậ t....................................................................................................... 452

Chương XXIV
VÂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT, XÂY DựNG PHÁP LUẬT
I. Văn bản quy phạm pháp lu ậ t......................................................................................... 457
II. Xây dựng pháp lu ậ t...................................................................................................... 465
III. Các giai đoạn cơ bản và các nguyên tác cơ bản của xây dựng pháp lu ậ t.................................. 469



10

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

Chương XXV
PHÁP CHÊ
I. Nhận thức pháp chế.................................................................................................... 475
II. Các yêu cáu (nguyên tắc) cơ bản của pháp c h ế ................................................................ 4 80
III. Đảm bảo pháp c tíế ..... ................. ..... ......................................................................... 487

Chương XXVI
THỰC HIỆN PHAP luật , á p d ụ n g p h á p luật , lỗ h ổ n g p h á p
XUNG ĐỘT PHÁP LUẬT VÀ GIẢI THÍCH PHÁP LUẬT

luật ,

I. Bản chát, khái niệm và các hình thức thực hiện pháp lu ậ t.................................................. 490
II. Áp dụng pháp lu ậ t...................................................................................................... 495
III. Giải thích pháp lu ậ t.................................................................................................... 505

Chương XXVII
LÝ THUYẾT ĐIỂU CHỈNH PHÁP LUẬT
VÀ Cơ CHÊ ĐIẾU CHỈNH PHÁP LUẬT
I.Đ ié u chinh pháp lu ậ t.................................................................................................... 510
II.
Đối tượng điéu chỉnh, phương pháp điếu chỉnh, cách thức điéu chỉnh
và phạm vi điéu chỉnh của pháp lu ậ t.............................................................................. 515
III. Cơ chế điéu chinh pháp lu ậ t......................................................................................... 519


TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................................... 528


LỜI NÓI DẦU

Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở, là môn
học có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong chương trình đào tạo cử
nhân luật học và trong hệ thống các khoa học pháp lý. Đối tưọng, phạm
vi nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật bao quát toàn bộ những
vấn đề cơ bán nhất của đời sống nhà nước và pháp luật, làm cơ sở cho
việc tiếp cận các khoa học pháp lý chuyên ngành cũng như trong việc
tìm hiếu các vấn đề nhà nước, pháp luật nói chung.
Với tư cách là một môn học pháp lý cơ sở, không chỉ dừng lại ở
việc cung cấp tri thức, lý luận nhà nước và pháp luật còn có vai trò,
nhiệm vụ quan trọng trong việc hình thành, bồi dường cho sinh viên
tư duy pháp lý, năng lực phân tích, tiếp cận các hiện tượng, các vấn đề
chính trị - pháp lý sinh động và đa dạng của thực tiễn.
Công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế và
khu vực đă và đang đặt ra yêu cầu đổi mới, phát triển đối với các ngành
khoa học pháp lý nước nhà, trong đó có lý luận nhà nước và pháp luật.
Căn cứ vào nhiệm vụ, mục tiêu đổi mới hoạt động đào tạo đáp ứng yêu
cầu cúa thực tiễn và lý luận hiện nay, việc tổ chức nghiên cứu, viết mới
giáo trình lý luận nhà nước và pháp luật là rất cần thiết.
Thời cuộc mới đã và đang đặt ra cho lý luận nhà nước và pháp luật
ở cấp độ khoa học và môn học những thách thức, yêu cầu và cơ hội phát
triên mới. Những đổi thay lớn lao trong đời sống quốc gia và quốc tế
đã và đang tác động mạnh mẽ đến quá trình đào tạo luật học nói chung,
giáng dạy môn lý luận nhà nước và pháp luật nói riêng.
Trong quá trình nghiên cứu, viết giáo trình, tác giả đã tham khảo
nhiều tài liệu trong nước và ngoài nước, đặc biệt là các sách chuyên

khảo, các giáo trình về lý luận nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ.
Quan điềm chỉ đạo trong việc biên soạn mới giáo trình lý luận nhà nước
và pháp luật lần này là kế thừa những kết quả nghiên cứu của khoa học
lý luận nhà nước và pháp luật, đồng thời bổ sung nhiều cách tiếp cận


12

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

mới đã và đang được định hình ở nước ta, phù họp với lý luận và thực
tiễn xây dựng nhà nước pháp quyền, hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây
dựng nền văn hóa pháp luật, hội nhập quốc tế, đối mới căn bản và toàn
diện nền giáo dục, đào tạo nước nhà. Các khái niệm, phạm trù, quan
điểm cơ bán về nhà nước và pháp luật truyền thống được kế thừa nhưng
đã có sự bổ sung, điều chỉnh nhất định để đảm bào tính mới về lý luận
và phù hợp thực tiễn xây dựng, phát triến đất nước theo quan điểm,
chính sách và pháp luật của Nhà nước ta hiện nay.
G iảo trình Lỷ luận nhà nước và ph á p luật được sứ dụng trong
nghiên cứu, học tập ở bậc đào tạo đại học ngành luật và là tài liệu
nghiên cứu, học tập cho các đối tượng khác ở bậc đào tạo sau đại học
cũng như tìm hiêu những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp
luật cho đông đảo bạn đọc.
Nhà nước và pháp luật vốn là những vấn đề chính trị, pháp lý, xã
hội vô cùng rộng lớn, đa dạng, phức tạp, vận động không ngừng. Biên
soạn mới G iáo trình LÝ luận nhà nước và ph áp luật do vậy là công việc
có nhiều khó khăn. Tác giả đã tham khảo nhiều nguồn tài liệu cũng
như lĩnh hội các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp, các chuyên gia,
người học đế thực hiện cuốn giáo trình này.
Mặc dù đã có rất nhiều nồ lực, cố gắng trong quá trình nghiên cứu,

tổ chức biên soạn, song vì đây là một trong những lĩnh vực khoa học
có phạm vi nghiên cứu rộng, có nhiều vấn đề mới đặt ra cho nên chắc
chấn trong nội dung của cuốn giáo trình vẫn còn nhiều hạn chế, khiếm
khuyết. Ọua đây tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành trước
những góp ý, giúp đỡ quý báu của các đồng nghiệp, các chuyên gia và
người học trong quá trình thực hiện giáo trình này. Tác già cũng mong
tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp chân thành của các đồng
nghiệp, các sinh viên, học viên và đông đảo bạn đọc quan tâm đê được
hoàn thiện hơn giáo trình và chươiig trình giảng dạy, nghiên cứu lý luận
nhà nước và pháp luật.

Tác giả
GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế


PHẦN

THỨ

NHẤT

NHẬP MỒN


LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PH ÁP LUẬT






C h ư ơ n gơ

I

LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
ĐỐI TỨỢNG n g h iê n Cứ u , vị t r í , ýAI TRÒ
TRONG HỆ THỐNG KHOA HỌC PHÁP LÝ,
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




I. KHOA HỌC PHÁP LÝ - NHẬN THỨC, PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC TRƯNG cơ BẢN
1. Nhận thức chung về khoa học pháp lý
Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sở trong hệ
thống các khoa học pháp lý. Trước khi nghiên cứu vào nội dung cụ thê
về đối tượng, phương pháp nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp
luật, cần đề cập trên bình diện tổng quan về khoa học pháp lý (luật học).
Điều đó cho phép nhận thức những vấn đề cơ bán nhất về khoa học
pháp lý mà trong đó lý luận nhà nước và pháp luật là một trong những
bộ phận cấu thành cơ bản.
-

Khái niệm khoa học ph áp lý

Khoa học pháp lý hay còn gọi là luật học là khoa học thuộc lĩnh
vực các khoa học xã hội và nhân văn. Luật học là lĩnh vực hoạt động
của con người, nghiên cứu nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ
biện chứng với nhau. Cũng như bất kỳ một ngành khoa học nào khác,
luật học có nhiệm vụ nghiên cứu những tri thức cơ bản, khách quan vê

nhà nước và pháp luật, nghiên cứu các quá trình, hiện tưọng của đời
sống nhà nước và pháp luật. Một trong những đặc trưng cơ bản làm nên
bản sắc của luật học là sử dụng các khái niệm, các phạm trù cơ bản về
nhà nước và pháp luật, các nguyên lý cơ bản về sáng tạo pháp luật, thực
hiện, áp dụng pháp luật.
Khoa học pháp lý đã có một quá trình hình thành và phát triển lâu
dài trong lịch sử nhân loại. Khoa học pháp lý được xem là một trong


I Phán thử nhất

1 6

I NHẬP MỒN LÝ LUẬN NHÀ N ư ớc VÀ PHÁP LUẬT

những khoa học cổ xưa nhất, có lịch sứ lâu đời, được thê hiện troim
các tư tướng, học thuyết chính trị - pháp lý, các trường phái quan niệm
đa dạng về nhà nước, pháp luật cúa nhân loại. Hệ thống tri thức cua
khoa học pháp lý ngày càng được bô sung, hoàn thiện đê phù hợp với
sự phát triến của đời sống xã hội.
Đối tượng nghiên cứu của khoa học pháp lý rất rộng, bao quát tất
cá các hiện tượng, các quá trình trong đời sống nhà nước và pháp luật,
các thiết chế pháp luật; truyền thống pháp luật, các quy luật cơ ban về
sự hình thành, tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật; các lĩnh vực
quan hệ xã hội được pháp luật điều chinh, nghiên cứu nhà nước và pháp
luật quốc gia, trên thế giới và khu vực (nhà nuxVc học, luật học so sánh,
lịch sứ nhà nước và pháp luật thế giới v.v...); thực tiền tố chức và hoạt
động của nhà nước; thực tiễn sáng tạo, thực hiện pháp luật, ý thức pháp
luật, vãn hóa pháp luật. Theo Ph. Ảngghen, khoa học xã hội khác với
khoa học tự nhiên ớ chồ khoa học xã hội nghiên cứu những điều kiện

của đời sống xã hội, các quan hệ xã hội, các hình thức nhà nước, pháp
luật, đạo đức, văn hóa; các vấn đề triết học, tôn giáo, nghệ thuật v.v...'
K hoa học ph áp Iv là hệ thống toàn diện các tri thức về nhà nước
và pháp luật, được thê hiện ớ tông hợp những khái niệm, những pliạni
trù, những quan điêm, nguvên tác; những quy luật vế sự xuất hiện, tồn
tại và ph át triên cùa nhà nước và pháp luật; vê điêu chỉnh phÚỊ) liiệư, áp
dụng ph áp luật írong cóc lĩnh vực hoạt động xã hội.
2. Phân loại các khoa học pháp lý
Khoa học pháp lý bao gồm một đội ngũ rất đông đao các ngành
khoa học hợp thành và ngày càng được bố sung, hoàn thiện. Hiện nay
trong lý luận có nhiều cách thức phân loại các khoa học pháp lý dựa vào
những tiêu chí khác nhau, v ề cơ bán, có mấy cách phân loại như sau:
1.

Quan điêm phân chia thành ba nhóm, ba tiêu hệ thống các khoa
học pháp lý.

2.

Quan điềm phân chia thành bốn nhóm, bổn tiếu hệ thống các
khoa học pháp lý.

3.

Quan điêm phân chia thành năm nhóm, năm tiêu hệ thống các
khoa học pháp lý.

' Các M ác, Ph.Ẵ ng ghen, Toàn tập, tập 20, tr. 90 (bán tiếng N ga).



C hương I: l.v Ỉ.UẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP l.UẬT...

I

1 7

Theo quan đicm thứ nhất, các khoa học pháp lý được phân chia
thành ba tiêu hộ thống - ba khối các khoa học pháp lý sau đây:
1. Các khoa hục pháp lý cư sớ hay còn gọi là các khoa liọc lý luận lịch sư nhà inrức và pháp luật, bao gồm: lý luận nhà nước và pháp luật,
lịch sư nhà nirớc và pháp luật thế giới, lịch sư nhà nước và pháp luật
quốc gia; lịch sư các học thuyết chính trị - pháp lý; xã hội học pháp luật,
triết học pháp luật, kiật học so sánh; luật La Mã, nhân chuiiíỉ học pháp
luật; lôgíc học pháp luật v.v...
2. Các khoa học pháp lý chuyên ngành, bao gồm khoa học luật hiên
pháp, khoa học luật hành chính, khoa học luật hình sự, khoa học luật
dân sự, khoa học luật tố tụng hinh sir; tố tụng dân sự; khoa học luật hôn
nhân và gia đình; khoa hục luật tài chính; khoa học luật kinh doanh,
tliương mại, khoa học luật môi trường, v.v...
3. Các khoa học pháp lý ứng dụng - kỹ thuật, là những khoa học
pliáp lý sư dụng các kết luận, tri thức cua các khoa học khác như vật lý,
hoá học, toán thống kê, y học, sinh vật học, tâm lý hục, nhân chung học
v.v... đc Iiííhicn cứu, giai quyết các vấn đề pháp lý. Thuộc nhóm này có:
điều tra hình sự, thống kc tư pháp, y học tư pháp, tàm thần học tư pháp,
lâm lý tư pháp, tâm lý pháp luật, v.v...
Theo quan điêm thứ hai, có bốn tiêu hệ thống các khoa học pháp
lý, bao gồm ba tiôii hệ thống nêu trôn và bô sung thêm tiêu hệ thông các
khoa học pháp lý nghiên cửu pháp luật quốc tế. Các khoa học pháp lý
ngliiên cứu pháp luật quốc tế, tiêu biêu như: các khoa học vô luật công
pháp quốc tế, luật tư pháp quốc tế, luật môi trường quốc lế, luật lao
độiiíỊ quốc tế; luật nhân quyền quốc tế; luật hàng không vũ trụ, v.v...

Nhiều tác gia đã đưa vào trong nhóm các khoa học pháp lý chuyên
ngành càc khoa học pháp lý liên lỉ^ànli. Chăng hạn, pháp luật hái quan
bao gồm hệ thống các chế định, quy phạm pháp luật thuộc nhiêu ngành
luật (hai quan, hành chính, thuế, pháp luật về di sản văn hóa, v.v...).
Nghĩa là có the coi khoa học pháp luật hai quan là một ngành khoa học
pháp lý liên ngành tông họp tri thức cua nhiều ngành khoa học pháp lý
và khoa học xã hội, tự nhiên khác.
Theo quan điêni thứ ba, khoa học pháp lý được phân chia thành
năm tiêii hệ thống, năm nhóm cơ bàn là:
1. Các khoa học pháp lý cơ sơ
- lịch sư nhà nước và pháp luật;

TAM THONG TIN THU VIỆN


Ị*hán thứ nliát

1 8

; NHÃP MÔN LỸ LUẬN NHÀ NƯỚCVÀ PHÁP LUẬT

2. Các khoa học pháp lý chuyên ngành;
3. Các khoa học pháp lý ứns dụng - kỳ thuật;
4. Các khoa học pháp lý nghiên cứu pháp luật quốc tế;
5. Các khoa học pháp lý về tô chức và hoạt động cua các cư quan
nhà nước như tô chức toà án, viện kiêm sát; các khoa học về nhà nước,
chu nghĩa lập hiến, xung đột học pháp luật, v.v...
Phố biến hơn ca là cách phân loại các khoa học pháp lý thành bốn
nhóm, bốn tiêu hệ thống, theo đó các khoa học pháp lý được quy về các
ITnh vực cơ ban như: các khoa học pháp lý cơ sở (các khoa học lý luận

- lịch sư về nhà nước và pháp luật), các khoa học pháp lý chuyên ngành
và liên ngành, các khoa học pháp lý quốc tế, các khoa học pháp lý ứng
dụng - kỹ thuật.
3. Đặc trưng cơ bản của khoa học pháp lý (luật học)
3.1. Lược sử hình thành, p hát triển của khoa học pháp lý (luật học)
trên thế giới
Luật học xuất hiện từ thời kỳ La Mã cổ đại cùng với việc hình
thành lĩnh vực hoạt động nghề luật trong xã hội. Ngay từ năm 253 trước
Công nguyên, người La Mã cô đại đã tổ chức những hoạt động đầu tiên
về giáng dạy pháp luật, thực hành nghề luật.
Thuật ngữ “luật học” xuất hiện ở La Mã cố đại vào cuối thế ky IV
đầu thế ky II trước công nguyên. Theo quan niệm hiện đại, thuật ngữ
“luật học” thường được sử dụng trên hai nghĩa; khoa học về nhà nước
và pháp luật (các khoa học pháp lý - luật học), tức là hoạt động nghiên
cứu lý luận trong ITnh vực pháp luật, nhà nước; và là hoạt động thực tiền
nghề nghiệp cua các luật gia.
Trong thời trung cô, luật học tiếp tục phát triên ớ cấp độ cao hơn.
Thế ký XII còn được gọi là thế ký của luật học. Vào đầu thế ký XI, tại
nhiều thành phố của Italia đã xuất hiện các trường đại học tổng hợp
trong đó có khoa luật với số lượng đông đảo sinh viên theo học, có học
ki chi tính riêng ở một trường đại học đã có tới mười ngàn sinh viên
theo học ngành luật.'
' X em , Trer\'annhuk, LÝ luận nhả nước và p h á p luựl, N xb. IN FR A , M atxcơ, 2009,
tr. 16 (Ban tiếng Nga).


Chương 1:1,Ý LUẬN NHÀ

Nước VÀ PHÁP


l.UẬT...

1 9

Tiếp theo sau đó, luật học được phân chia thành các lĩnh vực chuyên
ngành khác nhau như lý luận về luật hình sự, luật dân sự, luật cảnh sát
v.v... Đặc biệt là từ thế ký XVI đã hình thành nên một lĩnh vực khoa
học riêng biệt là triết học pháp luật, ớ châu Àu, triết học pháp luật được
nghiên cứu và giảng dạy rộng rãi ở các trường đại học chính trị, pháp
luật. Sau đó để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra, một ngành khoa
học pháp lý mới, đó chính là lý luận pháp luật (Legal theory) đã ra đời.
3.2. Đặc trưng cơ bản của khoa học pháp lý
Có thể nêu một số đặc tam g cơ bản của khoa học pháp lý như sau:
- Đặc trưng nổi bật của khoa học pháp lý là ớ hệ thong các khái
niệm ph áp lý được xâv dựng thông quơ con đường írìnt tượng khoa học.
Theo đó, có các khái niệm như: hình thức chính thề, hình thức cấu trúc;
chức năng nhà nước, hình thức, nguồn pháp luật; bản thân khái niệm
pháp luật, quan hệ pháp luật, vi phạm pháp luật; lồi, lồi cố ý, lỗi vô ý,
cấu thành tội phạm, trách nhiệm pháp lý, hợp đồng, quốc tịch v.v...
- K hoa học ph áp ỈÝ mang tính chính trị sâu sắc
Nhà nước, pháp luật là hiện tượng chính trị - xã hội đặc biệt quan
trọng trong đời sổng chính trị quốc gia. Đặc trưng này được biểu hiện
sâu sắc, rõ nét đối với các khoa học pháp lý trong tương quan với các
khoa học tự nhiên, công nghệ. Tính chất phụ thuộc vào chính trị không
làm mất đi tính độc lập tương đối của khoa học pháp lý.
Trong xã hội hiện đại, xây dựng nhà nước pháp quyền, bảo vệ, bảo
đam các quyền, tự do của con người và phát triển bền vững, chính trị
có sứ mệnh phục vụ con người, vì con người, tôn trọng và thực hành
nguyên tắc thượng tôn pháp luật. Nói cách khác, tính pháp quyền, dân
chủ, nhân văn là bản chất, mục tiêu và yêu cầu, định hướng cúa khoa

học pháp lý và nền chính trị đương đại.
- K hoa học ph áp lỷ là lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn,
có tinh liên ngành cao
Xét theo tiến trình phát triển của nhân loại, nhà nước và pháp luật
là những hiện tượng của văn minh, văn hóa nhân loại. Trong xu thế của
xã hội đương đại, nhà nước và pháp luật có mục đích, lý do chính đáng
để tồn tại, sử dụng các thế mạnh của mình là phục vụ con ngưòd, vì con
người, nơi con người thực sự là giá trị cao quý nhất trong mọi giá ừị xă hội.


Phấn thứ nhất

2 0

NHẬP MÕN LÝ LUẬN NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

Chính vì vậy, khoa học pháp lý là khoa học mang đậm tính nhàn \ ãn.
Đây là một trong những cách quan niệm mới, khách quan, toàn diện
hơn về khoa học pháp lý, về nhà nước và pháp luật trong xà hội pháp
quyền, dân chủ.
Một luật gia giói phái am hiêu các kiến thức pháp lý rộng, cơ ban
và kiến thức của một số ngành khoa học khác có liên quan nhiều nhất
với luật học. Người học phải được đào tạo đê sẵn sàng thích ứng với
những đôi thay của xã hội. c ố Thu tướng Phạm Văn Đồng cũng đã tùng
khăng định: chương trình giáng dạy - học tập phái làm cho “cá nhân
có kha năng sống trong nhiều hoàn cánh luôn biến động, hành động có
hiệu qua và có thê thay đôi nghề nghiệp'.
Pháp luật là khoa học, là nghệ thuật và cũng là kỹ thiiậl. Với cuộc
sốn^, ph áp luật còn là toán học cũa tự do. Luật hục là khoa học và cũng
là nghệ thuật. Đặc trưng cua khoa học là quan sát và ghi nhận các sự

kiện. Đặc trưng cua nghệ thuật là sáng tạo. Trong đào tạo luật học cần
phải thế hiện được cả hai đặc trưng cơ bản này. Các sinh viên luật học
phải nắm vững nội dung, và cách thức vận dụng các quy tắc đó vào tùng
trường hợp cụ thê cua cuộc sống, do vậy họ phái sáng tạo. Luật học là
một nghệ thuật bới nó đòi hỏi sự sáng tạo cúa trí tuệ trôn cơ sơ nhận xét
khoa học.
Luật học nghiên cứu những phương diện ph áp /ý cua các lìiện
íượníỊ kinh tê, chính trị, xã hội; văn hoá, Ị’ học, V’,I'... chứ khôntỉ chi dừng
lại ở việc giai thích ban thân các điều luật.

II. ĐỔI TƯỢNG NGHIÊN cứu CỦA LÝ LUẬN NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT
1. Nhận thức mới về đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước
và pháp luật
Biện chứng cua nhà nước, pháp luật là SỊI’ vận động, phát triêii
không ngừng. Chính vì vậy, đối tượng nghiên cứu của lý luận nhà nước
và pháp luật cũng phải được tư duy lại, bô sung, thay đôi cho phù hợp
với chính sự thay đôi của đời sống nhà nước và pháp luật cua nhân loại.

Phạm Văn Đ ồn g, “Một số vấn đề cần quan tâm về giáo dục đại học ớ nước ta hiện
nay”, Báo Nhàn dân ngày 2 và 3/1 1999.


Chương l:I.Ý LUẬN NHÀ N ư ớ c VÀ PHẤIM.UẬT... Ị

21

Đối tượng nghiên cứu cua lý luận nhà nước và pháp luật không
nhất thành bất biến mà thường xuyên được bô sung, phát triên theo sự
hoàn thiện, phát triên cua xã hội. Những tri thức về nhà nước và pháp
luật thay đôi trong dòng chay lịch sư cúa nhân loại. Các mô hình tô chức

nhà nước, các cách thức xây dựng pháp luật, kỳ thuật áp dụng pháp luật
v.v... lần lượt xuất hiện, làm tăng thêm sự đa dạng, sinh động cho đời
sốntỉ nhà nước và pháp luật, đặc biệt là trong những thập ky gần đây.
Trước đây trong lý luận và thực tiền đã có quan niệm gian đơn,
phiến diện về đối tượng và về bản thân lý luận nhà nước và pháp luật.
Theo đó, đôi tượng của lý luận nhà nước và pháp luật được nhận thức
niột cách hạn hẹp, chi giới hạn trong việc giải thích những vấn đề về
quy luật ra đời, thay thế kiếu nhà nước, kiêu pháp luật, về bản chất, vai
trò, chức năng cua nhà nuxVc theo tư duy nhà nước cai trị, pháp luật được
nhìn nhận thuần túy là công cụ cai trị, quán lý cua nhà nước v.v...
Cách quan niệm phiến diện này đã dần dần được khắc phục trong
điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập hiện nay. Nếu như
trước đây, nhận thức về nhà nước và pháp luật chu yếu từ phương diện
giai cấp, phương diện xã hội tuy có đặt ra song chưa thật đầy đu, khách
quan thì nay cần hô siiniỊ, làm rỗ hơn phương diện xã hội, nhân loại,
íiêp cận quyền con niỊimi và văn hóa ph áp luật. Trong xã hội hiện đại,
nhà nước và pháp luật n^ày càníỊ thê hiệìì rõ nét tính tâí vêii vê vai írò
xã hội, tính nhân loại íron gxii thế hội nhập và toàn cầu hóa. Lý thuyết
vồ nguồn pháp luật cũng đã mơ rộng ra rất nhiều, tính ưu việt và tính
liạn chế, nhược đicni CLia lừng loại nguồn pháp luật như văn ban pliáp
luật, tập quán pháp hay án lệ v.v... Trong bối canh nhà nước pháp quyền,
bao vệ quyền con người cần có nhận thức và áp dụng da dạng các loại
nmiồn pháp luật.
Đ ôi niói quan niệm
Iiâ iìíĩ cua khoa học. môn
í/ừiiiỊ lại ớ việc hò sìiníỊ
cận m ới đổi với các vấn

vê đỏi tirọng lỉgliiên cứu, vê vai trò và chức
học lý luận nhà mrớc và pháp luật không chi

những vân đê m ói mà còn đưa ra cách tiêp
đề, phạm trù. khái niệm cil cùa nhà nước và

ph á p luật.
Trước hết, cần có cách tiếp cận mới về chức năng, vai trò của nhà
nước, pháp luật, về nguồn pháp luật trên quan điếm nhà nước pháp
quyền, quyền con người, thượng tôn hiến pháp, pháp luật. Nghiên cứu


Phán thứ nhát

2 2

NHÂP MÒN LÝ LUÂN NHÀ

Nước VÀ

PHÁP LUÂT

mối quan hệ giữa pháp luật quốc gia và quốc tế trong bối cảnh toàn cầu
hóa, nhận thức đầy đu về chu quyền quốc gia, về trách nhiệm nhà nước
đối với việc bảo vệ, bào đám các quyền con người, quyền công dân.
Nhận thức pháp quyền về mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật, nhà
nước và xã hội dân sự; giữa pháp luật và đạo đức, tập quán v.v...
2. Những vấn đề thuộc đối tượng nghiên cứu của lý luận
nhà nước và pháp luật
Lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu những quy luật cơ bản và
đặc thù của sự hỉnh thành, vận động, phát triển cúa nhà nước và pháp luật.
Khác với các khoa học khác, lý luận nhà nước và pháp luật nghiên
cứu những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất cúa nhà nước và pháp luật,

bao quát toàn diện và có hệ thống về đời sống nhà nước và pháp luật.
Chẳng hạn, trong việc nghiên cứu nguồn pháp luật, lý luận nhà nước và
pháp luật sỗ tập trung vào quy luật vận động, phát triên, chi rõ xu hướng
của nguồn pháp luật, mối quan hệ giữa các loại nguồn pháp luật; đặc
trưng của sự nhận thức và áp dụng nguồn pháp luật trong bối cảnh nhà
nước pháp quyền, hội nhập.
Đối tượng nghiên cứii cúa lý luận nhà nước và pháp luật bao gồm
các nhóm vấn đề cơ ban sau đây:
- Các quy luật chung về sự hình thành, tồn tại và phát triên cua nhà
nước và pháp luật, sự thay thế các kiêu lịch sứ cua nhà nước và pháp luật;
- Ban chất, vai trò, giá trị xã hội cua nhà nước và pháp luật;
- Pháp luật và các loại quy tắc xã hội, thiết chế xã hội;
- Hinh thức, chức năng cua nhà nước và pháp luật, nguồn pháp luật;
- Tô chức bộ máy nhà nước, môi quan hệ nhà nước và cá nhân,
trách nhiệm nhà nước về bảo vệ, bao đam các quyền con người, quyền
công dân;
- Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự;
- Hệ thống pháp luật, văn bán quy phạin pháp luật;
- Xây dựng pháp luật và thực hiện pháp luật;
- Hành vi pháp luật, trách nhiệm pháp luật.


C h ư ơ n g I: I.Ý l.UẬN NHÀ NƯỞC VÀ PHÁP LUẬ'I'... :

2 3

- Y thức pháp luật, văn hóa pháp luật và giáo dục pháp luật;
- Ban chất, đặc trưng cua hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật;
- Pháp chế, dân chu và trật tự pháp luật;
- Sự tôn tại và phát triên của các lý thuyêt luật học (các học thuyêt,

trường phái pháp luật, nhà nước).
3. Những đặc trưng cơ bản về đối tượng nghiên cứu của Lý luận
nhà nước và pháp luật trong bối cảnh nhà nước pháp quyền,
hội nhập quốc tế
Đặc trưng cơ ban cúa đối tượng nghiên cứu và cũng chính là đặc
trưng cơ bán, tiêu biêu cua lý luận nhà nước và pháp luật được thê hiện
như sau;
- Thứ nhất, lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu những vấn đề
cơ ban bao quát sự hình thành, phát triên của đời sống nhà nước và pháp
luật. Lý luận nhà nước và pháp luật là hệ thống các tri thức cơ bán về
nhà nước và pháp luật được thê hiện ờ các khái niệm, phạm trù, nguyên
tắc, quy luật; quan điêm về ban chất, xu hướng cua các hiện tượng cơ
bàn trong đời sống thực tiễn nhà nước và pháp luật.
Thử hai, lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu những quy luật
cơ ban cua nhà nirớc và pháp luật trong quá trình hình thành, vận động
và phát triên, chăng hạn, các quy luật về sự hình thành, phát triên cúa
hình thức nhà nước, hinh thức, nguồn pháp luật, v.v...
- Thứ ba, lý luận nhà nước và pháp luật xây dựng hệ thống các
khái niệm, các phạm trù cư ban về nhà nước và pháp luật. Đây chính
là những khái niệm công cụ, đôi khi còn được gọi là “bộ ináy”các khái
niệm cơ ban nhất nhưng bao quát các lĩnh vực cơ bản cua đời sống nhà
nước và pháp luật.
Một trong những đặc trưng cơ bản cua lý luận nhà nước và pháp
luật là việc xây dựng hệ thống các khái niệm không chi cho “bản
thân”mình mà còn cho cả hệ thống khoa học pháp lý, bởi lẽ, lý luận nhà
nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sớ, nền tang đối với tất cả các
khoa học pháp lý.
- Thứ tư, lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu đồng thời cả
hai hiện tượng xã hội là nhà nước và pháp luật trong mối quan hệ biện
chứng khách quan của chúng.



IMián thu nlìát

2 4

1 NHẬP MÒN LÝ LUẬN NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT
Điồu này xiiât phát từ môi quan hộ khách quan, biện chứnti cua

nhà nước và pháp luật. Do vậy, không nên chia tách lý luận nhà nước và
pháp luật thành hai ngành khoa học độc lập: lý luận nhà nước và lý luận
pháp luật. Xây dựng và tô chức giantỉ dạy một môii liọc bao hàm ca lý
luận nhà nước và lý luận pháp luật là hợp lý và cần thiốt.
- Thứ năm, lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cửu tiến trình phát
triển cua các hệ thống pháp luật cơ ban trên thế eiới; nghiên cứu nhũng
vấn đề cơ ban trong quan niệm hiện đại về nhà nước và pháp luật, đặc
trưng cơ bán cua các trường phái, quan niệm về nhà nước và pháp luật.
- Thứ sáu, lý luận nhà nước và pháp luật mang đậm tính nhân vãn,
vì lợi ích, vì các giá trị pháp quyền, dàn chu và vì con ngưừi, giá trị cao
quý nhất trong hệ thống các giá trị xă hội.
- Thứ bảy, lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sơ.
có vai trò phương pháp luận đối với tất cá các ngành khoa học pháp lý
khác. Những khái niệm, phạm trù, nguyên tắc về nhà nước và pháp luật
mà lý luận nhà nước và pháp luật nghiên cứu có ý nghĩa phirong pháp
luận đặc biệt quan trọng đổi với tất ca các ngành khoa học pháp lý khác.
Trong xu hướng phát tricn hiện đại. Mối quan hệ giữa luật học, trong đó
có lý luận nhà nước và pháp luật, với đicLi khiên học, tàm lý học, nhân
chung học, ngôn ngừ học, y học v.v... ngày càng gia tăng.'
- Thứ tám, đối tượng nghiên cửu cua lý luận nhà nước và pháp luật
luôn vận động, phát triên theo sự phát tricn cua đừi sống xà hội.

Nhận thức mới về mối quan hệ giữa nlià nước và pháp luật - mộl
trong những đặc trưng cơ ban cua khoa học, môn học lý luận nhà nước
và pháp luật:
Đặc trưng tiêu biêu của lý luận Iihà nước và pháp luật là sự nghiên
cứu đồng thời hai hiện tượng nhà nước và pháp luật trontỉ một chinh thè
thống nhất. Trong các thời kỳ lịch sư khác nhau, mối quan hệ giữa nhà
nước và pháp luật cũng có sự khác nhau nhất định, thậm chí rất cơ bán.
Trong điều kiện nhà nước pháp quyền, toàn cầu lióa, báo vệ quyền
con người, nhà nước, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng đã và đang
diễn ra sự thay đồi sâu sấc về chất. Một trong nhĩrnc nét đặc trưim cư ban
X em V. Đ. Percvalop (Chú biên), ỈẬ' Ịuậỉĩ nhà nư ớc và p h á p ỉiiật. N xb. Norm a,
M atxcơva, 2 005, tr 3-4 (Bàn tiéniỉ N ga).


Chương I: LÝ I.ƯẬN NHÀ N ư ớ c VÀ PllÁP LUẬT... I

2 5

cua mối quan hộ giừa nhà nước và pháp luật trong xã hội hiện đại chính
là nguyên tăc thượng tôn Hiến pháp, pháp luật, sự tuân thu pháp luật,
xác lập quyền lực cua pháp luật trong tô chức, hoạt động, trong từng
quyêt định, hành vi cua nhà nước, của các cá nhân công quyền.
Trong xã hội hiện đại, trước những thay đôi to lớn đang diễn ra
troiig đời sông chính trị - xă hội ở các quốc gia khác nhau, vai trò cua
nhà nước và dịch vụ công cùng các nhu cầu về bao đain an toàn, an ninh
không Iiíĩừng tăng lên'. Đời sống nhà nước, hoạt động nhà nước đà mớ
rộng nhanh chóng, bất luận có sự đang dạng về xuất xứ, về chính thê
cua các nhà nước trên thế giới^ Không thể có phát triên kinh tế, xă hội
bổn vừng mà không có một nhà nước hoạt động có hiệu quả.
Từ việc phân tích nêu trên về đối tượng cua lý luận nhà nước và

pháp luật, có thê kết luận như sau:
- Vó đủi tượng níỊhiên cừu cua lý luận nhà nước và pháp luật
Dôi tượng nghiên cửu cua lý luận nhà nước và pháp luật là các quy
luật cơ ban, đặc thù về sự hình thành, tồn tại, phát triên cua nhà nước và
pháp luật, những vấn đề cơ bán, bao quát nhất của đời sống nhà nước
và pliáp luật như: bản chất, vai trò, giá trị, liinh thức, chức năng, bộ
máy nhà nước; bán chất, chức năng, hình thức, giá trị của pháp luật, hệ
thống pháp luật; xây dựng và thực hiện pháp luật; hành vi pháp luật; ý
tliửc pliáp luật, văn hoá pháp luật; pháp chế; mối quan hệ cua nhà nước
và pháp luật với các hiện tượng xã hội khác; các trường phái pháp luật,
nhà Iiirức; hệ thống các khái niệm cơ bán về nhà nước và pháp luật làm
cơ sơ cho các ngành khoa hục pháp lý.
- Dịnlỉ nghĩa lý luận nhà nước và pháp luật
Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lý cơ sơ, có vai trò
phương pháp luận đối với tất cả các ngành khoa học pháp lý, bao gồm
hệ thông các tri thức cơ ban bao quát toàn bộ đời sổng nhà nước và pháp
luật, được thê hiện ở các học thuyết, khái niệm, phạm trù, nguyên tắc,
quan điêm khoa học về nhà nước và pháp luật. Lý luận về nhà nước và

' Tiân đên xây liụvịỊ m ột nhà nưàc với rai trò là nhà hoạch định chiên lược, người háo
ciam cho lợi ích chung. Báo cáo cùa U y ban Nhà nước, nền hành chính nhà nước và hoạt
động dịch v ụ công tnrớc ngưỡng cửa năm 2000, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà N ội, 2000.
■ N gân hàng Thế giớ i, Nhà nước tron g m ột /he g iớ i đ a n g chuyên đỏ. N xb. Chính trị
Ọ uốc gia, Hà N ộ i, 1998, tr. 46.


Phẩn thứ nhất

2 6




NHẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ Nước VÀ PHÁP LUẬT

pháp luật nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất, chung nhất thê hiện xu
hướng phát triển của nhà nước, pháp luật vì các quyền, tự do, phát trièn
toàn diện của con người và sự phát triền bền vừng cúa xã hội.
III. LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT TRONG HỆ THÔNG CÁC KHOA HỌC XÃ HỘI
VÀ NHÃN VÃN
1. Lý luận nhà nước và pháp luật là ngành khoa học thuộc lĩnh vực
khoa học xã hộí và nhân văn
Lý luận nhà nước và pháp luật là khoa học xã hội và nhân văn bơi
vì phạm vi các vấn đề mà khoa học này nghiên cứu liên quan đến hai
hiện tượng xã hội đặc biệt quan trọng, chi phối, tác động đen mọi lĩnh
vực tổ chức đời sống cộng đồng, xã hội đó là nhà nước và pháp luật.
Với tư cách là khoa học xã hội và nhân văn, lý luận nhà nước và pháp
luật nghiên cứu các hiện tượng nhà nước và pháp luật trong đó có con
người, các quyền, tự do cúa con người là trung tâm cúa mọi chính sách,
pháp luật, là cơ sở, lý do tồn tại và trách nhiệm cua nhà nước đương
đại - nhà nước pháp quyền.
Lý luận nhà nước và pháp luật là một khoa học, là lĩnh vực trị thức
của nhân loại về nhà nước và pháp luật. Trong thời đại ngày nay, lý luận
nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học
tự nhiên và xã hội như toán học, công nghệ thông tin, y học, tâm lý học,
xã hội học, dân tộc học, ngôn ngữ học, v.v...
Theo sự phát trièn của xã hội, các đường lối, chính sách, pháp luật
cua nhà nước ngày càng mang đậm tính nhân văn, mọi quy tăc pháp
luật đều phai xuất phát từ con người, vì con người - giá trị cao quý nliất.
Tính chất của mối quan hệ giữa lý luận nhà nước và pháp luật với
các ngành khoa học xã hội và nhân văn

Lý luận nhà nước và pháp luật và các ngành khoa học xã hội và
nhân văn có mối quan hệ mật thiết, hồ trợ nhau cùng phát triển. Lý luận
nhà nước và pháp luật cần phải dựa vào những kết quả nghiên cứu, các
tri thức cơ bản của các ngành khoa học xã hội và nhân văn đê làm sâu
sắc thêm đối tượng nghiên cứu của mình và ngược lại. Đây cũng là điều
dễ hiểu, mang tính tất yếu khách quan, bởi lẽ nhà nước và pháp luật
trong mối quan hệ với xã hội, con người là khách thê chung cúa lý luận
nhà nước và pháp luật và các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.


Chương I: I.Ý LUẬN NHÀ N ư ớ c VÀ PHÁP LUẬT...

2 7

Chăng hạn, các vấn đề về hình thái ý thức xã hội, sự tác động qua lại
giữa chúng mà triết học nghiên cím cần được làm sáng tỏ thêm trên cơ
sơ liên hệ với ý thức pháp luật mà lý luận chung về nhà nước và pháp
luật nghiên cứu.
Nhà nước và pháp luật có tác động mạnh mẽ và đồng thời cũng chịu
sự tác động mạnh mẽ từ tất cá các hiện tượng xã hội khác thuộc đối tượng
nahiên cứu của các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Do vậy, các khoa
học xă hội và nhân văn khác ở những mức độ nhất định cũng phải vận
dụng những kết quả nghiên cứu của lý luận chung về nhà nước và pháp
luật. Mối quan hệ mật thiết này được thể hiện rõ nét trong việc to chức
nghiên cứii liên ngành, đa ngành giữa lý luận nhà nước và pháp luật, các
khoa học pháp lý khác với các ngành khoa học xã hội và nhân văn. Chăng
hạn, nghiên cứu liên ngành là điều kiện đảm bảo tính khách quan, chất
lircmg, hiệu quả nghiên cứu quyền con người, quyền công dân.
2. Mối quan hệ giữa lý luận nhà nước và pháp luật với m ột số
ngành khoa học xã hội và nhân văn

2.1. Lý luận nhà nước và pháp luật với triết học
Triết học là hình thức đặc thù về nhận thức thế giới khách quan,
con người và xã hội, được thế hiện ớ hệ thống các khái niệm, phạm trù,
quy luật, nguyên lý của tồn tại xã hội, đời sống tinh thần và mối quan
hệ cúa con người với tự nhiên. Triết học duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử là khoa học về các quy luật chung cúa sự phát triến của tự nhiên,
xã hội và tư duy.
Triết hục trong việc nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong đó có
các hiện tượng nhà nước, pháp luật phải sử dụng các kết quả nghiên
cứu cua lý luận nhà nước và pháp luật. Quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập mà triết học nghiên cứu sẽ là cơ sơ cho việc nghiên
cứu nhừng vấn đề phức tạp cúa đời sổng nhà nước và pháp luật như bản
chất, hình thức, chức năng nhà nước. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
cúa sự vật, hiện tượng trong triết học cần được tham chiếu vào mối liên
hệ phô biến của nhà nước, pháp luật với các hiện tượng xã hội khác như
kinh tế, tôn giáo, đạo đức, văn hóa, môi trường, địa lý, khoa học, v.v...
Triết học phái dựa vào những kết quả nghiên cứu của lý luận nhà
nước và pháp luật để làm sáng tở, sâu sắc và phong phú thêm các khách
thế nghiên cứu của mình. Mối quan hệ mật thiết giữa lý luận nhà nước


IMián thứ tihàt

2 8

NHẬP MÔN LÝ LUẬN NHÀ Nước VÁ PHÁP LUẬT

và pháp luật với triết học được thê hiện ở sự hợp tác cúa hai bộ môn
khoa học này trong việc nghiên cứu khách thể chung là nhà nước và
pháp luật, tuy rằng đối tượng nghiên cứu có sự khác nhau. Thiếu nhữna

tri thức cư bán của triết học không thê xây dựng, phát triên lý luận nhà
nước, pháp luật, đặc biệt là lý luận nhà nước pháp quyền và quyền con
người. Ngược lại, triết học cũng phai dựa vào hệ thống tri thức, kết qua
nghiên cứu của lý luận nhà nước và pháp luật đê nhận thức sâu săc hơn,
cập nhật hơn các vấn đề thuộc đổi tượng của triết học.
2.2. Lý luận nhà nước và pháp luật với kinh tê chính trị học
Mối quan hệ mật thiết giữa lý luận nhà nước và pháp luật với kinh
tế chính trị học được thể hiện trong việc nghiên cứu mối quan hệ biện
chứng giữa nhà nước, pháp luật với kinh tế và chính trị. Kinh tế chính
trị học nghiên cứu các quan hệ kinh tế của xã hội, các quy luật vận động
cua các phương thức sản xuất, quy luật giá trị... Những tri thức và kết
quá nghiên cứu cư bản cùa hai bộ môn khoa học này có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với nhau, là điều kiện làm sâu sẳc nhận thức về quy luật
phát triên cúa nhà nước, pháp luật và kinh tế.
Trong điều kiện kinh tế thị trường và nhà nước pháp quyền, bao vệ,
bảo đam, thúc đây quyền con người trong đó có quyền kinh tế, việc hợp
tác nghiên cứu, ứng dụng giữa lý luận nhà nước và pháp luật với kinh tế
chính trị học lại càng có tầm quan trọng đặc biệt. Những tri thức cơ ban
và kết quá nghiên cứu cúa kinh tế chính trị học có ý nghĩa quan trọng
trong việc nhận thức chức năng nhà nước, vai trò và nguyên tắc pháp
luật. Sinh viên luật cần phải có những kiến thức cơ bán về thị trường,
tài chính; các quy luật kinh tế, về sớ hĩru... Đồng thời, những tri thức cơ
bản của lý luận nhà nước và pháp luật là điều kiện đô nghiên cứu thấu
đáo các vấn đề cơ ban cúa kinh tế chính trị học.
2.3. Lý luận nhà nước và pháp lu ật với chính trị học
Nhà nước và pháp luật là những hiện tượng xã hội đặc biệt quan
trọng trong đời sống chính trị, kinh tế và xã hội của quốc gia và quốc tế.
Đây chính là cơ sờ cua mối quan hộ biện chứng giữa lý luận nhà nước
và pháp luật với chính trị học. Chính trị học là khoa học nghiên cứu các
vấn đề cúa chính trị, chính sách, quyền lực chính trị, các thiết chế chính

trị, các hệ thống và hoạt động chính trị‘. Nội dung của mối quan hệ
Tập thề tác giá, Chinh trị học đại a n m íỉ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1997. tr. 13-15.


×