N G Ư T .G S.T S. PHẠM NGỌC KIỂM - P G S .T S . NGUYỄN 6 Ô N G NHỰ
TS. TRẦN THỊ BÍCH
(DÙNGJRONG CÁC TRƯỞNG ĐẠI HỌC,
ÒAO ĐẲNG KHỐI KINH TẾ)
TTTT-TV * ĐHQGHN
N G Ư t.G S .T S . PHẠM NGỌC KIỂM - PG S.T S. NGUYỄN CÒNG N H ự
TS. TRẦN THỊ BÍCH
Giáo trìn h
NGUYÊN LÝ
THỐNG KÊ KINH TẾ
( D Ù N G T R O N G C Á C T R Ư Ờ N G Đ Ạ I H Ọ C , C A O Đ Á N G KHỐI K I N H TẾ)
NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VIỆT NAM
LỜI NÓI ĐẦU
I rong nền kinh tế thị trường, các phương pháp thống kê luôn là công
cụ hữu hiệu, trợ giúp đấc lực trong công việc của các nhà hoạch định chính
sách, các chù doanh nghiệp, các nhà quản lý và điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh.
Xuất phát từ yêu cầu giảng dạy và học tập m ôn Nguyên
trong các tn iờ n g Đại học - Cao đẳng khối Kinh
lý thống kê
tế, Nhà xuất bản Giáo dục
Việt N am đã cho xuất bản cuốn Giáo trình N guyên íỷ th ố n g kê kin h tể.
Giáo trình được viết dựa theo chương trình khung đã được Bộ Giáo dục
và Đào tạo phê duyệt, gồm các chưcmg:
C hương 1 - Nhập môn Thống kê học.
Chương 2 - Các giai đoạn của quá trinh nghiên cứu thống kê.
Chương 3 - Phân tổ thống kê.
Chương 4 - Thống kê mô tả.
Chương 5 - Điều tra chọn mẫu.
Chương 6 - Phân tích hồi quy và tương quan.
Chương 7
Phân tích tăng tm ở n g và xu thế.
Chương 8
Chi số kinh tế.
Do dối tượng người học và tham khảo là những cán bộ thực hành các
chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh trong tương lai ở
trình độ dại học - cao đẳng, các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách,
nên nội dung cuốn giáo trình này được viết cô đọng, tập trung vào một số
phưtmg pháp thống kê thiết thực nhất, với nhiều ví dụ minh họa sinh động,
dễ hiểu. Cuối mỗi chương đều có phần tóm tắt nội dung, hệ thống các câu
hói ôn tập, bài tập vận dụng và hướng dẫn giải để người học và bạn đọc tiện
tra cứu và tự đánh giá mức độ lĩnh hội từng phương pháp thống kê.
Giáo trình do tập thể giảng viên cùa Bộ môn Thống kê Kinh tế, Trường
Dại học Kinh tế Quốc dân biên soạn, cụ thể như sau:
N G ư r. GS. TS. Phạm Ngọc Kiểm biên soạn chưcrng 2, 3, 4 và 7.
PGS. TS. Nguyễn Công Nhự biên soạn chương 1 và 8.
TS. 'I rần Thị Bích biên soạn chương 5 và 6,
Chúiig tôi xin chân thành cám ơn một số nhà khoa hỊ>c chuyên ngành thống
kê đã đọc và cho ý kiến bổ sung để giáo trình nàv được hoàn thiện hơn.
Do lần đầu xuất bản nên cuốn sách khó tránh khỏi thiếu sót và hạn chế.
Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của bạn đọc.
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Công ty c ố phần sách Dại học
nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 25 Him Thuyên. Hà Nội.
Các tác giả
Dạy
P
v Jl u) i V i i t | 1
NHẬP MÒN THỐNG KÊ HỌC
■
■
ỉ)ể lĩnh hội dược các phương pháp cùa Thống kê học, bạn đọc cần phài
đi lừ việc lĩnh hội các kiến thức chung ban dầu cùa nó - tạm gọi là các kién
ihức '‘Nhập môn Thống kê h ọ c '\ Mục tiêu cùa chương này nhằm trang bị cho
bạn đọc một số khái niệm và một số vấn đề chung nhất của thống kê, như:
- 1'hống kê học là gì?
- Lịch sử phái triển cùa Thống kê học;
- Dối tượng nghiên cứu cùa Thống kê học;
- Một số khái niệm thống kê c a bàn;
- Các loại thang đo trong thống kê;
- ỉ lai hình thức Irình bày tài liệu thống kê.
Phần lớn trong số các kiến thức nhập môn nói trên sẽ được nhắc lại ở các
chương tiếp iheo của giáo Irình này, với lư cách là các khái niệm và thuậl
ngừ dă được hicu thống nhấl.
I. THỐNG KÊ HỌC LÀ GÌ?
rhuật ngữ "thống kê” có hai nghĩa, theo nghĩa ihứ nhất, thống kê là những
dữ liệu được ghi chép để phản ánh các hiện tượng lự nhiên, kỹ thuật, kinh te,
xã hội. Chẳng hạn như số liệu ghi chép về lượng mưa, về nhiệí độ, về độ ẩm
không khí Irên các vùng iãnh ihổ của mồi quốc gia; số liệu về dân số, GDP,
vốn đầu tư phái triển cúa nền kinh lế; giá trị sản xuất, lao động và vốn sàn xuấl
kinh doanh cúa một doanh nghiệp... Theo nghĩa thứ hai, thống kẻ là khoa học
về hệ Ihống các phương pháp thu thập và phân lích các dữ liệu về mặt định
lượng những hiện lượng nói Ircn dể lìm hiểu bản chấl và tính quy luật của
chúng. Chẳng hạn, qua số liệu về kết quả sản xuất, lao dộng và íhu nhập của lao
dộng ờ một doanh nghiệp theo ihời gian. Sử dụng các phương pháp của thống
kẽ học, ta có thề tính được các chi liêu năng suất lao động, thu nhập bình quân
của lao động. Qua đó phân tích dược tính quy iuậl của sự biến dộng năng suất
lao dộng và thu nhập bình quân của lao động, phân lích được tính quy luật giữa
tốc độ tăng năng suất lao dộng và tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao
dộng... lừ đó giúp lãnh dạo doanh nghiệp có những giải pháp kịp Ihời. 1'rong
giáo trình này, ihống kê học được hiều đầy đủ theo nghĩa thứ hai.
II. sơ Lược VỂ Sự PHÁT TRIỂN CỬA THỐNG KÊ HỌC
Thống kê học ra đời và phát triển xuất phát từ nhu cầu cùa hoạt dộng thực
tiễn xã hội. Để trờ thành một môn khoa học độc lập như ngày nay, thống kê
học đã có một quá trình phát triển lâu dài từ đơn giản đến phức tạp, đúc rút dần
thành lý luận ngày càng hoàn chinh.
Ngay từ thời bình minh của nhân loại, các di chi khảo cổ ờ 1'rung Quốc,
Hy Lạp, La Mã, Ai Cập,... cho thấy các bộ lạc, bộ tộc dã biết cách ghi chép để
nắm được số dân, số súc vật, số nô lệ... Mặc dù việc ghi chép còn rắt đơn giản
và cục bộ trong từng phạm vi hẹp.
Trong xã hội phong kiến, thống kê học đã có những bước phát triển vượt
bậc so với thời cổ đại. Việc ghi chép, đăng ký dân số, tài sàn... được tiến hành
ở phạm vi rộng hơn, mang tính thống kê rõ hơn. Song, nó vẫn maníỉ tinh lự
phát, thiếu khoa học, chưa thật sự trở thành một môn khoa học độc lập.
Đến cuối thế kỷ thứ X VI1, cùng với sự ra đời và phát triển mạnh mẽ cúa
phương thức sản xuất tư bản chú nghĩa, các phương pháp ghi chép và phân lích
mặt lượng cùa các hiện tượng kinh tế - xã hội đã được các nhà khoa học đúc kêt
thành lý luận. Nhiều ấn phầm về lĩnh vực này đã được ra đời. ở một số trường
dại học người la bẳt đầu giảng dạy về lý luận thống kê, về phương pháp nghiên
cứu hiện tượng kinh tế - xã hội dựa vào số liệu điều ira cụ thể. Công lác thống
kê phát triển mạnh m ẽ nhằm dáp ứng nhu cầu thông tin thường XLiyên vè tình
hình sàn xuất và cung ứng hàng hóa, nguyên liệu, lao động... cùa nên kinh tc ihị
trường tư bản chù nghĩa, phục vụ cho các mục dích kinh lế, chính trị và quân
sự cùa nhà nước tư bản và của các nhà tư bản. Năm 1682, William l^elty (1623
- 1687) nhà kinh tế học ngirời Anh đã cho xuất bàn cuốn “ Số học chính trị".
Dây là tác phẩm đầu tiên nghiên cứu các hiện tưựng xã hội thông qua sừ dụng
các phương pháp tổng hợp, so sánh và phân tích các dữ liệu thống kê. K.Marx
đã mệnh danh cho William Petty là người sáng lập ra môn thống kê học'. Dcn
giữa thế kỳ XVIII (năm 1759), G. Achenvvall (1719 - 1772), một giáo sư dại
học người Dức, lần đầu tiên dùng từ “Statistik'’ (sau này được dịch !à Thốnịi kê)
dể chi phương pháp nghiên cứu nói trên, và quan niệm dó là môn học so sánh
các nước khác nhau về mọi mặt qua các dữ liệu thu thập được. Những thành tựu
cúa khoa học tự nhiên trong thời kỳ này, đặc biệt là sự ra dời cúa lý thiivỏt xác
suất và thống kê toán, đã có ảnh hưởng quan trọng đối với sự phát triển và hoàn
thiện cúa thống kê học, để nó trở thành một môn khoa học thật sự dộc lập.
' K.Marx. Tư bán. Quyên thứnhẩt, tập /. trang 368. NXB S ự thật. Hà Nội. 1962.
Nền kinh tế thị trường tư bản chù nghĩa cùng với những thành tựu nổi bật
về khoa học kỹ thuật, khoa học tự nhiên đã tạo điều kiện cho sự ra dời và phát
triền cùa thống kê học. Thống kê trở thành một công cụ quan trọng trong mọi
lĩnh vực cùa đời sống kinh tế - xã hội. V.Ỉ.Lênin đã khẳng định rằng: “Thống kê
kinti tế - xã hội là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất để nhận thức xã hội” .
Ngày nay, thống kê được coi là một trong nhũng công cụ quản lý kinh tế và
quàn lý xã hội quan trọng. Thông qua nghiên cứu tính quy luật về lượng cùa các
hiện tircmg, các dữ liệu thống kê giúp kiểm tra, đánh giá các chương trinh, kế hoạch
và dịnh hướng phát triển kinh tế - xã hội; cung cấp đầy đù và kịp thời các thông
tiii thống kê trung thực, khách quan cho các cấp quản lý từ vi mô đến vĩ mô.
lil. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN c ứ u CỦA THỐNG KÊ HỌC
Nghiên cửu định nghĩa, quá trình hình thành và phát triển cùa thống kê, có
thể ihấy: dối tượng nghiên cứu của thống kê học là các dữ liệu về mặt định
lượng của các hiện lượng kinh tế - xã hội số lớn, trong điều kiện lịch sử cụ thề.
- rhống kê học thông qua nghiên cứu các biểu hiện về lượng cùa hiện
lưựng kinh Ic - xã hội dể tìm hiểu bản chất và tính quy luật cúa chúng. Điều
này có nghĩa là, thống kê học sử dụng các dữ liệu về quy mô, kếl cấu, quan hệ
so sánh, trình độ phổ biến, lốc độ phái triển... của hiện lượng nghiên cứu đề
qua dó biếu ihị dược bản chất và tính quy luật của chúng. Do vậy, các dữ liệu
thống kc không phải là những con số trừu lượng, hoặc mang tính số học thuần
tuý, mà là những con số có ý nghĩa kinh tế, chính trị hoặc xã hội nhất định,
giúp ta nhận Ihức được hiện lượng nghiên cứu.
- 1'hống kê học nghicn cứu hiện tượng số lớn, lức là mộl tổng thể bao gồm
nhiều dơn vị h(Tp ihành. Các số liệu Ihống kê về hiện tượng nghiên cứu thường
dược xử lý ra lừ cơ sờ dữ liệu thu thập trên một số lớn các đơn vị cá biệt của
hiện lượng nghiên ci'ru. Mặt lượng của các đơn vị này thường chịu lác dộng
cửa nhiều nhân tố, Trong dó có cả những nhân lố lất nhiên và ngẫu nhiên. Mức
độ và xu hướng tảc động cùa các nhân tố này thường không giống nhau trên
từng dơn vị cá biệl. Ncu chi thu thập số liệu irên một số ít các đơn vị của hiện
tượng nghicn cứu ihì số liệu thống kê tính ra khó có thề phản ánh dược bàn
chất và tính quy luậl của hiện tượng nghiên cứu. Song, nếu tổng hợp mặl lượng
ircn một sổ lởn các dơn vị của hiện tượng, lác động của các nhân lố ngẫu nhiẻn
sõ dược bù trừ và Iriẹl tiêu, số liệu thống kê xử lý ra có thể biểu hiện được bản
chất và tính quy luật của hiện tượng nghiên cứu.
l Ị I.ènin toàn tập, tập 19. írang 432. han tiếng Việt, NXB Tiến bộ. Moskva, ì 980
- Thống kê học nghiên cứu hiện tượnỉ> số lớn, song không có nghĩa là bỏ
qua việc nghiên cứu các hiện tượng cá biệt (dem vị tổng thể). Giữa hiện tượng
số lớn và hiện tượng cá biệt có mối quan hộ biện chứng. Mặt lượng của hiện
tượng sổ lớn đirợc tổng hợp từ mặt lượng cùa các hiện tượng cá biệt, xử lý mặt
lượng này theo một số tiêu chí nào dó sẽ làm bộc lộ bán chất và tính quy luật
cùa hiện tượng số lớn. Mặt khác, irontỉ quá trình phát triền của hiện lượng
nghiên cứu thưòng nảy sinh một số hiện lirợng cá biệt tiên tiến và lạc hậu.
Nghiên cứu hiện tượng số lớn kết hợp với mở rộng nội dung nghiên cứu các
hiện tượng cá biệt này sẽ giúp nhận thức đầy dù hơn bàn chất và lính quy luật
cùa hiện tượng nghiên cứu.
- Hiện tượng số lớn mà thống kê học nghiên cứu luôn tồn tại trong những
điều kiện thời gian và địa điểm cụ thể. '1'rong những diều kiện lịch sử khác
nhau, hiện tượng nghiên cứu sẽ có đặc diểm về chất và biểu hiện về lượng
không giống nhau. Chính vi thế, khi sừ dụng các dữ liệu thống kô về hiện
tượng nghiên cứu phải để ý tới điều kiện lịch sừ cụ ihế của nó.
IV. MỘT SỐ KHÁI NIỆM THốNG KÊ c ơ BẢN
1. Tổng thể thống kê và đoTi vị tổng thể thống kê
Tổng thể thống kê là khái niệm quan trọng của thống kê học. Thống kê
nghiên cứu các hiện tượng kinh tè - xã hội về mặt dịnh lượng và nghiên cứu
theo quy luật số lớn nên trước hết cần phài xác định cụ thể phạm vi cũa hiện
tượng nghiên cứu. Phạm vi đó dược gọi là tổng thể thống kê.
Tổng thể thống kê là hiện lượng số lớn, gồm những đơn vị hoặc phần tir cá
biệt hợp thành, cần được quan sát, phàn tích mặt lượng của chúng. Những Jơn
vị hoặc phần tử cá biệt cấu thành hiện tượng nghiên cứu dược gọi là dưn vị
tổng thể. Dơn vị tổng thể là bộ phận nhỏ nhất Irong tống ihế thống kê, nưi phát
sinh ra nguồn thông tin ban đầu cần thu thập. Chẳng hạn, toàn bộ các doanh
nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam tại mội (hời diổm nào dó là một tồng thể Ihống
kê, trong đó mỗi doanh nghiệp là một dơn vị tổng thể. Dân số Việt Nam la một
tổng thể thống kê, trong đó mỗi người dân là một dơn vị tổng thể...
Như vậy, thực chất của việc xác dinh tồng thể thống kê chính là việc xác
định các đơn vị cùa nó.
'I'ổng thể thống kê có thể được phân loại theo nhiều liêu thức khác nhau:
- Dựa vào đặc điểm nhận biết được hay không nhận biết được cùa các đơn
vị tổng thể, người ta chia tồng thề thống kê ra thành tổng thề bộc lộ và tổne thể
8
tiềm ấn. '1'ổng thổ gồm các đơn vị cấu thành có thể xác định dược bằng trực quan
gợi là tồng thể bộc lộ (ví dụ, lổng thể dân số cùa một quốc gia, tổng thể doanh
nghiệp dóng trên địa bàn cùa một địa phương...). Tổng thể gồm các dơn vị cấu
ihàiìh không thể nhận biết được bàng trực quan được gọi là tổng thể tiềm ẩn (chẳng
hạn, tổng thể những người tham nhũng, tổng thế những người chuyên buôn
bán và tàng irữ các chất ma tuý...). Nghiên cứu thống kê đối với các tổng thể
bộc lộ tiến hành khá thuận lợi, song sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi nghiên cứu
các lổng thể tiềm ẩn, đòi hỏi phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau, chi phí nghiên cứu tốn kém gấp nhiều lần mới có được kết quả mong đợi.
- Dựa vào các đặc điểm chung giống nhau và không giống nhau, người ta
phàn chia tổng thể thống kê thành tồng thể đồng chất và tổng thể không đồng
chất. Tổng thể đồng chất gồm các đơn vị cấu thành có các đặc điểm chung
giống nhau theo mục đích nghiên cứu, các đặc điểm chung này cũng chính là
các dặc điềm hình thành nên tổng thể thống kê. Chẳng hạn, tổng thể sinh viên
của một trường đại học, tổng thể các bác sĩ trong một bệnh viện...; Tổng thể
không đồng chất gồm các đơn vị cấu thành khác nhau về loại hình và không có
các dặc điổm chung giống nhau theo mục đích nghiên cứu. Ví dụ, tổng thể
hành khách trên một chuyến tàu là tồng thể không đồng chất nếu mục đích
nghiên cứu là tỉm hiểu tình hình thu nhập, việc làm hoặc trình dộ tay nghề.
Nghiên cứu thống kê chỉ đặt ra đối với các tổng thể đồng chất.
- Ngoài ra, còn có thể phân chia thành tổng thể chung (bao gồm tất cả các
đíTii vị cùa hiện tượng nghiên cứu) và tổng thể bộ phận (chi gồm một phần các
đơn vị cùa tổng thể chung). Cả hai tổng thổ này, nếu là đồng chất, thì đều có
thể thực hiện được các nghiên cứu thống kê khác nhau.
2. riêu thức thống kê
Nghiên cứu thống kê phải dựa vào các dặc điểm của dơn vị tổng thể. Mỗi
dtni vị tổng thề đều có nhiều đặc điểm. Ví dụ, trong tổng thổ nhân khẩu nước
la, mỗi người dân có đặc điểm chung: đều là người Việt Nam; ngoài ra còn có
các dặc điềm khác như giới tính, độ tuổi, tinh trạng hôn nhân, nghề nghiệp,
trình độ học vấn... Các đặc điểm này được gọi là các tiêu thức thống kê. Như
vậy, tiêu thức thống kê là các đặc điểm cùa đơn vị tồng thể. Khi nghiên cứu về
một tổng thể thống kê, do gặp phải giới hạn về thời gian, về nhân lực, vật lực
và lài lực nên tuỳ theo mục đích nghiên cứu, người la chi chọn ra một số tiêu
thức có liên quan để Ihu thập thông tin ban đầu.
'1'iêu thức thống kê được chia thành hai loại là tiêu thức thuộc tính và tiêu
thức số lượng.
- Tiêu thức thuộc tính là tiêu thức mà các biêu hiện của nó dược dùng dè
phản ánh tính chất hoặc loại hình của các đơn vị lồng thể, không biểu hiện trực
tiếp được bằng con số. Ví dụ: giới tính, tỉnh trạng hôn nhân, nghề nghiệp,
thành phần kinh tế...
- Tiêu thức số lượng là tiêu thức có thể biểu hiện trực tiếp được bằng con
số. Ví dụ, GDP cùa một quốc gia, doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ
của một doanh nghiệp, dân số cùa một địa p h ư ơ n g ...
Các tiêu thức chỉ có hai biểu hiện không trùng nhau trèn một đem vị tồng
thể được gợi là tiêu thức thay phiên. Ví dụ, tiêu thức giới tính chi có hai biểu
hiện không trùng nhau là nam và nữ. Trong tổng thể dân số hoặc lao động, một
người đã nhận biểu hiện này thì không nhận biểu hiện kia. và ngược lại.
3. Chỉ tiêu thống kẽ
Chi tiêu thống kê là sự biểu hiện bằng định lưtĩng cùa các mặt, các tính chất,
các mối quan hệ cơ bản của hiện lượng số lớn trong điều kiện lịch sử cụ thể.
Trong Khoản 3, Diều 3, Chương 1 cùa l.uật Thống kê, cụm từ chi liêu
thống kê được giải thích như sau: “Chi tiêu thống kê là tiêu clii mà biểu hiện
bằng số của nó phàn ánh quy mô, tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỉ lệ cùa
hiện tượng kinh tế xã hội trong điều kiện không gian và thời gian cụ
Ví dụ, GDP bình quân dầu người của Việt N am năm 201 I là 2.000 USD;
thu nhập bình quân hàng tháng của một lao dộng trong khu vực nhà nước
năm 201 1 là 4,5 triệu đồng...
Do chi tiêu thống kê được lồng hợp từ mặt lượng của nhiều dưn vị, nên
nó phàn ánh những mối quan hệ chung của lất cả các dơn vị hoặc nhóm dơn
vị tổng thể.
Chi tiêu thống kê bao gồm hai mặt; khái niệm và con số. Mặt khái niệm
bao gồm dịnh nghĩa và các giới hạn về thực thể, thời gian và không gian cùa
hiện tượng kinh tế - xã hội, phàn ánh nội dung cùa chi tiêu thống kê. Mặt con
số cùa chi tiêu thống kê là trị số dược phát hiện, đo tính được theo các dơn vị
tính toán phù hợp.
Căn cứ vào nội dung, có thể chia các chi tiêu thống kê ihành hai loại: chi
tiêu chất lượng và chi tiêu khối lượng (hay số lượng). Chi tièu chất lượng
biểu hiện các tính chất, tốc độ phát triển, trình độ phổ biến, mối quan hệ cùa
t ổ n g thể n h ư g iá bán đ ơ n vị sàn p h ẩ m , n ă n g s u ất lao d ộ n g , ti SLiấl lợi nhuận
^ l.uậl Thống kê. NXB Thống kê. Hà Nội. 2006, trang 14.
10
tinh trên tổng vốn (R O A ).,. Chi tiêu khối lượng (hay số lượng) biểu hiện quy
mô cùa lồng thể, ví dụ: số lượng sản phẩm sản xuất, doanh thu về bán hàng
và cung cấp dịch vụ, tổng vốn dùng vào sản xuất kinh doanh... Việc phân
loại này nhằm đáp ứng yêu cầu cùa một số phương pháp phân tích thống kê.
rậ p hợp các chi tiêu số lượng và chất lượng theo từng yêu cầu nghiên
cứu cụ thể ta được các hệ thống chi tiêu thống kê.
Ilệ thống chi tiêu thống kê là một tập hợp những chi tiêu có thể phàn ánh
các mặt, các tính chất quan trọng nhất, các mối liên hệ cơ bản giữa các mặt
cũa tổng thể và mối liên hệ giữa tống thể với các hiện tượng liên quan.
Hệ thống chi tiêu thống kê được cấu thành từ nhièu nhóm chỉ tiêu và
dtrợc xây dựng theo những yêu cầu nghiên cứu riêng. Chẳng hạn, hệ thống
chi tiêu thống kê chủ yếu của doanh nghiệp bao gồm các nhóm chi tiêu phàn
ánh kết quả sàn xuất kinh doanh, tình hình sử dụng các yếu tố sản xuất, chi
phí sàn xuất và nhóm các chi tiêu khác. Nếu yêu cầu nghiên cứu cần chi tiết
và cụ thể hơn thì có thể thêm các nhóm chỉ tiêu về giá thành, giá bán sàn
phẩm và hiệu quả sản xuất kinh doanh...
Hệ thống chi tiêu thống kê là cơ sờ để thu thập, tổng hợp thông tin từ các
dưn vị tổng thể. tính toán trị số của chi tiêu giúp nhận ihức được bàn chất,
tính quv luật và xu hướng biến động, phát triển của hiện tượng sổ lớn.
Vấn đề xâv dựng (hay xác dịnh) hệ thống chi tiêu thống kê cho một
hướng nghiên cứu cụ thể phải dựa trên các căn cứ sau đây:
- Phái xuất phát từ mục đích nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu quyết dịnh
nhu cầu thông tin về những mặt, những khía cạnh cùa đối tượng nghiên cửu.
- Phái dựa vào tính chất và đặc điểm cùa đối tượng nghiên cứu. Đối lượng
nghiên cứu càng phức tạp thì số lượng chi tiêu xây dựng (hay xác định) càng
nhiều, và ngược lại.
- Phái dựa vào khả năng cho phép về thời gian và vc nhân, tài, vật lực dể
licn hành thu thập và tổng hợp thông tin cho các chi tiêu. Căn cứ này đòi hòi
người xây dựng (hay xác dịnh) hệ thống chi tiêu thống kê phải cân nhắc để xây
dựng (hay xác dịnh) những chi tiêu cơ bàn và quan trọng nhất, sao cho với số
lượng chi tiêu không nhiều nhưng vẫn dáp ứng dược mục dích nghiên cứu.
Ngoài việc tuân thủ các căn cứ mang tính nguyên tắc nói trên, hệ thống
chi tiêu thống kc xây dựng (hay xác định) cho một hướng nghiên cửu cụ thổ
nào dó còn cần phải dáp ứng các yêu cầu sau:
- Ilệ thống chì tiêu phải có khả năng nêu lên được mối liôn hệ giữa các bộ
phận, các mặt của đối tượng nghiên cứu và giữa đối tượng nghiên cứu với các
11
hiện tượng có liên quan theo iriỊic dích nghiên cứu dã dc ra.
- '1'rong hệ thống chỉ tiêu ngoài các chi liêu mang tính chất chuna (tổng
hợp) còn phải có các chi tiêu phãn ánh các bộ phận của dối tirựim nghiên cứu
và các chỉ tiêu phản ánh các nhân tố tác dộng ciến dổi tượng ngliiên cứu,
- Các chi tiêu trong hệ thống phái dảm báo sự thống nhấl về nội dung,
phương pháp, phạm vi tính toán và có khả năng thu thập dược số liệu.
V. CÁC LOẠI THANG ĐO TRONG THỐNG KÊ
Theo tính chất cùa việc đo lường, người ta thường sử dụng bổn loại thang
đo sau đây:
ỉ. Thang đo định danh (hay đặt tên)
Thang đo này dùng để đếm tần số biểu hiện ciia liêu thức thuộc tính. Khi
sừ dụng thang đo này để tổng hợp dữ liệu thống kê cần tiến hành đánh sổ (hay
đặt tên) các biểu hiện cùng loại của tiêu thức. Ví dụ, khi tổng hựp giới tính của
dân số, biểu hiện “nam” được đánh số 1 và “nữ” dirực dánh số 2. Giữa các con sổ
ờ đây không có quan hệ hơn, kém. Vì thế, các phép tính với chúng đều là vô nghĩa.
2. Thang đo thứ bậc
Thang đo thứ bậc là thang đo định danh, được dùng đề dếm số lần biểu hiện
cùa tiêu thức thuộc tính có sự hơn kém khi tổng hợp dừ liệu thống kê. Chênh
lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau. Ví dụ, chất lượng
sàn phẩm gồm ba loại: loại một, hai và ba; trình độ vãn hóa phổ thông có ba
cấp: cấp một, hai và ba; chất lượng học tập của sinh viên trong các trường dại
học được phân loại thành: xuất sac, giòi, khá, trung binh và yếu kém; bậc thợ
cùa công nhân cơ khí gồm: bậc 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7,... con số có trị số lớn hơn
không có nghĩa ở bậc cao hơn và ngược lại, mà là do sự quy dịníi. Thang do
này dược dùng đế tính toán đặc trưng chung của tổng thề một cách tưưng dối
như tính bậc thợ bình quân, bậc chắt lượng binh quân cùa sản phẩm...
3. Thang đo khoảng
Thang đo khoảng là thang đo thứ bậc cỏ các khoảng cách dều nhau. Có thc
đánh giá được sự khác biệt cụ thể về lượng giữa các biểu hiện của tiêu thức.
Ví dụ, thu nhập hàng tháng lính bằng triệu dồng (trđ) của lao động Irong
doanh nghiệp; < 2 trđ; 2 - 4 trđ; 4 - 6 trđ; 6 - 8 trđ; 8 - 10 trđ; > 10 trđ.
1'rong thang đo khoảng, lượng biến ciia tiêu thức nghicn cứu có thể được
12
trinh bày dưới dạng mộl phân bố tần số (chẳng hạn, có bao nhiêu người có
mức thu nhập dirới 2 triệu đồng...). Yêu cầu có khoảng cách đều nhau là đặt ra
đối với thang đo, còn biểu hiện về lượng của tiêu thức được đo không nhất
thiết phải bàng nhau.
Như vậy, thang đo khoảng luôn có đơn vị đo và được dùng để tổng hợp
lượng biến cùa các tiêu thức số lượng, có thể thực hiện được các phép tính sổ
học đối với các lượng biến cùa tiêu thức nghiên cứu, nên có thể tính được các
đặc trưng thống kê như số trung binh, trung vị, mốt, phuơng sai...
4. T hang đo tỉ lệ
1’hang đo ti lệ là thang đo khoảng với một điểm không (0) tuyệt đối (điểm
gốc). Do có điểm gốc trên thang đo nên có thể so sánh được ti lệ giữa các trị sổ
đo, cho biết số lượng thực tế cùa một đặc trưng đang đo lường, ví dụ: số cán bộ
công nhân viên trong doanh nghiệp đạt mức thu nhập trên 5 triệu đồng; số công
nhân hoàn thành vượt định mức khoán sản phẩm... Đây là thang đo định lượng
chặt chẽ nhất. Với thang đo này ta có thể đo lường được các biểu hiện của tiêu
thức theo các đơn vị hiện vật (hiện vật tự nhiên, hiện vật vật lý, hiện vật quy
chuẩn...) và thực hiện được tất cà các phép tính với trị sổ đo.
Trong bốn loại thang đo trên, hai loại đầu được gọi là thang đo định danh (hay
định tính), còn hai loại sau được gọi là thang đo định lượng. Phương pháp xây
dựng thang đo cụ thể được trinh bày trong các giáo trinh thống kê ứng dụng.
VI.HAI HÌNH THỨC TRÌNH BÀY TÀI LIỆU THÒNG KÊ
Sau khi tổng hợp về mặt định lượng cùa hiện tượng nghiên cứu, dữ liệu
thống kê được trình bày trên các vật mang thông tin phục vụ cho hoạt động
phân tích, tru>ền đạt và lưu trữ.
Có hai hinh thức trình bày dữ liệu thổng kê, đó là bảng (biểu) thống kê và
đồ thị thống kê.
1. Bảng (biểu) thống kê
/. /. K h ái niệm bảng thống kê
Bảng thống kê là sụ sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu về các chi tiêu
thống kê trên các hàng và cột.
1.2. Tác dụng của bảng thắng kê
- Các dữ liệu trong bàng đã được sắp xếp một cách hệ thống, nên có thể sừ
13
dụng các phương pháp so sánh, dối chiếu và các phương pháp phân tích khác
để nêu lên bản chất của hiện tượng nghiên cừu,
- Bảng thống kê được thiết kế và trình bày mộl cách khoa học sẽ trờ thành
cơ sở dữ liệu quan trọng để phân tích, chứng minh hiện tượng nghiên cứu một
cách sinh động.
1.3. K et cẩu của m ộ t bảng thống kê, gồm có:
- Tên bàng hoặc tiêu đề: được viết ngẳn gọn, dễ hiểu phản ánh nội dung
của bàng và của từng chi tiết trong bàng. Trước hết có tiêu đề chung hay tên gọi
chung, đặt ở phía trên đầu của bâng thống kê; phía trong bảng có các tiêu đề
nhỏ (hay tiêu mục) là tên riêng cùa mỗi hàng và CỘI.
- Phẩn chủ đề (hay chù từ): nêu lên tồng thể nghiên cứu được trình bày
trong bảng và được phân chia thành những bộ phận nào.
- Phần giải thích (hay tân từ); gồm các chi tiêu giải thích các đặc điểm cúa
hiện tượng nghiên cứu, nghĩa là giải thích phần chủ đề cùa bảng.
- Thân bảng: Phần giao nhau giữa các hàng và cột tạo thành các ô, dùng Jể
ghi các số liệu thống kê.
- Phía dưới thân bảng phải ghi rõ nguồn lài liệu để lập bảng thống kê. Các
bảng thống kê thuộc các chế độ báo cáo hiện hành còn phải có ngày tháng lập
bảng thống kê; họ và tên, chữ ký của người lập bảng; thú trưởng đơn vị ký tên,
ghi rõ họ, tên và đóng dấu.
Dưới đây là sơ đồ về cấu thành của một bảng thống kê:
B ả n g 1 .1 . T ẻn bảng thống kê (tiêu đ ề ch u n g)
Phàn giải thích
Các chỉ tiêu giải thích (tèn cột)
Phần ch ủ đê
(A)
(1)
(2)
(n)
(3)
Tên chủ đề (tên hàng)
Tổng số:
Nguổn:
ngày .... tháng.,
Người lập bảng
(Ký, ghi rõ họ và tèn)
14
năm
Thủ trường đơn vị
(Ký tên, ghi rõ họ, tèn và đóng dấu)
1.4. Các loại bản g th ố n g kê
Căn cứ vào kết cấu của phần chủ đề, có thể chia bảng thống kê thành ba
loại như sau:
Bảng giản đơn: là loại bảng mà phần chủ đề không phân tồ, chi sẳp xếp các
đơn vị tổng thề theo tên gọi, theo địa phương hoặc theo thời gian nghiên cứu.
Ví dụ I.I. Có bảng số liệu thống kê giản đơn sau;
Bảng 1.2. Cơ cấu giá trị tăng thêm thuần (NVA) trung binh một doanh nghiệp
theo 3 loại hinh ờ Việt Nam thời kỳ 2008 - 2010
Đơn vị íính: %
Thù lao lao
Nộp n gân sá c h
Thu nhập ròng của
đ ộ n g (V )
nhà n ư ớ c (Mi)
doanh nghiệp (M2)
(1)
(2)
(3)
(4)
2008
100
33,0
23,9
46,1
2009
100
33,3
18,0
48,7
2010
100
35,9
18,9
45.2
Nảm/Chl tiéu
(A)
NVA
Doanh nghiệp nhà nư ớc
2008
100
37,8
31.1
31,2
2009
100
37,6
26,6
35.8
2010
100
44,8
28,5
26,7
Doanh nghiệp ngoài nhà nước
2008
100
41.7
18,2
40,1
2009
100
39,4
9.3
51.4
2010
100
38,6
11.6
49.8
Doanh nghiệp c6 vốn đầu tư nư ớc ngoái
2008
100
20,6
21.5
57.9
2009
100
27,3
15,4
57.3
2010
100
28.5
16,0
55.3
15
-
Eìảng phân tổ: Là loại bàng trong dó hiện tượng nghiên cứu ghi trong
phần chú đề được phân tổ theo một tiêu thức cụ thc.
Vi dụ 1.2.
B ả n g 1 .3 . Lao đ ộ n g binh quân 1 d oanh n g h iệp cô n g n gh iệp ở V iệt N am
thời kỳ 2 0 0 5 - 201 0 phân th e o ngành cấ p 1
ì\m
vị
lính: người
2005
2006
2007
2008
2009
2010
Bình quân
ch u n g
385
285
257
217
206
198
258
- Công nghiệp khai thác
359
203
177
158
138
139
196
- Công nghiệp chế biến
154
146
149
151
141
129
145
- Công nghiệp sản xuất và
phân phối điện, khí và nước
643
506
445
343
340
325
434
Chỉ tiêu/Năm
Chung toàn ngành:
Trong đó:
Bảng kết hợp: là loại bảng, trong đó hiện tượng nghiên cứu ghi ở phần
chù đề được phân tổ theo hai hoặc ba tiêu thức kết hợp với nhau.
Ví dụ 1.3:
Bảng 1.4. Cơ cấu thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước
ở Việt Nam phân theo loại hinh vâ theo 3 khu vực năm 2010
Dơn
vị
tính: %
Chia ra:
Tồng thu
nhập
Thu nhập
của người
lao dộng
Thu nhặp
cúa Nhà
nước
Thu nhập
ròn gcú a
doanh nghiệp
(1)
(2)
(3)
(4)
100
28,3
55,6
16,1
- Doanh nghiệp nhà nước
100
33,8
52,3
13,9
- Doanh nghiệp dân doanh
100
50,7
41.7
7.6
100
64.0
20,2
15.8
Chỉ tiêu
(a)
Chung;
Phân theo loại hinh doanh nghiệp:
Trong đó:
Hợp tác xâ
16
+ Doanh nghiệp tư nhân
100
46,6
40,2
13,2
+ Còng ty hợp danh
100
41,1
54,2
4.7
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn
100
51.7
48.8
-0 .5
+ Cõng ty cổ phần
100
44,3
35,4
20,3
- Doanh nghiệp cỏ vốn đầu tư nước
ngoài
100
14,4
64,2
21.4
+ KV1: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản
100
65,9
31,5
2.6
+ KV2: Công nghiệp và xây dựng
100
27,1
53,6
19,3
+ KV3: Dịch vụ
100
28,6
61,4
10,0
Phân theo 3 khu vực:
1.5. N hững yêu cầu chung về xây dựng bảng thống kê
Khi xây dựng bàng thống kê cần tuân thủ các yêu cầu sau:
- Quy mô cùa bàng không nên quá lớn (tức là không nên gồm quá nhiều
phân tổ và quá nhiều hàng, cột).
- Các tiêu đề và tiêu mục (tên riêng cùa mỗi hàng và cột) cần được
chính xác, gọn và dễ hiểu.
ghi
- Các chỉ tiêu giải thích trong bảng cần được sắp xếp theo thứ tự họp lý, phù
hcTp vcVi mục đích nghiên cứu. Các chi tiêu có liên hệ với nhau nên sắp xếp gần nhau.
- Các hàng và cột có thể sừ dụng các ký hiệu hoặc đánh số để tiện cho
việc trình bày hoặc giải thích nội dung (riêng các cột ờ phần chù đề thường
được ký hiệu bằng các chữ cái viết hoa A, B, c . . . còn các cột ở phần giải thích
thường được ký hiệu bàng các chữ số 1,2, 3,...).
- Các số tổng c ộ n g có thể ghi ở hàng (hay cột) dầu h o ặ c ở hàng (hay cột)
cuối cùa phần thân bảng tuỳ theo mục dích nghiên cứu. Nếu ghi ở ngay hàng
(hay cột) đầu tiên thì mục đích nghiên cứu tổng hợp là chính, phần chi tiết chỉ
có tác dụng phân tích thêm, còn nếu ghi ở hàng (hay cột) cuối thi mục đích di
sâu nghiên cứu từng bộ phận là chủ yếu.
- Các ô ở thân bàng (phần giao nhau giữa hàng và cột) dùng để ghi các số
liệu thống kê. Song nêu không có số liệu thì dùng các ký hiệu quy ước sau đây;
^ Ký hiệu (-): biểu thị hiện tượng nghiên cứu không có sổ liệu ở ô đó.
+ Ký hiệu (...): biểu thị số liệu về hiện tượng nghiên cứu còn bị thiếu, sẽ
bồ sung sau.
f Ký hiệu (x): biểu thị hiện lượng nghiên cứu không cỏ liên quan dến liêu
dề ghi ở hàng và cột, nếu ghi số liệu vào ô dỏ sẽ vô nghĩa.
- 'lYong bảng thống kê cần ghi rõ đơn vị tính cụ thể cho lừng chi ticii.
- Số liệu ghi trong bảng có thể làm tròn (khi mục dích nghiên cứu không
đặt ra số liệu phải tỉ mỉ hoặc chi iv).
- Phần ghi chú ờ cuối bàng dùtm dể giài thích rõ nội dung của một số chi
tiêu trong bảng và nói rõ nguồn tài liệu.
- riếp theo phần ghi chú ở cuối bảng, để dàm báo tính pháp lý cho bảng
thống kê, cần phải ghi rõ: ngày, tháng, năm lập bảng; người lập báng và người
đứng đầu dơn vị ký tên, ghi rõ họ tên và dóng dấu.
Phương pháp khai thác thông tin từ các bàng thống kê sẽ được đề cập ớ
chương 4.
2. Đồ thị thống kê
2.1. K hái niệm về dồ thị thống kê
Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng dể mô tả có
tính chất quy ước các tài liệu thống kê về hiện lượng nghiên cứu.
2.2. Tác dụng của đồ thị thống kê
Các đồ thị thống kè sử dụng các con số kết licTp với các hình vẽ, đường nét
và màu sắc để trình bày một cách khái quái các dặc điểm sổ lượng cùa hiện
tượng nghiên cứu. Do đó, nó giúp người dọc nhận thức được các đặc đicm cơ
bản cùa hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Vi thế nó trờ thành một
phương tiện truyền thông có tính quần chúng, có sức hấp dần và sinh động làm
cho những người ít hiểu biết về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu về
hiện tượng nghiên cứu một cách dễ dàng.
2.3. Các loại đồ thị thống kê
a)
Theo nội dung phản ánh, cỏ thê phân chia càc đỏ ihị rhom> ké thành
các loại sau:
- Đồ thị phát Iriển: phàn ánh sự phát triển cùa hiện tirợng qua thời gian.
- Đồ thị kếl cấu: biểu thị kết cấu và biến động kếl cấu cúa hiện tượng.
- Đồ thị liên hệ: mô tả mối liên hệ giữa các hiện tượng.
- Đồ thị phân phổi; phàn ánh trinh độ phổ biến cùa hiện tiụmg.
- Đô thị hoàn thành kê hoạch (hoặc dịnh mức): bicii thị tình hình thực hiện
kế hoạch (hoặc định mức).
8
h) Theo hình ihức hiêii hiện, có íhế phân chia đỗ thị thống kê ihành:
í)ồ thị dường biểu diễn (đường thẳng, dường cong, đường gấp khúc).
Biếu đồ hình cột (dọc, ngang).
Biểu đồ diện lích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật).
- [ìiểu dồ tượng hinh.
- Bản dồ thống kê.
2.4. N hững yếu tố cltínit của đồ thị thống kê
Dề đồ thị thống kê đáp ứng được các yêu cầu: chính xác, dễ xem, dễ hiểu
thì khi xây dựng đồ thị phải chú ý đến các yếu tổ chính sau:
- Hệ tọa độ; giúp cho việc xác định chính xác vị trí các ký hiệu hình học trên
đồ thị. Các dồ thị thống kê thường dùng hệ toạ độ Đềcác vuông góc. Trên hệ
tọa dộ này, trục hoành thường dùng để biểu thị thời gian, trục tung biểu thị trị
sổ cùa chi tiêu. Trường hợp phân tích mối liên hệ giữa hai tiêu thức thì t êu
thức nguyên nhân dược ghi ờ trục hoành, còn tiêu thức kết quả ghi ở trục tung
- Các ký hiệu hinh học hoặc hình vẽ; các ký hiệu hoặc hình vẽ này qi.yết
dịnh hình dáng cúa đồ thị (gồm các đường chấm, đường thẳng hoặc cong, các
hình cột, vuông, chữ nhật, tròn...). Các ký hiệu hình học hoặc hình vẽ trên dồ
thị có thể thay dồi tùy theo lính chất của hiện tượng nghiên cứu. Việc lựa cỉiọn
này rất quan trọng, vì mồi ký hiệu hinh học hoặc hinh vẽ có khả năng diễn tả
riêng. Chẳng hạn, khi cần biểu hiện kết quả cùa hiện tượng nghiên cứu có Ihể
dùng hình cột (chia thành nhiều đoạn), hình tròn (chia thành các hình quạt), hình
vuông hoặc chữ nhật... nhưng thường dùng hình tròn vì hình này biểu hiện rõ
nhất kết cấu và biến động kết cấu cùa hiện tượng nghiên cứu.
- 'Phang và ti lệ xích: giúp tính chuyển các đại lượng lên đồ thị theo các
khoảng cách thích họp. rhường dùng thang đường thẳng (hệ toạ độ Đềcác
vuông góc), một số trường hợp dùng thang đường cong (dồ thị hình Iròn chia
thành 360*’). Khi dùng hệ toạ độ vuông góc dổ vẽ dồ thị thì thang ti lệ chia trên
từng Irục phải bang nhau, song giữa hai trục thang tỉ lệ chia có thể không
bằng nhau.
- Tên và lời ghi chú: mọi đồ thị đều phải có tèn rõ ràng và chính xác; có
lời ghi chú giải thích các ký hiệu quy ước, các con số và ghi chú dọc theo
thang tỉ lệ, các con sổ và ghi chú bên cạnh từng bộ phận của đồ thị.
1’hirơng pháp mô tà số liệu bàng đồ thị thống kê sẽ được đề cập ở chưcmg 4.
19
TÓM TẮT CHƯƠNG 1
Thống kê học là khoa học về hệ thống các phương pháp thu thập và phân tich các dữ
liệu về mặt định lượng của các hiện tượng kinh tế - xâ hội. đé qua đó tim hiẻu bản chất và
tính quy luật của sự vặn động của chúng
Đối tượng nghiên cứu của thống kê học là các dữ liệu về mặt định lượng của các hiện
tượng kinh tế - xâ hội số lớn. trong điều kiện lịch sử cụ thé.
Trong quá trình nghiên cứu. thống kẽ học sử dụng các khái niệm chủ yếu như: Tống
thẻ thống kè. tiêu thửc thống kê, chĩ tiêu thống kê.
Tùy theo tinh chất của sự đo lường các hiện tượng kinh tế - xả hội mà người ta sử
dụng 4 loại thang đo khác nhau: thang đo định danh; thang đo thừ bậc; thang đo khoảng;
thang đo tỉ lệ.
Cỏ hai hinh thức trình bày các dữ liệu thống kê về hiện tượng nghiên cứu sau khi đã
tổng hợp (cô đặc) là bảng thống kẻ và đồ thị thống kè.
- Bảng thống kê là sự sắp xếp theo hệ thống hai chiều số liệu về các chỉ tiêu thống kê
trên các hàng và cột. Kết cấu của một bảng thống kẻ gồm: tên bảng (hay tiêu đề), phần chủ
đề (chủ từ), phần giải thích (tân từ) vả thân bảng. Bảng thống kê gồm có bảng đơn vá báng
phản tố.
- Đồ thị thống kè tà cảc hình vẽ, đường nét hinh học dùng đé mò tả cỏ tính chất quy
ước các tài liệu thống kê về hiện tượng nghiên cừu. Có rất nhiẻu loại đồ thị thống kẻ được
sử dụng như; đồ thị phát triển, đồ thị kết cáu, đồ thị liên hệ, đồ thị phản phối, đồ thị hoàn
thành kế hoạch, đồ thị đường biểu diễn, đồ thị hinh cột, biẻu đồ diện tich. biểu đồ tượng
hinh, bản đồ thổng kẻ. Các yếu tố cấu thành đổ thị thống kê gồm: hệ tọa độ, cá c ký hiệu
hỉnh học hoặc hỉnh vẽ, thang và tỷ lệ xích, tên và lời giái thích
CẢU HỎI ÔN TẬP
1.
Trìnhbày đối tượng nghiên cứu cùa thống kê học.
2.
Trinhbày một số khái niệm tlìống kê cơ bản.
3.
Trìnhbày các ỉoại thang đo trong thống kê.
4.
Trìnhbày khái niệm, tác dụng, kết cấu và phân loại bàng thốriíí kê. Cho ví
dụ minh hoạ.
5. Trình bày khái niệm, các yêu cầu chung klii xáy dimụ một bảng thống kê.
6. Trình bày khái niệm, tác dụng và phân loại dồ thị thống kê. Cho ví dụ
minh hoạ.
7. Nẻu nhưng yếu tố chính cìia một đồ thị thống kê.
20
CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU THỐNG KÊ
I heo quan điểm triết học về quá trình nhận thức cùa con người phải trải
qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn một là sao chép lại hiện thực khách quan;
- Giai đoạn hai là tổng hợp nhận thức về hiện thực khách quan;
- Giai đoạn ba là suy lý, phán đoán xu hướng vận động, tim ra tính quy
luật vận động của hiện tượng và tìm cách cài tạo nó.
Quá trình nghiên cứu thống kè cũng đi từ sao chép hiện thực khách quan;
tổng hợp nó sau đó suy lý và phán đoán. Toàn bộ quá trình nghiên cứu được
chia làm ba giai doạn, mỗi giai đoạn lại có một số bước. Nếu xem xét chi tiết
như một quá trinh công nghệ từ khâu đầu tới khâu cuối, quá trinh nghiên cứu
thống kê được chia ra làm 7 bước như sơ đồ dưới:
'1'rong giáo trình này trinh bày 7 bước tổng quát trong 3 giai đoạn:
- (ìiai đoạn một sao chép lại hiện thực khách quan bằng việc thu thập
thông lin qua điều tra thống kê (gồm bước 1, 2 và 3).
- (ìiai doạn hai là tồng hợp kết quà sao chép được của giai đoạn một bằng
việc lồng hợp thống kê (gồm bước 4 và 5).
- Giai doạn ba là suy lý, phán đoán bằng việc phân tích và dự đoán (hay
dự báo) thống kê (gồm bước 6 và 7).
21
S ơ đ ồ 2 .1 : Mô hình n gh iên cứ u thống kê
Bước di thuận chiều.
^
22
Bước đi ngược, làm lại khi cần thiết.
I. ĐIỀU TRA THỐNG KÊ
1. Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc của điều tra thống kê
/. /. Khái niệm điểu tra thống kê
i)ể có được thông tin ban đầu về hiện tượng kinh tế cần nghiên cứu người ta
phải tổ chức thu thập thông tin, tức là quá trình sao chép, chụp lại hiện thực
khách quan. Quá trình thu thập thông tin ấy gọi là quá trình điều tra thống kê.
Diều tra thống kê là việc thu thập các thông tin ban đầu một cách khoa học
theo một kế hoạch thống nhất về các hiện tượng và quá trình kinh tể - xã hội
mà người ta cần nghiên cứu, là khâu mở đầu cho quá trình nghiên cứu thống
kê. Điều tra thống kê được thực hiện theo một phương án điều tra đã được xây
dựng trước khi tiến hành thu thập thông tin.
'l uỳ theo mục đích cùa việc thu thập thông tin và tuỳ thuộc vào yêu cầu về
độ chuẩn xác cùa thông tin mà người ta cần phải tổ chức điều tra thống kê, có
thế tiến hành trên phạm vi cả nước hoặc trong phạm vi từng vùng hoặc từng
dịa phương. Phạm vi điều tra cỏ thể tiến hành trên tất cà các đơn vị cùa tổng
thể (diều tra toàn bộ) hoặc chi thu thập thông tin trên một số đơn vị đại diện
(diều tra không toàn bộ).
1.2. M ục tiêu của điều tra thống kê
Mục tiêu của điều tra thống kê là phải thu thập được thông lin ban đầu cần
thiết đáp ứng cho nhu cầu quản lý của cấp có thẩm quyền và cùa doanh nghiệp.
Chảng hạn, một Công ty dự định ký hợp đồng xuất khẩu cà phê thi trước hết
họ cần nắm được lượng cung, tức là sản lượng cà phê sản xuất được trong năm
đỏ, sàn lượng cà phê còn tồn kho cùa niên vụ trước; tinh hình sản xuất cùa các
nước có sản xuất mặt hàng này... Đồng thời họ cũng cần nắm được lượng cầu
cùa những bạn hàng tiêu thụ nhiều. Trên cơ sở đó mới xác định được quan hệ
cung - cầu nhằm ra quyết định về lượng hàng và giá cả xuất khẩu dể ký hợp
dồng với đổi tác. Để có thông tin trên ví như thông tin về năng suất, diện tích
thu hoạch và sàn lượng cà phê thống kê cần tổ chức diều tra thống kè. Mục tiêu
cùa điều tra thống kê nhàm:
I)
rhu thập được các thông tin ban đầu cần thiết phục vụ cho mục đích
nghiên cứu. Nó là công việc sao chép lại hiện thực khách quan, cung cấp “ nguồn
nguyên liệu ihô” phục vụ cho giai đoạn tiếp theo “chế biến ra thành phẩm” là
tồng hợp và phân tích thống kê đề đánh giá chính xác thực trạng về hiện tượng
nghiên cứu. Đây là cơ sở quan trọng để phân tích nguyên nhân tích cực và tiêu
cực ành hưởng đến thực trạng phát triển cùa hiện tượng nghiên cứu.
23
2) Cung cấp thông tin có cán cứ khoa học để ra quyết dịnh cần thiết trong
quản lý nhằm dạt hiệu quà kinh tể cao. Ví dụ, khi giá cà mặt hàng nào dó ircMi
thị trường thế giới lên cao thi phái huy động nguồn hàng trong nước (sau khi
đã cân đối cung - cầu trong nước) để xuất khầii,
3) Cung cấp thông tin phục vụ cho việc hoạch định chiến lược phát Iricn của
hiện tượng nghiên cứu trong tương lai. Chẳng hạn, dể chuẩn bị cho việc xây
dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 10 năm liếp theo, trước đó người
ta phải tổ chức “Tổng điều tra dân sổ”. Dân số vừa là nguồn lực để phát triền xã
hội, vừa là nhân tố quyết định quy mô tiêu dùng sản phẩm của xã hội. Tổng điều
tra dân số thường được tiến hành 10 năm một lần vào các năm có số cuối là 9.
Từ phân tích trên cho thấy sự cần thiết phải điều tra thống kê, dể thoả mãn
được mục tiêu trên thi thông tin ban đầu phải dảm bảo 3 yêu cầu: chính xác,
đầy đủ và kịp thời.
Chinh xá c được hiểu là tài liệu thu thập dược phàn ánh đúng tình hình
thục tế khách quan. Đây là yêu cẩu hết sức quan trọng, là cư sở để phân tích và
dự đoán sau này. Nếu các thông tin ban đầu bị sai lệch thi các bước sau sẽ
không đúng. Tính chất chính xác của dữ liệu thống kê có thể bị ảnh hường beVi
nhiễu (sai lệch) do nhiều yểu tố như: Nhiễu vật lý như các phương tiện cân
đong, đo, đếm khi thu thập số liệu; kỹ thuật truyền tin. Nhiễu do phương pháp
thu thập thông tin. Nhiễu do kỹ thiiậl xử lý tin: phương pháp tổng hợp; phương
tiện tổng hợp thông tin... kể cả những công cụ và phương tiện, phương pháp
tính toán các chi tiêu thống kè cũng gây ra những sai sót lioặc sai số trong
thống kê. Tính chính xác cũng cỏ thể bị ảnh hưởng cùa nhiễu ngữ nghĩa (hiêu
sai ý ...) hoặc nhiễu thực dụng (ý thức trách nhiệm của người cung cấp, ghi
chép hoặc xử lý số liệu). Tuy nhiên độ chính xác trong thống kè không mang ý
nghĩa tuyệt dối như trong kế toán. Do thống kê nghiên cứu hiện tượng số lởn
nên chắc chắn có sai lệch. Dộ sai lệch thường đưực clio phép trong một giới
hạn nhất dịnh, thường lặ ±5%.
Đầy đủ dược hiểu là tài liệu thu thập dược dúng và dii nội dung và so đơn
vị theo yêu câu nghiên cứu. Ví dụ; Trong diều Ira loàn bộ thì phái thu thập
ihông tin ờ tất cả các đơn vị của tổng thể, còn trong diều tra chọn mẫu thi phải
chọn ra số đơn vị mẫu dù lớn đề thu thập thông tin. Các thông tin phải Ihu thập
theo đúng nội dung cùa phương án điều tra thống kê dã đề ra trước đỏ.
Kịp thời được hiểu là cung cấp tài liệu dúng ihời hạn quy định. Mọi hiện
tượng kinh te, xã hội thường xuyên biến dộng, nếu thông tin cung cấp chậm ihì
hiện tượng đã thay đổi. Và như vậy thông tin trờ nên lạc hậu. không thẻ phục
vụ cho việc ra quyết dịnh cùa quàn trị kinh doanh hoặc quàn lý xã hội.
24
[ rong thực tế, việc thoả mãn cả 3 mục tiêu trên là rất khó vì muốn cung
cấp thông tin kịp thời phải thu thập và tổng hợp thông tin thật nhanh mà muốn
nhanh thì độ chính xác thường bị hạn chế. Mối quan hệ giữa đầy đủ và kịp thời
cũng rất khó giải quyết. Muốn đầy đù phải điều tra với nội dung phong phú mà
điều này tất yếu phải có thời gian thu thập và tổrig hợp thông tin kéo dài tất yếu
khó đáp ứng được kịp thời.
ỉ)ể đảm bảo tính chính xác, đầy đủ, kịp thời cùa số liệu thống kê liên quan
đến toàn bộ quá trình nghiên cứu thổng kê, trước hết phải đảm bảo tài liệu sơ
cấp thu được qua điều tra chính xác, đầy đủ, kịp thời. Vi nó là “nguyên liệu
đầu vào” cho tồng hợp thống kê. Nếu chất lượng nguyên liệu đầu vào kém thì
không thể làm ra sản phẩm đầu ra có chất lượng cao được.
1.3. Nguyên tắc điều tra thống kê
Bất kỳ một cuộc điều tra thống kê nào cũng phải thực hiện được các
nguyên tắc cơ bản sau:
a) Thông tin thu thập được đảm bảo sự thống nhất; thống nhất về phạm vi
nghiên cứu; thống nhất về hệ thống chi tiêu; thống nhất về thời điểm, ihời kỳ
và thời hạn điều tra; thống nhất về nội dung và phương pháp tính các chi tiêu;
thống nhất về phương pháp tổng hợp thông tin.
b) Phải đàm bảo tiết kiệm chi phí cho điều tra thống kê: thông thường một
cuộc điều tra thống kê phải chi phí nhiều về sức lao động và tài chính. Tuỳ
theo quy mô của cuộc điều tra mà mức chi phí phải chi ra phù hợp. Chẳng hạn
dể thực hiện Tổng điều tra dân số, Nhà nước phải chi ra hàng trăm tỉ đồng.
Dây là một khoàn chi phí rất lớn. Nhưng cũng cỏ những cuộc diều tra chi can
chi phí là vài ba ti đồng... Vì vậy, cần sử dụng hình thức điều tra thích hợp
nhằm tiết kiệm chi phí.
c) Quá trinh điều tra thống kê phải phù hợp với những quy định trong Luật
'1'hống kê.
(!) Nội dung thu thập thông tin phong phú nhưng kết cấu phiếu điều tra
phài dơn giàn, ngắn gọn, dễ hiểu đối với người diều tra và cả người được điều
tra. Không nôn đặt quá nhiều câu hỏi làm cho cà hai phía cảm thấy nặng nề, dễ
dẫn lới tình trạng cung cấp thông tin “Chiếu lệ cho qua chuyện”.
2. Phân loại điều tra thống kê
ỉ)ièu tra thống kô có các loại sau:
25