Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.49 KB, 127 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của
giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích
dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân
đảm bảo tính khách quan và trung thực.
Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Trường

1

i


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành và biết ơn sâu sắc tới Thầy
giáo PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú, người đã tận tình hướng dẫn tác giả luận văn trong
suốt quá trình thực hiện đề tài. Sự giúp đỡ tận tình, những lời khuyên bổ ích và những
đóng góp của Thầy đối với bản luận văn là động lực giúp tác giả luận văn hoàn thành
đề tài. Tác giả luận văn xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo trong
Khoa Kinh tế và Quản lý - Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ tác
giả luận văn hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn những người thân, bạn
bè đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, động viên, giúp đỡ tác giả luận văn trong
học tập và trong quá trình hoàn thành luận văn. Do những hạn chế về kiến thức, thời
gian và kinh nghiệm chuyên môn, nội dung luận văn không thể tránh được các sai sót.
Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến góp ý từ thầy giáo, cô giáo, bạn bè
và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn!

2

i




MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ ....................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ .............viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.............................................................................................. 1
2. Mục đích của đề tài..................................................................................................... 2
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu................................................................. 2
a. Cách tiếp cận của đề tài .............................................................................................. 2
b. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
a. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................. 3
b. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài....................................................... 3
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài........................................................................................ 3
b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................................ 4
6. Dự kiến kết quả đạt được............................................................................................ 4
7. Nội dung của luận văn ................................................................................................ 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI........................................... 5
1.1 Khái niệm và vai trò của trang trại, kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chăn nuôi
......... 5
1.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại .................................................................. 5
1.1.2 Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi .................................................................. 6
1.1.3 Vai trò của kinh tế trang trại.................................................................................. 7
1.1.4 Phân loại các mô hình trang trại ............................................................................ 9
1.2 Đặc trưng chủ yếu của kinh tế trang trại ................................................................ 12
1.3 Tiêu chí xác định, các điều kiện để hình thành và phát triển trang trại chăn nuôi
...... 15

1.3.1 Tiêu chí xác định trang trại chăn nuôi ................................................................. 15
1.3.2 Chủ trương, chính sách của Nhà Nước về kinh tế trang trại và trang trại chăn nuôi
....... 16
1.4 Hiệu quả của mô hình trang trại ............................................................................. 19
3

3


1.4.1 Hiệu quả tài chính – kinh tế................................................................................. 20
1.4.2 Hiệu quả về xã hội............................................................................................... 24

4

4


1.4.3 Hiệu quả về môi trường....................................................................................... 25
1.5 Cơ sở thực tiễn của đề tài ....................................................................................... 25
1.5.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở nước ngoài ...................................... 25
1.5.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở trong nước ...................................... 26
1.5.3 Những công trình nghiên cứu có liên quan ......................................................... 27
Kết luận chương 1 ........................................................................................................ 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ MÔ HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI TẠI
HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN (từ năm 2010 đến năm 2015) ........ 29
2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................................. 29
2.1.1 Vài nét cơ bản về huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên..................................... 29
2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phú Lương ........................................ 38
2.2 Thực trạng kết quả các mô hình trang trại đem lại tại địa bàn nghiên cứu trên

huyện Phú Lương giai đoạn 2010 - 2015 ..................................................................... 39
2.2.1 Tình hình kết quả các mô hình kinh tế trang trại đem lại tại địa bàn huyện Phú
Lương giai đoạn 2010 - 2015 ....................................................................................... 39
2.2.2 Thực trạng của các hộ dân thực hiện kinh tế trang trại ....................................... 44
2.3 Phân tích hiệu quả một số mô hình trang trại điển hình......................................... 45
2.3.1 Mô hình chăn nuôi gà trắng và lợn...................................................................... 45
2.3.2 Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại điển hình ........................................... 50
2.4. Đánh giá chung về việc phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn ......................... 69
2.4.1 Những đánh giá chung về mô hình trang trại...................................................... 69
2.4.2 Những tồn tại chủ yếu cần khắc phục ................................................................. 71
Kết luận chương 2 ........................................................................................................ 71
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ MÔ
HÌNH KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH
THÁI NGUYÊN........................................................................................................... 73
3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Phú Lương đến năm 2020 ......... 73
3.1.1 Định hướng chung............................................................................................... 73
3.1.2 Những khó khăn thách thức trong việc phát triển mô hình trang trại trong thời
gian tới của huyện Phú Lương ..................................................................................... 75
5

5


3.2 Các căn cứ và nguyên tắc đề xuất giải pháp........................................................... 76
3.2.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp ............................................................................... 76
3.2.2 Các nguyên tắc đề xuất giải pháp ........................................................................ 77
3.3 Các giải pháp đề xuất ............................................................................................. 77
3.3.1 Giải pháp về mô hình .......................................................................................... 77
3.3.2 Các giải pháp về quản lí trang trại....................................................................... 79
3.3.3 Một số giải pháp khác.......................................................................................... 82

Kết luận chương 3 ........................................................................................................ 84
KẾTLUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 85
1. Kết luận..................................................................................................................... 85
2. Kiến nghị .................................................................................................................. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 87

6

6


DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Số hình

Tên hình

Trang

Hình 2.1 Tỷ lệ hộ nắm được kiến thức tập huấn................................................. 66
Hình 2.2 Tỷ lệ hộ sẽ tham gia và hộ không tiếp tục tham gia mô hình .............. 68

7

7


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

Bảng 2.1 Tình hình dân số và lao động của huyện Phú Lương từ năm 2013 – 2015 ...31
Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội của huyện từ năm 2010- 2015 .....................35
Bảng 2.3 Trình độ học vấn của các chủ trang trại được phát phiếu điều tra ở huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên ..............................................................................................44
Bảng 2.4 Số lượng gà trắng trong các trang trại của huyện Phú Lươngtừ năm 2010 đến
năm 2015 .......................................................................................................................45
Bảng 2.5 Quy mô chăn nuôi gà trắng ............................................................................46
Bảng 2.6 Tình hình chăn nuôi gà trắng, lợn theo mô hình trang trại ............................47
Bảng 2.7 Số lượng lợn trong các trang trại của huyện Phú Lương ...............................48
Bảng 2.8 Dự toán chi phí xây dựng chuồng kín quy mô 5.000 con gà .........................51
Bảng 2.9 Dự toán chi phí vận hành chăn nuôi 1 lứa gà trắng 5.000 con ......................52
Bảng 2.10 Dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi 5.000 con gà ........................................53
Bảng 2.11 Tổng thu nhâp từ việc bán 1 lứa 5.000 con gà .............................................53
Bảng 2.12. Bảng giá trị thu nhập ròng hiện tại của việc chăn nuôi gà..........................55
Bảng 2.13 Dự toán chi phí xây dựng chuồng kín quy mô 1.000 con lợn......................57
Bảng 2.14 Dự toán chi phí vận hành chăn nuôi lợn (tính cho 1.000 con lợn/tháng) ....58
Bảng 2.15 Dự toán chi phí sản xuất chăn nuôi 1.000 con lợn.......................................58
Bảng 2.16 Tổng thu nhâp từ việc bán 1 lứa 1.000 con lợn ...........................................59
Bảng 2.17 Bảng giá trị thu nhập ròng hiện tại của việc chăn nuôi lợn .........................60
Bảng 2.18 Thu nhập của lao động tham gia vào chăn nuôi...........................................63
Bảng 2.19 Kết quả hoạt động đào tạo, tập huấn trong 5 năm 2010-2015 .....................65

8

8



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮC VÀ GIẢI THÍCH CÁC THUẬT NGỮ
C
h
G
S.
G
S.
P
G
T
S
T
h.
N
P
I
R

G
i
G
i
P
h
T
i
T
h
G
i

S
u
T


B
N
K
T
C
N
H
Đ
H
T
V
A

B

K
i
C
ô
H
i
H

M
ô


viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trong xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, các ngành nghề kinh tế ngày càng phát triển
nhanh chóng, đi cùng với nó là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các ngành nhằm đạt
hiệu quả cao trong quá trình sản xuất. Quá trình này diễn ra mạnh mẽ ở nông thôn, thể
hiện rõ nét qua việc chuyển dịch từ sản xuất thuần nông sang các loại hình sản xuất
khác, trong đó có việc phát triển kinh tế theo mô hình trang trại. Đối với nông nghiệp
nông thôn, trong những năm tới vẫn phải coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn là một trọng điểm quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành
công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Theo đó, nền nông nghiệp
đã và đang ngày một đi lên, sản lượng lương thực ngày một tăng, số lượng vật nuôi
cũng được gia tăng theo từng năm. Bằng việc đưa các chương trình triển khai tại các
địa phương khu vực nông thôn trong cả nước đã đạt nhiều kết quả đáng kể. Các mô
hình, các cây trồng, giống vật nuôi đã được đưa về tận các thôn, xã,… tạo điều kiện
phát triển cho người nông dân. Những địa phương được đưa về các mô hình đã cho
thấy ngay được hiệu quả từng bước đi lên. Huyện Phú Lương là một trong các huyện
mà số lượng mô hình trang trại được đưa về nhiều, ngành nghề chủ yếu của huyện vẫn
là nông nghiệp. Trong những năm gần đây huyện đã có rất nhiều thay đổi so với những
giai đoạn trước. Từ những ngành nghề thủ công may mặc, trồng trọt, chăn nuôi hay
buôn bán đều có những thay đổi tích cực. Đặc biệt, sản lượng lương thực thực phẩm
ngày một tăng, số lượng gia súc, gia cầm cũng tăng lên, cơ cấu cây trồng, vật nuôi
đang dần được chuyển dịch theo hướng có lợi, nâng cao năng suất và sản lượng. Ngoài
ra, những thay đổi trên còn góp phần sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên
nhiên, tận dụng triệt để các nguồn tài nguyên thiên nhiên có sẵn, góp phần làm cho
kinh tế hộ nông dân đi lên. Vừa mang lại hiệu quả về việc làm, vừa góp phần tích cực

vào việc xóa đói giảm nghèo mà Nhà nước hướng tới. Các mô hình trang trại trên địa
bàn huyện đã và đang triển khai được sự hưởng ứng và tham gia nhiệt tình của người
nông dân. Đây là một hướng đi mới, được huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển.
Huyện đã có những hỗ trợ cho các gia đình tham gia vào mô hình nhằm tạo điều kiện

1

1


thuận lợi nhất để các hộ nông dân phát triển và mở rộng diện tích các mô hình.Vậy,
làm sao để các mô hình trang trại ngày một được nhân rộng ra nhiều địa phương, làm
sao để đây là một hướng đi mới nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân? Đây không
chỉ là câu hỏi cần trả lời ở huyện Phú lương mà còn mở rộng ra nhiều địa phương
khác, làm thế nào để nó trở thành một giải pháp thực hiện công cuộc xóa đói giảm
nghèo mà Nhà nước đã đặt ra? Quả thực là một trong những vấn đề nhức nhối của
nước ta hiện nay và đang cần giải quyết. Phú Lương là một trong những huyện có
phong trào chăn nuôi phát triển mạnh, đặc biệt là chăn nuôi theo mô hình trang trại,
với hàng trăm trang trại lớn nhỏ, điều kiện tự nhiên và xã hội cũng rất thuận lợi và phù
hợp cho việc chăn nuôi. Tuy nhiên, chăn nuôi theo mô hình trang trại ở huyện hiện nay
còn mang tính chất tự phát, tự cung tự cấp, mạnh ai nấy làm, chăn nuôi theo phương
thức lấy công làm lãi, tận dụng lao động lúc nhàn rỗi,… nên hiệu quả kinh tế nhìn
chung chưa cao. Để góp phần giải quyết phần nào khó khăn trong việc xây dựng và
phát triển mô hình trang trại của huyện, từ đó làm mô hình điểm áp dụng cho các xã
khác trên địa bàn Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên tác giả chọn đề tài: “Giải pháp
nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên”.
2. Mục đích của đề tài
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá thực trạng mô hình trang trại tại địa bàn huyện Phú
Lương, từ đó đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động và

phát triển mô hình này tại huyện Phú Lương nói riêng và tỉnh Thái Nguyên nói chung.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận của đề tài
Cách tiếp cận trong triển khai các nội dung nghiên cứu của đề tài là kế thừa tối đa các
tư liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu hiện có, đặc biệt là thông tin liên quan đến các mô
hình trang trại để nâng cao hiệu quả kinh tế ở huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. Kế
thừa kết hợp đúc rút, học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước: Việc kế thừa tất cả các
kết quả nghiên cứu đã có trên cơ sở chọn lọc và điều chỉnh cho phù hợp là rất cần
thiết. Các công trình nghiên cứu hiện đã và đang thực hiện ở các cơ quan, đơn vị bao
2

2


gồm cả những số liệu cơ bản về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ở địa bàn
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên sẽ được thu thập, phân tích, tổng hợp và nghiên
cứu, sử dụng trong đề tài.
b. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính như sau:
- Phương pháp kế thừa. (tổng hợp, phân tích các nghiên cứu thực hiện trước đây, kế
thừa những kết quả nghiên cứu đã có cả trong và ngoài nước)
- Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực địa.
- Phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp thông tin, dữ liệu.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động của mô hình trang trại trên địa
bàn cấp huyện.
b. Phạm vi nghiên cứu
-Phạm vi về không gian và nội dung:
Trong khuôn khổ của luận văn, tác giả chọn khảo sát về tình hình phát triển mô hình

trang trại ở một số vùng thuộc địa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Phạm vi về thời gian:
Đề tài dự kiến nghiên cứu thực trạng phát triển của mô hình trang trại tại huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên từ năm 2010 đến năm 2015.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Về mặt cơ sở lý luận, luận văn sẽ góp phần hệ thống cơ sở lý luận về mô hình kinh tế
trang trại và các điều kiện để thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo mô hình trang trại, các
văn bản pháp lý về môi trường, bảo vệ môi trường.

3

3


b. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp một phần vào việc đánh giá sát thực hơn về quy
trình chăn nuôi theo mô hình trang trại tại địa phương. Đề tài còn cho người dân thấy
được hiệu quả kinh tế của mô hình trang trại. Đồng thời giúp cho các nhà lãnh đạo địa
phương có căn cứ để xây dựng chính sách phát triển theo mô hình trang trại tại địa
phương nói riêng và trên địa bàn huyện nói chung. Đề tài còn giúp cho cán bộ khuyến
nông có căn cứ để khuyến cáo các hộ nông dân.
6. Dự kiến kết quả đạt được
- Hệ thống hóa và cập nhật cơ sở lý luận về kinh tế trang trạng, mô hình kinh tế trang
trại, hiệu quả mô hình kinh tế trang trại nông thôn, những tiêu chí đánh giá và những
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại;
- Tìm hiểu được thực trạng phát triển các mô hình trang trại tại địa bàn huyện Phú
Lương, tỉnh Thái Nguyên, qua đó đánh giá được hiệu quả của các mô hình trang trại về
mặt kinh tế, môi trường và xã hội;
- Đề xuất được một số giải pháp cơ bản, có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả của

hoạt động và phát triển mô hình trang trại tại các xã trên địa bàn huyện Phú Lương,
tỉnh Thái nguyên trong thời gian tới.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về kinh tế trang trại
Chương 2:Thực trạng hiệu quả mô hình kinh tế trang trại tại huyện phú lương, tỉnh
thái nguyên (từ năm 2010 đến năm 2015)
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả mô hình kinh tế trang
trại trên huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

4

4


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ TRANG TRẠI
1.1 Khái niệm và vai trò của trang trại, kinh tế trang trại, kinh tế trang trại chăn
nuôi
1.1.1 Khái niệm trang trại, kinh tế trang trại
KTTT xuất hiện trong quá trình đổi mới ở nước ta và được phát triển khá mạnh trong
những năm gần đây; không chỉ đa dạng về quy mô sử dụng đất đai, lao động, tiền vốn
mà còn cả về cơ cấu nội dung sản xuất kinh doanh. KTTT đã góp phần tạo ra một
bước tiến quan trọng trong sự phát triển của sản xuất nông nghiệp và kinh tế - xã hội
nông thôn. Có nhiều quan điểm về trang trại, kinh tế trang trại như:
- Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở nông nghiệp và nông thôn có mục
đích chủ yếu là sản xuất hàng hóa, tư liệu thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của
một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên quy mô đủ lớn với cách thức tổ
chức quản lí tiến bộ, trình độ kĩ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường.
- Trang trại là chủ lực của các tổ chức làm nông nghiệp ở các nước tư bản cũng như
các nước phát triển. [7]

- Trang trại là một đơn vị kinh tế hộ gia đình có tư cách pháp nhân, được nhà nước
giao quyền sử dụng một số diện tích đất đai, rừng biển hợp lí: để tổ chức lại quá trình
sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng CNH - HĐH; tích cực áp dụng các tiến bộ kĩ
thuật và công nghệ mới nhằm cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa có chất
lượng cao hơn cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu; nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội
của từng đơn vị diện tích, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất
lượng cuộc sống của mọi người tham gia.
- Trang trại gia đình, thực chấtlà kinh tế hộ sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, sử dụng
lao động tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Trang trại gia đình là loại hình cơ sở sản xuất nông nghiệp trong điều kiện của nền
KTTT từ khi phương thức sản xuất tư bản thay thế phương thức sản xuất phong kiến.
Khi bắt đầu cuộc cách mạng CNH lần thứ nhất ở một số nước châu Âu. [8]

5

5


Ngoài ra, qua thực tiễn hoạt động sản xuất - kinh doanh ở các trang trại, tác giả luận
văn nhận thấy rằng lĩnh vực hoạt động của nó không chỉ bó hẹp trong sản xuất nông lâm - ngư nghiệp, mà bên cạnh chuyên môn hoá sản xuất nông lâm ngư nghiệp còn kết
hợp thêm một số hoạt động dịch vụ kinh doanh hỗ trợ các yếu tố đầu vào, đầu ra và
các hoạt động chế biến nông - lâm - thuỷ sản nhằm mục đích tăng thêm thu nhập của
trang trại.
Trang trại là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một nhóm nhà kinh
doanh. KTTT là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở, là doanh nghiệp trực tiếp tổ chức sản
xuất ra nông sản hàng hóa dựa trên cơ sở hiệp tác và phân công lao động xã hội, được
chủ trang trại đầu tư vốn, thuê mướn phần lớn hoặc hầu hết sức lao động và trang bị tư
liệu sản xuất để sản xuất kinh doanh theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường, được nhà
nước bảo hộ theo luật định. [9].
1.1.2 Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi

Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệp với nông sản
hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm…Đó là tổng thể các mối quan
hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanh nông nghiệp, xét ở phạm vi
chăn nuôi. Bao gồm các hoạt động trước và sau sản xuất nông sản hàng hoá xung
quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trại chăn nuôi ở các vùng kinh tế khác
nhau. Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ CNH, quá trình hình
thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình CNH từ thấp đến cao, tỷ trọng
hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độ sản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp
ứng được nhu cầu sản phẩm hàng hoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp
với sự phát triển kinh tế thị trường hiện nay.
Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tế trang trại nói
chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khác với các ngành sản
xuất khác: Lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điều kiện đất đai, khí tượng
và thời tiết. Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu dùng của đại đa số
nguời dân trong cả nước. Kinh tế trang trại chăn nuôi là sự phát triển tất yếu của quy

6

6


luật sản xuất hàng hoá, trong điều kiện kinh tế thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị
trường, do vậy các

7

7


yếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ, cũng như các sản

phẩm
đầu ra như thịt, trứng, sữa đều là hàng
hoá.
Vậy có thể đúc kết lại khái niệm về kinh tế trang trại chăn nuôi là một hình thức tổ
chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá như:
thịt, trứng, sữa…Với qui mô đất đai, các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật
cao, có tổ chức và quản lý tiến bộ, có hạch toán kinh tế như các doanh nghiệp.
1.1.3 Vai trò của kinh tế trang trại
Trang trại gia đình là loại hình trang trại chủ yếu trong nông nghiệp.Các nước phát
triển trang trại gia đình có vai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp tuyệt
đại bộ phận nông sản cung cấp cho xã hội được sản xuất trong các trang trại gia đình.
Trang trại gia đình là “tế bào” của nền nông nghiệp hàng hóa , là bộ phận cấu thành
quan trọng của hệ thống quan trọng của hệ thống nông nghiệp là hình thức doanh
nghiệp trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hàng hóa cho xã hội phù hợp với đặc điểm sản
xuất nông nghiệp. Trang trại gia đình đã và đang “đánh thức dậy” nhiều vùng đất hoang
hóa, đồi núi trọc, sử dụng một phần sức lao động dư thừa tại chỗ để sản xuất ra nông
sản hàng hóa. Nó có vai trò quan trọng trong việc khôi phục, bảo vệ và phát triển môi
trường, xây dựng và phát triển nông thôn mới
- Về mặt kinh
tế:
Các trang trại chăn nuôi góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây
trồng, vật nuôi có giá trị hàng hóa cao, khắc phục dần tình trạng sản xuất manh mún,
phân tán và thâm canh cao.Mặt khác, vấn đề chuyển dịch cơ cấu KTTT góp phần thúc
đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông
thôn.Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềm năng và lợi
thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủ yếu. Vì vậy, nó cho
phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn lực khác một cách đầy đủ, hợp
lý và có hiệu quả. Nhờ vậy nó góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế trong
nông nghiệp nông thôn nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Kinh tế trang


8

8


trại là đơn vị sản xuất có qui mô lớn hơn kinh tế hộ, vì vậy có khả năng áp dụng hiệu
quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các
nguồn lực. Với cách thức

9

9


tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trang trại là nơi tiếp nhận và chuyển
tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nông dân thông qua chính hoạt động sản
xuất của mình. Thực tế cho thấy việc phát triển kinh tế trang trại bao giờ cũng đi liền
với việc khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả hơn so với kinh tế nông hộ về các
nguồn lực trong nông nghiệp nông thôn. Kinh tế trang trại phát triển nó góp phần tăng
thu nhập đối với nền kinh tế quốc dân, cũng như tăng nguồn ngân sách đối với Nhà
nước.
- Về mặt xã
hội:
Thu hút lao động, hạn chế bớt làn sóng di cư ra thành phố, làm giảm áp lực đối với xã
hội, đảm bảo an ninh trật tự nơi đô thị, hạn chế tệ nạn cho xã hội. Phát triển KTTT góp
phần quan trọng làm tăng số hộ giàu trong nông thôn, tạo việc làm và tăng thêm thu
nhập cho người lao động. Mặt khác, trong xu hướng chung của các nước, theo đuổi sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ trong
nền kinh tế, đã tác động lớn đến khoảng cách thu nhập của đại bộ phận dân cư, thu
nhập của người dân đô thị cao hơn so với khu vực nông thôn. Chính vì vậy, sự kỳ vọng

về mức thu nhập cao đã thôi thúc nhiều nông dân đi tìm công ăn việc làm ở đô thị. Như
vậy, sự phát triển trang trại cũng là một nguyên nhân tác động đến người nông dân gắn
bó với công việc khu vực nông thôn, hạn chế sự di cư đến đô thị. Điều này có ý nghĩa
trong việc giải quyết lao động và việc làm, một trong những vấn đề bức xúc của nông
nghiệp nông thôn nước ta hiện nay. Mặt khác, phát triển KTTT còn thúc đẩy phát triển
kết cấu hạ tầng trong nông thôn, tạo tấm gương cho các hộ nông dân về cách tổ chức,
quản lý sản xuất kinh doanh… Do đó phát triển KTTT chăn nuôi nói riêng góp phần
tích cực vào giải quyết các vấn đề xã hội và đổi mới bộ mặt nông thôn nước ta.
- Về
trường:

mặt

môi

Do sản xuất kinh doanh tự chủ và vì lợi ích thiết thực lâu dài của mình mà các chủ
trang trại luôn có ý thức khai thác hợp lí và quan tâm bảo vệ các yếu tố môi trường,
trước hết là trong phạm vi không gian sinh thái và sau đó là trong phạm vi từng vùng.

10

10


Đối với trang trại chăn nuôi, xưa nay hộ nông dân vẫn phải đối mặt với tình trạng
nguồn phế thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm, gây ô nhiễm môi trường nặng nề, nhưng
với kỹ thuật xử lý bằng các hố biogas đã cùng một lúc giải quyết cả tình trạng ô
nhiễm, lại có

11


11


nguồn năng lượng khí đốt sinh học sử dụng vào trong sinh hoạt hàng ngày của chủ
trang trại, đây là một kỹ thuật không phải khó, tuy nhiên rất phù hợp với chăn nuôi quy
mô lớn và tập trung. Kinh tế trang trại luôn gắn liền với đất đai, sinh vật sống là chủ
yếu, nó có đặc thù khác hẳn với sản phẩm của các ngành khác là: đặc điểm của một vật
thể sống nó bao hàm các yếu tố sinh lý mà các sản phẩm của các ngành khác không có
được. Mà đất đai thì đặc tính riêng của nó là độ phì, nếu được quan tâm một cách đúng
mức và khai thác một cách có khoa học thì đất đai ngày một phì nhiêu hơn. Chính điều
này tạo đà cho sinh vật sống phát triển một cách bền vững. Khi giữa hệ sinh thái thực
vật và động vật hài hoà sẽ có một môi trường tiến tới tự nhiên hơn, khi mà tất cả các
nước trên thế giới đang phát triển công nghiệp một cách ồ ạt, các chất thải công nghiệp
ngày một nhiều thì kinh tế trang trại phát triển là đúng với xu thế phát triển của thế
giới. Các trang trại ở Trung du miền núi đã góp phần quan trọng vào việc trồng rừng,
phủ xanh đất trống đồi núi trọc và sử dụng có hiệu quả các tài nguyên.Phát triển kinh tế
trang trại góp phần cải tạo và bảo vệ môi trường sinh thái.Thực hiện phát triển kinh tế
trang trại nước ta đã đem lại nhiều hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. Nhưng
phát triển kinh tế trang trại ở nước ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng
vùng và từng địa phương, nhất là những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều
kiện sản xuất hàng hoá.
1.1.4 Phân loại các mô hình trang trại
Trong vài thập kỉ trở lại đây, ngành kinh tế thực phẩm có những bước tiến mạnh mẽ,
kéo theo sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa hay còn gọi là kinh tế
trang trại. Việc hình thành các trang trại được xem là nhân tố quyết định thúc đẩy phát
triển sản xuất, chăn nuôi hàng hóa. Những mô hình trang trại hiệu quả đó đã thúc đẩy
sự phát triển của nông, lâm, ngư, nghiệp.
- Mô hình Vườn - Ao - Chuồng (VAC): Đây là mô hình trang trại quen thuộc của nông
dân Việt Nam. VAC là một mô hình thâm canh sinh học cao, trong đó trồng trọt và

nuôi trồng thủy sản cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm là chính, có quan hệ khăng
khít với nhau, tạo nên một một hệ thống canh tác tổng thể, giúp sử dụng hợp lý và tốt
hơn nguồn đất đai, nguồn nước và năng lượng mặt trời để đạt tới hiệu quả kinh tế cao

12

12


với mức đầu tư thấp. Công việc cụ thể của mô hình này là có sự kết hợp giữa các yếu
tố:

13

13


V: trở thành biểu tượng của hoạt động trồng trọt, vì ‘làm vườn’ không chỉ trong vườn
nhà mà còn mở rộng trong rừng, trên nương rẫy, ngoài đồng…
A: trở thành biểu tượng của nuôi trồng thủy sản đa dạng để khai thác nguồn lợi nước
mặt trong ao, hồ, mương, sông, suối, biển ... với các sản phẩm cá, tôm, cua, ếch, rong
biển, tảo, rùa, ba ba v.v.
C: trở thành biểu tượng của các hoạt động chăn nuôi ở các trang tại quy mô lớn như
gà, vịt, lợn, dê, trâu, bò,... Ở một số nơi, C cũng bao gồm nuôi ngựa, voi và một số đặc
sản như: hươu, nai, trăn, rắn...Mô hình VAC dựa trên Cơ sở khoa học để phát triển bền
vững:VAC Gắn liền các yếu tố truyền thống và hiện đại: Các yếu tố truyền thống về
giống cây, con bản địa được hỗ trợ để phát triển bằng các công nghệ sinh học tiên tiến
và hiện đại.Kỹ thuật áp dụng trong VAC là: Kỹ thuật thâm canh sinh học cao, trong
vườn trồng nhiều loại cây cao thấp khác nhau để tận dụng tối đa sự quang tổng hợp từ
ánh nắng mặt trời; dưới ao nuôi nhiều loại cá, tôm để tận dụng nguồn thức ăn ở nhiều

tầng theo độ sâu của nước... Kỹ thuật trong VAC dựa trên cơ sở của chiến lược tái tạo:
Ánh nắng mặt trời được tái tạo qua quang hợp của lá cây để tạo ra nguồn thực phẩm
cho nhu cầu của con người, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến; phế
thải và các phần dư thừa từ các hoạt động chăn nuôi và trồng trọt được tái tạo để thành
nguồn nguyên liệu đầu vào (biogas, phân vi sinh) cho các chu trình sản xuất tiếp theo
và để giữ gìn môi trường trong sạch.
VAC và nông nghiệp bền
vững:
Về cơ bản, một nền nông nghiệp được xác định là bền vững khi sự phát triển của nó
không những đáp ứng được nhu cầu của đời sống hiện tại, mà còn thỏa mãn được các
nhu cầu của các thế hệ mai sau. Nông nghiệp bền vững chủ yếu dựa trên sự đa dạng và
phong phú các hệ thống nông nghiệp có khả năng phát triển lâu bền với tiềm năng kinh
tế cao, đáp ứng nhu cầu lương thực và thực phẩm cho con người, trong đó sự phát triển
không ảnh hưởng tiêu cực tới các nguồn lực xã hội, tài nguyên và môi trường.Ở các
vùng sinh thái khác nhau của Việt Nam, các hệ thống VAC có thể đáp ứng các yêu

14

14


cầu của nông nghiệp bền vững với các khía cạnh cơ bản về kinh tế, xã hội và môi
trường. Cụ thể

15

15


là:VAC bảo đảm cân bằng sinh học và cải thiện đất trồng để đảm bảo hiệu quả

kinh tế cao, ổn định và lâu dài.
VAC góp phần xóa đói và giảm nghèo: tăng thu nhập và tạo ra công ăn việc làm tại
chỗ, nâng cao mức sống cho các hộ nông dân. VAC khái thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên để tạo ra nguồn thực phẩm đa dạng mà không làm cạn kiệt nguồn lực này,
ngược lại VAC góp phần tạo ra môi trường sạch, đẹp hơn. Phát triển VAC là để thiết
lập một phần quan trọng của nông nghiệp sinh học, một nền nông nghiệp sạch và bền
vững.
- Biến thể của mô hình VAC:Từ mô hình VAC nói trên, những người nông dân đã mở
rộng bất động sản của họ để đầu tư, phát triển nhiều mô hình khác như Vườn - Ao Hồ, Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng, Vườn - Ao - Chuồng - Rừng.
- Vườn - Ao - Chuồng - Ruộng: Là mô hình kinh tế trang trại kết hợp nuôi gia súc, gia
cầm, thủy sản với trồng cây ăn trái và trồng lúa nước. Mô hình này thường được áp
dụng ở các tỉnh miền Tây và đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn của Việt Nam
- Vườn - Ao - Chuồng - Rừng: Một mô hình kinh tế trang trại khác cũng được nhiều
nông dân các tỉnh vùng rừng núi áp dụng chính là mô hình Vườn – Ao – Chuồng –
Rừng. Việc xây dựng và phát triển mô hình trang trại theo hướng tổng hợp này đã giúp
nhiều gia đình xóa đói giảm nghèo.
- Vườn - Ao - Hồ: Mô hình này có sự kết hợp giữa việc làm vườn - ao - hồ để phát
triển kinh tế.
- Mô hình kinh tế trang trại trên cát: Cũng được phát triển từ mô hình trang trại thành
công VAC, nhưng điểm khác biệt ở đây là địa điểm nuôi trồng hoàn toàn trên cát. Mô
hình kinh tế hiệu quả này được những người nông dân Quảng Bình xây dựng và phát
triển.
- Mô hình trang trại khép kín: Bên cạnh những mô hình tổng hợp trên, chúng ta còn có
một mô hình kinh tế hiệu quả khác là mô hình trang trại khép kín “Trồng cỏ, nuôi bò
và trùn quế”. Trùn quế vừa làm thức ăn cho bò vừa làm phân bón rất hiệu quả. Trùn
quế có thể giúp tăng sức đề kháng, kích thích ăn nhiều, mau lớn cũng như nâng cao khả
16

16



×