Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÀI BÁO CÁO THỰC HÀNH MÔN CÔN TRÙNG CHUYÊN KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.5 KB, 11 trang )

PHÂN HIỆU TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
KHOA: NÔNG HỌC

----- -----

BÁO CÁO THỰC HÀNH
Môn: Côn Trùng Chuyên Khoa

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thu
Hương
SVTH: Lê Thùy Dương
Lớp: K61- BVTV


Đồng Nai 2018
Nội dung: Phân biệt triệu chứng gây hại và 1 số đặc điểm hình thái
sâu hại phổ biến, sâu gây hại trên cây lương thực, cây thực phẩm,
cây công nghiệp ?

1/ Sâu cuốn lá chuối
Tên khoa học: Erionota thrax
Họ: Bướm nhảy

Đặc điểm hình thái và sinh vật học sâu cuốn lá chuối
Giai đoạn trứng
– Trứng mới đẻ có màu vàng nhạt hay hơi hồng.
– Trứng đẻ rải rác từng trứng một hoặc vài ba trứng ở mặt lá, nhiều trứng có thể đẻ
trên một lá.
– Trứng hình tròn dẹt, đỉnh trứng hơi lõm, bề mặt trứng có vân hình mạng lưới.
– Thời gian trứng 5 – 8 ngày trứng nở thành sâu non.
Sâu non


– Giai đoạn sâu non còn gọi là ấu trùng, đặc điểm sinh vật của giai đoạn này là ăn
(phá hại cây trồng) và lớn lên.
– Sâu non thường có màu xanh lá chuối.
– Trên mình phân bố nhiều lông tơ nhỏ, ngắn.
– Đầu của sâu non màu đen, cứng, miệng gặm nhai.
– Sâu non từ tuổi 2 trở lên cơ thể có một lớp bột phấn màu trắng phủ đầy mình,
chỉ có phần đầu màu đen
– Giữa phần đầu và thân có một đoạn co hẹp, có thể phân biệt giữa đầu và thân rất
rõ. Đốt ngực thứ nhất và thứ hai thắt lại trông giống như cổ.
– Sâu non đẫy sức dài 50 – 65mm.
– Sâu non cắn lá chuối, nhả tơ cuốn lá thành ống tròn và nằm bên trong ống tròn
để tiếp tục cắn phá bên trong ống lá, sâu non thường tiết ra những lớp phấn màu
trắng có tác dụng hút ẩm.


– Đốt ngực thứ ba và các đốt gốc phần bụng to dần, các đốt phía sau thân có kích
thước bằng nhau.
– Mỗi đốt có 5 – 6 đường ngăn ngang.
Giai đoạn nhộng
– Râu đầu dính sát thân nhộng, râu kéo dài quá phần bụng giống như một cái vòi.
– Sâu non hóa nhộng ngay trong ống lá cuốn. Thời gian nhộng khoảng 8 – 10 ngày.
Giai đoạn sâu trưởng thành
– Trưởng thanh là giai đoạn phát dục thứ tư còn gọi là thành trùng (bướm).
– Trưởng thành thuộc loại không ăn thêm.
– Trưởng thành vũ hóa trong ống lá sau đó bay ra ngoài tìm đôi giao phối và đẻ
trứng sau hai ngày, chúng bay với vận tốc rất nhanh.
– Trưởng thành là một loại bướm có kích thước lớn, thân dài khoảng 30mm, con
đực có sải cánh 50 – 55mm, con cái 60 – 65mm.
– Cánh trước màu nâu đen, giữa cánh có hai đốm màu vàng lớn hình chữ nhật, gần
phía mép ngoài cánh có một đốm vàng nhỏ hơn, 3 đốm vàng này tạo thành thế

chân kiềng.
– Cánh sau (cánh ngoài) nâu đen.
– Thân màu nâu đậm.
– Đầu, ngực có phủ một lớp vảy màu nâu xám.
– Mắt kép lồi, hình bán cầu màu nâu đậm.
– Râu hình sợi dài, các đốt cuối râu to có dạng cong hình móc câu.
Triệu chứng, tác hại của sâu cuốn lá
– Sâu non cắt lá chuối, nhả tơ cuốn lá thành ống tròn và nằm bên trong ống tròn để
tiếp tục cắn phá.
– Lá chuối bị rách gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của lá, làm ảnh hưởng
đến sinh trưởng phát triển và năng suất chuối giảm.
Triệu chứng: làm cho phiến lá của cây chuối cuốn cong lại.


2/ Cào cào
Tên khoa học: Caelifera Acrididae
Họ: Acrididae

Đặc điểm hình thái và gây hại của cào cào
- Trứng hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ trứng hình túi,
trong đó trứng xếp xiên hai hàng. Trứng đẻ thành ổ từ 10-30 quả trong thân lúa,
nếp gấp của lá lúa và trong những bụi cỏ trên mặt nước.
- Châu chấu (cào cào) non thường có 6 tuổi, màu xanh, râu sợi chỉ, mảnh lưng
ngực trước dài hơn đầu, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ giữa bụng.
- Con trưởng thành con cái thân dài hơn con đực, màu xanh vàng hoặc nâu bóng;
râu đầu sợi chỉ có 23 - 28 đốt; mắt kép. Góc dưới phía sau mảnh lưng đốt bụng 3, 4
con cái có dạng gai. Mép sau mảnh sinh dục dưới có 4 răng, cự ly giữa các răng
bằng nhau.
- Cào cào lúa là loài đa thực, phá hoại nhiều loại cây trồng. Ký chủ chính là cây
lương thực (lúa, bắp, mía). Chúng phát sinh nhiều ở vùng đất cao có nhiều bãi cỏ

hoang, từ đó di chuyển vào ruộng lúa phá hại. Gặp điều kiện thích hợp, trời mưa
cây cỏ xanh tốt cào cào lúa có thể tích luỹ mật số thành đàn di chuyển phá hại.
- Hoạt động phá hại chủ yếu vào ban đêm, chúng ăn khuyết lá, lủng thành màng
chừa gân chính, cắn đứt bông lúa, gây ra lép. Mật độ cao phá hại làm ruộng lúa xơ
xác. Có thể ăn cả cỏ trong ruộng và trên bờ.

3/ Bọ hung
Tên khoa học: Scarabaeoidea
Bộ: Cánh cứng

Triệu chứng gây hại
Bọ hung trưởng thành và bọ hung non từ tuổi 3 gặm ăn rễ non và thân ngầm
gây héo nõn hoặc chết cây . Đặc biệt khi khô hạn và mía còn nhỏ . Nếu mía để
gốcthì đẻ nhánh rất ít, do bọ hung ăn mầm non. Mía cao dễ bị đổ khi có gió to.

Đặc điểm hình thái


+ Trưởng thành khi mới vũ hoá màu vàng nhạt sau chuyển sang màu nâu đỏ , cuối
cùng chuyển thành màu đen . Cơ thể dài 15 – 17 mm , dốt dùi chân giữa và chân
sau có 3 túm lông nhỏ.
+ Trứng hình bầu dục , dài 2 - 3 mm , mặt trứng có vấn hình mạng lưới . Trứng
dược dẻ xung quang gốc mía . Khi mới đẻ trứng có màu trắng , khi sắp nở có màu
xám tro .
+ Sâu non có 3 tuổi , đầy sức dài 19 – 23 mm màu trắng sữa , cơ thể cong hình chữ
C dầu có màu nấu , chân ngực phát triển
+ Nhộng trần màu nâu vàng , dài 16 – 25 mm hình bầu dục.

4/ Bướm đốm xanh
Tên khoa học: Ideopsis similis

Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái và triệu chứng:
- Bướm có màu nền nâu đen. Mặt trên cánh trước đen, cánh sau nâu - đen dẫn ra
mép, có các đốm và vạch màu xanh lơ, mặt dưới tương tự nhưng màu nhạt hơn.
Đặc điểm phân biệt hai Ideopsis similis và Ideopsis vulgaris là các đốm ở cánh
trước.Mặt trên cánh trước của loài Ideopsis similis có màu sẫm hơn. Bướm đực và
bướm cái giống nhau.
- Sâu non phá hoại trên cây ngô và một số cây họ thiên lý.

5/ Bọ ngựa
Tên khoa học: Mantodea
Bộ: Bọ ngựa

Đặc điểm hình thái
Bộ này gồm các loài bọ ngựa. Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 – 80 mm, có
hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và
chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt. Đốt
ngực trước dạng ống kéo dài và ở phía trong các xương chậu của đôi chân trước có
1 chấm đen, thường với một điểm nâu sáng ở chính giữa. Đôi chân trước có dạng lưỡi kiếm, bờ trong có răng, dùng để bắt mồi và chiến đấu với kẻ thù. Con cái
thường lớn hơn con đực (Cái 48 – 76 mm; đực 40 – 61 mm). Màu sắc thay đổi theo
màu của nơi ở (nhất là khi rình mồi): màu thường xuất hiện xanh lá cây, màu cỏ úa


hoặc vàng, nâu.Chúng có mắt được ghép bởi nhiều tế bào thị giác khác nhau giúp
chúng có thể nhìn từ khoảng cách rất xa.

Triệu chứng gây hại
Con non và trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác như ruồi,
bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián, v.v... Nhưng thức ăn chủ yếu vào mùa hè và
đông là lá cây non bởi khi đó côn trùng khan hiếm. Con trưởng thành thậm chí còn

ăn cả chim nhỏ, thằn lằn, rắn, chuột. Bọ ngựa thường treo mình lơ lửng trên thân
cây hay cành lá chờ con mồi đi ngang qua, rồi dùng hai chân trước có gai nhọn bắt
và kẹp con mồi lại (hành động này diễn ra rất nhanh), con mồi sẽ không chết ngay
và bọ ngựa ăn dần con mồi khi mồi vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của bọ
ngựa, bọ ngựa không bao giờ ăn những con mồi đã chết. Rất nhiều bọ ngựa cái ăn
thịt bạn tình của chúng sau và thậm chí ngay trong khi đang giao phối.Bọ ngựa hầu
hết là các loài côn trùng có ích cho các hoạt động sản xuất của con người vì chúng
chỉ ăn các loại sâu bọ và không gây hại cho mùa màng.

6/ Bướm năm đốm mắt
Tên khoa học: Ypthima baldus
Bộ: Lepidoptera
Đặc điểm hình thái và triệu chứng
- Giống Yphima bao gồm các loài có kích thước nhỏ nhất so với các giống khác
cùng họ bướm Mắt rắn Satyridae được phân biệt bởi màu trắng bao phủ mặt dưới,
có các sọc nằm ngang màu nâu, nhỏ và mang theo các vạch ở mép ngoài cánh,
vùng giữa sát mép ngoài và giữa cánh. Con đực của các loài ngoại trừ Y.akbar có
các vẩy. Gốc gân 11 và 12 cánh trước hội tụ thành một đường phồng ra và gốc của
gân trụ cánh phồng ở một vùng nhỏ hơn.
- Thấy ở mọi độ cao và ở mọi nơi từ rừng tới đô thị. Là loài phổ biến nhất trong
giống Ypthima. Mặt trên màu nâu, có một đốm mắt lớn ở cánh trước, hai đốm mắt
lớn ở cánh sau, có thể có một đốm mắt nhỏ ở góc ngoài cánh sau. Mặt dưới có
dạng vằn vện với một đốm mắt rất lớn ở cánh trước và sáu đốm mắt nhỏ ở cánh
sau, xếp thành ba nhóm. Ở dạng mùa khô, các đốm mắt tiêu giảm, khó nhận diện
cấp loài. Yphima singorensis khá giống Yphim baldus, nhưng nhỏ hơn và mặt dưới
cánh sáng màu hơn. Sải cánh 32-48mm.
- Sâu non ăn lá phá hoại thực vật.


7/ Bướm trắng

Tên khoa học: Pireis rapae
Đặc điểm hình thái và triệu chứng
Pha sâu non: Cơ thể sâu non có màu xanh đặc trưng của màu xanh lá rau họ
hoa thập tự (rau cải xanh, cải bắp,...) xen lẫn nhiều chấm đen, chấm trắng mờ. Cơ
thể sâu non được bao phủ rất nhiều lông, số lượng và màu sắc của lông phụ thuộc
vào các giai đoạn phát dục của sâu non. Dọc sống lưng từ gáy kéo dài xuống hậu
môn có một đường vân màu vàng mờ, cơ thể có 13 đốt, mỗi đốt thân có một chấm
vàng và chấm đen xen lẫn ở dọc hai bên hông (trừ phần đầu và hậu môn). Sâu non
có 5 đôi chân giả, hoạt động chậm chạp và ít di chuyển nhưng bám rất chắc vào lá
cây. Cấu tạo phần phụ miệng của sâu non kiểu gặm nhai, sâu non có 5 tuổi.
Trưởng thành: Trưởng thành có kích thước lớn. Cơ thể hầu hết màu trắng,
phía đỉnh cánh trước có phủ phấn đen lớn hình tam giác. Viền mép cánh phủ phấn
đen và phía gốc cánh trước, sau cũng phủ phấn đen. Phần lưng ngực màu đen, phần
lưng bụng cũng màu đen nhưng ít và ngắn hơn. Mắt trưởng thành hình cầu nhô ra,
râu đầu hình dùi đục có khoang đen trắng. Trưởng thành có 3 đôi chân. Trưởng
thành đực và trưởng thành cái có sự phân biệt rõ rệt.

8/ Bọ xít hôi
Tên khoa học: Sutinophata tarsalis
Đặc điểm hình thái và gây hại
Thành trùng có màu xanh hơi pha nâu ở trên lưng và màu vàng nâu ở mặt
bụng, dài từ 14-18 mm, mình thon dài, chân và râu đầu rất dài, râu đầu có 4 đốt.
Đầu dài, 2 phiến cạnh của đầu nhô ra trước như dạng ngón tay. Bọ xít đực và cái
phân biệt dễ dàng nhờ con cái ở cuối đốt bụng thứ 8 (thấy thực tế là đốt bụng thứ
bảy) chẻ đôi thành 2 phần, trong khi ở con đực thì cuối bụng tròn.
Ấu trùng và thành trùng thường tập trung trên bông lúa, chích hút hạt lúa
đang ngậm sữa bằng cách dùng vòi chọc vào giữa 2 vỏ trấu, chích hút hạt lúa, làm
hạt bị lép hoặc lửng, rất dễ bể khi xay.Vết chích hút do bọ xít để lại là một đốm nâu
trên hạt lúa do nấm bệnh tấn công. Khi cây lúa còn non, bọ xít có thể chích hút trên
lá và đọt non



9/ Bọ ánh kim
Tên khoa học: Chrysomelidae
Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại
- Mới nở mình sâu có màu trắng, sau đó chuyển sang màu vàng chanh, mảnh đầu
màu nâu đen, trên các đốt cơ thể có các u thịt lồi màu đen hơi xanh. Sâu non từ khi
nở đến khi hóa nhộng hình dạng ít thay đổi chỉ có màu sắc và kích thước thay đổi,
nền cơ thể sâu non chuyển từ màu vàng chanh sang màu xanh đen, còn các u thịt
lồi cũng chuyển từ màu đen hơi xanh sang màu xanh đen ánh kim.
- Lúc nhỏ sâu đục ăn nhu mô các lá non, theo thời gian sâu lớn dần và sâu ăn cả
các lá bánh tẻ và thậm chí là các lá già khi mật độ sâu cao, thức ăn khan hiếm. Giai
đoạn sâu non có 3 tuổi, thời gian phát dục kéo dài từ 55-70 ngày, trung bình
khoảng 60 ngày. Sâu non đẫy sức dài khoảng 25-30 mm. Trước khi hóa nhộng
(cuối tuổi 3), sâu ngừng ăn, co ngắn, buông mình rơi xuống gốc cây ở phạm vi
xung quanh tán, sau đó chui xuống lớp đất mặt làm tổ kén hóa nhộng nằm ở trong.

10/ Sâu đục thân ngô
Tên khoa học: Ostrinia nubilalis
Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại
Triệu chứng: đục thân cây ngô ( bắp), gây hại nhiều cây trồng khác như:
cao lương, kê, bông, đay, cà và một số loại thức ăn gia súc thuộc họ hòa thảo...
Đặc điểm hình thái: Sau khi đẻ khoảng trên dưới một tuần lễ (tùy theo vụ)
thì trứng nở ra sâu non. Sâu non có 5 tuổi. Khi còn nhỏ sâu cắn nõn lá non hay
cuống hoa đực, khi lá mở ra sẽ thấy trên lá có những lỗ thủng thẳng hàng nhau, nếu
bị hại nặng có thể làm rách lá. Khi lớn, sâu đục vào trong thân cây hoặc bắp, làm
cho cây suy yếu, còi cọc (nếu gặp gió to cây có thể bị gẫy ngang như bạn đã nhìn
thấy). Cây phát triển kém, hạt bị lép, làm giảm năng suất và chất lương hạt rất
nhiều.Đẫy sức, sâu non dài khoảng 22-28 mm và hóa nhộng ở ngay đường đục
trong thân cây hoặc trong bẹ lá, lõi bắp hoặc lá bao.


11/ Rệp sáp


Tên khoa học: Planococcus citri
Đặc điểm hình thái và triệu chứng gây hại
Triệu chứng: Chúng sinh sống gây hại ở chùm quả, mặt dưới lá, cành tiêu và ngay
cả ở dưới rễ. Chích hút nhựa làm chùm quả héo rụng non và tạo điều kiện, môi
trường cho nấm muội phát triển làm đen vỏ quả, mặt lá, ảnh hưởng đến quang hợp.
Rệp sáp có loài kiến cộng sinh bằng cách kiến đen tha rệp từ nơi này sang nơi
khác, từ cây này sang cây khác mỗi khi chỗ rệp đang chích hút đã cạn kiệt nhựa.
Ngược lại, trong chất bài tiết của rệp có chứa nhiều chất đường mật làm thức ăn
cho kiến.
Rệp sáp gây hại vùng rễ và tất cả các bộ phận của cây chủ yếu là tán lá và trái. Khi
rệp sáp tấn công vùng rễ, làm cho lá cây bị hại héo và vàng úa có thể nhầm với
triệu chứng bị khô hạn. Rễ đôi khi bị khảm một lớp mô nấm màu trắng xanh và bị
còi cọc. Rệp sáp Planococcus citri có khả năng di chuyển hoạt động tích cực trong
suốt đời sống của chúng. Con đực sống khoảng 27 ngày (từ khi nở cho đến khi
trưởng thành và chết), còn đối với con cái sống khoảng 115 ngày. Vòng đời (từ
trứng cho đến khi đẻ trứng) biến thiên từ 20 đến 44 ngày.
Đặc điểm hình thái:Cơ thể rệp phấn trắng nhỏ, hình bầu dục, xung quanh có
những tua ngắn, trên cơ thể có phủ một lớp phấn trắng như bông gòn. Con cái
không có cánh, bám chặt một chỗ để hút nhựa cây, đẻ trứng nhỏ li ti trên lá do đó
mắt thường không thấy được. Rệp non mới nở có chân bò phân tán ra xung quanh.
Rệp non khi lớn lên chân bị thoái hoá, bám dính ở một chỗ để chích hút cho đến
khi trưởng thành. Trong quá trình gây hại rệp tiết ra dịch ngọt là môi trường cho
nấm bồ hóng phát triển, đồng thời dẫn dụ kiến đến ăn. Sau đó chúng tha rệp phân
tán khắp cây và đến những nơi có nhiều thức ăn mới.
Cả con trưởng thành và con ấu trùng đều bu bám và chích hút nhựa của những chồi
non, lá non, nụ hoa, hoa, trái non… của cây cam sành. Trước khi cây ra hoa và ra

trái rệp thường tập trung ở đọt non và chủ yếu là mặt dưới của lá, khi cây có hoa
rệp non bò đến các cuống hoa để hút nhựa và sinh sản. Từ khi cây tượng trái thì
chúng chỉ tập trung chủ yếu trên trái mà chích hút.
Nếu mật số cao có thể làm cho chồi non, lá non bị xoắn vặn không phát triển được,
nụ hoa, hoa và trái non có thể bị rụng. Ngoài cây sapô (hồng xiêm) chúng còn gây
hại trên nhiều loại cây trồng khác như: ổi, mãng cầu, táo, nhãn… Chúng thường
gây hại trên cây trồng nhất là vào mùa khô.

12/ Bọ ngựa


Tên khoa học: mantis eligiosa
Đặc điểm hình thái và gây hại
- Bộ này gồm các loài bọ ngựa. Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 –
80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai
cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút,
cánh có màu xanh lá cây nhạt hoặc nâu nhạt. Đốt ngực trước
dạng ống kéo dài và ở phía trong các xương chậu của đôi chân
trước có 1 chấm đen, thường với một điểm nâu sáng ở chính giữa.
Đôi chân trước có dạng lưỡi kiếm, bờ trong có răng, dùng để bắt
mồi và chiến đấu với kẻ thù. Con cái thường lớn hơn con đực (Cái
48 – 76 mm; đực 40 – 61 mm). Màu sắc thay đổi theo màu của nơi
ở (nhất là khi rình mồi): màu thường xuất hiện xanh lá cây, màu
cỏ úa hoặc vàng, nâu.Chúng có mắt được ghép bởi nhiều tế bào
thị giác khác nhau giúp chúng có thể nhìn từ khoảng cách rất xa.
- Con non và trưởng thành đều ăn thịt các loài côn trùng nhỏ khác
như ruồi, bướm, ấu trùng, bọ cánh, ong, gián, v.v... Nhưng thức ăn
chủ yếu vào mùa hè và đông là lá cây non bởi khi đó côn trùng
khan hiếm. Con trưởng thành thậm chí còn ăn cả chim nhỏ, thằn
lằn, rắn, chuột. Bọ ngựa thường treo mình lơ lửng trên thân cây

hay cành lá chờ con mồi đi ngang qua, rồi dùng hai chân trước có
gai nhọn bắt và kẹp con mồi lại (hành động này diễn ra rất
nhanh), con mồi sẽ không chết ngay và bọ ngựa ăn dần con mồi
khi mồi vẫn còn sống. Đây cũng là điều đặc biệt của bọ ngựa, bọ
ngựa không bao giờ ăn những con mồi đã chết. Rất nhiều bọ ngựa
cái ăn thịt bạn tình của chúng sau và thậm chí ngay trong khi
đang giao phối.
- Bọ ngựa hầu hết là các loài côn trùng có ích cho các hoạt động
sản xuất của con người vì chúng chỉ ăn các loại sâu bọ và không
gây hại cho mùa màng.

13/ Bọ rùa 4 chấm
Tên khoa học: coccinellidaae
Đặc điểm hình thái và gây hại
- Thành trùng thường hình tròn, kích thước khá to, cánh có nhiều màu sắc, nhiều
chấm đen và lông mịn trên cánh.


- Ấu trùng của nhóm này chuyên ăn thịt các loại côn trùng có kích thước nhỏ như
rầy mềm, rầy nâu, rầy xanh, ấu trùng các loại sâu non…Các loại thường gặp là: bọ
rùa đỏ, bọ rùa 8 chấm, bọ rùa vàng…



×