Hinh ảnh dòng sông Việt Nam qua 2 bài :''Ai đã đặt tên cho dòng sông ( Hoàng Phủ
Ngọc Tường) và ''Người lái đò sông Đà''( Nguyễn Tuân)
1. Con sông Đà hùng vĩ, dài trên năm trăm cây số, hiểm trở với hàng trăm thác ghềnh
mang những cái tên cổ sơ, xa lạ (Hát Loóng, thác Giăng, Hót Gió, Mó Tôm…). Ở ghềnh
Hát Loóng “nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè…!”. Âm
thanh tiếng thác nghe ghê rợn như tiếng rống của hàng ngàn con trâu mộng đang lồng lộn
giữa rừng vầu, tre nứa bị cháy. Sông Đà có nhiều thạch trận, nhiều cửa tử ít cửa sinh, với
những thần sông, thần đá trấn giữ “nhổm cả dậy vồ lấy thuyền”, đánh hồi lùng, đánh đòn
tỉa, đánh đòn âm vào chổ hiểm chực “đòi ăn chết cái thuyền”. Luồng nước vô sở bất chí,
dòng thác hùm beo hồng hộc tế mạnh trên sông đầy thác ghềnh, thạch trận. Những ông
tướng đá mặt xanh lè đáng sợ.
Nhịp điệu câu văn dồn dập. Từ tượng thanh, từ tượng hình, những ẩn dụ so sánh, tiếng nói
đời thường sông nước, ngôn từ nhà bình, thể thao thể dục, điện ảnh… được ông vận dụng
để miêu tả thác ghềnh, gây ấn tượng về sự dữ dội, hiểm trở, hùng vĩ của sông Đà.
Sông Đà còn mang vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng “tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình,
đầu tóc chân tóc, ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai”.
“Mùa xuân dòng xanh ngọc bích. Mùa thu nước sông Đà lừ lừ chín đỏ”. Nguyễn Tuân gọi
sông Đà là một cố nhân. Cảnh ven sông ở thượng nguồn lặng tờ. Có bầy hươu ngốn búp cỏ
gianh đẫm sương. Cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Có
đoạn, có khúc sông: “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử - Bờ sông hồn nhiên như một
nỗi niềm cổ tích ngày xưa”.
Một về cố thi, một câu đồng dao, một câu thơ Đường, một vài câu thơ của Tản Đà của
Nguyễn Quang Bích được Nguyễn Tuân lựa chọn đưa vào, cho thấy ông là một cây bút rất
sành điệu, tài hoa dẫn dắt người đọc chiếm lĩnh vẻ đẹp sông Đà với tình yêu sông núi,
giang sơn.
2. Người lái đò sông Đà
- Làm ăn giỏi, hơn 10 năm cùng con thuyền xuôi ngược sông Đà. Thông thuộc thác ghềnh,
thuộc địa hình dòng sông như thuộc bàn tay mình.
- Chiến thắng thần sông, thần đá, chinh phục mọi cửa tử cửa sinh. Dũng cảm và tài ba đưa
con thuyền “vút qua cổng đá cánh mở, cánh khép”, như một mũi tên tre xuyên nhanh qua
hơi nước”… làm cho tên tướng đá “tiu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng…”. Có lúc bị luồng
nước đánh đòn ác hiểm. “hột sinh dục vụt muốn thọt lên cổ”, nhưng ông vẫn bình tĩnh, tỉnh
táo điều khiển con thuyền thoát hiểm.
- Rất tài tử. Sau một ngày dài đọ trí thi tài với thần sông thần đá, ông ung dung đốt lửa
trong hang đá, nước ống cơm lam, nói về cá anh vũ, những hầm cá hang cá mùa khô nổ
những tiếng to như mình bộc phá rồi cá túa ra đầy tràn ruộng. Lúc ngừng chéo, ông chẳng
hề bận tâm về chuyện vượt thác, chiến thắng vừa qua nơi cửa ải nước đủ tướng dữ, quân
tợn vừa rồi.
- Một chân dung tuyệt đẹp: Tuổi đã 70 mà cánh tay còn “trẻ tráng”, tóc bạc, cái đầu quắc
thước, thân hình cao to, “gọn quánh như chất sừng, chất mun”. Tiếng nói âm vang át cả
sóng nước. Ngực, vai có những vết chai như những củ nâu mà Nguyễn Tuân gọi đó là thứ
“huân chương lao động siêu hạng”, với thái độ cảm phục ngợi ca.
Kết luận
Người lái đò sông Đà thể hiện phong cách nghệ thuật tài hoa tài tử, uyên bác, độc đáo
trong thể tuỳ bút của Nguyễn Tuân – con sông Đà là hình hài của Tổ quốc thân yêu. Người
lái đò là hình ảnh con người Tây Bắc rất dũng cảm, cần cù và tài ba. Ông đã đem tình yêu
sông núi, tự hào về nhân dân để viết nên một trang hoa, tờ hoa đích thực. Đọc Nguyễn
Tuân mà ta nhớ Tản Đà:
“Dải sông Đà bọt nước lênh bênh
Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình”
---------------------------------------------------------------
AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG
1. Cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp sông Hương : được khơi gợi từ không gian và thời
gian cụ thể.(Đoạn 1)
Đó là khu vườn cổ sầm uất, bên dòng sông 'tỏa sáng một thần thái yên tĩnh và khoáng đạt'.
Đó là những kí ức về Nguyễn Du, truyện Kiều: hình ảnh Nguyễn Du ngồi đọc Kiều dưới
mái rêu phong, miên man trong vẻ đẹp của dong sông đang đổi sắc không ngừng và mùi
hương của hoa trái trong vườn.
Đó là âm sắc Huế thấp thoáng trong 'Truyện Kiều' : dòng sông đáy nước in trời , nội cỏ
thơm, nắng vàng, khói biếc, dương liễu u hoài, hoa trà mi nồng nàn ,mùa thu quan san,
vầng trăng thắm thiết,..._Cái bóng mông lung trong thơ Nguyễn Du, 'như một vang bóng
thời gian, cặp tình nhân lí tưởng của Truyện Kiều: tìm kiếm, đuổi bắt, hào hoa, đam mê, thi
ca và âm nhạc, gắn bó với nhau trong một tình yêu muôn thuở'.
2.Vẻ đẹp dòng sông Hương ở thượng nguồnhóng khoáng và man dại
Sức sống mãnh liệt, hoang dại, dịu dàng, đắm say, như 'một bản trường ca của rừng già ,
rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn'. Khi chảy qua miền địa hình hiểm trở, sông Hương mang
vẻ đẹp dữ dội: 'mãnh liệt qua ghềnh thác, cuộn xoắn như cơn lốc xoáy vào đáy vực bí ẩn',
nhưng cũng có lúc lại 'dịu dàng, đắm say giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ
quyên rừng'.Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương như một 'cô gái Digan, phóng khoáng và
man dại', bởi rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ , một tâm hồn tự do và trong
sáng.Nghệ thuật: so sánh, tu từ, ẩn dụ và nhân hóa.
3.Sông Hương khi về đến ngoại vi thành phố
'Sắc đẹp dịu dàng , trí tuệ , người mẹ phù sa của một vùng văn hóa ,xứ sở', dòng sông duy
nhất chỉ đi qua thành phố Huế.Với vốn hiểu biết sâu sắc về địa lí, văn hóa, lịc sử, tác giả
miêu tả dòng sông thật sinh động vói cảm nhận mang nhiều khác biệt.
Sông Hương như 'người con gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại
(hình ảnh thơ mộng gợi liên tưởng cổ tích đến nàng công chúa ngủ trong rừng), Dòng sông
hiện lên với 'khúc quanh đột ngột, uốn mình theo những đường cong thật mềm'.Lưu vực
êm ả, thanh bình, vui tươi_giữa những bãi bờ xanh biếc , nhiều màu sắc trầm mặc, triết lí.
Những lăng tẩm với 'giấc ngủ nghìn năm của vua chúa đựoc phong kín trong lòng những
rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u của những lăng tẩm lan tỏa khắp cả một vùng
thượng lưu'.
Vói những quan sát tinh tế, ngôn ngữ giàu hình tượng, so sánh, ẩn dụ , sông Hương trong
dư vang Trường Sơn, dòng sông mềm như tấm lụa'. 'Những dãy đồi sừng sững như thành
quách, với những đỉnh cao đột khởi :Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo', những ngọn đồi đã
tạo ra nững mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời 'sớm xanh, trưa vàng ,chiều tím'
rất lạ và đặc trưng như người Huề từng nhận xét.
Sự thay đổi tính cách của người con gái sông Hương đưa ta đi từ ngạc nhiên này đến ngạc
nhiên khác, một cô gái Digan,man dại và phóng khoáng đã trở nên dịu dàng, e lệ, như
'người con gái đẹp được người tình mong đợi đến đánh thức', 'người mẹ phù sa của cả một
vùng văn hóa xứ sở'.
Thoảng đâu đó, mơ hồ mà vang vọng trong tâm thức Huế là tiếng chuông chùa Thiên Mụ
ngân nga, tiến gà từ xóm làng trung du bát ngát,...
++=====
Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một bút kí đặc sắc, thể hiện phong cách tài hoa, uyên bác,
giàu chất thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Bài kí đã ca ngợi dòng sông Hương như một
biểu tượng của Huế.
Trong sách Tuyển chọn & giới thiệu Ngữ văn...[3] có đoạn phân tích, tóm tắt như sau:
Vẻ đẹp dòng sông được phát hiện rất đa dạng. Có lúc trữ tình êm ả, hiền hòa như “một
thiếu nữ dịu dàng, duyên dáng”; có lúc phóng khoáng và man dại, rầm rộ và mãnh liệt như
một “bản trường ca của rừng già”. Có khi dịu dàng và trí tuệ như “người mẹ phù sa”; có
khi biến ảo “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”; hoặc khi thì vui tươi, khi thì như một mặt hồ
yên tĩnh v.v...Tất cả được miêu tả bằng một tình cảm thiết tha với Huế, với một vốn văn
hóa phong phú và một vốn ngôn từ giàu có và đậm chất thơ của tác giả.
Đọc những trang viết về Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường (trong đó có bài Ai đã đặt tên
cho dòng sông?), nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, đã nhận xét:
Nói rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường yêu Huế và hiểu Huế, thì đó là một lẽ đương nhiên. Tôi
muốn đi xa hơn, tìm một căn nguyên thấm kín để cắt nghĩa cho sự thành công mỹ mãn của
những trang viết ấy: phải chăng ở đây đã có một sự hòa hợp, tương giao, linh ứng giữa
cảnh sắc Huế, lịch sử Huế, văn hóa Huế với một tâm hồn nhà văn dễ rung động, nhạy cảm,
tinh tế. Phải là sự tương giao, đến mức hòa quyện chặt chẽ mới sinh ra được những áng
văn tài hoa không dễ một lần thứ hai viết được như thế. Ngỡ như không khác được: viết về
sông Hương là phải vậy, viết về “văn hóa vườn” ở Huế là phải vậy. Đó là những áng văn,
câu chữ được chọn lựa cân nhắc kỹ càng, vì hình ảnh được sáng tạo đẹp đẽ, vì cảm xúc
phong phú bất ngờ, mới mẻ... [4]
Và theo Lê Uyển Văn, thì:
Sông Hương của Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ mang vẻ đẹp trời phú mà còn ánh lên
vẻ đẹp của con người, những tài nữ đánh đàn, những người dân Châu Hóa lái thuyền xuôi
ngược, những người con anh dũng đã hi sinh, những Nguyễn Du, những Bà huyện Thanh
Quan, những Tố Hữu...đã viết thơ trên dòng chảy long lanh in bóng mây trời. Cũng như
tình yêu của sông Hương với Huế, tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường với sông Hương
cũng là quá trình dâng tặng, khám phá và hoàn thiện chính mình
Ai đó đã từng viết “ Đất nước có nhiều dòng sông nhưng chỉ có một dòng sông để thương,
để nhớ như đời người có nhiều cuộc tình nhưng chỉ có một cuộc tình để mãi mãi mang
theo”. Vâng, “một dòng sông để thương, để nhớ” của mỗi người rất khác nhau. Nếu tên
tuổi Văn Cao gắn liền với sông Lô hùng tráng; nếu Hoàng Cầm là nỗi nhớ của ta khi ngang
qua “Sông Đuống trôi đi một dòng lấp lánh”; nếu Hoài Vũ mãi là nhà thơ của con sông
Vàm Cỏ đêm ngày thao thiết chở phù sa, thì Hoàng Phủ Ngọc Tường đã song hành cùng
sông Hương đi vào trái tim người đọc với “Ai đã đặt tên cho dòng sông?.”...
Có một huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế: Vì
yêu quý con sông xinh đẹp, người dân hai bên bờ sông Hương đã nấu nước của trăm loài
hoa đổ xuống dòng sông cho làn nước xanh thắm ấy mãi mãi thơm tho.
Phải chăng đó là cách lý giải tên của Hương Giang – con sông gắn liền với Huế, gắn liền
với tình yêu của Hoàng Phủ Ngọc Tường?
Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết năm 1981, khi tác giả đã sống bên bờ
sông Hương, sống trong lòng Huế hơn 40 năm trời, tình yêu máu thịt đối với quê hương cứ
lớn lên từng ngày và nó hiện hữu ở mọi thời gian, mọi không gian.
Khi tác giả ngồi đọc truyện Kiều giữa mùa thu, trong một khu vườn xưa cổ, nơi có những
loài hoa đang nở, trái cây đang chín, yên tĩnh và khoáng đạt - khu vườn tọa lạc trên vùng
đất mà Nguyễn Du từng sống nên thiên nhiên của “mảnh đất Kinh- xưa” đã in bóng trong
thơ Nguyễn, ngược lại sông Hương và Huế đã gợi cho tác giả hình tượng của cặp tình nhân
lý tưởng: Kim- Kiều.
Chưa bao giờ tôi nhìn thấy một dòng chảy nào đáng yêu đến thế, sông Hương đến với Huế
qua cái nhìn của Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang hình ảnh một cô gái mỹ miều đến với
tình yêu. Hãy ngắm nhìn nàng trước khi gặp Huế, đó là “một cô gái Di-gan phóng khoáng
và man dại” “bản lĩnh và gan dạ” có một tâm hồn “ tự do và trong sáng”, đó là hình ảnh “
bản trường ca của rừng già” rầm rộ và mãnh liệt nhưng cũng có lúc “dịu dàng và say đắm
giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”, nàng đã chế ngự sức mạnh
bản năng của mình để đến lúc ra khỏi rừng già sẽ trở nên dịu dàng và trí tuệ.
Để đến với Huế, sông Hương phải băng qua một hành trình, phải chuyển dòng liên tục,
như một cuộc kiếm tìm thiết tha và rạo rực, vô vàn địa danh mà dòng nước ấy đã trôi qua
Hòn Chén, Ngọc Trản, Nguyệt Biều, Lương Quán, Thiên Mụ… người con gái Di-gan ấy
đã đột ngột uốn mình theo một đường cong thật mềm nhưng “vẫn đi trong dư vang của
Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, để sắc nước trở nên
xanh thẳm”, nàng vẫn còn mang một vẻ buồn trầm mặc như triết lý, như cổ thi… cho đến
khi gặp được tiếng chuông Thiên Mụ, nghe âm thanh bát ngát tiếng gà, từ ấy sông Hương
rạng rỡ như nắng mới, nàng uốn một cánh cung thật nhẹ, đến khi giáp mặt với thành phố,
đường cong ấy làm cho nàng “mềm hẳn đi, như một tiếng "vâng" không nói ra của tình
yêu”- Cái phút ban đầu để đến với “người tình” của sông Hương như thế đấy! Nàng đã tự
làm mới mình để hiến tặng những gì đẹp nhất cho người yêu.
Sông Hương - dòng sông thuộc về một thành phố duy nhất - đã rời cuộc sống hoang dã của
rừng để đến với Huế và chỉ Huế mà thôi, nàng như “sông Xen của Paris, sông Ðanuýp của
Buđapet…” chảy trong lòng thành phố yêu quý của mình nhưng khác ở chỗ nàng đẹp một
cách huyền hồ như đang che khuôn mặt diễm kiều bằng tấm voan sương khói, nàng trôi
lặng lẽ với nghìn ánh hoa đăng vào hội rằm tháng 7 bồng bềnh chao nhẹ trên mặt nước như
vương vấn một nỗi lòng . Tôi chợt nhớ đến một câu nói “có những dòng tình cảm, rất sâu
nên rất đỗi lặng lờ”, dòng chảy êm đềm của sông Hương hay chính là tình yêu sâu lắng mà
nàng dâng tặng cho thành phố Huế? Vẻ đẹp của sông Hương còn là vẻ đẹp của một nền
văn hóa, vẻ đẹp của người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya ,toàn bộ nền âm nhạc cổ điển
Huế đã được sinh sôi trên mặt sông này và hơn thế khắp lưu vực sông còn vang vọng
những điệu hò dân dã, những điệu hò thấm đẫm tấm chung tình, thấm đẫm lời thề của sông
Hương trước phút chia tay với Huế mà trôi về biển cả. Nhưng chẳng phải bao giờ sông
Hương cũng là người con gái đằm thắm ,dịu dàng, mềm mại trong lòng Huế, đã có một
thời sông Hương “mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo
vệ biên giới phía Nam” của Tổ quốc, vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, “dòng sông
của thời gian ngân vang", của lịch sử viết giữa màu cỏ xanh, lá biếc…
Sông Hương được nhìn như một người con gái đến với tình yêu, dâng tặng những vẻ đẹp
mà mình có được cho người yêu, đắm mình trong tình yêu để khám phá và hoàn thiện bản
thân. Từ một dòng sông hoang dại, bí ẩn, nàng đã trở thành một sông Hương rất mực dịu
dàng, rất mực tài hoa, rất mực kiên cường, rất mực hy sinh…
Cho nên, từ khi có được sông Hương, Huế - chàng Kim của nàng- cũng có nhiều thay đổi.
Từ hoang sơ với “cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại” hay kiêu hãnh âm u với những lăng
tẩm đền đài đồ sộ, đã hóa thành vẻ đẹp cổ kính mà thơ mộng, khiến người con của Huế dù
đến Pari, Buđapét hay Leningrad vẫn đau đáu nhớ về một thành phố với nguyên dạng đô
thị cổ, trải dọc hai bờ sông. Huế càng lung linh hơn khi sông Hương chở trong lòng Huế
những nét đặc thù của hội Hoa đăng, của ca Huế, man mác tiếng rơi của những mái chèo
khuya. Có sông Hương, Huế trở thành biên thùy xa xôi của đất nước các vua Hùng, Huế
chiến đấu oanh liệt bảo về biên giới phía Nam của Đại Việt, Huế là kinh thành của người
anh hùng Nguyễn Huệ, Huế cùng sông Hương đi vào Cách mạng tháng 8 bằng những