Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại vietnam airlines

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

PHẠM XUÂN HƢNG

QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
TẠI VIETNAM AIRLINES

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
--------------------PHẠM XUÂN HƢNG

QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG
TẠI VIETNAM AIRLINES
Chuyên ngành: Quản trị Kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƢƠNG MINH ĐỨC

XÁC NHẬN CỦA
CÁN BỘ HƢỚNG DẪN



XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, chƣa đƣợc
công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào của ngƣời khác. Việc sử dụng
kết quả, trích dẫn tài liệu cả ngƣời khác đảm bảo theo đúng các quy định. Các nội
dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin đƣợc đăng tải trên các
tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của luận văn.
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hƣng


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn các giảng viên trƣờng Đại học Kinh tế - Đại
học Quốc gia Hà Nội đã nhiệt tình đào tạo, hƣớng dẫn và bổ sung các kiến thức bổ
ích trong quá trình học tập tại trƣờng và đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả thực hiện
luận văn này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Trƣơng Minh Đức,
trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, đã nhiệt tình chia sẻ kiến thức
và kinh nghiệm; tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo trong suốt quá trình tác giả thực hiện
luận văn.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và các cán bộ, chuyên viên thuộc
Ban Công nghệ thông tin, Ban Dịch vụ hành khách, Trung tâm Bông Sen Vàng, Ban

Tiếp thị Bán sản phẩm và Ban Truyền thông Thƣơng hiệu – Vietnam Airlines đã nhiệt
tình giúp đỡ, cung cấp các thông tin, số liệu cần thiết để tác giả có cơ sở phân tích, đánh
giá và tổng hợp cho luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình và bạn bè
đã luôn bên cạnh hỗ trợ, giúp đỡ và ủng hộ, chia sẻ những lúc khó khăn trong quá
trình học tập, nghiên cứu để thực hiện luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 05 tháng 08 năm 2019
Tác giả luận văn

Phạm Xuân Hƣng


MỤC LỤC
Trang
Danh mục từ viết tắt .....................................................................................................i
Danh mục bảng ...........................................................................................................ii
Danh mục hình .......................................................................................................... iii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1
2. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn ............................................................................ 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
3.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................2
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................................2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu...........................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Kết cấu của luận văn ............................................................................................... 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO .............................................................................................4

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................... 4
1.1.1. Nghiên cứu trong nƣớc về Quản trị rủi ro.................................................4
1.1.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài về Quản trị rủi ro. ...............................................7
1.2. Cơ sở lý luận về Quản trị rủi ro. ........................................................................ 10
1.2.1. Khái niệm và phân loại rủi ro ..................................................................10
1.2.2. Quản trị rủi ro ..........................................................................................16
1.2.3. Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng ..................................................27
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................37
2.1. Quy trình nghiên cứu ......................................................................................... 37
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................38
2.2.1. Thiết kế thang đo .....................................................................................38
2.2.2. Thiết kế phiếu khảo sát ...........................................................................39


2.2.3. Đối tƣợng khảo sát ..................................................................................41
2.2.4. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu .................................................................41
2.2.5. Phƣơng pháp tiếp cận ..............................................................................43
2.2.6. Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ...............................................................44
CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO VỀ THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TẠI VIETNAM AIRLINES ..............45
3.1. Khái quát về Vietnam Airlines. ......................................................................... 45
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ..........................................................45
3.1.2. Cơ cấu tổ chức.........................................................................................46
3.1.3. Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh ..........................................................48
3.2. Thực trạng công tác Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại Vietnam
Airlines ......................................................................................................................49
3.2.1. Thực trạng công tác tổ chức Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại
Vietnam Airlines .......................................................................................................49
3.2.2. Kết quả công tác Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại Vietnam
Airlines ......................................................................................................................51

3.2.3. Thực trạng chất lƣợng hoạt động Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng
tại Vietnam Airlines ..................................................................................................52
3.2.4. Đánh giá kết quả công tác Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại
Vietnam Airlines .......................................................................................................65
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO VỀ
THÔNG TIN KHÁCH HÀNG TẠI VIETNAM AIRLINES ...................................62
4.1. Xây dựng hệ thống Quản trị rủi ro theo thông lệ tốt đang đƣợc áp dụng trên thế
giới. ........................................................................................................................... 70
4.1.1. Các chuẩn mực quốc tế về Quản trị rủi ro doanh nghiệp. ....................... 70
4.1.2. Mô hình khung Quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ tốt............... 72
4.1.3. Cấu trúc Quản trị rủi ro theo thông lệ tốt. ............................................... 75
4.1.4. Quy trình Quản trị rủi ro theo thông lệ tốt............................................... 76


4.1.5. Thực trạng tổ chức Quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines đối chiếu với mô
hình khung Quản trị rủi ro doanh nghiệp theo thông lệ tốt....................................... 79
4.1.6. Xây dựng hệ thống quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines theo thông lệ tốt.80
4.1.7. Kết luận. .................................................................................................... 84
4.2. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu hiện đại, đồng bộ phục vụ lƣu trữ chung thông
tin khách hàng. .......................................................................................................... 84
4.2.1. Mô hình hệ thống cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế ........................ 84
4.2.2. Tổ chức hệ thống cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế......................... 86
4.2.3. Giải pháp Quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines theo mô hình hệ thống cơ sở
dữ liệu tiêu chuẩn quốc tế. ........................................................................................ 87
4.3. Tổ chức định kỳ các lớp huấn luyện, đào tạo, kiểm tra nâng cao nhận thức về an
ninh thông tin và bảo mật thông tin khách hàng .......................................................88
4.3.1. Tầm quan trọng của công tác huấn luyện, đào tạo, kiểm tra ..................88
4.3.2. Giải pháp thực hiện .................................................................................89
KẾT LUẬN ...............................................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

Stt

Nguyên nghĩa

1

BGĐ

Ban giám đốc

2

COSO

3

CNKVMB/T/N

Chi nhánh khu vực miền Bắc/Trung/Nam

4

CNTT


Công nghệ thông tin

5

DHKH

Dịch vụ hành khách

6

HĐQT

Hội đồng Quản trị

7

EU

European Union

8

ISO

International Organization for Standardization

9

IRM


Institute of Risk Management - Viện QTRR Anh

10

PMI

Project Management Institute - Học việc quản lý dự án

11

PMBOK

Project Management Body of Knowledge

12

QTRR

Quản trị rủi ro

13

SXKD

Sản xuất kinh doanh

14

TCTy


Tổng công ty

15

TTBSV

Trung tâm Bông Sen Vàng

16

TTBSP

Tiếp thị Bán sản phẩm

17

TTTH

Truyền thông thƣơng hiệu

18

TTDL

Trung tâm dữ liệu

19

Vietnam Airlines Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP


Committee of Sponsoring Organizations of the Treadway
Commission

i


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Nội dung

1

Bảng 1.1

Phân loại rủi ro trong kinh doanh

14

3

Bảng 1.2

Thang đo ảnh hƣởng của rủi ro

22

4

Bảng 1.3


Thang đo khả năng xảy ra rủi ro

23

5

Bảng 2.1

Ma trận gán tính điểm

39

6

Bảng 2.2

Mức độ tần suất xảy ra rủi ro

40

7

Bảng 2.3

Mức độ tác động của rủi ro

40

8


Bảng 2.4

Thông tin các đơn vị trả lời phiếu khảo sát

43

9

Bảng 3.1

Kết quả công tác Quản trị rủi ro tại Vietnam Airlines

52

10

Bảng 3.2

12

Bảng 3.3

13

Bảng 3.4

14

Bảng 3.5


15

Bảng 3.6

Stt

Nhận diện các rủi ro về thông tin khách hàng tại
Vietnam Airlines
Tiêu chí đánh gía tần suất xảy ra rủi ro tại Vietnam
Airlines
Tiêu chí đánh gía mức độ tác động của rủi ro tại
Vietnam Airlines
Ma trận cấp độ rủi ro trong công tác QTRR tại Vietnam
Airlines
Phân loại các phƣơng án đối phó rủi ro tại Vietnam
Airlines

ii

Trang

54

61

62

63


64


DANH MỤC HÌNH
Stt

Hình

Nội dung

Trang

1

Hình 1.1

Quá trình Quản trị rủi ro

18

2

Hình 1.2

Quy trình nhận dạng rủi ro

19

3


Hình 1.3

Ma trận mức độ của rủi ro

24

4

Hình 2.1

Quy trình nghiên cứu

37

5

Hình 2.2

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu

42

6

Hình 3.1

Cơ cấu tổ chức của Vietnam Airlines

47


7

Hình 4.1

Mô hình khung Quản trị rủi ro theo thông lệ tốt

73

8

Hình 4.2

Nguyên tắc “3 vòng bảo vệ” trong Quản trị rủi ro

74

9

Hình 4.3

Quy trình Quản trị rủi ro theo thông lệ tốt

76

10

Hình 4.4

Mô hình “3 vòng bảo vệ” đề xuất cho Vietnam
Airlines


82

11

Hình 4.5

Cấu trúc Quản trị rủi ro đề xuất cho Vietnam Airlines

83

12

Hình 4.6

Mô hình hệ thống cơ sở dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc
tế

85

13

Hình 4.7

Trung tâm dữ liệu theo tiêu chuẩn quốc tế

87

iii



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng đang phát triển mạnh mẽ, sự
cạnh tranh trở nên phổ biến và khốc liệt hơn thì thông tin khách hàng có vai trò hết
sức quan trọng đối với doanh nghiệp. Trên thị trƣờng, mọi mặt hàng đều có nhiều
nhà cung cấp, với các sản phẩm thay thế rất đa dạng. Chính điều này đem lại quyền
lựa chọn cho khách hàng. Doanh nghiệp nào cung cấp sản phẩm phù hợp nhất, có
các chính sách chăm sóc khách hàng tốt nhất sẽ đƣợc khách hàng lựa chọn. Ngƣợc
lại khi khách hàng không vừa lòng với sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp, họ
sẽ sẵn sàng lựa chọn ngay sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp khác thay thế.
Thông tin khách hàng chính là chìa khoá thành công cho mọi doanh nghiệp, hỗ
trợ doanh nghiệp trong tất cả các khâu; cả trƣớc, trong và sau khi giao dịch. Thông
tin khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu hơn về nhu cầu của khách hàng, những
sản phẩm phù hợp với khách hàng, tạo thuận lợi hơn trong việc giới thiệu sản phẩm,
dịch vụ. Thu thập và quản lý thông tin khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết
các vấn đề phát sinh một cách chủ động, chuyên nghiệp và kịp thời, qua đó bƣớc
đầu xây dựng đƣợc uy tín cho doanh nghiệp, mang lại thiện cảm cho khách hàng.
Sau khi giao dịch, doanh nghiệp sẽ cần lấy thông tin khách hàng để dễ dàng nhận lại
phản hồi từ họ, nhờ đó hoàn thiện sản phẩm và các khâu giao dịch. Đồng thời, tiếp
tục giữ liên lạc với khách hàng, tạo tiền đề cho những giao dịch lần sau, tránh sự
cạnh tranh của các đối thủ.
Rủi ro về thông tin khách hàng là khả năng xảy ra tổn thất khi thực hiện các
hoạt động liên quan đến thu thập, lƣu trữ và sử dụng thông tin khách hàng, từ đó
tiến hành các hoạt động phối hợp nhằm nhận diện và kiểm soát các rủi ro về thông
tin khách hàng có thể xảy ra.
QTRR về về thông tin khách hàng không nằm ngoài các hoạt động QTRR
chung của doanh nghiệp, đặc biệt tại một số lĩnh vực nhƣ ngân hàng, hàng không
dân dụng, thƣơng mại điện tử…, khi đó QTRR về thông tin khách hàng đƣợc xem


1


là thế mạnh cạnh tranh trên thị trƣờng chứ không đơn thuần là những hoạt động
quản trị nội bộ; giúp doanh nghiệp thành công trong việc nâng cao chất lƣợng phục
vụ, đáp ứng sự mong đợi và mang lại nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
Xuất phát từ thực tế tại Vietnam Airlines chƣa có hệ thống QTRR về thông tin
khách hàng đƣợc xây dựng, triển khai bài bản và chính thức; thông tin khách hàng
chỉ đƣợc thu thập, lƣu trữ và xử lý nội bộ bên trong các cơ quan, đơn vị mà chƣa có
sự quản lý chung thống nhất trên phạm vi toàn TCTy. Chính vì thế tác giả quyết
định lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại Vietnam Airlines”
làm luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn vận dụng các kiến thức của môn
học QTRR để đánh giá thực trạng, đƣa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp để hoàn
thiện công tác QTRR về thông tin khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động SXKD của Vietnam Airlines.
Đề tài nghiên cứu “Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại Vietnam
Airlines” đảm bảo sự phù hợp với chuyên ngành đƣợc đào tạo “Quản trị kinh
doanh” do hoạt động QTRR là một trong những hoạt động không thể thiếu trong
quản trị doanh nghiệp, giúp giảm thiểu tổn thất, nâng cao hiệu quả công việc và tạo
sự thành công cho doanh nghiệp.
2. Câu hỏi nghiên cứu của luận văn
Tại Vietnam Airlines thƣờng hay gặp phải những loại rủi ro gì về thông tin
khách hàng và mức độ tác động của những rủi ro đó ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nhằm đƣa ra giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro về thông tin khách
hàng để giúp đảm bảo và tăng cƣờng bảo mật thông tin khách hàng cá nhân sử dụng
dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ thứ nhất: Hệ thống hóa lý thuyết về QTRR để làm cơ sở phân tích
thực

trạng

QTRR

về

thông

tin

khách

2

hàng

tại

Vietnam

Airlines.


Nhiệm vụ thứ hai: Phân tích thực trạng công tác QTRR về thông tin khách
hàng tại Vietnam Airlines để làm rõ những kết quả đạt đƣợc, các hạn chế còn tồn tại



nguyên

nhân

của

những

tồn

tại

đó.

Nhiệm vụ thứ ba: Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác QTRR về
thông tin khách hàng tại Vietnam Airlines.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào đối tƣợng nghiên cứu là công tác quản trị rủi ro về
thông tin khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ hàng không của Vietnam Airlines.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: nghiên cứu tại Vietnam Airlines.
Về nội dung: nghiên cứu công tác QTRR về thông tin khách hàng tại Vietnam
Airlines theo quy trình 05 bƣớc nhƣ ở Hình 1.1. trang 18.
Về thời gian: nghiên cứu thực trạng công tác QTRR về thông tin khách hàng
tại Vietnam Airlines trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung
chính của luận văn bao gồm bốn chƣơng:
-


Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và Cơ sở lý luận về Quản trị rủi
ro.

-

Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn

-

Chƣơng 3: Phân tích, đánh giá thực trạng công tác Quản trị rủi ro về thông
tin khách hàng tại Vietnam Airlines.

-

Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro về thông tin khách
hàng tại Vietnam Airlines.

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Rủi ro hiện diện xung quanh ta, trong cuộc sống cũng nhƣ trong các hoạt động
SXKD của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào, dù lớn hay nhỏ cũng đều
phải đối mặt với rủi ro, bởi chúng xuất hiện ở khắp mọi nơi, trong tất cả các hoạt
động SXKD của doanh nghiệp. Vì vậy, QTRR là hoạt động không thể thiếu của một
doanh nghiệp. QTRR tốt giúp doanh nghiệp có thể giảm thiểu đƣợc những tổn thất

bất ngờ, phòng ngừa đƣợc những sự cố có thể xảy ra, giảm đƣợc chi phí xử lý rủi
ro, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trên thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về QTRR, điển
hình có thể đề cập đến một số nghiên cứu sau:
1.1.1. Nghiên cứu trong nƣớc về Quản trị rủi ro
1.1.1.1.

Các tài liệu nghiên cứu của tác giả trong nƣớc về Quản trị rủi ro

Qua tìm hiểu của tác giả, hiện nay các tài liệu nghiên cứu của các tác giả
trong nƣớc tập trung nghiên cứu về hoạt động QTRR trong doanh nghiệp và quy
trình QTRR trong doanh nghiệp. Một số tài liệu dựa trên việc phân tích những bài
học từ những sai lầm trong quá khứ để đúc kết nên những kiến thức QTRR và kết
hợp những phƣơng pháp QTRR hiện đại nhất. Các tài liệu nghiên cứu điển hình có
thể kể đến nhƣ sau:
Cuốn sách “QTRR trong doanh nghiệp” của GS. TS. Đỗ Hoàng Toàn, PGS.
TS. Phan Kim Chiến, TS. Vũ Trọng Lâm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, năm 2008.
Thông qua việc hệ thống hoá những vấn đề lý luận về rủi ro của doanh nghiệp trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; tác giả đã phân tích những kinh nghiệm quốc tế
về QTRR; đồng thời chỉ cho bạn đọc thấy rõ thực trạng rủi ro của các doanh nghiệp
tại Việt Nam bằng việc đánh giá hoạt động và thực trạng rủi ro của các doanh
nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội. Đây là tài liệu tham khảo bổ ích đối với các cán

4


bộ lãnh đạo, quản lý các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu kinh tế và tất cả những
ai quan tâm đến vấn đề này.
Cuốn sách “Quản trị rủi ro và bảo hiểm trong doanh nghiệp” của PGS.TS
Nguyễn Quang Thu, NXB Thống kê, năm 2008. Nội dung tài liệu giúp chúng ta

hiểu rõ quy trình QTRR trong doanh nghiệp, từ nhận dạng, phân tích đánh giá, đo
lƣờng rủi ro, đến kiểm soát và tài trợ rủi ro. Cuốn sách bao gồm 10 chƣơng trình
bày theo kết cấu của quy trình QTRR trong một doanh nghiệp, trong đó nội dung
mỗi chƣơng gồm hai phần: phần lý thuyết (có các ví dụ thực tế về rủi ro xảy ra
trong hoạt động SXKD ở Việt Nam) và phần câu hỏi và bài tập giúp ngƣời đọc ôn
tập và hiểu đƣợc các tình huống xảy ra cần phải giải quyết. Tài liệu phục vụ việc
học tập và nghiên cứu môn học QTRR cho các học viên ngành kinh tế và tài liệu
tham khảo hữu ích cho các nhà quản trị trong hoạt động QTRR tại doanh nghiệp
thông qua việc cung cấp cái nhìn toàn diện và đúng đắn về quy trình QTRR trong
doanh nghiệp, từ đó giúp nhà quản trị đƣa ra đƣợc các quyết định về phòng ngừa và
xử lý rủi ro tốt nhất.
Cuốn sách “Quản trị rủi ro doanh nghiệp” của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên
Diệp, TS Võ Tân Phong, TS Ngô Quang Huân, TS Trần Anh Minh, NXB Hồng
Đức, năm 2018. Nội dung tài liệu tập trung phân tích về QTRR nhằm giảm thiểu
những nhân tố gây xáo trộn trong kế hoạch kinh doanh, cắt giảm kịp thời những chi
phí phải gánh chịu từ rủi ro; qua đó doanh nghiệp có thể đánh giá đƣợc hiệu quả
cách thức QTRR của mình. Tài liệu đã đúc kết những kiến thức QTRR cho bạn đọc
từ việc phân tích các bài học từ những sai lầm trong quá khứ và kết hợp những
phƣơng pháp QTRR hiện đại nhất. Đây là một trong những tài liệu tham khảo cực
kỳ hữu ích và rất cần thiết cho các đồng nhiệp trong công tác QTRR.
Cuốn sách “Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp” của PGS.TS Nguyễn Thị
Quy, NXB Văn hóa thông tin xuất bản năm 2008. Nội dung cuốn sách nghiên cứu
về thực trạng rủi ro, hoạt động QTRR và các giải pháp tăng cƣờng công tác QTRR
tại các doanh nghiệp trong nƣớc trong điều kiện kinh doanh quốc tế.

5


Cuốn sách “Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngoại thƣơng” của TS Nguyễn
Anh Tuấn, NXB Lao động – Xã hội xuất bản năm 2006. Đây là sách chuyên khảo

về QTRR trong hoạt động ngoại thƣơng nghiên cứu về các rủi ro, QTRR, biện pháp
phòng chống, hạn chế rủi ro, tổn thất nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
và tạo dựng một môi trƣờng kinh doanh an toàn hơn cho các doanh nghiệp kinh
doanh trong lĩnh vực ngoại thƣơng. Cuốn sách là tài liệu hữu ích cho những ngƣời
làm công tác nghiên cứu , giảng dạy trong các trƣờng kinh doanh và các nhà quản lý
của các doanh nghiệp ngoại thƣơng .
Cuốn sách “Quản trị rủi ro kinh doanh” của tác giả Jonathan Reuvid, ngƣời
dịch Nguyễn Tƣ Thắng, NXB Hồng Đức, năm 2014. Nội dung cuốn sách hƣớng
dẫn thực tế về những lĩnh vực rủi ro tiềm tàng, bao gồm: tài sản trí tuệ, sức khỏe và
an toàn; chuỗi cung ứng; uy tín và thƣơng hiệu, tuyển dụng… Bên cạnh đó tài liệu
cũng chứa đựng những lời khuyên quý báu; cung cấp những ý tƣởng cơ bản, tổng
quát và dễ hiểu cho các nhà quản trị doanh nghiệp lớn và nhỏ trong việc QTRR.
1.1.1.2. Các đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn của tác giả trong nƣớc về
Quản trị rủi ro
Hiện nay các đề tài nghiên cứu khoa học, các luận văn thạc sỹ các tác giả
trong nƣớc tập trung nghiên cứu về những rủi ro và công tác QTRR, quy trình
QTRR trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Một số tài liệu nghiên
cứu điển hình của các tác giả trong nƣớc nhƣ sau:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “Nghiên cứu – phân tích các rủi ro trong
hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế” của PGS.TS Nguyễn Thị Quy, trƣờng Đại học Ngoại thƣơng, năm 2007.
Nội dung nghiên cứu đã nhận diện, phân tích, đo lƣờng đƣa ra các biện pháp phòng
ngừa các rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể gặp phải trong hoạt động
kinh doanh.
Luận văn thạc sỹ kinh tế “Quản trị rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở Việt Nam” của thạc sỹ Đinh văn Đức, đại học Kinh tế thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2009. Luận văn tập trung nghiên cứu về các rủi ro và biện pháp

6



QTRR trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các lĩnh vực nhƣ sản
xuất, tài chính, nhân sự, quan hệ khách hàng…qua đó có những giải pháp đề xuất
tích cực để QTRR trong các hoạt động này.
Luận văn thạc sỹ quản trị công nghệ và phát triển doanh nghiệp “Quản trị rủi
ro trong các dự án công nghệ thông tin của tổng công ty truyền tải điện quốc gia”,
thạc sỹ An Thị Minh Thúy, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2017.
Nội dung của luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động QTRR; đƣa ra các giải pháp
nâng cao chất lƣợng QTRR trong các dự án CNTT tại tổng công ty truyền tải điện
quốc gia. Đây đƣợc đánh giá là một đề tài mới mà chƣa có công trình nghiên cứu
nào đƣợc công bố trƣớc đó.
Phần mềm quản lý thông tin khách hàng CRM Faceworks giúp doanh nghiệp
lƣu trữ toàn diện dữ liệu về khách hàng, lịch sử giao dịch, đơn hàng và các vấn đề
phát sinh trong quá trình xử lý thông tin. Phần mềm có thể thay thế, cải cách các
hoạt động hành chính, kế toán và khâu giám sát chăm sóc khách hàng. Phần mềm
có chức năng: quản lý dữ liệu cá nhân khách hàng; quản lý quá trình giao dịch;
thống kê tài chính và báo cáo công việc.
1.1.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài về Quản trị rủi ro
Jean-Pual Chavas, Risk Analysis in Theory and Practice ( Phân tích rủi ro lý thuyết và thực hành), Elsevier, USA (2004). Cuốn sách trình bày những phân tích
về rủi ro và minh họa cách sử dụng những phân tích này trong việc nghiên cứu các
rủi ro kinh tế. Sách cung cấp cách xử lý có hệ thống các vấn đề rủi ro có thể gặp
phải trong bối cảnh cả quyết định riêng tƣ và công khai trong tình trạng không chắc
chắn, bởi theo một nghĩa nào đó kinh tế học về rủi ro liên quan đến việc hiểu các
quyết định của con ngƣời trong trƣờng hợp không có thông tin hoàn hảo, làm thế
nào để chúng ta đƣa ra quyết định khi không biết một số sự kiện ảnh hƣởng đến
chúng ta.
Michel Crouhy, Dan Galai, Robert Mark, The Essentials of Risk
Management, McGraw-Hill Education; 2005. Cuốn sách giúp tăng tính minh bạch
của chƣơng trình QTRR của doanh nghiệp theo kịp sự phát triển liên tục của các


7


chính sách và phƣơng pháp rủi ro thực tiễn tốt nhất và cơ sở hạ tầng rủi ro liên
quan; triển khai và truyền đạt hiệu quả cách tiếp cận QTRR doanh nghiệp (ERM)
trên toàn tổ chức, bao gồm các rủi ro thị trƣờng, tín dụng, thanh khoản, hoạt động,
pháp lý và quy định, rủi ro kinh doanh, chiến lƣợc và danh tiếng; giúp phân bổ hiệu
quả các nguồn lực doanh nghiệp để tuân thủ các quy định rủi ro và quy định quản trị
doanh nghiệp.
Trong cuốn “Practical Schedule Risk Analysis” xuất bản năm 2009, tác giả
David Huld đã tập trung nghiên cứu rủi ro và QTRR có liên quan tới dự án. Trong
nghiên cứu tác giả đã nghiên cứu về các phƣơng pháp phân tích, đánh giá tiến độ dự
án CPM (Phƣơng pháp dùng sơ đồ đƣờng găng) và PERT (chƣơng trình đánh giá và
kỹ thuật xem xét), đồng thời tác giả đã chỉ ra những hạn chế của các Phƣơng pháp
này. Thông qua nghiên cứu về các hàm phân phố xác suất khác nhau, tác giả chú
trọng đến thời gian dự phòng trong tiến độ dự án với độ tin cậy là P%; đồng thời tác
giả cho rằng thông qua các cuộc họp, hội nghị để thảo luận và thống nhất việc nhận
biết các rủi ro. Bên cạnh đó tác giả đã kết luận Phƣơng pháp Monte Carlo cho kết
quả chính xác hơn sau khi có sự so sánh kết quả mô phỏng giữa hai phƣơng pháp
Monte Carlo và PERT.
Trong nghiên cứu “Decision Analysis In Project” năm 1996, tác giả John.R
Schuler đã xây dựng đƣợc từng bƣớc đƣa ra quyết định, qua đó có thể giúp cho nhà
quản trị đƣa ra đƣợc các quyết định đúng đắn, nhanh chóng và với độ tin cậy cao.
Thông qua sơ đồ cây quyết định và phƣơng pháp phân tích xác suất tại các điểm
nút, tác giả đã tập trung xây dựng cây quyết định trong nhiều tình huống khác nhau
mà không chú trọng vào một tình huống cụ thể nào.
Megil R.E (1971), An Introduction to Risk Analysis, PennWell Publishing,
Tulsa, Oklahoma. Nội dung của công trình nghiên cứu này đã chỉ ra những kiến
thức cơ bản về phân tích rủi ro. Nghiên cứu đã cung cấp các kiến thức toán học cơ
bản về xác suất thống kê giúp bạn đọc hiểu đƣợc nền tảng cơ bản về cách tiếp cận


8


trong phân tích rủi ro, những hạn chế của phân tích rủi ro; những ví dụ cụ thể về các
phƣơng pháp phân tích rủi ro và ứng dụng của chúng.
RiskMetrics Group, Risk Management – A Practical Guide (1999). Trong
nghiên cứu đã trình bày các Phƣơng pháp và nguyên tắc đo lƣờng rủi ro, giúp cho
các nhà quản trị không cần phụ thuộc quá nhiều vào các thống kê và công thức mà
vẫn có thể nhận biết đƣợc các vấn đề phát sinh trong phân tích và lập báo cáo rủi ro.
Nghiên cứu đã chỉ ra Phƣơng pháp luận và phân tích rủi ro, bao gồm: các giả thiết
đầu vào, các biến đo lƣờng rủi ro và các thông số, các khó khăn trong khi đo lƣờng
và cách xây dựng kịch bản đánh giá. Thông qua đó tác giả đã đƣa ra biện pháp
QTRR, cách lập và kinh nghiệm lập báo cáo phân tích rủi ro, cách sử dụng thông tin
rủi ro, các dữ liệu cần đƣa vào khi đo lƣờng rủi ro và phƣơng pháp chọn lựa phần
mềm, mô hình phân tích rủi ro.
Michel Rees (2015), Business Risk and Simulation Modelling in Practice
using Excel, VBA and RISK. Nghiên cứu đã tìm hiểu Phƣơng pháp phân tích mô
hình và Phƣơng pháp định lƣợng. Trong đó tác giả đƣa ra đƣợc các bƣớc từ nhận
dạng, phân loại và giảm trừ rủi ro. Theo tác giả thì danh sách rủi ro không có giới
hạn, cần đƣợc đánh giá tòan diện vì rủi ro có thể đƣợc nhận dạng tùy thuộc vào từng
dự án và từng giai đoạn trong dự án.
Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đã ban hành phiên bản ISO 31000:2009
- tiêu chuẩn về QTRR – ngày 18/11/2009. Đây là một tiêu chuẩn quốc tế cung cấp
những quy định và hƣớng dẫn nhằm hỗ trợ doanh nghiệp hiểu đƣợc cách thức phát
triển, thực hiện và duy trì việc QTRR một cách hiệu quả, thống nhất. Đồng thời tiêu
chuẩn này cũng chứng minh cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp trong việc cải tiến
liên tục để đạt đƣợc mục tiêu trong hoạt động kinh doanh.
Phần mềm quản lý rủi ro thông tin khách hàng (Customer Information Risk
Management) của WolfPAC: phần mềm của WolfPAC đƣợc thiết kế để tập trung

dữ liệu bí mật giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện về các rủi ro thông tin khách
hàng có trong quy trình của doanh nghiệp. Hệ thống tích hợp này cho phép doanh
9


nghiệp dễ dàng tạo, cập nhật và phân tích dữ liệu thông tin khách hàng để có thể tạo
chiến lƣợc quản lý rủi ro mạnh mẽ. Đảm bảo thông tin khách hàng đƣợc lƣu trữ
trong tài liệu, trong công nghệ và tại các nhà cung cấp đƣợc bảo mật; xác minh việc
kiểm soát tài liệu nhằm bảo vệ thông tin bí mật trên tất cả các đơn vị điều hành của
tổ chức; tích hợp dữ liệu với kế hoạch ứng phó sự cố để đảm bảo thông tin khách
hàng vẫn đƣợc bảo vệ; tăng cƣờng đánh giá rủi ro cơ bản về thông tin khách hàng
với ma trận đánh giá rủi ro.
Đánh giá chung: Hiện nay các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trong và
ngoài nƣớc chủ yếu tập trung nghiên cứu về công tác QTRR, quy trình QTRR trong
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các tài liệu nghiên cứu về
quản lý thông tin khách hàng, quản trị cơ sở dƣ liệu khách hàng, áp dụng phần mềm
quản trị thông tin khách hàng (CRM) trong công tác quản trị của doanh nghiệp. Tuy
nhiên chƣa có đề tài nghiên cứu khoa học hay luận văn thạc sỹ trong nƣớc nào
nghiên cứu về hoạt động QTRR về thông tin khách hàng. Do đó tác giả lựa chọn đề
tài “Quản trị rủi ro về thông tin khách hàng tại Vietnam Airlines” làm luận văn tốt
nghiệp của mình với mong muốn vận dụng các kiến thức của môn học QTRR để
đánh giá thực trạng; đƣa ra các giải pháp thiết thực, phù hợp để hoàn thiện công tác
QTRR về thông tin khách hàng, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của
Vietnam Airlines.
1.2. Cơ sở lí luận về Quản trị rủi ro
1.2.1. Khái niệm và phân loại Rủi ro
1.2.1.1.

Khái niệm rủi ro


Cho đến nay chƣa có định nhĩa thống nhất về rủi ro, theo các trƣờng phái
khác nhau thì các tác giả đƣa ra những định nghĩa khác nhau. Rủi ro „‟Risk‟‟ có
nguồn gốc từ tiếng Italia là „‟Risco‟‟, „‟Riscare‟‟ và „‟Richiare‟ từ thế kỷ 17 (HayGibson, 2009, Cited in Lemieux, 2010, p.200). Mặt khác tác giả Althaus lại chứng
minh rằng rủi ro có nguồn gốc từ Bồ Đào Nha (Atthaus, 2005; Hay-Gibson, 2009,
Cited in Lemieux, 2010). Tuy nhiên tác giả Đinh Thùy Anh (2012) cho rằng các
nghiên cứu trên thế giới đã bàn nhiều về vấn đề rủi ro, nhiều nhất vẫn là khái niệm
10


rủi ro bởi đây là căn cứ rất quan trọng để xây dựng cơ sở lý luận về lý thuyết rủi ro.
Quan điểm về rủi ro có thể theo ba trƣờng phái nhƣ sau:
a) Theo trƣờng phái truyền thống (trƣờng phái cổ điển)
Theo từ điển Bách khoa tiếng Việt: Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất
ngờ xảy đến.
Theo từ điển Oxford English: Rủi ro là khả năng những điều không mong
muốn xảy ra, là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại.
Theo Hiệp hội tiêu chuẩn Canada CAN/CSA-Q850-97 trong cuốn „„Hƣớng
dẫn QTRR dành cho các nhà quản lý‟‟ (1997) định nghĩa rủi ro là khả năng mất mát
hoặc thiệt hại, tổn thất.
Cục quốc phòng Mỹ (DoD) định nghĩa rủi ro là không có khả năng đạt đƣợc
các mục tiêu của chƣơng trình tƣơng lại trong phạm vi chi phí thời gian và điều
kiện kỹ thuật ràng buộc. Theo phần mềm QTRR IEEE 1540:2001 của Viện Kỹ
thuật Điện và Điện tử Hoa kỳ thì rủi ro là khả năng xuất hiện của một sự kiện hoặc
một tình huống hiểm họa, mất mát và các hậu quả không thể dự đóan trƣớc đƣợc
của nó.
Theo GS. Nguyễn Lân cho rằng rủi ro đồng nghĩa với sự không may mắn
(Từ điển từ và ngữ Việt Nam, 1998).
Tác giả Hồ Diệu cho rằng: Rủi ro là sự tổn thất về tài sản hay sự giảm sút lợi
nhuận thực tế so với lợi nhuận dƣ kiến. Hay rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn
xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tác động đến sự tồn

tại và phát triển của doanh nghiệp.
Tóm lại theo trƣờng phái truyền thống: rủi ro là những thiệt hại, mất mát,
nguy hiểm hoặc khả năng xuất hiện một sự bất lợi so với dự đoán khi có biến cố xảy
ra.
b) Theo trƣờng phái trung lập :
Viện tiêu chuẩn Anh quốc trong cẩm nang hƣớng dẫn và phân tích rủi ro dự
án (PRAM), (1997) định nghĩa rủi ro là một sự kiện không chắc chắn hoặc tập hợp

11


các hoàn cảnh tác động làm thay đổi các mục tiêu của dự án, bao gồm cả tác động
tích cực và tiêu cực.
Theo C.Arthur William, Jr. Michel, L.Smith: Rủi ro là sự biến động tiềm ẩn
ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất hiện trong hầu hết mọi hoạt động của con
ngƣời. Khi có rủi ro ngƣời ta không thể dự đoán đƣợc chính xác kết quả. Sự hiện
diện của rủi ro gây nên sự bất định, nguy cơ rủi ro phát sinh khi bất kỳ hành động
nào dẫn đến khả năng đƣợc hoặc mất không thể đoán trƣớc đƣợc.
Theo Frank Knight : Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc. Theo Allan
Willet thì rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố
không mong đợi.
Nhƣ vậy theo trƣờng phái trung lập: Rủi ro là những biến động tiềm ẩn, sự
bất trắc có thể đo lƣờng đƣợc, có khả năng gây ra hậu quả cho mục tiêu ban đầu.
c) Theo trƣờng phái mở rộng
John Raftery (1994) cho rằng rủi ro có hai mặt tích cực và tiêu cực, có thể đo
lƣờng đƣợc bằng xác suất xuất hiện rủi ro nhân với mức độ thiệt hại hoặc lợi ích đạt
đƣơc do rủi ro gây ra.
Theo Mulcahy (2003) : Rủi ro đƣợc mô tả nhƣ bất kỳ sự thay đổi nào so với
mục tiêu, thông số ban đầu. Nó là các yếu tố không chắc chắn, không thể dự đoán.
Tất cả các hoạt động của con ngƣời đều chứa đựng các rủi ro, các hoạt động hàng

ngày đều liên quan đến yếu tố không thể lƣờng trƣớc đƣợc, dự đoán đƣợc có thể
mang lại những điều tốt hoặc không tốt.
Bộ quốc phòng Mỹ năm 2002 đã đƣa ra khái niệm rủi ro là sự kiện không
chắc chắn, là sự kết hợp của xác suất xuất hiện một sự kiện và hậu quả của nó đến
mục tiêu. Thuật ngữ rủi ro thƣờng đƣợc sử dụng phổ biến để chỉ các hậu quả tiêu
cực và/hoặc tích cực.
Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân (2007) đƣa ra khái niệm rủi ro là sự bất
trắc có thể đo lƣờng đƣợc, có thể tạo ra những tổn thất, thiệt hại hoặc làm mất đi
những cơ hội sinh lời nhƣng cũng có thể đƣa đến những lợi ích, cơ hội thuận lợi
trong kinh doanh.

12


Tóm lại theo quan điểm mở rộng đã bổ sung thêm mặt tích cực của rủi ro,
đồng thời rủi ro có thể đo lƣờng đƣợc.
d) Xu hƣớng tiêu chuẩn hóa định nghĩa về rủi ro
Dù theo định nghĩa nào đi nữa thì bản chất rủi ro trong doanh nghiệp cũng
là những thiệt hại gắn liền với khả năng hiểu biết, nắm bắt thông tin không đầy đủ,
chính xác, kịp thời của con ngƣời trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần
nhân thức rằng luôn phải đối mặt với rủi ro trong kinh doanh, cần coi rủi ro cũng là
đối tƣợng của hoạt động quản trị. Sau khi xem xét toàn bộ các định nghĩa về rủi ro,
với ba trƣờng phái cho thấy không có sự thống nhất hoàn toàn về việc sử dụng thuật
ngữ này. Nếu nhìn từ góc độ rủi ro là hiểm họa thì từ quan điểm coi rủi ro mang
tính 2 mặt chuyển dần sang quan điểm cho rằng rủi ro bao gồm cả hiểm họa và cơ
hội. Đây là quan điểm đƣợc công bố rộng rãi cho đến nay. Các nghiên cứu trong
tƣơng lai cần đƣợc xây dựng dựa trên quan điểm này.
Đồng quan điểm nhƣ trên, từ việc nghiên cứu các công trình trên thế giới và
trong nƣớc trong thời gian qua, khái niệm rủi ro có thể đƣợc hiểu nhƣ sau : Rủi ro là
sự kiện/tình huống bất ngờ mà khi xảy ra có thể hoặc đƣa lại các cơ hội mới trong

kinh doanh hoặc dẫn đến các mất mát, thiệt hại, các yếu tố này có thể xác định
đƣợc. Rủi ro có một đặc tính cơ bản là khả năng có thể xác định đƣợc về xác suất
xuất hiện hoặc mức độ rủi ro. Tuy nhiên cũng có nhiều ngƣời nhầm lẫn giữa khái
niệm rủi ro (risk) và bất định (uncertainty). Theo đó bất định phản ánh tình huống
mà trong đó không thể biết đƣợc xác suất xuất hiện của sự kiện. Khái niệm bất định
rộng và bao trùm hơn khái niệm rủi ro. Rủi ro có khả năng đo lƣờng đƣợc nhiều hơn
và có nhiều số liệu thống kê hơn để đánh giá.
Từ khái niệm rủi ro nhƣ trên ta có khái niệm: Rủi ro về thông tin khách hàng
là sự kiện, tình huống bất ngờ mà khi xảy ra có thể đe dọa hoặc gây ảnh hưởng tiêu
cực đến việc quản lý, lưu trữ và sử dụng thông tin khách hàng; mà hậu quả là
những thiệt hại, mất mát trong kinh doanh; làm ảnh hưởng đến uy tín, thậm chí đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp; các sự kiện, tình huống này có thể đo
lường được.

13


1.2.1.2.

Phân loại rủi ro

Hiện nay có nhiều cách khác nhau để phân loại rủi ro, chúng ta có thể khái
quát một số cách phân loại rủi do trong kinh doanh theo các tiêu chí khác nhau nhƣ
sau đây:
Bảng 1.1. Phân loại rủi ro trong kinh doanh
Theo phạm vi

Theo kết quả

Theo sự tổn thất


ảnh hƣởng

tác động

tài chính

1

Rủi ro căn bản

Rủi ro thuần túy

2

Rủi ro cá biệt

Rủi ro suy đoán

Stt

Rủi ro có tổn thất
về tài chính

Theo nguyên nhân
Rủi ro do môi trƣg chính trị

Rủi ro không có Rủi ro do môi trƣờng luật
tổn thất về tài chính pháp


3

Rủi ro do môi trƣờng kinh tế

4

Rủi ro do môi trƣờng văn hóa

5

Rủi ro do môi trƣờng xã hội
Rủi ro do môi trƣờng thiên

6

nhiên
Rủi ro do nhân thức của con

7

ngƣời
Rủi ro do môi trƣờng hoạt

8

động của tổ chức

(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
a) Phân loại theo phạm vi ảnh hƣởng của rủi ro
- Rủi ro căn bản: là các rủi ro do các hiện tƣợng kinh tế, chính trị, xã hội thay

đổi tác động bao trùm lên phạm vi rộng lớn mà toàn xã hội, nền kinh tế phải
gánh chịu.
- Rủi ro cá biệt: là các rủi ro phát sinh từ một số hiện tƣợng cá biệt trong xã
hội mà các cá nhân hoặc doanh nghiệp phải gánh chịu.
b) Theo kết quả tác động của rủi ro
- Rủi ro thuần túy (rủi ro một chiều): là rủi ro chỉ mang lại những hậu quả có
lợi hoặc tổn thất nên doanh nghiệp cần có biện pháp phòng ngừa.

14


- Rủi ro suy đoán (rủi ro hai chiều): là rủi ro có thể gây ra tổn thất nhƣng cũng
có thể mang lại lợi ích nên đƣợc doanh nghiệp chấp nhận và coi đó là động
lực thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
c) Theo sự tổn thất về tài chính:
- Rủi ro có tổn thất về tài chính: là rủi ro khi xảy ra có thể làm cho doanh
nghiệp bị tổn thất về thu nhập, lợi nhuận…
- Rủi ro không có tổn thất về tài chính: là rủi ro khi xảy ra có thể làm cho
doanh nghiệp bị tổn thất về uy tín, thƣơng hiệu trên thị trƣờng.
d)

Theo nguyên nhân gây nên rủi ro
- Rủi ro do môi trƣờng chính trị: môi trƣờng chính trị ổn định sẽ giảm thiểu rất
nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Khi có một thể chế mới ra đời có thể làm đảo
lộn hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức.
- Rủi ro do môi trƣờng luật pháp: luật pháp đảm bảo sự công bằng cho các
doanh nghiệp, chống lại sự cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên nếu
chuẩn mực luật pháp không phù hợp sẽ gây ra nhiều rủi ro vì xã hội luôn
phát triển. Ngƣợc lại nếu luật pháp thay đổi quá nhiều, quá thƣờng xuyên sẽ
gây ra những cản trở, khó khăn lớn với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân không

nắm vững thay đổi, không theo kịp đƣợc những chuẩn mực mới.
- Rủi ro do môi trƣờng kinh tế : mỗi hiện tƣợng diễn ra trong môi trƣờng kinh
tế nhƣ lạm phát, suy thoái, khủng hoảng, tốc độ phát triển… đều ảnh hƣởng
trực tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp và gây nên những rủi ro, bất ổn.
- Rủi ro do môi trƣờng văn hóa: là những rủi ro gây ra do sự thiếu hiểu biết về
phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, lối sống, đạo đức…
- Rủi ro do môi trƣờng xã hội: do sự thay đổi các chuẩn mực giá trị, hành vi
của con ngƣời, cấu trúc xã hội, các định chế…
- Rủi ro do môi trƣờng thiên nhiên: do các hiện tƣợng thiên nhiên nhƣ động
đất, núi lửa, sóng thần, hạn hán, lũ lụt… gây ra.

15


×