Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

VAI TRÒ của NGƯỜI LÃNH đạo TRONG VIỆC xây DỰNG văn hóa TRƯỜNG học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.95 KB, 6 trang )

VAI TRÒ CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
TRONG VIỆC XÂY DỰNG VĂN HÓA TRƯỜNG HỌC
Ths. Nguyễn Văn Thường
Ths. Nguyễn Đình Hải
CN. Lê Thị Anh1
Tóm tắt: Văn hóa nhà trường là một trong những vấn đề mà bất kể môi trường
giáo dục nào sẽ dành nhiều thời gian quan tâm cũng như công sức để tạo dựng vì đó
chính là nền tảng văn hóa của xã hội, của đất nước, của dân tộc. Trong mỗi nhà trường,
người lãnh đạo là người chịu trách nhiệm và ảnh hưởng lớn để có được văn hóa của
ngôi trường đó. Bài viết tập trung bàn đến vai trò của người lãnh đạo nhà trường trong
việc xây dựng văn hóa và những yếu tố cần có của người lãnh đạo để mang đến một
môi trường văn hóa có giá trị cốt lõi, tích cực, lành mạnh và lan tỏa nhiều nhiều sức
sống
Từ khóa: Văn hóa nhà trường, lãnh đạo, yếu tố
I.
Đặt vấn đề
Giáo dục gắn liền với lịch sử loài người. Đối với nhân loại, giáo dục là phương
thức bảo tồn và bảo vệ kho tàng tri thức văn hoá xã hội. Nhân dân Việt nam vốn có
truyền thống hiếu học và một nền giáo dục lâu đời, trải qua các thời kỳ lịch sử, cộng
đồng người Việt đã tiếp thu và chọn lọc, hình thành nên đạo đức, tư tưởng văn hóa
Việt nam. Nền tảng văn hóa ấy đã tạo nên bản sắc về nhân cách con người Việt nam.
Cũng như sự tồn tại của giáo dục, văn hoá xuất hiện từ khi có loài người, có xã
hội. Văn hoá tồn tại khách quan và tác động vào con người sống trong nó. Nếu môi
trường tự nhiên là cái nôi đầu tiên nuôi sống con người, để loài người hình thành và
sinh tồn thì văn hóa là cái nôi thứ hai giúp con người trở thành “người” theo đúng
nghĩa, hoàn thiện con người, hướng con người khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ.
Trong một tổ chức nói chung cũng như một Nhà trường, văn hóa luôn tồn tại
trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó
để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa dạng và
phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều
quan niệm về văn hóa, nhưng tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa


chung căn bản: văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con
người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản như vậy,
tác giả xin được đưa ra khái niệm văn hóa Nhà trường như sau: Văn hóa nhà trường là
một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên
trong Nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của Nhà trường đó.Căn cứ theo hình
thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian
cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không quan
sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...
Trong thời gian gần đây có rất nhiều vấn nạn xảy ra trong môi trường nhà
trường, tới học sinh, sinh viên đang học dưới mái trường, thậm chí các giáo viên,
giảng viên giảng dạy ở trường đã giống lên nhiều hồi chuông cảnh báo về việc cấp

1 Khoa Bộ môn chung, Trường CĐSP Đà Lạt


thiết phải xây dựng một nền văn hóa thực sự tốt đẹp để duy trì và phát triển xã hội và ở
đó cần có những người lãnh đạo đi đầu trong xu hướng giáo dục học trò thời đại mới.
Trong bài viết này chúng tôi đề cập đến một nội dung quan trọng để hình thành
và giữ vững nền văn hóa học đường, đó chính là yếu tố người lãnh đạo trong bài viết:
“Vai trò của người lãnh đạo trong việc xây dựng văn hóa trường học”.
II.
Nội dung nghiên cứu
1. Khái niệm văn hóa
Theo Wikipedia, Văn hóa liên kết với sự tiến hóa sinh học của loài người và nó là
sản phẩm của người thông minh (Homo sapiens). Trong quá trình phát triển, tác động
sinh học hay bản năng dần dần giảm bớt khi loài người đạt được trí thông minh để
định dạng môi trường tự nhiên cho chính mình. Đến lúc này, bản năng tính con người
không còn mang tính bản năng mà là văn hóa. Khả năng sáng tạo của con người trong
việc định hình thế giới hơn hẳn bất kỳ loài đông vật nào khác và chỉ có con người dựa
vào văn hóa hơn là bản năng để đảm bảo cho sự sống còn của chủng loài mình. Con

người có khả năng hình thành văn hóa và với tư cách là thành viên của một xã hội, con
người tiếp thu văn hóa, bảo tồn nó đồng thời truyền đạt nó thế hệ này sang thế hệ khác.
Việc củng cố chung một văn hóa giúp xác định nhóm người hay xã hội mà các cá thể
là thành viên.
Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra
một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên
ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ
hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. văn hóa nhà trường sẽ giúp cho Nhà trường
thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và
lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ CBGV nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá
nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp
tác vì mục tiêu chung. Thày cô giáo là người trực tiếp tham gia hoạt động dạy học. Và
hơn ai hết, chính Nhân cách Nhà giáo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách học trò. Vì
vậy, chúng ta rất cần những Nhà giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng
về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Đối với học sinh sinh viên, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh
hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn
hóa, học trò không những hình thành được những hành vi chuẩn mực mà quan trọng
hơn là ẩn chứa trong tiềm thức các em là niềm tin nội tâm sâu sắc vào những điều tốt
đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, Văn hóa
Nhà trường còn giúp các em về khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn
hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức
tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã
hội... Do vậy, khi gặp những tình huống xã hội phát sinh, dù là những tình huống mà
các em chưa từng trải nhưng nhờ vận dụng năng lực văn hóa để điều tiết hành vi một
cách hài hòa, các em có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ,
hợp với lòng người và cuộc sống xung quanh.
Còn rất nhiều các định nghĩa khác về văn hóa, Nói một cách đơn giản hơn, văn hóa
là cách sống bao gồm phong cách ứng xử, trang phục, kiến thức và cả niềm tin… Văn

hóa cần được hiểu cả về khía cạnh tinh thần lẫn vật chất. Ở mỗi cơ quan, tổ chức đều


có một văn hóa của riên mình. Nhà trường nhất thiết phải là nơi có văn hóa hơn bất kỳ
một đơn vị nào khác trong xã hội. Vì đó là nơi giáo dục, đào tạo con người một cách
bài bản nhất, nơi tạo ra các chuẩn mực tri thức, đạo đức cho xã hội.
Văn hóa nhà trường được thể hiện ở cả bề nổi như cảnh quan sư phạm, các khẩu
hiệu, logo và giờ xuất hiện nhiều ở các fanpage, website... Trong tập thể nhà trường thì
những điều đó sẽ chịu ảnh hưởng lớn từ người lãnh đạo cao nhất. Do vậy những tiêu
chí người lãnh đạo cần có để giúp gây dựng, hình thành và phát triển nền văn hóa nhà
trường được đề cập ở các điểm sau đây:
2. Các yếu tố cần thiết của người lãnh đạo trong việc xây dựng phát triển văn
hóa nhà trường
2.1. Yếu tố về đạo đức, nhân tâm
Đạo đức là cái tưởng chừng là tất yếu nhưng hiện còn khá yếu kém ở nhiều cơ
quan, kể cả ở trường học, nơi được coi là có đạo đức nhất. Trong giáo dục người xưa
từng nói: Tiên học lễ, hậu học văn. Cái lễ nghĩa, cái đạo đức phải được thể hiện ở ngay
trong người lãnh đạo thì người dưới mới tâm phục khẩu phục.
Người lãnh đạo cần đạo đức cao hơn những người thường khác. Đạo đức là cái
chân đế của văn hóa. Người trình độ cao đến đâu không có đọa lý cũng sẽ làm hỏng
việc, trong giáo dục có thể làm hỏng cả một thế hệ.
Đạo đức là những phẩm chất tốt đẹp của con người do tu dưỡng theo những tiêu
chuẩn nhất định, có rất ít người dường như đã sẵn những phẩm chất đấy, còn cũng có
những người thì phải có sự rèn luyện và theo dõi. Theo quan điểm của Nho giáo thì
dùng Đức trí để trị. Đó là đường lối trị nước bằng đạo đức và nhà trường càng nên là
nơi người lãnh đạo dùng biện pháp đức trị. Mà muốn vậy bản thân người đó phải nêu
cao tấm gương đạo đức.
Trong học tập và làm theo tư tưởng phong cách đạo đức Hồ Chí Minh, Bác cũng
chỉ rõ phải thực hành đạo làm gương, phải có sự mực thước trong lối sống. Cũng như
trong một xã hội, người lãnh đạo nhà trường cũng chính là người chỉ đạo tối cao, với

tầm nhìn, trí tuệ và tâm đức của mình cùng nhân tài để vạch ra đường hướng chiến
lược, sách lược, dùng uy tín và tấm ương là chính mình để thu phục hiền tài, để mọi
người trong nhà trường tin cậy, vì nề mà tuân thủ các quy định khó cứng. Có câu:
Thượng bất chính, hạ tắc loạn. Người lãnh đạo trong môi trường mô phạm cao, đòi hỏi
sự chuẩn mực về mọi mặt càng phải đề cao các tiêu chí: Liêm – Chính – Lễ - Trí – Tín.
Không ai khác chính những người lãnh đạo là người phê quyệt quy chế văn hóa về
đạo đức, tác phong, xác định hệ thống các giá trị cơ bản về nhân văn trong nhà trường
từ phục trang, từ khẩu hiệu đến các trang thiết bị cơ sở vật chất, cái vẻ ngoài giúp cho
người ta dễ có cảm nhận ban đầu vì tính hữu hình cho đến lời ăn tiếng nói, đối nhân xử
thế và cao hơn là cái hồn của trường học đó thể hiện ra từ tâm thài của những người
làm việc trong nhà trường, người học trong trường.
Bề sâu bên trong là điều khó thay đổi, khó nhận thấy: Sóng ngầm luôn có và những
nơi tâm bão là nơi yêu tĩnh nhất. Vậy người lãnh đạo cần điều gì, những hành động
nào để xây dựng văn hóa nhà trường trong thời kỳ này. Có lẽ cũng vẫn không ngoài
những điều cố nhân đã đúc kết: Nhân – Nghĩa – Cần – Kiệm. Ở môi trường giáo dục
thì càng cần tư cách đạo đức, nhân văn. Sự thân thiện, từ bi tỏa ra từ người lãnh đạo sẽ
lan đến tất cả những người trong trường. Đó chính là cái hồn, cái cốt của văn hóa
trong nhà trường.


2.2.

Yếu tố về sự nhạy bén trong việc xây dựng thương hiệu văn hóa, hình
ảnh nhà trường.
Người lãnh đạo tài ba và tâm huyết thậm chí có thể thổi vào một nền văn hóa cũ
một hình thức mới, sinh lực mới. Ở đây, trong bối cảnh mới của thời đại, không thể
không nhắc đến một việc cần cập nhật của người lãnh đạo là khả năng tiếp cận và sử
dụng những phương tiện thông tin đại chúng hiện đại, những ứng dụng mạng phổ biên
để quảng bá, giao tiếp, gắn kết các thành viên trong tập thể và đưa hình ảnh của nhà
trường lên một phạm vi rộng hơn. Đó cũng chính là một hình thức thể hiện văn hóa

của nhà trường. Vẫn biết rằng chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng khi có một diện
mạo đẹp và được tôn vinh, không nhiều thì ít mỗi cá nhân đều có ý thức hơn để giữ gìn
và tu dưỡng phẩm chất cho tương xứng.
Người lãnh đạo có thêm tài lẻ về văn nghệ càng làm cho văn hóa nhà trường phát
triển vì thơ ca, nhạc, họa…chính là đỉnh cao của văn hóa. Người lãnh đạo yêu thích
nghệ thuật sẽ làm cho phong trào văn hóa văn nghệ của tường phát triển hơn, tưng
bừng hơn và từ đó mà tình nghĩa nảy sinh, trí tuệ phát triển. Những thời đại thịnh trị
trong lịch sử Việt Nam cũng chính là những iai đoạn nền văn học nghệ thuật được cách
minh vương quan tâm, các nghệ sĩ được có tiếng nói, các tác phẩm được đánh giá
đúng.
Thời đại 4.0 các nhà lãnh đạo cũng cần bắt kịp xu thế để hòa nhập, để phát triển, để
nắm bắt thông tin chia sẻ những điều tích cực trong cuộc sống, công việc tới nhân viên
sẽ tạo sức hút, gần gũi với nhau thông qua công nghệ khi chính thời đại tạo nên nó.
Thông qua công nghệ các nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được tư tưởng của nhân viên
thông qua các kênh mạng xã hội, dễ chia sẻ động viên họ hơn.
2.3. Yếu tố về phong cách làm việc, hình ảnh cá nhân người lãnh đạo.
Phong cách, thần thái của người lãnh đạo cũng hết sức quan trọng. Phong cách
được hình thành lên từ các yếu tố tư tưởng, lối sống, sở trường, khí chất…,là cách
hành xử của một người thể hiện nhất quán trong công việc, cuộc sống, sinh hoạt, lãnh
đạo, tạo nên nét riêng không lẫn với những người khác hay người lãnh đạo khác.
Một người lãnh đạo có khả năng, có tâm tốt đến mấy mà không thể hiện được ra
bên ngoài thì văn hóa nhà trường cũng sẽ mờ nhạt hơn nhiều. Và ngược lại nền văn
hóa nhà trường đó sẽ sắc nét hơn rất nhiều khi người lãnh đạo nhà trường ngoài năng
lực chuyên môn, quản lý còn thể hiện ở sự lịch lãm trong giao tiếp, làm được nói được,
biết truyền lửa cho các nhân viên, giảng viên, giáo viên, học sinh sinh viên. Vì hơn bất
kỳ một cơ quan chuyên môn nào, nghề giáo dục là nghề giao tiếp với con người và
người thầy đứng trên bục giảng còn cần phải là người nghệ sĩ, người đạo diễn, người
diễn viên, người truyền cảm hứng. Chắc chắn là người lãnh đọa cần là người đạo diễn
giỏi, người truyền cảm hứng mạnh mẽ tới xung quanh. Từ trang phục, giọng nói, ngôn
ngữ lời nói và hình thể…cần có sức ảnh hưởng tích cực tới các cán bộ giảng viên, giáo

viên, học sinh, sinh viên trong trường.
Đối với các trường chuyên nghiệp thì điều này còn cần thiết hơn bao giờ hết, cần
quan tâm và đầu tư về phong thái, phong cách hướng tới những điều chuyên nghiệp,
thao tác công nghiệp, nhanh nhẹn, thần thái lôi cuốn trong lời ăn tiếng nói, các điệu bộ
cử chỉ…
2.4. Một số đề xuất xây dựng nhà trường văn hóa


Cần xây dựng mô hình nhân cách văn hóa con người Việt nam theo hướng phát
triển cân đối, hài hòa giữa tâm lực, trí lực và thể lực. Trong đó, lấy tâm lực làm nền
tảng cho phát triển nhân cách. Khi thiếu kiến thức, kỹ năng do nhu cầu công việc
người ra có thể học thêm và trau dồi để có được, nhưng khi thiếu đạo đức và lương
tâm tối tăm thì sẽ rất khó để cải thiện được nhân cách. Do vậy, cần phải chú trọng đến
giáo dục chữ “tâm” - lấy nó là cốt cách để làm người. Người có lương tâm trong sáng
sẽ biết cảm nhận và có quan niệm đúng về cái đẹp, và người biết rung cảm trước cái
đẹp thì rất khó làm điều xấu. Văn hóa người Việt nam chúng ta có lối sống trọng tình,
coi trọng lễ nghĩa, tôn sư trọng đạo. Như vậy, phát huy được mô hình nhân cách này
cũng là phát huy lợi thế về bản sắc văn hóa người Việt. Mô hình nhân cách ấy phải
được giáo dục cho mọi thành viên trong nhà trường mà trước hết phải chính là các
Thầy cô giáo. Hơn ai hết, người Thầy sẽ là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp nhân cách học
trò. Tình yêu thương, sự tận tâm dạy bảo của người Thầy sẽ là những bài học về đạo
đức thiết thực nhất, là cách cảm hóa hữu hiệu nhất học trò của mình.
Các Nhà trường cần xây dựng quy chế văn hóa dựa trên triết lý riêng của mình để
khẳng định được phong cách, xác định hệ thống giá trị, chuẩn mực đạo đức của Nhà
trường. Theo đó, thống nhất và hướng dẫn hành vi ứng xử của mọi thành viên trong
Nhà trường theo các giá trị và chuẩn mực đã xác định.
Đầu tư cơ sở vật chất phù hợp với mô hình văn hoá tổ chức Nhà trường. Chính yếu
tố vật chất cũng góp phần tạo nên ý thức con người, như không gian, trang thiết bị làm
việc, trang phục... sẽ giúp họ dễ cảm nhận vì tính hữu hình của nó, khiến họ tin tưởng
và gắn bó hơn với nhà trường.

Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên Nhà trường trong việc học tập, nghiên
cứu và có cơ chế khuyến khích phù hợp trong việc thực hiện văn hóa nhà trường.
Đối với cấp độ quản lý nhà nướcTiếp tục chỉ đạo và phát động phong trào thi đua
“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Có thể khẳng định đây là một chủ
trương vô cùng đúng đắn và sáng suốt của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong bối cảnh giáo
dục chúng ta như hiện nay.
Tuy nhiên, rất tiếc hiệu quả thực hiện phong trào này lại còn nhiều hạn chế, vì nếu
hiệu quả cao thì chúng ta đã không phải chứng kiến thực trạng giáo dục đầy tiêu cực
như hiện nay. Lỗi chính ở khâu thực hiện của các trường còn quá hình thức. Vì đây là
việc làm rất khó, đòi hỏi mỗi trường phải có sự quyết tâm cao, thực sự đổi mới và sáng
tạo trong cách làm. Mỗi Nhà trường có những đặc thù riêng, triết lý riêng trong hoạt
động của mình.
Việc “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” phải được cụ thể hóa trên
cơ sở đặc thù đó. Do vậy, việc tiếp tục chỉ đạo thực hiện phong trào của Bộ GD-ĐT
phải trên cơ sở rà soát, đánh giá rút kinh nghiệm giai đoạn thực hiện trước đó. Trong
đó, cần hướng dẫn cụ thể các khâu kỹ thuật cho các trường trong việc xây dựng phong
trào này để các trường cụ thể hóa nội dung và phát huy sáng tạo. Nếu chúng ta xây
dựng trường học thân thiện học sinh tích cực một cách hiệu quả và thực chất thì mỗi
nhà trường Việt nam sẽ là một nhà trường văn hóa.
III. Kết luận
Như vậy, việc xây dựng văn hóa nhà trường là vô cùng cần thiết trong bối cảnh
hiện nay. Nó đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp quản lý và đặc biệt là sự chủ động, quyết
tâm và cầu thị của các Trường. Và hơn bao giờ hết, chúng ta đang rất cần những nhà


giáo chân chính, những con người có bản lĩnh và cái tâm trong sáng trong cuộc chiến
chống nạn “xâm lăng văn hóa”. Dân tộc Việt nam là một đất nước ngàn năm văn hiến,
nhân dân Việt nam vốn có truyền thống hiếu học và tôn trọng đạo lý. Chúng ta hãy
chung tay góp sức phát huy truyền thống dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa của nhân
cách con người Việt nam.

Việc xây dựng một nền văn hóa nhà trường cần phải làm ngay, làm dần dần không
ngừng nghỉ ở từng cơ sở giáo dục và người chỉ huy trưởng cần nhận thức và đón lấy
trách nhiệm thiết yếu ấy. Sẽ mất rất nhiều thời gian công sức nhưng phải quyết tâm đề
đưa nền giáo dục nước nhà vượt qua giai đoạn hết sức cam go này. Từng trường học
như từng tế bào của xã hội, hơn nữa là tế bào hệ thống quan trọng tạo nên con người
có nhân cách, có tri thức để cho sự phát triển. Chính vì thế người lãnh đạo của truowgf
học là nhà tư lệnh có ý nghĩa cực kỳ to lớn. Và hơn bao giờ hết, sự hưng thịnh của văn
hóa nhà trường sẽ dần đi lên khi có người lãnh đạo với những phẩm chất tốt đẹp, tư
cách gương mẫu, đạo đức. Người lãnh đạo có những chỉ bảo thẳng thắn nhất từ cách
ăn mặc, lối sống…
Người lãnh đạo ngày nay cần có năng lực dùng phương tiện của công nghệ 4.0 để
hòa nhập với thế giới. Văn hóa nhà trường phát triển được chính nhờ những người
lãnh đạo có tâm, có tầm, có trí tuệ và phong cách riêng biệt ấy. Tin tưởng rằng trong
tương lai dưới sự chéo lái của những nhà lãnh đạo như vậy, con thuyền chở tri thức sẽ
ra biển lớn, sẽ đón những luồng sinh lực mới với một văn hóa nhà trường chuẩn mực.
Giá trị cốt lõi trong mỗi nhà trường đạt được hiệu quả cao thì phần lớn cũng cần
nhờ vào sự cố gắng góp sức của tất cả các thành viên trong nhà trường, cùng với
những người lãnh đạo tạo lên thương hiệu văn hóa nhà trường lành mạnh, tích cực và
chuyên nghiệp hơn, tạo niềm tin nơi phụ huynh, sinh viên khi tới với nhà trường của
chúng ta.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Minh Hạc (2009), Giáo dục giá trị - xây dựng văn hóa học đường, Kỷ
yếu Hội thảo văn hóa học đường, Hội khoa học TLGD Việt Nam, Tiền Giang
tháng 3/2019.
2. Nguyễn Thị Mai Vân (2015). Tư tưởng nho giáo về đạo đức người quân tử với
việc giáo dục đạo đức cho thanh niên VN hiện nay, Đại học Đà Nẵng.
3. Nguyễn Hồng Hà (205), Môi trường văn hóa với việc xây dựng lối sống và con
người Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội.




×