Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.93 KB, 9 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ
Môn: Công pháp quốc tế
Đề bài số 06: Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
I. Mở đầu
Trên thế giới hiện nay, các quốc gia đang ngày càng chú trọng hơn đến vấn
đề hợp tác cùng phát triển và mối quan hệ giữa cộng đồng các quốc gia ấy. Điều
này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cũng như vị trí của quốc gia trên
trường quốc tế. Và mối quan hệ của cộng đồng các quốc gia trên thế giới lại
được điều chỉnh bằng hệ thống pháp luật quốc tế. Có thể định nghĩa luật quốc tế
là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể
khác nhau của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình
đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thế đó
trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó là những nguyên tắc và quy phạp áp
dụng chung mà không có sự phân biệt về tính chất, hình thức hay vị thế của từng
quốc gia khi thiệt lập quan hệ quốc tế giữa những chủ thể này với nhau.
Pháp luật quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển: Luật quốc tế cổ đại,
luật quốc tế trung đại, luật quốc tế cận đại, luật quốc tế hiện đại. Trong đó không
thể không nhắc đến vai trò to lớn của Liên hợp quốc đối với việc xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế.
Liên Hợp Quốc (hay Liên Hiệp Quốc) là một tổ chức quốc tế được thành
lập từ sau thế chiến thứ II. Từ con số 51 quốc gia thành viên vào năm 1951, hiện
nay, Liên Hiệp Quốc có 192 thành viên, bao gồm phần lớn các quốc gia có chủ
quyền trên Trái Đất. Với mục đích thành lập của mình, Liên hợp quốc đã góp
một phần rất lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế
và đặc biệt là trong lĩnh vực hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối
quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước.
Theo hiến chương Liên hợp quốc thì tổ chức này gồm 6 cơ quan chính gồm: Đại
hội đồng (ĐHĐ), Hội đồng Bảo an (HĐBA), Hội đồng Kinh tế và Xã hội
(ECOSOC), Hội đồng Quản thác (chính thức chấm dứt hoạt động theo quyết
định của Hội nghị thượng đỉnh năm 2005), Tòa án quốc tế và Ban Thư ký. Ngoài


ra, một số tổ chức tiến hành quản lý các cơ quan của Hệ thống Liên Hiệp Quốc,
ví dụ như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc
(UNICEF)
II. Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật quốc tế
Kể tử khi thành lập cho tới nay, Liên hợp quốc đã thể hiện được vai trò của
mình một cách rất rõ ràng đối với quốc tế. Liên hợp quốc đã thông qua rất nhiều
Điều ước, Công ước, Hiệp định,… và đồng thời cũng giúp hoàn thiện nhiều văn
bản pháp luật quốc tế. Liên hợp quốc đã đóng góp trong rất nhiều công sức trong
việc đảm bảo tốt quyền của con người và mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế
giới, thúc đẩy rất nhiều việc các quốc gia tham gia vào hiệp ước hay xây dựng
những hiệp ước quốc tế. hoạt động theo các mục tiêu và nguyên tắc qui định
trong Hiến chương Liên hợp quốc. Điều 1 của Hiến chương Liên hợp quốc nêu
rõ những mục tiêu cơ bản của Liên hợp quốc là: giữ gìn hòa bình và an ninh thế
giới; thực hiện hợp tác quốc tế dựa trên cơ sở tôn trọng nhân quyền và quyền tự
do của con người; xây dựng Liên hợp quốc làm trung tâm điều hoà các nỗ lực
quốc tế vì các mục tiêu chung. Việc Liên hợp quốc tham gia vào xây dựng và
hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế cũng nhằm vào những mục đích này. Do
đó, em xin đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn thiện
hệ thống pháp luật quốc tế dựa theo mục đích của Liên hợp quốc.
1. Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực giữ gìn hòa bình và
an ninh thế giới.
Có thể nói, đóng góp lớn nhất của LHQ là đã góp phần ngăn ngừa không để
xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới trong 62 năm qua; một số cuộc khủng
hoảng quốc tế đã được giải quyết với sự trung gian hòa giải của LHQ. Theo
thống kê của LHQ, tổ chức này đã hỗ trợ các cuộc thương lượng đưa đến giải
pháp hòa bình cho hơn 170 cuộc xung đột ở các khu vực. Và để thực hiện được
điều này, theo yêu cầu của các bên trong xung đột, LHQ đã triển khai 60 hoạt
động gìn giữ hòa bình (HĐGGHB LHQ) nhằm góp phần tạo môi trường thuận

lợi cho các bên đi đến các thỏa thuận chấm dứt xung đột và thực hiện các thỏa
thuận đó. LHQ đã soạn thảo và xây dựng được 15 công ước quốc tế về giải trừ
quân bị, đóng góp tích cực vào việc duy trì hòa bình và ổn định thế giới. Vì vậy,
đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật quốc tế trong lĩnh vực
giữ gìn hòa bình và an ninh thế giới thì Liên hợp quốc đóng một vai trò vô cùng
quan trọng.
Có thể kể đến như Liên hợp quốc đã tham gia và thúc đẩy các nước xây
dựng và tham gia vào hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân; Liên hợp quốc
khởi xướng hiệp định mới về buôn bán vũ khí; ….
Không chỉ thể hiện vai trò trong việc đề xuất, soạn thảo hay thúc đẩy việc
thành lập nên các Hiêp ước, Hiệp định, Điều ước hay Công ước quốc tế mà Liên
hợp quốc còn giữ vai trò lớn trong việc giám sát thực hiện những Điều ước, Hiệp
định,… đã kí kết. Ví dụ khi một hiệp ước hòa bình đã được đàm phán, các bên
tham gia có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc đưa một lực lượng gìn giữ hòa bình để
giám sát các phần tử đã đồng ý với kế hoạch hòa bình.
Ngoài ra, những Nghị quyết của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hay những
phán quyết của tòa án Công lý quốc tế (ICJ), tòa hình sự quốc tế (ICC) cũng là
một trong những nguồn bổ sung của luật quốc tế.
2. Đánh giá vai trò của Liên hợp quốc trong việc xây dựng và hoàn
thiện hệ thống pháp luật quốc tế liên quan đến lĩnh vực nhân quyền.
Liên hợp quốc có một vai trò to lớn trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật quốc tế có liên quan đến nhân quyền. Hiến chương Liên hợp
quốc được bắt đầu bằng những điều sau: “Chúng ta, các dân tộc của Liên hiệp
Quốc, quyết tâm…khẳng định niềm tin vào các quyền cơ bản của con người, vào
phẩm giá con người, vào quyền bình đẳng nam nữ,...”. Như vậy, các quốc gia
phê chuẩn Hiến chương Liên hiệp Quốc và tham gia vào Liên hiệp Quốc sẽ đều
thừa nhận tầm quan trọng của nhân quyền, điều này góp phần to lớn thúc đẩy sự
hình thành của phần lớn luật pháp quốc tế về bảo vệ nhân quyền nhưu hiện nay.
Liên hiệp Quốc (LHQ) là cơ quan liên chính phủ đa phương duy nhất có quyền
xét xử quốc tế được chấp nhận rộng rãi về pháp chế nhân quyền chung. Tất cả

các cơ quan của LHQ có chức năng tư vấn cho Hội đồng Bảo an Liên hiệp Quốc
và Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp Quốc, và có rất nhiều các ủy ban ở trong
LHQ có trách nhiệm bảo vệ các hiệp ước nhân quyền khác nhau. Hội đồng Nhân
quyền có thể yêu cầu Hội đồng Bảo an đưa các vụ kiện ra Tòa án hình sự Quốc
tế (ICC) ngay cả những vấn đề ngoài quyền hạn của ICC. Nhờ có điều đó, rất
nhiều vụ kiện liên quan đến nhân quyền đã được giải quyết, và chính các bản án
đó cũng là một nguồn quan trọng để giúp bổ sung những ý kiến trong khi xây
dựng các Công ước quốc tế, Điều ước quốc tế,…có liên quan đến vấn đề nhân
quyền hay hoàn thiện nhưng Công ước, Điều ước quốc tế đó.
Để bảo vệ nhân quyền trên thế giới, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã đưa ra
rất nhiều Công ước, Hiệp định,…về vấn đề này và đã được các nước thành viên
thông qua như Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em, Hiệp định
Bổ sung năm 1956 của Liên hợp quốc về việc xóa bỏ chế độ nô lệ,… Đại hội
đồng Liên hợp quốc cũng đã đề xuất và công bố toàn văn bản Tuyên Ngôn Nhân
Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hội đồng cũng kêu gọi tất cả các nước thành viên
phổ biến rộng rãi bản tuyên ngôn và yêu cầu các nước đưa bản tuyên ngôn này
vào chương trình giáo dục phổ thông trong các trường học và các cơ quan giáo
dục khác, không phân biệt thể chế chính trị của quốc gia thành viên hay các
vùng lãnh thổ. Tuyên ngôn tuy không có hiệu lực như một văn bản pháp luật
quốc tế nhưng nó lại là một văn bản mang tính cơ sở cho việc xây dựng
nhiều điều ước quốc tế liên quan đến nhân quyền. Không chỉ có vậy, ở vấn
đề này, Liên hợp quốc đã đứng ra tổ chức rất nhiều hội nghị quốc tế và

×