Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Luận văn thạc sĩ phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.36 KB, 67 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quảng Bình nằm ở vùng Bắc Trung Bộ. Phía Bắc giáp Hà Tĩnh, phía
Nam giáp Quảng Trị, phía Tây giáp Lào, phía Đông giáp biển Đông. Tỉnh có
vị trí chiến lược quan trọng về an ninh quốc phòng, nằm trên hành lang kinh
tế Đông Tây của Việt Nam.
Hệ thống giao thông của Quảng Bình tương đối thuận lợi với các tuyến
giao thông quan trọng của Quốc gia như Quốc lộ 1, đường sắt Bắc Nam,
đường Hồ Chí Minh chạy qua tỉnh. Đồng thời, Quảng Bình còn có sân bay
Đồng Hới, cửa khẩu quốc tế Cha Lo và một số cửa khẩu phụ khác thông sang
Lào và cảng biển Hòn La giúp Quảng Bình thuận lợi trong việc kết nối đến
các thị trường du lịch quan trọng của Việt Nam.
Quảng Bình rất có tiềm năng về du lịch. Phong phú và đa dạng với các
loại hình du lịch, bởi Quảng Bình có rừng, có biển, với nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp. Đặc biệt là Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cùng với hệ thống
hang động đã được được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Với bề dày
lịch sử, Quảng Bình còn nổi tiếng với những tài nguyên du lịch nhân văn từ
các di chỉ văn hóa cổ thuộc nền văn hóa Hòa Bình và Đông Sơn, các di tích
lịch sử như Quảng Bình Quan, Lũy Thầy, Rào Sen, hệ thống các di tích, địa
danh nổi tiếng trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược của dân tộc như
Cự Nẫm, Cảnh Dương, Cha Lo, Cổng Trời, Xuân Sơn, Long Đại, đường Hồ
Chí Minh... cho đến các giá trị văn hóa truyền thống về ẩm thực, biểu diễn
nghệ thuật... Những người con của đất Quảng Bình đã trở thành những danh
nhân của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực quân sự, văn hóa –xã hội như Dương
Văn An, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Hàm Ninh, Hoàng Kế Viêm, Võ Nguyên
Giáp…
Trong những năm qua, du lịch Quảng Bình đã có tăng trưởng vượt bậc

1



lượng khách tăng trưởng với tốc độ cao, thu hút được nhiều du khách trong và
ngoài nước, tạo ra nguồn thu ngân sách cho địa phương, giải quyết công ăn
việc làm cho hàng ngàn lao động, cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật ngày càng
hoàn thiện… Xác định vị trí quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát
triển kinh tế- xã hội và để khai thác hợp lý các tiềm năng du lịch phong phú,
Quảng Bình đã coi phát triển kinh tế du lịch là một trong những thế mạnh chủ
yếu trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh, nhanh chóng hòa nhập với sự
phát triển du lịch trong khu vực và trên thế giới.
Bạn thân tôi là người con của quê hương Quảng Bình, sự gần gủi, hiểu
biết nhất định về quê hương, đã chứng kiến những đổi thay nhanh về mọi mặt
sau những năm tháng chiến tranh ác liệt, trong đó có du lịch – được đánh giá
là một điểm đến hấp dẫn. Tuy nhiên việc phát triển nhanh, có phần hơi
“nóng”, dẫn đến sự bất cập đối với ngành du lịch của Quảng Bình. Điều này
đòi hỏi có những định hướng, giải pháp phát triển các sản phẩm du lịch chủ
lực, đặc thù mang tính bền vững.
Chính vì vậy tác giả chọn đề tài “Phát triển một số sản phẩm dịch vụ du
lịch chủ lực tại Quảng Bình” để đưa ra nhằm phân tích, đánh giá thực trạng và
đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của
Quảng Bình trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Hiện nay ở Quảng Bình có một số nghiên cứu liên quan đến phát triển
du lịch nhưng việc nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch chủ lực còn hạn
chế , chưa giải quyết được những bất cập nhằm đưa ra các bước phát triển về
chất lượng, nâng cao giá trị sản phẩm du lịch, tăng cường năng lực cạnh tranh
cho du lịch Quảng Bình trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Góp phần tạo cơ sở khoa học để xây dựng định


hướng phát triển du lịch tỉnh Quảng Bình, nhằm phát triển một số sản phẩm

dịch vụ du lịch có tính cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập của du lịch với khu
vực và quốc tế.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển các sản phẩm dịch vụ
du lịch tại tỉnh Quảng Bình
Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển một số sản phẩm dich vụ du
lịch của tỉnh Quảng Bình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về phát triển các sản phẩm
du lịch chủ lực tại tỉnh Quảng Bình
Phạm vi nghiên cứu: Các dịnh vụ du lịch tại Quảng Bình và một số sản
phẩm dịch vụ du lịch chủ lực như: Du lịch tự nhiên, Du lịch biển, du lịch văn
hóa, du lịch sinh thái.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Làm rõ một số khái niệm, bản chất với các thuật ngữ liên quan đến du
lịch, sản phẩm du lịch chủ lực…
- Việc phân tích, diển giải, đối chiếu, cũng như tham khảo được dựa trên
cơ sở các tài liệu liên quan đến du lịch; các nghị định, quy chế cũng như các
định hướng đã có trước đó có liên quan, từ đó rút ra kết quả việc nghiên cứu,
để có những đề xuất, giải pháp phù hợp.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận: Đầu tiên luận văn nghiên cứu lý luận và thực tiễn,
khái niệm, lý thuyết về du lịch và sản phẩm du lịch. Từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho du lịch Quảng Bình.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn sử dụng


các phương pháp như đối chiếu, thống kế, so sánh, phân tích hệ thống…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Trên cơ sở xây dựng các luận cứ khoa học về phát triển du lịch trong bối
cảnh hội nhập quốc tế của ngành du lịch Quảng Bình và đi sâu vào đánh giá
thực trạng phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch, đề xuất giải pháp phát
triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch của Quảng Bình giai đoạn tới.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về du lịch và sản phẩm dịch vụ du
lịch
Chương 2: Đánh giá tiềm năng và hiện trạng phát triển một số sản phẩm
dịch vụ du lịch tại Quảng Bình
Chương 3: Các giải pháp phát triển du lịch tại Quảng Bình.


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄNVỀ DU LỊCH VÀ SẢN PHẨM
DỊCH VỤ DU LỊCH
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch và phát triển du lịch
1.1.1. Khái niệm về Du lịch
Du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử tồn tại và phát triển của loài
người, lúc đầu du lịch mới chỉ là những hiện tượng riêng lẻ và cá biệt của một
nhóm người nào đó, nhưng ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh
tế xã hội phổ biến ở các nước phát triển cũng như ở các nước đang phát triển.
Tuy nhiên cho đến nay khái niệm du lịch có nhiều cách hiểu khác nhau “ do
hoàn cảnh “(thời gian, khu vực) khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác
nhau, mỗi người có một cách hiểu về du lịch khác nhau (34,7)
Nếu tiếp cận du lịch dưới góc độ nhu cầu của con người thì du lịch là
một hiện tượng xã hội, đó là hiện tượng con người rời khỏi nơi cư trú thường
xuyên để đến một nơi xa lạ vì nhiều mục đích khác nhau ngoại trừ mục đích
kiếm việc làm và trong thời gian đó họ phải tiêu tiền mà họ đã kiếm được.
Nhưng nếu tiếp cận du lịch dưới gốc độ là một ngành kinh tế thì Du lịch là

một ngành tổng hợp của các lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển và tất cả
các yếu tố cấu thành khác kể cả xúc tiến quảng bá nhằm “phục vụ cho việc đi lại,
nghỉ ngơi, ăn uống, đón tiếp du khách đến nghiên cứu, tham quan”.
1.1.2.Phát triển du lịch
Trong quá trình hình thành và phát triển du lịch đều dựa trên hoạt động
kinh doanh du lịch từ việc khai thác tiềm năng về tài nguyên, văn hóa, lịch sử
sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt do nhiều loại dịch vụ hợp
thành và mục đích cơ bản là thoả mãn nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch
trong hoạt động du lịch.
Sản phẩm dịch vụ du lịch vô cùng phong phú và đa dạng liên quan tới


rất nhiều ngành, nghề các bộ phận hợp thành có thể chia ra làm 3 loại :
+ Sức thu hút khách du lịch- đó là tất cả các hiện tượng, sự vật, sự kiện
của tự nhiên và xã hội tạo thành sức thu hút đối với khách du lịch mà các nhà
kinh doanh du lịch giới thiệu cho khách nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và xã
hội. Đây chính là cơ sở để phát triển du lịch.
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật để phát triển du lịch. Trong cơ sở vật chất kỹ
thuật phục vụ du lịch được chia làm 2 loại : Cơ sở vật chất kỹ thuật trực tiếp
phục vụ khách du lịch gồm : các phương tiện vận chuyển, các cơ sở lưu trú,
các cơ sở phục vụ ăn, uống; các cơ sở phục vụ tham quan..v.v. Cơ sở hạ tầng
phục vụ du lịch tuy không chỉ trực tiếp phục vụ khách du lịch mà còn phục vụ
dân sinh như : đường xá, điện , nước , thông tin liên lạc..v.v.
+Hạt nhân của sản phẩm du lịch phần lớn là dịch vụ. Trong dịch vụ
cũng được chia thành 2 loại cơ bản : dịch vụ của các cơ sở kinh doanh trực
tiếp đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của khách du lịch và dịch vụ gián tiếp(thường
gọi là dịch vụ công) như: về thị thực xuất nhập cảnh, kiểm tra hải quan.v.v.
Xét trên góc độ kinh tế, khi sản phẩm đưa ra thị trường để bán thì nó
trở thành hàng hoá và có thể nói đây là hàng hoá đặc biệt. Nó cũng có thuộc
tính chung của hàng hoá, nghĩa là có giá trị và giá trị sử dụng.

Giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch là nó thoả mãn nhu cầu có tính
chất đa dạng của khách du lịch trong quá trình đi du lịch, trong đó có những
nhu cầu về sinh lý như: ăn, uống, ở, đi lại, có những nhu cầu về tinh thần :
tham quan, tìm hiểu, mở rộng nhận thức, tăng cường giao lưu, được tôn
trọng.v.v. Chính vì vậy , giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch có tính đa chức
năng. Sản phẩm du lịch là sự kết hợp của những sản phẩm vật chất, sản phẩm
tinh thần và dịch vụ nên giá trị sử dụng của sản phẩm du lịch cũng trìu
tượng,vô hình và chỉ có thể thông qua khách du lịch để đánh giá, đo lường giá
trị sử dụng của sản phẩm du lịch.


Về giá trị của sản phẩm du lịch- là sự kết tinh lao động phổ biến của
con người, là kết quả tiêu hao sức lực, trí tuệ của con người . Giá trị của sản
phẩm du lịch có thể chia ra làm 3 nội dung đó là giá trị của sản phẩm vật chất,
giá trị của dịch vụ và giá trị của sức thu hút khách. Giá trị của sản phẩm vật
chất có thể dùng thời gian lao động tất yếu của xã hội để đánh giá. Giá trị của
dịch vụ được quyết định bởi trang thiết bị, lực lượng lao động với tay nghề ,
kỹ năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và tố chất văn hoá..v.v, những yếu
tố này rất khác nhau nên khó xác định giá trị của nó. Giá trị của sức thu hút
khách là một khái niệm trừu tượng, nhưng lại là một trong những nội dung
quan trọng của sản phẩm du lịch, vì thế nó cũng rất khó xác định.
Thông qua việc phân tích sản phẩm du lịch trên các mặt khác nhau có thể thấy
việc thống nhất nhận thức về sản phẩm du lịch là khó khăn, nhưng đối với
những người làm kinh doanh du lịch cần phải suy nghĩ để không ngừng hoàn
thiện và nâng cao chất lượng sản phẩm của mình nhằm cạnh tranh được khách
trên thị trường trong nước và quốc tế. Điều rất cơ bản để đa dạng hoá và nâng
cao chất lượng sản phẩm du lịch cần phải đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân
lực du lịch một cách thường xuyên và liên tục.
1.1.2. Sản phẩm dịch vụ du lịch
Có thể thấy rằng sản phẩm dịch vụ du lịch là các sản phẩm dịch vụ

được bố trí, thiết kế, xây dựng nhằm mục đích phát triển du lịch, những giá trị
tinh thần dịch vụ phi vật chất hay là một cảm giác, một sự trải nghiệm về sự
hài lòng hay không hài lòng mà khách hàng đã đồng ý bỏ tiền ra để mua, có thể
kể đến các loại hình sản phẩm dịch vụ du lịch sau: Dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận
chuyển,vui chơi, giải trí, mua sắm, dịch vụ trung gian và dịch vụ bổ sung.
Sản phẩm dịch vụ du lịch có các đặc tính như sau:
Dịch vụ nói chung và dịch vụ du lịch nói riêng có những đặc tính khác
biệt so với sản phẩm là hàng hóa đó là:


Sản phẩm dịch vụ du lịch có tính vô hình. Dịch vụ là sự trợ giúp của con
người với con người, nên người tiêu dùng chỉ có thế đánh giá được chất lượng
của dịch vụ sau khi đã tiêu dùng. Nó không thể sờ mó được, không thể nhìn thấy
được mà chỉ có thể nghe nói về dịch vụ đó. Chính vì vậy, để bán được dịch vụ
trên thị trường, người ta phải sử dụng đến các loại phương tiện tuyên truyền,
quảng cáo. Mặt khác, do tính vô hình của dịch vụ mà người tiêu dùng thường
sử dụng dịch vụ của những người và những tổ chức đã quen biết hoặc cơ
thương hiệu. Vì thế đối với các doanh nghiệp và cá nhân làm dịch vụ thì chữ
tín và thương hiệu đóng vai trò quan trọng. Ví dụ: khách du lịch mua một
chương trình du lịch, trước khi mua họ chỉ thấy hình ảnh và nghe giới thiệu
về các dịch vụ trong chương trình này, còn đánh giá cụ thể chất lượng dịch
vụ phải đợi đến khi họ đi du lịch về mới đánh giá được chất lượng của các
dịch vụ.
Thời gian “sản xuất” trùng với thời gian “tiêu thụ”. Khi khách du lịch
cần đến dịch vụ thì người hoặc tổ chức làm dịch vụ trợ giúp ngay. Người làm
dịch vụ hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ không thể “sản xuất” dịch vụ xong rồi
lưu kho được. Ví dụ: Một buồng trong khách sạn không cho thuê được trong
ngày hôm nay thì không thể để ngày mai bán gấp đôi giá được hoặc một ghế
trên chuyến máy bay, chuyến trên ô tô nếu không có khách thì không thể bán
gấp đôi giá cho các chuyến sau được. Điều này đòi hỏi người làm dịch vụ

hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ phải linh hoạt trong việc sử lý giá cả cũng như
tạo ra uy tín và thương hiệu để thu hút nhiều khách hàng.
Tính không thể thay thế được. Tính chất này của dịch vụ đòi hỏi người
làm dịch vụ hoặc doanh nghiệp làm dịch vụ phải nghiêm túc, cẩn thận, giữ chữ
tín khi làm dịch vụ cho khách hàng. Nếu làm hỏng thì không thể đền hoặc thay
thế bằng dịch vụ khác được. Ví dụ: khi khách đã mua chương trình du lịch và
chuẩn bị ngày, giờ đi du lịch, nhưng doanh nghiệp du lịch lại tuyên bố hoãn
chương trình


du lịch, như vậy không thể đền cho khách được bằng chuyến đi du lịch khác.
Hoặc khi khách đã mua vé cho chuyến bay nhất định, đã ra sân bay, nhưng
chuyến bay hoãn thì hãng hàng không không chỉ phải phục vụ trong thời gian
khách chờ đợi mà còn bị mất uy tín dẫn đến việc mất khách hàng.
1.2. Cơ sở lý luận về Sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực
1.2.1. Khái niệm:
Sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực là khái niệm mới và đã xuất hiện
trong một số văn bản quản lý Nhà nước vào những năm đầu tiên thế kỷ 21.
Gần đây, khái niệm này được sử dụng phổ biến và đã trở thành thuật ngữ quen
thuộc không chỉ với các nhà quản lý mà còn với cả nhà nghiên cứu và các
doanh nghiệp. Tuy nhiên cách hiểu lại có những điểm khác nhau giữa các nhà
nghiên cứu, giữa các địa phương về sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực và cách
xác định chúng.
Qua nghiên cứu, tổng hợp các nguồn tài liệu, với nhận thức của tác giả
xin đưa ra khái niệm về sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực như sau: Sản phẩm
dịch vụ du lịch chủ lực là sản phẩm dịch vụ du lịch chủ yếu, có năng lực cạnh
tranh cao, có khả năng lan tỏa và lôi kéo các ngành nghề khác cùng phát triển;
đồng thời nó còn là sản phẩm du lịch dịch vụ thể hiện tính đặc thù riêng,
mang đặc điểm văn hóa của một quốc gia, địa phương hay vùng lãnh thổ.
1.2.2. Đặc điểm của sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực:

- Sản phẩm dịch vụ du lịch có năng lực cạnh tranh cao: sản phẩm dịch vụ du
lịch chủ lực phải là những sản phẩm đảm bảo yêu cầu về mặt chất lượng, tính
độc đáo,…đạt tiêu chuẩn theo quy định; có khả năng thu hút lượng lớn khách
du lịch trong và ngoài nước sử dụng dịch vụ, đồng thời chiếm được ưu thế
cạnh tranh so với những địa phương khác. Trong xu thế hội nhập quốc tế ngày
càng sâu rộng, môi trường cạnh tranh không còn đơn giản với không gian
nhỏ hẹp mà cạnh tranh hiện nay là cạnh tranh toàn cầu


với nhiều phương thức phức tạp. Do đó, một sản phẩm dịch vụ du lịch muốn
trở thành chủ lực của một địa phương nhất thiết phải có năng lực cạnh tranh
tốt không chỉ phạm vi lãnh thổ vùng mà còn trên phạm vi cả nước để có thể
tồn tại và phát triển một cách bền vững.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch phải có sức lan tỏa: Có thể nói sản phẩm dịch vụ du
lịch chủ lực là những sản phẩm có sự liên kết mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp
và lôi kéo những dịch vụ du lịch khác nói riêng cũng như các sản phẩm và
ngành hàng khác nói chung. Mặt khác, quá trình phát triển của sản phẩm chủ
lực cũng thường xuyên chịu tác động bởi các sản phẩm và ngành hàng khác.
Sự liên hệ này được thể hiện thông qua các mối liên hệ chuỗi giá trị hoặc các
mối liên hệ bổ trợ. Với tính chất lan tỏa như vậy, thực tế cho thấy khi sản
phẩm dịch vụ du lịch chủ lực phát triển sẽ tạo ra nhu cầu hỗ trợ, nhu cầu liên
kết,…từ đó kích thích, lôi kéo các sản phẩm dịch vụ, các ngành nghề khác
cùng phát triển.
- Sản phẩm dịch vụ du lịch mang tính đặc thù của địa phương: một sản phẩm
dịch vụ du lịch chủ lực còn là sản phẩm thể hiện lợi thế đặc trưng của địa
phương. Khách du lịch sử dụng những sản phẩm dịch vụ ấy bởi những giá trị
đặc trưng mà họ thấy được từ sản phẩm, đồng thời những sản phẩm dịch vụ
cạnh tranh khác khó có thể “sao chép” do thiếu những điều kiện mang tính lợi
thế cạnh tranh của địa phương (vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, lao động,
…). Ngoài ra, nhiều sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực còn là biểu tượng văn

hóa của địa phương, góp phần tạo nên hình ảnh, thương hiệu cho địa phương
trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.
1.2.3. Ý nghĩa của việc xác định sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực:
Việc xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực của một địa
phương có ý nghĩa rất quan trọng:


- Xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực đồng nghĩa với việc xác
được năng lực cạnh tranh cốt lõi ngành du lịch của địa phương để từ đó có
chính sách đầu tư đúng hướng, tập trung và có chiều sâu. Xác định đúng sản
phẩm dịch vụ du lịch chủ lực là cơ sở để tập trung nguồn lực, ưu tiên hỗ trợ
đầu tư phát triển một cách có trọng tâm, trọng điểm và theo chiều sâu trên cơ
sở lợi thế so sánh, không dàn trải làm lãng phí vốn đầu tư. Qua đó tạo ra sự
chuyển biến rõ rệt về chất lượng, hiệu quả hoạt động và năng lực cạnh tranh
cho từng loại sản phẩm dịch vụ du lịch, tạo môi trường thuận lợi đảm bảo
những sản phẩm được chọn có điều kiện phát triển bền vững, đóng góp tích
cực vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
- Xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực cũng có nghĩa xác định đúng
trung tâm lan tỏa, có tác động lôi kéo các loại hình dịch vụ bổ trợ, các ngành
nghề liên quan khác phát triển. Xác định đúng sản phẩm chủ lực nghĩa là đã
xem xét một cách đầy đủ các dịch vụ, ngành nghề liên quan trong nền kinh tế.
Điều này có nghĩa, khi tập trung đầu tư phát triển một sản phẩm dịch vụ du
lịch chủ lực nào đó sẽ đồng thời phải đầu tư cho các dịch vụ, ngành nghề liên
quan khác làm cho chúng có điều kiện phát triển theo.
- Xác định đúng sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực cũng có nghĩa là xác định
đúng đối tượng khách hàng và thị trường tiêu thụ để tăng cường áp dụng các
hệ thống quản lý và thực hành chất lượng phù hợp. Để đối mặt với sự cạnh
tranh mang tính quốc tế, địa phương phải tạo ra được những sản phẩm dịch vụ
du lịch đảm bảo chất lượng, đặc sắc, được khách du lịch ưa chuộng. Muốn
vậy, ngoài việc đầu tư về tất cả các mặt thì địa phương cũng cần áp dụng các

phương pháp quản lý một cách toàn diện, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng
cao của khách du lịch.
Không như các ngành khác, ngành du lịch có số lượng sản phẩm
không nhiều, chỉ bao gồm 3 nhóm: (i) Nhóm các sản phẩm du lịch tự nhiên:


Du lịch sinh thái; du lịch bãi tắm và du lịch biển; du lịch núi; du lịch suối
nước nóng và hang động; (iii) Nhóm sản phẩm du lịch văn hoá: Du lịch văn
hoá vật thể; du lịch văn hoá phi vật thể; du lịch liện quan đến thủ công mỹ
nghệ và nghệ thuật hữu hình; du lịch bảo tàng; du lịch ẩm thực; (iii) Nhóm du
lịch đô thị: Du lịch đô thị cổ, du lịch đô thị hiện đại. Với số lượng sản phẩm
du lịch chỉ khoảng 10 sản phẩm như trên, câu hỏi lớn đặt ra là trong định
hướng phát triển đất nước, Việt Nam cần lựa chọn một số sản phẩm du lịch
chủ lực để tập trung ưu tiên như thế nào?
Hầu hết các quốc gia du lịch đều có tài nguyên du lịch phong phú, đa
dạng. Các quốc gia khác nhau có các quan điểm khai thác tài nguyên du lịch
của quốc gia mình khác nhau nhưng thường theo một trong 2 xu hướng sau:
(i) Thứ nhất, căn cứ vào tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng của mình
để phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch (xu hướng này là phổ biến đối với
hầu hết các quốc gia du lịch trên thế giới, trong đó có Việt Nam); (ii) Thứ hai,
chỉ tập trung vào khai thác một hoặc hai tài nguyên du lịch nổi trội nhất để ưu
tiên cho phát triển 1 hoặc 2 sản phẩm du lịch chủ lực (xu hướng này ít phổ
biến hơn trên thế giới). Theo quan sát thì, các quốc gia theo xu hướng thứ 2
thường là các quốc gia thành công hơn về phát triển du lịch (Hungary xác
định 2 sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch hồ Balaton và du lịch đô thị; Hy
Lạp là du lịch biển và du lịch tham quan di sản văn hoá thế giới; Indônêxia là
du lịch biển và du lịch văn hoá...); còn các quốc gia theo xu hướng thứ nhất là
các quốc gia kém thành công hơn trong phát triển du lịch.
Việt Nam có tài nguyên du lịch không thua kém bất cứ một quốc gia
nào trên thế giới và trong khu vực. Tính đa dạng của tài nguyên du lịch cho

phép chúng ta có thể phát triển các sản phẩm du lịch một cách đa dạng về
chủng loại và rộng khắp về không gian. Nhưng tài nguyên lớn nhất, quyết
định sự phát triển của du lịch Việt Nam là tài nguyên du lịch biển, tài nguyên
du lịch núi và tài nguyên du lịch của 7 di sản văn hóa thế giới. Do vậy, để


phát triển du lịch hiệu quả hơn, theo chúng tôi, Việt Nam nên phát triển du
lịch theo xu hướng thứ 2 với 3 sản phẩm du lịch chủ lực lựa chọn là: Du lịch
biển; du lịch núi; du lịch tham quan các di sản văn hoá thế giới.
Đối với Quảng Bình, sản phẩm du lịch chủ lực là du lịch hang động
tham quan Khu di sản thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng và du lịch biển.
1.2.4. Năng lực cạnh tranh du lịch
Có thể nói, năng lực cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong phát triển
các sản phẩm dịch vụ du lịch nói riêng và du lịch nói chung. Bên cạnh đó, nó
cũng đóng một vai trò to lớn trong thúc đẩy nhận thức và tầm quan trọng về
hình ảnh của một quốc gia, địa phương và khu vực.
Qua khái niệm NLCT du lịch của OECD, cho thấy NLCT du lịch là sức
hấp dẫn, lôi cuốn của điểm đến trong mối tương quan của nhiều yếu tố, dịch
vụ du lịch, dịch vụ và ngành hỗ trợ, chính sách và người dân địa phương, sự
phát triển bền vững về kinh tế - xã hội, đây cũng là xu thế phát triển chung
của các nước.
1.3. Kinh nghiệm phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch của một số
nước và bài học kinh nghiệm cho Quảng Bình
Phát triển du lịch đang là lựa chọn phát triển kinh tế của nhiều quốc gia,
nhiều vùng lãnh thổ và nhiều địa phương khác nhau. Bài học kinh nghiệm của
một số nước trên thế giới để phát triển sản phẩm dịch vụ du lịch cho Quảng
Bình như sau :
1.3.1. Indonesia
Có thẻ nói, Indonesia là nước rất thuận lợi để phát triển du lịch. Quốc gia
này đã có những chú trọng trong việc nâng cao cơ sở hạ tầng. Coi trọng đén

các dịch vụ du lịch cao cấp, các khu nghỉ dưỡng theo hướng bền vững và hiện
đại. Hỗ trợ phát triển du lịch trên cơ sở coi trọng đến môi trường, hệ thống gia


thông, các trung tâm hội nghị, họp báo, triển lãm…bên cạnh đó, đầu tư các hệ
thống xuwe lý về rắc thải, làm sạch môi trường; quan tâm đến các giá trị văn
hóa truyền thống, cũng như bảo tồn nó.
1.3.2. Trung Quốc
Có thể nói, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn về du lịch.
Bởi quốc gia này đã có những chiến lược về du lịch rất rõ ràng. Chú trọng về
giao thông, thụ tục hành chính rất gọn nhẹ, nâng cao dịch vụ theo tiêu chuẩn
quốc tế, giá cả hợp lý. Bên cạnh đó, rất quan tâm đến sự phát triển du lịch bền
vững cũng như thu hút các thành phần kinh tế tham gia.
Với chủ đề chính là du lịch xanh, Chính phủ Trung Quốc đã quan tâm
bảo vệ môi trường, sinh thái; không ngừng xây dựng chiến lược phát triển du
lịch theo hướng bền vững, sử dụng công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và
xanh, Đồng thời xây dựng cũng như cách thức quản lý hệ thống cây xanh.
Trung Quốc hướng du lịch trở thành một ngành không thể thiếu và có mối
quan hệ bền chặt với môi trường.
1.3.3. Nhật Bản
Có thể nói, Nhật Bản đã có nhiều chương trình và kế hoạch xúc tiến về
lịch, bên cạnh đó, thông qua thực hiện các giải pháp đồng bộ và toàn diện với
mục tiêu đưa quốc gia trở thành đất nước phát triển về du lịch.
Nhật Bản đã quan tâm đến nhiều giải pháp để không ngừng nâng cao sự
cảnh tranh cũng như phát triển về số lượng và chất lượng. Cụ thể như giải
pháp về tăng lượng khách quốc tế đến; về nâng cao mức độ hài lòng của
khách; giải pháp về khuyến khích người dân đi du lịch; giải pháp về kéo dài
thời gian lưu trú ….
1.3.4. Bài học kinh nghiệm
Một số nguyên tắc phát triển sản phẩm du lịch

Qua nghiên cứu thực tế cũng như các chiến lược phát triển du lịch của


một số nước trong khu vực, chúng ta thấy rằng, để phát triển các sản phẩm du
lịch cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch Quảng Bình,
cần dựa trên một số nguyên tắc, cụ thể là:
Trước hết ta tìm hiểu xu hướng/sở thích của khách du lịch; tìm thị trường
nguồn khách từ đó xác định các giải pháp, hình thành các công việc kinh
doanh;
Nguyên tắc đặc thù, đặc trưng hay nói cách khác là thế mạnh của địa
phương. Như vậy, nét riêng và đặc sắc liên quan đến du lịch Quảng Bình đó
là, cảnh quan thiên nhiên cùng với hệ thống hang động, các bãi biển, các di
tích địa danh trong thời kỳ kháng chiến, các danh tướng để lại những dấu ấn
lịch sự…
Nguyên tắc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống cũng rất quan
trọng. Đây là những giá trị tinh thần tạo nên nét riêng của vùng miền, để lại
dấu ấn đối với du khách. Bên cạnh đó, nguyên tắc giữ gìn môi trường, cảnh
quan thiên nhiên nhằm đảm bảo tính bến vững cũng là yếu tố sống còn trong
việc khai thác, phát triển du lịch lâu dài.
Thông qua những kinh nghiệm nêu trên, chúng ta có thể rút ra cho một số
bài học trong quá trình phát triển du lịch và sản phẩm du lịch tại Quảng Bình.
Thứ nhất, đối với quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch ở tầm quốc
gia cần tập trung những vấn đề thực tế hơn cho giai đoạn trung hạn nhằm
đảm bảo tính khả thi của các mục tiêu quy hoạch đặt ra.
Thứ hai, tổ chức không gian du lịch đã được xác định trong Chiến lược
phát triển Du lịch Quảng Bình đến năm 2020, tầm nhìn 2030, theo đó, cần xác
định rõ các địa bàn, không gian trọng điểm du lịch với chức năng du lịch chính.
Thứ ba, quy trình thực hiện các quy hoạch, kế hoạch của một điểm đến
cần có sự tham gia của cộng đồng ngay từ giai đoạn đầu, tôn trọng ý kiến
cộng đồng trong quá trình xây dựng, thực hiện quy hoạch, kế hoạch du lịch



nhằm bảo đảm các nội dung quy hoạch.
Thứ tư, ngoài sự hỗ trợ của nhà nước về hạ tầng và đào tạo nguồn nhân
lực, cần có sự đầu tư thỏa đáng cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch.
Thứ năm, tạo điều kiện thuận lợi về visa để tăng cường thu hút khách
quốc tế đến Quảng Bình, đặc biệt là từ các thị trường du lịch tiềm năng.
Thứ sáu, xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, sử dụng
công nghệ tạo ra những sản phẩm sạch và xanh phục vụ cho du khách.
Thứ bảy, hình thành các khu du lịch có sức cạnh tranh mang tầm khu
vực và quốc tế; khai thác tốt tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du
lịch đặc sắc; bảo tồn, phát huy các nguồn tài nguyên về văn hóa, lịch sử, tự
nhiên, cảnh quan…
Với định hướng phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn việc
phát triển sản phẩm du lịch là yếu tố đặc biệt quan trọng để Du lịch Quảng
Bình khẳng định thương hiệu trên bản đồ du lịch thế giới. Để tạo nên những
sản phẩm du lịch chủ lực, Quảng Bình cần khai thác có hiệu quả các giá trị
tự nhiên, nhân văn, lịch sử, văn hóa… riêng có, từ đó hình thành những sản
phẩm du lịch chủ lực của từng địa phương, có khả năng cạnh tranh trên thị
trường khu vực và quốc tế.
1.4. Bối cảnh phát triển sản phẩm du lịch Quảng Bình ( chưa
xem)
Chịu sự ảnh hưởng liên tiếp của những biến động toàn cầu và khu vực,
du lịch Quảng Bình vẫn có đà tăng trưởng quan trọng. Có thể khẳng định,
ngành Du lịch đã có những bước phát triển vượt bậc với sự mở rộng quy mô,
lớn mạnh tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ thống hạ
tầng gắn với quy hoạch và đầu tư phát triển, hệ thống doanh nghiệp thuộc
các lĩnh vực lữ hành, lưu trú, vận chuyển, giải trí... với chuỗi các sản phẩm
du lịch đa dạng hướng tới nhiều thị trường mới, đồng thời với lực lượng lao



động trực tiếp và gián tiếp được tăng cường cả về số lượng và trình độ
chuyên nghiệp... Những thành tựu đó đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch
sử phát triển ngành Du lịch trong thời kỳ hội nhập và phát triển mới của đất
nước.
Trong những năm qua, khi bối cảnh nền kinh tế vẫn đang trong quá
trình khắc phục suy thoái, tái cấu trúc và từng bước tìm kiếm động lực tăng
trưởng mới, du lịch vẫn duy trì tăng trưởng. Mặc dù phải vượt qua nhiều khó
khăn và thách thức, sự sụt giảm liên tục của dòng khách du lịch quốc tế
trong nhiều tháng liên tiếp năm 2014 và những tháng đầu năm 2015 nhưng
theo số liệu thống kê, đến hết năm 2015, Quảng Bình đã đón 1,4 triệu lượt
khách, trong đó có 43,0 ngàn khách quốc tế. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn
2011-2015 đạt 10,1.
Tuy nhiên, thực trạng tăng trưởng chủ yếu về lượng, chưa phát huy
được tối đa tiềm năng thế mạnh về văn hóa và sinh thái với những giá trị độc
đáo của đất nước, con người Việt Nam để định vị điểm đến bằng chất lượng,
hiệu quả, thương hiệu và sức cạnh tranh. Những xu hướng và yếu tố tác động
toàn cầu đặt du lịch Quảng Bình trước những cơ hội và thách thức trong tiến
trình đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn theo mục tiêu
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 đề ra.
- Khủng hoảng kinh tế tại các nền kinh tế lớn trên thế giới như khủng hoảng nợ
công tại châu Âu kéo dài từ năm 2010 đến 2013, khủng hoảng tài chính Nga
năm 2014... kéo theo hàng loạt những hệ lụy trong đó ngành du lịch toàn cầu
chịu ảnh hưởng không nhỏ, Du lịch Quảng Bình cũng chịu ảnh hưởng do hai
thị trường khách lớn là khách Châu Âu và khách Nga đã sụt giảm đáng kể
năm 2014-2015.
- Tình hình an ninh, chính trị, an toàn: Những biến cố xung đột chính



trị, khủng bố; quan hệ ngoại giao căng thẳng giữa các quốc gia như Trung
Quốc -Hàn Quốc - Nhật Bản do xung đột trên biển Hoa Đông, tình hình bất
ổn ở Trung Đông, dòng người nhập cư ồ ạt vào Châu Âu từ Syria... đã tạo ra
những quan ngại về sự an toàn cho các chuyến đi du lịch. Đồng thời, những
bất ổn này đã tạo ra xu hướng dòng khách chuyển dịch sang những điểm đến
thay thế an toàn hơn. Đây là cơ hội đối với Việt Nam nổi lên là điểm đến
mới, hấp dẫn, an toàn, thân thiện thay thế các điểm đến kém an toàn hơn từ
đó đặt ra yêu cầu đối với du lịch Việt Nam cần nâng cao năng lực đón tiếp
khách đáp ứng những phân khúc thị trường này cùng với việc phát triển hệ
thống sản phẩm du lịch hấp dẫn.
- Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, khách du lịch Trung
Quốc đang làm thay đổi bản đồ du lịch thế giới, trở thành thị trường nguồn
quan trọng của nhiều quốc gia. Trung Quốc là thị trường nguồn số 1 của Việt
Nam. Bất kể một sự thay đổi nào của thị trường này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối
với du lịch Việt Nam. Việc phát triển các sản phẩm du lịch phục vụ khách du
lịch Trung Quốc cũng có không ít thách thức về hiệu quả kinh doanh và sự
đảm bảo tính bền vững tương tác hài hòa với các loại khách khác.
- Sự phát triển của khoa học-công nghệ, công nghệ thông tin, mạng Internet:
Đây là một xu hướng phát triển có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
của sản phẩm du lịch trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài
xu hướng đó. Khách du lịch đa phần đều tiếp cận thông tin về điểm đến, sản
phẩm du lịch thông qua Internet, mạng xã hội (facebook, twitter,
instargram...) và có thể đặt mua dịch vụ online. Những xu hướng này đã làm
thay đổi hình thức marketing du lịch hiện đại và phương pháp tiếp cận khách
hàng của doanh nghiệp du lịch, điểm đến. Khoa học công nghệ tiên tiến cũng
góp phần thay đổi tính chất của sản phẩm du lịch như tính mùa


vụ, sự trải nghiệm của khách du lịch.
- Sự hình thành của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) sẽ mang đến những cơ

hội về thu hút nhân lực nước ngoài đồng thời cũng mang lại nhiều thách thức
cho lao động du lịch trong nước và nguy cơ chảy máu nguồn nhân lực chất
lượng cao. Bên cạnh đó, sự thay đổi về thị trường khách, sản phẩm du lịch
giữa các nước trong khu vực cũng sẽ mang lại nhiều tác động đối với sản
phẩm du lịch Việt Nam.
- Vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu: môi trường sinh thái ở Việt Nam được
đánh giá là còn tương đối nguyên sơ, có độ đa dạng sinh học cao. Tuy nhiên,
những năm gần đây do tác động của công nghiệp hóa, tăng trưởng nóng, phát
triển thiếu quy hoạch, tầm nhìn, làm cho chất lượng môi trường sinh thái suy
giảm. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu ngày càng có những biểu hiện bất
thường, khó lường: nước biển dâng, triều cường khu vực ven biển, châu thổ
sông Hồng, sông Cửu Long; bão, lốc xoáy có cường độ mạnh; nhiệt độ nóng,
lạnh cực đoan (tuyết ở Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn)... là những yếu tố đáng
quan tâm, đòi hỏi ngành Du lịch phải có những biện pháp chuẩn bị về năng
lực để thích ứng, giảm thiểu những tác động tiêu cực và chủ động đón nhận
những tác động tích cực.
- Vấn đề bảo tồn, giao lưu văn hóa, sắc tộc: văn hóa là nền tảng của hoạt động
du lịch. Phát triển du lịch đặt ra yêu cầu bảo tồn văn hóa, đặc biệt là những giá
trị văn hóa truyền thống, những di sản văn hóa của dân tộc. Tuy nhiên, thách
thức đối với du lịch Việt Nam do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc bảo tồn
không đúng cách làm sai giá trị, làm mới, bóp méo, tạo dựng, sân khấu hóa, cóp
nhặt, dập khuôn, thương mại hóa quá mức... Giao lưu văn hóa giữa khách du
lịch với cộng đồng dân cư bản địa cũng là vấn đề đáng quan tâm, đòi hỏi người
dân đủ năng lực, sự tự tôn văn hóa để chủ động giao lưu, bình đẳng với khách;
vừa bảo vệ được nền văn hóa bản địa, vừa tiếp thu được văn minh vừa mang
lại


những trải nghiệm cho du khách. Đây là thách thức về nhận thức, quản lý điểm
đến hướng tới những giá trị trải nghiệm văn hóa cho du khách.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trong những năm qua đã không ngừng
được nâng cấp và xây mới. Một số hệ thống đường cao tốc đã mang lại
những thay đổi đặc biệt rõ rệt về khả năng tiếp cận của khách du lịch với
điểm đến, thay đổi phương thức đi lại, lưu lượng khách từ đó thay đổi cả cấu
trúc tuyến trải nghiệm du lịch như đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai, đường
cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Vũng
Tầu, đường cao tốc Trung Lương... Bên cạnh đó, sự phát triển của các hãng
hàng không giá rẻ và sự mở rộng của mạng lưới tuyến đường bay, các đường
bay charter cũng góp phần đặc biệt quan trọng vào hình thành các tuyến kết
nối các sản phẩm du lịch.

Tiểu kết chương 1
Việc định hướng, phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn
phát triển sản phẩm du lịch đặc biệt quan trọng để Du lịch Quảng Bình khẳng
định được thương hiệu của mìnhtrên bản đồ du lịch thế giới. Muốn xây dựng
được những sản phẩm du lịch chủ lực, Quảng Bình cần đưa ra những biện
pháp có hiệu quả về giá trị lịch sử, nhân văn, tự nhiên, .., từ đó hình thành
những sản phẩm du lịch chủ lực của địa phương mình, để có khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế và khu vực


Chương 2
ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ
SẢN PHẨM DỊCH VỤ DU LỊCH TẠIQUẢNG BÌNH
2.1. Đánh giá tiềm năng về du lịch Quảng Bình
Quảng Bình là một tỉnh nằm ở phần đông của dãy Trường Sơn với điều
kiện tự nhiên đa dạng tạo thành những khu vực tài nguyên du lịch tự nhiên thuộc
loại độc đáo và có giá trị lớn nhất của Việt Nam.Trong đó có“Di sản thiên
nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng” nằm ở huyện Bố Trạch,
cách thành phố Đồng Hới khoảng 50km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội

khoảng 500km về phía Bắc. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở một
khu vực núi đá vôi rộng khoảng 200.00 ha thuộc lãnh thổ Việt Nam, được
thiết lập để bảo vệ một trong hai vùng Karst lớn nhất thế giới với khoảng 300
hang động và bảo tồn hệ sinh thái bắc Trường Sơn ở khu vực Bắc Trung Bộ.
Vườn quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là di sản thế
giới. Những giá trị lớn nhất của Phong Nha – Kẻ Bàng nằm ở hệ thống hang
động và sự đa dạng sinh thái với một quần thể hơn 300 hang động lớn nhỏ
phong phú, kỳ vỹ được mệnh danh là “vương quốc hang động”, nơi đây được
đánh giá là một trong những cảnh quan đẹp nhất đối với các đặc trưng: có
sông ngầm đẹp nhất, có hang khô rộng và đẹp nhất, có hệ thống thạch nhũ kỳ
ảo và tráng lệ nhất. Trong số đó có những hang động có giá trị khai thác du
lịch tham quan, du lịch hang động bao gồm: Động Phong Nha (động chính);
Động Phong Nha (hang sâu); Động Tiên Sơn (động khô); Động Thiên Đường;
Hang Sơn Đoòng. Bên cạnh hệ thống hang động, rừng nguyên sinh Phong
Nha-Kẻ Bàng có hàng chục đỉnh núi cao trên 1.000m, hiểm trở chưa từng
được con người đặt chân đến, là các điểm hấp dẫn về thể thao leo núi và thám
hiểm. Trong Vườn Quốc gia Phong Nha –Kẻ Bàng còn tồn tại một khu rừng


nhiệt đới nguyên sinh ít bị tác động với độ che phủ trên 96,2% và có tính đa
dạng sinh học cao. Tại vùng này có 38 loài thực vật được ghi vào Sách Đỏ
Việt Nam và 25 loài được ghi vào Sách Đỏ của Hiệp hội bảo tồn Thiên nhiên
Thế giới và 13 loài đặc hữu ở Việt Nam. So với các khu bảo tồn và vườn quốc
gia khác ở Việt Nam thì độ phong phú của các loài động vật ở Phong Nha –
Kẻ Bàng còn khá cao. Các loài quý hiếm, đặc biệt Linh Trưởng có số lượng
cao nhất trong nước.
Ngoài sinh cảnh thảm thực vật và động vật hoang dã, khu Phong NhaKẻ Bàng còn là nơi đã từng tồn tại và đang hiện diện cả một hệ di tích lịch sử
văn hóa có giá trị cho nhiều thời đại như các di tích khảo cổ học thời tiền sử,
văn hóa Chămpa và Việt cổ, di tích căn cứ kháng chiến chống Pháp của vua
Hàm Nghi cuối thế kỷ XIX và những địa danh nổi tiếng trên đường mòn Hồ Chí

Minh như bến phà Xuân Sơn, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, đường 20 Quyết
Thắng.Trong khu vực Phong Nha- Kẻ Bàng còn có Khu du lịch nguyên sinh suối
nước Moọc , một cái tên mà theo tiếng địa phương có nghĩa là “ nước mọc lên từ
lòng đất”. Tại đây du khách được chiêm ngưỡng những đụn nước, cột nước trồi
ra từ lòng đất, hòa quyện vào nhau, khởi thủy cho dòng sông Chày thơ mộng và
du khách có thể hòa mình vào trong không gian của núi rừng hoang dã với tiếng
rì rào của suối nước, lắng nghe tiếng kêu của côn trùng và chim muông.
* Du lịch biển:Vùng ven biển Quảng Bình cũng là nơi tập trung phần
lớn tiềm năng du lịch với 9 bãi tắm chính, nhiều điểm du lịch biển nổi tiếng
như cửa biển Nhật Lệ, Bảo Ninh, vịnh Hòn La, bãi tắm Đá Nhảy, Hải Ninh,
Ngư Thủy và một số bãi tắm còn ở dạng tiềm năng ở khu vực Nam Lệ Thủy.
Các khu danh thắng nổi tiếng trên đất Quảng Bình như Đèo Ngang, đèo Lý
Hòa, của biển Nhật Lệ và quần thể di tích lịch sử danh thắng của thành phố
Đồng Hới đều thuộc vùng ven biển.
+ Khu du lịch Vũng Chùa- Đảo Yến: Vượt qua đèo Ngang khách du


lịch có thể đến với Khu du lịch Vũng Chùa- Đảo Yến. Đây là khu du lịch phía
Bắc của tỉnh, nổi tiếng với những bãi biển đẹp và sạch, vịnh nước sâu Hòn La
và nhiều di tích thắng cảnh. Từ trên đỉnh đèo Ngang, du khách có thể nhìn
thấy vịnh Hòn La, một vịnh nước sâu không chỉ thuận lợi cho xây dựng cảng
biển lớn, mà còn là địa điểm lý tưởng để phát triển du lịch biển. Ngoài các
bãi biển sạch đẹp, trong vịnh Hòn La còn có nhiều đảo nhỏ. Trong đó đảo
Chim là thiên đường cư ngụ của hàng vạn con chim yến và cũng là địa chỉ Đỏ
trong hệ thống đường Hồ Chí Minh trên biển. Cách đèo Ngang 10km về phía
Nam, làng biển Cảnh Dương một trong những làng biển sầm uất thịnh vượng
và có bề dày truyền thống văn hóa lịch sử của Quảng Bình. Sát chân đèo
Ngang còn có di tích lịch sử đền Thánh Mẫu Liễu Hạnh- một trong tứ bất tử
của tam thức Việt. Hàng năm đây là nơi thu hút rất đông khách hành hương,
tâm linh lễ hội.

+ Bãi Đá Nhảy:Vượt qua đèo Ngang rồi qua dòng sông Gianh với
nhiều chứng tích lịch sử sẽ thấy bãi Đá Nhảy là một quần thể núi ở ngay bãi
biển, dưới chân đèo Đá Nhảy, cách thành phố Đồng Hới về phía Bắc khoảng
20km. Bãi Đá Nhảy gồm nhiều núi đá, cột đá to nhỏ, cao thấp với trăm nghìn
vẻ kỳ thú; hình con cóc, con trâu nằm, nhìn “trống-mái” hình hổ quỳ, voi
phục dùa giỡn với sóng nước... Tại đây có một cái giếng được gọi là giếng
Cóc bởi một tảng đá lớn hình con cóc che trên miệng, giếng đá tự nhiên, và
đây cũng là lí do giúpđịa danh này trở nên hấp dẫn hơn. Giếng ở sâu trong
hang Cóc, muốn lấy nước phải chui vào “bụng cóc” để múc nước. Nước
giếng rất trong và sạch, mùa đông thì ấm, mùa hè thì mát, được ngư dân lấy
để cúng lễ ở đền thờ Nam Hải Đại Vương canh giếng Cóc.
+Cửa biển Nhật Lệ: Nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới khoảng
3km về phía Đông Bắc bắt nguồn từ đỉnh Trường Sơn phía Tây Quảng Bình
đổ ra biển. Nơi đây đế quốc Mỹ đã tập trung đánh phá ác liệt, các trận thủy


lôi, bom từ trường ném xuống nơi đây nhưng vẫn không ngăn được mạch
máu giao thông trên sông, trên biển với những tấm gương anh hùng liệt sỹ
Trương Pháp, mẹ Nguyễn Thị Suốt... Ngày nay, cửa biển Nhật Lệ là một
thắng cảnh tuyệt vời của tỉnh Quảng Bình, đi với nó là một màu cát trắng kéo
dài, cùng với đó là sự trong xanh của màu trời, của biển cả, và cùng với
những thứ ấy đã góp phần tạo nên một bãi biển tuyệt vời, nới an dưỡng nghỉ
mát lý tưởng đối với du khách khi về với Đồng Hới, với Nhật Lệ của Quảng
Bình.
Ngoài ra ở Quảng Bình còn khá nhiều bãi biển có khả năng khai thác
phát triển du lịch trong đó nổi bật là : Bãi biển Quảng Phú (huyện Bố Trạch);
bãi biển Bảo Ninh (thành phố Đồng Hới).
*Tài nguyên du lịch nhân văn.Quảng Bình là một trong những vùng
đất được hình thành từ lâu trong quá trình “nam tiến” của dân tộc Việt trong
suốt chiều dài lịch sử. Với bề dày lịch sử như vậy, Quảng Bình là nơi đã bồi tụ

nhiều giá trị văn hóa của dân tộc với nhiều giá trị văn hóa có khả năng khai
thác phát triển du lịch.
* Các di tích lịch sử cách mạng.Ở Quảng Bình có rất nhiều địa danh
đã đi vào lịch sử dân tộc tạo thành những điểm tham quan du lịch có giá trị
như Bến phà Long Đại, đường Hồ Chí Minh huyền thoại, Cổng Trời..., trong
đó nổi bật với
+ Hang Tám Thanh Niên xung phong (hang Tám Cô):thuộc địa phận
xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, hang đá nhỏ bé này ghi dấu
sự hy sinh to lớn của lực lượng Thanh Niên Xung Phong trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước. Hang Tám Thanh Niên xung phong nằm trên cung
đường 20 một phần của đường Trường Sơn huyền thoại, nơi bom đạn Mỹ
đánh phá ngày đêm nhằm chặn đường chi viện của miền Bắc cho miền Nam
và cũng là nơi thanh niên xung phong đổ máu để giữ cho tuyến đường thông


suốt. Cách hang Tám Thanh Niên xung phong chỉ 20km là bến thuyền vào
động Phong Nha di sản thiên nhiên thế giới với những đoàn khách du lịch tấp
nập , hai bên bờ là dòng sông Son với những làng quê yên bình.
+ Khu du lịch sinh thái văn hóa Vực Quành: nằm trên đường Hồ Chí
Minh. Trên một vùng đất sỏi đá, cằn khô rộng 10ha, cuộc sống lao động và
chiến đấu của người dân Quảng Bình trong cuộc chiến tranh chống không lực
Hoa Kỳ đánh phá miền Bắc từ giữa những năm 60 và đến những năm đầu 70
của thế kỷ XX, những bệnh viện, trạm xá dã chiến, lớp học, nhà trẻ, nhà dân,
kho hàng nửa chìm nửa nổi, là những hầm chữ A, hào giao thông và hố bom
được tái tạo, mô phỏng sinh động, chân thực. Khu Du lịch sinh thái văn hóa
Vực Quành như một bảo tàng lịch sử chiến tranh ngoài trời, là địa chỉ độc
đáo, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.
* Các di tích gắn với Danh Nhân văn hóa: Quảng Bình là vùng đất
gắn với nhiều danh nhân nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam như Hoàng Hối
Khanh, Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Cảnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp... họ đã

là một phần của lịch sử hào hùng của dân tộc, những dấu tích gắn với các
danh nhân này cũng là những tài nguyên du lịch nhân văn độc đáo. Trong đó
nổi bật là
+ Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh: Thượng đẳng thần Nguyễn Hữu Cảnh
sinh năm 1650 tại Quảng Bình. Ông là kiện tướng đời chúa Nguyễn Phúc
Chu, ông đã góp phần vào việc xác lập chủ quyền cho người Việt tại vùng đất
Sài Gòn Gia Định vào năm 1698. Sau khi mất, ông được đưa về Quảng Bình
an táng. Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh nằm trên một ngọn đồi rộng, tuyệt đẹp
của dãy núi An Mã, xã Trường Thủy, huyện Lệ Thủy.
+ Văn hóa và lễ hội: Là vùng đất giao thoa, hội tụ của nhiều luồng văn
hóa, Quảng Bình ngày nay hội đủ những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể


×