Tải bản đầy đủ (.doc) (135 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp tập dưỡng sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 135 trang )

B GIO DC O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

TNG QUANG HUY

ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị CủA PHƯƠNG
PHáP
ĐIệN CHÂM KếT HợP TậP DƯỡNG SINH TRÊN
BệNH NHÂN ĐAU Cổ GáY DO THOáI HóA
ĐốT SốNG Cổ

LUN VN THC S Y HC


H NI 2018
B GIO DC O TO

B Y T

HC VIN Y DC HC C TRUYN VIT NAM

TNG QUANG HUY

ĐáNH GIá KếT QUả ĐIềU TRị CủA PHƯƠNG
PHáP
ĐIệN CHÂM KếT HợP TậP DƯỡNG SINH TRÊN
BệNH NHÂN ĐAU Cổ GáY DO THOáI HóA
ĐốT SốNG Cổ


Chuyờn ngnh: Y hc c truyn
Mó s : 8720115

LUN VN THC S Y HC

Ngi hng dn khoa hc:
TS. Lấ TH KIM DUNG


HÀ NỘI – 2018


LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ Y khoa chuyên ngành Y học cổ truyền với đề tài:
“Đánh giá kết quả điều trị của phương pháp điện châm kết hợp tập
dưỡng sinh trên bệnh nhân đau cổ gáy do thoái hóa đốt sống cổ” là kết
quả quá trình cố gắng không ngừng của bản thân và được sự giúp đỡ, động
viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp, người thân. Qua trang viết
này, em xin gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp đỡ mình trong thời gian
học tập – nghiên cứu khoa học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng đào
tạo sau đại học và các thầy cô trong Học viện Y Dược học cổ truyền Việt
Nam; Đảng ủy, Ban giám đốc, Phòng kế hoạch tổng hợp, các khoa phòng
trong Bệnh Viện Châm cứu Trung ương đã hưỡng dẫn chỉ bảo tận tình, tạo
điều kiện thuận lợi giúp đỡ cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Lê
Thị Kim Dung đã trực tiếp tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như
cung cấp tài liệu thông tin khoa học cần thiết cho luận văn này. Không có cô,
em không thể có sự trưởng thành ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể các Giáo sư, Phó giáo sư,

Tiến sĩ trong Hội đồng: là những người thầy, những nhà khoa học đã luôn
hướng dẫn chỉ bảo cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, đã
đóng góp cho em những ý kiến quý báu để em hoàn thiện và bảo vệ thành
công luận văn này.
Cuối cùng em rất biết ơn những người thân trong gia đình cùng toàn thể
bạn bè đã luôn ở bên ủng hộ tinh thần và giúp đỡ em trong suốt khóa học này.
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2019

Tống Quang Huy


2

LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là Tống Quang Huy, Học viên cao học khóa 9 – Học viện Y
Dược học cổ truyền Việt Nam, chuyên ngành Y học cổ truyền.
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS.Lê Thị Kim Dung.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một các trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
Việt Nam.
Kết quả của nghiên cứu này chưa từng được công bố trong bất kỳ
nghiên cứu nào.
Hà Nội, ngày 29 tháng 01 năm 2019
Người cam đoan

Tống Quang Huy



3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NC

Nhóm chứng

CSC

Cột sống cổ

NNC

Nhóm Nghiên cứu

NPQ

The Northwich Park Neck Pain Questionaire

THĐSC

Thoái hóa đốt sống cổ.

TVĐ

Tầm vận động

VAS

Visual Analog Scale


YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


4

MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1............................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU..........................................................................................................3
1.1. GIẢI PHẪU VỀ CỘT SỐNG CỔ (CSC)......................................................................3
1.1.1.Cấu trúc CSC.........................................................................................................3
1.1.1.1.Đĩa đệm CSC..................................................................................................4
1.1.1.2.Thần kinh đĩa đệm..........................................................................................5
+ Nhánh sau phân bố cho da, cơ vùng lưng và còn tách ra các nhánh tận cùng
của bao khớp và diện khớp ngoài của khớp đốt sống. Những nhánh sau chia ra
từng đôi một từ xương chẩm đến xương cụt phân bố cho những khu vực tương
ứng. Những nhánh này bị đè ép sẽ gây đau, thường thấy đau dây thần kinh chẩm
và đau vùng xưong cụt)..............................................................................................6
1.1.1.3.Mạch máu nuôi đĩa đệm.................................................................................6
1.1.1.4.Chức năng của đĩa đệm.................................................................................7
1.2. ĐAU CỔ GÁY DO THOÁI HÓA ĐỐT SỐNG CỔ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
(YHHĐ) , , , ,...............................................................................................................8
1.2.1. Nguyên nhân thoái hóa đốt sống cổ (THĐSC)....................................................8

1.2.2. Cơ chế bệnh sinh gây đau cổ gáy do THĐSC.....................................................8
1.2.3. Lâm sàng , ,..........................................................................................................9
1.2.4. Cận lâm sàng......................................................................................................10
1.2.5. Chẩn đoán , , ,....................................................................................................12
1.2.6. Điều trị ,...............................................................................................................13
1.2.6.1. Điều trị bảo tồn:............................................................................................13
1.2.6.2. Phẫu thuật....................................................................................................13
1.2.7. Dự phòng ,..........................................................................................................13
1.3.ĐAU CỔ GÁY DO THĐSC THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN...........................................14
1.3.1. Bệnh danh..........................................................................................................14
1.3.2. Nguyên nhân.,....................................................................................................14
1.3.3. Các thể lâm sàng theo YHCT ,...........................................................................15
1.3.3.1. Thể phong hàn.............................................................................................15


5

1.3.3.2. Thể đàm thấp...............................................................................................15
1.3.3.3. Thể khí trệ huyết ừ.......................................................................................16
1.3.3.4. Thể can thận âm hư.....................................................................................16
1.4. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM....................................................16
1.4.1.Định nghĩa...........................................................................................................16
1.4.2.Cơ chế tác dụng của phương pháp điện châm..................................................17
1.4.2.1.Cơ chế tác dụng của điện châm theo YHHĐ...............................................17
1.4.2.2.Cơ chế tác dụng của điện châm theo YHCT................................................18
1.5. PHƯƠNG PHÁP DƯỠNG SINH THEO YHCT........................................................19
1.5.1.Định nghĩa...........................................................................................................19
1.5.2.Lịch sử của khí công dưỡng sinh........................................................................19
1.5.3.Cơ sở lý luận của phương pháp dưỡng sinh.....................................................20
1.5.3.1.Dựa vào học thuyết âm dương....................................................................20

1.5.3.2.Dựa vào học thuyết kinh lạc – tạng phủ.......................................................21
1.5.3.3.Dựa vào học thuyết thiên nhân hợp nhất.....................................................21
1.5.3.4.Dựa vào học thuyết tinh khí thần..................................................................21
1.5.4.Tác dụng của dưỡng sinh...................................................................................22
1.5.4.1.Tạo cân bằng âm dương..............................................................................22
1.5.4.2. Điều hòa khí huyết, lưu thông kinh lạc........................................................22
1.5.4.3. Bồi bổ và nâng cao chân khí.......................................................................23
1.5.4.4. Dự phòng, bảo vệ và điều trị bệnh tật.........................................................23
1.6. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ ĐAU CỔ GÁY DO THĐSC TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT
NAM..........................................................................................................................23
CHƯƠNG 2..........................................................................................................................29
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................29
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.....................................................................................29
2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân nghiên cứu......................................................29
2.1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHHĐ...............................................29
2.1.1.2. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân theo YHCT...............................................29
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ bệnh nhân...........................................................................30


6

2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................................................................30
2.2.1. Cỡ mẫu nghiên cứu............................................................................................30
2.2.2. Phân nhóm nghiên cứu......................................................................................30
2.2.3. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................31
2.2.4. Phương tiện nghiên cứu....................................................................................31
2.2.4.1. Dụng cụ........................................................................................................31
2.2.4.2. Bài tập dưỡng sinh......................................................................................31
2.2.5. Phương pháp tiến hành.....................................................................................32
2.2.6. Chỉ tiêu nghiên cứu và cách xác định các chỉ tiêu nghiên cứu.........................34

2.2.6.1. Chỉ tiêu đặc điểm chung:.............................................................................34
2.2.6.2. Chỉ tiêu lâm sàng.........................................................................................34
2.2.6.3. Chỉ tiêu cận lâm sàng..................................................................................39
2.2.7. Theo dõi và đánh giá kết quả điều trị.................................................................39
2.2.8. Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................41
2.2.9. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu.....................................................................42
CHƯƠNG 3..........................................................................................................................44
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU....................................................................................................44
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.........................................................44
3.1.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu...........................................44
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng trước điều trị của đối tượng nghiên cứu............................46
3.1.3. Đặc điểm tổn thương CSC trên hình ảnh X – quang ở hai nhóm nghiên cứu
trước điều trị......................................................................................................50
3.2. KẾT QUẢ VỀ SỰ THAY ĐỔI MỨC ĐỘ ĐAU Ở HAI NHÓM NGHIÊN CỨU SAU
ĐIỀU TRỊ..................................................................................................................51
3.2.1. Sự thay đổi về mức độ giảm đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị ở
NNC...................................................................................................................51
3.2.1.1. Sự thay đổi về mức độ đau theo thang điểm VAS sau 15 ngày điều trị ở
NNC...........................................................................................................................51
3.2.1.2. Sự thay đổi về mức độ đau theo thang điểm VAS ở NNC sau 15 ngày điều
trị và sau 30 ngày điều trị..........................................................................................51
3.2.1.3. Sự thay đổi về mức độ đau theo thang điểm VAS ở NNC sau 30 ngày điều
trị................................................................................................................................53


7

54
Nhận xét biểu đồ 3.2 và biểu đồ 3.3 cho thấy: Thời điểm sau 15 ngày điều trị, ở NC
có tỷ lệ đau vừa chiếm 66,7%, đau ít chiếm 33,3%. Thời điểm sau 30 ngày

điều trị ở NC có tỷ lệ đau vừa là 30%, đau ít là 60% và không đau chiếm 10%.
Ở cả hai thời điểm sau 15 ngày điều trị và sau 30 ngày điều trị đều không còn
bệnh nhân rất đau.............................................................................................54
3.2.2. Sự thay đổi về mức độ giảm đau theo thang điểm VAS trước và sau điều trị ở
hai nhóm nghiên cứu........................................................................................55
3.2.3. Kết quả về sự cải thiện TVĐ CSC......................................................................56
3.2.3.1. Sự thay đổi TVĐ CSC ở NNC.....................................................................56
3.2.3.2. Sự thay đổi TVĐ CSC ở hai nhóm tại 3 thời điểm......................................59
3.2.4. Kết quả sự thay đổi về mức độ sinh hoạt hàng ngày........................................63
Nhận xét biểu đồ 3.7 cho thấy: Mức độ ảnh hưởng sinh hoạt hàng ngày ở cả hai
nhóm nghiên cứu, mức độ nhiều giảm dần qua các mốc thời gian từ trước
điều trị, sau điều trị 15 ngày và sau 30 ngày điều trị. Mức độ ảnh hưởng vừa
có sự gia tăng ở thời điểm sau 15 ngày điều trị do mức ảnh hưởng nhiều
chuyển xuống và giảm ở thời điểm sau 30 ngày điều trị . Mức ảnh hưởng ít và
không ảnh hưởng có sự gia tăng qua các thời điểm do tác dụng của phương
pháp đem lại......................................................................................................66
3.2.5. Kết quả điều trị chung........................................................................................67
CHƯƠNG 4..........................................................................................................................67
BÀN LUẬN............................................................................................................................67
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU...........................................67
4.1.1. Đặc điểm về tuổi của bệnh nhân........................................................................67
Độ tuổi trung bình của 60 bệnh nhân nghiên cứu 48,42±12,81 tuổi, trong đó ở NNC
là 48,87±12,75 tuổi, NC là 49,97±10,08 tuổi tuy nhiên sự khác biệt không có ý
nghĩa thông kê với p>0,05. Ở cả hai nhóm bệnh nhân, nhóm có độ tuổi 39-59
tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (chiếm 46,7% ở NNC và 50,0% ở NC), tiếp đến là
nhóm >60 tuổi (chếm 23,3% ở NNC và 20,0% ở NC), còn lại là nhóm 18-38
tuổi (chiếm 30% ở NNC và 30% ở NC)). Tính theo từng nhóm tuổi của hai
nhóm nghiên cứu thì sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).........68
Kết quả này phù hợp với kết quả của Phan Kim Toản và Hà Hoàng Kiệm là 30-50
tuổi (70%) . Theo Phương Việt Nga, tỷ lệ >60 tuổi là 10,7% , Theo Nguyễn Thị



8

Thắm tuổi thường gặp là từ 40-49 tuổi chiếm 46,6% . Theo Lê Tư bệnh nhân
độ tuổi 50 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ cao nhất(67,2%), tiếp đến là nhóm từ 40-49
tuổi (21,4%) và thấp nhất là nhóm từ 30-39 tuổi (11,4%), tuổi trung bình của
đối tượng là 53,8±11,4 tuổi . Theo Hoàng Thị Thắng các bệnh nhân chủ yếu ở
nhóm >60 tuổi, tỷ lệ này ở NC là 67,7% và NNC là 63,3%..............................68
Độ tuổi của bệnh nhân trong nghiên cứu này tương đồng với các nghiên cứu khác
và cùng phù hợp với sinh lý học, bệnh học về THĐSC thường gặp ở người có
quá trình lão hóa tự nhiên của cơ xương khớp. Còn theo lý luận YHCT ở nữ
giới độ tuổi 49 trở lên (7x7) thì mạch nhâm hư, mạch xung suy, thiên quý kiệt,
mạch thận không thông nữa. Ở nam giới từ 56 tuổi trở lên (8x7) thì can khí
suy kém, gân mạch yếu, thiên quý kiệt, tinh thiếu, thận suy, thân thể mỏi mệt,
răng tóc rụng. Vì vậy ở lứa tuổi từ 50 trở đi, chính khí đã bắt đầu suy giảm, vệ
khí không còn vững chắc nên dễ bị tà khí thừa cơ xâm nhập và gây ra các
chứng bệnh. Chức năng hai tạng can thận suy giảm nên cân cốt không được
nhu nhuận, gây nên các bệnh về chứng Tý tương ứng với các bệnh lý thoái
hóa khớp theo YHHĐ........................................................................................68
(So Sánh các nghiên cứu)............................................................................................68
Các kết quả nghiên cứu mặc dù có chung nhận định rằng tình trang đau cổ gáy do
thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở người trung niên và cao tuổi nhưng
dường như bệnh đang có xu hướng trẻ hóa. Kết quả nghiên cứu này cũng
cho thấy có 30,0% số người ở độ tuôi 18-38 tuổi. Do vậy nếu không được
chẩn đoán, tầm soát và điều trị kịp thời rất có thể bệnh sẽ gây ra nhiều biến
chứng nguy hiểm ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và hiệu quả lao động của
người bệnh. Tuy nhiên lứa tuổi 18-38 biểu hiện lâm sàng thường không rõ
ràng không điển hình như độ tuổi cao hơn, do đó trong chẩn đoán do đó trong
chẩn đoán cũng cần thận trọng với các bệnh lý khác vùng CSC....................69

4.1.2. Đặc điểm về giới tính..........................................................................................69
Trong nghiên cứu này trong tất cả bệnh nhân có 55% là nữ, 45% là nam giới. Tỷ lệ
bệnh nhân nữ/nam ở NNC là 16 nữ/14 nam, ở NC là 17 nữ/13 nam. Tuy
nhiên kết quả phân tích cũng cho thấy sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05. Một số nghiên cứu về thoái hóa đốt sống cổ cũng
ghi nhận tỷ lệ nữ nhiều hơn nam:.....................................................................69
Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thắm nữ 69%, nam 31% . Theo Blossfeldt nữ
74% nam 26% . Theo Lê Tư có khoảng 2/3 (65,7%) đối tượng là nữ giới,


9

34,3% còn lại là nam giới , Theo Manita Sharmin (2012), nữ chiếm 49% nam
chiếm 51%.........................................................................................................69
Sự khác biệt này do đặc điểm chọn bệnh nhân của từng địa điểm nghiên cứu, mỗi
nghiên cứu chỉ có cỡ mẫu nhỏ, không mang tính đại diện cho cả quần thể nên
chưa phản ánh khách quan tỷ lệ nam/ nữ của cả quần thể.............................69
Tỷ lệ nữ nhiều hơn nam phần nhiều do nữ liên quan đến độ tuổi sinh đẻ, mãn kinh
dẫn đến tỷ lệ thoái hóa sớm và nhiều hơn nam giới. Đồng thời nữ giới luôn
quan tâm đến sức khỏe hơn nam giới nên họ thường đi khám và điều trị sớm
khi có dấu hiệu của bệnh..................................................................................69
4.1.3. Đặc điểm về nghề nghiệp...................................................................................69
Kết quả bảng 3.3 cho thấy lao động trí óc và lao động chân tay có tỷ lệ xấp xỉ nhau.
Cụ thể là là lao động trí óc chiếm 56,75% ở NNC và 53,5% ở NC, lao động
chân tay chiếm 43,3% ở NNC và 46,75 ở NC. Sự khác biệt giữa hai nhóm
không có ý nghĩa thống kể với p>0,05.............................................................69
Kết quả này phù hợp với kết quả của Nguyễn Thị Thắm 58,6% ở nhóm cán bộ . Đinh
Thị Thuân NNC có 50% lao động trí óc, 50% lao động chân tay, nc có 53,33%
lao động trí óc, 46,67% lao động chân tay; khác với Đặng Trúc Quỳnh số bệnh
nhân thuộc nhóm lao động trí óc chiếm 70% ở nhóm chứng, 63,3% ở nhóm

nghiên cứu bệnh nhân thuộc nhóm lao động chân tay chiếm 30% ở nhóm
chứng và 36,7% ở nhóm nghiên cứu , Lê Tuấn Anh 73,8% . Hồ Đăng Khoa
bệnh nhân thuộc lao động trí óc chiếm 55% . Theo Lê Tư thì nghề nghiệp của
đối tượng nghiên cứu khá đa dạng từ kinh doanh/buôn bán chiếm 25,7%, hưu
trí 22,9%, cán bộ công nhân viên chức chiếm 17,1%, nông dân 15,7%, công
nhân/nội trợ/lái xe 18,6%. Theo Hoàng Thị Thắng, các bệnh nhân trong
nghiên cứu chủ yếu nghỉ hưu và ở nhà chiếm tỷ lệ 90% cả hai nhóm. Tỷ lệ
bệnh nhân còn đi làm chiếm 10% trong đó chủ yếu là các ngành nghề lao
động chân tay như công nhân và làm ruộng....................................................70
Nhóm hoạt động trí óc như hành chính văn phòng thường làm việc bàn giấy, tư thế
cố định, gò bó kéo dài, trong đó đầu và cổ thường xuyên ở tư thế cố định là
cúi, đây là yếu tố thuận lợi dẫn đến đau và co cứng các cơ, xuất hiện THĐSC
sớm. Nhóm lao động chân tay tuy có hoạt động nhiều nhưng tư thế sai lệch
và phải mang vác nặng nhiều. Có sự khác biệt này có lẽ do thời gian và địa
điểm và cách thu dụng bệnh nhân của các nghiên cứu..................................70
4.1.4. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh.......................................................................70


10

Theo bảng 3.4 ta thấy ở NNC có 20,0% bệnh nhân đau cổ gáy < 1 tháng, 30,0%
bệnh nhân đau 1-3 tháng, 50% bệnh nhân đau trên 3 tháng trước khi đến
viện....................................................................................................................70
Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Thắng hầu hết các bệnh nhân
đau trước điều trị ≥3 tuần chiếm 83,3% ở NC và 80,0% ở NNC). Theo Nguyễn
Tuyết Trang (thời gian đau trên 1 tháng là 73,3%, dưới 1 tháng là 26,7%).
Theo Nguyễn Thị Thắm (2008) tỷ lệ bệnh nhân có thời gian đau 10 ngày đến
3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất là 41,4%, tỷ lệ bệnh nhân >12 tháng chiếm
29,3%.Theo Đinh Thị Thuân có 30% bệnh nhân đau vai gáy từ 2-7 ngày, 40%
bệnh nhân đau từ 8 ngày đến 1 tháng, 16,67% bệnh nhân đau trên 1 tháng

trước khi đến viện. Theo Đặng Trúc Quỳnh tỷ lệ bệnh nhân đau từ 4-7 ngày
chiếm 33,3%, từ 8 ngày đến 1 tháng chiếm 45%, tỷ lệ bệnh nhân đau trên 1
tháng trước khi vào viện chiếm 21,7%. Theo Lê Tư nhóm bênh nhân có thời
gian mắc bệnh >3 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (47,2%) tiếp đến là nhóm từ 1-3
tháng (31,4%) và thấp nhất là nhóm bệnh nhân có thời gian bị bệnh dưới 1
tháng (21,4%). Đây là một bệnh lý CSC mạn tính, có tính chất kéo dài nên
thời gian đau trước điều trị thường dài............................................................70
Sự khác biệt này là do tiêu chuẩn chọn bệnh nhân, địa điểm và thời gian tiến hành
nghiên cứu, số lượng bệnh nhân ít nên không thể đại diện cho cả quần thể
người Do tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nghiên cứu 2 thể Can thận hư và đàm
thấp nên có sự khác biệt về thời gian mắc bệnh trước khi đến viện với các
nghiên cứu khác................................................................................................71
4.2. ĐẶC ĐIỂM TRƯỚC ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU..........................71
4.2.1. Đặc điểm về lâm sàng trước điều trị của đối tượng nghiên cứu.......................71
4.2.1.1. Đặc điểm về mức độ đau của đối tượng nghiên cứu trước điều trị...........71
Để làm cơ sở đánh giá hiệu quả giảm đau ở bệnh nhân sau điều trị, toàn bộ 60 bệnh
nhân tham gia nghiên cứu được đánh giá chủ quan về mức độ đau theo thang
điểm VAS trước điều trị. Thang điểm VAS được chia thành 5 mức độ từ không
đau đến đau không chịu nổi tương ứng với điểm VAS tăng dần từ 0 đến 10
điểm. Kết quả cho thấy ở NNC có 73,4% bệnh nhân ở mức độ đau rất đau và
23,3% bệnh nhân ở mức đau vừa. Không có bệnh nhân ở mức độ đau không
chịu nổi, đau ít hay không đau. Sự khác biệt về mức độ đau trước điều trị của
hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Như vậy cho thấy bệnh nhân
thường khi đau nặng mới đi khám. Kết quả này phù hợp với Lê Tư có 67,1%


11

bệnh nhân ở mức rất đau, 32,9% còn lại ở mức đau vừa, không có bệnh nhân
ở mức đau không chịu nổi, đau ít hoặc không đau . Theo Đinh Thị Thuân,

trước điều trị phân bố bệnh nhân của cả hai nhóm ở mức độ đau nặng
(4mức độ rất nặng (6toàn phụ thuộc vào cảm nhận của bệnh nhân và có thể sẽ khác nhau tùy từng
thời điểm............................................................................................................71
Điểm VAS trung bình trước điều trị của NNC là 6,47±1,45 điểm, của NC là 6,4±1,54
điểm. Kết quả này phù hợp với Hoàng Thị Thắng (2017), điểm đau VAS trung
bình của NC là 6,73±0,78 điểm, NNC là 6,70±0,79 điểm . Theo Mai Trung
Dũng (2014), điểm đau VAS trung bình trước điều trị là 7,70±0,79 điểm ,
Nghiên cứu của Đặng Trúc Quỳnh (2014) điểm VAS trung bình của NC là
6,13±1,48 điểm, của NNC là 6,00±1,46 điểm..................................................72
Đau CSC là triệu chứng thường gặp hội chứng CSC, do gai xương của mỏm móc
làm hẹp lỗ gian đốt sống, chén ép vào rễ thần kinh gây đau, hoặc do kích
thích các receptor nhận cảm đau ở cơ, dây chằng, gân, màng xương và tổ
chức cạnh khớp gây đau. Đây là tiêu chuẩn chọn bệnh nhân nên gặp ở 100%
bệnh nhân , ......................................................................................................72
Đau có đặc điểm thường lan từ CSC xuống vai, cánh tay, cẳng tay, ngón tay do tổn
thương chủ yếu ở các đốt Cv, CVI, CVII. Đau thường xuất hiện từ từ, là triệu
chứng thướng xuyên phổ biến nhất. Điều này khác với hội chứng thắt lưng
hông đau thường xuất hiện đột ngột do lồi đĩa đệm. Tùy thuộc vào rễ bị chèn
ép mà biểu hiện lâm sàng khác nhau. Theo Wiesel Boden, đau ở rễ CVI bệnh
nhân thường đau vùng cổ vai, giữa xương bả vai, mặt bên cánh tay, mặt lưng
cẳng tay, tê dị cảm ngón trỏ và ngón giữa, giảm phản xạ cơ nhị đầu, yếu cơ
nhị đầu. Đau ở rễ CVII bệnh nhân đau vùng cổ vai, giữa xương bả vai, mặt
bên cánh tay, mặt lưng cẳng tay, tee dị cảm ngón trỏ và ngón giữa, giảm phản
xạ gân cơ tam đầu, yếu cơ tam đầu cánh tay..................................................72
Đau trong THĐSC là một triệu chứng không đặc hiệu, có thể gặp ở nhiều bệnh ở
vùng CSC hoặc có thể là giai đoạn đầu của chèn ép tủy. Trong THĐSC, các vị
trí đau có thể gặp là đau cổ gáy, đau vai, đau lan xuống tay. Một số ít trường
hợp có thể đau ngực. Trong nghiên cứu của chúng tôi, đau tại CSC chiếm

96,7%, đau lan ra vai chiếm 100%, đau đầu vùng chẩm chiếm 40%. Riêng Xét
về số vị trí đau của cả hai nhóm nghiên cứu thì 100% bệnh nhân có 3 vị trí
đau trở lên, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm


12

nghiên.cứu không có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ đau
tại CSC và đau lan ra vai phù hợp với kết quả của tác giả Nguyễn Thị Hương
Giang cho kết quả 100% bệnh nhân có đau tại CSC, 97,1% đau lan ra vai ;
Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Trang (2011) cho kết quả: 100% đau tại CSC
và lan ra vai , và phù hợp với nghiên cứu của Lê Tư thì đau tại CSC chiếm
100%, đau lan ra vai 98,6%, Nghiên cứu của Batzdorf gặp 82% đau ở vùng
CSC . Nghiên cứu của Yumashev gặp 72% bệnh nhân đau tại CSC.............73
Các vị trí khác như đau xuống cẳng tay, đau xuống ngón tay, đau cả hai bên xoay
quanh 20,0% đến 43,3% có sự khác biệt với các nghiên cứu khác.Theo Đinh
Thị Thuân tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng của hội chứng rễ thần kinh gặp khá
cao, cụ thể ở nhóm nghiên cứu/ nhóm chứng là: đau lan ra vai 53.33%66,67%; đau lan xuống cánh tay 23,33%-33,33%; đau lan xuống cẳng tay
13,33%-30%; đau lan xuống ngón tay 6,67%-13,33%,; đau đầu vùng chẩm
6,67%-3,33%. Theo Nguyễn Thị Hương Giang cho thấy 57,1% đau lan xuống
cánh tay, 14,3% đau lan xuống cẳng tay, 5,7% đau lan xuống ngón tay và 60%
đau đầu vùng chẩm . Nghiên cứu của Nguyễn Tuyết Trang (2011) cho kết
quả: 90% đau đầu vùng chẩm, 80% đau có lan xuống cánh tay, tỷ lệ bệnh
nhân có đau lan xuống cẳng tay và ngón tay lần lượt là 46,7% và 45% . Theo
Lê Tư thì đau xuống cánh tay 82,9%, đau lên vùng chẩm 61,4% và đau cả hai
bênh 55,7%. Tính theo số vị trí đau thì 100% bệnh nhân ở cả hai nhóm trước
khi điều trị đều có từ 3/9 vị trí đau trở lên.........................................................73
Triệu chứng đau vai, đau lan xuống cánh tay, tê tay thường xuất hiện khi rễ thần kinh
bị chèn ép do gai xương trong lỗ gian đốt sống, đám rối thần kinh cánh tay bị
chèn ép khi đi qua cơ bậc thang trước và cơ bậc thang giữa, gây hiện tượng

đau dọc theo đường đi của dây thần kinh........................................................74
Các triệu chứng kèm theo: Bên cạnh vị trí đau, nghiên cứu còn quan sát các triệu
chứng kèm theo ở cả hai nhóm bệnh nhân. Tổng số có 11 triệu chứng kèm
theo đau cổ gáy được đề cập trong nghiên cứu này trong đó có các triệu
chứng là hoa mắt chóng mặt, mất ngủ nằm trong hội chứng giao cảm cổ sau.
Theo các nghiên cứu, các triệu chứng trên thường gặp ở bệnh nhân THĐSC
là nhức đầu hoặc đau đầu vùng chẩm từng cơn, hoa mắt chóng mặt, ù tai,
mất ngủ, loạn cảm thành sau họng, nuốt vướng. CSC liên quan không những
đến các cấu trúc vùng cổ như mạch máu, thần kinh, cơ, hệ giao cảm cổ mà
còn liên quan đến các cơ quan xa cổ như thành ngực, tim, sọ não, tay nên
các triệu chứng lâm sàng của bệnh lý CSC rất đa dạng và phức tạp. Theo Hồ


13

Hữu Lương, chóng mặt chiếm 32% THĐSC . Chóng mặt là triệu chứng khách
quan đáng tin cậy của thiểu năng tuần hoàn sống nên, chóng mặt từng cơn
ngắn xuất hiện khi quay đầu đột ngột. Nguyên nhân theo Yumashev do chồi
xương của mấu bán nguyệt phát triển vào lỗ liên đốt, làm hẹp các lỗ này gây
chèn ép rễ, hạch gian sống, các đám rối cạnh sống và động mạch trong ống
sống . Ù tai thường kết hợp với đau đầu vùng chẩm và chóng mặt. Khi đám
rối quanh động mạch đốt sống bị kích thích sẽ gây tăng trương lực thành
mạch làm tốc độ dòng máu giảm 30 lần so với tốc độ bình thường, các nhánh
tai trong ( nhánh tận cùng) giảm tới 40%. Một trong những nguyên nhân dẫn
đến hội chứng ù tai là do rối loạn tuần hoàn tai trong. Trong nghiên cứu này
triệu chứng ù tai, ve kêu trong tai chiếm 13,3%, nghiên cứu của Hồ Hữu
Lương triệu chứng này chiếm 20%..................................................................74
Triệu chứng đau ngực trong nghiên cứu này chiếm 6,75 ở NNC và 10,0% ở NC, với
đặc điểm đau âm ỉ vùng ngực trái, có trường hợp đau tức, có thể kéo dài
nhiều ngày, không có hồi hộp đánh trống ngực, bệnh nhân không có cảm giác

sợ hay nguy kịch trong cơn đau, đau âm ỉ thường bắt đầu từ bả vai, lan đến
tim, cơn đau thường kéo dài trên 1h thường kèm theo các triệu chứng khác
của THĐSC. Hội chứng tim được mô tả trong nhiều y văn, được nhiều tác giả
đề cập đến. Theo Yumashev (1973) gặp hội chứng tim trong THĐSC là 23,4%
. Những bệnh nhân này có kèm theo cảm giác nghẹn cổ, hay ra nhiều mồ hôi.
Các xét nghiệm điện tim, đo huyết áp hoàn toàn bình thường, tuổi bệnh nhân
thường thấp. Việc chẩn đoán phân biệt hội chứng tim và cơn đau thắt ngực là
một vấn đề thực tiễn cần được quan tâm. Trong phạm vi đề tài này, sự khác
biệt về tỷ lệ bệnh nhân gặp triệu chứng kèm theo giữa hai nhóm nghiên cứu
không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.............................................................75
4.2.1.2. Đặc điểm về TVĐ CSC của đối tượng nghiên cứu.....................................75
Cùng với mức độ đau thì cải thiện TVĐ CSC là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh
giá hiệu quả điều trị. Hạn chế TVĐ CSC do THĐSC là hậu quả của triệu
chứng đau, do co cứng, do giảm độ đàn hồi bao khớp, dây chằng, do các tổn
thương gai xương, hẹp khe khớp.....................................................................75
Theo Đinh Thị Thuân số bệnh nhân hạn chế vừa và hạn chế ít lần lượt là 43,33% và
50%...................................................................................................................75
Đánh giá về mức độ hạn chế TVĐ CSC của hai nhóm bệnh nhân trước điều trị cho
thấy hầu hết bệnh nhân hạn chế nhiều (chiếm 83,3% ở NNC và 70,0% ở NC),


14

mức hạn chế vừa (chiếm 16,75 ở NNC và 20,0% ở NC). Không có bệnh nhân
nào không bị hạn chế hoặc hạn chế ít. Sự khác biệt về mức độ hạn chế TVĐ
CSC giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Kết quả nghiên cứu
này phù hợp với Lê Tư (2015), đa số bệnh nhân ở mức độ hạn chế TVĐ
nhiều (80,0%), 18,6% ở mức hạn chế vừa, không có bệnh nhân nào không
hạn chế hoặc hạn chế ít....................................................................................75
4.2.1.3. Đặc điểm về mức ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của đối tượng

nghiên cứu.................................................................................................................76
Trong đau cổ gáy do THĐSC ngoài đau và hạn chế TVĐ CSC không những làm
bệnh nhân khó chịu mà còn ảnh hướng đến chức năng sinh hoạt hàng ngày
của bệnh nhân. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày,
chúng tôi dùng bộ câu hỏi NPQ. Bộ câu hỏi gồm 8 chức năng sinh hoạt hàng
ngày bao gồm: Cường độ đau, giấc ngủ, dị cảm, thời gian kéo dài triệu
chứng, mang xách đồ vật, đọc và xem tivi, làm việc nhà và tham gia hoạt
động xã hội. Sau khi phân tích cho thấy, trước khi bắt đầu điều trị thấy mức
hạn chế chức năng sinh hoạt hàng mức ảnh hưởng nhiều ở NNC chiếm
80,0%, ở NC chiếm 73,3% bệnh nhân ở mức độ ảnh hưởng nhiều; và mức
hạn chế vừa chiếm 20,0% ở NNC và 26,7% ở NC. Không có bệnh nhân nào ở
mức không ảnh hưởng hay ảnh hưởng nhẹ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp
với nghiên cứu của Hoàng Thị Thắng (2017): mức độ hạn chế sinh hoạt chủ
yếu ở mức độ nhiều (chiếm 80,0% ở NNC và 86,7% ở NC). Theo Lê Tư
(2015) trước điều trị ở cả hai nhóm có mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt vừa
chiểm tỷ lệ cao là 56,67% ở NNC và 46,67% ở NC; mức ảnh hưởng ít tới sinh
hoạt hàng ngày chiếm 40% ở NNC và 36,67% ở NC. Sự khác biệt về mức độ
hạn chế TVĐ CSC giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 .
Điều này phù hợp với mức độ đau và hạn chế TVĐ CSC. Như vậy với mức độ
đau và mức hạn chế TVĐ CSC thì chức năng sinh hoạt hàng ngày của bệnh
nhân cũng bị ảnh hưởng...................................................................................76
4.2.1.4. Đặc điểm về thể bệnh theo YHCT...............................................................76
Kết quả phân loại bệnh nhân theo YHCT cho thấy thể bệnh Can thận âm hư chiếm
73,3% ở NNC vầ 66,7% ở NC, thể đàm thấp chiếm 26,7% ở NNC và 33,3% ở
NC. Sự khác biệt về thể bệnh giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05...............................................................................................................76


15


Theo tác gải Đinh Thị Thuân (2016) thể bệnh phong hàn thấp kèm can thận hư
chiếm 60% ở NNC và 66,67% NC, thể phong hàn thấp chiếm tỷ lệ ít hơn với
tỷ lệ 40% ở NNC và 33,33% ở NC . Tác giả Nguyễn Thị Hương Giang là
65,7% bệnh nhân thể Phong hàn thấp kèm can thận hư................................77
Sự khác biệt về tỷ lệ bệnh nhân theo thể bênh YHCT giữa các nghiên cứu là do sự
khác biệt về tiêu chuẩn chọn bệnh nhân, địa điểm nghiên cứu và thời gian
nghiên cứu. Theo YHCT nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh là do sự kết hợp
giữa các yếu tố ngoại nhân( phong, hàn thấp) và nội nhân (Chính khí cơ thể bị
hư yếu, rối loạn chức năng các tạng phủ và bất nội ngoại nhân (Trật đả ứ
huyết).................................................................................................................77
4.2.2. Đặc điểm về mức độ tổn thương trên X - quang...............................................77
Trên lâm sàng, triệu chứng và mức độ nặng sẽ không tương ứng với mức độ tổn
thương nặng trên X - quang. Điều nay có thể giải thích là do tùy thuộc vào vị
trí gai xương có thể chèn ép vào rễ thần kinh hay động mạch đốt sống hay
không. Vì vậy thường có tỷ lệ không nhỏ bệnh nhân không triệu chứng, diễn
biến từ từ và chỉ được chẩn đoán, bắt đầu điều trị khi có cơn đau cấp, sai tư
thế hoặc gặp lạnh. Chính vì thế để chẩn đoán THĐSC không chỉ căn cứ vào
các triệu chứng lâm sàng hoặc hình ảnh Xquang mà phải kết hợp cả triệu
chứng lâm sàng và X - quang. Kết quả chụp X - quang của bệnh nhân cho
thấy, hai dấu hiệu X - quang gặp nhiều nhất là gai xương, mỏm xương (chiếm
100% ở NNC và 93,35 ở NC); đặc xương dưới sụn (chiếm 83,3% ở NNC và
76,75 ở NC); bên cạnh đó có mất đường cong sinh lý chiếm 60,0% ở NNC và
56,7% ở NC; hẹp khoang gian đốt sống 53,3% ở NNC và 50,0% ở NC; và cầu
xương chiếm 10,0% ở NNC và 13,3% ở NC. Sự khác biệt về hình ảnh X quang giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p>0,05......77
Theo Trần Ngọc Ân những dấu hiệu X-quang không có ý nghĩa về mặt bệnh học, vì
phần lớn không có biểu hiện lâm sàng hoặc rất lâu sau này mới xuất hiện
triệu chứng lâm sàng........................................................................................78
Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các nghiên cứu của Phạm Trúc Quỳnh,
hình ảnh gai xương CSC gặp với tỷ lệ cao nhất 73,3% ở NNC, 93,3% ở NC.
Theo Đinh Thị Thuân hình ảnh gai xương chiếm tỷ lệ cao nhất với 90% NNC

và 100% NC . Nguyễn Thị Hương Giang với 100% bệnh nhân có hình ảnh gai
xương CSC trên Xquang . Theo tác giả Nguyễn Thị Thắm với 94,8% bệnh
nhân có hình ảnh gai xương trên phim Xquang...............................................78


16

Các kết quả trên đây cho thấy có sự tương đồng về đặc điểm của hai nhóm bệnh
nhân tham gia nghiên cứu trước khi điều trị về các đặc điểm chung (Tuổi, giới
tính, nghề nghiệp, thời gian đau cổ gáy), đặc điểm lâm sàng (mức độ đau, vị
trí đau, triệu chứng kèm theo, mức độ hạn chế TVĐ CSC, mức ảnh hưởng tới
chức năng sinh hoạt hàng ngày), thế bệnh YHCT( Can thận âm hư, đàm thấp)
cũng như đặc điểm về cận lâm sàng (hình ảnh Xquang). Chính vì có sự tương
đồng về các đặc điểm này trước khi điều trị nên sự khác biệt về các kết quả
sau điều trị giữa hai nhóm nghiên cứu có thể được xem như hiệu quả của
phương pháp điều trị được áp dụng.................................................................78
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ GIẢM ĐAU VÀ CẢI THIỆN TVĐ CSC CỦA PHƯƠNG PHÁP
ĐIỆN CHÂM KẾT HỢP VỚI TẬP DƯỠNG SINH...................................................78
4.3.1. Sự cải thiện về mức độ đau theo thang điểm VAS............................................78
Biểu hiện lâm sàng của THĐSC rất đa dạng và phức tạp trong đó biểu hiện đau là
một trong những biểu hiện thường xuyên và phổ biến nhất. Đau được định
nghĩa là cảm giác khó chịu và sự trải qua những cảm xúc có liên quan đến tổn
thương mô học thực thể hoặc tiềm tàng hoặc được mô tả về phương diện tổn
thương mô học. Đau không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống, chức năng sinh
hoạt của người bệnh mà còn ảnh hưởng đến kinh tế cũng như chất lượng
cuộc sống của bệnh nhân. Mặt khác nếu không được chẩn đoán và điều trị
đúng đắn sẽ tiến triển thành từng đợt nặng dần, có thể dẫn đến chèn ép rễ,
tủy, gây đau hoặc tàn phế . Do vậy việc tìm ra giải pháp giảm đau cho bệnh
nhân THĐSC là hết sức cần thiết.....................................................................78
Mặc dù đau là cảm giác chủ quan, bênh nhân có thể chỉ ra một cách chính xác và

mô phỏng mức độ nặng nhẹ các triệu chứng của họ bằng việc sử dụng thang
điểm. Các thang điểm làm tăng khả năng của bệnh nhân để truyền đạt mức
độ nặng cho các nhân viên y tế và khả năng truyền đạt giữa các thầy thuốc
lâm sàng vì vậy chúng tạo điều kiện thuận lợi cho điều trị giảm đau tối ưu.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang điểm VAS (từ 0-10 điểm)
thông qua việc sử dụng các vẻ mặt (sử dụng thứ tự 5 vẻ mặt từ vui đế buồn)
để đánh giá mức độ dau của bệnh nhân. Phương pháp này đã được chứng
nhân một cách khoa học như một công cụ để đánh giá đau. Thang điểm VAS
này được sử dụng chung cho tất cả các bệnh nhân tham gia đề tài cũng như
được dùng để đánh giá cả trước điều trị, sau điều trị 15 ngày cũng như sau
điều trị 30 ngày..................................................................................................79


17

Kết quả phân tích cho thấy nếu xét theo mức độ đau theo thang điểm VAS sau 30
ngày điều trị, phương pháp điện châm kết hợp tập dưỡng sinh có tác dụng hết
hoàn toàn tỷ lệ bệnh nhân ở NNC rất đau (từ 73,3% xuống còn 0,0%) đồng
thời làm gia tăng bệnh nhân ở mức độ đau ít từ 3,3% lên 53,5%. Đặc biệt
40,0% bệnh nhân ở NNC cho biết bản thân không còn cảm giác đau trong khi
NC chỉ có 10%. Tỷ lệ giảm đau ở NNC so với NC thể hiện rõ nhất với tình
trạng rất đau và đau vừa. Trong nghiên cứu này ở thời điểm sau 30 ngày cho
thấy sự khác biệt giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05 (xem bảng
3,15). Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đinh Thị
Thuân sau điều trị không có bệnh nhân đau nặng và rất nặng bệnh nhân phân
bố ở mức độ đau nhẹ với tỷ lệ cao nhất: 56,67% NNC- 60% ở NC, 30% bệnh
nhân hoàn toàn không đau và tỷ lệ nhỏ đau vừa 13,33% bệnh nhân NNC,
10% bệnh nhân NC. Theo tác giả Đặng Trúc Quỳnh sau điều trị 3 tuần, NC có
tỷ lệ 73,3% bệnh nhân có mức độ đau nhẹ, 26,7% ở mức độ đau vừa. Nhóm
nghiên cứu có 30% bệnh nhân không còn đau vai gáy, 53,3% bệnh nhân đau

ở mức độ nhẹ, 15,7% ở mức đau vừa. Cả hai nhóm đều không có bệnh nhân
đau ở mức độ đau nặng, rất nặng, nghiêm trọng.............................................79
Sau 30 ngày điều trị, điểm VAS có sự thay đổi ở NNC từ 6,47±1,45 điểm xuống
1,17±1,02 điểm, ở NC từ 6,4±1,54 điểm xuống 1,83±0,98 điểm, sự khác biệt
giữa hai nhóm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu phù hợp
với Đinh Thị Thuân (2016) thang điểm VAS trung bình ở NNC giảm từ
5,33±1,40 điểm xuống còn 1,47±1,14 điểm và ở NC từ 6,00±1,20 điểm xuống
còn 1,27±1,14 điểm .. Đặng Trúc Quỳnh (2014), điểm VAS trung bình của
nhóm nghiên cứu trước điều trị giảm từ 6,00±1,46 điểm sau 2 tuần còn
2,57±1,14 điểm, sau 3 tuần còn 1,37±1,16 điểm ............................................80
. Kết quả nghiên cứu về sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS được trình
bày ở bảng 3.15 cho thấy :...............................................................................80
NNC trước điều trị, điểm VAS trung bình của là 6,47±1,45 điểm, sau 15 ngày điều trị
điểm VAS trung bình của NNC giảm xuống còn 3,13±1,5 điểm và sau 30 ngày
điều trị điểm VAS của NNC còn 1,17±1,02 điểm. Sự khác biệt về kết quả ở
NNC thời điểm trước điều trị và sau 15 ngày điều trị có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Sự khác biệt về kết quả ở NNC trước điều trị và sau 30 ngày điều trị
có ý nghĩa thống kê với p<0,01. Sau 15 ngày điều trị và sau 30 ngày điều trị
của NNC sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05...................................80


18

NC trước điều trị điểm VAS trung bình là 6,4±1,54 điểm; sau 15 ngày điều trị còn
3,57±1,41 điểm, sau 30 ngày điều trị là 1,83±0,98 điểm sự khác biệt ở thời
điểm trước điều trị và sau 15 ngày điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Sự
khác biệt về kết quả ở NC thời điểm trước điều trị và sau điều trị 30 ngày có ý
nghĩa thống kê với p<0,01. Sự khác biệt giữa thời điểm sau 15 ngày điều trị
và sau 30 ngày điều trị ở NC có ý nghĩa thống kê với p<0,05.........................80
Thang điểm VAS đã có sự thay đổi ở cả hai nhóm nghiên cứu nhưng ở thời điểm

sau 15 ngày điều trị sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê
với p>0,05.........................................................................................................81
Sau 30 ngày điều trị cả hai nhóm đều có sự cải thiện về mức độ đau đánh giá theo
thang điểm VAS ( Biểu đồ 3.1 và biểu đồ 3.2). NNC mức độ cải thiện rõ rệt
hơn cụ thể NNC thời điểm sau 30 ngày điều trị: đau vừa 6,7%, đau ít 53,5%,
không đau chiếm 40% và điểm VAS trung bình còn 1,17±1,02 điểm; NC thời
điểm sau 30 ngày điều trị; đau vừa 30%, đau ít 60% và không đau 10% và
điểm VAS trung bình là 1,83±0,98 điểm. Sự khác biệt giữa hai nhóm có ý
nghĩa thống kê với p<0,05................................................................................81
Xét theo hiệu quả thay đổi điểm VAS trung bình sau điều trị cho thấy cả hai phương
pháp đều có tác dụng giảm điểm VAS trung bình sau 15 ngày và sau 30 ngày
điều trị. Điều này có nghĩa là cả hai phương pháp này đều có tác dụng giảm
đau ở bệnh nhân đau cổ gáy do THĐSC. Về hiệu quả giảm đau sau thời gian
điều trị, tác dụng giảm đau ở nhóm bệnh nhân điều trị bằng phương pháp
điện châm kết hợp tập dưỡng sinh đem lại kết quả giảm đau tốt hơn nhóm
điện châm đơn thuần........................................................................................81
4.3.2. Sự cải thiện về TVĐ CSC...................................................................................82
Cùng với sự giảm đau thì cải thiện TVĐ CSC cũng là một tiêu chuẩn quan trọng để
đánh giá hiệu quả điều trị. Hạn chế TVĐ CSC do THĐSC là hậu quả của triệu
chứng đau, do co cứng, do giảm độ đàn hồi bao khớp và dây chằng, do các
tổn thương gai xương, hẹt khe khớp. TVĐ CSC được đánh giá qua sự cải
thiện các động tác. : Gấp, duỗi, nghiêng trái, nghiêng phải, xoay trái, xoay
phải. Tùy vào mức độ hạn chế TVĐ CSC mà chia thành 5 mức độ: Không hạn
chế, hạn chế ít, hạn chế vừa, hạn chế nhiều và hạn chế rất nhiều.................82
Sau 30 ngày điều trị, NNC có mức độ hạn chế vừa chiếm 13,3%, hạn chế ít chiếm
66,7%, không hạn chế chiếm 20%. NC có mức độ hạn chế vừa chiếm 36,7%
hạn chế ít chiếm 53,3%, không hạn chế chiếm 10%. Kết quả nghiên cứu phù
hợp với Đặng Trúc Quỳnh (2014) NNC hạn chế vừa chiếm 13,4%, hạn chế ít



19

chiếm 63,3%, không hạn chế chiếm 23,3%; NC có mức hạn chế vừa chiếm
30,0%, hạn chế ít chiếm 53,3%, không hạn chế chiếm 10,0% . Kết quả nghiên
cứu có khác biệt với Hoàng Thị Thắng NNC hạn chế vừa chiếm 6,7%, hạn
chế ít chiếm 76,7%, không hạn chế chiếm 16,7%; NC có hạn chế vừa chiếm
96,7%, hạn chế ít chiếm 3,3% .........................................................................83
Ở NNC sau 30 ngày điều trị, tổng điểm quy đổi trung bình của các động tác CSC
thay đổi từ 14,03±3,2 điểm trước điều trị xuống còn 2,97±2,8 điểm sau 30
ngày điều trị, sự khác biệt giữa hai thời điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
Ở NC sau 30 ngày điều trị, tổng điểm quy đổi các động tác CSC thay đổi( từ
11,33±3,9 điểm xuống còn 6,09±2,8 điểm sau 30 ngày điều trị, sự khác biệt
giữa hai thời điểm này có ý nghìa thống kê với p<0,05. NNC sau điều trị giảm
nhiều hơn NC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả này phù
hợp với Đặng Trúc Quỳnh (2014) sau điều trị NC giảm từ 11,47±6,03 điểm
xuống 5,30±4,06 điểm, NNC giảm từ 11,70±5,45 điểm xuống 3,30±2,84 điểm .
...........................................................................................................................83
Ở NNC sau 15 ngày điều trị, tổng điểm quy đổi trung bình của các động tác CSC
thay đổi (từ 14,03±3,2 điểm trước điều trị xuống còn 8,37±3,7 điểm sau 15
ngày điều trị), sự khác biệt giữa hai thời điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
Ở NC sau 15 ngày điều trị, tổng điểm quy đổi các động tác CSC thay đổi ( từ
11,33±3,9 điểm xuống 10,27±3,1 điểm sau 15 ngày điều trị), sự khác biệt giữa
hai thời điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Xét về tỷ lệ %, trước điều trị
( hạn chế nhiều chiếm 83,3%, hạn chế vừa chiếm 16,7%); sau 15 ngày điều trị
bệnh nhân ở mức hạn chế TVĐ nhiều còn 13,3%, hạn chế vừa chiếm 43,3%,
hạn chế ít chiếm 43,3%, sự khác biệt giữa hai thời điểm trước điều trị và sau
điều trị 15 ngày có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Xét về tỷ lệ % sau 30 ngày
điều trị bệnh nhân ở mức hạn chế nhiều còn 0%, hạn chế vừa còn 13,3%, hạn
chế ít còn 66,7% và không hạn chế là 20%, sự khác biệt giữa hai thời điểm
trước điều trị và sau 30 ngày điều trị có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả

này phù hợp với nghiên cứu của Hoàng Thị Thắng (2017) ở thời điểm sau 4
tuần điều trị NNC hạn chế vừa chiếm 6,7%, hạn chế ít chiếm 76,7%, không
hạn chế 16,7%..................................................................................................83
Ở NNC sau 15 ngày điều trị so sánh với trước điều trị, có sự cải thiện động tác gấp
và duỗi CSC, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Các động tác
nghiêng phải, nghiêng trái và xoay phải, xoay trái sự khác biệt ở hai thời điểm
có ý nghĩa thống kê. Ở hai thời điểm này tuy có sự thay đổi có ý nghĩa thống


20

kê của các động tác nhưng chỉ động tác gấp và duỗi cổ so sánh giữa hai
nhóm nghiên cứu sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05, còn các động
tác còn lại sự khác biệt giữa hai nhóm không có ý nghĩa thống kê với p>0,05..
Điều này được lí giải là do hai động tác gấp và duỗi được thực hiên đơn giản
hơn các động tác nghiêng xoay........................................................................84
Ở NNC sau 30 ngày so sánh với sau 15 ngày điều trị, có sự cải thiện cả 6 động tác
của CSC, sự khác biệt giữa hai thời điểm ở từng động tác đều có ý nghĩa
thống kê với p<0,05. So sánh giữa hai nhóm nghiên cứu, sự khác biệt ở từng
động tác có ý nghĩa thống kê với p<0,05.........................................................84
Ở NCC sau 30 ngày điều trị so sánh với trước điều trị, có sự cải thiện cả 6 động tác
của CSC, sự khác biệt giữa hai thời điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05....84
4.3.3. Sự cải thiện các hoạt động chức năng sinh hoạt hàng ngày............................84
Trước điều trị, thang điểm NPQ của NC là 18,4±3,99, của NNC là 19,33±3,96, tương
ứng với mức hạn chế sinh hoạt hàng ngày ở mức nhiều và vừa....................84
Sau 30 ngày điều trị NNC với tỷ lệ bệnh nhân hạn chế sinh hoạt hàng ngày mức độ
không ảnh hưởng chiếm 36,7%, mức độ ít chiếm 50% và chỉ còn 13,3% ở
mức độ đau vừa. NC có tỷ lệ không ảnh hưởng chiếm 13,3%, ảnh hưởng ít
chiếm 60,0%, ảnh hưởng vừa chiếm 26,7% (biểu đồ 3.7). Cả hai nhóm không
còn bệnh nhân ở mức đổ ảnh hưởng nhiều. Kết quả nghiên cứu có sự khác

biệt với Đinh Thị Thuân (2016) ở NNC mức không ảnh hưởng chiếm 3,33%,
ảnh hưởng ít chiếm 40,00%, ảnh hưởng vừa chiếm 56,67% .........................85
Sau 30 ngày điều trị, hai nhóm đều có sự cải thiện rõ rệt về hoạt động sinh hoạt hàng
ngày. Xét ở NNC thời điểm trước điều trị và sau 30 ngày điều trị có sự cải
thiện rõ rệt về cải thiện chức năng sinh hoạt cụ thể điểm NPQ từ 19,33±3,96
điểm xuống còn 4,97±3,4 điểm sự khác biệt ở hai thời điểm có ý nghĩa thống
kê với p<0,05 và ở NC thì tổng điểm này từ 18,4±3,99 điểm xuống 7,17±2,85
điểm sự khác biệt ở hai thời điểm có ý nghĩa thống kê với p<0,05. NNC thay
đổi tốt hơn NC về sự thay đổi điểm NPQ, sự khác biệt này giữa hai nhóm có ý
nghĩa thống kê với p<0,05................................................................................85
Kết quả trên cho thấy ngoài tác dụng giảm đau và cải thiện TVĐ CSC việc điều trị
còn giảm hạn chế các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cá nhân không thực
hiện được do đau cổ gáy. NNC có hiệu quả giảm đau tốt hơn NC, cải thiện
TVĐ CSC tốt hơn NC vì vậy mà các chức năng sinh hoạt hàng ngày cũng
được cải thiện tốt hơn.......................................................................................85


21

Sau 15 ngày điều trị, hai nhóm nghiên cứu có sự cải thiện về mức hạn chế sinh hoạt
hàng ngày. Xét ở NNC tại thời điểm trước điều trị và sau 15 ngày điều trị có
sự cải thiện về thang điểm đau và hạn chế TVĐ CSC nên cũng giảm hạn chế
chức năng sinh hoạt hàng ngày cụ thể là điểm NPQ trung bình tại thời điểm
sau 15 ngày điều trị còn 10,63±4,3 điểm, thấp hơn nhiều so với NNC ở thời
điểm trước điều trị (19,33±3,96 điểm); Xét ở NC điểm NPQ trung bình tại thời
điểm sau 15 ngày điều trị là 12,6±4,2 điểm, thấp hơn nhiều so với NC trước
điều trị (18,4±3,99 điểm). Nhưng tại thời điểm sau 15 ngày điều trị sự khác
biệt giữa hai nhóm nghiên cứu không có ý nghĩa thống kê với p>0,05...........85
So sánh thời điểm sau 15 ngày điều trị với sau 30 ngày điều trị, ở NNC có sự thay
đổi đáng kể từ 10,63±4,3 điểm xuống còn 4,97±4,3 điểm, sự khác biệt này

giữa hai thời điểm này ở NNC có ý nghĩa thống kê với p< 0,05. Ở NC có sự
thay đổi từ 12,6±4,2 điểm xuống còn 7,17±2,85 điểm, sự khác biệt giữa hai
thời điểm này của NC có ý nghĩa thống kê với p<0,05. NNC có sự thay đổi tốt
hơn NC về thang điểm NPQ, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.
...........................................................................................................................86
4.3.4. Kết quả điều trị chung........................................................................................86
Sau thời gian điều trị 30 ngày, đánh giá kết quả điều trị theo 3 thang điểm: cải thiện
mức độ đau theo thang điểm VAS, cải thiện TVĐ CSC và cải thiện chức năng
sinh hoạt theo bộ câu hỏi NPQ, chúng tôi có kết quả sau: NNC có 23 bệnh
nhân (chiếm 76,7%) đạt kết quả điều trị tốt, 7 bệnh nhân đạt kết quả điều trị
khá (chiếm 23,3%); NC có 4 (chiếm 13,3%) bệnh nhân đạt kết quả điều trị
trung bình, 15 bệnh nhân (chiếm 50%) đạt kết quả điều trị khá và 9 bệnh nhân
(chiếm 30%). Kết quả này phù hợp với Đặng Trúc Quỳnh (2014) NNC kết quả
76,7% tốt, 23,3% khá; NC kết quả 46,7% tốt, 50% khá và 3,3% trung bình .
Kết quả này cao hơn so với Hoàng Thị Thắng (2017) NNC kết quả 63,3% tốt,
33,4% khá và 3,3% trung bình, NC kết quả 63,3% khá, 37,75 trung bình......86
KẾT LUẬN............................................................................................................................87
KIẾN NGHỊ...........................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................1

PHỤ LỤC


22

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS....................................35
Bảng 2.2: TVĐ CSC sinh lý và bệnh lý ,..............................................................................37
Bảng 2.3: Phân loại mức độ hạn chế TVĐ CSC.................................................................37
Bảng 2.4: Cách cho điểm mức độ ảnh hưởng tới chức năng sinh hoạt.............................39

Bảng 2.5. Phân loại kết quả điều trị chung..........................................................................40
Bảng 3.1: Phân bố bệnh nhân theo tuổi ở 2 nhóm nghiên cứu..........................................44
Bảng 3.2: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo giới............................................................45
Bảng 3.3: Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp................................................................45
Bảng 3.4: Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh:....................................................46
Bảng 3.5: Đặc điểm mức độ đau theo thang điểm VAS trước điều trị ở cả hai nhóm
nghiên cứu trước điều trị......................................................................................................46
Bảng 3.6: Phân bố bệnh nhân theo vị trí đau ở hai nhóm nghiên cứu trước điều trị.........46
Bảng 3.7: Các triệu chứng kèm theo ở cả hai nhóm nghiên cứu trước điều trị.................48
Bảng 3.8: Đặc điểm về mức độ hạn chế TVĐ CSC ở cả hai nhóm nghiên cứu trước điều
trị...........................................................................................................................................49
Bảng 3.9: Đặc điểm về chức năng sinh hoạt hàng ngày ở hai nhóm nghiên cứu trước điều
trị...........................................................................................................................................49
Bảng 3.10: Phân bố bệnh nhân theo thể bệnh YHCT ở cả hai nhóm nghiên cứu trước
điều trị...................................................................................................................................50
Bảng 3.11: Đặc điểm tổn thương CSC trên hình ảnh Xquang trước điều trị......................50
Bảng 3.12: Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ở NNC trước và sau 15 ngày
điều trị...................................................................................................................................51
Bảng 3.13: Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ở NNC sau 15 ngày điều trị và
sau 30 ngày điều trị..............................................................................................................52
Bảng 3.14: Sự thay đổi mức độ đau theo thang điểm VAS ở NNC trước và sau 30 ngày
điều trị...................................................................................................................................53
Bảng 3.15: Sự thay đổi điểm VAS trung bình của hai nhóm nghiên cứu tại 3 thời điểm
trước điều trị, sau 15 ngày điều trị và sau 30 ngày điều trị.................................................55
Bảng 3.16: Sự thay đổi mức độ TVĐ CSC của NNC trước và sau 15 ngày điều trị..........56


×