Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề công nghệ enzim (theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn sinh học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.99 MB, 90 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐINH THỊ NHƢ QUỲNH

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
CÔNG NGHỆ ENZIM
(Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học

HÀ NỘI, 2019


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
======

ĐINH THỊ NHƢ QUỲNH

THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
CÔNG NGHỆ ENZIM
(Theo chƣơng trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Sinh học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. AN BIÊN THÙY



HÀ NỘI, 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này tôi đã
nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ tận tình của các thầy cô, bạn bè và gia đình.
Đặc biệt, khóa luận này tôi được sự hướng dẫn tận tình của TS. An Biên
Thùy – giảng viên khoa sinh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong ban chủ nhiệm khoa Sinh
– KTNN và các thầy cô trong tổ bộ môn phương pháp giảng dạy môn Sinh đã
tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận của mình.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn tới cô Nguyễn Thị Hiền – giáo viên trong
tổ Hóa – Sinh- Công nghệ trường THPT Ngô Gia Tự ( Bắc Ninh) đã tận tình
giúp đỡ tôi trong việc học tập, nghiên cứu giảng dạy chuyên đề tại nhà trường.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện, do còn hạn chế về thời gian và
bước đầu làm quen với phương pháp giảng dạy mới nên đề tài này cũng
không tránh khỏi những hạn chế, thiếu xót. Tôi rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp cuả quý thầy cô và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn nữa.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đinh Thị Nhƣ Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng mọi thông tin và kết quả nghiên cứu trong khóa
luận này là trung thực và không lặp lại với các đề tài khác.
Tôi cũng xin cam đoan đây là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự

hướng dẫn của TS. An Biên Thùy. Nếu tôi sai tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm.

Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Đinh Thị Nhƣ Quỳnh


DANH MỤC VIẾT TẮT

GV

Giáo viên

HS

Học sinh

SGK

Sách giáo khoa

PPDH

Phương pháp dạy học

SV

Sinh viên


THPT

Trung học phổ thông

HĐKĐ
HĐHTKT
HĐVD
HĐTT – MR

Hoạt động khời động
Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động vận dụng
Hoạt động tìm tòi – mở rộng


DANH SÁCH BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Bảng 1.1
Bảng 1.2
Bảng 1.3
Bảng 1.4
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 2.3
Bảng 3.1
Biều đồ 1.1
Biểu đồ 3.1
Sơ đồ 2.1
Sơ đồ 2.2

Sơ đồ 2.3
Sơ đồ 2.4

TÊN BẢNG
Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy
học trong dạy học
Khảo sát ý kiến áp dụng dạy học theo
chuyên đề
Khảo sát về mức độ dạy học theo
chuyên đề của GV
Khảo sát về hiệu quả của dạy học theo
chuyên đề
Hệ thống chuyên đề tự chọn môn Sinh
học
Mục tiêu cần đạt chuyên đề Công nghệ
enzim
Ngân hàng câu hỏi, bài tập chuyên đề
Công nghệ enzim
Bảng thống kê điểm các bài kiểm tra
Tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học
trong dạy học
Kết quả điểm kiểm tra
Các giai đoạn thiết kế và tổ chức dạy học
theo chuyên đề
Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề
Quy trình thiết kế các hoạt động của
chuyên đề
Các bước tổ chức chuyên đề dạy học



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 2
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .................................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học........................................................................................... 3
6. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 3
8. Dự kiến những đóng góp của đề tài .................................................................. 3
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ..................... 5
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài ........................................ 5
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới .................................................................. 5
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt nam .................................................................... 6
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài ................................................................................... 7
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài ............................................................................... 9
1.3.1. Khảo sát hoạt động thiết kế và dạy học theo chuyên đề dạy học môn sinh
học tại trường THPT ............................................................................................. 9
1.3.2. Nội dung và phương pháp điều tra ............................................................ 10
1.3.3. Kết quả khảo sát ........................................................................................ 10
Kết luận chương 1 ............................................................................................... 13
Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
CÔNG NGHỆ ENZIM ..................................................................................... 14


2.1. Giai đoạn 1: Thiết kế tài liệu ........................................................................ 14
2.2. Giai đoạn 2: Thiết kế các hoạt động của chuyên đề .................................... 20
Chƣơng 3. THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................ 41
3.1. Mục đích thực nghiệm.................................................................................. 41
3.2. Nội dung thực nghiệm .................................................................................. 41

3.3. Địa điểm và thời gian thực nghiệm .............................................................. 41
3.4. Phương pháp thực nghiệm ........................................................................... 41
3.4.1. Chọn đối tượng tham gia ........................................................................... 41
3.4.2. Phương pháp bố trí thực nghiệm ............................................................... 41
3.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................... 41
3.5.1. Phân tích định lượng ................................................................................. 41
3.5.2. Phân tích định tính .................................................................................... 42
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................. 44
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................... 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 46
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới giáo dục
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”,
vì vậy từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục và
đào tạo. Để nâng cao chất lượng dạy học các bộ môn nói chung và môn Sinh học
nói riêng cần phải thực hiện đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp và
những phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 Khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo xác định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học và học
theo hướng hiện đại, pháp huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng
kiến thức, kỹ năng của người học, khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi
nhớ máy móc. Khác biệt lớn nhất là Chương trình Sinh học mới ở phổ thông sẽ
đi sâu hơn để cung cấp cho học sinh những mô hình, lý thuyết để có thể giải
thích và thiết kế các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học. Công nghệ sinh học
là một lĩnh vực hiện đại trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, do đó được xây
dựng cốt lõi nhất của chương trình THPT môn Sinh.

1.2. Xuất phát từ ý nghĩa dạy học theo chuyên đề
Sinh học là một môn khoa học thực nghiệm. Các kiến thức sinh học cần
được hình thành bằng phương pháp quan sát và thực nghiệm. Điều này đòi hỏi
người giáo viên cần phải lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp để phát huy
được tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh. Giáo dục phổ thông nước ta
đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang
tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học
được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Thay cho
việc dạy học đang được thực hiện theo từng bài/tiết trong SGK như hiện nay,
các tổ/nhóm chuyên môn căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, lựa chọn
nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường.

1


1.3. Xuất phát từ thực trạng dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông
Trong những năm qua, phần lớn giáo viên đã được tiếp cận với các
phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. Tuy nhiên, việc nắm vững và vận
dụng chúng còn hết sức hạn chế, có khi còn máy móc, lạm dụng. Chính vì vậy,
mặc dù cố gắng nhưng việc sử dụng các phương pháp dạy học tích cực hiện nay
chưa thực sự tổ chức được hoạt động nhận thức tích cực, sáng tạo và bồi dưỡng
phương pháp tự học cho HS, chưa kết hợp được sự đánh giá của giáo viên và sự
đánh giá của HS trong qúa trình dạy học.
1.4. Xuất phát từ thực tiễn mức độ thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề
“Công nghệ Enzim” trong trường phổ thông
Hiện nay chưa có sách giáo khoa mới, giáo viên chưa được tiếp cận
chương trình, giáo viên còn lúng túng trong việc tiếp cận với phương pháp dạy
học mới- Dạy học theo chuyên đề. Thiết kế các nội dung sinh học góp phần phát
triển ở học sinh năng lực gắn khoa học với cuộc sống. Quan tâm tới những nội

dung gần gũi với cuộc sống hằng ngày của học sinh; tăng cường vận dụng kiến
thức khoa học vào thực tiễn , giúp học sinh thấy được sinh học vừa gần gũi, thiết
thực với cuộc sống con người, vừa là lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành tựu về lý
thuyết và công nghệ hiện đại trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, tôi chọn đề tài nghiên cứu
“Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ enzim”.
2. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế chuyên đề Công nghệ enzim nhằm nâng cao chất lượng dạy học,
phát huy năng lực học tập của học sinh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương pháp dạy học chuyên đề định hướng
phát triển năng lực của học sinh.
3.2. Điều tra thực tế về tổ chức dạy học chuyên đề ở trường phổ thông
3.3. Xác định nội dung kiến thức và kỹ năng cần đạt được trong chuyên đề Công
nghệ enzim

2


3.4. Thiết kế chuyên đề dạy học Công nghệ enzim
3.5. Đánh giá chuyên đề được xây dựng bằng phương pháp chuyên gia.
4. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động tổ chức dạy học theo chuyên đề ở các trường phổ thông.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
- Nội dung phần Công nghệ enzim
- Quy trình thiết kế dạy học theo chuyên đề.
5. Giả thuyết khoa học
- Nếu biên soạn được chuyên đề: “Công nghệ enzim” theo yêu cầu cần đạt môn
Sinh học và tổ chức dạy học chuyên đề theo hướng dẫn của công văn

5555/BGDĐT-GDTrH thì sẽ góp phần hình thành năng lực Sinh học cho học
sinh THPT.
6. Phạm vi nghiên cứu
Thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề Công nghệ enzim
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu các văn bản liên quan đến đổi mới phương pháp dạy và học của
Đảng, Nhà nước.
- Nghiên cứu những nội dung lý thuyết liên quan đến Công nghệ enzim
7.2. Phương pháp chuyên gia
- Tham khảo, xin ý kiến nhận xét, đánh giá
7.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
7.4. Phương pháp xử lý số liệu
8. Dự kiến những đóng góp của đề tài
8.1. Về lý luận
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về dạy học chuyên đề dạy học gồm: những nghiên
cứu trên thế giới và tại Việt Nam; ưu điểm, thuận lợi và khó khăn khi tổ chức
dạy học.

3


- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học gồm:
nguyên tắc và quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề, thiết kế hoạt động chuyên đề
và tổ chức hoạt động chuyên đề.
- Xây dựng được quy trình dạy học theo chuyên đề phát triển năng lực nhận thức
kiến thức sinh học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực tìm tòi, khám phá thế
giới sống dưới góc độ sinh học, năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực
tiễn cho HS.
8.2. Về thực tiễn

- Biên soạn nội dung chuyên đề: Công nghệ enzim
- Xây dựng được ngân hàng câu hỏi và bài tập trong dạy học chuyên đề: Công
nghệ enzim
- Tài liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, sinh viên sư phạm khoa Sinh

4


Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan những nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới
Theo như chúng tôi tìm hiểu phương pháp dạy học theo chuyên đề không
chỉ đơn thuần bó hẹp ở một nước mà nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã áp
dụng phương pháp dạy học theo chuyên đề vào giảng dạy như:
Phần Lan là một trong những quốc gia có nền giáo dục chất lượng nhất thế giới,
theo bảng xếp hạng của Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA), do hiệp
hội các nước phát triển (OECD) đánh giá. Từ những năm đầu thập niên 90 của
thế kỉ XIX, các nhà giáo dục học Phần Lan đã có những nghiên cứu về PPDH
theo chuyên đề. Năm 2015, Chính phủ Phần Lan đã thông báo sẽ tiến hành cải
cách chương trình giáo dục theo chuyên đề [9]
Ở Nhật Bản là một trong những nước tiếp cận dạy học theo chuyên đề từ
rất sớm, họ cho rằng đây là một cách dạy và học trong đó nhiều khu vực của
chương trình giảng dạy được kết nối với nhau và tích hợp trong 1 chủ đề. Kết
quả của việc tiếp cận chuyên đề là trẻ em có nhiều niềm vui, tích cực tham gia
các hoạt động học nhiều hơn phát triển kĩ năng học tập một cách nhanh chóng,
sẽ tự tin và có động lực phát huy năng lực của mình.
Những năm đầu thế kỉ 20, tại Malaysia đã tiến hành sử dụng PPDH theo
chuyên đề. Theo Trung tâm Phát triển chương trình dạy Malaysia (2003), PPDH
theo chuyên đề là một nỗ lực để tích hợp kiến thức, kỹ năng, giá trị học tập và
sáng tạo tư duy. Tại Mỹ, phương pháp dạy học theo chuyên đề đã và đang được

nhiều nhà giáo dục học nghiên cứu và được tiến hành, phát triển rộng khắp trong
phong trào giáo dục và đào tạo. Một số các nhà giáo dục học đã nghiên cứu về
vấn đề này như:
Theo Henderson và Landesman (1995), hướng dẫn chuyên đề có thể cung

5


cấp một cách hiệu quả ngữ cảnh hóa giảng dạy, vừa kết hợp một phương thức
học tập rõ ràng vừa làm định hướng để tạo điều kiện cho các cơ hội học tập hợp
tác và tương tác trong lớp học
Ngoài ra trên thế giới còn rất nhiều nước việc đổi mới nội dung chương
trình và cách tiếp cận nội dung chương trình dạy học ở nhiều quốc gia đang có
xu hướng thay đổi. PPDH theo chuyên đề đã phát triển một cách mạnh mẽ trên
một nấc thang mới, với hang loạt các tổ chức có tầm cỡ quốc gia ở Australia,
Anh, Canada, Pháp, Đức, Hunggari, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc,
v.v…đã áp dụng thành công PPDH chuyên đề.
1.1.2. Những nghiên cứu ở Việt nam
Trong những năm qua, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học để
nâng cao chất lượng giáo dục ở tất cả các môn học, thì việc đổi mới phương
pháp dạy học ở bộ môn Sinh học cũng được đặc biệt quan tâm. Tại Nghị quyết
Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào
tạo đã xác định “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của
giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người
học”. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 – 2020 ban hành kèm theo
Quyết định 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 của thủ tướng Chính phủ “Tiếp tục đổi
mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo định
hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo và năng lực tự học của
người học”.
Theo Công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH, ngày 8/10/2014 của Bộ Giáo

dục và Đào tạo về việc hướng dẫn sinh hoạt chuyên môn về đổi mới phương
pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá; tổ chức và quản lí các hoạt động chuyên
môn của trường trung học/trung tâm giáo dục thường xuyên qua mạng nhằm
mục đích “Giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước đầu biết chủ động lựa chọn
nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học trong mỗi môn học và các chuyên

6


đề tích hợp, liên môn phù hợp với việc tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực,
sáng tạo của học sinh; sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực để
xây dựng tiến trình dạy học theo chuyên đề nhằm phát triển năng lực và phẩm
chất của học sinh”. Đội ngũ giáo viên tại các trường THPT cũng đã được tập
huấn về xây dựng chuyên đề dạy học phù hợp với phương pháp và kĩ thuật dạy
học tích cực; biên soạn câu hỏi/bài tập kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát
triển năng lực học sinh; thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực
và sáng tạo của học sinh theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực theo
Kế hoạch số 984/KH-BGĐT, ngày 4/11/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kế
hoạch tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên THPT xây dựng chuyên đề dạy học và
kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS. Do đó, đông đảo giáo
viên đã hiểu được sự cần thiết và có nhận thức đúng đắn về phương pháp dạy
học theo chuyên đề.
Nhìn chung, hiện nay dạy học theo chuyên đề đang được nhiều trường THPT
lựa chọn và thực hiện áp dụng vào giảng dạy nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của
học sinh. Phương pháp này cũng đã mang lại những hiệu quả nhất định đối với
quá trình hình thành và phát triển năng lực của HS.
1.2. Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1. Khái niệm dạy học theo chuyên đề
Dạy học theo chuyên đề là một phương pháp dạy học trong đó có sự tích
hợp liên môn làm cho nội dung có ý nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thề

hoạt động nhiều hơn để tìm ra kiến thức, và có khả năng vận dụng kiến thức vào
thực tiễn.
Căn cứ vào nội dung chương trình các tổ nhóm chuyên môn sẽ lựa chọn
nội dung để xây dựng các chuyên đề dạy học phù hợp với việc sử dụng phương
pháp dạy học tích cực trong điều kiện thực tế của nhà trường thay cho việc dạy
học theo từng bài/ tiết.

7


Trên cơ sở già soát chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình
hiện hành và các hoạt động dự kiến sẽ tổ chức cho học sinh, xác định các năng
lực và phẩm chất có thể hình thành cho mỗi học sinh trong chuyên đã xây dựng
1.2.2. Các đặc trưng của dạy học theo chuyên đề
- Nội dung chuyên đề là một nội dung trọn vẹn chỉnh thể thống nhất
- Lượng nội dung khá lớn, được sắp xếp theo hệ thống
- Nội dung của chuyên đề sẽ được tổng hợp từ các phần kiến thức có liên
quan của nhiều môn khác nhau
1.2.3. So sánh một số đặc điểm của dạy học theo chuyên đề và dạy học theo
cách truyền thống hiện nay
Dạy học theo cách tiếp cận truyền

Dạy học theo chuyên đề

thống hiện nay

1. Tiến trình giải quyết vấn đề tuân 1. Các nhiệm vụ học tập được giao,
theo chiến lược giải quyết vấn đề: học sinh quyết định chiến lược học
logic, chặt chẽ, khoa học do GV áp đặt tập với sự chủ động hỗ trợ, hợp tác
(GV là trung tâm)


của giáo viên (HS là trung tâm)

2. Dạy học theo từng bài riêng lẻ với 2. Dạy học theo chuyên đề được tổ
một thời lượng cố định

chức lại từ một phần trong chương
trình học

3. Kiến thức thu được rời rạc, hoặc chỉ 3. Dạy học theo một chuyên đề thống
có mối liên hệ tuyến tính (một chiều nhất được tổ chức lại từ một phần
theo chương trình học)

trong chương trình học

4. Trình độ nhận thức sau quá trình 4. Trình độ nhận thức có thể đạt được
học thường dừng lại ở mức độ biết, ở mức độ cao: phân tích, tổng hợp,
hiểu, và vận dụng (giải bài tập)

đánh giá

5. Kiến thức còn xa rời thực tiễn

5. Kiến thức gần gũi với thực tiễn mà

8


Dạy học theo cách tiếp cận truyền


Dạy học theo chuyên đề

thống hiện nay

học sinh đang sống hơn do yêu cầu
cập nhật thông tin khi thực hiện
chuyên đề
6. Sau khi kết thúc một chương trình 6. Kết thúc một chuyên đề học sinh
học, học sinh không có một kiến thức có một tổng thể kiến thức mới, tinh
tổng thể mà có kiến thức từng phần giản, chặt chẽ và khác với nội dung
riêng biệt hoặc có hệ thống kiến thức trong sách giáo khoa
liên hệ tuyến tính theo trật tự các bài
học
7. Thường không hướng tới nhiều mục 7. Thường hướng tới, bôì dưỡng các
tiêu nhân văn quan trọng như: rèn kĩ năng làm việc với thông tin, giao
luyện các kỹ năng sống và làm việc, tiếp, ngôn ngữ, hợp tác…
giao tiếp, hợp tác, quản lý, điều hành,
ra quyết định…
1.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài
1.3.1. Khảo sát hoạt động thiết kế và dạy học theo chuyên đề dạy học môn
sinh học tại trường THPT
 Mục tiêu khảo sát
- Xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc thiết kế và áp dụng phương pháp dạy
học theo chuyên đề dạy học chương trình Sinh học 10
 Đối tượng khảo sát
- 5 GV giảng dạy môn Sinh học của trường THPT Ngô Gia Tự , Từ Sơn,
Bắc Ninh
- 85 HS của trường THPT Ngô Gia Tự , Từ Sơn, Bắc Ninh

9



1.3.2. Nội dung và phương pháp điều tra
- Nội dung khảo sát:
1) Hiệu quả và hoạt động yêu thích của HS về học tập theo chuyên đề Công
nghệ Enzim
2) Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng chuyên đề Công
nghệ Enzim
- Phương pháp điều tra
Điều tra bằng phiếu điều tra, phỏng vấn trực tiếp GV, tổng kết kinh
nghiệm của GV để thu thập thông tin về thực trạng nghiên cứu, thống kê toán
học ( dùng để xử lý số liệu thu được)
Chọn mẫu khảo sát: 5 GV giảng dạy môn Sinh học và 85 HS trường
THPT Ngô Gia Tự, Từ Sơn, Bắc Ninh
Thời gian khảo sát: ngày 20/3/2019
1.3.3. Kết quả khảo sát
1.3.3.1. Điều tra đánh giá về thực trạng học môn Sinh học ở trường THPT
Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (phụ lục) kết quả ý kiến phản hồi
của 85 HS cho thấy:
Bảng 1.1: Thực trạng sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học
Số lượng

PPDH

Tỉ lệ(%)

(HS)
Thuyết trình

15


17,64%

Hỏi – đáp

40

47,06%

Làm thí nghiệm

17

20%

Quan sát mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video

9

10,6%

Phương pháp khác

4

4,7%

10



Từ bảng trên chúng ta thấy tỉ lệ phương pháp thuyết trình được sử dụng là
17,64%, tỉ lệ phương pháp hỏi – đáp được sử dụng là 47,06%, tỉ lệ sử dụng
phương pháp làm thí nghiệm chiếm 20%, tỉ lệ sử dụng phương pháp quan sát
mẫu vật, tranh ảnh, chiếu video là 10,6%, và tỉ lệ sử dụng phương pháp khác là
4,7%. Như vậy hiện nay phương pháp hỏi đáp vẫn đang được sử dụng nhiều
nhất trong dạy học môn Sinh học ở trường phổ thông.

4.7%
10.60%

Thuyết trình

17.64%

Hỏi - đáp
Làm thí nghiệm

20%

Quan sát mẫu vật, tranh ảnh,
video
Phương pháp khác

47.06%

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ sử dụng các phương pháp dạy học trong dạy học

1.3.3.2 . Điều tra giáo viên về việc thiết kế và giảng dạy theo chuyên đề
Thông qua câu hỏi trong phiếu điều tra (Phụ lục) kết quả hỏi ý kiến của 5
GV cho thấy:

Bảng 1.2: Khảo sát ý kiến áp dụng dạy học theo chuyên đề
Số lượng (GV)

Nội dung
Không nên áp dụng

0

Nên áp dụng

5

Từ bảng trên chúng tôi thấy rằng có 05/05 GV cho rằng nên áp dụng dạy
học theo chuyên đề vào môn Sinh học.

11


- Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV cho kết quả như sau:
Bảng 1.3: Khảo sát về mức độ dạy học theo chuyên đề của GV
Mức độ dạy học theo chuyên đề

Số lượng (GV)

Tỷ lệ (%)

Rất ít

2


40%

Thỉnh thoảng

3

60%

Thường xuyên

0

0%

Qua bảng trên, có 40% GV có mức độ dạy học theo chuyên đề là rất ít, có
60% GV có mức độ dạy học theo chuyên đề là thỉnh thoảng. Kết quả trên cho
thấy việc dạy học theo chuyên đề môn Sinh học ở trường phổ thông là chưa
thường xuyên.
- Tiến hành khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề cho kết quả như
sau:
Bảng 1.5: Khảo sát về hiệu quả của dạy học theo chuyên đề của GV
Số lượng (GV)

Tỷ lệ (%)

Ít hiệu quả

0

0%


Tương đối hiệu quả

1

20%

Hiệu quả

3

60%

Rất hiệu quả

1

20%

Hiệu quả của dạy học theo
chuyên đề

Qua khảo sát chúng ta thấy có 20% GV cho rằng dạy học theo chuyên đề
tương đối hiệu quả, 60% GV cho rằng có hiệu quả và 20%GV cho rằng rất hiệu
quả khi dạy học theo chuyên đề.

12


Kết luận chƣơng 1

Trong chương này, chúng tôi đã tìm hiểu về lịch sử nghiên cứu của dạy học
chuyên đề trên thế giới cũng như ở trong nước. Chúng tôi nhận thấy rằng dạy
học theo chuyên đề đã xuất hiện khá lâu về trước nhưng chưa có hướng đi mới
được nghiên cứu.
Chúng tôi đã tìm hiểu và trình bày về cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề
tài. Để giải quyết các nhiệm vụ của đề tài chúng tôi chú trọng tới những cơ sở về
những đặc điểm của dạy học chuyên đề, quy trình thiết kế chuyên đề dạy học
Sinh học. Ngoài ra, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thiết kế chuyên
đề dạy học ở trường THPT, thực trạng thiết kế và tổ chức dạy học theo chuyên
đề dạy học môn Sinh học tại trường THPT cũng là những điều cần chú trọng
dựa vào nội dung và phương pháp điều tra và kết quả khảo sát.
Những vấn đề này sẽ được chúng tôi vận dụng trong thiết kế chuyên đề :
“Công nghệ enzim “trong chương 2

13


Chƣơng 2: THIẾT KẾ VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ
CÔNG NGHỆ ENZIM
Sau quá trình nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học theo chuyên đề cũng như
những khó khăn GV hay mắc phải khi xây dựng cũng như tổ chức, nhóm nghiên
cứu chúng tôi đã cùng đưa ra quy trình thiết kế và tổ chức dạy học chuyên đề
một cách khoa học và hiệu quả được chúng tôi đề xuất như sau :

Thiết kế tài
liệu chuyên
đề

Thiết kế
hoạt động

chuyên đề

Tổ chức
hoạt động
chuyên đề

Sơ đồ 2.1. Các giai đoạn thiết kế và tổ chức chuyên đề dạy học

2.1. Giai đoạn 1: Thiết kế tài liệu
Đặc điểm của dạy học chuyên đề là mạch nội dung sẽ được kết cấu lại
hoàn toàn khác so với chương trình SGK hiện hành. Vậy nên, bước đầu tiên ta
cần phải làm chính là biên soạn tài liệu dùng cho dạy và học chuyên đề đó.
2.1.1. Nguyên tắc thiết kế
Khi thiết kế tài liệu cho chuyên đề dạy học ta cần phải đản bảo tuân thủ
các nguyên tắc:
- Bám sát yêu cầu cần đạt của chuyên đề: yêu cầu cần đạt được cụ thể hóa
trong chương trình sinh học mới năm 2018
- Đảm bảo tổng thời lượng của các môn học và các hoạt động giáo dục
trong năm học không ít hơn thời lượng quy định trong chương trình hiện hành
- Tính logic của mạch kiến thức và tính thống nhất trong từng môn học,
giữa các môn học và các hoạt động giáo dục…
- Phù hợp với điều kiện của nhà trường, đối tượng học sinh, và sở trường

14


của giáo viên
- Định kì kiểm tra, đánh giá và xếp loại HS
- Đảm bảo tính khả thi thực hiện trong khung thời gian năm học theo quy
định của Bộ GD & ĐT, UBND tỉnh.

2.1.2. Quy trình thiết kế tài liệu
Căn cứ vào chương trình và SGK hiện hành, dựa trên cơ sở chuẩn kiến
thức - kĩ năng - thái độ - năng lực theo thông tư mới, lựa chọn nội dung để xây
dựng các chuyên đề dạy học phù hợp. Trong bước này, GV cần xác định tên (
tên phải khái quát được nội dung của cả chủ đề và gắn liền với thực tiễn), mạch
nội dung chuyên đề (liệt kê những nội dung chính, xác định mối quan hệ giữa
các đơn vị kiến thức và chỉ rõ nội dung được tích hợp), xác định thời lượng
(dạy học trong bao nhiêu tiết học, đã bao gồm dạy học cả trên lớp và ngoài giờ
lên lớp).
Để thiết kế được tài liệu chuyên đề đảm bảo về mặt chất lượng, GV cần
bám sát vào quy tắc xây dựng chuyên đề. Quy trình thiết kế tài liệu chuyên đề
được hệ thống hóa theo sơ đồ dưới đây:

15


Bước 1: Xác định mục tiêu và
yêu cầu cần đạt của chuyên đề
Bước 2:Tìm kiếm thông tin liên
quan đến nội dung chuyên đề
Bước 3: Sắp xếp và xử lý thông
Bước 4: Viết bản thảo chuyên
đề

Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia

Bước 6: Hoàn thiện tài liệu
Sơ đồ 2.2: Các bước thiết kế tài liệu chuyên đề

Bước 1: Mục tiêu cần đạt của chuyên đề được cụ thể trong chương trình

Sinh học mới. Tập trung hình thành năng lực nhận thức kiến thức Sinh học, năng
lực giải quyết vấn đề, năng lực tìm tòi và khám phá dưới góc độ Sinh học, năng
lực vận dụng kiến thức sinh học để giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Bước 2: Thông tin được đưa vào chuyên đề cần tham khảo ở nhiều nguồn
khác nhau ví dụ như sách báo; tài liệu tham khảo hay các webside đáng tin cậy
(webside của chuyên gia hay cơ quan tổ chức, webside quốc tế), trao đổi với các
thành viên trong tổ / nhóm chuyên môn để đảm bảo tính chính xác và nội dung
phong phú
Bước 3: Khi xác định được những nội dung cần đưa vào chuyên đề xong,
GV cần xử lí thông tin theo mục đích của riêng mình và sắp xếp chúng sao cho
hợp lí và logic (từng chương, từng mục), nội dung chuyên đề đáp ứng yêu cầu
cần đạt.

16


Bước 4: Viết bản thảo tài liệu chuyên đề dựa trên khung nội dung và ý
tưởng sắp xếp. Ngôn ngữ viết tài liệu đơn giản, trong sáng. Bản thảo tài liệu theo
kết cấu: trang bìa, mục lục, chương, các mục.
Bước 5: Xin ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực về nội dung bản thảo: sau
khi hoàn thiện bản sơ thảo nội dung tài liệu chuyên đề cần được đánh giá thông
qua chuyên gia. Nội dung đánh giá gồm các tiêu chí: nội dung đúng, đủ, có yếu
tố thực tế và trích dẫn đầy đủ, mức độ bám sát mục tiêu, sự phù hợp trong hình
thức trình bày, sự phù hợp về kết cấu tài liệu, đáp ứng đủ yêu cầu về độ dài.
Bước 6: Dựa trên góp ý từ chuyên gia hoàn thiện lại nội dung tài liệu
chuyên đề. Có 2 trường hợp xảy ra:
- Trường hợp 1: tài liệu đã đạt yêu cầu, có thể sử dụng để thiết kế tiến trình
tổ chức dạy học
- Trường hợp 2: tài liệu chưa đạt yêu cầu, từ yêu cầu chỉnh sửa của chuyên
gia để tiến hành chỉnh sửa (thêm tài liệu, bớt tài liệu, sửa lỗi diễn đạt, bổ

sung tư liệu thực tế, ...)
2.1.3. Ví dụ minh họa về các chuyên đề trong chương trình sinh học phổ thông
mới
Bảng 2.1: Hệ thống chuyên đề tự chọn môn Sinh học
Stt

Tên chuyên đề

Số tiết Lớp

1

Công nghệ tế bào và một số thành tựu

15

2

Công nghệ enzim

10

3

Công nghệ vi sinh vật trong xử lí ô nhiễm môi trường

10

4


Dinh dưỡng khoáng – tăng năng suất cây trồng và nông

10

10

nghiệp sạch
5

Một số bệnh dịch ở người và cách phòng chống

15

6

Vệ sinh an toàn thực phẩm

10

17

11


×