Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Luận văn thạc sĩ Trường nghĩa trang phục trong ca dao người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 104 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

TRƯỜNG NGHĨA TRANG PHỤC TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Hùng Việt

HẢI PHÒNG, NĂM 2014


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong ngôn ngữ học, trường nghĩa là một vấn đề đã được các nhà
nghiên cứu quan tâm từ lâu. Nghiên cứu trường nghĩa sẽ làm sáng tỏ được các
mối quan hệ ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng.
Tìm về với vẻ đẹp văn hóa dân tộc nói chung và vẻ đẹp ngôn từ của
nguồn cội nói riêng đó là một trong những vấn đề mà hiện nay chúng ta đã và
đang rất quan tâm. Ở mỗi giai đoạn phát triển của xã hội chúng ta đều ghi
nhận rất rõ sự phản ánh đa chiều của ngôn ngữ. Bởi thế thực tế khi nghiên cứu


về ngôn ngữ nói chung và ca dao nói riêng đã có rất nhiều tư liệu khẳng định
rằng ca dao là hình thức văn nghệ sơ khai phản ánh phong tục, tập quán, đạo
đức, lâm lí, tình cảm, kinh nghiệm sản xuất của người dân lao động. Đó là
những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng
và được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Ca dao là kết tinh cao nhất của đời
sống tâm hồn con người Việt Nam. Qua ca dao có thể nhận thấy đầy đủ diện
mạo về cuộc sống vật chất và đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam ta ngày
hôm qua và cả hôm nay.
Trang phục là một trong những yếu tố quan trọng phản ánh nhận thức
thẩm mĩ của con người được ca dao ghi nhận rất tinh tế. Nhìn vào dấu hiệu
ngôn ngữ trong ca dao người ta có thể đánh giá được văn hóa cũng như sự
phát triển của một cá nhân hay một dân tộc, một đất nước.Việt Nam là nước
có nền văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Vì thế từ ngàn đời nay cách ăn
mặc- trang phục của người Việt Nam có những nét độc đáo rất riêng, nét độc
đáo riêng ấy đã được ca dao ghi nhận rất rõ nét . Đặc biệt trong sự phát triển
của xã hội hôm nay việc chúng ta nhìn nhận nét đẹp văn hóa truyền thống của
dân tộc thông qua việc tìm hiểu nghiên cứu trường trang phục trong ca dao


2
người Việt rất thú vị. Nó phản ánh rõ nét sự tiến bộ của người Việt trong
nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đặc biệt là việc nhận thức, sử dụng
trang phục để thích ứng với các mục đích khác nhau của hiện thực .
Tìm hiểu về ngôn ngữ trong ca dao là một hướng đi không mới
nhưng cũng không kém phần cuốn hút. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về
ca dao nhưng vẫn còn nhiều khoảng trống cần tìm hiểu cụ thể hơn, sâu hơn.
Hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về trường nghĩa trang phục
trong ca dao người Việt.
Xuất phát từ những vấn đề như trên, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề
tài: "Trường nghĩa trang phục trong ca dao người Việt" làm đối tượng

nghiên cứu với mong muốn làm rõ hơn quan niệm của người Việt về trang
phục thể hiện qua loại hình ca dao, đồng thời cũng để góp phần khẳng định
giá trị nhiều màu vẻ của ca dao Việt Nam.
.

Trang phục truyền thống và hiện đại là một vấn đề văn hóa đa dạng và

phức tạp. Đa dạng ở chỗ mỗi dân tộc trong 54 dân tộc đều có cách thức, kiểu
dáng, chất liệu trang phục riêng; trong từng hệ thống trang phục ấy lại bao
gồm nhiều loại: quần, áo, váy, mũ, khăn, nón, giày, dép, guốc… thậm chí cả
đồ trang sức; trang phục ngày thường khác ngày tết, ngày hội, trang phục
cưới khác tang phục, lễ phục khác thường phục…
Phức tạp là bởi trang phục không phải hình thành và biến động chỉ trong
bản thân hệ thống nội tại của nó mà còn gắn bó với hàng loạt bộ phận khác
nhau của đời sống văn hóa xã hội loài người: điều kiện hình thành, phong tục
tập quán, thị hiếu, thói quen, nghề nghiệp, tuổi tác… của từng đối tượng hay
nhóm đối tượng cư dân. Nghĩa là, đề cập tới trang phục theo chiều tuyến tính,
lịch đại (thời gian: quá khứ – hiện tại – tương lai) hay theo lát cắt đồng đại,
chúng ta đều bắt gặp sự phong phú, đa dạng, phức tạp thay đổi thường ngày
của trang phục. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn chúng tôi xin phép chỉ
quan tâm tới một vấn đề nhỏ: quan hệ giữa trang phục ( truyền thống ) với thị


3
hiếu thẩm mỹ của con người với tư cách chủ thể. Hẹp hơn nữa, luận văn đề
cập chủ yếu tới một số khía cạnh trường nghĩa trang phục trong ca dao
người Việt từ góc độ ngôn ngữ.
Cách hiểu về trang phục, chúng tôi sẽ bàn và khảo sát, trình bày trong
phạm vi của luận văn. Tạm coi trang phục là bao gồm tất cả những phục sức
mà con người có thể mặc, khoác, đeo, gắn… lên cơ thể mình với nhiều mục

đích: che thân, chống rét, chống nắng, làm đẹp, v v
2. Lịch sử vấn đề
Đã từ rất lâu vấn đề trường nghĩa được các nhà khoa học trên thế giới
nói chung và Việt Nam nói riêng quan tâm nghiên cứu. Nhờ vấn đề trường
nghĩa mà biết bao những góc nhìn mới về ngôn ngữ được mở ra. Khi tìm hiểu
về lịch sử vấn đề trường nghĩa chúng ta không thể không kể đến những nhà
nghiên cứu về trường nghĩa có tên tuổi trên thế giới như W. Humboldt, J.
Trier, W. Porzing, L. Weisgerber ... Hay ở Việt Nam Đỗ Hữu Châu được xem
là nhà nghiên cứu hàng đầu với những công trình nghiên cứu chuyên sâu về
trường nghĩa.
Hầu hết ở phạm trù này các tác giả tập trung nghiên cứu về lí thuyết
trường nghĩa, về tính hệ thống của trường, các tiêu chí xác lập trường. Trong
các lĩnh vực nghiên cứu của ngôn ngữ, xét về ngôn ngữ trong đời sống nói
chung và ngôn ngữ của văn chương nói riêng thì ngôn ngữ của ca dao cũng
được xem là một nội dung rất hấp dẫn để các nhà nghiên cứu tiến hành khảo
cứu. Đặc biệt là việc nghiên cứu hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ và biểu
tượng nghệ thuật trong ca dao Việt. Qua tìm hiểu chúng tôi nhận thấy có
những phát hiện mới mẻ từ thế giới muôn màu của ngôn từ, của văn chương
được tiềm ẩn trong ca dao – một hình thức văn học, văn hóa cổ xưa ý nghĩa về
nhiều mặt. Những công trình nghiên cứu về ca dao Việt Nam với quy mô lớn
như Nguyễn Xuân Kính, Vũ Ngọc Phan, Chu Xuân Diên, Vũ Dung, Vũ Thị
Thu Hương, Trương Thị Nhàn, Nguyễn Thị Ngọc Điệp…Ở từng công trình


4
nghiên cứu các tác giả đã tìm hiểu ca dao ở nhiều góc độ: Văn hoá dân gian,
thi pháp học, văn hoá học, ngôn ngữ học…
- Vũ Ngọc Phan với cuốn “Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam” đã tìm hiểu
chung về nội dung và hình thức của từng thể loại, và thống kê các câu tục
ngữ, ca dao theo các chủ đề khác nhau. Với cuối sách này, tác giả là người

đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tượng trong ca dao. Tác giả cũng đã
dành một phần tìm hiểu về biểu tượng áo lụa, yếm đào, khăn mỏ quạ trong
công trình nghiên cứu này, và các tác giả cũng đã nhấn mạnh :Một đặc điểm
trong tư duy hình tượng của nhân dân Việt Nam về cái đẹp của cuộc sống,
của tình yêu con người phải chăng chính là trang phục áo đỏ, yếm thắm, khăn
đội đầu, guốc….
- Hà Công Tài với bài “Biểu tượng trăng trong thơ ca dân gian” Và Bùi
Công Hùng với bài “Biểu tượng thơ ca” (1988) đã khai thác rõ hơn về khái
niệm nghệ thuật và đi sâu phân tích một số biểu tượng trong ca dao, trong đó
có biểu tượng trăng.
- Trương Thị Nhàn với bài viết in trên tạp chí văn hoá dân gian “Tìm hiểu
ngôn ngữ nghệ thuật ca dao qua một số tín hiệu thẩm mĩ” (1992). Tác giả đã
nêu ý nghĩa biểu tượng của các vật thể như khăn, áo, giường, chiếu,…và đi
sâu tìm hiểu tín hiệu thẩm mĩ. Ở bài viết này tác giả kết luận : Khả năng biểu
trưng hoá nghệ thuật của các vật thể trong ca dao góp phần tạo nên một nét
đặc trưng rất cơ bản. Trang phục là một yếu tố mang ý nghĩa thẩm mĩ giàu
sức khái quát nghệ thuật, tham gia vào hệ thống biểu hiện của ngôn ngữ nghệ
thuật ca dao,trang phục có giá trị của một tín hiệu thẩm mĩ, tín hiệu văn hóa.
- Nguyễn Xuân Kính với công trình nghiên cứu “Thi pháp ca dao” (1992)
đã dành hẳn một chương để tìm hiểu các biểu tượng như câu trúc, cây mai,
hoa nhài, con bống, con cò và so sánh ý nghĩa của một số biểu tượng động vật
trong ca dao và văn học viết. Tác giả đặt ra một vấn đề cần được quan tâm khi
xác định ý nghĩa biểu tượng: “Tuy cùng viết về một biểu tượng như hai dòng


5
thơ dân gian và bác học đã miêu tả khác nhau, cấp cho nhau những ý nghĩa
khác nhau” [Tr.350].
- Cũng Trương Thị Nhàn, với luận án phó tiến sĩ “ Sự biểu đạt bằng ngôn
ngữ các tín hiệu thẩm mĩ không gian trong ca dao” (1995) đã tiếp tục đi sâu

nghiên cứu một loại biểu tượng không gian như rừng, núi, sông, ruộng, bến,
đình, chùa…Tác giả đã góp một tiếng nói ở một phương diện mới trong lĩnh
vực nghiên cứu biểu tượng ca dao.
- Nguyễn Chí Trung (2004), Trường từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người trong
thơ Chế Lan Viên, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường Đại Học Sư Phạm
Hà Nội.
- Phạm Thanh Phúc (2014) Trường nghĩa chỉ quân sự trong thơ Tố Hữu,
luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, trường Đại Học Hải Phòng
- Phạm Thu Yến trong cuốn “Những thế giới nghệ thuật của ca dao”
(1998) đã dành một số trang để khảo sát, nghiên cứu biẻu tượng trong thơ ca
trữ tình dân gian. Tác giả nghiên cứu biểu tượng theo ba vấn đề: ranh giới
giữa biểu tượng và ẩn dụ; biểu tượng thơ ca dân gian; sự hình thành và phát
triển của biểu tượng. Theo như như tác giả viết “ Những điều trình bảy trên
vẫn mang ý nghĩa mở, ý nghĩa đặt vấn đề chứ chưa phải là sự giải quyết triệt
để”.
- Nguyễn Thị Ngọc Điệp với bài “ Tìm hiểu nguồn gốc biểu tượng trong
ca dao Việt Nam” (1990) đã phân chia các biểu tượng chủ yếu thành ba nguồn
sau:
+ Những biểu tượng xuất phát từ phong tục tập quán của con người Việt
Nam, từ quan niệm dân gian, tín ngưỡng dân gian: Trầu cau, cây đa, vuông
tròn…
+ Những biểu tượng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của
nhân dân: áo nâu, áo nhiễu, áo gấm, áo the, quần hồng, quần chéo, yếm thắm


6
+ Những biểu tượng xuất phát từ văn học cổ Việt Nam và Trung Quốc:
Thuý Kiều – Kim Trọng, Ngưu Lang – Chức nữ, dây tơ hồng, ông tơ bà
nguyệt…- Hoàng Thị Ái Vân (2008), Trường nghĩa mùi vị và các hình thức
ngôn ngữ biểu hiện trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ Ngôn ngữ học, Trường

Đại Học Sư Phạm Hà Nội
Theo sự phân chia của tác giả, ta nhận thấy biểu tượng trang phục được
hình thành từ nguồn thứ ba tức là từ sự quan sát trực tiếp hàng ngày của nhân
dân. Cơ sở để tạo nên các biểu tượng chính là hiện thực khách quan. Dựa vào
các phân loại trên, chúng tôi đã xác định những định hướng để triển khai đề
tài này.
Gần đây hơn là những bài viết của một số tác giả trẻ như Nguyễn Phương
Châm, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Hà Thị Quế Hương, Phan Thị Thuý Hằng…đã
đem đến cho người đọc nhiều hiểu biết thú vị, đặc biệt cung cấp cho chúng tôi
những thông tin mới để nghiên cứu đề tài.
Qua việc tìm hiểu các công trình khoa học đã kể ra ở trên, có thể thấy các
tác giả đã tập trung thống kê, tìm hiểu các vấn đề về kho tàng ca dao Việt
Nam khá kĩ. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ
thống về từ ngữ của trường trang phục trong ca dao Việt. Thực tế này là một
gợi ý cho chúng tôi lựa chọn và bắt tay vào thực hiện đề tài.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Trường nghĩa trang phục trong ca dao người Việt
3.2. Phạm vi tư liệu nghiên cứu
- Luận văn dựa trên công trình Kho tàng ca dao người Việt ( Nxb văn
hóa thông tin HN 2001, gồm 2 tập của các tác giả Nguyễn Xuân Kính - Phan
Đăng Nhật (chủ biên), Vũ Ngọc Phan, Phạn Đăng Tài, Nguyễn Thúy Loan,
Đặng Diệu Trang .


7
- Tư liệu về ca dao trong Ngân hàng dữ liệu từ ngữ tiếng Việt của Viện
Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam .
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu

Qua luận văn chúng tôi nhằm hướng đến xác lập một trường nghĩa
trang phục trong ca dao người Việt. Từ việc xác lập, tìm hiểu quan hệ ngữ
nghĩa và hoạt động ngữ nghĩa trong trường, luận văn nhằm làm rõ hơn lí
thuyết về trường nghĩa và biểu hiện về trường nghĩa trang phục trong ca dao
người Việt.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu lí thuyết trường nghĩa trong ngôn ngữ học.
- Vận dụng lí thuyết trường nghĩa vào Kho tàng ca dao người Việt để
xác lập các tiểu trường thuộc trường nghĩa trang phục.
- Phân tích nghĩa biểu trưng của từ ngữ thuộc trường nghĩa trang phục
trong ca dao.

5. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu trường nghĩa trang phục trong ca dao người Việt,
chúng tôi sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này được sử dụng để khảo sát nguồn tư liệu theo từng vấn
đề cụ thể.
5.2. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để làm sáng tỏ từng luận điểm, từ đó
khái quát thành các luận điểm cơ bản của luận văn.


8
5.3. Phương pháp phân tích ngữ cảnh
Phương pháp này được áp dụng để phân tích nghĩa của các từ ngữ
thuộc các tiểu trường của trường trang phục trong những ngữ cảnh khác nhau,
nhằm tìm ra các đặc trưng ngữ nghĩa và giá trị biểu trưng của từ ngữ thuộc
trường nghĩa trang phục.
6. Đóng góp của luận văn

6.1. Về lí luận
- Giúp làm rõ thêm lí thuyết về trường nghĩa nói chung và chỉ ra hoạt
động ngữ nghĩa của từ ngữ trong một trường cụ thể là trường trang phục
- Từ đó làm sảng tỏ giá trị văn hóa của trường nghĩa trang phục trong ca
dao người Việt.
6.2. Về thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu giúp chúng ta có thêm hiểu biết về trường nghĩa
trang phục trong ca dao người Việt. Qua đó có thể vận dụng vào việc giảng
dạy ngữ văn trong trường phổ thông cũng như các cấp học khác.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
CHƯƠNG 2: XÁC LẬP TRƯỜNG NGHĨA TRANG PHỤC TRONG
CA DAO NGƯỜI VIỆT
CHƯƠNG 3: GIÁ TRỊ BIỂU TRƯNG CỦA TRƯỜNG NGHĨA
TRANG PHỤC TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT


9

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. CƠ SỞ NGÔN NGỮ HỌC: LÍ THUYẾT VỀ TRƯỜNG NGHĨA
1.1.1. Khái niệm trường nghĩa
Trường nghĩa còn được gọi là trường ngữ nghĩa, trường từ vựng,
trường từ vựng ngữ nghĩa, là một lĩnh vực nghiên cứu từ vựng học được xuất
hiện mấy chục năm gần đây. Lí thuyết trường nghĩa này bắt đầu từ những tiền
đề của trường phái W. Humboldt và phần nào từ những tư tưởng của F. de
Saussure vầ tính cấu trúc của ngôn ngữ. F. de Saussure cho rằng: " Gíá trị của

bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố ở xung quanh quy định [32: 202] và "
chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra những
yếu tố mà nó chứa đựng" [32: 198].
Nhà nghiên cứu ngôn ngữ J. Trier đã đưa ra thuật ngữ "trường" vào
ngôn ngữ học sớm nhất, đó là thuật ngữ trường khái niệm và trường từ vựng.
Trường khái niệm là một hệ thống gồm những khái niệm có quan hệ với nhau,
được tổ chức lại xung quanh khái niệm trung tâm. Mỗi trường khái niệm được
các từ phủ lên trên, mỗi từ tương ứng với một khái niệm. Trường từ vựng là
tập hợp các từ phủ lên trên một trường khái niệm. J. Trier chia toàn bộ từ
vựng thành trường cấp cao, trong trường cấp cao lại chia thành trường cấp
thấp hơn cho đến những từ rời. J. Trier cho rằng ngôn ngữ mỗi từ tồn tại trong
một trường, "giá trị của nó là do quan hệ với các từu khác trong trường quyết
định"
Từ năm 70 của thế kỷ XX lí thuyết trường nghĩa được giới thiệu vào
Việt Nam (từ đây luận văn sử dụng thuật ngữ trường nghĩa được các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ nhắc đến như một cơ sở cơ bản nhất). Đặc biệt cho đến
nay nó vẫn được coi là một mô hình nghiên cứu ưu thắng của ngữ nghĩa học


10
cấu trúc miêu tả. Nhiều công trình nghiên cứu về trường nghĩa, nghĩa của từ,
đối chiếu trường nghĩa của Tiếng Việt với trường nghĩa tương ứng trong ngôn
ngữ khác đã được hình thành, như các công trình của các tác giả: Đỗ Hữu
Châu [5,6], Đỗ Việt Hùng [8], Nguyễn Thiện Gíap [12,13], Bùi Minh Toán
[33], Nguyễn Văn Tu [35], cùng các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ ... Đỗ
Hữu Châu đã vận dụng lí thuyết về trường nghĩa của các tác giả nước ngoài
để hình thành nên quan điểm của mình về lí thuyết trường nghĩa. Đỗ Hữu
Châu cho rằng: " Những quan hệ về ngữ nghĩa giữa các từ sẽ hiện ra khi đặt
các từ (nói cho đúng là các ý nghĩa của từ) vào những hệ thống con thích
hợp. Nói cách khác, tính hệ thống về ngữ nghĩa của từ vựng thể hiện qua

những tiêu hệ thống ngữ nghĩa trong lòng từ vựng và quan hệ ngữ nghĩa giữa
các từ riêng lẻ thể hiện qua quan hệ giữa những tiểu hệ thống ngữ nghĩa chứa
chúng" [5: 169 - 170]. Từ đó, Đỗ Hữu Châu định nghĩa: " Mỗi tiểu hệ thống
ngữ nghĩa được gọi là một trường nghĩa. Đó là những tập hợp từ đồng nhất
với nhau về ngữ nghĩa" [5: 170].
Ở luận văn này, chúng tôi dựa trên cơ sở chính là lí thuyết về trường
nghĩa của Đỗ Hữu Châu. Có thể hiểu trường nghĩa là: một nhóm, một tập hợp,
một hệ thống ... các từ có mối quan hệ nào đó với nhau về ngữ nghĩa làm
thành một tiểu hệ thống trong hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ.
1.1.2. Tiêu chí xác lập trường nghĩa
Khi nghiên cứu ngôn ngữ, đặc biệt đối với vấn đề tiêu chí xác lập
trường, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra những đánh giá về trường nghĩa
(trường từ vựng ngữ nghĩa) như sau:
Việc phân lập từ vựng của một ngôn ngữ thành các trường nghĩa là để
phát hiện ra tính hệ thống và cấu trúc của hệ thống từ vựng về mặt ngữ nghĩa
là rất có cơ sở. Nhưng đó không phải là một nội dung duy nhất của việc phân
lập trường. Nói sâu hơn, tìm ra hệ thống, tìm ra cấu trúc là để tìm ra và giải


11
thích các cơ chế đồng loạt chi phối sự sáng tạo nên đơn vị và hoạt động của
chúng trong quá trình sử dụng ngôn ngữ làm công cụ giao tiếp.
Vậy thực chất các trường nghĩa là những sự kiện ngôn ngữ cho nên tiêu
chí để phân lập chúng phải là tiêu chí ngôn ngữ. Không thể bắt đầu sự phân
lập bằng các phạm vị sự vật, hiện tượng mà con người có thể biết từ ngoài
ngôn ngữ, cũng không thể bắt đầu bằng các vùng khái niệm đã có trong tư
duy. Nếu như đã phân biệt ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm thì cơ sở để
phân lập trường là sự đồng nhất nào đó trong ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu
niệm của các từ. Đỗ Hữu Châu cho rằng: có thể phân ra hai loại trường nghĩa
lớn: trường biểu vật và trường biểu niệm. Hai loại trường nghĩa này không

loại trừ lẫn nhau và chúng có liên hệ với nhau nhưng phải phân biệt rõ từng
loại trường nghĩa.
Thứ nhất: Trường nghĩa biểu vật là một tập hợp những từ có quan hệ
gần gũi về ý nghĩa biểu vật. Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa ra các ý
nghĩa biểu vật của các từ về trường biểu vật thích hợp, chúng ta chọn ra danh
từ làm gốc. Các danh từ này phải có tính khái quát cao, gần như là các tên gọi
của các phạm trù biểu vật, như người, động vật, thực vật, vật thể, chất liệu,
trang phục, quần,áo,mũ,giầy, dép ... Các danh từ này cũng là tên gọi có tác
dụng hạn chế ý nghĩa của từ về mặt biểu vật, là những ý nghĩa cụ thể, thu hẹp
ý nghĩa của từ. Với luận văn này, chúng tôi chọn danh từ trang phục là tên gọi
của trường nghĩa được khảo sát.
Thứ hai :Trường nghĩa biểu niệm là một "tập hợp các từ có chung một
cấu trúc biểu niệm. Để xác lập trường nghĩa biểu niệm ta chọn một cấu trúc
biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ sở đó thu nhập các từ ngữ có chung cấu trúc
biểu niệm gốc đó" (8:230).
Trên thực tế dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các
trường nghĩa nhưng cũng chính nhờ các trường nghĩa, nhờ sự định vị của từng
từ một trong trường nghĩa thích hợp, chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của


12
từ. Không phải chỉ có mỗi việc hiểu ý nghĩa của từ, các trường biểu vật, biểu
niệm cũng như các trường khác (trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa liên
tưởng) còn giúp chúng ta phát hiện ra các quy tắc chi phối sự vận động của từ
trong lịch sử và trong hoạt động thực hiện chức năng.
Trong "Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng", Đỗ Hữu Châu đã đưa ra các tiêu
chí xác lập trường nghĩa khá rõ nét:
Tiêu chí đầu tiên: do các trường nghĩa là những sự kiện thuộc phạm trù
ngôn ngữ cho nên việc phân lập chúng trước tiên là dựa theo tiêu chí ngôn
ngữ - những ý nghĩa ngôn ngữ. Ý nghĩa ngôn ngữ chính là ý nghĩa của từ, cơ

sở để tập hợp các từ thành trường.
Tiêu chí thứ hai: phải tìm ra được các trường hợp điển hình - từ điển
hình (từ trung tâm) chỉ mang các đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa được coi là cơ
sở.
Tiêu chí thứ ba: dựa vào các lớp ý nghĩa biểu vật và biểu niệm, có thể
phân biệt trường biểu vật và trường biểu niệm.
Tiêu chí thứ tư: tiêu chí xác lập trường biểu vật là sự đồng nhất ở một
nét nghĩa biểu vật.
Tiêu chí thứ năm: tiêu chí xác lập trường biểu niệm là sự đồng nhất ở
một nét nghĩa biểu niệm.
Tiêu chí thứ sáu: với trường tuyến tính cần dựa hẳn vào ngữ nghĩa từ
trung tâm.
Tiêu chí thử bảy: cơ sở để xác lập trường liên tưởng là các nghĩa ngữ
dụng của từ trung tâm. Từ trung tâm khi cùng xuất hiện với loại từ nào đấy
trong những ngữ cảnh trùng lặp sẽ có hiện tượng đẳng cấu ngữ nghĩa. Khi ấy
chúng sẽ tạo thành một trường nghĩa liên tưởng mà các từ có quan hệ với
nhau nhờ những mối liên tưởng ngữ nghĩa nào đó.
1.1.3. Các loại trường nghĩa


13
F. de Saussure trong " Giáo trình ngôn ngữ học đại cương" đã chỉ ra
hai dạng quan hệ: quan hệ ngang ( quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến tính,
quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình). Từ
hai dạng quan hệ ngang và quan hệ dọc mà F. de Saussure nêu ra, Đỗ Hữu
Châu đã phân chia trường nghĩa thành hai loại: trường nghĩa ngang (trường
nghĩa tuyến tính) và trường nghĩa dọc (truyền nghĩa trực tuyến). Đồng thời
căn cứ vào loại ý nghĩa còn có sự phân biệt trường nghĩa biểu vật và trường
nghĩa biểu niệm.
1.1.3.1. Trường nghĩa biểu vật (trường biểu vật)

Về khái niệm trường biểu vật là một tập hợp từ có cùng hạt nhân về ý
nghĩa biểu vật. Từ điển hình của trường thường là các danh từ có tính khái
quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật. Ví dụ: trường nghĩa
trang phục, từ trung tâm khái quát trang phục sẽ tập hợp các từ ngữ có cùng
hạt nhân ý nghĩa về trang phục:
- Từ ngữ chỉ các tiểu trường của trang phục: quần ,áo, dầy, dép
,khăn… .
- Các từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất, màu sắc của trang phục: trang
phục đẹp, trang phục xấu, trang phục tốt, trang phục đắt, trang phục rẻ, trang
phục còn lành lặn, trang phục đã rách, trang phục nhàu lát, trang phục nhau
nhúm, trang phục phẳng phiu ... từ ngữ chỉ màu sắc của trang phục: hoa,
màu, xanh đỏ, tím, vàng, lục nam, đen, nâu, thâm, hồng, ...
- Các từ ngữ chỉ chất liệu của trang phục: chất liệu bằng vải thô, chất
liệu bằng vải nhung, chất liệu bằng kim tuyến, chất liệu bằng rơm, chất liệu
bằng da, chất liệu bằng nhựa, chất liệu bằng cao su, chất liệu lụa tơ tằm,chất
vải nhiễu, chất mo cau, chất vải gấm, chất da, chất nhựa… ...
- Các từ ngữ chỉ hoạt động mua bán của trang phục: tiền, đồng, hào,
mua, bán, sắm,


14
- Các từ ngữ chỉ cách thức tác động của con người với trang phục:
Giặt, rũ, phơi, hong, đập, ngâm…
- Các từ ngữ chỉ chủ thể sử dụng trang phục: Anh, em, chàng, nàng,
cô, thiếp, chị, cậu, mợ, thím…
- Các từ chỉ bộ phận cơ thể “mang’ trang phục: chân, tay, đầu, vai, cổ,
lưng, bụng….
1.1.3.2. Trường nghĩa biểu niệm (trường biểu niệm)
Trường biểu niệm là một tập hợp từ có chung cấu trúc biểu niệm là các
ý nghĩa biểu niệm của từ.

Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân
chia thành các trường nhỏ và cũng có những miền, những mật độ khác nhau.
Do từ cũng có nhiều nghĩa biểu niệm nên một từ có thể đi vào những trường
biểu niệm khác nhau. Các trường biểu niệm cũng giao thoa, thẩm thấu vào
nhau, cũng có lõi trung tâm là các từ điển hình và các lớp ngoại vi là các từ
kém điểm hình.
Để xác lập một trường biểu niệm chúng ta dựa vào một cấu trúc nghĩa
biểu niệm làm gốc đồng nhất nào đó trong nghĩa biểu niệm. Ví dụ: Từ
nét
nghĩa: (hoạt động) (tác động đến X) (làm cho X biến dạng) (dùng miệng), có
thể xác lập được một trường biểu niệm với các từ như:
- X ở dạng cứng: nhai, cắn, xé, nghiền ...
- X ở dạng lỏng hoặc khí: mút, liếm, hút, phun ...
Sự phân lập thành trường nghĩa biểu vật hay trường nghĩa biểu niệm
dựa trên sự phân biệt hai thành phần ngữ nghĩa trong từ. Ý nghĩa của từ sẽ
được hiểu sâu sắc hơn nhờ sự định vị từng từ trong trường nghĩa thích hợp.


15
Trong luận văn này, trường nghĩa trang phục trong ca dao được phân
tích chủ yếu ở phương diện trường nghĩa biểu vật.
1.1.3.3. Trường nghĩa tuyến tính (trường nghĩa ngang)
Cơ sở xác lập trường là mối quan hệ trên trục ngữ đoạn của các đơn vị
ngôn ngữ. Trường tuyến tính trước hết xuất phát từ tính hình tuyến của tín
hiệu ngôn ngữ, các tín hiệu phải lần lượt kế tiếp thành một chuỗi chứ không
thể đồng thời xuất hiện, do đó quan hệ ngữ đoạn còn gọi là quan hệ hàng
ngang hay quan hệ tuyến tính. Muốn có quan hệ ngữ đoạn với nhau, các yếu
tố phải cùng thực hiện một chức năng về ngôn ngữ hoặc về nội dung giao
tiếp. Thông qua các kết hợp ngữ đoạn các từ sẽ bộc lộ các ý nghĩa từ vựng ngữ pháp của chúng.
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc

rồi tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính
(cụm từ, câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Ví dụ: trường tuyến tính của từ
giọng là: cao, thấp, trầm, bổng, thanh, thé, khàn ...; trường tuyến tính của từ
bột là: gạo, mì, sắn, ngô, khoai, đậu ... Cùng với các trường nghĩa dọc, trường
nghĩa ngang (trường tuyến tính) góp phần làm sáng tỏ những quan hệ và cấu
trúc ngữ nghĩa của từ vựng, phát hiện những đặc điểm nội tại và những đặc
điểm hoạt động của từ.
Ở luận văn này, trường nghĩa tuyến tính thể hiện ở sự kết hợp của
trang phục (hay biến thể của nó) với các từ chỉ trạng thái, màu sắc, chất liệu,
tính chất ... của trang phục (thể hiện ở chương 2)
1.13.4. Trường nghĩa liên tưởng
Các từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định
bằng từ các ý nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ trong cùng một
trường liên tưởng trước hết là các từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường
biểu niệm và trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất


16
và đối lập về ngữ nghĩa với từ trung tâm. Song trong trường liên tưởng còn có
nhiều từ khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm
trong những ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất, lặp đi lặp lại, điều này
làm cho các trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời đại và tính cá nhân.
Trường liên tưởng nhất thiết phải dựa trên một mối tương đồng hay
một sự giống nhau nào đó, không liên quan đến khả năng chiếm giữ cùng một
vị trí trên một chuỗi lời nói, cũng không liên quan đến khả năng thay thế cho
nhau. Ví dụ: Từ trang phục có thể đem đến sự liên tưởng tới các từ như: xấu,
đẹp,hồng tím, xanh, rực rõ, nhã nhặn…hay kiêủ đồng phục của học sinh ,
trang phục nhà nông, đồng phục của thầy cô giáo, trang phục bác sĩ, trang
phục nam, trang phục nữ, trang phục nhà giàu, trang phục nhà nghèo, trang
phục của người miền ngược, trang phục của người miền xuôi ... những từ này

có nhiều điểm tương đồng, tuy không tương đồng về hình thức âm thanh
nhưng tường đồng về ý nghĩa, chỉ sự tồn tại nội hàm của trang phục. Về mặt
ngữ pháp, chúng đều là các danh từ và tính từ, động từ. Về khả năng sử
dụng, chúng đều có thể thay thế cho nhau mà vẫn đảm bảo sự tương đồng
mức độ với những từ đi trước và đi sau.
Như vậy, trường liên tưởng là tập hợp những từ xuất hiện khi có một từ
kích thích. Ví dụ: Nói tới trang phục là ta nghĩ đến áo, quần, dầy, dép, khố,
khăn, thắt lưng… màu sắc, đẹp, xấu, bình dân, quí phái, sang trọng.. ...
1.1.4. Hiện tượng chuyển trường
Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng nhất trong giao tiếp và tư duy của
con người. Ngôn ngữ có quy luật tiết kiệm vô cùng kỳ diệu là dùng cái hữu
hạn để biểu hiện cái vô hạn. Quy luật này có mặt ở tất cả các mặt: ngữ âm, từ
vựng, ngữ pháp. Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ thể hiện ở
chỗ: cùng một hình thức âm thanh có thể diễn đạt được nhiều nội dung khác
nhau. Vì vậy, hiện tượng đa nghĩa của từ là kết quả của sự chuyển biến ý


17
nghĩa của từ, "bản thân quá trình phát triểm thêm ý nghĩa mới của từ lại gắn
liền với hiện tượng chuyển nghĩa" [12: 160].
Khi mới xuất hiện, từ đơn hoặc từ phức đều chỉ có một nghĩa biểu vật.
Trong quá trình sử dụng, từ có thêm nhiều nghĩa biểu vật mới bởi "động lực
chủ yếu thúc đẩy sự chuyển biến ý nghĩa vẫn là nhu cầu do giao tiếp đặt ra ...
Ngôn ngữ luôn luôn đứng trước đòi hỏi phải kịp thời sáng tạo ra những
phương tiện mới để biểu thị những sự vật, hiện tượng và những nhận thức
mới xuất hiện trong xã hội, để thay thế những cách diễn đạt, những tên gọi cũ
đã mòn, không còn khả năng gợi tả bộc lộ cảm xúc và gây ấn tượng sâu sắc ở
người nghe nữa"[5: 151]. Thay đổi ý nghĩa vốn có của từ làm cho chúng có
thêm nhựa sống chính là làm cho ngôn ngữ thêm đa dạng, phong phú để đáp
ứng nhu cầu giao tiếp trong một xã hội xã hội phát triểm không ngừng.

Qúa trình chuyển nghĩa không phải là một quá trình tự do mà là sự
sáng tạo theo những quy tắc nhất định. Từ có thể được chuyển nghĩa theo hai
phương thức phổ biến là ẩn dụ và hoán dụ. "Phương thức ẩn dụ là phương
thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y), nếu như x và y giống
nhau. Còn hoán dụ là phương thức lấy tên gọi là A của x để gọi y nếu x và y
đi đôi với nhau trong thực tế" [5: 155]. Như vậy, xét về bản chất, ẩn dụ và
hoán dụ đều là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật, hiện tượng hoặc tính chất
này sang để gọi tên sự vật, hiện tượng hoặc tính chất khác dựa trên những mối
quan hệ nhất định giữa các sự vật, hiện tượng và tính chất ấy. Tuy nhiên ẩn dụ
và hoán dụ khác nhau ở chỗ: ẩn dụ dựa trên cơ sở sự giống nhau về một điểm
nào đó giữa các sự vật, hiện tượng , tính chất được gọi tên; hoán dụ dựa vào
sự đi đôi với nhau trong thực tế khách quan giữa các sự vật, hiện tượng, tính
chất đó.
Trong quá trình sử dụng, các đơn vị ngôn ngữ luôn ở trạng thái động, ở
đó diễn ra nhiều chuyển hóa, biến đổi. Những biến đổi đó xuất phát từ phạm
vi cá nhân, sau đó được xã hội thừa nhận và sử dụng rộng rãi. Vấn đề tính


18
nhiều nghĩa và sự chuyển biến ý nghĩa của từ cũng gắn liền với vấn đề trường
nghĩa " vì từ có nhiều nghĩa biểu vật, do đó từ có thể nằm trong nhiều trường
biểu vật khác nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy theo số lượng
các ý nghĩa biểu vật của nó" [5: 175]. Sự chuyển nghĩa của từ kéo theo sự
chuyển trường nghĩa. hiện tượng chuyển trường nghĩa là các từ mang đặc
điểm miêu tả sự vật ở trường mới đồng thời kéo theo những nét nghĩa vốn có
ở trường cũ.
Những từ cùng một trường có xu hướng chuyển nghĩa giống nhau.
Nghiên cứu về chuyển nghĩa từ vựng, sự chuyển nghĩa của từ không
chỉ đáp ứng được nhu cầu giao tiếp của con người mà còn góp phần tạo nên
sự sống động của ngôn ngữ. Đối với hiện tượng chuyển nghĩa của từ, các nhà

ngôn ngữ đều cho rằng hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả
các ngôn ngữ trên thế giới là ẩn dụ và hoán dụ.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ CA DAO
1.2.1. Khái niệm ca dao
Văn học dân gian là một bộ phận to lớn trong văn hóa dân tộc, nó là
một nền văn hóa rất phát triển. Phần thơ là phần phong phú nhất, có giá trị
nhất trong văn học dân gian của dân tộc ta mà ca dao chiếm một mảng rất lớn.
Thuật ngữ ca dao được các nhà nghiên cứu định nghĩa như sau:
Theo Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn
Khắc Phi): "Ca dao còn gọi là phong dao. Thuật ngữ ca dao được dùng với
nhiều nghĩa rộng hẹp khác nhau.
Theo nghĩa gốc thì ca là bài hát có khúc điệu, dao là bài hát không có
khúc điệu.
Ca dao là danh từ chỉ toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong
dân gian có hoặc không có khúc điệu. Trong trường hợp này ca dao đồng
nghĩa với dân ca ...


19
... Từ một thế kỷ nay, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam
đã dùng danh từ ca dao để chỉ riêng thành phần nghệ thuật ngôn từ (phần lời
thơ) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Với
nghĩa này, ca dao là thơ dân gian truyền thống" [14: 31].
Vũ Ngọc Phan quan niệm: "Ca dao là những bài hát thường thường
ngắn, hoặc hai, bốn, sáu hay tám câu, âm điệu lưu loát và phong phú. Tuy qua
nhiều người, nhiều thế hệ sửa chữa, ca dao vẫn giữ được tư tưởng chủ đề và
tính chất mộc mạc ... Ca dao có nhiều thể, mà nhiều hơn cả là thể lục bát (vế
sáu chữ và vế tám chữ là một câu câu thống nhất); còn có thể bốn chữ; thể
năm chữ và cũng có cả thể song thất lục bát, nhưng không nhiều ... Nôị dung
chủ yếu của ca dao là trữ tình, tức biểu hiện nội tâm của các tác giả là nhân

dân lao động" [29: 16 - 17].
Nguyễn Thái Hòa nêu: "Ca dao còn gọi là phong dao, từ ngữ dân gian
gọi là câu ca, câu hát, câu ví, câu hò ... là lời hát gắn với những giai điệu, ca
khúc dân gian trong lao động, trong đối đáp trữ tình hoặc lễ hội dân gian" [19:
28].
Trong nghiên cứu văn học dân gian, để hiểu rõ hơn về ca dao các nhà
khoa học thường phân định sự khác nhau về hình thức và nội dung giữa ca
dao và tục ngữ: "Tục ngữ thiên về lí trí, tục ngữ cung cấp cho người nghe
những triết
lý dân gian, tri thức dân gian; ca dao thiên về tình cảm, có nội dung trữ tình
dân gian" [23: 72].
1.2.2. Quan hệ giữa ca dao và dân ca
Trong đời sống sinh hoạt văn hóa văn nghệ, ca dao thường được dùng
để hát, để ngâm (sau này được xem bằng mắt ...). Căn cứ vào định nghĩa về ca
dao trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học (Lê Bá Hán - Trần Đình Sử -


20
Nguyễn Khắc Phi) cùng các ý kiến của các nhà khoa học, xét thấy cần phải
bàn đến mối quan hệ giữa ca dao và dân ca.
Theo các nhà nghiên cứu, thuật ngữ ca dao ra đời từ cuối thế kỷ XVIII
đến thế kỷ XX. Thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn, phải đến những năm
50 của thế kỷ XX (thuật ngữ dân ca được dùng trong công trình "Tục ngữ và
dân ca Việt Nam" do Vũ Ngọc Phan biên soạn, in lần đầu năm 1956). Ca dao
và dân ca có mối quan hệ với nhau như thế nào: ''Dân ca bao gồm phần lời
(câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng
và cả môi trường, khung cảnh ca hát. Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi
nói đến ca dao, người ta nghĩ đến lời ca. Khi nói đến dân ca, người ta nghĩ
đến làn điệu và những thể thức hát nhất định. Như vậy không có nghĩa toàn
bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó ... tước bớt tiếng đệm,

tiếng láy, tiếng đưa hơi ... thì sẽ đều là ca dao ... và ca dao đã trở thành một
thuật ngữ dùng để chỉ một thứ dân gian" [23: 78 - 79].
Vậy chúng ta có thể hiểu ca dao và dân ca là hai thể loại kho tàng văn
học dân gian, nó vừa độc lập vừa có mối quan hệ với nhau. "Một mặt, chúng
ta cũng thừa nhận mối quan hệ đặc biệt giữa ca dao và dân ca ... Mặt khác,
chúng ta cũng thừa nhận "ca dao lại có tính độc lập tương đối của nó" [23: 7980].
Tóm lại, ca dao là thơ dân gian, có nội dung trữ tình phong phú và trào
phúng, có thể hát, ngâm, đọc ... và có sự gắn bó nhất định với dân ca. Đó là
những cơ sở nhất định để chúng ta tìm hiểu về ca dao, cụ thể là khai thác dưới
góc độ ngôn ngữ trong trường nghĩa trang phục.
1.2.3. Nội dung chính của ca dao
Nội dung chủ yếu của ca dao là trữ tình, biểu hiện nội tâm của tác giả
là người dân lao động. Đánh giá tổng thể, ca dao có thể chia làm ba nhóm lớn
như sau: ca dao nghi lễ, ca dao lao động, ca dao sinh hoạt.


21
Ca dao nghi lễ gắn chặt với sinh hoạt tín ngưỡng, với phong tục tập
quán của nhân dân; nó gồm: nghi lễ trong sinh hoạt cộng đồng và nghi lễ
trong sinh hoạt gia đình.
Ca dao lao động gắn với những hình thức lao động của người dân.
Ca dao sinh hoạt: sinh hoạt cộng đồng và sinh hoạt gia đình.
+ Bộ phận ca dao phản ánh sinh hoạt cộng đồng biểu hiện những tình
cảm với quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, thái độ của người lao động với
các vấn đề xã hội.
+ Bộ phận ca dao phản ánh sinh hoạt gia đình chiếm số lượng khá lớn.
Nó phản ánh mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình với nhau.
1.2.4. Vấn đề nghĩa biểu trưng trong ca dao người Việt
Ngôn ngữ có hai chức năng chính, đó là giao tiếp và tư duy. Chúng ta
đã biết, ý nghĩa biểu vật là một trong những ý nghĩa của từ. Song trong quá

trình hành chức có khi ý nghĩa biểu vật, tính trực quan của thông điệp trở nên
mờ đi do một một thông điệp khác tuy có liên quan nhưng rộng lớn hơn, đi xa
hơn, đó là ý nghĩa biểu trưng.
a. Giới thiệu về biểu trưng
Biểu trưng là khái niệm nhằm diễn tả nội dung khác rộng hơn nhưng có
mối liên hệ với nội dung chính đang chuyển tải.
Theo Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học: "Trong tiếng Việt,
những thuật ngữ biểu tượng, tượng trưng, biểu trưng là những từ ngữ nghĩa
gần dùng để dịch từ symbol, có nghĩa cơ bản là: Một dấu hiệu (tín hiệu, kí
hiệu) mang tính quy ước hàm chỉ một đặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo
hay hẹp hơn là: có khả năng gợi ra một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài
sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận. Ví dụ: Lá
cờ đỏ sao vàng là biểu tượng của tổ quốc Việt Nam... Trống đồng là biểu
tượng cho nền văn minh Lạc Việt..."[ 19: 21 - 22] . Trang phục áo dài là trang


22
phục truyền thống của người Việt.VD “Thoáng thấy áo dài bay trên đường
phố/ Sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi.”
Trong khái niệm về biểu trưng của Từ điển bách khoa toàn thư có đoạn
viết " Theo nhà kí hiệu học Jungơ: Biểu trưng là cái nhìn thấy được, là một kí
hiệu dẫn ta đến một cái không nhìn thấy được. Lá quốc kì ( cái nhìn thấy) dẫn
ta đến một cái không nhìn thấy là ý niệm về quốc gia, tổ quốc " [
].
Mở rộng khái niệm, Từ điển thuật ngữ văn học nêu: " Trong triết học
và tâm lí học, biểu tượng là một khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức
của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong
đầu óc sau khi tác động của sự vạt vào giác quan ta đã chấm dứt" [14: 23].
Nhìn nhận biểu tượng theo nhiều chiều sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm này. Biểu
tượng "còn được gọi là biểu trưng, nó có nghĩa rộng hơn và nghĩa hẹp... trong

nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình tượng của
văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển
nghĩa của lời nói hoặc một loạt những hình tượng nghệ thuật đặc biệt có khả
năng truyền cảm lớn ... Là một phương thức chuyển nghĩa của lời nói, biểu
tượng có quan hệ gần gũi với ẩn dụ và hoán dụ"[14: 24]
Nghĩa biểu trưng trong ca dao rất phong phú : Biểu trưng cho vẻ đẹp,
tình yêu quê hương đất nước. Biểu trưng cho tình cảm gia đình, tình yêu ông
bà cha mẹ, anh chị em. Biểu trưng cho, giá trị, nét truyền thống văn hóa dân
tộc. Biểu trưng cho tình yêu đôi lứa, tình yêu vợ chồng. Biểu trưng cho sinh
hoạt trong đời sống thừơng nhật của người dân quê nơi thôn dã…
Với tất cả những biểu trưng có trong ca dao nói chung như vậy thì
trường trang phục cũng có những nghĩa biểu trưng dựa trên cơ sở ấy của ca
dao. Những nghĩa biểu trưng này sẽ được chúng tôi xem xét cụ thể ở chương
3 của luận văn.
b. Quan hệ giữa biểu trưng với ẩn dụ và hoán dụ


23
Sự giống nhau: Ba khái niệm trên đều được hình thành trên cơ sở của
đối chiếu, so sánh về các hiện tượng, sự vật, đối tượng có những khía cạnh,
những điểm gần gũi nhằm làm nổi bật bản chất, tạo ra một ý nghĩa cụ thể về
hiện tượng sự vật đó. ví dụ: hoa ( biểu tượng cho vẻ đẹp của người con gái),
bồ câu (biểu tượng của hòa bình)...
VD
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
( 42:lời 156 tr 246 tập 2)
Sự khác nhau:

Ẩn dụ đều mang ít nhiều ý nghĩa biểu tượng nhưng biểu tượng không
phải bao giờ cũng là ẩn dụ, hoán dụ. Ví dụ: màu vàng (biểu tượng cho sự
quyền quý, vương giả), màu tím (biểu tượng của lòng chung thủy)...
Biểu tượng không làm mất đi ý nghĩa cụ thể, cảm tính của vật tượng
trưng hoặc hình tượng nghệ thuật. Trái lại, ẩn dụ và hoán dụ lại có khuynh
hướng làm lu mờ ý nghĩa biểu vật của lời nói.
Một ẩn dụ có thể được dùng cho nhiều đối tượng hay một đối tượng
cũng có thể được biểu đạt bằng nhiều ẩn dụ, hoán dụ khác nhau (mận - đào,
rồng -mây...) cho nên để hiểu được ý nghĩa của chúng ta phải đặt vào trong
ngữ cảnh riêng của từng văn bản. Biểu tượng khác ẩn dụ, ý nghĩa của nó tồn
tại cả ở ngoài văn bản đang tiếp xúc bởi quá trình kiến tạo mỗi biểu tượng có
lịch sử rất dài, thậm chí gắn với quá trình hình thành quan niệm về thế giới
của cổ nhân. Ví dụ: biểu tượng con cò gợi tới hình ảnh người nông dân vất vả
sương nắng trên đồng; biểu tượng bến đò, dòng sông... nơi chia li, cách trở.


24
Biểu tượng áo,khăn trong ca dao gợi sự nhớ mong khăng khít trong tình bạn,
tình yêu, sự xa cách nhớ mong của lứa đôi tuổi trẻ.
Từ những nét lớn về thuật ngữ biểu trưng, định giá mối tương đồng,
liên quan giữa biểu tượng, ẩn dụ, hoán dụ, chúng tôi lấy đó làm xuất phát
điểm tìm hiểu giá trị của trường nghĩa trang phục trong ca dao của người
Việt.
1.3. TIỂU KẾT
Với vấn đề cơ sở lí luận của trường nghĩa trang phục trong ca dao
người Việt, chúng tôi tập trung vào hai khía cạnh: cơ sở ngôn ngữ và cơ sở
văn hóa .
Cơ sở ngôn ngữ gồm các nội dung cơ bản sau:
- Lí thuyết về trường nghĩa
- Hiện tượng chuyển trường nghĩa

- Các biến thể trong trường nghĩa
Đối với lí thuyết về trường nghĩa, luận văn sử dụng quan niệm về
trường nghĩa của Đỗ Hữu Châu làm cơ sở lí luận chính.
Trong các loại trường nghĩa thuộc lí thuyết trường nghĩa ( trường
nghĩa biểu vật , trường nghĩa biểu niệm, trường nghĩa tuyến tính, trường nghĩa
liên tưởng), luận văn khai thác trường nghĩa trang phục trong ca dao người
Việt chủ yếu ở phương diện trường nghĩa biểu vật, sau đó là trường nghĩa
tuyến tính.
Những nét lớn về hiện tượng chuyển trường nghĩa của từ; khái niệm
hằng thể, biến thể của từ ngữ đóng góp vào cơ sở lí luận để chúng tôi đi đến
xác lập các tiểu trường nghĩa trang phục trong ca dao. Khai thác sự chuyển
trường nghĩa trong ngôn ngữ nói chung cũng như của từ ngữ thuộc trường
nghĩa trang phục.


×