Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Luận văn thạc sĩ Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu kiểu nhân vật trào phúng truyện ngắn Vũ Trọng Phụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 106 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀO VIỆC
NGHIÊN CỨU KIỂU NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG TRONG
TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Diệp Quang Ban

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

1

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự
hướng dẫn khoa học của GS.TS Diệp Quang Ban. Các nội dung nghiên cứu
trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá của các tác
giả khác, có trích dẫn và chú thích nguồn gốc.
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm
về nội dung luận văn của mình.

Hải Phòng, ngày 29 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

2

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình theo học ngành cao học Ngôn ngữ học Việt Nam tại
trường Đại học Hải Phòng, đặc biệt là khoảng thời gian thực hiện luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ hết lòng từ gia đình, thầy cô và bạn bè. Vì
vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới:
Thầy giáo, GS.TS Diệp Quang Ban, người đã tận tâm hướng dẫn, động
viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Gia đình tôi, hậu phương luôn đứng bên tôi trong những phút khó khăn
để hoàn thành được luận văn.

Các thầy, cô giảng dạy chuyên ngành Ngôn ngữ học Việt Nam khóa K6
tại trường Đại học Hải Phòng, những người đã dành tâm sức tận tình hướng dẫn
tôi.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc sức khỏe tới quí thầy cô, gia đình và
các anh chị học viên.

Hải Phòng, ngày 29 tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn


3

A. MỞ ĐẦU
1.

Lí do chọn đề tài
1.1 KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀO LĨNH VỰC

NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT

Từ sau những năm 60 của thế kỉ XX, phân tích diễn ngôn ra đời và trở
thành một bộ phận của ngôn ngữ học ứng dụng. Sự chuyển đổi từ ngữ pháp văn
bản sang phân tích diễn ngôn không chỉ là sự thay thế hệ phương pháp luận từ
nghiên cứu sang phân tích mà còn là sự thay đổi trong nhận thức: cần thiết phải
tiếp cận và lí giải các đơn vị ngôn ngữ bậc trên câu trong hoạt động hành chức
của chúng.
Ngay từ khi mới ra đời, phân tích diễn ngôn đã chứng tỏ sức hấp dẫn của
mình khi trở thành trào lưu khoa học phát triển rầm rộ ở châu Âu. Cho đến tận
ngày nay, phân tích diễn ngôn vẫn thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà
nghiên cứu. Sức hút này xuất phát từ việc phân tích diễn ngôn giúp con người

tiếp cận các đơn vị ngôn ngữ trên câu, đặc biệt là các văn bản nghệ thuật và có
thể đưa ra và chứng minh được những nhận định của mình một cách thuyết
phục dựa trên cơ sở của văn hóa, xã hội, lịch sử, logic, tâm lí… Vì vậy, phân
tích diễn ngôn với sức hấp dẫn cũng như khả năng ứng dụng của nó vào lĩnh
vực ngôn ngữ nghệ thuật là lí do đầu tiên khiến chúng tôi chọn đề tài này.
1.2. TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG – BỨC TRANH HIỆN THỰC
ĐƯƠNG THỜI

Nói đến Vũ Trọng Phụng, hầu hết người đọc chỉ nhớ tới những tiểu
thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê… và những phóng sự nổi tiếng như Cơm thầy
cơm cô, Kỹ nghệ lấy Tây… chứ không mấy ai nhắc đến những truyện ngắn của
ông. Trên thực tế, Vũ Trọng Phụng viết truyện ngắn khá nhiều, số lượng đáng
kể và khá đặc sắc. Hơn thế, truyện ngắn chính là những tác phẩm đầu tay giúp


4

cho Vũ Trọng Phụng bắt đầu đứng vào hàng ngũ những người viết văn, và cũng
bắt đầu nổi tiếng từ đó.
Vũ Trọng Phụng ngay từ những ngày đầu cầm bút đã chọn cho mình một
con đường cơ bản – con đường chủ nghĩa hiện thực. Những truyện ông viết đều
rút ra trong lòng cuộc sống thực, cuộc sống mà ông mắt thấy tai nghe hàng
ngày. Cái độc đáo trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng là ông đã đưa vào văn
chương của mình những câu chuyện chân thực bằng lối văn mới mẻ, độc đáo,
khác với nhiều cây viết đương thời, vẫn còn sính lối văn du dương trầm bổng
đầy những sáo ngữ.
Truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng là một bức tranh xã hội Viêt Nam thu
nhỏ. Nếu như truyện dài của ông đề cập đến nhiều vấn đề thời cuộc mang tính
thời cuộc, thời sự thì trong phạm vi truyện ngắn với dung lượng gọn nhẹ hơn,
nhà văn nghiêng về những khía cạnh đạo đức, tình cảm, nhân sinh..trong cái xã

hội thực dân phong kiến đảo điên, đen tối.
Trước hết, truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng đã phản ánh một cách mạnh
mẽ sâu sắc thế lực vạn năng của đồng tiền. Trong Bộ răng vàng, tác giả miêu tả
khách quan nhưng đượm chất trào phúng, vạch trần cái tâm địa khốn nạn, bất
hiếu của hai thằng con đối với bố. Đồng thời phanh phui bộ mặt đểu cáng, ty
tiện của hai anh em một nhà với nhau. Đọc Vũ Trọng Phụng, ta thấy thế lực
đồng tiền luôn xuất hiện, cái uy lực của đồng tiền đã làm đảo lộn mọi giá trị vật
chất.
Một chủ đề khác cũng rất đậm nét trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng là
sự giễu cợt, mỉa mai với lối sống lãng mạn rởm đời của không ít kẻ tiểu tư sản
bấy giờ. Họ là con đẻ của phong trào Âu hóa vật chất giai đoạn giao thời. Đặc
sắc nhất là chuyện Hồ sê líu, hồ sê sàng. Với ngòi bút trào phúng tài tình, tác
giả vẽ lên sinh động tức cười cảnh một gia đình họa sĩ thành thị. Họa sĩ Khôi
Kỳ suốt ngày cặm cụi làm việc kiệt sức để cho vợ và hai cô con gái có tiền tiêu


5

xài. Họ giỏi moi tiền ông ta, nhưng chẳng bao giờ biết yêu thương chia sẻ với
chồng, với cha những sự nhọc nhằn, khổ cực…
Nhìn chung, truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng gọn gàng súc tích nhưng
đậm chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh xã hôi hiện thực đương thời
thông qua những nhân vật trào phúng, chủ yếu là giai cấp tiểu tư sản thành thị.
Qua mảng truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, người đọc có thể thấy được đầy đủ
nét sáng lấp lánh của chân dung một nhà văn tài năng, độc đáo của trào lưu văn
học hiện thực Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám.
1.3. NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG
PHỤNG LÀ MỘT KIỂU NHÂN VẬT ĐỘC ĐÁO, PHẢN ÁNH MẶT TRÁI CỦA XÃ
HỘI ĐƯƠNG THỜI


Làm nên giá trị truyện ngắn của Vũ Trọng Phụng, phải nói đến vai trò
của các nhân vật trào phúng. Trong truyện Bộ răng vàng, trung tâm là hai nhân
vật “ thằng em trai” và “ thằng anh trai” – hai đứa con trai bất hiếu, lúc người
cha già lâm chung thì bỏ lơ, lúc ông qua đời thì rắp tâm cạy miệng bố để lấy bộ
răng vàng. Hay, đó là nhân vật anh chàng vô công rồi nghề trong truyện Người
có quyền, vụng về, bất tài, yêu một chị góa và cuối cùng tay trắng chỉ vì không
có tiền. Trong truyện Hồ sê líu hồ sê sàng, nhân vật trào phúng lại là nhân vật
ông họa sĩ Khôi Kỳ, bà vợ và hai cô con gái Tuyết Nương, Bạch Vân: người
cha nhu nhược, bà vợ và hai cô con gái thì đua đòi, lười nhác, lãng mạn rởm
đời.
Có thể nói, mỗi nhân vật có một ngoại hình, tính cách và hoàn cảnh khác
nhau nhưng đều góp phần phản ánh mặt trái của bức tranh xã hội lúc bấy giờ.
Thông qua các nhân vật trào phúng này, Vũ Trọng Phụng đã phơi bày, chế nhạo
cái xấu xa, tham lam, đồi bại giả dối của nhiều hạng người, của một thời đại.
Cũng vì lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn kiểu nhân vật trào phúng trong
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng làm đối tượng nghiên cứu của đề tài này.


6

1.4. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN VÀO VIỆC NGHIÊN CỨU KIỂU
NHÂN VẬT TRÀO PHÚNG TRONG TRUYỆN NGẮN VŨ TRỌNG PHỤNG LÀ
MỘT HƯỚNG TIẾP CẬN MỚI

Từ trước đến nay, đã có ít nhiều những công trình nghiên cứu bàn đến
kiểu nhân vật trào phúng, nhưng đó là sự nghiên cứu từ góc độ văn học. Còn
các nhân vật trào phúng được nghiên cứu từ góc độ lí thuyết phân tích diễn
ngôn thì vẫn còn là vấn đề mới mẻ. Trên các cơ sở vừa nếu, chúng tôi thực hiện
đề tài Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào nghiên cứu kiểu nhân vật trào phúng
trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng nhằm ứng dụng các kiến thức về phân tích

diễn ngôn vào việc khám phá thêm một số khía cạnh về tài năng của cây bút
hiện thực phê phán xuất sắc Vũ Trọng Phụng, giúp hiểu sâu hơn diện mạo xã
hội Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kí XX.
2. Lịch sử vấn đề
Thuật ngữ phân tích diễn ngôn đã xuất hiện từ năm 1952, do Z. Harris
đưa ra. Tuy nhiên, F. Mitchell (1957) mới là người đặt nền móng cho phân tích
diễn ngôn. Đến phần mình, T. van Dijk (1972) đã kế thừa và triển khai phân
tích diễn ngôn cùng tên gọi của nó đến toàn thế giới. Đến nay, phân tích diễn
ngôn đã đi được một chặng đường khá dài, tới hơn nửa thế kỉ. Vẫn còn có
những quan điểm và xu hướng khác nhau, nhưng phân tích diễn ngôn vẫn đã và
đang ngày một phát triển mạnh mẽ, được ứng dụng nhiều vào nghiên cứu ngôn
ngữ trên nhiều lĩnh vực sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là trong nghiên cứu văn
học. Có thể khái quát quá trình hình thành và phát triển của phân tích diễn ngôn
thành hai giai đoạn như sau:
Giai đoạn đầu: là giai đoạn của “các ngữ pháp văn bản” (theo cách gọi
của Robert de Beaugrande) kéo dài từ giữa thập niên 60 tới thập niên 70 của thế
kỉ XX. Tiêu biểu nhất cho giai đoạn này là các công trình bàn về Liên kết của
K.Halliday và Hasan (1976). Các công trình này đến nay vẫn còn giá trị.


7

Giai đoạn thứ hai: là giai đoạn thoát khỏi “ngữ pháp văn bản” (khoảng
năm 1979 trở đi). Cùng với sự quan tâm ngày càng lớn tới vấn đề mạch lạc và
cấu trúc văn bản, ngôn ngữ học văn bản lại tiếp tục trải qua một quá trình khó
khăn để thống nhất tên gọi. Cuối cùng, tên gọi được nhiều nhà nghiên cứu dùng
cho đường hướng mới là Phân tích diễn ngôn.
Tuy nhiên, cần thấy rằng, giai đoạn thứ hai không phải mới bắt đầu khi
giai đoạn thứ nhất kết thúc, mà nó đã được triển khai trong lòng giai đoạn trước.
Theo đó, các hiện tượng được xem là đối tượng nghiên cứu có thể nằm trong

hoặc nằm ngoài văn bản nhưng vẫn có quan hệ và chi phối tới văn bản. Nhân tố
ngữ cảnh được đặc biệt chú trọng trong giai đoạn này cùng với sự kết nối chặt
chẽ phân tích diễn ngôn với các ngành hữu quan như xã hội học, dụng học,
logic học, tâm lí học.
Việc quan tâm và tiếp cận phân tích diễn ngôn ở Việt Nam có phần muộn
hơn so với thế giới (từ thập niên 80). Trần Ngọc Thêm là người đầu tiên triển
khai ngôn ngữ học văn bản tại Việt Nam (1985). Về sau, một số tác giả khác đã
bắt đầu khai phá lĩnh vực phân tích diễn ngôn tại Việt Nam, trong đó có:
Nguyễn Hòa với cuốn Phân tích diễn ngôn Một số vấn đề lí luận và phương
pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội và cuốn Phân tích diễn ngôn phê phán – lí
luận và phương pháp, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội (2006), Diệp
Quang Ban với cuốn Giao tiếp, diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo
dục, Hà Nội (2012). Hai tác giả này đã có đóng góp quan trọng vào việc giới
thiệu lí thuyết phân tích diễn ngôn và ứng dụng vào tình hình nghiên cứu ngôn
ngữ Việt Nam một cách có hệ thống, đặc biệt là phân tích diễn ngôn phê bình.
Về một phương diện khác, trước khi phân tích diễn ngôn ra đời đã xuất hiện
Dụng học, và Dụng học cũng đã vào Việt Nam với các nhà nghiên cứu như
Hoàng Phê, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Đức Dân. Dụng học về sau cũng góp phần


8

đáng kể vào các giai đoạn phát triển mới (giai đoạn thứ hai) của phân tích diễn
ngôn.
Về việc ứng dụng phân tích diễn ngôn phê bình vào phân tích văn học,
tuy không nhiều, nhưng đã có một số đề tài được tiến hành. Chẳng hạn:
- Vũ Văn Lăng với Một số tác phẩm của Nam Cao dưới ánh sáng của
phân tích diễn ngôn và dụng học, Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ, Viện hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam đã vận dụng phân tích diễn ngôn vào tìm hiểu hai tác
phẩm Sống mòn và Chí Phèo của Nam Cao.

- Đỗ Thu Phương với Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu
nhân vật Tú Bà và Mã Giám Sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Luận văn
thạc sĩ Ngôn ngữ (2015), Đại học Sư phạm Hà Nội đã dùng phân tích diễn ngôn
để tìm hiểu hình tượng nhân vật phản diện Tú Bà và Mã Giám Sinh trong
Truyện Kiều
- Lê Thị Thùy Dương với Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc nghiên
cứu nhân vật Thúc Sinh trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Luận văn thạc sĩ
Ngôn ngữ (2015), Đại học Sư phạm Hà Nội đã vận dụng phân tích diễn ngôn
vào tìm hiểu nhân vật Thúc Sinh và thực tế xã hội thời đại nhân vật sống.
Các công trình này đều được định hướng vững chắc từ Diệp Quang Ban.
Từ góc độ nghiên cứu văn học, các nhân vật trào phúng trong truyện
ngắn Vũ Trọng Phụng cũng đã được nghiên cứu khá nhiều. Chẳng hạn, các bài
viết của nhiều tác giả được tổng hợp trong cuốn Vũ Trọng Phụng về tác gia và
tác phẩm, Nxb Giáo dục (2003) đã tìm hiểu đầy đủ về các hình tượng nhân vật
từ tiểu thuyết tới truyện ngắn Vũ Trọng Phụng dưới nhiều phương pháp nghiên
cứu văn học khác nhau, từ lịch sử văn học, lí luận văn học tới phê bình văn học.
Hay Vũ Hoành Khung với phần viết về Vũ Trọng Phụng trong cuốn Văn học
Việt Nam 1900 – 1945, Nxb Giáo dục đã chỉ ra kiểu nhân vật điển hình trong
hoàn cảnh điển hình mà tác giả xây dựng.


9

Tuy nhiên, cho đến nay, chưa từng có công trình nào nghiên cứu về văn
chương của Vũ Trọng Phụng nói chung và hình tượng nhân vật trào phúng
trong các truyện ngắn nói riêng từ giác độ phân tích diễn ngôn. Trên cơ sở này,
chúng tôi thực hiện đề tài Ứng dụng phân tích diễn ngôn vào việc nghiên cứu
kiểu nhân vật trào phúng trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng.
3.


Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.

MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Thực thi một hướng tiếp cận mới đối với văn bản nghệ thuật từ gíac độ
ngôn ngữ học, cụ thể là từ giác độ phân tích diễn ngôn.
- Góp phần bồi đắp thêm một hướng đi có cơ sở đối với quá trình phân
tích nhân vật văn học.
- Góp phần khám phá thêm tài năng của Vũ Trọng Phụng.
- Góp phần khẳng định giá trị lí luận và thực tiễn của phân tích diễn ngôn
trong văn học.
- Bổ sung kiến thức và tư liệu cho việc giảng dạy về nhân vật trong
truyện ngắn Vũ Trọng Phụng.
3.2.

NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Dựa trên khung lí thuyết chung về phân tích diễn ngôn, đặc biệt là đường
hướng phân tích diễn ngôn phê bình cùng các đặc trưng của diễn ngôn văn
chương để tìm hiểu diễn ngôn cụ thể về nhân vật trào phúng của Vũ Trọng
Phụng. Qua đó làm rõ thêm đặc điểm của nhân vật dưới ánh sáng phân tích diễn
ngôn.
4.

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là phần văn bản về ba truyện ngắn Bộ răng vàng, Hồ

sê líu, hồ sê sàng và Người có quyền của Vũ Trọng Phụng in trong Tuyển tập
Vũ Trọng Phụng (tập 1 - tập 2), Nxb Văn học, Hà Nội, 2003, do Nguyễn Đăng

Mạnh chủ biên sưu tầm.


10

Đối tượng nghiên cứu là các nhân vật trào phúng trong ba truyện ngắn Bộ
răng vàng, Hồ sê líu, hồ sê sàng và Người có quyền của Vũ Trọng Phụng.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích diễn ngôn (đã trình bày trong chương 1: Cơ sở
của phân tích diễn ngôn)
- Phương pháp nghiên cứu:
Miêu tả chung về nhân vật.
Tìm hiểu nhân vật trong phạm vi truyện kể trong quan hệ với các nhân
vật khác và sự việc liên quan.
Nhận xét khái quát về nhân vật trong cách xử lí của nhà văn.
- Các thủ pháp nghiên cứu khoa học nói chung: thống kê, phân loại, tổng
hợp…
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần chính văn gồm
ba chương:
Chương 1: Cơ sở của phân tích diễn ngôn
Chương 2: Tìm hiểu nhân vật trào phúng được khảo sát từ phương pháp
phân tích diễn ngôn
Chương 3: Giải thích mối quan hệ của thực tế văn hóa – xã hội đối với
các nhân vật trào phúng trong truyện ngắn Vũ Trọng Phụng


11

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ CỦA PHÂN TÍCH DIỄN NGÔN
1.1.

SƠ LƯỢC VỀ DIỄN NGÔN (DISCOURSE)

1.1.1. Cách hiểu về diễn ngôn
Diễn ngôn và văn bản là hai khái niệm có quan hệ chặt chẽ và mật thiết
với nhau. Vì vậy, cần thiết phải phân biệt diễn ngôn với văn bản để định nghĩa
một cách đúng đắn.
Theo Diệp Quang Ban, hai thuật ngữ diễn ngôn và văn bản có quá trình
vận động, phát triển gắn với tiến trình ngôn ngữ học như sau:
- Giai đoạn đầu (còn gọi là giai đoạn ngữ pháp văn bản): văn bản được
định nghĩa tách bạch với diễn ngôn. Tên gọi văn bản được dùng để chỉ chung
những sự kiện nói hoặc viết có mạch lạc và liên kết. Theo đó, Halliday và
Hasan đưa ra khái niệm: “Văn bản có thể là bất kì đoạn văn nào, viết hay nói,
dài hay ngắn tạo nên một chỉnh thể thống nhất hoàn chỉnh… Văn bản là một
đơn vị ngôn ngữ hành chức… Và văn bản là một đơn vị ngữ nghĩa” [40, tr.30].
- Giai đoạn thứ hai: trong giai đoạn này, cùng với việc cố gắng phân biệt
ngôn ngữ viết và ngôn ngữ nói, đã hình thành xu hướng dùng văn bản để chỉ
các sự kiện nói bằng chữ viết (lời viết) đối lại diễn ngôn – chỉ sự kiện nói miệng
(lời âm) chiếm ưu thế.
Khi phân ngành nghiên cứu, Barthes (1970) cho rằng diễn ngôn cũng là
văn bản, nhưng văn bản do ngôn ngữ học văn bản nghiên cứu, còn diễn ngôn do
ngôn ngữ học diễn ngôn nghiên cứu với những nội dung nghiên cứu riêng.
Bellert (1971) quan niệm: “diễn ngôn là chuỗi liên tục những phát ngôn
s1,…, s(n). Trong đó, việc lí giải nghĩa của mỗi phát ngôn s1 lệ thuộc vào sự lí
giải những phát ngôn trong chuỗi s1,…, s (i-1)” [Dẫn theo 7, tr.199].
Cũng trong nỗ lực phân biệt văn bản với diễn ngôn, G.Cook (1989) đưa
ra định nghĩa: “văn bản là một chuỗi ngôn ngữ lí giải được ở mặt hình thức,



12

bên ngoài ngữ cảnh và diễn ngôn là những chuỗi ngôn ngữ được nhận biết là
trọn nghĩa, được hợp nhất lại và có mục đích” [7, tr.199]. Theo đó, cùng một sự
kiện nói (bằng chữ viết hoặc phát âm), nếu chỉ xét ở mặt từ ngữ trong nội tại thì
là phân tích nó như một văn bản, còn xét trong quan hệ với ngữ cảnh lại là phân
tích nó với tư cách diễn ngôn. Từ định nghĩa này, chúng tôi hiểu, để coi một sản
phẩm ngôn ngữ là diễn ngôn hay văn bản phụ thuộc vào cách đánh giá, hệ quy
chiếu của người nghiên cứu. Nếu tách khỏi ngữ cảnh thì nó là văn bản, còn nhìn
nhận dưới quan hệ không tách rời ngữ cảnh thì là diễn ngôn. Quan điểm này
được sử dụng nhiều trong phân tích diễn ngôn ngày nay, kể cả phân tích diễn
ngôn phê bình.
Nói cách khác, trong một tài liệu ngôn ngữ, các từ ngữ dù bằng âm thanh
hay bằng chữ viết, được coi như bề mặt từ ngữ của tài liệu ngôn ngữ đó, nếu
không xét đến mối quan hệ với các tình huống bên ngoài thì chính là văn bản.
Còn những hiện tượng thuộc về nghĩa – logic (xét trong quan hệ với tình huống
bên ngoài – ngữ cảnh) và chức năng (ý định hay mục đích của người phát) có
quan hệ đến tài liệu đó thì thuộc về diễn ngôn. Cùng với cách nhìn nhận đó,
việc phân tích bề mặt từ ngữ với các ý nghĩa vốn có sẵn trong bề mặt ấy, kể cả
ngữ cảnh bằng từ ngữ của các phương tiện ngôn ngữ có trong diễn ngôn được
gọi là phân tích văn bản. Ngược lại, nếu giải thích các từ ngữ bằng mối quan hệ
giữa chúng với tình huống xã hội bên ngoài văn bản, việc tìm hiểu ý định của
người phát thuộc về diễn ngôn và được thực hiện như một phần trong phân tích
diễn ngôn.
Cũng theo G. Cook, diễn ngôn và văn bản được phân biệt bởi sự đối lập
giữa chức năng và hình thức. Trong đó, văn bản thể hiện mặt hình thức, còn
diễn ngôn thể hiện tính chức năng của ngôn ngữ.
Brown & Yule (1983) đã đánh giá rất sâu sắc, phù hợp với đặc trưng
phân tích diễn ngôn phê bình khi quan niệm: văn bản là sản phẩm (tĩnh) - diễn



13

ngôn là quá trình (động). Tức là, văn bản nằm trong trạng thái tách khỏi hành
chức, còn diễn ngôn thì luôn vận động trong ngữ cảnh. Đặc biệt, hai tác giả cho
rằng: “văn bản là sản phẩm còn diễn ngôn là một quá trình” [9, tr.48] và “các
từ, các ngữ và các câu xuất hiện trong việc ghi lại thành văn bản của một diễn
ngôn là bằng chứng về việc một người sản xuất (người nói/người viết) cố gắng
truyền báo thông điệp của anh ta đến người nhận (người nghe/người đọc)”
[Dẫn theo 7, tr.205].
Như vậy, xét về mặt nghiên cứu ngôn ngữ văn học nói riêng, cách nhìn
này đã nhấn mạnh vào sự tình đang diễn ra, đang tồn tại trong quá trình tiếp
nhận của người nhận (người đọc) dù ở bất cứ thời đại, hoàn cảnh nào. Nó coi
nội dung và ý nghĩa của diễn ngôn (tác phẩm văn học) không bao giờ cố định,
bất biến y chang những gì tác giả (người phát) viết ra ban đầu mà luôn vận
động, biến đổi qua các thời đại, xã hội (cơ sở hạ tầng – kiến trúc thượng tầng)
khác nhau. Và mỗi người nhận thuộc tầng lớp, xã hội, thời đại khác sẽ có vai
trò, trách nhiệm bồi đắp thêm nội dung cho diễn ngôn đó qua các thao tác phân
tích diễn ngôn (nói đơn giản là đọc, suy ngẫm và rút ra các ý nghĩa cho riêng
bản thân mình). Diễn ngôn (tác phẩm) luôn sống và tồn tại, nhưng để sống và
tồn tại được, nó cần đi vào hành chức, tức là cần có sự đọc và biện luận của độc
giả.
Cùng xu hướng với Brown & Yule, Widdowson (1984) định nghĩa:
“Diễn ngôn là một quá trình giao tiếp. Kết quả về mặt tình huống của quá trình
này là sự thay đổi trong sự thể, thông tin được chuyển tải, các ý định được làm
rõ, và sản phẩm của quá trình này là Văn bản” [40, tr.34]. Cách đánh giá này
có vai trò quan trọng trong việc coi phân tích diễn ngôn là hoạt động giao tiếp
giữa người nhận và người phát.



14

- Giai đoạn thứ ba: diễn ngôn được dùng và hiểu như văn bản ở giai đoạn
đầu, tức là chỉ chung cả sự kiện nói bằng miệng (ngữ âm) lẫn sự kiện nói bằng
chữ viết có liên kết, mạch lạc.
Có thể thấy, trải qua ba giai đoạn khác nhau trong tiến trình ngôn ngữ
học, việc phân biệt giữa văn bản và diễn ngôn đã dần trở nên rõ ràng. Tuy
nhiên, tại Việt Nam hiện nay, thuật ngữ diễn ngôn và cách hiểu về nó vẫn chưa
phổ biến như văn bản. Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi dựa
theo hệ thống lý thuyết của Diệp Quang Ban khi tác giả đưa ra 4 đặc trưng của
diễn ngôn/văn bản về mặt thực tế như sau:
- Thứ nhất - về mặt mục đích sử dụng: mục đích này có quan hệ với đề
tài – chủ đề, lĩnh vực xã hội của việc sử dụng văn bản, phương tiện truyền tải
văn bản (nói hay viết) và nó chi phối cách cấu tạo văn bản. Hệ quả là nó được
phản ánh trong cấu trúc của văn bản.
- Thứ hai - về mặt yếu tố nội dung: diễn ngôn luôn có đề tài (hoặc chủ
đề) thống nhất và thường có thể xác định được. Yếu tố này giúp phân biệt văn
bản với chuỗi câu nối tiếp tình cờ đứng ra cạnh nhau, tạo ra chuỗi bất thường về
nghĩa, hoặc cái gọi là phi văn bản.
- Thứ ba - về mặt cấu trúc diễn ngôn: cấu trúc là sự tổ chức các yếu tố nội
dung theo các cách thức hoặc trật tự nhất định phù hợp với các quy định của
phong cách chức năng hoặc với các thể loại văn chương – nghệ thuật. Cấu trúc
có vai trò lớn trong việc tạo nên mạch lạc.
- Thứ tư - về mặt yếu tố mạch lạc và liên kết: mạch lạc là vấn đề cốt yếu
của phân tích diễn ngôn, là yếu tố quyết định việc tạo thành một diễn ngôn hay
văn bản. Trong đó, nói rõ lên việc tạo thành tính thống nhất đề tài (chủ đề) của
văn bản. Liên kết chỉ là một trong những phương thức tạo mạch lạc hoặc hiện
thực hóa mạch lạc. Mạch lạc có thể không cần dùng đến phương tiện liên kết,



15

và trái lại, có khi dùng phương tiện liên kết chưa chắc đã tạo ra được mạch lạc
cho văn bản.
Diễn ngôn (văn bản) thường có các yếu tố chỉ lượng (dung lượng) cũng
như yếu tố chỉ biên (ranh giới bắt đầu và kết thúc).
Tuy vẫn còn nhiều quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau về
diễn ngôn, nhưng Diệp Quang Ban thống nhất về các đặc trưng của diễn ngôn
như sau:
- Diễn ngôn có tổ chức về hình thức (cái biểu đạt) và tổ chức về mặt
nghĩa (cái được biểu đạt) – cách nhìn của ngôn ngữ học truyền thống (chủ nghĩa
cấu trúc). Hai mặt này quan hệ không thể tách rời như hai mặt của một tờ giấy.
- Diễn ngôn có quan hệ chặt chẽ với tình huống vật lí và văn hóa – xã hội
(cách nhìn mới của ngôn ngữ học hiện đại).
- Cơ sở hình thành diễn ngôn là mạch lạc, gồm mạch lạc với chính diễn
ngôn (liên kết), mạch lạc với ngữ cảnh tình huống và mạch lạc diễn ngôn.
- Diễn ngôn có thuộc tính phong cách (hay ngôn vực): tức là mỗi diễn
ngôn phải thuộc vào một phong cách ngôn ngữ nào đó. Thuộc tính phong cách
là cơ sở để tổ chức đúng diễn ngôn (về hình thức và nghĩa), xét trong quan hệ
với các lĩnh vực hoạt động xã hội sử dụng diễn ngôn, cũng tức là làm cơ sở cho
diễn ngôn phù hợp với ngữ cảnh tình huống sử dụng nó.
1.1.2. Diễn ngôn trong ngôn vực văn chương – nghệ thuật
Với việc đề cập các thể loại văn học và các hình thái thể loại, Nguyễn
Hòa đã nhận ra diễn ngôn văn chương có tính nghệ thuật và dấu ấn cá nhân:
“các nhà phân tích diễn ngôn thường ít khi bàn đến diễn ngôn văn chương.
Loại diễn ngôn này thường là đối tượng của tu từ học. Lí do cũng không có gì
khó hiểu: diễn ngôn văn chương có đặc tính nghệ thuật mang nhiều dấu ấn của
tác giả. Chằng hạn như Morohovski (xem D. Q. Ban 1998) đã cho rằng văn



16

chương tạo nên một kiểu loại ngôn ngữ chứ không phải một phong cách” [40,
tr.68].
Halliday khi phân loại diễn ngôn theo trường diễn ngôn, không khí chung
của diễn ngôn, cách thức diễn ngôn đã quan niệm rằng, tác phẩm văn chương
cũng là một thứ diễn ngôn bên cạnh các diễn ngôn khác. Khi bàn về ngôn vực,
ông cũng nhận thấy, ngôn vực văn chương gồm các kiểu ngôn vực như văn
xuôi, thơ, văn học dân gian và các thể loại cụ thể như: truyện ngắn, tiểu thuyết
văn học, tiểu thuyết lịch sử, thơ ca, kịch…
Diễn ngôn văn chương cũng mang những đặc trưng, tính chất của diễn
ngôn nói chung, nhưng ngoài ra còn có một số nét riêng khác như: tính hình
tượng, tính cá thể hóa, tính biểu cảm… Về cấu trúc của tác phẩm văn học, khác
với các kiểu loại diễn ngôn khác, theo Trần Đình Sử, diễn ngôn văn chương bao
giờ cũng có 3 tầng: tầng ngôn từ, tầng ý nghĩa và tầng hình tượng.
Khác với các ngôn vực khác, diễn ngôn văn chương coi trọng tính nghệ
thuật của ngôn ngữ hơn việc sử dụng ngôn ngữ thông thường. Các yếu tố nghệ
thuật được thể hiện trước hết qua việc sử dụng ngôn ngữ, từ sắc độ của âm
thanh ngôn ngữ đến từ ngữ, hay việc dùng các kiểu câu, cấu tạo lớn hơn câu…
Văn bản văn chương nghệ thuật có cấu tạo riêng và ở thể loại khác nhau
thì có cấu tạo văn bản khác nhau. Chẳng hạn, cấu tạo của thơ khác với văn xuôi,
tiểu thuyết khác với truyện ngắn, thơ lục bát khác với thơ tự do…
Một trong những lưu ý quan trọng khi coi tác phẩm văn học như một diễn
ngôn là phải đặt nó vào mô hình giao tiếp, coi hoạt động văn học như một hoạt
động giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc, với thông điệp chính là tác phẩm văn
học, chịu sự bao trùm và chi phối của ngữ cảnh (rộng và hẹp). Người đọc tiếp
nhận tác phẩm và có quyền suy diễn, luận giải và đồng sáng tạo với tác giả.
Tóm lại, diễn ngôn là một thể ngôn ngữ vận động được tạo ra trong quá
trình giao tiếp giữa người phát và người nhận, dưới sự bao trùm và chi phối của



17

ngữ cảnh (rộng và hẹp). Diễn ngôn có nội dung và cấu trúc nhất định, có tính
quan yếu, liên kết và yếu tố chỉ lượng, chỉ biên. Diễn ngôn thuộc lĩnh vực văn
chương là một thể loại đặc biệt bởi tính hình tượng, tính nghệ thuật và tính biểu
cảm.
1.2.



LƯỢC

VỀ

PHÂN

TÍCH

DIỄN

NGÔN

(DISCOURE

ANALYSIS)
1.2.1. Cách hiểu về phân tích diễn ngôn – một số đường hướng phân
tích diễn ngôn
Phân tích diễn ngôn được Harris (1952) gọi tên đầu tiên. Tới Brwon &

Yule (1983), nó đã được thừa nhận một cách rộng rãi như tên gọi chính thức
tiếp theo giai đoạn “ngữ pháp văn bản”. Tuy nhiên, cách hiểu về phân tích diễn
ngôn vẫn chưa thực sự thống nhất, có nhiều quan điểm khác nhau như:
M. Stubs (1983) cho rằng phân tích diễn ngôn thực sự là một môn học
riêng trong ngôn ngữ học: “Thuật ngữ phân tích diễn ngôn rất mơ hồ. Tôi sẽ sử
dụng nó trong sách này chủ yếu để chỉ sự phân tích ngôn ngữ học đối với diễn
ngôn nói hoặc viết có nối kết, xuất hiện tự nhiên” (Dẫn theo Diệp Quang Ban
[7, tr.160]). Theo ông, phân tích diễn ngôn bao quát được những vấn đề chung
cho cả ngôn ngữ quy thức lẫn ngôn ngữ không quy thức, cả ngôn ngữ viết lẫn
ngôn ngữ nói.
D. Schiffrin (1994) cũng quan niệm: “phân tích diễn ngôn vẫn còn là một
tiểu lĩnh vực rộng mênh mông và ít nhiều còn mơ hồ của ngôn ngữ học” [40,
tr.17].
Có thể thấy, các định nghĩa về phân tích diễn ngôn vẫn còn khá mơ hồ.
Tuy nhiên, có thể hiểu ngắn gọn theo đánh giá của Brown & Yule: “phân tích
diễn ngôn một mặt bao gồm việc nghiên cứu các hình thức ngôn ngữ, tần suất
xuất hiện của chúng; mặt khác tính đến nguyên lí nhận thức nói chung mà nhờ
đó người ta hiểu được điều người ta đọc và nghe” [9, tr.11], và “phân tích diễn


18

ngôn nhất thiết là sự phân tích ngôn ngữ hành chức. Như vậy, không thể giới
hạn nó trong việc miêu tả các hình thức ngôn ngữ tách biệt với các mục đích
hay chức năng mà các hình thức này được sinh ra để đảm nhận trong xã hội
loài người” [39, tr.97]. Nói cách khác, “nhà phân tích diễn ngôn xử lí dữ liệu
của anh ta như là dữ kiện (văn bản) của một quá trình động. Trong đó, ngôn
ngữ được sử dụng như một công cụ giao tiếp trong ngữ cảnh mà qua đó, người
nói/người viết thể hiện nghĩa đạt được ý định (diễn ngôn). Từ dữ kiện này, nhà
phân tích diễn ngôn mô tả các quy tắc trong ngôn ngữ được mọi người sử dụng

để giao tiếp ý nghĩa và ý định” [9, tr.51]. Khi xem xét, đánh giá các vấn đề quan
yếu của phân tích diễn ngôn, các tác giả cũng cần tập trung vào “những vấn đề
liên quan đến quy chiếu, và các vấn đề khái quát về tính mạch lạc và tính quan
yếu” [9, tr.419].
R. Fasold (1990) đưa ra định nghĩa về phân tích diễn ngôn theo quan
điểm ngữ dụng: “nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu mọi khía cạnh sử dụng
của ngôn ngữ” [40, tr.26].
Trong khi đó, D. Nunan lại đề xuất một đường hướng nghiên cứu mới:
“Phân tích diễn ngôn liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trong sử dụng.
Để hiểu được con người có thể giao tiếp với nhau theo một cách thành công
như thế nào, cần phải xem xét không những các từ xuất hiện trên mặt giấy mà
còn phải xem xét các kiến thức và các kĩ năng của bản thân người sử dụng ngôn
ngữ” [48, tr.134].
Việc phân biệt diễn ngôn và văn bản tất yếu dẫn tới phân biệt giữa phân
tích diễn ngôn và phân tích văn bản. Theo đó, phân tích văn bản chỉ là giai đoạn
đầu, đảm nhiệm một phần việc của phân tích diễn ngôn là tìm hiểu nội dung, ý
nghĩa trên bề mặt câu chữ. Sau khi phân tích văn bản xong nhiệm vụ thì phân
tích diễn ngôn mới thực hiện những bước đi tiếp theo nhằm “vừa chỉ ra vừa
giải thuyết mối quan hệ giữa những cái đều đặn đó với ý nghĩa và những mục


19

đích được diễn đạt qua diễn ngôn” [48, tr22]. Phân tích văn bản chỉ nghiên cứu
các phương thức hình thức của ngôn ngữ để làm rõ đặc điểm của văn bản trong
nội tại của nó (tách khỏi ngữ cảnh sử dụng). Còn phân tích diễn ngôn dù cũng
tiến hành các bước tương tự nhưng mục đích cuối cùng là xem xét các mục đích
và chức năng làm nguyên do diễn ngôn được tạo lập, cũng như ngữ cảnh mà
diễn ngôn được tạo ra trong đó. Tóm lại, phân tích diễn ngôn bao hàm phân tích
văn bản (vốn chỉ quan tâm đến mặt chức năng) và kết hợp với việc phân tích

theo mô hình giao tiếp. Nói cách khác, chặng đường đầu tiên của phân tích diễn
ngôn là phân tích văn bản. Sau khi phân tích văn bản phải phân tích tiếp ngữ
cảnh, mục đích giao tiếp, hành động ngôn ngữ…
Để thuận lợi cho quá trình nghiên cứu, chúng tôi xin đi theo quan điểm
và định nghĩa về phân tích diễn ngôn của Diệp Quang Ban:
“Phân tích diễn ngôn là đường hướng tiếp cận tài liệu ngôn ngữ nói hoặc
viết bậc trên câu (diễn ngôn/văn bản) từ tính đa diện hiện thực của nó, bao gồm
các mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, với các mặt hữu quan thể hiện trong
khái niệm ngôn vực (register) mà nội dung hết sức phong phú và đa dạng (gồm
các hiện tượng thuộc thể loại và phong cách chức năng, phong cách cá nhân,
cho đến các hiện tượng xã hội, văn hóa dân tộc)” [7, tr.158].
Với định nghĩa này, tác giả đã chỉ ra ba nhân tố quan trọng trong phân
tích diễn ngôn:
1. Đối tượng khảo sát của phân tích diễn ngôn: là các tài liệu ngôn ngữ
nói và viết bậc trên câu.
2. Đối tượng nghiên cứu của phân tích diễn ngôn: là tính đa diện hiện
thực của tài liệu ngôn ngữ đó, gồm:
- Mặt ngôn từ và ngữ cảnh tình huống, được hiểu qua hai bình diện:


20

Ý nghĩa của các từ ngữ trong văn bản/diễn ngôn xét trong quan hệ giữa
chúng với nhau (ngữ cảnh văn bản – đồng văn bản) và ngữ cảnh bên ngoài (ngữ
cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa).
Các hiện tượng thuộc liên kết và mạch lạc.
- Các mặt hữu quan thể hiện trong khái niệm ngôn vực. Trong đó, ngôn
vực được hiểu rộng hơn phong cách học; nó được thể hiện trong tất cả các dấu
vết của âm thanh, từ ngữ, chữ viết, những dấu vết có khả năng mang nghĩa hoặc
một giá trị nào đó có thể biện luận được, được gọi chung là các “dấu nghĩa tiềm

ẩn”. Các dấu nghĩa này gồm ba mặt:
- Trường (field): là sự kiện tổng quát, trong đó diễn ngôn/văn bản hành
chức cùng với tính chủ động có mục đích từ phía người nói/người nói, gồm cả
đề tài, chủ đề. Nói ngắn gọn, trường là tính chủ động xã hội được thực hiện.
Thức (mode): là chức năng của văn bản trong sự kiện hữu quan, gồm nói
và viết, ứng khẩu và có chuẩn bị của các thể loại diễn ngôn/văn bản, các phép tu
từ. Nói ngắn gọn, thức là vai trò của ngôn ngữ trong tình huống.
Không khí chung (tenor): phản ánh kiểu trao đổi theo vai, gồm các quan
hệ xã hội thích ứng với các vai, quan hệ lâu dài hay nhất thời giữa những người
tham dự cuộc tương tác. Nói ngắn gọn, không khí chung là các vai xã hội được
trình diễn.
3. Phương pháp tiếp cận là phân tích: là phân tích ngôn ngữ trong sử
dụng. Đây là đường hướng tiếp cận cho thấy là theo cách phân tích và chủ yếu
để hiểu cách sử dụng ngôn ngữ trong thực tế.
Tuy nhiên, với cách hiểu này, Diệp Quang Ban chỉ đề cập đến phân tích
diễn ngôn như là một phương pháp nghiên cứu chứ chưa bàn đến tư cách lí
thuyết của nó. Ngày nay, vấn đề còn lại của phân tích diễn ngôn vẫn là sự thảo
luận xem về thực chất phân mốn mới của ngôn ngữ học này chỉ là phương pháp


21

nghiên cứu các diễn ngôn hay là một lí thuyết hoàn chỉnh, hoặc “phương pháp
và lí thuyết có thể không tách rời nhau”.
Về các đường hướng phân tích diễn ngôn. Paul Gee đã nói: “có nhiều
cách tiếp cận diễn ngôn khác nhau , không cách nào trong số đó, kể cả cách
này (cách của tác giả Diệp Quang Ban) là đúng một cách độc nhất vô nhị”
(Dẫn theo Diệp Quang Ban [7, tr.163].) Tuy nhiên, có thể tóm lược một số
đường hướng như sau:
1.2.1.1. Đường hướng dụng học (Pragmatics)

Đường hướng phân tích diễn ngôn này có đối tượng khá rộng. Đối tượng
của nó là ý nghĩa, ngữ cảnh và giao tiếp. Có hai xu hướng chính của đường
hướng này là lí thuyết hành động ngôn ngữ của Austin (1962) & Searle (1969)
và dụng học theo nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice (1967).
Về lí thuyết hành động ngôn ngữ, có thể tóm lược đơn giản như sau:
Hành động ngôn ngữ là hành động thực hiện khi tạo ra một phát ngôn
(diễn ngôn) trong một cuộc giao tiếp. Hành động ngôn ngữ đòi hỏi phải đó điều
kiện, thao tác, cách thức tổ chức thao tác và quan trọng nhất là đích như mọi
hành động khác của con người có ý thức. Trong một cuộc giao tiếp, hành động
ngôn ngữ gồm 3 loại:
- Hành động tạo lời: là hành động vận động các cơ quan phát âm (hoặc
cử động tay để tạo ra các nét chữ), vận dụng các từ và kết hợp từ theo các quan
hệ cú pháp thích hợp thành các câu, rồi tổ chức các câu thành diễn ngôn (văn
bản). Nhờ hành động tạo lời, chúng ta hình thành nên các biểu thức có nghĩa.
- Hành động ở lời: là hành động mà đích của nó nằm ngay trong việc tạo
nên phát ngôn được nói ra, viết ra. Chính cái đích này phân biệt các hành động
ở lời với nhau.


22

- Hành động mượn lời: là hành động nhằm gây ra những biến đổi trong
nhận thức, trong tâm lí, trong hành động vật lí có thể quan sát được, gây ra một
tác động nào đấy đối với ngữ cảnh.
Trong hành động ngôn ngữ thường có hành động trực tiếp và hành động
gián tiếp.
Nguyên tắc cộng tác hội thoại của Grice được trình bày như sau:
1. Phương châm về lượng:
Hãy làm cho phần đóng góp của anh có lượng tin đúng như đòi hỏi của
đích cuộc hội thoại.

Đừng làm cho lượng tin của anh lớn hơn yêu cầu mà nó được đòi hỏi.
2. Phương châm về chất: Hãy làm cho phần đóng góp của anh là đúng.
3. Phương châm quan hệ: Hãy làm cho phần đóng góp của anh quan yếu,
tức là có dính líu đến câu chuyện đang diễn ra.
4. Phương châm cách thức:
Hãy tránh lối nói tối nghĩa.
Hãy tránh lối nói mập mờ, mơ hồ về nghĩa.
Hãy nói ngắn gọn.
Hãy nói có trật tự.
1.2.1.2. Đường hướng biến đổi ngôn ngữ (Language Variation –
LA)
Đường hướng này chủ yếu tìm kiếm đối tượng là những đơn vị hay bộ
phận của diễn ngôn nằm trong những quan hệ hệ thống và khuôn mẫu với nhau
(từ vựng, âm vị hay cú pháp).
Đường hướng này cho rằng việc nhận diện và miêu tả diễn ngôn không
thể tách rời ba yếu tố: trường, thức và không khí.
1.2.1.3. Ngôn ngữ học xã hội tương tác (Interactional Social
Linguistics– ISL)


23

Đường hướng ISL có nguồn gốc từ cơ sở nhân chủng học, xã hội học và
ngôn ngữ học. Ngôn ngữ học xã hội tương tác coi diễn ngôn như một sự tương
tác xã hội mà ở đó, việc cấu thành và thương lượng nghĩa được hỗ trợ bởi việc
sử dụng ngôn ngữ.
Đối tượng cụ thể của ngôn ngữ học xã hội tương tác là mối quan hệ giữa
việc sử dụng ngôn ngữ trong tương tác xã hội.
1.2.1.4. Phân tích hội thoại (Conversation Analysis – CA)
Đường hướng phân tích diễn ngôn này thông qua việc nghiên cứu cấu

trúc của các cuộc hội thoại, tức là phân tích cách tổ chức hội thoại với đối tượng
là các phát ngôn cụ thể trong giao tiếp.
1.2.1.5. Đường hướng dân tộc học giao tiếp (Ethnography of
Communication – EC)
Mục tiêu chính của đường hướng này là nghiên cứu năng lực giao tiếp
(kiến thức về xã hội, tâm lí, văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ) thể hiện qua mô hình
giao tiếp hay cấu trúc giao tiếp.
1.2.1.6. Phân tích diễn ngôn trong tâm lí học xã hội (Discourse
Analysis in Social Psychology – DASP)
Đây là đường hướng phát sinh từ lĩnh vực tâm lí học xã hội, nhằm ứng
dụng những ý tưởng của phân tích diễn ngôn trong nghiên cứu tâm lí xã hội, tìm
hiểu xem ngôn ngữ đã được sử dụng như thế nào để thực hiện những ý định của
người giao tiếp trong lĩnh vực tâm lí, xã hội.
1.2.1.7. Phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse
Analysis – CDA)
Đường hướng này sẽ được chúng tôi trình bày trong 1.2.2. Sơ lược về
phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse Analysis).
1.2.1.8. Đường hướng giao tiếp liên văn hóa (Inter Cultural
Communication – IC)


24

Nhiệm vụ của đường hướng này là nghiên cứu tác động của văn hóa đối
với giao tiếp liên văn hóa. Đối tượng là có đối tượng là diễn ngôn của những
con người đến từ các nền văn hóa và ngôn ngữ khác nhau.
1.2.1.9. Phương pháp phân tích diễn ngôn tổng hợp (Integrated)
Đường hướng này được đề xuất bởi Nguyễn Hòa trong cuốn Phân tích
diễn ngôn – một số vấn đề lí luận và phương pháp (Nxb Đại học Quốc Gia Hà
Nội, 2008). Nó phân tích toàn bộ một chỉnh thể diễn ngôn dựa trên mạch lạc,

được tổng hợp từ tất cả các đường hướng trên.
Tóm lại có thể thấy, các đường hướng phân tích diễn ngôn trên đây tuy
được xây dựng trên cơ sở những phương pháp luận hay hệ thống lí thuyết khác
nhau nhưng đều nhìn nhận ngôn ngữ như một công cụ của quá trình tương tác
tạo nghĩa (hoạt động giao tiếp) và đặt trọng tâm nghiên cứu ngôn ngữ hành
chức trong mối quan hệ với ngữ cảnh.
1.2.2. Sơ lược về phân tích diễn ngôn phê bình (Critical Discourse
Analysis)
1.2.2.1. Cách hiểu về phân tích diễn ngôn phê bình
So với các phân ngành khác, phân tích diễn ngôn phê bình ra đời muộn
hơn, vào khoảng thập niên 70 của thế kỉ XX, do Fairclough đề xướng. Tuy ra
đời muộn, nhưng phân tích diễn ngôn phê bình đã gây được sự chú ý, quan tâm
của giới nghiên cứu trên khắp thế giới. Phân tích diễn ngôn phê bình được xem
như một đường hướng phân tích diễn ngôn mới và hiện đại, toàn diện khi nhận
thức diễn ngôn không những như là thực tiễn và tập quán xã hội mà còn đồng
thời phản ánh thực tiễn đó.
Phân tích diễn ngôn phê bình có nguồn gốc từ hùng biện học cổ điển,
trong ngôn ngữ học văn bản và ngôn ngữ học ứng dụng, trong phê bình ngôn
ngữ và ngữ dụng học, trong phê bình văn học, trong triết học mác xít và trong
cả đương lối Lê nin – nít về đấu tranh giai cấp…


×