Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Luận văn thạc sĩ Từ ngữ chỉ con người và chiến tranh trong tiểu thuyết nỗi buồn chiến tranh của Bảo Linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 137 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
-------------

TỪ NGỮ CHỈ CON NGƯỜI VÀ CHIẾN TRANH TRONG
TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH CỦA BẢO LINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 60.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hiên

HẢI PHÒNG, NĂM 2017


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.


Các số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất cứ công trình nào.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 4 năm 2017
Học viên


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên cạnh
sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các
Thầy, Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiên, người đã
hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin
gửi lời tri ân đẹp đẽ nhất của tôi đối với tình cảm và công sức cô đã dành cho tôi.
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể các Thầy, Cô trong Viện
Ngôn ngữ học, Viện Từ điển và Bách khoa thư Việt Nam; Phòng Đào tạo Sau đại
học và Khoa Ngữ văn – Địa lí, Trường Đại học Hải Phòng, đã tận tình truyền đạt
những kiến thức quý báu cho tôi trong quá trình học cho đến khi thực hiện đề tài
luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình đã không ngừng
động viên, hỗ trợ cho tôi.
Cuối cùng tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến các anh,chị đồng nghiệp
đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều.
Hải Phòng, ngày 18 tháng 4 năm 2017

Học viên thực hiện


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... vi
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU9
1.1. Một số khái niệm ngôn ngữ học................................................................. 9
1.1.1. Từ và đoản ngữ ....................................................................................... 9
1.1.2. Danh từ và danh ngữ ............................................................................. 14
1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa........................................................................... 16
1.2. Một số vấn đề về ngôn ngữ và văn học...................................................... 24
1.2.1. Ngôn ngữ - chất liệu sử dụng trong văn học............................................ 24
1.2.2. Ngôn ngữ vừa là phương tiện truyền tải, vừa là đích hướng tới của văn
học ................................................................................................................... 25
1.2.3. Mối quan hệ giữa trường nghĩa và ngôn ngữ văn chương.................... 26
1.3. Giới thiệu về nhà văn Bảo Ninh và tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh..... 30
1.3.1. Vài nét về nhà văn Bảo Ninh ................................................................ 30
1.3.2. Vài nét về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh ......................................... 31
Tiểu kết chương 1............................................................................................ 32
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN CÁC NHÓM TỪ NGỮ CHỈ CON NGƯỜI VÀ
CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT NỖI BUỒN CHIẾN TRANH ... 34
2.1. Khái quát về nhóm từ ngữ chỉ “con người” và “chiến tranh” trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh............................................................................ 34

2.2. Nhóm từ ngữ chỉ “con người” trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh... 36
2.2.1. Nhóm từ ngữ chỉ tên riêng của người – tên các nhân vật trong tiểu
thuyết ............................................................................................................... 37
2.2.2. Nhóm từ ngữ dùng để xưng gọi ............................................................ 37
2.2.3. Nhóm từ ngữ chỉ nghề nghiệp dùng để gọi nhân vật ............................ 38
2.2.4. Nhóm danh ngữ chỉ xuất nhân vật ........................................................ 38


iv

2.2.5. Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm bên ngoài của con người ........................... 39
2.2.6. Nhóm từ ngữ chỉ đặc điểm bên trong của con người............................ 40
2.2.7. Nhóm từ ngữ chỉ hoạt động của con người........................................... 42
2.2.8. Nhóm từ ngữ chỉ trạng thái tâm lý, tình cảm của con người ................ 43
2.2.9. Nhóm từ ngữ chỉ đồ vật được con người sử dụng ................................ 45
2.3. Nhóm từ ngữ chỉ “chiến tranh” trong tiểu tuyết Nỗi buồn chiến tranh ... 45
2.3.1. Nhóm từ ngữ chỉ cấp bậc, đơn vị trong chiến tranh.............................. 46
2.3.2. Nhóm danh ngữ chỉ xuất nhân vật trong chiến tranh............................ 46
2.3.3. Nhóm từ ngữ chỉ vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài quân sự và đồ quân
dụng ................................................................................................................. 47
2.3.4. Nhóm từ ngữ chỉ sự giao chiến và các thuật ngữ quân sự .................... 48
2.3.5. Nhóm từ ngữ miêu tả con người trong chiến tranh............................... 49
2.3.6. Nhóm từ ngữ nêu lên những nhận định về chiến tranh......................... 51
2.3.7. Nhóm từ ngữ chỉ không gian và thời gian chiến tranh ......................... 51
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 53
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP VÀ NGỮ NGHĨA CỦA TỪ NGỮ
CHỈ CON NGƯỜI VÀ CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT NỖI
BUỒN CHIẾN TRANH ................................................................................. 55
3.1. Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ chỉ “con người” và “chiến tranh” trong Nỗi
buồn chiến tranh .............................................................................................. 55

3.1.1. Đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ chỉ “con người” và “chiến tranh” .... 55
3.1.2. Đặc điểm cấu tạo của các cụm từ chỉ “con người” và “chiến tranh”.... 60
3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ “con người” và “chiến tranh” trong
Nỗi buồn chiến tranh....................................................................................... 63
3.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của nhóm từ ngữ chỉ “chiến tranh”........... 63
3.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa chung của nhóm từ ngữ chỉ “con người” ............ 65
3.3. Sự biến đổi và phát triển nghĩa của một số từ ngữ chỉ “con người” và
“chiến tranh” trong Nỗi buồn chiến tranh....................................................... 72
3.3.1. Từ nghĩa đen đến nghĩa bóng................................................................ 72
3.3.2. Một số từ ngữ chỉ “con người” và “chiến tranh” mang tính biểu trưng77


v

3.4. Hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng các nhóm từ ngữ chỉ “con người”
và “chiến tranh” trong Nỗi buồn chiến tranh .................................................. 83
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 92


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng
2.1
2.2
3.1
3.2

Nội dung

Hệ thống các từ ngữ chỉ con người theo trường nghĩa
biểu vật
Hệ thống các từ ngữ chỉ chiến tranh theo trường nghĩa
biểu vật
Thống kê từ ngữ chỉ “con người” và “chiến tranh” theo
cấu tạo từ, ngữ
Thống kê từ ngữ mang nghĩa lâm thời trong Nỗi buồn
chiến tranh

Trang
34
34
55
73


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng của con người, được dùng
một cách tự nhiên, thông dụng, toàn dân với các sắc thái đa dạng, phong phú nhằm
phản ánh mọi mặt của đời sống xã hội và diễn tả mọi cung bậc cảm xúc, tình cảm,
suy nghĩ khác nhau của con người.
Văn học là nghệ thuật ngôn từ, lấy ngôn ngữ - hệ thống kí hiệu cơ bản làm
phương tiện để sáng tạo hình tượng nghệ thuật nhằm tác động vào tình cảm, trí tuệ,
liên tưởng của con người. Nói như Gorki “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ,
công cụ chủ yếu của nó và - cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống - là
chất của văn học”. Như vậy, không có ngôn từ thì không có tác phẩm văn học, bởi
ngôn từ đã vật chất hóa, cụ thể hóa sự biểu hiện của chủ đề, tư tưởng, cốt truyện...

Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học không xa lạ bởi nó là khúc xạ của ngôn
ngữ đời sống, ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của con người. Tuy nhiên, ngôn ngữ
trong tác phẩm văn học là ngôn ngữ nghệ thuật – thứ ngôn ngữ được chọn lọc sắp
xếp và cách điệu hóa theo ý muốn chủ quan của người nghệ sĩ. Đó là sản phẩm của
năng lực sáng tạo đặc biệt của nhà văn, được nhà văn tinh luyện, nâng cấp từ ngôn
ngữ tự nhiên để trở thành thứ ngôn ngữ mới hơn, chau chuốt và chuẩn mực hơn.
Trong tác phẩm văn học, ngôn ngữ là yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, tài
năng, phong cách của nhà văn. Đó là ngôn ngữ mang dấu ấn, màu sắc riêng của
từng tác giả, phản ánh nét độc đáo không lặp lại. Qua ngôn ngữ nghệ thuật của tác
phẩm văn học, người đọc có thể khám phá được những tư tưởng, quan niệm mà nhà
văn gửi gắm; có thể thấy đời sống thực được phản chiếu hay vóc dáng của thời
đại…. Trong mối quan hệ chặt chẽ ấy, ngôn ngữ trở thành phương tiện biểu hiện
của nội dung và là nơi kết tinh giá trị nghệ thuật cùng những nét cá biệt, độc đáo
của người nghệ sĩ. Do vậy, để hiểu được giá trị của một tác phẩm văn học không thể
không bắt đầu từ sự tìm hiểu về ngôn ngữ - chất liệu tạo nên tác phẩm đó.
Nghiên cứu về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học có nhiều bình diện khác
nhau, dựa trên sự vận dụng, xem xét các bình diện, các mặt của ngôn ngữ nói
chung. Trong đó, tìm hiểu nghiên cứu về bình diện từ vựng – ngữ nghĩa với đặc
điểm sử dụng các lớp từ ngữ mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả, tác phẩm có ý
nghĩa quan trọng giúp chúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn, cảm nhận rõ hơn những nội
dung biểu hiện và những giá trị tư tưởng của nhà văn ẩn sau các lớp từ ngữ ấy.


2
1.2. Văn học là bức tranh chân thực phản ánh đời sống. Theo dòng chảy của
thời gian và lịch sử, văn học cũng có những thay đổi cho phù hợp với cuộc sống
mới, với nhu cầu thị hiếu, thẩm mĩ mới. Đổi mới văn học được coi là vấn đề tất yếu,
là nhu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Quá trình đổi mới văn học diễn ra
đặc biệt sôi nổi từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (năm 1986) với tinh thần dân
chủ, nhìn thẳng vào sự thật đã thật sự thổi một luồng gió mới vào đời sống văn học,

đem đến cho văn học một bộ mặt đa dạng, phong phú và sâu sắc, nhất là trong lĩnh
vực văn xuôi với các tác giả Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Nguyễn Huy Thiệp,
Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh... Bên cạnh sự đổi mới về nội dung thì tiểu thuyết đương
đại được ghi nhận bởi sự cách tân độc đáo, mới mẻ, sáng tạo về nghệ thuật, đặc biệt
ở khía cạnh khai thác ngôn từ như lời văn nghệ thuật, đặc điểm các từ ngữ, câu văn,
các thủ pháp sáng tạo ngôn từ…
Năm 1991, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo Ninh (in lần đầu
năm 1987 với tên gọi Thân phận tình yêu) được tặng giải thưởng Hội nhà văn Việt
Nam và đã được chào đón nồng nhiệt. Cuốn tiểu thuyết đã gây xôn xao dư luận và
tạo nên những luồng tranh luận khác nhau trong người đọc bởi những đột phá về nội
dung và hình thức của tiểu thuyết. Rất nhiều cuộc hội thảo được tổ chức, nhiều bài
phê bình, đánh giá về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh. Tuy vậy, các cuộc hội thảo,
các bài viết mới chỉ xoay quanh vấn đề miêu tả chiến tranh từ góc độ cá nhân thân
phận con người, về việc sử dụng kết cấu dòng ý thức độc đáo, mới lạ, thủ pháp
đồng hiện nối liền quá khứ và tương lai...
Riêng về phương diện ngôn ngữ tác phẩm, có thể khẳng định: với Nỗi buồn
chiến tranh, Bảo Ninh đã thực sự làm nên một cuộc cách tân về ngôn từ, làm nền
tảng cho các sáng tác đổi mới về sau, đồng thời góp phần làm phong phú ngôn ngữ
của dân tộc. Tuy nhiên, cho đến nay, những công trình, bài viết nghiên cứu về
phương diện ngôn ngữ của tác phẩm này vẫn còn khá tản mạn, riêng lẻ, chủ yếu
được đề cập trong mối quan hệ với kết cấu dòng ý thức của tác phẩm.
Chính vì những lí do nêu trên, chúng tôi đã lựa chọn “Từ ngữ chỉ con người
và chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh” làm đề tài
nghiên cứu nhằm góp phần làm sáng tỏ phần nào sự “lạ hóa” về phương diện sử
dụng ngôn ngữ, từ đó góp phần khẳng định hơn nữa vị trí, vai trò hàng đầu của tác
phẩm Nỗi buồn chiến tranh đối với sự đổi mới của văn xuôi nói chung, tiểu thuyết
đương đại nói riêng trong dòng chảy của lịch sử và văn học.


3

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sử dụng từ ngữ trong tác phẩm văn học
Trong các công trình nghiên cứu từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt của giáo sư
Đỗ Hữu Châu, song song với việc giới thiệu nghiên cứu từ ngữ dưới góc độ lý
thuyết, ông đã đề cập đến hướng ứng dụng lý thuyết về trường nghĩa vào phân tích
ngôn ngữ văn học. Đặc biệt, trong bài viết “Trường từ vựng ngữ nghĩa và việc dùng
từ ngữ trong tác phẩm nghệ thuật” in trong Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1974, sau
khi trình bày lý thuyết về trường nghĩa, tác giả đã gợi mở hướng nghiên cứu ngôn
ngữ tác phẩm theo trường nghĩa bằng việc lựa chọn một số đoạn trích văn chương
để phân tích. Đó là những đóng góp quý báu có ý nghĩa mở đường của GS. Đỗ Hữu
Châu cho một hướng nghiên cứu văn học.
Trong luận văn Thạc sĩ “Tìm hiểu một số phương pháp phân tích ngôn ngữ
qua tác phẩm văn học”(1985), tác giả Phạm Minh Diện đã phân tích bài thơ Từ ấy
của Tố Hữu theo hướng phân tích của các tác giả Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh,
Nguyễn Thái Hòa và theo trường từ vựng ngữ nghĩa của GS Đỗ Hữu Châu. Tác giả
của luận văn này nhận xét: “Phương pháp ngôn ngữ học thực thụ bao giờ cũng cho
phép ta bắt đầu từ các từ ngữ với những ý nghĩa rõ ràng của nó, trên cơ sở đó mới
tuần tự chỉ ra các lớp nghĩa do phối hợp hay đối lập với ngữ cảnh. Bởi vậy, những
hình ảnh cảm xúc bao giờ cũng được hiện ra với tư cách là những ý nghĩa thuộc
các tầng lớp khác nhau. Và do vậy chúng có một cấu trúc cực kỳ tinh vi phức tạp
nhưng lại khá rõ ràng. Đó chính là chỗ mạnh của phương pháp ngôn ngữ học”.
[19, tr.21]
2.2. Một số nghiên cứu về tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Ngay sau khi xuất hiện trên văn đàn (1990) với nhan đề Thân phận tình yêu,
tác phẩm của Bảo Ninh đã gây ra một làn sóng trong dư luận. Một năm sau đó, tác
phẩm của Bảo Ninh đã được tái bản với tiêu đề do chính tác giả đặt lại là Nỗi buồn
chiến tranh và được tặng giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Khác với những
tiểu thuyết được trao giải trong năm này (Mảnh đất lắm người nhiều ma của
Nguyễn Khắc Trường và Bến không chồng của Dương Hướng ), sự lựa chọn của hội
đồng xét giải dành cho tác phẩm của Bảo Ninh đã khiến cho Nỗi buồn chiến tranh

trở thành một trong những lựa chọn bị tranh cãi nhiều nhất. Tính phức tạp của
những đánh giá về tác phẩm được thể hiện ngay trong cuộc tọa đàm về cuốn tiểu
thuyết do Hội nhà văn và tuần báo Văn nghệ tổ chức trong năm 1991 và một loạt


4
các bài viết sau tọa đàm. Trong cuộc thảo luận về cuốn tiểu thuyết, ban tổ chức đã
nhận định “Đây là một trong số ít tác phẩm được dư luận chú ý và đã gây nhiều
luồng ý kiến nhận xét khác nhau, thậm chí trái ngược nhau” [36, tr.16]. Theo
Nguyễn Phan Hách, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh là “Một tác phẩm văn chương
đích thực, văn đẹp lắm, cực đẹp lắm, chi tiết tuyệt vời và gây ấn tượng không thế
nào quên. Những chi tiết gợi bóng dáng của một tác phẩm lớn” [36, tr.18] Giáo sư
Trần Đình Sử nhận xét: “Bảo Ninh đã đóng góp đáng kể nhiều mặt cho tiểu thuyết
Việt Nam hiện đại” [36, tr.20]. Lê Quang Trung thì khẳng định:“ Tác giả cố gắng
là người không chịu đi trên lối mòn, có sử dụng kết hợp giữa tính chân thực và
huyền thoại... Tất cả thông qua dòng ý thức của Kiên làm nên số phận các nhân
vật”. [36, tr.25]
Trên báo Văn nghệ số 43, 44, 47 năm 1991 liên tục có các bài viết về Nỗi
buồn chiến tranh như Nguyễn Khắc Phê với Đôi điều quanh ba tiểu thuyết được
giải, Đỗ Ngọc Thống với bài Viết về một xu hướng tiếp cận tác phẩm….
Tiến sĩ mĩ học Đỗ Văn Khang lại chính thức phủ nhận không thương tiếc giá
trị của tác phẩm. Trên báo Văn nghệ số 43 ngày 26 tháng 10 năm 1991 với bài Nghĩ
gì khi đọc Thân phận của tình yêu ông viết: “…Tác phẩm có cảm hứng chủ đạo là
rối bời, bất định, tư tưởng rõ ràng là hoang mang, dễ rơi vào phủ định” [30, tr.33].
Cách tiếp cận như thế được xem là chưa xác đáng và còn phiến diện.
Bên cạnh một số nhận xét phủ định giá trị tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
của Bảo Ninh, nhìn chung cuốn tiểu thuyết này được đánh giá rất cao từ phía các
nhà nghiên cứu phê bình và độc giả. Đó cũng là xu hướng chung của các nhà nghiên
cứu hiện thời.
Trong cuốn Thi pháp hiện đại, với bài viết Thân phận tình yêu của Bảo Ninh,

nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu đã đánh giá cao về tác phẩm, về ngôn từ nghệ thuật
cũng như vai trò của nhà văn: “Thân phận tình yêu hay Nỗi buồn chiến tranh là một
hiện tượng ngôn từ lạ lùng mang tính đa thanh, tính đối thoại..., là một cuộc phiêu
lưu muốn nhập vào văn học hiện đại thế giới” [27, tr.115]. Tuy vậy, việc đánh giá ở
đây mới ở mức khái quát, chưa đi sâu vào phân tích cụ thể, chi tiết các yếu tố ngôn
từ của tác phẩm.
Tác giả Nguvễn Đăng Điệp với bài Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến
tranh của Bảo Ninh (in trong cuốn Tự sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử) đã
có những nghiên cứu rất sâu về kĩ thuật dòng ý thức - một thủ pháp trần thuật rất


5
đặc sắc của Bảo Ninh ở tiểu thuyết này: “Ở Việt Nam, cũng từng có một số nhà
miêu tả dòng ý thức nhân vật nhưng phải đến tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh của
Bảo Ninh thì kĩ thuật dòng ý thức được vận dụng triệt để, trở thành nguyên tắc nghệ
thuật chi phối cách tổ chức của tác phẩm” [45, tr.98]
Bên cạnh đó, một số bài viết trong công trình hợp tuyển những bài nghiên
cứu văn học với tiêu đề Văn học Việt Nam sau 1975 - Những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy cũng quan tâm tới tác phẩm ở nhiều bình diện khác nhau. Nguyên Ngọc
trong bài Văn xuôi Việt Nam hiện nay - logic quanh co của các thể loại, những vấn
đề đang đặt ra và triển vọng cho rằng: “Về mặt nghệ thuật, Nỗi buồn chiến tranh là
thành tựu cao nhất của văn học đổi mới...” [37, tr.2]
Phạm Xuân Thạch ở bài Nỗi buồn chiến tranh viết về chiến tranh thời hậu
chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp thì nhấn mạnh: ‘‘Riêng
Bảo Ninh, anh đã đẩy khuynh hướng nghệ thuật của nhà văn đi trước một chiều
kích mới. Anh quyết liệt từ bỏ hình thức tiểu hiện thức truyền thống để theo đuổi
tiểu thuyết tâm lý” [46, tr.4]. Đúng như lời nhận xét của Đỗ Đức Hiểu “Tác phẩm
là cuộc phiêu lưu muốn hòa nhập vào văn học thế giới” [27, tr.118]., tiểu thuyết của
Bảo Ninh đã được dịch, giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và được chào đón
nồng nhiệt .

Tờ Independent - một nhật báo có uy tín của nước Anh đã nhận xét: “Vượt
ra ngoài sức tưởng tượng của người Mỹ, Nỗi buồn chiến tranh đi ra từ chiến tranh
Việt Nam đã đứng ngang hàng với cuốn tiểu thuyêt chiến tranh vĩ đại của thế kỉ Mặt
trận phía tây vẫn yên tĩnh của Erich Maria Rovvmaco...” [38, tr.11]
Trên một số tạp chí văn học và trang web cũng xuất hiện một loạt những bài
viết về tác phẩm này. Chẳng hạn như bài viết Thời gian trong Thân phận tình yêu
của Bảo Ninh của tác giả Đào Duy Hiệp trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 8 2007; Hiện tượng phân rã cốt truyện trong Phiên chợ Giát và Thân phận tình yêu
của Lưu Thị Thu Hà đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 10 - 2010 ; Nhân vật
Phương, người phụ nữ Hà Nội và chủ đề văn học trong Nỗi buồn chiến tranh của
Đoàn Cầm Thi trên trang web Evan.com.vn…
Bên cạnh đó, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về tác phẩm Nỗi buồn
chiến tranh trong các luận văn thạc sĩ, tiến sĩ như:
- “Cách xử lý đề tài chiến tranh qua hai tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh và
Ăn mày dĩ vãng”, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh, Trường Đại học Sư phạm


6
Hà Nội, năm 2008.
- “Dòng hồi ức trong Nỗi buồn chiến tranh”, luận văn thạc sĩ của Hoàng
Bích Hậu, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008.
- “Nhịp điệu kể trong Nỗi buồn chiến tranh”, luận văn thạc sĩ của Đinh Thị
Huyền, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm 2008.
Đặc biệt, đã có một số luận văn, luận án đã đề cập đến vấn đề ngôn từ trong
tiểu thuyết này. Cụ thể là:
Trong luận văn thạc sĩ “Ngôn ngữ nghệ thuật trong Nỗi buồn chiến
tranh”của Nguyễn Thị Thanh Xuân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2008), tác
giả đã tìm hiểu và khảo sát một số đặc điểm ngôn ngữ trong tác phẩm. Trong luận
văn thạc sĩ “Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học trong Nỗi buồn chiến
tranh” (2006), tác giả Phạm Lê Mĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội cũng đã chỉ ra
đặc điểm của trường nghĩa và những ý nghĩa của trường nghĩa chiến tranh với phân

tích tác phẩm văn học này….
Nhìn lại chặng đường đã qua, chúng tôi nhận thấy có nhiều ý kiến bình luận,
công trình nghiên cứu khác nhau về tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh và hầu hết đều
khẳng định vị trí quan trọng của tác phẩm trong loại hình tiểu thuyết đương đại. Các
công trình nghiên cứu đó tuy nhiều nhưng chưa tập trung đi sâu vào tìm hiểu ngôn
từ nghệ thuật một cách toàn diện, sâu sắc, đặc biệt chưa có công trình nào nghiên
cứu một cách hệ thống về đặc điểm sử dụng từ ngữ nói chung, từ ngữ chỉ con người
và chiến tranh nói riêng của tác phẩm này. Chính vì vậy, tìm hiểu sâu lớp từ ngữ chỉ
con người và chiến tranh Nỗi buồn chiến tranh, tác giả luận văn muốn góp phần tạo
thêm cơ sở vững chắc vào việc khẳng định tài năng nghệ thuật và những đóng góp
về mặt ngôn ngữ của Bảo Ninh, đồng thời qua đó góp phần làm sáng rõ những sự
cách tân của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phát hiện, miêu tả đặc điểm ngữ pháp và
ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ chỉ con người, chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn
chiến tranh, từ đó góp phần chỉ ra vai trò, giá trị của việc sử dụng các lớp từ ngữ
này trong tác phẩm cũng như những đóng góp của tác giả Bảo Ninh về phương diện
ngôn ngữ nghệ thuật.


7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Xác lập, hệ thống hóa những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài.
- Khảo sát sự xuất hiện của lớp từ ngữ chỉ “con người”, “chiến tranh” trong
tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh.
- Miêu tả một số đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ chỉ “con
người”, “chiến tranh” trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
- Phân tích một số nét mới, lạ hóa trong sử dụng từ ngữ nói riêng và trong sử

dụng ngôn ngữ nói chung của tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng khảo sát và nghiên cứu của luận văn là các nhóm từ ngữ chỉ “con
người” và “chiến tranh” trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của tác giả Bảo
Ninh. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng bản in tiểu thuyết Nỗi buồn chiến
tranh mới nhất của Nhà xuất bản Trẻ, năm 2016 với 323 trang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu là các từ ngữ chỉ “con người” và
“chiến tranh” trong tác phẩm Nỗi buồn chiến tranh ở hai khía cạnh chính là đặc
điểm ngữ pháp và đặc điểm ngữ nghĩa của các lớp từ ngữ này.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thống kê - phân loại: được sử dụng để thống kê các từ
ngữ chỉ con người và chiến tranh tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, theo những mục
đích cần miêu tả và phân tích khác nhau.
5.2. Phương pháp miêu tả: sử dụng các thủ pháp phân tích, tổng hợp, nhằm chỉ ra
những đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của lớp từ ngữ cần nghiên cứu trong tiểu
thuyết Nỗi buồn chiến tranh để tìm ra những quy luật chung của chúng.
5.3. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa: được sử dụng khi xác định các nét nghĩa
gốc và phái sinh của các từ ngữ chỉ con người và chiến tranh, tìm hiểu nghĩa biểu
tượng của một số từ ngữ thuộc đối tượng nghiên cứu trong đề tài này.
6. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài “Từ ngữ chỉ con người và chiến tranh trong tiểu thuyết
Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh” là một công việc có ý nghĩa cả về lí luận lẫn
thực tiễn:


8
6.1. Về mặt lí luận: Luận văn góp phần làm sáng rõ những ứng dụng của lí thuyết
ngôn ngữ học trong nghiên cứu tác phẩm văn học, cụ thể là sự vận dụng lí thuyết từ

vựng – ngữ nghĩa học và ngữ dụng học vào việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của
một tác phẩm văn học cụ thể… từ đó giúp người nghiên cứu nhận diện, đánh giá
một cách thỏa đáng những hiệu quả đích thực của những cách tân về ngôn ngữ
trong văn xuôi hiện đại Việt Nam thời kỳ đổi mới.
6.2. Về mặt thực tiễn: Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể góp phần làm
sáng tỏ thêm một số vấn đề khi nghiên cứu về ngôn ngữ; nâng cao hiệu quả giao
tiếp ngôn ngữ trong cuộc sống. Đồng thời, luận văn còn góp phần khẳng định đóng
góp to lớn của Bảo Ninh trong hành trình cách tân thể loại tiểu thuyết Việt Nam
đương đại, đặc biệt là những cách tân về mặt ngôn từ.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
chính của luận văn sẽ được triển khai thành các chương sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
Chương 2: Nhận diện các nhóm từ ngữ chỉ con người và chiến tranh
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh
Chương 3: Đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa của các từ ngữ chỉ con
người và chiến tranh trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm ngôn ngữ học
1.1.1. Từ và đoản ngữ
1.1.1.1. Từ và đặc điểm của từ
a. Khái niệm từ
Từ là đơn vị tồn tại, hiển nhiên, sẵn có của ngôn ngữ. Do tính chất hiển
nhiên, có sẵn của các từ mà ngôn ngữ của loài người bao giờ cũng được gọi là ngôn
ngữ của các từ. Chính tổng thể các từ là vật liệu xây dựng mà thiếu nó thì không thể

hình dung được một ngôn ngữ.
Cho đến nay, trong Ngôn ngữ học nói chung, Từ vựng học nói riêng vẫn
chưa có sự thống nhất trong cách định nghĩa và miêu tả các từ. Hiện nay, có tới trên
300 định nghĩa khác nhau về từ. Trong luận văn này, chúng tôi sử dụng cách định
nghĩa của giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc lập về ý
nghĩa và hình thức… Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến,
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất
định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu” [13, tr.75].
b. Đặc điểm của từ tiếng Việt
Tác giả Đỗ Hữu Châu từng khẳng định: “Từ của tiếng Việt là một hoặc một
số âm tiết cố định bất biến mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong
những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất
trong tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu”. [13, tr.246]. Như vậy, có thể thấy, từ tiếng
Việt được xét trên những đặc điểm nghiêm ngặt về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Đặc
điểm về ngữ nghĩa của từ tiếng Việt sẽ được chúng tôi đề cập chi tiết hơn trong
phần 1.1.3. Ở đây, chúng tôi xin được giới thiệu đôi nét về đặc điểm ngữ pháp của
từ Tiếng Việt. Đặc điểm ngữ pháp của từ tiếng Việt được xem xét chủ yếu trên hai
phương diện: đặc điểm về cấu tạo và đặc điểm về từ loại. Cụ thể như sau:
* Đặc điểm về cấu tạo:
Về nguyên tắc, cấu tạo từ là những vận động trong lòng một ngôn ngữ để sản
sinh ra các từ cho ngôn ngữ, phục vụ những nhu cầu mới về mặt diễn đạt mà xã hội đặt
ra, việc sản sinh ra từ cũng trước hết là sản sinh ra các nghĩa mới.
Trong tiếng Việt, các yếu tố cấu tạo từ là những hình thức ngữ âm có nghĩa nhỏ
nhất, tức là những yếu tố không thể phân chia thành những yếu tố nhỏ hơn nữa mà


10
cũng có nghĩa được dùng để cấu tạo ra các từ theo phương thức cấu tạo từ tiếng Việt.
Theo đó, về mặt cấu tạo, từ tiếng Việt được chia thành: từ đơn, từ láy và từ ghép. Luận
văn sẽ tóm tắt những đặc điểm chính của mỗi loại từ này như sau:

1) Từ đơn
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ đơn là những từ một hình vị. Đại bộ phận các từ
đơn thuần Việt hay đã Việt hóa đều là những từ đơn một âm tiết. Tuy số lượng các
từ đơn này là không nhiều nhưng chúng có tác dụng quan trọng trong việc cấu tạo
hàng loạt từ phức.” [14, tr.35]
Ví dụ: Súng là một từ đơn được Bảo Ninh sử dụng với tần số cao (69 lần)
trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh. Và chính từ đơn này đã được dùng để cấu
tạo nên một loạt từ phức như: súng lục, súng ngắn, súng máy cao xạ, súng trường.
Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng, có một số từ có nhiều âm tiết nhưng vẫn
được coi là những từ đơn. Đó là những từ vay mượn từ những ngôn ngữ khác.
Ví dụ: Pô cô là tên một địa danh vay mượn từ ngôn ngữ của người dân tộc
thiểu số vùng Tây Nguyên. Đây được coi là một từ đơn, là một thành phần cấu tạo
nên từ ghép sông Pô cô trong tác phẩm.
2) Từ láy
Từ láy tiếng Việt có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng và còn có
loại ba tiếng. Tuy nhiên, từ láy đôi là loại tiêu biểu nhất cho từ láy và phương thức
láy của tiếng Việt. Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu: “Từ láy là những từ được cấu tạo
theo phương thức láy, đó là phương thức láy lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm
tiết (với thanh điệu ngữ nguyên hoặc biến đổi theo quy tắc biến thanh tức là quy tắc
thanh điệu biến đổi theo hai nhóm gồm nhóm cao; thanh hỏi, thanh sắc, thanh
ngang và nhóm thấp; thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng) của một hình vị hay đơn
vị có nghĩa” [14, tr. 141].
Định nghĩa trên đã khái quát các đặc điểm từ láy, gồm:
- Từ tố láy có hình thức là một âm tiết giống toàn bộ hay giống một phần
hình thức ngữ âm của từ tố cơ sở.
- Từ tố láy có nghĩa giống toàn bộ hay bộ phận với nghĩa của từ tố cơ sở.
- Về thanh điệu, nếu là từ láy đôi thì có 2 âm tiết có thanh điệu đi với nhau
theo qui tắc biến thanh tức là quy tắc thanh điệu biến đổi theo hai nhóm là nhóm
thanh cao và nhóm thanh thấp.



11
- Từ láy đôi có các dạng cấu tạo: láy hoàn toàn (từ tố láy lặp lại toàn bộ vỏ
âm thanh của từ tố cơ sở) và láy bộ phận (những từ láy nào chỉ có điệp ở phần âm
đầu, hoặc điệp ở phần vần)
Ví dụ, các trường hợp láy bộ phận như: lõa lồ, lầm lì, phô phang (Kiên bậm
môi để khỏi buột miệng gọi, lầm lì theo dõi sự lõa lồ phô phang bất chấp đời của
Phương) [1, tr.305], trong trắng (Hai đứa mình có khi chết đi vẫn còn trong trắng)
[1, tr.39]. Bên cạnh đó, còn có lớp từ láy (điệp) phần vần, đối ở âm đầu. Ví dụ
như: mường tượng (Thì ra, anh, Kiên cũng có một thời trẻ trung cái thời mà giờ đây
khó lòng mường tượng lại được nữa,…) [1, tr.39], đê mê (Càng về tới gần Hà Nội
đầu óc Kiên càng thêm choáng váng, đê mê một cơn sốt nhẹ nhàng, tim đập rộn lên
bởi bao dự cảm mơ hồ, dịu ngọt và khó tin) [1, tr.98].
- Từ láy ba và bốn tiếng, được cấu tạo thông qua cơ chế cấu tạo từ láy hai
tiếng. Trong Nỗi buồn chiến tranh, chúng tôi nhận thấy Bảo Ninh dùng một số từ
láy ba là rát ràn rạt (Đạn cày bên trái, bên phải, bấm sát gót, lia rát ràn rạt) [1,
tr.244], đỏ đòng đọc (Dòng đạn đỏ đòng đọc trùm lên nóc các toa xe.) [1, tr.286].
3)Từ ghép
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu “Khác với các từ láy trong đó một hình vị (hình
vị láy) được sản sinh từ hình vị kia (hình vị cơ sở), từ ghép được sản sinh do sự kết
hợp hai hoặc một số hình vị (hay đơn vị cấu tạo), tách biệt, riêng rẽ, độc lập đối với
nhau. Hay nói cách khác, từ ghép được tạo thành phương thức tổ hợp (ghép) các
tiếng lại, mà giữa các tiếng (thành tố cấu tạo) đó có quan hệ về nghĩa với nhau.
Dựa vào tính chất của mối quan hệ về nghĩa giữa các thành tố cấu tạo, có thể phân
loại từ ghép tiếng Việt thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.” [14, tr.156]
Như vậy, hiểu một cách đơn giản, từ ghép là những từ có cấu tạo từ hai tiếng
trở lên, giữa các tiếng có quan hệ với nhau về mặt nghĩa. Căn cứ vào quan hệ mặt
nghĩa giữa các tiếng trong từ ghép, người ta chia làm hai loại: từ ghép đẳng lập và
từ ghép chính phụ. Cụ thể:
Từ ghép chính phụ: Là những từ ghép giữa hai từ tố có quan hệ chính phụ.

Nếu kí hiệu từ tố chính là X từ tố phụ là Y thì từ tố phụ là Y có tác dụng phân hóa
nghĩa của từ tố chính X. Đây là kiểu từ ghép có quan hệ bất bình đẳng với nhau;
một từ tố có vai trò chính và một đóng vai trò từ tố phụ; thành tố chính giữ vai trò
trung tâm biểu đạt ý nghĩa...thành tố phụ biểu thị ý nghĩa hạn định khu biệt sự vật
hoạt động trạng thái quá trình được thể hiện ở thành tố chính.


12
Ví dụ: tử khí, tử thần, tử thi (Chúng gây độc còn có thể hơn cả loài cá rái
chuyên ăn mã tiền, người ta còn bảo hồng ma thường đặc biệt mọc dày ở những vạt
đất từng có nhiều người thiệt mạng, tử khí tụ lại nhiều.) [1, tr.19].
Từ ghép đẳng lập: Là những từ ghép trong đó các từ tố được ghép bình đẳng
với nhau, không từ tố nào chính, không từ tố nào phụ. Cả hai từ tố ghép lại với nhau
để cho nghĩa mới của toàn bộ từ ghép.
Ví dụ: giường chiếu, gối chăn, gương lược (Trong nhà, căn nhà nhỏ ba
gian xinh xắn, mái lồ ô, thơm ngát hương huê rừng, đồ đạc vẫn nguyên vẹn, ngăn
nắp... Bộ bàn ghế mây. Lọ hoa. ấm tách. Một cuốn sách đọc dở... Giường chiếu.
Gối chăn. Gương lược). [1, tr.41]
* Đặc điểm về từ loại:
Từ loại là những lớp từ có cùng bản chất ngữ pháp, được chia theo ý nghĩa, theo
khả năng kết hợp với các từ ngữ khác trong ngữ lưu và thể hiện những chức năng ngữ
pháp nhất định ở trong câu. Hệ thống từ loại có tính chất là cơ sở của cơ cấu ngữ pháp
một ngôn ngữ nhất định. Bất kì một ngôn ngữ nào có từ thì ngôn ngữ ấy nhất định sẽ
có từ loại. Theo Diệp Quang Ban, hệ thống từ loại tiếng Việt có thể sắp xếp thành hai
nhóm, bao gồm những từ loại sau đây: Nhóm 1- thực từ: danh từ, động từ, tính từ; số
từ; đại từ. Nhóm 2 – hư từ: phụ từ (định từ, phó từ); kết từ; tiểu từ (trợ từ và tình thái
từ). [2, tr.124]. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi quan tâm chủ yếu tới
một số từ loại thuộc nhóm thực từ, gồm:
Danh từ: là những từ mang ý nghĩa chỉ thực thể. Danh từ có khả năng làm
thành tố chính trong cụm danh từ; có khả năng kết hợp với các đại từ chỉ định: này,

kia, ấy, nọ,...; có khả năng kết hợp trực tiếp hay gián tiếp với số từ. Chức năng cú
pháp chính của nó là làm chủ ngữ trong câu. Trong đó có: danh từ riêng (chỉ tên
riêng của từng người, từng sự vật cụ thể) và danh từ chung (chỉ tên chung của một
chủng loại sự vật, có tính khái quát, trừu tượng, không có mối liên hệ đơn nhất giữa
tên gọi và vật cụ thể được gọi tên).
Động từ: biểu thị ý nghĩa hoạt động, quá trình, trạng thái của đối tượng.
Động từ làm trung tâm trong cụm động từ. Các từ chứng tiêu biểu của động từ là:
hãy, đừng, chớ, đã, đang, sẽ, đều, vẫn, cũng, xong, rồi, nữa,... Chức năng cú pháp
chính là làm vị ngữ trong câu. Dựa vào bản chất nghĩa - ngữ pháp của động từ, có
thể chia động từ thành hai loại lớn: những động từ độc lập và những động từ không
độc lập. Động từ độc lập là những động từ tự thân có nghĩa, chúng có thể dùng độc


13
lập, không cần một động từ khác đi kèm. Nhóm động từ không độc lập là những
động từ biểu thị tình thái vận động, quá trình nhưng chưa mang nghĩa trọn vẹn.
Tính từ: là lớp từ chỉ ý nghĩa đặc trưng (đặc trưng của thực thể hay đặc trưng
của quá trình). Tính từ thường làm thành tố trung tâm trong cụm tính từ. Từ chứng
cho tính từ là các phó từ như: rất, hơi, quá, lắm,... Tính từ thường làm vị ngữ trong
câu. Dựa vào nghĩa và khả năng kết hợp của tính từ (về ngữ pháp) có thể chia tính
từ thành các tiểu loại: những tính từ chỉ đặc trưng, tính chất; tính từ chỉ đặc trưng về
màu sắc, mùi vị; tính từ chỉ đặc trưng về kích thước, số lượng; tính từ chỉ đặc trưng
về cường độ….
Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã sử dụng rất nhiều các từ
loại thực từ nói trên để miêu tả về con người và chiến tranh như: Danh từ chung:
giường chiếu, gương lược, bản thảo, ca sĩ, hoạ sĩ, nhà văn, súng, máu, xương thịt, âm
hồn, tử thần, tử thi…; Động từ: viết, vẽ, đốt, mường tượng, mơ tưởng, bắn, giết, hiếp,
nã, bơi, hôn, chết, thất vọng, tin tưởng, tha thứ…; Tính từ: xinh đẹp, mê man, lú lẫn,
cuồng dại, đau đớn, man rợ, trong trắng, ngây thơ, trẻ trung, rực rỡ…
1.1.1.2. Đoản ngữ

Theo Nguyễn Tài Cẩn, “đoản ngữ là một loại tổ hợp tự do có ba đặc điểm sau:
- Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quây quần
xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa.
VD1: tỉnh lớn
VD2: tỉnh lớn này
VD3: tất cả mấy tỉnh lớn này
- Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác
nhau, nhưng nói chung đều thuộc loại quan hệ chính phụ.
- Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình
trung tâm nhưng nó vẫn giữ được những đặc trưng ngữ pháp của trung tâm: Nếu
trung tâm thuộc từ loại nào thì toàn đoản ngữ vẫn giữ những đặc trưng của từ loại
đó. Trung tâm có thể giữ một chức vụ gì trong tổ hợp khác thì toàn đoản ngữ
thường cũng có thể đảm nhiệm được chức vụ đó.” [7, tr.149-150]
Với những đặc điểm như vậy, rõ ràng đoản ngữ là một đơn vị tổ chức có tầm
quan trọng lớn đối với ngữ pháp Tiếng Việt. Đoản ngữ tồn tại trong mọi văn bản
nói cũng như viết. Tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh cũng không nằm ngoài quy luật
này.


14
Căn cứ theo từ loại của thành tố trung tâm, Nguyễn Tài Cẩn tiếp tục khẳng
định: “Không phải bất cứ từ loại nào cũng có khả năng đứng làm trung tâm của
một đoản ngữ. Trong Tiếng Việt, có khả năng nhất là danh từ, động từ, tính từ. Có
khả năng nhưng bị hạn chế hơn là các từ loại như số từ, đại từ. Những từ loại như
định từ, trạng từ, giới từ, liên từ thì hoàn toàn không có khả năng làm trung tâm
đó.” [7, tr.155]
Như vậy, có thể thấy xuất hiện thường xuyên nhất là danh ngữ (đoản ngữ có
danh từ làm trung tâm) như những tâm hồn trong trắng từ thuở lọt lòng như con gái
bác; động ngữ (đoản ngữ có động từ làm trung tâm) như buông mình hoàn toàn
theo ngẫu hứng và tính ngữ (đoản ngữ có tính từ làm trung tâm) như luôn gan góc

một cách đầy cam chịu.
Trong luận văn này, chúng tôi dành sự quan tâm và tập trung tìm hiểu một
loại đoản ngữ được Bảo Ninh sử dụng chủ yếu trong tác phẩm của mình để chỉ con
người và chiến tranh, đó là danh ngữ hay còn gọi là các cụm danh từ. Bởi vậy, ở
mục tiếp theo của luận văn, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể hơn những vấn đề lí thuyết
về danh ngữ trong tiếng Việt.
1.1.2. Danh từ và danh ngữ
1.1.2.1. Danh từ
Theo Diệp Quang Ban,“danh từ là những từ chỉ sự vật hiểu theo nghĩa
rộng, danh từ có ý nghĩa thực thể trong đó nòng cốt là ý nghĩa sự vật. Danh từ có
thể kết hợp với từ chỉ lượng ở phía trước, các từ để trỏ này, ấy, đó… ở phía sau” [2,
tr.54]
Dựa vào ý nghĩa của danh từ, Diệp Quang Ban tiếp tục phân loại được danh
từ thành hai loại lớn là danh từ riêng và danh từ chung.
* Danh từ riêng là lớp danh từ dùng làm tên gọi cho các sự vật, hiện tượng
riêng biệt, là tên riêng của một người, một đất nước, một cơ quan, một vùng đất
nhất định. Khi viết danh từ riêng, phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo
thành tên riêng đó. Ví dụ, trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh sử dụng
một loạt danh từ riêng chỉ tên người như Kiên, Phương, Lan, Sinh, Vân… và các
danh từ riêng chỉ địa điểm như Buôn Mê Thuật, Tân Sơn Nhất, Nhã Nam…
* Danh từ chung là lớp danh từ gọi tên chung của các sự vật, thực thể cùng
loại có chung những đặc tính nghĩa – ngữ pháp. Danh từ chung được chia thành:
danh từ chung lại được chia thành: danh từ tổng hợp và danh từ không tổng hợp.


15
Danh từ không tổng hợp bao gồm: danh từ chỉ đơn vị, danh từ chỉ sự vật, danh từ
chỉ chất liệu, danh từ chỉ khái niệm trừu tượng…
Trong tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh sử dụng rất nhiều danh từ
thuộc các loại khác nhau như: bác sĩ, y tá, lính tráng…(danh từ chỉ người), rừng,

lán, võng… (danh từ chỉ sự vật), nghệ thuật, nhân tính, nhân dạng… (danh từ chỉ
khái niệm trừu tượng), … Tất cả những danh từ này đã vẽ ra được bức tranh rộng
lớn, đầy đủ mọi phương diện của chiến tranh và con người sẽ được tìm hiểu trong
tác phẩm.
1.1.2.2. Danh ngữ
Danh ngữ là cụm từ chính phụ có danh từ là trung tâm. Để tiện xét cấu tạo
của các cụm danh từ này trên bình diện ngữ pháp, chúng tôi vận dụng lý thuyết của
giáo sư Diệp Quang Ban trong sách Ngữ pháp Tiếng Việt. Tóm lược lại, theo giáo
sư Diệp Quang Ban, cụm danh từ có cấu tạo gồm ba phần:
- Phần trung tâm: danh từ có thể là danh từ riêng hoặc các danh từ chung như
chỉ quan hệ thân tộc, danh từ chỉ giới, danh từ chỉ nghề nghiệp, danh từ chỉ tuổi
tác...
- Phần phụ trước: những từ đứng trước danh từ trung tâm bổ sung ý nghĩa
cho danh từ này về số lượng, tính bộ phận hay chỉnh thể.
- Phần phụ sau: những từ đứng sau danh từ trung tâm, bổn sung ý nghĩa cho
danh từ này về màu sắc, mùi vị, chất liệu... hay nói khác đi đây chính là những
thành phần miêu tả của cụm danh từ.
Ví dụ: Áp dụng mô hình phân tích trên, có thể thấy danh ngữ “một con
người máu me, ù đặc, lì lợm, vô tri vô giác” được cấu tạo như sau:
một

con người

máu me

ù đặc

lì lợm

Số từ chỉ


Danh từ

Danh từ

Tính từ

Tính từ

số lượng

sự vật

chỉ sự vật

miêu tả

miêu tả

Phần phụ

Phần

trước

trung tâm

vô tri vô giác
Cụm từ miêu tả


Phần phụ sau

Về mặt ngữ nghĩa, danh từ trung tâm “con người” giúp bước đầu xác định
đối tượng đang được nói đến ở đây là tính cách, khía cạnh của con người Kiên.
Phần phụ trước “một” cá thể hóa trạng thái đặc biệt của con người trong hoàn cảnh
cụ thể. Bằng việc thêm bốn thành phần phụ sau, Bảo Ninh đã miêu tả cụ thể đặc
tính của trạng thái này: cảm xúc đẫm máu, tê liệt về mặt cảm xúc, dẫn đến biến đổi


16
tính tình khiến Kiên trở nên lì lợm, mất cả cảm xúc đối với môi trường xung quanh.
Danh ngữ đã miêu tả cụ thể trạng thái đáng sợ của nhân vật Kiên khi lần đầu tiên
đối mặt với sự bạo liệt của chiến tranh. Đó cũng là những giây phút đầu tiên, anh
hiểu được rằng chiến tranh đã khơi dậy cái ác, cái tàn nhẫn tiềm ẩn trong mỗi con
người: “Ngập ngụa trong khói bom đặc và nóng xộc vào phổi, sặc sụa, Kiên như
điên lên, không còn chút nương tay. Miệng anh áp chặt như cắn vào gáy Phương,
mười ngón tay nổi gân ngập lút vào da thịt nàng, xoắn chắc vào nhau số mạng của
hai đứa. Một con người khác, một con người máu me, ù đặc, lì lợm, vô tri giác,
một con người chết chóc đang hung hãn hồng hộc thở trong Kiên chứ không còn là
chính bản thân anh nữa.”[1, 286]
1.1.3. Nghĩa và trường nghĩa

1.1.3.1. Nghĩa của từ
“Nghĩa” là một khái niệm rất trừu tượng. Đó là khái niệm gắn với tất cả các
đơn vị ngôn ngữ bởi sự tồn tại của ngôn ngữ là nghĩa; không có nghĩa, sự tồn tại của
hình thức âm thanh là không có mục đích. Nhiều nhà nghiên cứu ngôn ngữ có cùng
quan điểm về “nghĩa” như sau: Hiện thực phản ánh vào trong nhận thức, tạo nên
một mối liên hệ thường trực với một hình thức âm thanh nhất định. Sự phản ánh này
được hiện thực hóa bằng ngôn ngữ, mối liên hệ này được hiểu là nghĩa.
Theo Nguyễn Thiện Giáp:“Nghĩa của từ (cũng như các đơn vị ngôn ngữ

khác) là quan hệ của từ với cái gì đó nằm ngoài bản thân nó. Hiểu nghĩa của một
đơn vị nào đó là hiểu đơn vị ấy có quan hệ với cái gì, tức nó biểu thị cái gì”. [21,
tr.261]. Cần phân biệt nghĩa của từ ngữ với sự hiểu biết về nghĩa đó. Hiểu biết về
nghĩa của đơn vị ngôn ngữ nào đó nằm trong nhận thức của con người, còn nghĩa
của đơn vị ngôn ngữ tồn tại thực sự khách quan trong lời nói, còn trong nhận thức
chỉ có sự phản ánh của những nghĩa đó mà thôi.
Nghĩa của từ là mặt bên trong của từ, là cái mấu chốt nhất của tư duy ngôn
ngữ. Nếu từ mà không có nghĩa thì không phải là từ mà nó chỉ là âm thanh trống
rỗng. Ý nghĩa của từ là mối quan hệ của từ với ý thức của con người về các sự vật
và hiện tượng. Cơ sở để xây dựng ý nghĩa của từ là biểu tượng và khái niệm, đó là
hình thức phản ánh của con người về sự vật hiện tượng xung quanh.
Đối với từng người từ có nghĩa và ý. Ý của từ là quan hệ của từ với từng
người hoặc nhóm người nào đó. Ý của từ phản ánh động cơ và mục đích hoạt động
của họ. Ý cùng với nghĩa của từ phản ánh lối sống, phản ánh mức độ phát triển nhân


17
cách của con người. Ở từng người, nghĩa của từ phát triển tương ứng với trình độ
học vấn của người đó.
“Nghĩa của từ chỉ thể hiện khi sử dụng các từ trong lời nói, nó không có tính
ổn định, vì bản thân mối quan hệ của từ với các sự vật, hiện tượng có thể thay đổi
tùy theo hoàn cảnh nói năng cụ thể”. [21, tr.261].
Như vậy, có thể nói rằng: Từ chỉ có giá trị khi nó có nghĩa, một từ không có
nghĩa thì đó là một âm trơ.
Từ có liên hệ với nhiều nhân tố, nhiều hiện tượng. Bởi thế nghĩa của từ cũng
không phải chỉ có một thành phần, một kiểu loại. Khi nói về nghĩa của từ, người ta
thường phân biệt các thành phần nghĩa sau đây: nghĩa từ vựng, nghĩa ngữ pháp và
ngoài ra là nghĩa liên hội của từ.
a. Nghĩa từ vựng
Nghĩa từ vựng là sản phẩm hoạt động tư duy của con người, hình thành trong

quá trình hoạt động tích cực của người nói, viết. Đó là nghĩa riêng, vốn có của từ,
ngữ. Nghĩa từ vựng mang tính khái quát hóa, là sự khái quát từ những sự vật hiện
tượng trong đời sống hàng ngày và rộng hơn khái niệm (của triết học) bởi nó
thường bao gồm cả thành tố nghĩa đánh giá và các thành tố khác. Cấu trúc của nghĩa
từ vựng bao gồm các thành phần: nghĩa biểu vật (nghĩa sở chỉ), nghĩa biểu niệm
(nghĩa sở biểu), nghĩa biểu thái.
* Nghĩa biểu vật
Theo Đỗ Hữu Châu thì: “Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật hiện tượng...
trong thực tế vào ngôn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của
ngôn ngữ nhưng không hoàn toàn trùng với thực tế”. [11, tr.98]
Nguyễn Thiện Giáp gọi thứ nghĩa này là nghĩa sở chỉ. Ông phát biểu
“Những sự vật, quá trình, tính chất hiện tượng được từ biểu thị gọi là các sở chỉ.
Mối quan hệ của từ với cái sở chỉ là nghĩa sở chỉ”. [26, tr.114]
Tác giả Đỗ Hữu Châu đồng tình với Nguyễn Thiện Giáp khi khẳng định
nghĩa biểu vật là mối liên hệ giữa từ với sự vật, sự phản ánh của các sự vật, hiện
tượng cụ thể trong thực tế bằng ngôn ngữ, còn gọi là sở chỉ. Chúng tôi thống nhất
với khái niệm này.
* Nghĩa biểu niệm
Trong cuốn Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Nghĩa
biểu niệm của từ là hợp những hiểu biết được đưa vào hệ thống ngôn ngữ của một


18
ngôn ngữ về nghĩa biểu niệm của từ đó" [13, tr.86]. Trong cuốn Từ vựng - ngữ
nghĩa tiếng Việt, ông lại viết: “Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp của một số nét
nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định.
Tập hợp này ứng với một số ý nghĩa biểu vật của từ. Chính vì ý nghĩa biểu niệm là
một tập hợp có tổ chức, có quan hệ, cho nên còn có thể gọi nó là cấu trúc biểu
niệm”. [11, tr.58]
Nguyễn Thiện Giáp gọi nghĩa này là nghĩa sở biểu, là quan hệ của từ với

biểu tượng, khái niệm mà từ biểu thị. Khái niệm hoặc biểu tượng có quan hệ với từ
được gọi là sở biểu.
Dựa vào việc tập hợp một số điểm ở khái niệm của cả hai ông mà giáo sư
Nguyễn Tài Cẩn đưa ra quan niệm: “Nghĩa biểu niệm là mối quan hệ giữa từ với
khái niệm và biểu tượng của sự vật, tức với những đặc trưng bản chất nhất của sự
vật; tập hợp một số nét nghĩa chung và riêng, khái quát và cụ thể theo một trật tự
nhất định và có tổ chức. Nghĩa biểu niệm được coi như bất biến thể trong sự đối lập
với nghĩa biểu vật; còn gọi là nghĩa biểu ý, nghĩa sở biểu” [8, tr.156]. Đây cũng là
quan điểm mà chúng tôi sử dụng để nghiên cứu trong luận văn.
* Nghĩa biểu thái
Trong cuốn Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt, Đỗ Hữu Châu cho nghĩa biểu
thái là “những nhân tố đánh giá như to, nhỏ, mạnh, yếu..., nhân tố cảm xúc như dễ
chịu, khó chịu, sợ hãi..., nhân tố thái độ như trọng, khinh, yêu, ghét,... mà từ gợi ra
cho người nói, người nghe” [11, tr.98]
Nguyễn Thiện Giáp gọi đây là nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử
dụng (người nói, người viết, người nghe, người đọc). Người sử dụng (tập thể chứ
không phải cá nhân) có thể bộc lộ thái độ chủ quan của mình đối với từ ngữ và qua
đó tới cái sở biểu và sở chỉ của từ ngữ. Chẳng hạn, các từ chết, từ trần, ngoẻo cùng
một cái sở biểu nhưng khác nhau về quan hệ chủ quan tồn tại giữa người sử dụng
với những từ này. Với tư cách là yếu tố gợi cảm - cảm xúc khách quan của từ với
tập thể người sử dụng, không phải là từ nào cũng có nghĩa biểu thái. Đại bộ phận
các từ trong ngôn ngữ không có yếu tố gợi cảm. Nó chủ yếu xuất hiện trong các từ
thuộc vào một lớp tu từ học nhất định, những nhóm đồng nghĩa, những biến thể ngữ
âm và hình thái học của cùng một từ.
Thái độ của người nói tương quan với ba nhân tố: với chính mình, với người đối
thoại và với sự vật đối tượng. Nghĩa biểu thái cũng bao gồm: nghĩa bộc lộ trạng thái


×