Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Luận văn thạc sĩ Từ tượng hình trong truyện kiều của nguyễn du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.89 KB, 66 trang )

Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor

ii

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

TỪ TƯỢNG HÌNH TRONG TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ THANH HÀ

HẢI PHÒNG – 2017

To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor

i

To remove this notice, visit:


www.foxitsoftware.com/shopping

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì một
công trình nào khác.
Hải Phòng, ngày 23 tháng 12 năm 2016


Edited with the trial version of
Foxit Advanced PDF Editor
To remove this notice, visit:
www.foxitsoftware.com/shopping

ii
LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tôi đã
nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị
Thanh Hà đã nhiệt tình, tận tâm và chu đáo hướng dẫn em thực hiện và hoàn
thành luận văn này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giảng dạy các bộ
môn và tập thể cán bộ Phòng quản lý Sau đại học, Phòng quản lý Khoa học
Trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được học tập,
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động
viên chân tình của các thành viên trong gia đình, các bạn bè, đồng nghiệp,... Tôi
xin được trân trọng ghi nhớ và cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã có nhiều cố gắng nhưng không

thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của
các thầy cô và các bạn độc giả, để cho luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 23 tháng 12 năm 2016
Tác giả


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC VÀ CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ....................................................... v
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................5
5. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH TIẾNG
VIỆT ....................................................................................................................... 7
1.1. Khái quát chung về từ Tiếng Việt ................................................................... 7
1.1.1. Về khái niệm từ Tiếng Việt .......................................................................... 7
1.1.2. Phương thức cấu tạo từ Tiếng Việt .............................................................. 9
1.1.3. Về ý nghĩa .................................................................................................. 10
1.2. Từ tượng hình trong Tiếng Việt .................................................................. 13
1.2.1. Khái niệm ................................................................................................... 13
1.2.2. Phương thức cấu tạo từ và đặc điểm ý nghĩa của từ tượng hình................ 13
Tiểu kết chương 1................................................................................................. 18
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỪ TƯỢNG HÌNH TRONG TRUYỆN

KIỀU CỦA NGUYỄN DU .................................................................................. 20


iv
2.1. Về cấu tạo ...................................................................................................... 20
2.2. Về mặt ngữ pháp ........................................................................................... 21
2.3. Về mặt ý nghĩa .............................................................................................. 23
2.3.1. Từ tượng hình với việc tạo hình trong Truyện Kiều .................................. 25
2.3.2. Từ tượng hình với việc tạo không gian trong Truyện Kiều ....................... 29
Tiểu kết chương 2................................................................................................. 33
CHƯƠNG 3: TỪ TƯỢNG HÌNH VỚI VIỆC TẠO TÍNH HỌA TRONG
TRUYỆN KIỀU ................................................................................................... 34
3.1. Quan niệm về tính họa và các yếu tố tạo tính họa trong thơ ca .................... 34
3.1.1. Quan niệm về tính họa ............................................................................... 34
3.1.2. Mối quan hệ giữa thơ ca và hội họa ........................................................... 35
3.2. Từ tượng hình với việc khắc họa chân dung nhân vật trong Truyện Kiều ... 38
3.2.1. Chân dung Mã Giám Sinh .......................................................................... 39
3.2.2. Chân dung Tú Bà........................................................................................ 40
3.2.3. Chân dung Sở Khanh ................................................................................. 42
3.2.4. Chân dung Kim Trọng ............................................................................... 43
3.2.5. Chân dung Thúy Kiều ................................................................................ 45
3.3. Từ tượng hình trong việc miêu tả cảnh sắc thiên nhiên ................................ 50
Tiểu kết chương 3................................................................................................. 55
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 60


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Từ tượng hình của các ngôn ngữ nói chung và Tiếng Việt nói riêng rất đa
dạng và phong phú nhưng cũng hết sức phức tạp. Bởi vì, đây là một lớp từ mô tả
một cách trực tiếp hiện thực khách quan thông qua tri nhận của con người. Nó
phản ánh ấn tượng về tri giác rất riêng của mỗi dân tộc. Trên thế giới, hầu như
mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những đặc trưng ngôn ngữ riêng của mình.
Các dân tộc khác nhau, ngôn ngữ của họ cũng sẽ có cách biểu hiện khác nhau.
Có thể nói, từ tượng hình trong mỗi ngôn ngữ được coi là một trong những nét
riêng biệt, thể hiện tư duy bản địa độc đáo của các dân tộc.
Cho đến nay ở một số quốc gia, các học giả cũng đã dành sự quan tâm thích
đáng và chỉ ra những đặc trưng cơ bản của lớp từ này trong ngôn ngữ của họ.
Tại Việt Nam, từ tượng hình cũng là một mảng đề tài thú vị bởi sự đa dạng về số
lượng, về cấu tạo, về ý nghĩa,.... Tuy nhiên, cho đến nay, nghiên cứu về từ tượng
hình nói chung cũng như cách sử dụng chúng trong các tác phẩm văn chương
gần như chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Chúng chỉ được
nhắc đến một cách chung chung trong các công trình nghiên cứu về từ Tiếng
Việt. Gần đây, trong bộ sách Ngữ Văn THCS, từ tượng hình và từ tượng thanh
đã được đưa vào trong chương trình giảng dạy, song cũng chỉ dừng ở mức độ
nhận diện một cách đơn giản và chỉ ra hiệu quả nghệ thuật ở một số ví dụ minh
họa. Những kiến thức này chưa đủ để học sinh cảm nhận được nét riêng biệt,
tinh tế của từ tượng hình Tiếng Việt - một loại từ thể hiện khá rõ tư duy độc đáo
của người Việt, trong quá trình vận dụng phân tích các tác phẩm văn chương.
Trong các tác phẩm văn học nghệ thuật, các nhà thơ, nhà văn Việt Nam
bằng cảm nhận rất sâu sắc và tinh tế của mình đã lựa chọn và khai thác triệt để
những ưu thế về giá trị ngữ nghĩa, sắc thái biểu cảm của hệ thống từ Tiếng Việt
nói chung và tư tượng hình nói riêng, tạo nên những áng văn chương tuyệt tác,
đem lại những giá trị to lớn cho sự nghiệp văn hóa nước nhà. Trong đó phải kể
tới nhà thơ Nguyễn Du với tác phẩm Truyện Kiều.


2

Đến nay, Truyện Kiều đã được nghiên cứu ở rất nhiều góc độ khác nhau.
Song đánh giá giá trị nghệ thuật của lớp từ này đối với việc tạo tính họa, cụ thể ở
việc khắc họa chân dung các nhân vật hay miêu tả các bức tranh thiên nhiên thì
chưa có một công trình nào nghiên cứu chuyên sâu. Ở một vài bài báo và luận
văn thạc sĩ hay một số công trình nghiên cứu văn học có nhắc tới tính họa trong
Truyện Kiều, nhưng cũng chỉ lướt qua vai trò và giá trị của lớp từ mô phỏng
trong đó có từ tượng hình mà thôi. Để đánh giá đúng tài năng kiệt xuất của nhà
thơ, thiết nghĩ không thể bỏ qua nghiên cứu cách dùng từ tượng hình của ông.
Chính vì những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: Từ tượng
hình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hy vọng rằng luận văn này sẽ đóng
góp phần nào về cơ sở lý luận, cung cấp một số kiến thức về từ tượng hình của
Tiếng Việt ở các mặt: cấu tạo, ý nghĩa, ngữ pháp... được sử dụng trong Truyện
Kiều, giúp ích cho việc ứng dụng giảng dạy một số trích đoạn Truyện Kiều nói
riêng và các tác phẩm thơ nói chung trong chương trình Ngữ văn trung học phổ
thông.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Về từ tượng hình
Trên thế giới từ tượng hình đã được một số các nhà nghiên cứu đề cập đến
trong quá trình phân tích mối quan hệ giữa âm và nghĩa của từ. Cho đến nay, ở
các nước khu vực Châu Á đã có một số công trình nghiên cứu chuyên sâu về từ
tượng thanh, tượng hình. Thông qua công trình “Nghiên cứu về tần số xuất hiện
trong ngữ liệu của phó từ tượng thanh, tượng hình là từ láy” (2009). Koh
Kyoung đã tiến hành nghiên cứu về từ tượng thanh, từ tượng hình, tập trung vào
biên độ sử dụng từ láy tượng thanh, tượng hình phục vụ cho công việc giảng
dạy tiếng Hàn. Trong công trình “Nghiên cứu về từ tượng thanh trong Sijo và
Pansori” và “Nghiên cứu văn hóa dân tộc Hàn” (2000), tác giả Chae Wan đã
tập trung vào việc phân tích đặc trưng tính nhạc, các chủng loại cũng như chức
năng của từ tượng thanh..., đặc biệt trong cuốn “Từ tượng thanh và từ tượng
hình trong tiếng Hàn Quốc” (2003), Chae Wan đã “phân tích, nghiên cứu các



3
khía cạnh đa dạng của từ tượng thanh, từ tượng hình như: khái niệm, đặc trưng
cơ bản, điểm khác biệt cũng như khuynh hướng sử dụng các từ tượng thanh,
tượng hình trong xã hội Hàn Quốc ngày nay và trong các loại hình nghệ thuật
truyền thống...,” [dẫn theo 28, tr7].
Ở Việt Nam, từ mô phỏng bao gồm từ tượng thanh và tượng hình ít được
đề cập đến một cách chính thức và riêng biệt, mà chỉ được đưa ra khi nghiên cứu
về từ láy. Trong một vài công trình về từ vựng Tiếng Việt, nếu có thống kê thì
các tác giả cũng chủ yếu đề cập đến nhóm từ tượng thanh. Chẳng hạn như Hồ Lê
trong “Công trình: Vấn đề cấu tạo từ trong Tiếng Việt hiện đại” (1976), ông đã
lập ra bảng với 170 từ tượng thanh thật và 312 từ tượng thanh giả, tuy nhiên từ
tượng hình không được đề cập đến. Ở một số công trình nghiên cứu về tu từ học,
các nhà nghiên cứu có nhắc tới khả năng diễn đạt và vai trò tu từ cao trong ngôn
ngữ văn chương của những từ này. Chẳng hạn trong “Tu từ học Tiếng Việt hiện
đại", Đinh Trọng Lạc đã chỉ ra: “Tính hình tượng của Tiếng Việt còn biểu hiện ở
số lượng những từ gọi là mô phỏng, tức là những từ tượng hình, tượng thanh.
Những từ này có tác dụng tu từ rất lớn, nó làm cho người đọc hay người nghe
hình dung được sự vật [21, tr58]. Tác giả cũng đã đưa ra một số từ mô phỏng
gồm cả từ tượng hình, tượng thanh để phân tích ấn tượng về hình ảnh và âm
thanh trong khi chỉ ra tính chất hình tượng trong các từ lấp láy.
Khi nghiên cứu về “Từ láy trong Tiếng Việt” (1985), Hoàng Văn Hành đã
chỉ ra trong các từ láy có các từ tượng hình thường miêu tả “phương thức hành
động hay quá trình", “mức độ khác nhau của phẩm chất hay trạng thái như, xanh
xanh, buồn bã..", “mức độ khái quát, tổng hợp của sự vật. Đỗ Hữu Châu trong
“Từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt” (1997), khi phân tích các phương diện liên
quan đến từ láy như loại hình, ý nghĩa, các biểu hiện..., đã cung cấp cho chúng ta
những kiến thức cơ bản về từ láy nói chung và từ mô phỏng trong đó có từ
tượng hình nói riêng.
Đinh Văn Đức trong khi phân tích cấu tạo ý nghĩa của tính từ đã chỉ ra một

tập hợp từ đặc biệt trong Tiếng Việt, đó là các từ mô phỏng. Theo ông, “hiện


4
tượng từ mô phỏng có thể gặp ở nhiều ngôn ngữ nhưng trong Tiếng Việt có mật
độ dày hơn. Từ mô phỏng – xưa nay quen gọi là từ tượng thanh, tượng hình – có
ý nghĩa ngữ pháp khái quát chỉ là đặc trưng (ào ào, vù vù, róc rách, hắt hiu, leng
keng, lủng lẳng, thoăn thoắt...). Trong khi phân loại trực tiếp dựa vào ý nghĩa
từng từ ta xếp những từ gần với tính chất là tính từ. Kỳ thật, từ mô phỏng là một
tập hợp mở, phải xét ý nghĩa của chúng trên bậc khái quát hóa chứ không phải
từ những từ cụ thể và đặc điểm ngữ pháp của chúng phải được xét trong quan hệ
phân bố với cả một mô hình hệ ngữ pháp. Theo đó các từ mô phỏng trong khi
mang ý nghĩa đặc trưng đã có đầy đủ các đặc điểm ngữ pháp của từ loại tính từ trong khả năng kết hợp cũng như chức vụ cú pháp” [9, tr 158]
Khi nghiên cứu từ láy, không nghiên cứu từ tượng hình với tư cách riêng
biệt, tác giả Phi Tuyết Hinh đã đề cập tới ý nghĩa của những từ này. Chẳng hạn
với các khuôn âm cụ thể, tác giả đã chỉ ra đặc trưng về mặt ý nghĩa của các
khuôn vần mà những khuôn vần này xuất hiện trong cả các từ tượng hình. Ở một
số các khuôn vần, tác giả đã chỉ ra biểu trưng về trạng thái, hoạt động, ví dụ:
khuôn vần “ất - ương” biểu thị trạng thái không vững chắc kiểu như: chất
chưởng, ngất ngưởng...; khuôn vần “úc-ắc” biểu thị sự trắc trở như "trúc trắc"...
Ngoài ra từ tượng hình cũng được nhắc tới trong một số luận văn, luận án
như: luận án TS của Nguyễn Thị Thanh Hà về "Giá trị nghệ thuật và các phương
thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam" (2002), luận văn thạc sĩ của
Hoàng Thiên Thanh về "Đối chiếu từ tượng thanh, từ tượng hình trong tiếng
Hàn và Tiếng Việt" (2015) ...
Tóm lại, cho đến nay, chưa có một tài liệu nào của Việt Nam nghiên cứu
một cách chính thức chuyên sâu và riêng biệt về từ mô phỏng nói chung và từ
tượng hình nói riêng. Tuy nhiên những ý kiến riêng lẻ từ rất nhiều góc độ khác
nhau về ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng sẽ là cơ sở lý thuyết để chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài này.



5
2.2. Về từ tượng hình trong Truyện Kiều
Mặc dù một số nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ có phân tích khả năng
diễn đạt và giàu sức biểu cảm của các lớp từ ngữ, trong đó có từ tượng hình đối
với việc miêu tả và khắc họa chân dung các nhân vật, mô tả các bức tranh thiên
nhiên..., nhưng thống kê số lượng từ tượng hình được sử dụng, cấu tạo của
chúng ra sao cũng như đặc điểm hoạt động về mặt ngữ pháp, giá trị nghệ thuật
mà chúng đem lại thành công của Truyện Kiều thì hầu như bỏ ngỏ. Để góp phần
làm rõ khả năng sử dụng tài tình ngôn ngữ dân tộc của Nguyễn Du trong việc
phản ánh bức tranh chân thực về đời sống xã hội dưới thời phong kiến, thì việc
nghiên cứu giá trị của hệ thống từ tượng hình đối với việc tạo tính họa trong
Truyện Kiều là cần thiết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nhằm mục tiêu sau:
- Trên cơ sở lý thuyết chung về phương thúc cấu tạo từ cũng như ý nghĩa
của từ Tiếng Việt nói chung và từ tượng hình nói riêng, luận văn tiến hành thống
kê, khảo sát hoạt động của từ tượng hình ở các phương diện: ngữ pháp, cấu
tạo..., đặc biệt là giá trị ngữ nghĩa của chúng khi thể hiện hai đặc trưng cơ bản:
tính tượng hình và tính không gian, tạo nên tính họa đặc sắc trong Truyện Kiều.
- Tìm hiểu giá trị nghệ thuật của từ tượng hình trong việc khắc họa chân
dung nhân vật và tạo nên các bức tranh thiên nhiên đặc sắc.
- Nghiên cứu từ tượng hình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du giúp cho
giáo viên có cơ sở khoa học trong quá trình phân tích và giảng dạy một số trích
đoạn thơ trong chương trình THPT.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Toàn bộ từ tượng hình Tiếng Việt được sử dụng trong Truyện Kiều của
Nguyễn Du.



6
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nhận diện đối tượng nghiên cứu: từ tượng hình với các đặc điểm về
phương thức cấu tạo, ý nghĩa, đặc điểm ngữ pháp được sử dụng trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du.
Luận văn đi sâu tìm hiểu giá trị của từ tượng hình đối với việc tạo tính họa
trong Truyện Kiều cụ thể là miêu tả cảnh sắc thiên nhiên và khắc họa chân dung
nhân vật.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp như sau:
Phương pháp thống kê
Phương pháp phân tích
Phương pháp tổng hợp...
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung về từ và từ tượng hình Tiếng Việt
Chương 2: Đặc điểm của từ tượng hình trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
Chương 3: Từ tượng hình với việc tạo tính họa trong Truyện Kiều.


7
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỪ VÀ TỪ TƯỢNG HÌNH TIẾNG VIỆT
1.1. Khái quát chung về từ Tiếng Việt
1.1.1. Khái niệm từ Tiếng Việt
Có thể nói từ vựng của một ngôn ngữ vô cùng quan trọng. Nó là cơ sở cùng
với cơ sở ngữ pháp làm thành ngôn ngữ. Vì vậy, các nhà nghiên cứu đã coi việc
xác định các đơn vị từ vựng là việc làm hàng đầu và có tầm quan trọng đặc biệt.

Vậy từ là gì?
Cho đến nay, đã có rất nhiều khái niệm khác nhau về từ nhưng chưa có
định nghĩa nào được coi là đầy đủ và phù hợp với tất cả các ngôn ngữ. Ở mỗi
một ngôn ngữ, từ có thể khác nhau không chỉ về kích thước vật chất mà chúng
còn khác nhau về cách thức được biểu thị, tổ chức trong nội bộ cấu trúc, mối
quan hệ với các đơn vị khác.. .Ở Việt Nam cũng có rất nhiều các định nghĩa
khác nhau. Có thể nhắc tới một số khái niệm tiêu biểu như sau:
Tác giả Hồ Lê trong “Vấn đề cấu tạo của Tiếng Việt hiện đại” (1976) cho
rằng: Từ là đơn vị ngôn ngữ có chức năng định danh phi liên kết hiện thực hoặc
chức năng mô phỏng tiếng động, có khả năng kết hợp tự do, có tính vững chắc
về cấu tạo và tính chất nhất thể về ý nghĩa. [22, tr 104]
Từ, theo Nguyễn Thiện Giáp thì được hiểu là “một chỉnh thể nhỏ nhất có
ý nghĩa dùng để tạo câu nói; nó có hình thức của một âm tiết, một khối viết liền.
[11, tr 69]
Nhóm tác giả Mai Ngọc Trừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong
cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học và Tiếng Việt” thì cho rằng: “Từ là đơn vị nhỏ nhất
có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên,
được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu". [24, tr170]
Đỗ Hữu Châu trong “Giáo trình Từ vựng học Tiếng Việt” cho rằng: “Từ
của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định bất biến về hình thức ngữ âm
theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về giống) và cú pháp trong
câu, nằm trong một kiểu cấu tạo nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp


8
nhất định, ứng với những nghĩa nhất định, sẵn có đối với mọi thành viên của xã
hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống Tiếng Việt và nhỏ nhất để tạo câu..”.[3, tr
29]
Theo quan điểm này thì đặc điểm cơ bản của Tiếng Việt cần chú ý ở các
phương diện sau:

Đặc điểm về hình thức ngữ âm: đó là tính bất biến về hình thức ngữ âm
của từ. Định nghĩa đã khẳng định đơn vị ngữ âm tạo nên hình thức ngữ âm của
từ Tiếng Việt là âm tiết, nhưng số lượng âm tiết trong một từ có thể là một cũng
có thể là một số. Ví dụ, các từ : nhà, áo, mua, đẹp... là những từ một âm tiết, còn
các từ: tắc kè, ba hoa, axit, ra đi ô, mì chính, vằn thắn, ... là những từ nhiều âm
tiết. Tuy nhiên, dù một hay nhiều âm tiết, thì hình thức ngữ âm của từ có đặc
điểm tiêu biểu là ranh giới của từ trùng với ranh giới của âm tiết. Điều này có
nghĩa là trong câu, nơi âm tiết bắt đầu cũng có thể là nơi bắt đầu một từ, nơi kết
thúc âm tiết cũng có thể là nơi kết thúc của từ. [3, tr 30, 31]
Kiểu cấu tạo là một đặc điểm cần chú ý để nhận diện từ. Kiểu cấu tạo nên
từ có tham gia vào việc xác định từ về ngữ nghĩa và về ngữ pháp. Ví dụ: bốn từ:
bạn hữu, ốc nhồi, bồ hóng, phấp phỏng thuộc về bốn kiểu cấu tạo khác nhau cho
nên chúng khác nhau về kiểu ngữ nghĩa. [3, tr 31]
Đặc điểm ngữ pháp là một trong những đặc điểm quyết định tư cách của
một đơn vị nào đấy. Nó vừa chi phối đặc trưng ngữ nghĩa, vừa chi phối khả năng
tạo câu của từ. [3, tr 31]
Đặc điểm về ngữ nghĩa. Đây là đặc trưng quan trọng bậc nhất để khẳng
định tư cách của một hình thức ngữ âm nào đấy. [3, tr 31]
Như vậy, các đặc tính nêu trong định nghĩa là thuộc tính mà hợp thể của
chúng cho ta một từ. Khi xác định một hình thức nào đấy có phải là một từ
không, chúng ta phải lần lượt xem tất cả các đặc điểm: hình thức ngữ âm, kiểu
cấu tạo, đặc điểm ngữ pháp, ý nghĩa, khả năng độc lập tạo câu, tính sẵn có, bắt
buộc. [3, tr 32,33]. Chúng tôi cho rằng quan điểm của Đỗ Hữu Châu là một
trong những định nghĩa về từ được chấp nhận và bao trùm đầy đủ các đặc điểm


9
của từ Tiếng Việt và đây cũng là quan điểm mà chúng tôi lấy làm cơ sở để
nghiên cứu từ tượng hình.
1.1.2. Phương thức cấu tạo từ Tiếng Việt

1.1.2.1 Các phương thức cấu tạo từ
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu cơ bản nhất trí từ Tiếng Việt được cấu tạo
theo ba phương thức:
- Từ hóa hình vị
- Ghép hình vị
- Láy hình vị
Phương thức từ hóa hình vị: tác động vào bản thân một hình vị, làm cho
nó có những đặc điểm ngữ pháp và ý nghĩa của từ, biến hình vị thành từ mà
không thêm bớt gì vào hình thức của nó. Những từ như: nhà, xe, áo... là những
từ hình thành do từ hóa các hình vị: nhà, xe, áo.... Theo tác giả hiện nay phương
thức này chủ yếu tác động vào các hình thức ngữ âm mô phỏng âm thanh và các
yếu tố vay mượn [4, tr28].
Phương thức ghép: là phương thức tác động vào hai hoặc hơn hai hình vị
có nghĩa, kết hợp chúng với nhau để sản sinh ra một từ mới mang đặc điểm ngữ
pháp và ngữ nghĩa như một từ. Ví dụ: phương thức ghép tác động vào hình vị
xe, đạp sẽ cho một từ là xe đạp [4, tr29]. Với phương thức ghép, Tiếng Việt
ngày càng sản sinh được nhiều từ mới đáp ứng nhu cầu gọi tên trong đời sống
hàng ngày, nhất là trong việc biểu đạt những khái niệm mới trong các lĩnh vực
khoa học, văn hóa, tư tưởng.
Phương thức láy: là phương thức tác động vào hình vị cơ sở làm xuất hiện
một hình vị láy giống nó toàn bộ hay bộ phận về âm thanh, ví dụ: xanh xanh,
lom khom, loắt choắt, lênh đênh, vò võ....
Theo các nhà nghiên cứu, phương thức láy sản sinh ra hoàng loạt từ có
quan hệ ngữ âm và ngữ nghĩa theo một nguyên tắc nhất định. Tuy nhiên khi xem
xét một số trường hợp cụ thể, theo chúng tôi có một số từ nằm giữa ranh giới
ghép và láy chưa được phân biệt rõ ràng, chẳng hạn như: chán chường, máy


10
móc, lửng lơ...và các trường hợp khác như: lớp lớp (ví dụ : lớp lớp mây cao đùn

núi bạc). Theo quan điểm của Nguyễn Thị Thanh Hà trong luận án “Giá trị nghệ
thuật và các phương thức sử dụng hiện tượng láy trong thơ ca Việt Nam”
(2002), cần phải chú ý đến các trường hợp mà lâu nay người ta quen gọi là từ láy
song thực chất chúng chỉ là hiện tượng nhắc lại kiểu: vâng vâng, phải phải, hiện
tượng nói đay: người với chả ngợm, hiện tượng lặp: vâng vâng, dạ dạ.... Đối với
các từ mô phỏng âm thanh, tác giả cho rằng về hình thức cấu tạo chúng có thể là
theo phương thức láy và có thể là theo phương thức ghép. Như vậy, các từ thuộc
hiện tượng láy chỉ bao gồm dạng láy và từ láy đích thực được cấu tạo theo
phương thức láy. Khi xem xét cấu tạo từ tượng hình theo phương thức láy chúng
tôi đi theo quan điểm này. Từ sự phân tích trên có thể thấy các từ Tiếng Việt cấu
tạo theo 3 phương thức: từ hóa hình vị, láy và phương thức ghép sẽ cho ta ba
kiểu từ là:
- Từ đơn.
- Từ láy.
- Từ ghép gồm: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập.
1.1.3. Về ý nghĩa
1.1.3.1. Từ đơn
Theo Đỗ Hữu Châu “Từ đơn là những từ một hình vị. Về mặt ngữ nghĩa
chúng không lập thành những hệ thống có một kiểu ngữ nghĩa chung. Chúng ta
lĩnh hội và ghi nhớ nghĩa của từng từ một riêng rẽ. Kiểu cấu tạo không đóng vai
trò gì đáng kể trong việc lĩnh hội ý nghĩa của từ" [4, tr 40]
Tác giả đã chỉ ra rằng “đại bộ phận các từ đơn thuần Việt hay đã Việt hóa
là một âm tiết” [4, tr 40]. Chúng mang đặc trưng ngữ nghĩa chủ yếu của từ Tiếng
Việt. Với đặc trưng về ngữ nghĩa như trên, chúng được dùng để cấu tạo hàng
loạt từ phức.
1.1.3.2. Từ láy
Do các từ láy được hình thành từ phương thức láy tác động vào hình vị cơ
sở nên ý nghĩa của các từ này được hình thành từ ý nghĩa của hình vị cơ sở. Đỗ



11
Hữu Châu đã cho rằng “Phương thức láy tạo ra những từ láy mà ý nghĩa hoặc
đột biến hoặc sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở” [4, tr 49], ví dụ: trùng
trình, pha phôi, lỗ chỗ, kháu khỉnh, nhẹ nhàng....Theo ông “Mặc dầu các từ láy
tính từ và từ láy động từ do chỗ được sản sinh từ các hình vị cơ sở khác nhau đôi
chút song hiệu quả ngữ nghĩa chung của chúng vẫn là: thứ nhất, diễn đạt sự lặp
đi lặp lại, kéo dài trải rộng của tính chất, hoặc hoạt động, động tác; thứ hai, biểu
thị các trạng thái động của sự vật, hiện tượng; thứ ba, có khả năng gợi các ấn
tượng cụ thể, có tính hình ảnh đậm nét; thứ tư, có khả năng biểu thái phản ánh
cách đánh giá, tình cảm, sự cảm thụ chủ quan của người nói đối với sự vật hiện
tượng được nêu ra” [4, tr52]. Cách lý giải về nghĩa của từ láy như vậy đã nêu
được khá đầy đặc trưng cơ bản của chúng. Chính đặc trưng này mà rất nhiều tác
giả khi nghiên cứu về hệ thống từ mô phỏng đã cho rằng từ tượng hình được cấu
tạo theo phương thức láy chiếm tỉ lệ cao so với phương thức khác
Trong một số công trình nghiên cứu, tác giả Phi Tuyết Hinh, Hoàng Văn
Hành đã chỉ ra ý nghĩa biểu trưng ngữ âm của từ láy. Chẳng hạn Phi Tuyết Hinh
cho rằng từ láy vần mà phụ âm đầu thường đi với nhau theo từng cặp và nhóm
từ có chung cặp phụ âm đầu thì có những nét nghĩa chung như:
- Nhóm có cặp phụ âm L-T (lả tả, lẻ tẻ, li ti...) thường biểu thị những sự vật
thấp bé hoặc trạng thái bị phân tán.
- Nhóm có cặp phụ âm L-Th (lơ thơ, loáng thoáng...) chỉ sự thưa vắng.
Có thể nói, láy là phương thức tạo từ đặc sắc của Tiếng Việt. Chúng là
công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là của thơ ca.
1.1.3.3. Từ ghép
a. Từ ghép đẳng lập
Hầu hết các nhà nghiên cứu đều nhất trí từ ghép từ tố đẳng lập là những từ
ghép trong đó hai từ tố bình đẳng đối với nhau, không từ tố nào là chính, từ tố
nào là phụ, cả hai từ tố góp nghĩa với nhau để cho nghĩa mới của từ ghép.
Ý nghĩa ngữ pháp của từ ghép đẳng lập là ý nghĩa tổng hợp, tức là “kiểu ý
nghĩa chỉ loại sự vật, chỉ loại đặc trưng chung như hành động, trạng thái, tính



12
chất, hoặc chỉ quan hệ, không chỉ sự vật, đặc trưng đơn nhất, cụ thể. Hệ quả của
kiểu nghĩa tổng hợp này là từ ghép đẳng lập thuộc từ loại danh từ không thể trực
tiếp đứng sau từ chỉ số đếm chính xác, tức là chúng không được dùng như danh
từ đếm được” [1, tr 13].
Như vậy hiệu quả ngữ nghĩa của từ ghép đẳng lập là tạo ra sự hợp nghĩa
giữa các hình vị với nhau để chỉ phạm vi khái quát rộng hơn về loại so với khả
năng biểu thị ý nghĩa của từng hình vị đơn lẻ, ví dụ: ếch nhái, chẫu chuộc, đi
đứng, buôn bán, thợ thuyền...
b. Từ ghép chính phụ
Từ ghép chính phụ là những từ ghép giữa hai từ tố có quan hệ chính phụ.
Hiểu theo cách đơn giản từ ghép chính phụ là từ ghép gồm 2 từ tố trở lên kết
hợp với nhau theo quan hệ chính phụ. Một từ tố làm nòng cốt tách ra có thể có
nghĩa từ vựng, một từ tố làm thành phần phụ có thể có nghĩa hoặc mờ nghĩa.
Về mặt quan hệ ngữ pháp giữa các từ tố trong từ ghép chính phụ là “quan
hệ phụ thuộc của từ tố này vào từ tố kia, và giữa chúng không có hiện tượng hòa
phối ngữ âm tạo nghĩa.” [1, tr 14]. Trong từ ghép chính phụ, yếu tố chính là yếu
tố giữ vai trò chỉ ý nghĩa khái quát về chủng loại của sự vật, đặc trưng (gồm
quan hệ, tính chất, trạng thái, hành động), yếu tố phụ thường là yếu tố cụ thể hóa
của yếu tố chính” [1, tr 13], ví dụ: cá rô, cá voi, cây táo, cây cà, chim ri, chim
gáy...
Quan hệ ý nghĩa ngữ pháp của từ ghép chính phụ là “tạo ra ý nghĩa cụ thể.
Toàn khối từ ghép có tác dụng phân biệt sự vật hoặc làm cho sự vật có thêm sắc
thái nghĩa phân biệt được với sự vật khác, đôi khi tạo ra ý nghĩa đơn nhất (như
mặt trời, mặt trăng)” [1, tr 15].
Từ ghép chính phụ chiếm một số lượng lớn nhất trong hệ thống từ Tiếng
Việt. Cùng với các từ ngữ khác tạo nên một hệ thống ngôn ngữ giàu sắc thái
biểu đạt, là phương tiện giao tiếp, phản ánh được đầy đủ thế giới hiện thực

khách quan.


13
1.2. Từ tượng hình trong Tiếng Việt
1.2.1 Khái niệm
Từ tượng hình theo thuật ngữ tiếng Anh là mimesis, được hiểu một cách
đơn giản là những từ mô tả hình dáng, trạng thái hay sự chuyển động của người
hoặc vật khiến người nghe (đọc) dễ dàng hình dung ra hình ảnh, trạng thái,
chuyển động... của người hoặc sự vật một cách rõ nét, sinh động.
Cho đến nay, khái niệm về từ tượng hình xuất hiện rất hãn hữu. Trong từ
điển Tiếng Việt, từ tượng hình được định nghĩa là: 1. Phỏng theo hình ảnh, dáng
vẻ của sự vật: chữ tượng hình; 2. Gợi lên hình ảnh làm liên tưởng tới sự vật cụ
thể: lom khom, gập ghềnh... Theo Nguyễn Như Ý (1997), khái niệm từ tượng
hình được đưa ra một cách ngắn gọn là: “từ có tác dụng gợi tả hình ảnh, dáng
điệu của sự vật. Ví dụ: lom khom, lừng lững, lụp xụp, lung linh” [28, tr26]. Gần
đây, sách giáo khoa Ngữ văn 8 có đưa ra khái niệm: từ tượng hình là từ chỉ hình
dáng, điệu bộ, trạng thái của sự vật sự việc... Ví dụ: dáng đi thanh thoát, dáng đi
nặng nề, ...
Các khái niệm trên đều tương đối thống nhất về cách hiểu từ tượng hình là
gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật cụ thể. Chính vì cách hiểu chúng như vậy
nên một số tác giả đã xét các từ tượng hình trong hệ thống từ mô phỏng.
Trên cơ sở những quan điểm về từ tượng hình nêu trên, trong luận văn này,
chúng tôi thống nhất quan niệm về từ tượng hình Tiếng Việt như sau: từ tượng
hình là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của sự vật cụ thể.
1.2.2. Phương thức cấu tạo từ và đặc điểm ý nghĩa của từ tượng hình
Từ tượng hình nằm trong hệ thống từ Tiếng Việt. Chúng cũng được cấu tạo
theo ba phương thức: từ hóa hình vị (từ đơn), ghép (từ ghép chính phụ và từ
ghép đẳng lập), láy (dạng láy và từ láy).
1.2.2.1. Từ tượng hình theo phương thức từ hóa hình vị

Từ được cấu tạo theo dạng này có thể là một hoặc nhiều hơn một âm tiết, ví
dụ: lẻn, nhẵn, ngoác, õng ẹo, e lệ, ủ dột..., Số lượng từ tượng hình là các từ đơn
chiếm một số lượng ít hơn so với các từ tượng hình là từ ghép. Về mặt ý nghĩa


14
các từ đơn không thể hiện được tính liên tục, lặp lại của hành động, trạng thái
của sự vật, chúng chỉ mô tả đặc điểm trạng thái của sự vật chỉ ở một sắc độ,
cung bậc nhất định. Bởi thế, mức độ cũng như sắc thái biểu đạt của các từ đơn
có phần yếu và thấp hơn so với các từ tượng hình cấu tạo theo phương thức láy.
1.2.2.2. Từ tượng hình theo phương thức ghép
Từ tượng hình Tiếng Việt được cấu tạo theo phương thức ghép gồm có từ
ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ.
a. Từ ghép đẳng lập
Các thành tố tạo nên từ tượng hình ở dạng đẳng lập bao gồm hai thành tố
đồng loại, cùng phạm trù ngữ nghĩa kết hợp với nhau, mục đích mô phỏng dáng
điệu, trạng thái, đặc điểm, tâm trạng của người và sự vật.
Ví dụ:
- xiêu vẹo, ngả nghiêng
- cứng đơ, mềm nhũn
Ở ví dụ: “xiêu vẹo", “ngả nghiêng” là những từ tượng hình, trong đó, mỗi
từ được tạo thành bởi hai thành tố cùng thuộc một phạm trù ngữ nghĩa, cùng mô
tả trạng thái không ngay ngắn, thiếu chắc chắn, kết hợp tạo thành từ ghép đẳng
lập, có tác dụng gợi dáng vẻ, trạng thái cụ thể của sự vật. Cũng như vậy “thô”
và “ráp", “cứng” và “đơ", “mềm” và “nhũn” cũng là những từ cùng trường
nghĩa chỉ tính chất, kết hợp tạo thành từ ghép đẳng lập.
b. Từ ghép chính phụ
Có thể nói rằng, từ tượng hình trong Tiếng Việt được cấu tạo theo phương
thức ghép chính phụ chiếm số lượng lớn so với từ tượng hình cấu tạo bằng
phương thức khác. Từ tượng hình được cấu tạo theo phương thức ghép chính

phụ có một thành tố sẽ mang nghĩa chủ chốt, xác định tính chất của từ, thành tố
còn lại - được coi là thành tố phụ, sẽ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tính chất của
từ. Thành tố chính mang nghĩa từ vựng, còn thành tố phụ có thể mang nghĩa từ
vựng, cũng có thể mất hoặc không có nghĩa từ vựng. Các từ tượng hình dễ thấy


15
nhất xuất hiện nhiều ở các tính từ chỉ màu sắc ... của sự vật với các mức độ khác
nhau.
Ví dụ:
- trong veo
- tối om
- đen kịt, đen thui, đen nhánh, đen láy
Trong các ví dụ trên: “trong", “tối", “đen” là các thành tố chính của từ,
quy định ý nghĩa nòng cốt của toàn từ. Thành phần còn lại là thành tố phụ của
từ, tự thân không mang ý nghĩa, nhưng khi kết hợp với thành tố chính sẽ làm
chuyên biệt mức độ, sắc thái của từ, đó là từ “veo", “om", “kịt, thui, nhánh, láy,
xì".
Từ tượng hình được cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ mô tả hình
dáng, trạng thái cũng rất đa dạng, phong phú.
Ví dụ:
- kín mít, đông nghịt, vắng tanh, vắng teo
- đông nghịt, vắng tanh,vắng teo
- lả lướt
- thấp tè, ngắn cũn, dài ngoẵng...
Có thể nói, từ tượng hình Tiếng Việt được cấu tạo theo phương thức ghép
chính phụ được coi là phương thức chủ yếu, phát triển theo xu hướng tạo ra
nhiều từ với nét nghĩa mới, hoặc khác nhau về sắc thái nghĩa nhằm đáp ứng nhu
cầu giao tiếp trong đời sống hàng ngày.
1.2.2.3. Từ tượng hình cấu tạo theo phương thức láy

Từ tượng hình được cấu tạo theo phương thức láy (được gọi là từ láy tượng
hình) bao gồm dạng láy và từ láy.
a. Dạng láy
Về mặt ngữ âm: các thành tố trong dạng láy tuân theo quy luật:
- Phụ âm đầu, âm chính, âm cuối và thanh điệu giữ nguyên.
Ví dụ: xanh xanh, xinh xinh, nghiêng nghiêng...


16
- Phụ âm đầu, âm chính, âm cuối giữ nguyên, thanh điệu chuyển đổi lẫn
nhau theo quy tắc thuộc cùng âm vực.
Ví dụ: mơn mởn, thăm thẳm, đằng đẵng, nho nhỏ,...
- Phụ âm đầu, âm chính giữ nguyên, âm cuối chuyển đổi theo nguyên tắc
tạo thành từng cặp: p-m, t-n, k- ng . Đồng thời thanh điệu được chuyển đổi tuân
theo nguyên tắc cùng âm vực.
Ví dụ: ăm ắp, biêng biếc, thơn thớt, nhờn nhợt,...
b. Từ láy
Láy âm
Từ tượng hình theo phương thức láy âm được hiểu là: các từ có hai thành tố
giống nhau ở phụ âm đầu. Nếu các từ có sự khác nhau ở âm chính thì sự chuyển
đổi của âm chính này là luôn luôn có sự luân phiên giữa những âm khác dòng và
phổ biến nhất là sự luân phiên giữa những cặp nguyên âm có cùng độ mở. [14,
tr 33]
Trước

Giữa

Sau

I


Ư

U

Iê/ia

ươ/ưa

uô/ua

Vừa

Ê

ơ/a

Ô

Rộng

E

a/ă

O

Dòng
Độ nâng
Hẹp


Tất cả các nguyên âm luân phiên cùng độ mở giữa tiếng gốc và tiếng láy
tạo thành các khuôn vần và thanh điệu giữa hai thành tố trong từ biến đổi theo
quy tắc phải thuộc cùng âm vực [14, tr 33], ví dụ: mũm mĩm, ngô nghê, thỗn
thện,...
Trong Tiếng Việt chúng ta gặp một số từ tượng hình có cấu tạo kiểu: gập
ghềnh, bấp bênh, tấp tểnh.... Ở những từ này, thanh điệu giữa hai thành tố tuân
theo quy luật cùng âm vực, phụ âm đầu giống nhau, hai nguyên âm của hai
thành tố từng từ là những nguyên âm khác dòng nhưng cùng độ mở, kết hợp với


17
âm cuối (mặc dù phụ âm cuối không tuân theo quy tắc), tạo nên cặp vần mà cặp
vần này xuất hiện trong nhiều từ vẫn được coi là các từ láy âm.
Láy vần.
Từ láy vần là những từ mà cả hai yếu tố giống nhau hoàn toàn về phần vần
và thanh điệu, còn các âm đầu phối hợp nhau thành từng cặp theo quy luật: hai
âm đầu đó trong mỗi cặp phải khác nhau về phương thức cấu âm và bộ vị cấu
âm. Đáng lưu ý là một phần hai tổng số đơn vị láy kiểu này có âm đầu là [L] ở
tiếng láy lại
Cụ thể có các cặp phụ âm đầu như sau:
B – nh, l, ng, x, s: bắng nhắng, bẽn lẽn, bịn rịn...
C – nh, r: còm nhom,càu nhàu...
Ch – r, v, h: chon von, chưng hửng
Kh – n: khệ nệ, khạng nạng
L – đ, x, b, ch, r, t, s, ph, nh, m, ng, q, k, kh, th: lác đác, lốm đốm, lênh
khênh, lếch thếch, loằng ngoằng, loăng quăng, ...
T – nh, h, ng, m, l: tênh hênh, tồng ngồng, ....
Th – l: thù lù
[14, tr 34, 35]

Xét về ý nghĩa của các từ láy và dạng láy: Các từ tượng hình là các từ láy
âm, vần mang những đặc điểm nổi bật về mặt ý nghĩa của từ láy, đó là đột biến
và sắc thái hóa về nghĩa. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Vì các từ láy hình thành do
phương thức láy tác động vào các hình vị cơ sở, cho nên ý nghĩa của các từ láy
cũng hình thành từ ý nghĩa của hình vị cơ sở” và “không kể những trường hợp
chưa xác định được hình vị cơ sở, phương thức láy tạo ra những từ láy mà ý
nghĩa hoặc đột biến hoặc sắc thái hóa ý nghĩa của hình vị cơ sở” [4, tr 49].
Chính ý nghĩa sắc thái hóa đã tạo cho từ tượng hình mang đậm dấu ấn cụ thể khi
phản ánh hiện thực. Ví dụ: lom khom, gợi lên hình ảnh , tư thế con người cong
lưng xuống để làm việc gì, khác với nghĩa của từ “cúi". Bản thân từ này đã
mang trong mình yếu tố “gợi hình” trong không gian hai chiều. Đối với phương


18
thức này, Đỗ Hữu Châu đã cho rằng: Láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của
Tiếng Việt. Mỗi từ láy là một “nốt nhạc” về âm thanh, chứa dựng trong mình
một “bức tranh” cụ thể của các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác,
khứu giác... kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh
giá, những thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các
giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến
họ. Cho nên các từ láy là những công cụ tạo hình rất đắc lực của nghệ thuật văn
học, nhất là thơ ca.” [4, tr 54]
Tiểu kết chương 1
Từ nói chung và Tiếng Việt nói riêng cho đến nay đã có nhiều các định
nghĩa khác nhau. Không có một khái niệm chung cho tất cả các ngôn ngữ trên
thế giới do sự khác nhau về kích thước vật chất, cách được biểu thị, cũng như
quan hệ với các đơn vị khác... Trong Tiếng Việt, quan điểm dễ được chấp nhận
hơn cả đó chính là cách hiểu của Đỗ Hữu Châu: "từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa,
có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn chỉnh, có chức năng gọi tên được vận dụng
độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để tạo câu” [4,tr170]. Về cấu tạo từ Tiếng

Việt, các nhà nghiên cứu đều thống nhất ba phương thức cấu tạo. Đó là phương
thức : từ hóa hình vị, ghép và láy. Theo ba phương thức này hệ thống từ Tiếng
Việt gồm các từ đơn, từ ghép bao gồm ghép chính phụ và ghép đẳng lập, từ láy
bao gồm các từ thuộc dạng láy và từ láy
Từ tượng hình nằm trong hệ thống của từ Tiếng Việt nên chúng cũng có
đặc điểm cấu tạo chung của từ Tiếng Việt. Về mặt khái niệm từ tượng hình được
hiểu là “những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, trạng thái của các sự vật cụ thể".
Xét về mặt cấu tạo chúng được tạo ra từ các phương thức hóa hình vị, ghép
và láy
Đối với các từ tượng hình là từ đơn có thể là một âm tiết có thể là hơn một
âm tiết. Vế số lượng, chúng chiếm tỷ lệ ít hơn các từ ghép. Về mặt ý nghĩa
thường thể hiện sự dứt khoát, rõ ràng cụ thể chẳng hạn: tuôn, lẻn, tót...


19
Từ hình tượng là các từ ghép đẳng lập gồm hai thành tố đều có nghĩa.
Chúng được cấu tạo từ các từ nằm trong cùng trường nghĩa nên khả năng biểu
đạt thường mang tính khái quát. Trong khi đó các từ tượng hình là ghép chính
phụ được tạo ra từ một thành tố mang nghĩa chủ chốt, xác định tính chất của từ,
và thành tố phụ, sẽ bổ sung và làm rõ nghĩa cho tính chất của từ. Thành tố chính
mang nghĩa từ vựng, còn thành tố phụ có thể mang nghĩa từ vựng, cũng có thể
mất hoặc không có nghĩa từ vựng. Ở các từ này ý nghĩa sắc thái hóa cao, giàu
khả năng gợi hình cụ thể.
Từ tượng hình là dạng láy và từ láy (bao gồm láy âm và láy vần) tuân thủ
những nguyên tắc hòa khối ngữ âm một cách chặt chẽ về vần, thanh điệu, âm
cuối, phụ âm đầu. Về mặt ý nghĩa chúng có khả năng đột biến hoặc sắc thái hóa.
Các từ tượng hình được cấu tạo theo ba phương thức khác nhau nhưng về
mặt ý nghĩa chúng giàu sức biểu cảm, các nét nghĩa biểu hiện rất tinh tế nhưng
cũng rất cụ thể nên thường được dùng nhiều trong các phẩm văn học và đem lại
không ít hiệu quả nghệ thuật. Việc nghiên cứu lớp từ này trong hệ thống Tiếng

Việt nói chung và trong các tác phẩm văn học nói riêng là một việc làm cần thiết
trong quá trình gìn giữ và phát triển tiếng nói của dân tộc.


20
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC TỪ TƯỢNG HÌNH
TRONG TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU
Trong các vấn đề tranh luận về Truyện Kiều, từ xưa tới nay duy nhất có
một vấn đề mà không có ý kiến trái ngược, đó là những thành tựu về ngôn ngữ
văn học của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Các nhà nghiên cứu đã đánh giá
Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về
ngôn ngữ của thời đại ông. Ông có biệt tài trong việc lựa chọn và sử dụng vốn từ
ngữ một cách tinh tế, sáng tạo và linh hoạt, trong đó phải kể đến hệ thống từ
tượng hình. Những từ mà ông dùng có nhiều đặc điểm cần phải xem xét về cấu
tạo, từ loại và các chức năng ngữ pháp của chúng, đặc biệt về mặt ngữ nghĩa.
2.1. Về cấu tạo
Toàn bộ Truyện Kiều theo thống kê của tổ tư liệu viện Ngôn ngữ có 3412
từ trong đó có 182 từ tượng hình, bao gồm cả từ đơn, từ ghép và từ láy tượng
hình. Số lượng sử dụng và số lần sử dụng các từ rất khác nhau, cụ thể là:
- Từ tượng hình là từ đơn có 12 từ/ 182 với số lần dùng là 21 trong tổng số
từ mà Nguyễn Du sử dụng. Trong số này có từ được sử dụng cao nhất 3 lần còn
hầu hết là một lần.
- Từ láy tượng hình được sử dụng là 44 từ với 94 lần dùng. Dạng láy chiếm
đa số là 36/44 từ, trong đó từ láy vần chiếm nhiều nhất là 35 từ, từ láy âm chỉ có
1 từ.
- Số lượng từ ghép tượng hình được sử dụng là 126 từ với 148 lần dùng,
trong đó có 30 từ là từ ghép đẳng lập và 96 từ là từ ghép chính phụ. Mặc dù từ
tượng hình không nhiều trong tổng số từ mà Nguyễn Du sử dụng, song chúng có
giá trị nghệ thuật cao, có tác dụng tạo nên những hình tượng văn học rất điển

hình, đi vào trong lời ăn tiếng nói, trong ví von hàng ngày của người dân Việt
Nam.


×