Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương nhận định môn Luật thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.4 KB, 13 trang )

BÀI TẬP LUẬT THUẾ
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI – GIẢI THÍCH.
1. Thuế ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước tư sản.
 Sai. Thuế và pháp luật thuế xuất hiện, tồn tại và phát triển song song với sự ra đời
và phát triển của nhà nước ( thời kì nhà nước chiếm hữu nô lệ)
2. Luật thuế là ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
 Sai. Luật thuế không phải là 01 ngành luật độc lập mà chỉ là 01 bộ phận của phap
luật ngân sách nhà nước thuộc ngành luật tài chính
3. Thuế mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp.
 Sai. Vì thuế là một khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng sức mạnh của
nhà nước mà các cá nhân tổ chức có nghĩa vụ nộp vào NSNN khi có đủ các điều
kiện nhất đinh. Người nộp thuế nhiều và người nộp thuế ít đều được hưởng lợi ích
như nhau, đồng thời thuế không phải là khoản trả khi các đối tượng nộp thuế đã
nhận được một lợi ích hay quyền lợi cụ thể nào. Các khoản thu này không mang
tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.
4. Một tổ chức, cá nhân chỉ có thể là đối tượng nộp thuế của một sắc thuế.
 Sai. Một tổ chức, các nhân có thể là đối tượng nộp thuế của nhiều sắc thuế khác
nhau.
5. Đối tượng nộp thuế không có nghĩa vụ đăng ký, kê khai và nộp thuế khi
được hưởng thuế suất 0%
 Sai. Vẫn phải có nghĩa vụ đăng kí, kê khai và nộp thuế. Chỉ là do thuế suất là 0%
nên số tiền nộp vào NSNN là 0 đồng.
6. Truy thu thuế luôn là hệ quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thuế.
 Sai. Truy thuế không phải lúc nào cũng xuất phát từ hành vi vi phạm pháp luật của
đối tượng nộp thuế mà có thể là do nhầm lẫn hoặc thay đổi trong việc thực hiện
chế độ miễn, giảm thuế.
7. Cơ quan thuế các cấp là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu các loại thuế
theo qui định của pháp luật.

1



 Sai. Cơ quan hải quan cũng có quyền thu thuế. Cơ quan thu thuế nội địa, cơ quan
hải quan thu thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
8. Tổ chức, cá nhân có hành vi xuất khẩu- nhập khẩu hàng hoá qua biên giới
Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
 Sai. Để là đối tượng của Thuế XK-NK Thì hàng hóa phải là hàng hóa hợp pháp và
là đối tượng của các giao dịch hợp pháp. Phải thuộc các quy định về đối tượng
chịu thuế Xuất khẩu nhập khẩu theo Khoản 1, 2, 3 Điều 2 Luật Thuế Xuất khẩu,
nhập khẩu 2016. Và không thuộc các đối tượng không chịu thuế xuất khẩu nhập
khẩu tại Khoản 4, Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016.
9. Doanh nghiệp khu chế xuất là đối tượng nộp thuế xuất khẩu, nhập khẩu.
 Sai. Theo điểm c khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất, nhập khẩu 2016 quy định đối
tượng không chịu thuế là: “ Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước
ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng
trong khu phi thuế quan; hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi
thuế quan khác”. Như vậy, doanh nghiệp khu chế xuất không là đối tượng nộp
thuế xuất khẩu, nhập khẩu
10. Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra
khỏi biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu theo qui định `của Luật thuế XKNK.
 Sai. Vì căn cứ theo Điều 3 Luật thuế XK, NK 2016 về người nộp thuế thì không
quy định Doanh nghiệp trong khu chế xuất ở Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa ra
khỏi biên giới Việt Nam phải nộp thuế xuất khẩu.
11. Thuế chống trợ cấp áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng thêm về số
lượng so với tờ khai hải quan.
=> Sai. Theo quy định tại khoản 2 điều 13 Luật thuế xuất khẩu nhập khẩu 2016 thì
nguyên tắc áp dụng thuế chống trợ cấp không áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu tăng
thêm về số lượng so với tờ khai hải quan. Thuế chống trợ cấp chỉ áp dụng với:
a) Thuế chống trợ cấp chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết, hợp lý nhằm ngăn ngừa
hoặc hạn chế thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước;
b) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp được thực hiện khi đã tiến hành điều tra và phải

căn cứ vào kết luận điều tra theo quy định của pháp luật;
c) Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào
Việt Nam;
2


d) Việc áp dụng thuế chống trợ cấp không được gây thiệt hại đến lợi ích kinh tế - xã
hội trong nước.
12. Hàng hoá nhập khẩu bị điều tiết thuế tự vệ thì không bị điều tiết thuế nhập
khẩu.
 Sai.Vì Thuế tự vệ là thuế nhập khẩu bổ sung nên sẽ nộp kèm với thuế nhập khẩu,
vì thế xem xét hàng hóa có thỏa mãn điều kiện nộp thuế nhập khẩu không. Sau đó
mới xem xét tiếp có thuộc trường hợp phải nộp thuế tự vệ theo quy định tại điều
14 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016.
13. Tổ chức, cá nhân có hàng hóa nhập khẩu đã nộp thuế nhập khẩu thì không
phải nộp thuế GTGT.
 Sai. Vì nếu hàng hóa nhập khẩu đó thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT theo quy
định tại Điều 3 Luật thuế Giá trị gia tăng 2008 thì vẫn phải nộp thuế GTGT. Mặt
khác, một loại hàng hóa, dịch vụ có thể là đối tượng chịu thuế của nhiều loại thuế
khác nhau. Thuế GTGT và thuế xuất, nhập khẩu là hai loại thuế khác nhau nên có
thể áp dụng cả hai. Ví dụ: DN A nhập khẩu xe oto 7 chỗ ngồi thì vừa chịu thuế
nhập khẩu vừa chịu thuế GTGT
14. Việc xác định thuế suất thuế nhập khẩu căn cứ vào giá nhập khẩu của hàng
hóa nhập khẩu.
 Sai. Theo Khoản 3 Điều 5 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu 2016 thì thuế suất với
với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất
thông thường và được áp dụng cụ thể đối với từng trường hợp quy định tại điểm a,
b,c khoản 3 Điều này.
Thứ hai, việc xác định thuế suất nhập khẩu căn cứ vào :


+ Áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm thì căn cứ vào tỷ lệ
% của từng mặt hàng ( K1Đ5)
+ Áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối thì căn cứ vào mức thuế tuyệt
đối qui định trên 1 đơn vi hàng hóa tại thời điểm tính thuế K1 D96 Luật Thuế
XNK 2016
- Vậy không căn cứ vào giá nhập khẩu

3


15. Thời điểm tính thuế NK là thời điểm hàng hóa cập cảng nhập khẩu đầu
tiên.
 Sai. Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế XK,NK thì Thời điểm tính thuế nhập khẩu là
thời điểm đối tượng nộp thuế đăng kí tờ khai hải quan với cơ quan hải quan.
16. Doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của doanh nghiệp khu chế xuất không
phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu.
 Sai vì - Căn cứ K2Đ2 Thuế XNK 2016 thì hh nhập khẩu từ khu phi thuế

quan vào thị trường trong nước là đối tượng chịu thuế XNK. DN VN phải
nộp thuế Nhập khẩu
a. Cơ quan thuế là cơ quan duy nhất có thẩm quyền thu thuế TTĐB.
 Sai: Tổng cục hải quan chịu trách nhiệm tổ chức thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với
cơ sở nhập khẩu hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
b. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB là người
nộp thuế TTĐB.
 Sai. Vì theo quy định tại Điều 4 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 thì tổ chức, cá
nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt mới là người nộp thuế TTĐB.
17. Hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB được sản xuất để bán cho các tổ chức
khác xuất khẩu phải chịu thuế TTĐB.

 Sai. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật thuế TTĐB 2008 thì Hàng hoá do cơ sở sản xuất,
gia công trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để xuất khẩu
thì không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB
18. Hàng hoá, dịch vụ thuộc diện chịu thuế TTĐB đã chịu thuế TTĐB thì không
chịu thuế GTGT.
 Sai. Vì cùng một đối tượng (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập) song có thể là đối tượng
chịu thuế của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau. Mà thuế TTĐB và các loại thuế
khác khác nhau nên hàng hóa đã bị điều tiết thuế TTĐB thì vẫn bị điều tiết thuế
GTGT nếu thuộc đối tượng chịu thuế của thuế GTGT.

4


19. Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh nghiệp khu chế
xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc
biệt.
 Đúng. Vì theo điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì DN khu chế xuất sx và bán vào
thị trường VN tức là DN VN nhập khẩu hàng hóa mà người nộp thuế TTĐB là tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu
thuế TTĐB. Vậy nên Hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt do doanh
nghiệp khu chế xuất sản xuất và bán vào thị trường Việt Nam là đối tượng chịu
thuế tiêu thụ đặc biệt.
20. Cơ sở sản xuất, nhập khẩu hàng hóa với số lượng lớn là đối tượng nộp thuế
tiêu thụ đặc biệt.
 Sai. Vì hàng hóa được cơ sở sản xuất, nhập khẩu đó phải thuộc diện chịu thuế
TTĐB theo qui định tại K1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008 thì mới nộp thuế. Thứ
2, theo quy định tại điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì Cơ cở sản xuất, nhập khẩu
hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là đối
tượng nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
21. Hành vi nhập khẩu máy Jacpot, dụng cụ chơi golf phải nộp thuế nhập khẩu

và thuế tiêu thụ đặc biệt.
 Sai. Vì máy Jacpot, gậy chơi golf là hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt theo quy định tại điều 2 Luật Thuế TTĐB 2008 nên không phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt
22. Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá
bán đã bao gồm tiền thuế GTGT.
 Sai: Theo K1, Đ6 Luật thuế TTĐB 2008. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa,
dịch vụ là giá bán ra, giá cung ứng dịch vụ chưa có thuế TTĐB và chưa có thuế
GTGT được quy định: đối với hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở sản
xuất bán ra.
23. Các doanh nghiệp có quy mô như nhau thì được áp dụng thuế suất thuế
GTGT như nhau.
 Sai. Vì các doanh nghiệp có quy mô như nhau nhưng nếu doanh nghiệp kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ khác nhau có hàng hóa dịch vụ khác nhau sẽ được áp
dụng mức thuế suất khác nhau chứ không phụ thuộc vào quy mô của DN mà áp
dụng thuế suất theo quy định tại Điều 8 Luật thuế GTGt 2008.
5


24. Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế trực thu.
 Sai. Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế BVMT 2010 quy định thuế BVMT là loại
thuế gián thu, thu vào sp hàng hóa khi sử dụng gây ra tác động xấu đến môi
trường.
25. Cơ sở sản xuất hàng hóa thuộc diện chịu thuế BVMT từ nguyên liệu nhập
khẩu không phải nộp thuế GTGT đối với nguyên liệu nhập khẩu.

=> Sai vì Nếu nguyên liệu nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế của thuế GTGT
qui định tại Điều 3 Luật Thuế GTGT thì vẫn pahỉ nộp thuế GTGT cho nguyên liệu
nhập khẩu đó.
Hàng hóa sủ dụng cho sản xuất thuộc đối tượng chịu thuế của thuế GTGT thì phải

nộp thuế GTGT, trừ trường hợp qui định tại Đ5.
26. Người nộp thuế BVMT chỉ có thể là tổ chức kinh doanh hàng hóa chịu thuế
BVMT.
-

Sai. Theo Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế BVMT 2010 người nộp thuế BVMT là tổ
chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế
quy định tại Điều 3 của Luật này và người nhận ủy thác nhập khẩu và tổ chức, hộ
gđ, cá nhân không xuất trình được chứng từ chúng minh hàng hóa đã nộp thuế
bvmt theo Khoản 2 Điều 5 Luật Thuế BVMT 2010
27. Thuế suất thuế BVMT được xác định theo mức thuế suất thuế TTĐB.

-

Sai. Vì căn cứ Điều 6, Điều 8 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 thì thuế suất thuế
bảo vệ môi trường là tuyệt đối, còn thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt là tương đối
nên thuế suất thuế bảo vệ môi trường không được xác định theo mức thuế suất
thuế TTĐB. Theo Khoản 1 Điều 6 Luật Thuế BVMT 2010 thì căn cứ tính thuế
BVMT là số lượng hàng hóa tính thuế và mức thuế tuyệt đối . Nghĩa là thuế TTĐB
sẽ tính theo Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt còn thuế BVMT se tính theo Biểu khung
thuế ( Điều 8 Luật thuế BVMT 2010 )
28. Hàng thuộc diện chịu thuế BVMT khi nhập khẩu chỉ chịu thuế BVMT.

 Sai. Vì cùng một đối tượng (hàng hóa, dịch vụ, thu nhập) song có thể là đối tượng
chịu thuế của hai hoặc nhiều loại thuế khác nhau. Mà thuế BVMT và các loại thuế
khác khác nhau nên hàng hóa đã bị điều tiết thuế BVMT thì vẫn bị điều tiết thuế
khác nếu thuộc đối tượng chịu thuế của các loại thuế khác.
6



Ngoài chiu thuế BVMT còn phải chịu thuế nhập khẩu nếu hàng đó thuộc đối tượng
chịu thuế của thuế nhập khẩu quy định tại K1,2,3 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu thuế
nhập khẩu 2016
29. Thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập từ hoạt động kinh
doanh chính của doanh nghiệp.
 Sai. Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế Thu nhập DN 2008 thì thu nhập chịu thuế
bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập
khác quy định tại Khoản 2 Điều này.
30. Chủ hộ kinh doanh có thế là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Sai vì căn cứ theo Điều 2 Luật thuế TNCN 2007 thì chủ hộ kinh doanh là đối
tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
31. Các khoản chi cho hoạt động tài trợ là chi phí được trừ khi xác định thu
nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Sai. Theo Điểm o Khoản 2 Điều 9 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 quy định
các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: khoản chi
cho hoạt động tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học,
khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, ….
32. Thu nhập chịu thuế TNDN là thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
 Sai. Theo khoản 1, Khoản 2 Điều 7 Luật Thuế TNDN 2008 thì thu nhập chịu thuế
TNDN và thu nhập tính thuế là khác nhau.
1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ
thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước.
2. Thu nhập chịu thuế bằng doanh thu trừ các khoản chi được trừ của hoạt động
sản xuất, kinh doanh cộng thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt
Nam.
33. Khoản chi có hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật là chi phí được
trừ khi tính thuế TNDN.
 Sai. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 VBHN số 14/VBHN-VPQH ngày
11/12/2014 về luật thuế thu nhập DN, trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 điều
9 thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu

đáp ứng đủ các điều kiện:

7


a/13 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì doanh nghiệp sẽ không được trừ mọi khoản chi
khi xác định thu nhập chịu thuế. Ở đây thiếu điều kiện đươc quy định tại điểm a khoản 1
điều này.
34. Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.
 Sai. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 VBHN số 14/VBHN-VPQH ngày
11/12/2014 về luật thuế thu nhập DN, trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 điều
9 thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu
đáp ứng đủ các điều kiện:
a/13 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì doanh nghiệp sẽ không được trừ mọi khoản chi
khi xác định thu nhập chịu thuế. Ở đây thiếu điều kiện đươc quy định tại điểm b khoản 1

điều này.
35. Toàn bộ tiền trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh
nghiệp là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.
 Sai vì Căn cứ tại Khoản 1 Điều 9 VBHN số 14/VBHN-VPQH ngày 11/12/2014
về luật thuế thu nhập DN thì không đủ 2 điều kiện của chi phí giảm trừ.
Theo quy định trừ các khoản chi quy định tại khoản 2 điều 9 thì doanh nghiệp
được trừ mọi khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng đủ các điều
kiện:
a/13 Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp; khoản chi cho hoạt động giáo dục nghề nghiệp; khoản chi thực hiện
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
8


b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hóa
đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc
phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì doanh nghiệp sẽ không được trừ mọi
khoản chi khi xác định thu nhập chịu thuế. Ở đây chi phí khoa học công nghệ
không thuộc chi phí được giảm trừ theo điều kiện tại điểm a nên Toàn bộ tiền trích
lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp không được trừ khi
tính thuế TNDN
36. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế là thời điểm doanh nghiệp nhận
được tiền bán hàng hóa, dịch vụ.
 Sai. Theo Khoản 1,2 Điều 8 NĐ 218/2013/NĐ-CP thì Doanh thu để tính thu nhập
chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ
giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được
tiền hay chưa thu được tiền.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa bán ra

là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là thời
điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa đơn
cung ứng dịch vụ
37. Thu nhập chịu thuế TNCN là tất cả thu nhập hợp pháp của cá nhân phát
sinh trong kỳ tính thuế.
 Sai. Điểm b Khoản 2 Điều 3 Luật thuế TNCN 2007 Không phải tất cả thu nhập
hợp pháp đều là thu nhập chịu thuế
38. Đối tượng nộp thuế TNCN phải là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên.
 Sai . Vì theo điều 2 luật thuế thu nhập cá nhân 2007 không quy định độ tuổi nộp
thuế TNCN. Đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế
quy định tại điều 3 của luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá
nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại điều 3 của luật này trong
lãnh thổ Việt Nam. Cá nhân cư trú là người đủ các điều kiện :
a/ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ
ngày đầu tiên có mặt tại VN

9


b/ Có nơi ở thường xuyên bao gồm nơi ở đăng kí thường trú hoặc có thuê nhà để ở
tại VN theo hợp đồng có thời hạn

39. Đơn vị chi trả thu nhập cho cá nhân là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân
 Sai. Đơn vị chi trả chỉ là đối tượng thu giùm, thu hộ Nhà nước, theo nguyên
tắc khấu trừ tại nguồn
40. Cá nhân cư trú có thu nhập giống nhau sẽ nộp thuế TNCN như nhau.
 Sai vì Căn cứ K1Đ10 thì tùy theo tý lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh

vực ,ngành nghề sản xuất kinh doanh mà cá nhân sẻ nộp thuế khác nhau dù

thu nhập có như nhau
41. Mọi khoản thu nhập từ tiền công, tiền lương đều là thu nhập chịu thuế
TNCN.
 Sai. Theo Khoản 2 Điều 3 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập từ
tiền lương, tiền công. Tuy nhiên, không phải mọi thu nhập từ tiền công, tiền lương
đều là thu nhập chịu thuế TNCN tại khoản 9, 10.6,15.7 của Điều 4 luật này quy
định các trường hợp thu nhập từ tiền công, tiền lương được miễn thuế.
42. Lợi tức cổ phần của cổ đông công ty Cổ phần không là thu nhập chịu thuế
TNCN.
 Sai . Theo quy định luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập chịu thuế theo
điểm b khoản 3 điều 3 luật này thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm lợi tức cổ phần
vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân , không thuộc đối tượng được miễn thuế theo
điều 4 luật này.
43. Thu nhập từ thừa kế là thu nhập chịu thuế TNCN.
 Sai. Vì theo khoản 4 điều 4 luật thuế thu nhập cá nhân 2007 thì thu nhập từ nhận
thừa kế , quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng ; cha đẻ , mẹ đẻ với con đẻ ;
cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi;… thuộc đối tượng thu nhập được miễn thuế thu
nhập cá nhân
44. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp chỉ điều tiết vào đất dùng xây nhà để ở.
 Sai . Vì theo điều 2 luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010 quy định đối
tượng chịu thuế ngoài đất dùng để xây nhà ở tại nông thôn và đô thị thì còn đất
10


dùng để sản xuất , kinh doanh phi nông nghiệp gồm : đất xây dựng khu công
nghiệp , đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất , kinh doanh; đất khai thác, chế
biến khoáng sản ; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm . Và đất phi nông
nghiệp quy định tại điều 3 luật này sử dụng vào mục đích kinh doanh

Tình huống 2.

Tháng 8 năm 2016, ông A có một số khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền lương
tại trường ĐH X là 15 triệu đồng; (2) cho thuê nhà trọ là 4 triệu đồng; (3) thu nhập
từ tiền chia cổ tức tai công ty cổ phần Y là 5 triệu đồng; (4) thu nhập từ tiền lãi gửi
tiết kiệm tại ngân hàng Y là 10 triệu đồng, (5) bán một căn nhà và đất ở trị giá 800
triệu đồng. Ông A có một người con là B 10 tuổi; một người con là C, 19 tuổi, thi rớt
đại học ở nhà; một người vợ là D ở nhà nội trợ; cả B, C, D đều không có thu nhập
và sức khỏe bình thường. Khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với ông A, anh (chị)
hãy xác định:
1. Những ai là người phụ thuộc vào ông A? Tại sao?
B là người phụ thuộc vào ông A vì căn cứ Khoản 3 Điều 19 Luật thuế TNCN 2007
thì A là con con chưa thành niên và không có khả năng lao động.
2. Những khoản thu nhập nào được tính giảm trừ gia cảnh? Tại sao?
Theo Khoản 1 Điều 19 Luật thuế TNCN 2007 thì tiền lương là được tính giảm trừ
gia cảnh.
Tình huống 8:
Doanh nghiệp M có chức năng sản xuất rượu chai tiêu thụ trong nước. Để mở
rộng thi trường tiêu thụ ra nước ngoài, ngày 05/4/2016, M ký hợp đồng ủy thác
xuất khẩu cho doanh nghiệp N xuất khẩu 10.000 chai rượu sang thị trường EU
theo tiêu chuẩn chất lượng do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, khi nhận hàng, N
phát hiện hàng hóa không đúng chất lượng như hợp đồng nên không thể xuất
khẩu. Sau nhiều lần đề nghị M nhận lại hàng không được, N ký hợp đồng bán cho
doanh nghiệp Q để Q phân phối cho các đại lý của mình tiêu thụ trong nước. Tuy
nhiên, N đã không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với lô hàng này với lập luận: hàng
hóa không xuất khẩu được là do M đã vi phạm hợp đồng nên M phải có nghĩa vụ
nộp thuế, hơn nữa, N chỉ là doanh nghiệp mua đi bán lại chứ không phải là doanh
nghiệp sản xuất rượu.
Hỏi:
11



1. M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu thụ trong
nước? Tại sao?
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB thì rượu là đối tượng chịu thuế
TTĐB thế nên M phải thực hiện nghĩa vụ thuế TTĐB với hành vi sản xuất rượu
Theo Điều 4 Luật Thuế GTGT 2008 thì Người nộp Thuế GTGT là tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT ( cơ sở kinh doanh) và tổ
chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế GTGT ( người nhập khẩu). Ở đây
Doanh nghiệp M là tổ chức sản xuất nên phải chịu thuế GTGT
2. Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao?
Trường hợp này lập luận của N là sai. Vì theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì
trường hợp hợp các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng
hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất
khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu
là người nộp thuế TTĐB. Ở đây N là tổ chức kinh doanh xuất khẩu nhưng không
xuất khẩu hàng ra nước ngoài mà tiêu thụ trong nước nên N là người nộp thuế
TTĐB.
3. Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT
khi bán rượu cho Q? Vì sao ?
N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT khi bán rượu cho Q.
Vì theo Điều 4 Luật Thuế TTĐB 2008 thì trường hợp hợp các tổ chức, cá nhân có
hoạt động kinh doanh xuất khẩu mua hàng hóa thuộc diện chịu thuế TTĐB của cơ
sở sản xuất để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước thì tổ chức,
cá nhân có hoạt động kinh doanh xuất khẩu là người nộp thuế TTĐB. Ở đây N là tổ
chức kinh doanh xuất khẩu nhưng không xuất khẩu hàng ra nước ngoài mà tiêu thụ
trong nước nên N là người nộp thuế TTĐB.
Thứ hai, Theo điều 4 Luật Thuế GTGT thì N là DN ( tổ chức) kinh doanh hàng hóa
nên phải chịu thuế GTGT
4. Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ, Q phải nộp những
loại thuế nào? Tại sao?
Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ, Q phải nộp thuế GTGT.

Theo điều 4 Luật Thuế GTGT 2008

12


5. Giả sử lô hàng nói trên được N xuất khẩu sang thị trường châu Á thì có phải
nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng không? Vì sao?
Không chịu thuế TTĐB bởi vì đây là xuất khẩu sang thị trường châu Á, không thuộc
quy định tại Điều 2 và điều 4 Luật thuế TTĐB 2008. Hành vi xuất khẩu sang nước
khác có thể tại nước đó rượu không phải là hàng hóa chịu thuế TTĐB
Nộp thuế GTGT với thuế suất 0%.

13



×