Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Bài tập cá nhân: Dự án xuất khẩu sản phẩm GIỎ MÂY TRE ĐAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (523.35 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN

GIỎ MÂY TRE ĐAN
Học viên thực hiện: xxx
MSHV: xxx
GVHD: TS. Tạ Hùng Anh

Tp. HCM, 09/2019

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA QUẢN LÝ CÔNG NGHIỆP

MÔN HỌC: KINH DOANH QUỐC TẾ

BÀI TẬP CÁ NHÂN

GIỎ MÂY TRE ĐAN
Học viên thực hiện: xxx
MSHV: xxx
GVHD: TS. Tạ Hùng Anh


2


Tp. HCM, 09/2019

3


PHẦN 2
MỤC LỤC
1.

Lựa chọn sản phẩm “giỏ mây tre đan”..........................................................................................8

2.

Phân tích đối thủ cạnh tranh...........................................................................................................8

3.

Lựa chọn thị trường Mỹ để xuất khẩu.........................................................................................10

4.

Tổng giá trị thị trường mây tre đan..............................................................................................10

5.

Qui trình xuất nhập khẩu mặt hàng mây tre đan.......................................................................11


6.

Phân tích yếu tố bên ngoài bằng mô hình PESTEL...................................................................12

7.

Lựa chọn chiến lược.......................................................................................................................14

8.

Marketing........................................................................................................................................16

9.

Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự.....................................................................................17

10.

Mô tả qui trình sản xuất.............................................................................................................17

11.

Vẽ 1 mô hình thể hiện chuỗi giá trị hữu hình..........................................................................19

4


PHẦN 3
1. Lựa chọn sản phẩm “giỏ mây tre đan”
Nghề mây tre ở Việt Nam được hình thành và phát triển từ hàng nghìn năm trước.

Trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, hiện nay nghề mây tre đan
đang ngày càng khởi sắc và có chỗ đứng nhất định trên thị trường tiêu dùng. Hiện
nay, mây tre đan là một trong những mặt hàng thủ công mỹ nghệ có giá trị xuất
khẩu lớn ở Việt Nam, được nhiều người dân nước ngoài ưa chuộng, đặc biệt là các
nước Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha, Nga… Cùng với quá trình hội nhập thương mại
quốc tế, ngành mây tre đan cũng có những bước chuyển mình mạnh mẽ và gặt hái
nhiều thành công.

Sản phẩm giỏ mây tre đan
Với mong muốn tạo ra một thương hiệu uy tín để hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
có thể vươn xa ra thế giới, đáp ứng được các tiêu chuẩn kỹ thuật khắc khe của nước
ngoài. Chúng ta phải chuẩn hóa quy trình, áp dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao tay
nghề lao động và kiến thức về quản trị kinh doanh để có thể đạt được mục tiêu chất
lượng, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu cũng như khách hàng.

5


2. Phân tích đối thủ cạnh tranh
Hiện nay trên thị trường sản phẩm đan mây tre tồn tại dưới dạng làng nghề truyền
thống. Những làng nghề lớn cần kể đến như:
-

Làng nghề mây tre đan Phú Vinh
Đây là một trong những làng nghề từ thế kỉ thứ XVII của nước ta. Làng nghề Phú
Vinh thuộc xã Phú Nghĩa - Chương Mỹ - Hà Nội. Làng Phú Vinh nổi tiếng với các
sản phẩm mây tre đan đẹp mắt, tinh tế, hàng trăm mẫu mã, thể loại khác nhau. Đây
còn là địa điểm du lịch được nhiều du khách tìm đến.
Các sản phẩm mây tre đan ở đây đa dạng, trải qua thời gian đã được kết hợp cả
màu sắc truyền thống và hiện đại với những nét tinh tế độc đáo riêng của làng

nghề. Không chỉ làm ra những vật dụng hàng ngày như: khay, đĩa, rổ, rá,…người
dân nơi đây còn thể hiện nét tài hoa trong những món đồ lưu niệm đẹp mắt, đòi hỏi
kỹ thuật cao như: khung ảnh, đồ trang trí, tranh chân dung, hoành phi, câu đối,…và
cả những sản phẩm nội thất cho những ai ưa sự độc đáo như: bàn ghế, bình hoa,
đèn ngủ,…Chỉ từ những sợi mây, thanh tre trắng phau, người thợ làng nghề với đôi
bàn tay như có thần có thể tạo ra những mặt hàng đẹp mắt, hấp dẫn nhiều khách
hàng.
Bằng sự sáng tạo, khéo léo của mình, người dân ở đây đã sản xuất ra không biết
bao nhiêu những loại đồ mây tre đan đơn giản, mộc mạc đậm chất làng quê. Với
đôi tay khéo léo của mình làng nghề đã phát triển và tạo dựng nhiều cơ sở trong
huyện để tạo công ăn việc làm cho người lao động. Niềm đam mê và tình yêu với
nghề truyền thống đã được thể hiện trên từng sản phẩm của những người thợ.
Chính vì vậy mà những sản phẩm đó đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới.

-

Làng nghề làm mây tre đan Tăng Tiến
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến thuộc thôn Phúc Tằng nằm kề bên Quốc lộ 1A,
cách Tp Bắc Giang 7km về hướng Tây, tiếp giáp với tỉnh Bắc Ninh. Mảnh đất Việt
Yên văn hiến của Bắc Giang, không chỉ có danh lam cổ tự Bổ Đà là trung tâm phật
giáo lớn đất Bắc Giang mà còn là nơi khai sinh ra nghề đan lát truyền thống.
Từ bao đời nay, người dân Tăng Tiến vẫn say mê với nghề đan lát. Đến với Tăng
Tiến, thấy nhà nhà, ai ai cũng tay mành, tay nan lướt nhanh tạo ra những chiếc rá,
chiếc rổ, chiếc mành, chiếc giỏ... mới thấy hết được nghệ thuật đan lát, bàn tay
khéo léo của người dân nơi đây.

-

Làng mây tre đan Bao La
Khởi nguồn là một làng nghề sản xuất nhỏ lẻ, lạc hậu và có nguy cơ mai một khi

chỉ chuyên đan lát các sản phẩm mây tre gia dụng, làng Bao La (xã Quảng Phú,
Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế) đã có bước 'lột xác' ngoạn mục khi tạo ra những
sản phẩm thủ công mỹ nghệ hữu ích… phục vụ cuộc sống hàng ngày, không chỉ
cho người dân Việt Nam mà đã vươn rộng ra thị trường thế giới.

6


Làng nghề mây tre đan Bao La là một làng nghề truyền thống được hình thành và
phát triển trên 600 năm tại Thừa Thiên - Huế, đã và đang tạo ra nhiều việc làm
thường xuyên cho các hộ sản xuất mây tre tại địa phương.
Làng nghề mây tre đan Bao La là một làng nghề truyền thống được hình thành và
phát triển trên 600 năm tại Thừa Thiên - Huế, đã và đang tạo ra nhiều việc làm
thường xuyên cho các hộ sản xuất mây tre tại địa phương.

3. Lựa chọn thị trường Mỹ để xuất khẩu
Theo số liệu thống kê gần đây nhất của tổng cục hải quan, xuất khẩu 4 tháng đầu
năm 2019 sang Mỹ đạt 37.5 triệu USD, tăng 67.99% so với cùng kỳ năm 2018. Thị
trường chính vẫn là Mỹ, Nhật Bản và châu Âu. Trong đó thị trường Mỹ là thị
trường có tốc độ tăng trưởng tốt và kim ngạch xuất khẩu cao nhất.

4. Tổng giá trị thị trường mây tre đan
Theo số liệu của tổng cục thống kê, năm 2018 xuất khẩu đan mây tre của Việt Nam
đạt gần 360 triệu USD, và từ số liệu 4 tháng đầu năm 2019 Hiệp hội Xuất khẩu
7


Hàng Thủ công Mỹ nghệ Việt Nam (VIETCRAFT) ước đạt gần 400 triệu USD cho
năm nay.
Ước lượng thị phần của Mỹ vẫn đạt 20% như năm 2018 thì tổng giá trị thị trường

cho nước này năm 2019 sẽ là 80 triệu USD.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây tre đan

5. Qui trình xuất nhập khẩu mặt hàng mây tre đan
Bước 1: Người gửi hàng nêu rõ đặc điểm tính chất của hàng hóa (khối lượng bao
nhiêu, được làm bằng chất liệu gì) cho đơn vị vận chuyển. Đặc biệt nếu là hàng cốt
gỗ hoặc làm bằng gỗ tự nhiên, phải có chứng nhận nguồn gốc gỗ và hóa đơn thu
mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp, để chứng minh nguồn gốc không phải gỗ
quý, gỗ cấm khai thác hay bị khai thác trái phép.
Bước 2: Người gửi hàng cung cấp đầy đủ danh mục hàng hóa cần gửi (hàng gì, số
lượng bao nhiêu chiếc/cái, trị giá mỗi mặt hàng là bao nhiêu) để đơn vị vận chuyển
tiến hành làm thủ tục hải quan thông quan xuất khẩu và khai báo trên hệ thống hải
quan điện tử một cách chính xác.
Bước 3: Người gửi hàng cần cung cấp các chứng nhận làng nghề để chứng minh
nguồn gốc nguyên vật liệu của sản phẩm được sản xuất từ các cơ sở sản xuất
(thường là ở các làng nghề truyền thống của Việt Nam) để nhà vận chuyển tiến
hành làm thủ tục cấp chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O). Chứng nhận
C/O cũng để cho người nhận hàng tại nước ngoài có thể có ưu đãi về thuế nhập
khẩu và được chứng nhận sản phẩm hàng hóa được sản xuất tại Việt Nam (Đọc
thêm bài Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa)
Bước 4: Tùy theo tính chất hàng hóa mà đơn vị vận chuyển quốc tế sẽ yêu cầu
người gửi cung cấp thêm các chứng từ có liên quan để có thể: làm kiểm dịch thực
vật cho các hàng mỹ nghệ bằng gỗ, làm chứng thư hun trùng cho hàng hóa dễ vỡ
8


(hàng gốm sứ) đóng trong thùng gỗ kín hoặc nan thưa, làm giấy chứng nhận an
toàn thực phẩm cho hàng thực phẩm …
Bước 5: Ngoài ra người gửi hay người xuất khẩu cần phải là một pháp nhân hay

một doanh nghiệp để đứng tên xuất khẩu trên tờ khai hải quan. Trong trường hợp
nếu người gửi là cá nhân hoặc hộ kinh doanh cá thể, hoặc là doanh nghiệp thương
mại, không đứng tên trên tờ khai thì nhà vận tải quốc tế có thể đứng ra làm thủ tục
xuất khẩu ủy thác cho người gửi.
Lưu ý: Đối với những hàng thủ công mỹ nghệ dễ vỡ hoặc rách hỏng như gốm sứ
hoặc tranh sơn mài, sơn dầu, nhà vận chuyển sẽ yêu cầu người gửi bọc gói và đóng
thùng cẩn thận để đảm bảo khi vận chuyển quốc tế trên biển tránh các rủi ro. Đơn
vị vận chuyển đường biển cũng thường sẽ cung cấp các dịch vụ kho bãi như đóng
thùng gỗ kín, chèn lót cho những mặt hàng này.
Bước 6: Nhà xuất khẩu hoặc đơn vị vận chuyển đại diện sẽ gửi bộ hồ sơ gốc bao
gồm: Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói hàng hóa
(Packing List), Chứng thư hun trùng, kiểm dịch (nếu có), Vận tải đơn (Bill of
lading) bản gốc đầy đủ thông qua đường chuyển phát nhanh quốc tế đến tay người
nhận để người nhập khẩu có thể lấy chứng từ làm thủ tục nhập khẩu ở cảng đích.

6. Phân tích yếu tố bên ngoài bằng mô hình PESTEL
 Các yếu tố về chính trị (Political)
Khi xuất khẩu hàng hoá từ nước này sang nước khác, người xuất khẩu phải đỗi mặt
với các hàng rào thuế quan, phi thuế quan. Mức độ lỏng lẻo hay chặt chẽ của các
hàng rào này phụ thuộc chủ yếu vào quan hệ kinh tế song phương giữa hai nước
nhập khẩu và xuất khẩu.
Ngày nay, đã và đang hình thành rất nhiều liên minh kinh tế ở các mức độ khác
nhau, nhiều hiệp định thương mại song phương, đa phương được ký kết với mục
tiêu đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế. Nếu quốc gia nào tham gia vào các
liên minh kinh tế này hoặc ký kết các hiệp định thương mại thì sẽ có nhiều thuận
lợi trong hoạt động xuất khẩu của mình. Ngược lại, đó chính là rào cản trong việc
thâm nhập vào thị trường khu vực đó.

 Các yếu tố về kinh tế (Economic)
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu hơn nữa

các yếu tố này rấy tộng nên các doanh nghiệp có thể lựa chọn và phân tích các yếu
tố thiết thực nhất để đưa ra các biện pháp tác động cụ thể.
a. Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khẩu

9


Tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền
tệ của nước kia. Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng
để doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc
tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng.
Tỷ giá hối đoái gồm tỷ giá hối đoái danh nghĩa và tỷ giá hối đoái thực tế Tỷ giá hối
đoái danh nghĩa là tỷ giá hối đoái được nêu trên các phương tiện thôn tin đại chúng
như báo chí, đài phát thanh, ti vi…do ngân hàng nhà nước công bố hàng ngày.
Nếu tỷ giá hối đoái thực tế thấp hơn so với nước xuất khẩu và cao hơn so với nước
nhập khẩu thì lợi thế sẽ thuộc về nước xuất khẩu do giá nguyên liệu đầu vào thấp
hơn, chi phí nhân công rẻ hơn làm cho giá thành sản phẩm ở trong nước xuất khẩu
rẻ hơn so với nước nhập khẩu. Còn đối với nước nhập khẩu thì cầu về hàng nhập
khẩu sẽ tăng lên do phải mất chi phí lớn hơn để sản xuất hàng hóa ở trong nước.
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu tăng nhanh được các mặt
hàng xuất khẩu của mình, do đó có thể tăng được lượng dự trữ ngoại hối.
b. Mục tiêu
Thông qua mục tiêu và chiến lược phát triển kinh tế thì chính phủ có thể đưa ra các
chính sách khuyến khích hay hạn chế xuất nhập khẩu
c. Thuế quan, hạn ngạch và trợ cấp xuất khẩu
- Thuế quan
Thuế quan là loại thuế đánh vào từng đơn vị hàng xuất khẩu. Việc đánh thuế được
chính phủ ban hành nhằm quản lý xuất khẩu theo chiều hướng có lợi nhất cho nền
kinh tế trong nước và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại. Công cụ này thường
p dụng đối với một số mặt hàng nhằm hạn chế số lượng xuất khẩu và bổ sung cho

nguồn thu ngân sách.
- Hạn ngạch
Được coi là một công cụ chủ yếu cho hàng rào phi thuế quan, nó được hiểu như
quy đinh của nhà nước về số lượng tối đa của một mặt hàng hay của một nhóm
hàng được phép nhập khẩu trong một thời gian nhất định thông qua việc cấp giấy
phép.
- Trợ cấp xuất khẩu
Thực hiện chính sách trợ cấp xuất khẩu để tăng mức độ xuất khẩu hàng hóa của
nước mình, tạo điều kiện cho sản phẩm có sức cạnh tranh về giá trên thị trường thế
giới. Trợ cấp xuất khẩu sẽ làm tăng giá nội địa của hàng xuất khẩu, giảm tiêu dùng
trong nước nhưng tăng sản lượng và mức xuất khẩu.

 Yếu tố xã hội (Socialcultural)
Hoạt động của con người luôn luôn tồn tại trong một điều kiện xã hội nhất định.
Các yếu tố xã hội là tương đối rộng, do vậy để làm sáng tỏ ảnh hưởng của yếu tố
10


này có thể nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố văn hoá, đặc biệt là trong ký kết hợp
đồng.
Nên văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộng đồng sẽ quyết định các thức tiêu
dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốn được thoả mãn và cách thoả mãn của
con người sống trong đó. Chính vì vậy văn hoá là yếu tố chi phối lối sống nên các
nhà xuất khẩu luôn luôn phải qua tâm tìm hiểu yếu tố văn hoá ở các thị trường mà
mình tiên hành hoạt động xuất khẩu.

 Yếu tố về tự nhiên và công nghệ (Environmental - Technological)
Các yếu tố tự nhiên ; khoảng cách địa lý giữa các nước, vị trí của các nước. thời
gian thực hiện hợp đồng xuất khẩu, …
Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho phép các

nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin, tọa điều
kiện thuận lwoi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hóa xuất khẩu, tiết kiệm chi phí,
nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu. Đòng thời yếu tố công nghệ còn tác động
đến quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng hóa xuất khẩu, …

 Yếu tố pháp luật (Legal)
Các yếu tố pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu: các quy định
của luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu, các hiệp ước, hiệp đinh thương mại mà
quốc gia có doanh nghiệp xuất khẩu tham gia, các quy định nhập khẩu của các
quốc gia mà doanh nghiệp có quan hệ làm ăn, quy định về giao dịch hợp đồng.

7. Lựa chọn chiến lược
a. Thâm nhập và phát triển thị trường xuất khẩu
Trong mấy năm gần đây tình hình thị trường của giỏ mây tre đan khá khả quan, sản
phẩm này đã có mặt nhiều khu vực trên thế giới như Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ
tuy nhiên ở các thị trường này, sản phẩm của VN chỉ chiếm một phần nhỏ bé, các
thị trường có triển vọng chưa được quan tâm khai thác. Mặt khác, lượng xuất khẩu
vào thị trường lại khá khiêm tốn so với lượng xuất khẩu của cả nước, chính bởi vậy
mà chúng ta cần nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được nhu cầu về mặt
hàng mây tre đan trên thị trường quốc tế, cũng như được điểm của Mỹ để xác định
chính sách đúng đắn và xu hướng giá cả xuất khẩu của mặt hàng này.
Đối với thị trường Châu Mỹ: thị trường này thường đòi hỏi những mặt hàng mây
tre đan phải đa dạng từ cao cấp đến trung bình, thaamk chí rẻ tiền, do vậy thị
trường này không những tạo cơ hội cho các nhà xuất khẩu lớn mà còn là cơ hội cho
các nhà xuất khẩu vừa và nhỏ. Nhưng nhu cầu thị trường này không cao, thêm vào
đó một số nước đã chiếm lĩnh thị trường này như Malaysia, Indonesia, Đài Loan.
Để mở rộng vào thị trường này thì công ty cần phải làm một số việc như: áp dụng
tích cực các giải pháp để giữ khu vực thị trường truyền thống, đặc biệt là các khách
11



hàng lớn, nghiên cứu để hình thành các thỏa ước chung với khác hàng thường
xuyên trên cơ sở bảo đảm hai bên cùng có lợi.

b. Xác định đúng đắn chính sách sản phẩm
Trước hết dựa trên kết quả nghiên cứu thị trường, phân tích vòng đời, giá cả của
sản phẩm, phân tích nhu cầu, sở thích của thị trường về sản phẩm đó và phân tích
tình hình cạnh tranh trên thị trường mây tre đan trên thế giới. Từ đó công ty đề ra
một chính sách sản phẩm đúng đắn. Một chính sách đúng đắn sẽ giúp công ty mua
và xuất khẩu những sản phẩm có chất lượng, sơ lượng và mức giá được thị trường
chấp nhận, có sự tiêu thụ chắc chắn đảm bảo cho công ty có lợi nhuận và mở rộng
thị trường xuất khẩu, nâng cao uy tín sản phẩm công ty.
Để có một chính sách đúng đắn chúng ta cần áp dụng các biện pháp sau:
-

-

-

-

Không ngừng thay đổi mẫu mã sản phẩm sao cho phục vụ đa dạng các yêu cầu
của khách hàng. Những mẫu mã mới phải được nghiên cứu thiết kế dựa trên kết
quả nghiên cứu thị trường, sao cho phù hợp với thị hiếu, sở thích của từng
khách hàng ở từng khu vực. Để có thể có được nhiều mẫu mã phù hợp với
nhiều sở thích, công ty nên đặc biệt quan tâm đến quyền lợi của việc sáng tạo
mẫu hàng hóa mới. Hàng năm trước mùa đàm phán ký hợp đồng, công ty nên
phát động các cơ sở sản xuất, chế biến sáng tạo mẫu mã mới, khi cơ sở nào có
mẫu mã được khách hàng lựa chọn, công ty nên có một vài ưu đãi cho cơ sở đó.
Tổ chức tuyên truyền tới các cơ sở sản xuất để người lao động nhận thức đầy đủ

hơn về sản phẩm đan mây tre xuất khẩu. Để họ không chỉ sản xuất các mặt
hàng vì mục đích kinh tế mà còn là bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề
Việt Nam. Người sản xuất không chỉ làm ra giá trị sử dụng mà chuyển giá trị sử
dụng đó ra nước ngoài bao gồm cả giá trị văn hóa nữa.
Công ty nên đầu tư thiết bị máy móc, công nghệ, các chất xử lý khác để nâng
cao chất lượng xử lý nguyên liệu dẫn đến nâng cao chất lượng sản phẩm hàng
hóa.
Mặc dù hàng mây tre đan khó chuẩn hóa về mặt chất lượng. Song việc mua thu
gom hang hóa không thể tiến hành ồ ạt mà phải có sự lựa chọn, phải có những
mặt hàng mẫu tốt để so sánh. Phải kiên quyết loại bỏ những mặt hàng không
ddue tiêu chuẩn xuất khẩu.
Công ty nên quan tâm đến tiêu chuẩn ISO trong đó bao gồm những quy định
quốc tế đối với chất lượng hàng hóa xuất khẩu và hệ thống đảm bảo chất lượng
nhằm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

c. Hoàn thiện hệ thống phân phối
Chính sách phân phối đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh.
Một chính sách phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh an toàn, tăng
cường được khả năng liên kết kinh doanh, làn cho quá trình lưu thông nhanh và
hiệu quả. Vì vậy chính sách phân phối hợp lý sẽ giúp công ty chiếm lĩnh và mở
rộng thị trường.
12


Trong điều kiện sản phẩm mây tre đan chưa có chỗ đứng vững chắc trên thị trường
thế giới thì việc liên kết rất có lợi, tập trung được nhiều sức mạnh của nhiều công
ty phục vụ cho mục đích hàng đầu là nâng cao vị thế của hàng mây tre đan Việt
Nam trên thị trường thế giới. Khi sản phẩm mây tre đan có chỗ đứng trên thế giới
thì việc mở rộng thị trường sẽ không quá khó khăn.


d. Xác định giá hợp lý
Giá cảu sản phẩm không chỉ là phương tiện tính toán mà còn là công cụ bán hàng.
Chính vì lý do đó, giá cả là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lượng xuất
khẩu hàng hóa ra thị trường của công ty.
Tùy theo biến động của các yếu tố mà mức giá luôn được điều chỉnh theo từng
thời điểm. Giá cả hàng mây tre đan xuất khẩu có thể hoạch định như sau:
-

Mức giá xuất khẩu cao hơn có thể áp dụng với một số thị trường nhất định, khi
sản phẩm có vị thế vững chắc trên thị trường.
Mức giá xuất khẩu được áp dụng thấp hơn khi sản phẩm đang ở vào giai đoạn
suy thoái, khi công ty có ý định thâm nhập thị trường, theo đuổi mục tiêu doanh
số.
Với những sản phẩm thô (hàng thông thường) công ty nên thường xuyen xây
dựng phương án đối với những nhà cung ứng trên cơ sở tiến hành thương
lượng, đàm phán, mặc cả để chọn giá tốt nhất.
Với sản phẩm tinh xảo cao có giá trên thị trường khá cao. Tuy nhiên nguồn
cung cấp những sản phẩm này trên thị trường lại khá hạn hẹp và giá thu mua
cao. Công ty nên đầu tư cho những cơ sở mà công ty thu mua, mở rộng các cơ
sở này để tạo nguồn sản phẩm kỹ thuật cao cho xuất khẩu.

8. Marketing
a. Quảng cáo
Do đặc điểm hàng mây tre đan phần lớn xuất khầu cho những trung gian nước
ngoài chứ không phải đến trực tiếp tay người tiêu dùng, và do không phải là sản
phẩm gia dụng tối cần thiết nên phương pháp quản cáo qua tivi hay radio điều
không thích hợp, những phương tiện này chỉ có tác dụng đối với hàng tiêu dùng
cuối cùng. Mặt khác, việc sử dụng những phương tiện này ở nước ngoài rất tốn
kém. Vậy tốt nhất là quảng cáo qua bưu điện, tức là gởi những catalog hàng mẫu
của công ty cho khách hàng. Phương pháp này giúp công ty tập trung quảng cáo,

kết hợp chào hàng cho những công ty trung gian ở nước ngoài, chi phí cho việc
quảng cáo này cũng vừa phải, không lớn lắm. Ngày nay cùng với sự phát triển của
thương mại điện tử đã tạo ra thuận lợi lớn hơn cho các doanh nghiệp trong việc
quảng bá sản phẩm của mình với thế giới một cách nhanh chóng và chi phí rẻ.

b. Hội chợ triễn lãm
Công ty nên tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế hàng năm do
Hiệp hội các nhà xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tổ chức. Đây vừa là cơ hội để
13


công ty tìm kiếm, ký hợp đồng kinh tế, vừa quảng bá sản phẩm cho công ty mình,
vừa có thể học hỏi kinh nghiệm cũng như học hỏi thêm và các mẫu hàng hóa cảu
đối thủ cạnh tranh để từng bước cải thiện và hoàn chỉnh sản phẩm của mình.

9. Đề xuất mô hình cơ cấu tổ chức nhân sự
Hiện tại thì công ty chỉ đang ở giai đoạn nghiên cứu và thâm nhập thị trường nên
cơ cấu tổ chức công ty thực hiện theo phương thức tối giản hóa để tiết kiệm chi
phí hoạt động và tối ưu hóa quy trình. Cơ cấu nhân sự gồm:
- Giám đốc.
- Phó giám đốc.
- Các phòng ban chức năng:
+ Phòng kế hoạch thị trường.
+ Phòng kế toán tài chính.
+ Phòng tổ chức hành chính.
+ Các văn phòng đại điện.
- Nhà máy xí nghiệp trực tiếp sản xuất của công ty.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự


10.Mô tả qui trình sản xuất
Sản phẩm mây tre đan thủ công là một trong những sản phẩm mang tính đặc thù
của Việt Nam mà hiếm có nước nào trên thế giới có thể làm được. Chính vì vậy mà
nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mây tre đan đang hàng ngày càng phát triển. Cơ
chế thị trường đòi hỏi những sản phẩm không những có giá trị sử dụng cao mà còn
cần giá trị nghệ thuật và độ tinh xảo trong từng tác phẩm nghệ thuật của các nghệ
nhân nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Vì thế quy trình
chế biến và sản xuất sản phẩm mây tre đan cũng có cải thiện và thay đổi để phù
hợp vời nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

14


Quy trình sản xuất mây tre đan
Bước 1: Chuẩn bị nguyên vật liệu
Đây là giai đoạn sơ chế đầu tiên để tạo ra nguồn nguyên liệu ban đầu chuẩn bị cho
các công đoạn tiếp theo. Giai đoạn này rất quan trọng vì việc lựa chọn những cây
đúng tiêu chuẩn về chất lượng và kích thước điều có ảnh hưởng lớn đến kiểu dáng
độ bền đẹp của sản phẩm. Ở giai đoạn này có thể khan hiếm về nguyên vật liệu dẫn
đến giá cả tăng cao nhưng đây không phải là vấn đề mà các hộ sản xuất quan tâm
đến mà là làm sao tìm được nguyên vật liệ phù hợp với yêu cầu sản phẩm từ khách
hàng.
Bước 2: Xử lý nguyên vật liệu:
Đây là giai đoạn chuẩn bị sơ chế nguyên vật liệu đầu vào cho công việc đan, xâu
sản phẩm. Quá trình này đòi hỏi những lao động có sức khỏe và sự khéo léo vì việc
chẻ, vót được thanh nan điều nhau ảnh hưởng rất nhiều đến kiểu dáng để tạo ra một
sản phẩm đẹp. Hiện nay ở một số nơi sản xuất với quy mô lớn như các doanh
nghiệp, công ty tư nhân đã áp dụng máy chẻ nan để thay thế lao động thủ công.
Bước 3: Hoàn thiện phần thô sản phẩm
Quá trình xâu đan tạo thành sản phẩm hoàn toàn được thực hiện bằng phương pháp

thủ công, lao động tham gia ở công đoạn này rất phong phú về độ tuổi, giơi tính,
trình độ. Tuy nhiên đối với mỗi chủng loại sản phẩm khách nhau sẽ đòi hỏi sự phân
công lao động với trình độ tay nghề nhất định.
Bước 4: Xử lý sản phẩm
Đây là khâu cuối cùng để tạo ra sản phẩm mây tre đan hoàn chỉnh, thường là các
hộ thu gom lớn hay các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp. Các sản phẩm mây tre đan
15


dạng thô được thu gom về tập trung tại các cơ sở này để hoàn thiện khâu xử lý và
đóng gói sản phẩm chuẩn bị giao cho khách hàng. Công việc phải làm chủ yếu ở
công đoạn này là sử dụng máy khò bằng ga để tạo độ bóng cho sản phẩm, tiếp theo
là phun sơn màu cho các sản phẩm theo yêu cầu đơn đặt hàng rồi tới giai đoạn phơi
sấy sản phẩm để giữ được độ bền cũng như màu sắc và chất lượng sản phẩm.

11. Vẽ 1 mô hình thể hiện chuỗi giá trị hữu hình

Mô hình chuỗi giá trị hữu hình
Từ mô hình giá trị hữu hình trên chúng ta có thể thấy được chuỗi hoạt động của công
ty một cách rõ ràng hơn với những chức năng nhiệm vụ như sau:
-

Văn phòng hành chính: thực hiện các công việc liên quan đến tiếp cận, giới
thiệu sản phẩm cho khách hàng, quản lý thu mua nguyện vật liệu, quản lý sản
xuất và kho vận cũng nhiệm vụ xuất khẩu thành phầm cho khách hàng.
Vùng nguyên liệu: có thể do công ty chủ động phát trển hoặc liên kết để đảm
bảo nguyên liệu luôn đầy đủ cho sản xuất với mọi đơn hàng khác nhau hay mẫu
mã khác nhau theo yêu cầu của khách hàng.
Cơ sở sản xuất: là nơi chuẩn bị nguyên liệu, sơ chế và đan hàng thành phẩm
như quy trình sản xuất sản phẩm bên trên đã mô tả.

Kho vận: là nơi lưu trữ nguyên vật liệu cho sản xuất và thành phẩm chuẩn bị
xuất khẩu.

16


PHẦN 4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. />2. />
3. />4. />
5. />6. />7. />8. />9. />10. />
17



×