Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.45 KB, 11 trang )

KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN NINH BÌNH
1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Ninh Bình
1.1.Khái quát về quá trình hình thành và phát triển
Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình được
thành lập theo Quyết định số 27/QĐ-NH9 ngày 29/01/1992 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam.
Trước năm 1992, Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình là
một chi nhánh khu vực trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh
Hà Nam Ninh ( cũ ). Sau khi tái thành lập tỉnh ( tháng 04/1992), Ngân
hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành chi nhánh tỉnh trực
thuộc Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam.
Được sự lãnh đạo trực tiếp về nghiệp vụ chuyên môn của Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, sự chỉ đạo về chủ chương, đường
lối, chính sách đổi mới nền kinh tế của tỉnh ủy, UBND tỉnh, triển khai
thực hiện nghị quyết 12 của tỉnh Đảng bộ về việc khôi phục và phát triển
kinh tế, trong những năm đầu tái thành lập tỉnh, chi nhánh đã làm tốt
công tác cấp phát và cho vay xây dựng cơ bản các dự án kinh tế, hạng
mục công trình theo kế hoạch của Nhà nước.
Từ năm 1992 tới năm 1994 chi nhánh đã cấp phát 156 tỷ đồng cho
160 công trình và hạng mục công trình như : Lấn biển Cồn thoi, trạm
điện 35 KW Yên mô, Rịa- Nho quan, các trạm bơm tưới tiêu cho các xã,
các trạm giống cây, con như : Trại lúa Khánh Nhạc, Trại lợn nông trường
Đồng Giao, đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như các hệ thồng
mương máng tưới tiêu nội đồng, các trục đường giao thông cầu cống…
Thông qua công tác cấp phát đã thẩm định dự toán, phiếu giá công
trình, đã cắt giảm những chi phí bất hợp lý, tiết kiệm cho Nhà nước
hàng tỷ đồng.
Từ tháng 4/1992 đến tháng 1/1995 Ngân hàng Đầu tư và phát triển
tỉnh Ninh Bình đã cho vay hàng trăm tỷ đồng xây dựng cơ bản theo
KHNN đối với các nghành kinh tế mũi nhọn của tỉnh như đầu tư xây


dựng dây chuyền xi măng Hệ dưỡng, xi măng X18, công ty bê tông
thép, nhà máy gạch Vườn chanh, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nghành
dịch vụ du lịch, chế biến thủy sản thực phẩm xuất khẩu… Các dự án
kinh tế được đầu tư vốn bước đầu đi vào hoạt động có hiệu quả, tạo
công ăn việc làm và nộp Ngân sách cho Nhà nước
Sau những năm làm nhiệm vụ cấp phát và cho vay theo kế hoạch
của Nhà nước, đầu năm 1995 cùng với sự thay đổi về chức năng nhiệm
vụ của toàn hệ thống, nguồn vốn cấp phát được bàn giao sang cục bàn
giao và phát triển cùng 14 cán bộ làm nhiệm vụ cấp phát. Chi nhánh
Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh Bình với 22 CBCNV còn lại
chuyển hẳn sang làm nhiệm vụ mới. Sự đổi mới cả về tổ chức và nghiệp
vụ chuyên môn đã nâng tầm Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh Ninh
Bình trở thành một trong những ngân hàng thương mại có chức năng
huy động vốn ngắn, trung, dài hạn để cho vay các dự án xây dựng cơ
bản theo kế hoạch của Nhà nước, các dự án đầu tư theo chiều sâu, đổi
mới trang thiết bị, cho vay vốn lưu động, kinh doanh tiền tệ tín dụng và
các dịch vụ Ngân hàng chủ yếu trong lĩnh vực đầu tư phát triển, xây
dựng nền kinh tế, củng cố cơ sở hạ tầng, phục vụ việc mở rộng và phát
triển sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, năm 1997, Chi
nhánh đã cho vay đầu tư theo kế hoạch của Nhà nước dự án “ Khắc
phục ô nhiễm nhà máy nhiệt điện Ninh Bình “ tổng số vốn là 23.850 triệu
đồng là dự án có ý nghĩa xã hội góp phần chống ô nhiễm môi trường khí
quyển.
Sự đổi mới toàn diện về nhiệm vụ chuyên môn đã đòi hỏi chi nhánh
phải cố gắng nỗ lực vươn lên tự đổi mới để hoàn thiện mình tồn tại
trong sự đổi mới của cơ chế thị trường. Cùng với sự đổi mới về chức
năng nhiệm vụ là sự đổi mới về con người, cơ sở vật chất, công nghệ
trang thiết bị kỹ thuật hiện đại. Được sự hỗ trợ và chỉ đạo trực tiếp của
Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Ngân hàng Đầu tư
và phát triển tỉnh Ninh Bình thực hiện chiến lược kinh doanh tổng hợp

theo nguyên tắc “ Đi vay để cho vay “ tự huy động nguồn vốn nhàn rỗi
của dân cư, các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, vay vốn Ngân
hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam nên đã đảm bảo đủ nguồn vốn để
mở rộng các dịch vụ hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Từ cuối năm 1997 đến nay Ngân hàng Đầu tư và phát triển tỉnh
Ninh Bình đã tham gia thanh toán tập trung trong toàn hệ thống, nên đã
đáp ứng được yêu cầu chuyển tiền nhanh chóng cho khách hàng, tăng
tốc độ luân chuyển vốn, tiết kiệm tối đa việc sử dụng vốn trong thanh
toán, đảm bảo yêu cầu an toàn, chính xác, nhanh chóng, thuận tiện và
được khách hàng tín nhiệm. Công nghệ Ngân hàng cũng dần được hiện
đại qua các năm. Các phòng ban được trang bị đầy đủ máy vi tính, cơ
sở vật chất kỹ thuật được từng bước nâng cao.
Đồng thời mở rộng các nghiệp vụ và hoạt động dịch vụ Ngân hàng, số
lượng cán bộ nhân viên trong chi nhánh cũng được bổ sung thêm hạng năm về
số lượng và chất lường để đáp ứng yêu cầu hiện tại
Trong các năm 1998, 1999, nền kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng song còn
phải đối mặt với không ít những khó khăn do thiên tai hạn hán lội lụt và ảnh
hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước trong khu vực chưa khôi
phục xong, vốn đầu tư nước ngoài giảm làm ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của
nền kinh tế. Nằm trên địa bàn là một tỉnh nhỏ, nền kinh tế đã có bước chuyển
dịch về cơ cấu song chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp làm
ăn thua lỗ, quản lý tái chính còn lỏng lẻo, ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh
doanh của Ngân hàng.
Trước những biến động khó khăn của nền kinh tế chi nhánh luôn chủ động
sáng tạo, đổi mới nhận thức cách làm, triển khai có hiệu quả các đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước, các văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của
nghành, tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn để cho vay đầu tư phát triển nền kinh
tế theo chủ trương chính sách của tỉnh. Chi nhánh đã mở rộng cho vay tới mọi
thành phần kinh tế, doanh số cho vay vốn lưu động hàng năm từ 100 đến 200 tỷ

đồng. Tổng dư nợ hàng năm cũng được tăng lên. Tổng dư nợ trên chủ yếu tập
trung cho các doanh nghiệp có thế mạnh xây dựng cơ bản, sản xuất vật liệu xây
dựng, du lịch, chế biến…
Qua các năm, chi nhánh đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, kết quả
khen thưởng qua các năm như sau :
- Năm 1994 : Được Ủy ban Nhân Dân tỉnh tặng bằng khen.
- Năm 1995 : Được cấp bằng ghi công của Đảng bộ và nhân dân tỉnh
- Năm 1996 : Được Thủ tướng chính phủ khen tặng bằng khưn vì đã có
thành tích từ năm 1992-1995 góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Năm 1997 : Được Tổng giám đốc Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt
Nam tặng giấy khen.
- Năm 1999 : Được Thống đốc NHNN Việt Nam tặng bằng khen về thành
tích 10 năm đổi mới hoạt động Ngân hàng.
*) Về cơ cấu tổ chức và mạng lưới
Ngày đầu thành lập BIDV Ninh Bình chỉ có 36 cán bộ công nhân viên
nhưng đến nay sau hơn 2 năm hoạt động đã có số cán bộ nhân viên tăng 104
người trong đó Ban Giám Đốc có 01 người phụ trách chung và 03 Phó Giám
Đốc. Ngoài ra có các phòng ban như : phòng quản lý rủi ro(5người), phòng
quản trị tín dụng( 5 người), phòng tài chính kế toán 6 người, phòng tổ chức

×