Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

ĐẶC điểm GIẢI PHẪU, CHỨC NĂNG cột SỐNG NGỰC, THẮT LƯNG ỨNG DỤNG TRONG PHẪU THUẬT điều TRỊ LAO cột SỐNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 55 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống chồng lên
nhau, có nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, vận động và bảo vệ tủy
sống [1]
Một người bình thường có 33 đến 35 đốt sống, phân bố
như sau [1],[2]:
24 đốt sống trên rời nhau: gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt ngực và
5 đốt thắt lưng.
Xương cùng gồm 5 đốt sống cùng dính nhau.
Xương cụt do 4 - 6 đốt sống cuối cùng dính nhau tạo
thành.
Nhìn trước sau cột sống trông thẳng đứng, nhưng nhìn
nghiêng, cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ nhau: đoạn
cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, còn đoạn ngực và đoạn
cùng cụt cong lồi ra sau.
Theo Gark (2011); Raisoli (2012 [3],[4], LCS đoạn ngực,
thắt lưng chiếm khoảng 80% các trường hợp LCS. Tổn thương
lao chủ yếu ở phía trước thân đốt sống (95%). Phẫu thuật điều
trị vào phía trước và phía sau đều tiềm ẩn nhiều tai biến, biến
chứng (theo Moon, 2014[5]).


2

Chuyên đề này nhằm hệ thống lại các kiến thức về giải
phẫu, chức năng cột sống đoạn ngực, thắt lưng và các thành
phần liên quan để giúp các phẫu thuật viên lựa chọn chỉ định
và phương pháp phẫu thuật phù hợp, giảm tối đa các tai biến,


biến chứng.
Mục tiêu của chuyên đề:
1.

Tóm tắt đặc điểm giải phẫu, chức năng cột sống
ngực, thắt lưng ứng dụng trong phẫu thuật LCS bằng
lối vào trước.

2.

Tóm tắt đặc điểm giải phẫu, chức năng cột sống ngực,
thắt lưng ứng dụng trong phẫu thuật cố định cột sống
bằng hệ thống vít qua cuống.

NỘI DUNG

1. Đặc điểm giải phẫu chung đoạn cột sống ngực, thắt
lưng.
Cột sống gồm 33 đến 35 đốt sống chồng lên nhau, dài
khoảng 70 cm (ở nam) và 60 cm (ở nữ). Nhìn bên, cột sống gồm


3

4 chỗ cong : cổ, ngực, thắt lưng và chậu hông. Đường cong
ngực lõm ra trước từ T2-T12, khoảng 200-400. Chỗ cong lõm
nhất là đoạn từ T6-T9[1]. Đường cong này tạo nên do khoảng
cách phần sau các thân đốt sống ngực tăng. Đường cong thắt
lưng lồi ra trước, khoảng 500- 800 ở phụ nữ thường cong hơn
nam giới, bắt đầu từ T12, kết thúc ở góc thắt lưng-cùng. Chỗ lồi

nhất thuộc 3 đốt thắt lưng cuối.
1.1. Các đặc điểm chung của đốt sống ngực [1]
- Thân đốt sống: dày hơn đốt sống cổ, đường kính ngang
và đường kính trước sau gần bằng nhau.
- Cuống: lõm ở bờ dưới nhiều hơn bờ trên và dính vào nửa
trên mặt sau thân.
- Mảnh: rộng và dày.
- Mỏm gai: dài, chếch xuống dưới, ra sau.
- Mỏm khớp trên: có mặt khớp phẳng, hướng ra sau, hơi ra
ngoài và lên trên. Mặt khớp của mỏm khớp dưới hướng ra trước,
hơi vào trong và xuống dưới.
- Mỏm ngang: có hõm khớp để tiếp khớp với củ sườn, gọi
là hõm sườn mỏm ngang.
1.2. Các đặc điểm chung của đốt sống thắt lưng [1],[2],
[6]
- Thân: rất to, rộng, chiều ngang lớn hơn chiều trước sau.


4

- Cuống ngắn nhưng rất dày và dính vào thân ở 3/5 trên,
khuyết đốt sống dưới sâu hơn khuyết đốt sống trên.
- Mảnh chiều cao lớn hơn chiều rộng.
- Mỏm gai hình chữ nhật, chạy ngang ra sau.
- Mặt khớp của mỏm khớp trên hơi lõm, hướng vào trong,
ra sau. Bờ sau của mỏm xương nhô lên tạo thành củ vú. Mỏm
khớp dưới có mặt khớp hơi lồi nhìn ra ngoài và ra trước.
- Mỏm ngang dài và mỏng, được coi như xương sườn thoái
hóa. Trên mặt sau mỏm ngang có 1 củ gọi là mỏm phụ.
1.3. Ống sống và lỗ liên hợp.

Ống sống đoạn ngực, thắt lưng tiếp theo ống sống đoạn
cổ từ T1 và kết thúc tại L5. Ống sống được tạo bởi các đốt
sống và đĩa đệm xếp chồng lên nhau. Thành trước của ống
sống tạo bởi thành sau của thân đốt sống , đĩa đệm và dây
chằng dọc sau. Thành sau của ống sống tạo bởi mảnh sống và
dây chằng vàng. Tủy sống tiếp theo hành tủy chạy trong ống
sống đến ngang bờ trên đốt sống L2.
Đường kính ống sống thay đổi theo từng tầng đốt sống.
Ống sống đoạn ngực hẹp, đặc biệt đoạn ngực cao và ngực
thấp. Chỉ cần hẹp thêm 20% đã gây ra chèn ép tủy[7]. Lỗ đốt
sống đoạn thắt lưng hình tam giác, rộng hơn lỗ đốt sống ngực
nhưng nhỏ hơn lỗ đốt sống cổ. Tỉ lệ đường kính lỗ đốt sống
trên đường kính thân đốt sống dao động từ 1: 2 đến 1:5. [7]


5

Theo nghiên cứu của Roop Singh (2011)[8] nghiên cứu
trên 100 xác, đường kính trung bình cột sống ngực thay đổi
trong khoảng 13,82 ± 1,39 mm (T1) và 15,85± 1,59 (T12).
Theo Tarek Aly (2013)[9] đo ống sống 300 người Ai Cập bằng
cắt lớp vi tính [morphometric..] đường kính ngang ống sống
đoạn thắt lưng tăng từ 23,83 mm (L1) đến 31,46 mm (L5);
Đường kính trước sau ống sống thắt lưng không có sự thay đổi
nhiều, dao động trong khoảng 16,75 mm (L1) đến 16,36 mm
(L5).
Lỗ liên hợp được tạo bởi khuyết sống dưới của đốt sống
trên và khuyết sống trên của đốt sống dưới. Mỗi cặp đốt sống
có 2 lỗ liên hợp đối xứng hai bên cho rễ thần kinh và các
mạch máu nuôi tủy sống và đốt sống đi qua.

Theo nghiên cứu Russel (2002)[10], nghiên cứu trên 20
trường hợp không có bệnh lí cột sống bằng chụp cộng hưởng
từ thấy chiều cao lỗ liên hợp thay đổi từ 11 đến 19 mm trong
đó đoạn cột sống thắt lưng thay đổi từ 17,1 mm đến 18,4mm.
2. Giải phẫu chức năng cột sống ngực, thắt lưng ứng
dụng trong phẫu thuật vào lối trước cột sống.
2.1. Thân đốt sống, đĩa đệm và các dây chằng.
2.1.1. Thân đốt sống.
Có sự thay đổi dần về hình thái từ đốt sống ngực cao đến
thắt lưng. Nhìn chung, ở lớp cắt ngang, đốt sống ngực có hình


6

trái tim còn đốt sống thắt lưng có hình quả thận. Chiều lõm
của mặt lưng mỗi đốt sống tạo thành sàn của ống tủy. Ở bờ
trái của mỗi đốt sống ngực có khuyết động mạch chủ ngực[2].
Sự biến đổi hình thái còn thấy ở mặt phẳng đứng dọc. Thân
đốt sống ngực có hình chêm, chiều cao ở phía trước ngắn hơn
phía sau tạo nên độ gù sinh lí của đốt sống đoạn ngực. Ở đốt
sống thắt lưng chiều cao phía trước và phía sau xấp xỉ nhau, độ
ưỡn sinh lí được tạo ra do sự thay đổi chiều cao của đĩa đệm
hơn là của thân đốt sống. Thân đốt sống tăng dần về đường
kính ngang và chiều cao từ đốt sống ngực đến L2. Từ L2 đến L5,
đường kính ngang vẫn tăng dần nhưng chiều cao không tăng
mà có thể còn giảm nhẹ[11-12].


7



8

Hình 2.1: Sự biến đổi hình thái thân đốt sống ngực,
thắt lưng[13]

Hình 2.2: Biểu độ sự thay đổi về đường kính thân đốt
sống[13].


9

Hình 2.3: Biểu đồ sự thay đổi về chiều cao thân đốt[14]

Hình 2.4: Biểu đồ mức độ chịu lực thân đốt sống[14]
* Tổn thương thân đốt sống trong lao cột sống[15].


10

Lao cột sống là bệnh lao thứ phát qua đường máu nên thường xuất phát
từ thành trước thân đốt sống, phá hủy cấu trúc của thân đốt sống. Nếu tổn
thương ở thân đốt sống ngực, do các đốt này có bề dày mỏng hơn các đốt phía
dưới nên mức độ phá hủy sẽ làm sụp nhanh các đốt sống gây “gù” rõ. Tổn
thương thường ở phần yếu của đốt sống, nơi có ít bè xương. Nếu tổn thương ở
các đốt sống thắt lưng, tổn thương sẽ kín đáo hơn vì thân đốt sống ở vùng này
dày hơn, vững chắc hơn nhất là ở các đốt sống thắt lưng phía dưới.
Theo Nguyễn Khắc Tráng (2009) [15], tổn thương lao có thể gây phá
hủy một phần hay toàn bộ thân của một, hai hoặc nhiều thân đốt sống gây mất
vững và biến dạng cột sống. Tổn thương 2 thân đốt chiếm đa số.


Hình 2.5: Tổn thương thân đốt sống ngực do lao trên
CT
Vi khuẩn lao có thể phát triển dưới dây chằng dọc trước, gây tổn thương
phần bề mặt trước trên hay dưới đốt sống hoặc tổn thương mặt bên thân đốt
sống. Khi đốt sống tổn thương mặt bên, cột sống có thể bị vẹo sang bên.
Vi khuẩn lao có thể phá hủy dây chằng dọc sau vào trong ống sống gây
viêm hạt ngoài màng cứng, các mảnh xương chết, mủ áp xe có thể chèn ép tủy


11

sống gây liệt. Chẩn đoán bằng CT scanner và cộng hưởng từ. Ưu điểm của phẫu
thuật lối vào trước có thể làm sạch tổ chức viêm, lấy hết mủ áp xe, mảnh xương
chết một cách triệt để.
Khi vi khuẩn lao phá hủy phía trước thân đốt sống, phẫu thuật cố định
cột sống phía sau và mở cung sau có thể làm vững cột sống tạm thời nhưng
không thể lấy bỏ được tổn thương xương chết, tổ chức áp xe và thay thế bằng
mô xương mới. Mặt khác, tổn thương lao xuất hiện gây mất vững phía trước,
yếu tố giữ vững cột sống còn lại là cung sau, khớp cột sống và dây chằng liên
gai. Nếu mở cung sau, hàn xương phía sau không tốt có thể gây mất vững
toàn bộ cột sống, người bệnh không thể ngồi dậy được. Như vậy, trong điều
trị lao cột sống có phá hủy xương nhiều, áp xe cạnh sống lớn, đường mổ phía
trước là lựa chọn điều trị triệt để.
2.1.2. Đĩa đệm và sụn đốt sống.
Đĩa đệm nhìn chung có 2 chức năng bao gồm: làm biến
dạng để hấp thụ lực nén theo chiều dọc. Chức năng này do
nhân nhày đảm nhận; chống lại lực căng và lực xoắn, chức
năng này do vòng sợi sụn đảm nhận. Cấu trúc vi thể nhân
nhày bao gồm chất bán lỏng có dạng gel nhúng trong một

mạng lưới sợi. Cấu trúc này tạo nên sự dẻo dai cho phép đĩa
đệm chống lại và hấp thu lực theo chiều dọc. Vòng sợi sụn
bao gồm nhiều phiến mỏng các sợi đan xen nhau. Vòng sợi
hay sợi Sharpey xuyên qua vỏ xương tạo nên mặt ngoài của
sụn đốt sống. Sụn đốt sống tạo bởi sự pha trộn của vòng sợi,
màng xương và dây chằng dọc [16].
Bề mặt thân đốt có cấu trúc lõm. Tại phần trung tâm,
xương xốp của thân đốt tiếp xúc trực tiếp với tấm sụn, tấm
sụn sẽ lấp đầy phần lõm tới ngang mức của bờ trên. Bờ này


12

cấu tạo từ vỏ xương cứng và có khả năng chịu lực tốt hơn ở
phần trung tâm. Các nghiên cứu cho thấy phần có khả năng
chịu lực tốt nhất của thân đốt sống thắt lưng là phía sau
ngoài, gần cuống [13].
Ở đốt sống ngực, đĩa đệm nằm ở trung tâm thân đốt, ở
đốt sống thắt lưng, đĩa đệm nằm gần bờ sau thân đốt.

Hình 2.6: Đĩa đệm và các cấu trúc liên quan.
* Tổn thương đĩa đệm trong lao cột sống [15].
Sau 7 tuổi, đĩa đệm hoàn toàn không còn mạch máu nuôi. Vì vậy, không
có lao đĩa đệm đơn thuần ở người lớn. Tấm sụn cũng không bị nhiễm lao vì
trực khuẩn lao không có yếu tố tiêu huỷ colagen. Vi khuẩn lao phát triển hai
bên đĩa đệm, phá huỷ các cấu trúc xương và hệ thống mạch máu làm cho đĩa
đệm không còn hấp thu được dinh dưỡng từ xương hai bên.
Do dinh dưỡng kém, đĩa đệm bị thoái hoá dần dần, xẹp xuống hoặc dày
mỏng không đều do bị kẹp giữa hai thân đốt sống. Đôi khi, đĩa đệm bị tách ra
khỏi thân đốt hai bên, nằm lơ lửng giữa hai thân đốt. Trường hợp này, đĩa đệm

có thể bị đẩy ra sau, lọt vào ống sống gây chèn ép tuỷ hay rễ thần kinh.
2.1.3. Dây chằng dọc trước [17].


13

Dây chằng dọc trước là dây chằng khỏe, rộng, nối mặt
trước tất cả các thân đốt sống. Độ rộng của dây chằng dọc
trước tăng từ trên xuống dưới. Tại các đốt sống thắt lưng
thấp, dây chằng dọc trước bao phủ gần một nửa chu vi thân
đốt sống. Dây chằng dọc trước có nhiều lớp. Lớp trong cùng
dính vào thân đốt sống tương ứng nhưng không dính vào
nhân nhầy đĩa đệm. Lớp giữa nối liền 2-3 thân đốt sống, lớp
ngoài nối liền 5 thân đốt sống. Do cấu trúc khỏe và nhiều lớp
như trên, dây chằng dọc trước có vai trò rất quan trọng giữ
vững cột sống, đặc biệt đoạn thắt lưng, nó ngăn cản duỗi quá
mức và ở mức độ thấp hơn ngăn cản trượt thân đốt.
Tổn thương lao cột sống thường phá hủy cả thân đốt sống
và dây chằng dọc trước làm mất vững hoàn toàn phía trước
cột sống.
2.1.4. Dây chằng dọc sau [17].
Dây chằng dọc sau cũng nối tất cả các thân đốt sống
nhưng kém quan trọng hơn dây chằng dọc trước, nó nằm ở
sau, dọc theo mặt sau thân đốt sống, trong ống tủy. Dây
chằng dọc sau hẹp ở phần ngang giữa thân đốt sống nhưng
rộng ở phần ngang mức đĩa đệm. Nó dính vào phần sụn thân
đốt sống và vòng sợi đĩa đệm nhưng không dính ở vị trí lõm
giữa thân đốt sống.
Tổn thương lao cột sống có thể từ phía trước phá hủy dây
chằng dọc sau vào trong ống tủy gây áp xe ngoài màng cứng

và (hoặc) viêm hạt, mảnh xương chết lọt vào ống tủy…các
yếu tố trên gây chèn ép tủy sống và rễ thần kinh gây liệt phía


14

dưới. Phẫu thuật phía trước cột sống có ưu thế lấy hết được
tổn thương, giải phóng trực tiếp chèn ép tủy sống giúp bệnh
nhân hồi phục nhanh, lấy hết mủ áp xe làm mất chỗ trú ẩn
của vi khuẩn lao, thuốc lao có thể ngấm trực tiếp vào vi
khuẩn mà không bị cản trở.

Hình 2.7: A: Phía trước ống tủy với dây chằng dọc sau.
B: phía sau ống tủy với dây chằng vàng
2.2. Mạch máu nuôi dưỡng cột sống và tủy sống.
2.2.1. Động mạch cấp máu cho cột sống [18],[19].
Động mạch cấp máu cho đốt sống và một phần tủy sống
bao gồm 2 phần bên phải và trái phân nhánh từ mặt sau động
mạch chủ. Động mạch chạy cong từ sau ra ngoài ra phía trước
thân đốt sống cho nhánh nhỏ vào mạng lưới. Ở phía trước
mỏm ngang, động mạch tiết đoạn phân nhánh thành nhánh
sau và nhánh gian sườn. Nhánh gian sườn cấp máu cho xương
sườn và các cơ xung quanh. Nhánh sau nôi dưỡng các thành
phần phía sau, qua lỗ liên hợp chia nhánh cấp máu cho các
thành phần ngoài màng tủy và màng tủy, bao gồm cả động


15

mạch rễ sống cấp máu cho rễ thần kinh. Ở một vài tầng, động

mạch rễ sống giãn rộng, thay vì chỉ cấp máu cho các thành
phần thần kinh tại chỗ, nó còn giữ nhánh vào động mạch tủy
sống trước từ thời kì phôi thai. Ở đoạn này, động mạch được
gọi là động mạch rễ-tủy sống vì nó cấp máu cho cả đoạn tủy
sống rộng lớn. Động mạch đốt sống, động mạch dưới đòn
(thân cánh tay đầu), động mạch gian sườn và động mạch
cùng trong giữ vai trò này ở các đoạn tương ứng.
Hệ thống động mạch có quy tắc cơ bản là động mạch tiết
đoạn màng tủy và động mạch rễ sống cấp máu cho các thành
phần ống tủy. Sự thay đổi chủ yếu ở dạng cấp máu của động
mạch nguyên ủy cho từng tiết đoạn. Ở đoạn ngực, thắt lưng,
động mạch chủ xuống cấp máu cho hầu hết động mạch tiết
đoạn ngực, thắt lưng. Động mạch đốt sống, nhánh của động
mạch dưới đòn (thân cánh tay đầu), động mạch gian sườn và
động mạch cùng trong cấp máu cho các tiết đoạn còn lại.


16

Hình 2.8: Thiết đồ hệ thống mạch máu cấp máu cho cột
sống


17

Hình 2.9: Thiết đồ chi tiết hệ thống động mạch cấp
máu cho cột sống
A: động mạch chủ; B: đm tiết đoạn; Ba: vòng nối động mạch tiết
đoạn; C: Mạng mạch vòng nối trước cột sống; D: động mạch trực tiếp
nuôi thân đốt sống; E: động mạch sau cột sống; F: động mạch gian sườn;

G: mạng mạch vòng nối trước mỏm ngang; H: nhánh chia phía sau của
động mạch sau cột sống; I: Mạng mạch vòng nối phía sau mỏm ngang; J:
nhánh nuôi cơ của mạng mạch phía sau mỏm ngang; K: nhánh trước của
động mạch sau cột sống; Ka: động mạch rễ sống; La: vòm động mạch
màng cứng phía trước; Lb: vòm động mạch màng cứng phía sau; M:
nhánh cho rễ thần kinh của nhánh trước động mạch sau cột sống; N:
nhánh cho màng tủy của nhánh trước động mạch sau cột sống; O: động
mạch rễ sống-màng mềm; P: động mạch rễ tủy sống; Q: động mạch
trước tủy sống; R: mạng mạch giống mạng mạch màng mềm; S, T: động


18

mạch sau tủy sống; U, V: mạng mạch màng mềm, vòng nối giữa hệ
thống động mạch trước-sau tủy sống.

2.2.2. Động mạch cấp máu cho tủy sống [18],[19]
Trong khi cột sống nhận máu từ các động mạch tiết đoạn
chạy ngang và cấp máu cho từng tầng tương ứng, tủy sống
nhận máu từ các động mạch chạy dọc theo chiều dài tủy
sống. Ba động mạch chính cấp máu cho tủy sống bao gồm:
động mạch tủy trước, 2 động mạch tủy sau phải và sau trái.
Động mạch tủy trước lớn nhất và cấp máu cho 80% tủy sống.
Các động mạch trên bắt đầu từ ngang các đốt sống cổ
cao, tách ra từ động mạch đốt sống. Khi xuống dưới, phía
trước và phía sau động mạch tủy sống cho các nhánh tiết
đoạn tại mỗi tầng vào trong ống tủy tạo mạng mạch nuôi tủy.
Ở đoạn ngực và thắt lưng, động mạch tủy sống chia
thành động các phần: cổ ngực, giữa ngực và ngực thắt lưng
dựa vào các động mạch tiết đoạn và cấp máu cho các vùng

tương ứng. Động mạch Adamkiewicz [20],[21] là động mạch lớn
nhất trong các động mạch rễ sống, tách ra từ động mạch tiết
đoạn giữa T9-T11, chạy vào trong ống tủy đổi thành động
mạch rễ sống, sau đó chạy ngược lên trên và nối với động
mạch trước tủy ngang mức T4-T6. Khi phẫu thuật vào lối trước
T9-T11 nên vào bên phải. Nếu vào bên trái cần lưu ý và hạn
chế tổn thương động mạch tiết đoạn vùng này.
2.2.3. Hệ thống tĩnh mạch [19].


19

Hệ thống tĩnh mạch của tủy sống là hệ thống tĩnh mạch
không có van, cho phép dòng máu đi theo nhiều chiều phụ
thuộc vào chênh lệch áp xuất. Nhìn chung, hệ tĩnh mạch sống
có thể chia làm 2 loại: hệ tĩnh mạch trong đốt sống bao gồm
cả tĩnh mạch trong ống tủy và hệ tĩnh mạch ngoài đốt sống
bao gồm những tĩnh mạch ở ngoài thân đốt sống.
Hệ tĩnh mạch trong đốt sống bao quanh màng cứng, nằm
trong lớp mỡ ngoài màng cứng suốt chiều dài cột sống. Hệ
thống tĩnh mạch này rất bất thường, nhận máu từ các thành
phần trong ống tủy và nối với hệ tĩnh mạch ngoài đốt sống.
Hệ tĩnh mạc ngoài đốt sống ít thay đổi hơn, có khuynh
hướng đi theo động mạch và đổ vào tĩnh mạch đơn và tĩnh
mạch chủ dưới.
Đám rối tĩnh mạch Batson’s[22] là danh từ dùng để chỉ hệ
tĩnh mạch cột sống có liên quan đến khả năng lây lan của di
căn do không có van tĩnh mạch, bao gồm cả các đĩnh mạch
trong và ngoài đốt sống.
2.3. Các liên quan phía trước cột sống.

2.3.1. Liên quan phía trước cột sống ngực [1],[2].
Cột sống ngực nằm trong khung sườn tạo bởi 12 đôi
xương sườn, xương ức, xương bả vai, 2 xương đòn và các đốt
sống ngực.


20

Các xương sườn khác nhau về kích thước, độ rộng, chiều
cong. Xương sườn được phân loại theo 2 cách: xương sườn
thật-giả và xương sườn điển hình-không điển hình.
Xương sườn 1-7 là xương sườn thật vì có sụn sườn tiếp
xúc trực tiếp với xương ức. Xương sườn 3-9 là xương sườn
điển hình, có đầu sau bao gồm các thành phần: chỏm xương,
cổ xương và củ xương.
Khớp sườn cột sống là khớp hoạt dịch, có bao khớp mỏng.
Dây chằng tia nối mặt trước của đầu sườn với 2 đốt sống cạnh
nhau.
Các cơ ở vùng ngực chia làm 2 loại: cơ ngoại lai và cơ nội
tại. Cơ ngoại lai chia làm 3 lớp: lớp nông, lớp giữa và lớp sâu.
Lớp nông gồm có cơ thang, cơ lưng rộng; lớp giữa gồm cơ
nâng vai, cơ trám, cơ răng sau trên và dưới; lớp sâu gồm các
cơ cạnh sống.
-

Cơ thang:
+ Nguyên ủy: đường gáy trên, ụ chẩm ngoài, mỏm gai C1T12.
+ Bám tận: 1/3 ngoài bờ sau xương đòn, trong trên mỏm
cùng vai, mép trên bờ sau gai vai.
+ Thần kinh chi phối: dây phụ, đám rối C3.



21

+ Động tác: xoay xương vai vào gần cột sống, nâng và
khép xương vai.

Hình 2.10: Các cơ ngoại lai vùng ngực[23]
-

Cơ lưng rộng:
+ Nguyên ủy: mỏm gai T6-xương cùng, 1/3 sau mào
chậu, 4 xương sườn cuối.
+ Bám tận: rãnh gian củ xương cánh tay.
+ Thần kinh chi phối: ngực lưng thuộc đám rối cánh tay.
+ Động tác: duỗi, khép, xoay trong xương cánh tay.

-

Cơ nâng vai:
+ Nguyên ủy: mỏm ngang C1-C6.
+ Bám tận: bờ trong xương vai.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh lưng vai.


22

+ Động tác: nâng xoay xương vai, nghiêng cổ.
-


Cơ trám:
+ Nguyên ủy: mỏm gai C7-T5.
+ Bám tận: bờ trong xương vai.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh nâng vai.
+ Động tác: nâng, kéo xương vai vào trong.

-

Cơ răng sau trên.
+ Nguyên ủy: m’ỏm gai C6-T2.
+ Bám tận: mặt ngoài 4 xương sườn trên.
+ Thần kinh chi phối: 4 thần kinh gian sườn trên.
+ Động tác: nâng sườn lúc hít vào.

-

Cơ răng sau dưới.
+ Nguyên ủy: mỏm gai T11-L3.
+ Bám tận: mặt ngoài 4 xương sườn cuối.
+ Thần kinh chi phối: 4 thần kinh gian sườn cuối.
+ Động tác: hạ sườn.

-

Các cơ lớp sâu trình bày trong phần giải phẫu phía sau cột
sống.


23


Cơ nội tại chia làm 3 lớp: lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong.
Lớp ngoài là cơ gian sườn ngoài, lớp giữa là cơ gian sườn trong
lớp trong bao gồm cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn, cơ
ngang sườn, cơ nâng sườn.
-

Cơ gian sườn ngoài:
+ Nguyên ủy: bờ dưới 11 xương sườn trên, các sợi chạy
dọc xuống dưới, ra trước.
+ Bám tận: bờ trên các xương sườn ngay dưới.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh gian sười tương ứng.
+ Động tác: hít vào (nâng các xương sườn).

Hình 2.11: Cơ gian sườn ngoài
-

Cơ gian sườn trong.
+ Nguyên ủy: bờ dưới các xương sườn, sụn sườn, chạy dọc
xuống dưới, ra sau.


24

+ Bám tận: bờ trên các xương sườn ngay dưới.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn tương ứng.
+ Động tác: 4-5 gian sườn trên: hít vào (nâng sườn); các
gian sườn dưới: thở ra (hạ sườn).

Hình 2.12: Cơ gian sườn trong
-


Cơ gian sườn trong cùng:
+ Nguyên ủy: rãnh sườn các xương sườn trên.
+ Bám tận: bờ trên xương sườn dưới.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn tương ứng.


25

Hình 2.13: Cơ gian sườn trong cùng.
-

Cơ dưới sườn:
+ Nguyên ủy: bờ dưới các xương sườn.
+ Bám tận: bờ trên xương sườn thứ 2 hoặc 3 phía dưới.
+ Thần kinh: thần kinh gian sườn tương ứng.
+ Động tác: hỗ trợ hít vào (nâng sườn).

Hình 2.14: Cơ dưới sườn
-

Cơ ngang ngực:
+ Nguyên ủy: 1/2 dưới mặt sau xương ức và mỏm ức.
+ Bám tận: mặt sau các sụn sườn từ thứ 2 hoặc 3 đến 6.
+ Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn.


×