Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ đoạn c3 - c7, ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp do chấn thương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.64 KB, 26 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Điều trị ngoại khoa gãy cột sống cổ thấp do chấn thương có nhiều
phương pháp phẫu thuật khác nhau. Để vào được cột sống cổ có hai
đường vào là đường cổ trước và đường cổ sau. Các nghiên cứu cho
thấy có thể làm cứng cột sống cổ bằng cách bắt nẹp vít vào thân đốt
sống, khối bên hay cuống. Hiện nay trên thế giới vẫn còn nhiều quan
điểm khác nhau và các phương pháp điều trị phẫu thuật khác nhau.
Phẫu thuật theo đường cổ sau: Tác giả Roy - Cammile R. và Magerl F.
sử dụng phương pháp bắt vít vào khối bên. Năm 1994 Abumi K. báo cáo
phương pháp bắt vít vào cuống của đốt sống cổ thấp. Ngoài ra việc sử
dụng các loại vít, chiều dài của vít, vị trí, góc bắt vít, bắt vít qua một vỏ
xương hay hai vỏ xương đối với các tác giả cũng khác nhau.
Phẫu thuật theo đường cổ trước: Năm 1958 phẫu thuật này được
Cloward tiến hành và lần đầu tiên được báo cáo trên y văn [41]. Kỹ
thuật này bao gồm việc cắt bỏ thân đốt sống bị vỡ, chèn vào tủy sống.
Thay thế vào đó là mảnh xương ghép lấy từ xương chậu. Lúc bấy giờ
nẹp vít cột sống cổ chưa được sử dụng, sau mổ bệnh nhân cần mang
nẹp cổ trong thời gian ba tháng.
Ở Việt Nam, nghiên cứu giải phẫu cột sống cổ ứng dụng trong lâm
sàng chưa nhiều. Các mốc giải phẫu của cột sống cổ, chiều dài của vít,
hướng đi của vít đều dựa vào các tài liệu nghiên cứu trên người châu
Âu. Điều này không phù hợp trên người Việt Nam. Vì vậy chúng tôi
thực hiện đề tài: “Nghiên cứu một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ
đoạn C3 - C7, ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp do chấn
thương” với hai mục tiêu:
- Xác định kích thước các đốt sống cổ thấp (từ C3 đến C7) ở người
Việt Nam trên xác và trên hình ảnh chụp cắt lớp vi tính
- Đánh giá khả năng ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp bằng
nẹp vít qua đường cổ trước, đường cổ sau.
1
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:


Đề tài có những đóng góp đối với chuyên ngành Giải phẫu lâm sàng
và Ngoại Thần kinh sọ não, góp phần nâng cao chất lượng phẫu thuật
cột sống cổ thấp qua đường cổ trước, cổ sau.
* Cấu trúc của luận án:
Luận án có 110 trang, ngoài phần đặt vấn đề, kết luận và kiến nghị,
luận án có 4 chương gồm: chương 1 tổng quan 31 trang, chương 2 đối
tượng và phương pháp nghiên cứu 17 trang, chương 3 kết quả nghiên
cứu 31 trang và chương 4 bàn luận 26 trang.
Luận án có 22 biểu đồ, 57 bảng, 77 hình ảnh và 120 tài liệu tham
khảo (16 Tiếng Việt, 104 Tiếng Anh).
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm giải phẫu sinh lý cột sống và tủy sống
Cột sống chạy dài từ mặt dưới xương chẩm đến hết xương cụt. Cột
sống có từ 33 đến 35 đốt sống: đoạn cổ; đoạn ngực; đoạn thắt lưng;
đoạn cùng và đoạn cụt
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu chung các đốt sống
Mỗi đốt sống gồm có 1 lỗ và 3 phần chính: Thân, cung và lỗ đốt sống
1.1.2. Đặc điểm giải phẫu cột sống đoạn cổ
Đoạn cổ có 7 đốt sống, trong đó có 3 đốt đặc biệt: Đốt cổ 1 không có
mỏm gai, đốt cổ 2 có mỏm răng, đốt sống cổ 7: Mỏm gai dài nhất
1.2. Chấn thương cột sống cổ thấp và điều trị
1.2.1. Giải phẫu bệnh chấn thương cột sống cổ
Chấn thương tủy gây ra tam chứng: xuất huyết, phù, thiếu máu.
1.2.2. Điều trị phẫu thuật chấn thương cột sống cổ
- Phẫu thuật điều trị gãy cột sống chia thành hai nhóm:
* Phẫu thuật qua đường cổ sau: Dùng chỉ thép, nẹp vít.
2
*Phẫu thuật qua đường cổ trước:
Kỹ thuật giải ép cột sống cổ, bắt vít vào thân đốt sống.

- Tình hình nghiên cứu trong nước:
Một số nghiên cứu đã được thực hiện tại các bệnh viện:
- Bệnh viện Việt Đức 1964-1972: 30 trường hợp vết thương cột sống
do hoả khí. Hà Kim Trung (1998) báo cáo “điều trị chấn thương cột
sống cổ dưới qua đường mổ trước. Dương Chạm Uyên, Hà Kim Trung
(1999) báo cáo tại hội nghị ngoại thần kinh Việt Úc “Điều trị phẫu
thuật cột sống cổ bằng đường mổ trước”.
- Khoa Cột sống Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình Thành phố Hồ
Chí Minh từ 1992-1998: 30 trường hợp gãy trật C3-C7.
- Bệnh viện 103 - Học viện Quân y: Vũ Hùng Liên đã thực hiện
phẫu thuật đường trước: cắt thân sống - ghép xương - Nẹp vít 11
trường hợp gãy cột sống cổ thấp.
- Bệnh viện Chợ Rẫy: Năm 1982 có 121 trường hợp chấn thương cột
sống cổ.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện trên hai nhóm đối tượng:
2.1.1 Nhóm 1: 44 xác ướp người trưởng thành tại Bộ môn Giải phẫu -
Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó có 20 nam và 24
nữ, tuổi từ 23 đến 93 tuổi.
2.1.2 Nhóm 2: 142 người không có bệnh lý cột sống cổ đồng ý cho
chụp cột sống cổ bằng máy chụp cắt lớp vi tính 128 lát cắt. Trong đó
có 72 nam và 70 nữ, tuổi từ 18 đến 91 tuổi.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích
3
2.2.2. Chọn mẫu và cỡ mẫu nghiên cứu
- Chọn mẫu ở nhóm 1: 44 xác ướp người Việt Nam trưởng thành tại

Bộ môn Giải phẫu, Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. Tiến
hành phẫu tích cột sống cổ theo đường cổ trước và đường cổ sau. Quá
trình phẫu tích được thực hiện trong 2 năm từ 2010 đến năm 2011.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Các xác phải có giải phẫu phần cổ còn
nguyên vẹn, có cấu trúc vùng cổ nằm trong giới hạn bình thường
Tiêu chuẩn loại trừ: các xác trong quá trình phẫu tích phát hiện có
dị dạng, có bệnh lý vùng cổ sẽ được loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu.
- Chọn mẫu ở nhóm 2: 142 người đến khám sức khỏe tổng quát tại
bệnh viện Đồng Nai từ tháng 1 năm 2010 đến tháng 6 năm 2011. Các
người này không có triệu chứng lâm sàng của bệnh lý cột sống cổ;
không có chấn thương, phẫu thuật cột sống cổ. Các đối tượng nghiên
cứu được giải thích và đồng ý cho chụp cột sống cổ bằng máy chụp
cắt lớp vi tính 128 lát cắt, không bơm thuốc cản quang.
Tiêu chuẩn loại trừ: các hình ảnh chụp cắt lớp vi tính cột sống cổ có
biểu hiện bệnh lý, dị dạng sẽ được loại trừ ra khỏi nhóm nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.2.3.1. Phương pháp nghiên cứu trên xác (nhóm 1)
- Đo kích thước thân đốt sống:
* CL (Corpus length): Đường kính trước sau thân đốt sống.
* CW (Corpus with): Chiều rộng thân đốt sống.
* CHa (Corpus anterior heigh): Chiều cao thân đốt sống đo ở mặt trước
* CHp (Corpus posterior heigh): Chiều cao thân sống đo ở mặt sau.
- Đo kích thước đĩa đệm:
* DHa (anteror dics height): đo chiều cao đĩa đệm cổ ở mặt trước
* DHp (posterior dics heigh): đo chiều cao đĩa đệm cổ ở mặt sau
- Đo kích thước khối bên:
* H (Height of lateral mass): Chiều cao khối bên.
4
* W (With of lateral mass): Chiều rộng khối bên.
* T (Thickness of lateral mass): Chiều dày khối bên.

- Nghiên cứu cuống: Dựa theo thiết kế nghiên cứu của tác giả Ugur
Hasan (2000) [108]
Thực hiện đo các chỉ số:
* PH (Pedicle height): Chiều cao cuống
* PW (Pedicle width): Chiều ngang cuống
* PL (Pedicle length): Chiều dài cuống
* MAP(A) (Mean angle of the pedicle (Axial)): Góc ngang của cuống.
* MAP (S) (Mean angle of pedicle (Sagittal)): Góc dọc của cuống.
* IPD (Interpedicular distance): Khoảng cách giữa hai cuống.
* PIRD (Pedicle inferior nerve root distance): Khoảng cách giữa
cuống và rễ thần kinh phía dưới.
* PSRD (Pedicle superior nerve root distance): Khoảng cách giữa
cuống và rễ thần kinh phía trên.
* REA (Root exit angle): Đo góc ra của rễ thần kinh
* NRD (Nerve root diameter): Đo đường kính rễ thần kinh
2.2.3.2. Phương pháp nghiên cứu trên hình ảnh chụp
cắt lớp vi tính (nhóm 2)
Các hình ảnh chụp cắt lớp vi tính này được lưu lại trên máy. Khảo
sát về góc bắt vít an toàn và chiều dài vít an toàn theo phương pháp
của Roy Camille R., Magerl f Tiến hành đo các chỉ số:
* Đo góc bắt vít vào khối bên :
- Góc α : góc nhỏ nhất để tránh tổn động mạch đốt sống.
α1: theo Roy - Camille R.; α2: theo Magerl F.
- Góc β : góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của khối bên.
β1: theo Roy - Camille R.; β2: theo Magerl F.
- Chiều dài d: chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của lỗ ngang.
- Chiều dài t: chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương.
5
* Đo các chỉ số thân đốt sống:
- CL (Corpus length): Đường kính trước sau thân đốt sống cổ

- CD (Canal diameter): Đường kính ống sống.
- Chỉ số Torg (Torg ratio ) = CD / CL
* Đo kích thước khối bên: (Lateral mass)
- W (With of lateral mass): Chiều rộng khối bên
- T (Thickness of lateral mass): Chiều dày khối bên
- H (Height of lateral mass): Chiều cao khối bên
* Đo góc mặt khớp.(facet articulaire)
2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được thu thập và xử lý trên phần mềm thống kê SPSS
18.0 để đưa ra kết quả.
2.2.5.Thiết kế mẫu nghiên cứu
Bảng 2.1 Thiết kế mẫu nghiên cứu
Nhóm 1 (n=44) Nhóm 2 (n=142)
Phẫu tích xác: Đo các chỉ số: Chụp cắt lớp vi tính: Đo các chỉ
số:
Thân đốt sống: CL,CW,CHa,CHp

Thân đốt sống: CL, CD, chỉ số
Torg
Đĩa đệm: Dha, DHp d1, d2, t1, t2, α1, α2, β1, β2
Khối bên : H,W,L Khối bên: H, W, L.
Cuống :
PW, PH, PL, IPD, PSRD, PIRD,
REA, NRD, MAP(A), MAP(S)
Góc mặt khớp.
Ứng dụng trong phẫu thuật Ứng dụng trong phẫu thuật
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Nhóm 1: Thực hiện phẫu tích vùng cổ trên 44 xác tại Khoa Y
Trường Đại Học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.

- Nhóm 2: Thực hiện chụp CT Scan vùng cổ trên 142 bệnh nhân
không có biểu hiện bệnh lý vùng cổ.
6
3.1. Đặc điểm tuổi, giới của hai nhóm nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm 1 (phẫu tích trên xác)
3.1.1.1. Đặc điểm tuổi
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi của nhóm 1
Tuổi 21-30 31-40 41-50 51-60 61-70 71-80 81-90 >90
Số
lượng
1 0 4 8 10 11 9 1
Nhận xét: Tuổi trung bình 68,09 ± 14,46
3.1.1.2. Đặc điểm về giới
Giới Nam Nữ
Số lượng 20 24
Nhận xét: Tỉ lệ nam và nữ tương đương nhau: nam 20 và nữ 24.
3.1.2. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm 2 (chụp MSCT)
3.1.2.1. Đặc điểm tuổi
Tuổi
18-
20
21-
30
31-
40
41-
50
51-
60
61-

70
71-
80
81-
90
>90
Số
lượng
08 28 29 27 22 16 06 05 1
Nhận xét: Tuổi trung bình là 44,44 ± 17,48
3.1.2.2. Đặc điểm giới
Bảng 3.4. Đặc điểm về giới của nhóm nghiên cứu thứ 2
Giới Nam Nữ
Số lượng 72 70
Nhận xét: Tỉ lệ nam, nữ tương đương nhau: nam 70, nữ 72
7
3.2. Nghiên cứu giải phẫu cuống đốt sống cổ thấp
3.2.1. Chiều ngang, chiều cao, chiều dài cuống
Bảng 3.5. Chiều ngang, chiều cao và chiều cuống (PW)
Đốt sống cổ (C) n
Chiều ngang
(mm)
Chiều cao
(mm)
Chiều dài
(mm)
C3 44 3,6±0,5 5,6±0,5 7,4±0,5
C4 44 3,7±0.6 5,9±0,8 7,5±0,5
C5 44 3,8±0.6 5,9±0,7 7,4±0,5
C6 44 4,0±0.7 6,3±0,7 7,5±0,5

C7 44 4,0±0.7 6,4±0,7 7,5±0,5
Nhận xét: Chiều ngang, chiều cao, chiều dài cuống của
C3, C4, C5 nhỏ hơn chiều ngang, cao, dài
cuống của C6, C7.
3.2.2. Khoảng cách giữa hai cuống (IPD)
Bảng 3.8. Khoảng cách giữa hai cuống (IPD)
Đốt sống cổ
(C)
n
Nam
(mm)
Nữ (mm)
Chung
(mm)
C3 44 17,5 ± 0,8 16,75±0,7 17,1 ± 0,8
C4 44 17,5 ± 0,8 16,8 ± 0,7 17,1 ± 0,8
C5 44 17,4 ± 0,7 16,7 ± 0,7 17,1 ± 0,8
C6 44 17,5 ± 0,8 16,9 ± 0,6 17,2 ± 0,8
C7 44 17,5± 0,8 16,9 ± 0,7 17,2 ± 0,8
Nhận xét: Khoảng cách này tương đối đồng đều ở các đốt sống cổ
từ C3 đến C7.
8
3.2.3. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía
dưới (PIRD), rễ thần kinh phía trên (PSRD)
Bảng 3.9. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh
phía dưới
Đốt sống cổ (C) n PIRD PSRD
C3 44 1,5±0,5 0
C4 44 1,5±0,5 0
C5 44 1,5±0,5 0

C6 44 1,4±0,5 0
C7 44 1,4±0,5 0
Nhận xét: Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía
dưới tương đối đồng đều ở C3, C4, C5 là 1,48mm và ở C6,C7 là
1,41mm. Không có khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía trên.
3.2.5. Đường kính rễ thần kinh (NRD), Góc đi ra của
rễ thần kinh (REA),
Bảng 3.10. NRD, REA
Đốt sống cổ (C) n NRD (mm) REA (độ)
C3
4
4
2,6±0,5 86,9 ± 1,9
C4
4
4
2,7±0,5 86,9 ± 1,8
C5
4
4
3,2±0,4 84,8 ± 1,4
C6
4
4
3,4±0,5 81,4 ± 2,5
C7
4
4
3,3±0,5 80,3 ± 1,7
9

Đường kính rễ thần kinh tăng dần từ C3 đến C7. Góc đi ra của rễ
thần kinh giảm dần từ C3 đến C7.
3.2.7. Góc ngang cuống MAP(A ), góc dọc cuống
MAP(S )
Bảng 3.12. MAP(A), MAP(S)
Đốt sống cổ (C) n MAP(A)(độ) MAP(S)
C3
4
4
39,5 ± 2,8 8,1 ± 2,8
C4
4
4
40,2 ± 2,7 4,8 ± 2,7
C5
4
4
41,1 ± 2,7 -2,7 ± 0,1
C6
4
4
41,7 ± 2,5 -5,2 ± 1,3
C7
4
4
42,1 ± 2,2
Góc ngang của cuống tăng dần từ C3 đến C7, lớn nhất ở C7 (42
0
)
nhỏ nhất ở C3 (39,5

0
)
.

Góc dọc của cuống: có sự khác nhau giữa hai nhóm: góc cuống C3,
C4 (góc dương) hướng lên trên, góc C5, C6, C7 (góc âm) hướng
xuống dưới.
3.2.9. Đường kính trước sau, chiều rộng thân đốt sống
Bảng 3.14. Đường kính trước sau, chiều rộng thân đốt sống
Đốt sống cổ (C) n
Đường kính
trước sau (mm)
Chiều rộng
(mm)
10
C3 44 14,7±0,8 19,8±0,7
C4 44 14,7±0,8 20,1±1,1
C5 44 14,6±0,7 20,5±1,8
C6 44 15,1±1,3 21,1 ±1,8
C7 44 16,1±1,4 22,1±0,6
Đường kính trước sau thân đốt sống từ C3 đến C7 là 14,75 mm đến
16,11mm. Chiều rộng thân đốt sống tăng dần từ C3 (19,8m) đến C7,
lớn nhất ở C7 (22,1mm)
3.2.11. Chiều cao thân đốt sống ở mặt trước (CHa), mặt sau (CHp)
Bảng 3.16. CHa, CHp
Đốt sống cổ (C) n CHa (mm) CHp (mm)
C3 44 12,8±0,7 12,4±0,8
C4 44 13,1±1,1 12,2±1,0
C5 44 12,4±1,1 12,2±0,9
C6 44 12,6±1,1 12,2±1,1

C7 44 13,4±0,9 12,5±1,1
Chiều cao thân đốt sống đo ở mặt trước C4, C5 nhỏ hơn C3, lớn
nhất ở C7. Chiều cao thân sống đo ở mặt sau ở C4, C5 nhỏ hơn C3, lớn
nhất ở C7.
3.2.13. Chiều cao đĩa đệm mặt trước (DHa), mặt sau (DHp)
Bảng 3.18. Chiều cao đĩa đệm mặt trước
Đốt sống cổ (C) n DHa (mm) DHp (mm)
C3-C4 44 4,1±0,6 3,4±0,51
C4-C5 44 4,3±0,7 3,7±0,8
C5-C6 44 4,6±0,7 3,8±0,7
11
C6-C7 44 5,2±0,7 4,1±0,8
Chiều cao đĩa đệm đo ở mặt trước, mặt sau tăng dần từ trên xuống dưới
3.2.15. Chiều rộng (W), chiều cao (H), chiều dày (T) khối bên
Bảng 3.20. Chiều rộng khối bên
Đốt sống n W H T
C3 44 12,9±1,9 13,9±1,4 12,3±1,2
C4 44 12,0±1,6 13,1±1,1 11,3±1,1
C5 44 12,1±1,4 13,2±1,1 11,4±1,1
C6 44 13,3±1,2 13,4±1,1 11,6±1,1
C7 44 9,7±1,3 10,6±1,3 8,2±0,7
Khối bên C7 có chiều rộng, chiều cao, chiều dày nhỏ nhất.
3.3. Nghiên cứu trên hình chụp cắt lớp vi tính
3.3.1. Góc nhỏ nhất cần thiết để tránh động mạch đốt sống (α)
α1 : theo Roy- Camill R. α2 : theo Magerl F.
Bảng 3.23. Góc nhỏ nhất cần thiết để tránh động mạch đốt sống (α)
Đốt
sống
Nam Nữ Chung
α1 α2 α1 α2 α1 α2

C3 7, 6
±1, 1
9,1
±1,2
7,6
±0, 9
8,9
±1,2
7, 6
±1,1
9,0
±1,2
C4 7, 6
±1,
9,1
±1,2
7, 6
±0, 9
8,9
±1,2
7, 6
±1, 1
9,1
±1,2
C5) 7,7
±1, 1
9,1
±1,1
7, 6
±0, 9

9,1
±1,1
7, 6
±1, 1
9,1
±1,2
C6 7, 7
±0, 9
9,2
±1,1
7, 6
±1, 1
9,1
±1,1
7, 7
±0, 9
9,1
±1,1
Nhận xét: Góc đo theo phương pháp của Magerl là lớn hơn so với
phương pháp của Roy Camille trung bình 1,4
0
.
3.3.2. Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của
khối bên (β)
12
β1: theo Roy - Camille R. β2: theo Magerl F.
Bảng 3.24. Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của khối bên (β)
Đốt
sống
Nam Nữ Chung

β1 β2 β1 β2 β1 β2
C3 20,8
±2,1
22,1
±1,9
20,9
±2,2
22,3
±2,1
20,9
±2,1
22,2
±2,1
C4 20,7
±2,1
22,1
±1,9
20,9
±2,1
22,3
±2,1
20,8
±2,1
22,1
±1,9
C5 20,7
±2,1
22,1
±1,9
20,9

±2,1
22,3
±2,1
20,8
±2,1
22,1
±1,9
C6 20,7
±2,1
22,1
±1,9
20,9
±2,1
22,3
±2,1
20,8
±2,1
22,1
±1,9
Góc lớn nhất bảo đảm vít qua 2 vỏ xương theo phương pháp Roy -
Camille R. là 20,9
0
, theo phương pháp Magerl F. là 22,2
0
.
3.3.3. Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của
lỗ ngang (d)
d1: theo Roy - Camille R., d2: theo Magerl F.
Bảng 3.25. Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của lỗ ngang (d)
Đốt

sống
Nam Nữ Chung
d1 d2 d1 d2 d1 d2
C3 11,9
±0,8
12,8
±0,8
12,1
±0,8
13,1
±0,7
12,1
±0,8
12,9
±0,8
C4 11,9
±0,8
12,8
±0,8
12,1
±0,7
12,9
±0,8
12,1
±0,8
12,9
±0,8
C5 11,9
±0,8
12,8

±0,8
12,1
±0,7
13,1
±0,7
12,1
±0,8
12,9
±0,8
C6 11,9
±0,8
12,8
±0,8
12,1
±0,7
13,1
±0,8
11,9
±0,8
12,9
±0,8
Kích thước đo theo phương pháp của Roy - Camille R. nhỏ hơn so
với phương pháp Magerl F. Kích thước trung bình chiều dài từ mặt
sau của khối bên đến bờ sau của lỗ ngang theo phương pháp Roy
Camille R.là 12mm, theo Magerl F. là 13mm.
13
3.3.4. Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương (t)
t1: theo Roy - Camile R. t2: theo Magerl F.
Bảng 3.26. Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương (t)
Đốt

sống
Nam Nữ Chung
t1 t2 t1 t2 t1 t2
C3 12,9
±0,8
13,1
±0,8
13,1
±0,7
13,2
±0,8
13,1
±0,8
13,2
±0,8
C4 12,9
±0,8
13,1
±0,8
12,9
±0,7
13,2
±0,8
12,9
±0,7
13,1
±0,8
C5 12,9
±0,8
13,1

±0,8
13,1
±0,7
13,2
±0,8
12,9
±0,8
13,2
±0,8
C6 12,8
±0,8
13,0
±0,8
12,9
±0,6
13,2
±0,8
12,9
±0,7
13,1
±0,8
Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương theo Roy - Camille R. là
12mm và theo phương pháp Magerl F. là 13mm.
3.3.5. Chiều rộng (W), chiều cao (H), chiều dày khối
bên (T)
Bảng 3.27. W, H, T
Đốt
sống
n W H T
C3 142 11,8 ± 0,8 12,8±0,9 11,1±0,8

C4 142 11,8 ± 0,8 12,8±0,9 11,2±0,8
C5 142 11,8 ± 0,8 12,9±0,9 11,2±0,8
C6 142 12,9 ± 0,8 12,9±0,9 11,2±0,7
C7 142 9,6 ± 1,1 10,5 ±1,2 8,3±0,8
Chiều rộng, cao, dày của khối bên đồng đều ở các đốt sống cổ trên
từ C3 đến C6, nhưng lại giảm xuống rõ rệt ở C7.
3.3.8. Góc mặt khớp
Bảng 3.30. Góc mặt khớp
Đốt sống
cổ (C)
n Nam (mm) Nữ (mm) Chung (mm)
C3 142 43,7±0,1 44,1±0,2 43,9±0,7
C4 142 44,1±0,9 43,7±0,8 43,9±0,8
14
C5 142 44,1±0,9 43,7±0,4 43,9±0,7
C6 142 44,1±0,9 43,9±0,8 50,1±0,3
C7 142 55,5±1,7 55,8±0,6 55,7± 1,1
Góc khớp tăng dần từ trên xuống dưới, lớn nhất ở C7 (55.7
0
)
3.3.9. Đường kính trước sau thân đốt sống (CL), đường
kính trước sau ống sống (CD), chỉ số Torg
(CD/CL)
Bảng 3.31. CL, CD, Torg
Đốt sống cổ (C) n CL(mm) CD(mm)
Torg
(CD/CL)
C3 142 14,8±0,8 13,8± 0,8 0,9 ± 0,1
C4 142 14,7±0,8 14,3± 0,9 0,9± 0,1
C5 142 14,6±0,8 14,1± 0,8 0,9± 0,4

C6 142 15,5±0,9 13,8 ± 0,7 0,9 ± 0,1
C7 142 15,97±1,1 14,1±,0,9 0,9± 0,1
Đường kính trước sau thân đốt sống cổ ở C7 là lớn nhất.
Chỉ số Torg từ C3- C7 tương đương nhau
3.4. So sánh một số tiêu chí đo ở trên xác và đo trên CT- Scan
3.4.1. So sánh đường kính trước sau của thân đốt sống đo trên xác
và đo trên CT- Scan
Bảng 3.34. So sánh đường kính trước sau của thân đốt sống
đo trên xác và đo trên CT- Scan
Đốt sống cổ (C)
Xác (mm)
(n=44)
CT -scan (mm)
(n=142)
p
C3 14,7±0,8 14,8 ±0,8 >0,05
C4 14,7±0,8 14,7 ±0,8 >0,05
C5 14,6±0,6 14,7 ±0,8 >0,05
C6 15,1±1,3 15,6 ±0,9 >0,05
C7 16,1±1,4 15,9 ±1,1 >0,05
Đường kính trước sau của thân sống đo trên xác và đo trên CT –
Scan khác nhau không có ý nghĩa thống kê.
15
3.4.2. So sánh chiều cao khối bên
Bảng 3.35. So sánh chiều cao khối bên
đo trên xác và đo trên CT- Scan
Đốt sống Xác (n=44) CT- Scan (n=142) p
C3 13,9 ± 1,4 12,8 ± 0,9 >0,05
C4 13,1 ± 1,1 12,8 ± 0,9 >0,05
C5 13,2± 1,1 12,9 ± 0,9 >0,05

C6 13,4 ± 1,1 12,9 ± 0,9 >0,05
C7 10,7 ± 1,3 10,5 ± 1,2 >0,05
Chiều cao khối bên đo trên xác và đo trên CT - Scan khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
3.4.3. So sánh chiều rộng khối bên
Bảng 3.36. So sánh chiều rộng khối bên
đo trên xác và đo trên CT- Scan
Đốt sống Xác (n=44) CT-Scan (n=142) p
C3 12.9±1,9 11,8 ± 0,8 >0,05
C4 12,1 ± 1,6 11,8 ± 0,8 >0,05
C5 12,1 ± 1,4 11,9 ± 0,8 >0,05
C6 13,3 ± 1,1 12,9 ± 0,8 >0,05
C7 9,7±1,3 9,6±1,2 >0,05
Chiều rộng khối bên đo trên xác và đo trên CT - Scan khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
3.4.4. So sánh chiều dày khối bên
Bảng 3.37. So sánh chiều dày khối bên
đo trên xác và đo trên CT- Scan
Đốt sống Xác (n=44) CT-Scan (n=142) p
C3 12,3±1,1 11,2±0,8 >0,05
16
C4 11,3±1,1 11,2±0,8 >0,05
C5 11,4±1,1 11,2±0,8 >0,05
C6 11,5±1,1 11,2±0,7 >0,05
C7 8,2±0,7 8,2±0,8 >0,05
Chiều dày khối bên đo trên xác và đo trên CT - Scan khác nhau
không có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. Một số đặc điểm cột sống cổ thấp ở ngừơi Việt Nam

4.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của hai nhóm nghiên cứu
4.1.1.1. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm 1
Giới: số lượng nam (20) tương đương với số lựơng nữ (24). Tuổi:
tuổi từ 23 đến 93 tuổi. Tuổi trung bình từ 60 đến 70 tuổi. Đặc điểm
của các xác được nghiên cứu là xác được hiến sau khi chết vì vậy tuổi
trung bình trong nhóm 1 tương đối cao. So sánh với số liệu nghiên cứu
của Ugur Hasan nghiên cứu trên 14 xác nam và 6 xác nữ, tuổi từ 24
đến 72 tuổi. So sánh với số liệu nghiên cứu của Nishinome Masahiro
(2011) nghiên cứu 7 xác nam và 6 xác nữ, độ tuổi từ 64 đến 85 tuổi
4.1.1.2. Đặc điểm tuổi, giới của nhóm 2
72 nam và 70 nữ, trung bình 44 tuổi. So sánh với Cho J.I., Kim D.H.
chụp CT- Scan trên 20 nam và 10 nữ, tuổi từ 16 đến 48. So sánh với
Trần Ngọc Anh nghiên cứu cột sống cổ ở 165 người bình thường
không có bệnh lý cột sống tủy cổ: tuổi từ 25 tuổi trở lên, 126 nam và
39 nữ.
4.1.2. Cuống
Kích thước các cuống tăng dần từ đốt sống cổ C3 đến C7. Chiều
ngang từ 3,6-4mm, chiều cao từ 5,6-6,3mm, chiều dài từ 7,4-7,5mm
So sánh với Xu S.: chiều ngang của cuống từ 4.7- 5,3mm và chiều
cao trung bình từ 6-6,5mm. So sánh với Ugur Hasan: chiều cao từ 6,3-
6,9mm, chiều ngang từ 4,9 đến 6,0mm. Panjabi M.M. nhận thấy rằng:
17
kích thước cuống lớn nhất ở C2 và nhỏ nhất ở C3. Đặc biệt đường
kính ngang tăng dần từ C3 (5,1mm) đến C7 (6,6mm) và chiều cao
cuống tăng từ 6,7 đến 7,6mm (từ C3 - C7). Abumi K. vào năm 1994
đã báo cáo 58 trường hợp bắt vít vào cuống thành công trong điều trị
chấn thương cột sống cổ thấp.
Theo tác giả Yusof M.I. nghiên cứu trên 46 người dân Malaysia
nhỏ hơn 60 tuổi, nhận thấy rằng đường kính ngang bên trong trung
bình tại eo cuống cung từ 1.4 đến 2.8mm và chiều dày của thành

cuống 1.25 đến 1.46mm. Từ đó tác giả Yusof M.I. cho rằng sẽ rất
không an toàn khi sử dụng vít 3.5mm để bắt vào cuống.
Đường kính ngang của cuống là căn cứ để chọn đường kính vít cho
phù hợp. Ứng dụng vào phẫu thuật bắt vít cuống ở người Việt Nam:
chọn vít cuống cung C6, C7 là 3,5mm và 3mm cho cuống C3, C4, C5.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy trong hai năm từ 2009 đến 2010 có 3 trường
hợp bắt vít qua cuống C7, hai trường hợp bắt vít qua cuống C3- C4 và
hai trường hợp bắt vít qua cuống C5-C6, vít được chọn là vít 3,5mm.
Các trường hợp trên đều an toàn.
4.1.3. Góc ngang của cuống cung MAP(A)
Góc ngang cuống từ 39-42
0
. So sánh với Ugur Hasan: từ 38
0
-45
0
. So
sánh với tác giả Rath S.A.: từ 31 đến 50
0
.
Góc ngang cuống rất quan trọng, nếu sai hướng sẽ phá vỡ cuống gây tổn
thương tủy sống, thanh quản thực quản. Ứng dụng vào phẫu thuật bắt vít
cuống: chọn góc ngang để bắt vít vào cuống khoảng 40
0
.
4.1.4. Góc dọc của cuống MAP(S)
Có sự khác nhau giữa hai nhóm: góc cuống C3, C4 hướng lên trên,
góc C5, C6, C7 hướng xuống dưới. Kotani Y.(2006) nhận thấy góc
dọc hướng lên trên ở C3 và hướng xuống dưới ở C4,C5,C6,C7.
Ludwiq S. nhận xét: Góc dọc hướng lên trên ở C3,C4 và hướng xuống

dưới ở C5,C6,C7. Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương đồng
18
với Ludwig. Ứng dụng vào phẫu thuật chọn góc dọc để bắt vít vào
cuống:
- Đối với C3, C4: góc hướng lên trên lên trên từ 4 đến 8
0
. Đối với
C5: góc hướng xuống dưới khoảng 3
0
; C6, C7: góc hướng xuống dưới
khoảng 6
0
.

4.1.5. Khoảng cách giữa hai cuống (IPD)
Khoảng cách này tương đối đồng đều ở các đốt sống cổ từ C3 đến
C7(17mm). Bờ trong của khối bên thẳng hàng với bờ ngoài của màng
cứng tủy sống. Như vậy khi bắt vít thẳng góc với khối bên không bao
giờ phạm phải tủy sống.
4.1.6. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía
dưới PIRD
Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía dưới là 1,41mm. Kết
quả tương đồng với Ebraheim Nabil (1,4 - 1,6mm).
4.1.7. Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía
trên PSRD
PSRD = 0mm trong mọi trường hợp. Như vậy rễ thần kinh đi sát
với cuống phía dưới nó. Trong phẫu thuật bắt vít vào khối bên theo
phương pháp Magerl F. cần chú ý hướng đi lên của vít để tránh gây
tổn thương rễ thần kinh phía trên.
4.1.8. Góc đi ra của rễ thần kinh (REA)

Góc này giảm dần từ trên C3 xuống dưới C7. Càng xuống dưới góc
đi ra của rễ thần kinh càng khép lại.Kết quả của chúng tôi cũng tương
đồng với kết quả của Ugur Hasan.
4.1.9. Đường kính rễ thần kinh (NRD)
Đường kính rễ thần kinh tăng dần từ C3 đến C7. Kết quả của chúng
tôi cũng tương đồng với kết quả của Ugur Hasan (từ 2,7 đến 3,8mm)
4.1.10. Chiều rộng của thân đốt sống (CW)
19
Chiều rộng thân sống tăng dần từ C3 (19.81mm) đến C7 (22.11mm).
Ứng dụng chiều rộng thân sống để chọn chiều rộng của xương ghép
thay thế đốt sống bị vỡ.
4.1.11. Chiều cao thân đốt sống đo ở phía trước (CHa)
Chiều cao thân sống đo ở phía trước từ 12,41 đến 13,07mm. Số liệu
của chúng tôi có khác so với số liệu của Trần Ngọc Anh, Abuzayed
Bashar. Chiều cao thân sống là căn cứ để chọn chiều cao của xương
ghép thay thế thân sống bị vỡ phải cắt bỏ, nếu chọn ngắn hơn sẽ
không nắn được di lệch gập góc ra trước.
4.1.12. Chiều cao thân đốt sống đo ở phía sau CHp
Chiều cao thân đốt sống đo ở phía sau từ 12,18mm đến 12,53mm.
Chiều cao thân đốt sống đo ở phía trước lớn hơn chiều cao thân đốt
sống đo ở phía sau.
4.1.13. Đường kính trước sau thân đốt sống
Đường kính trước sau thân đốt sống cổ đo trên xác trung bình từ
14,7 đến 16,11. Đường kính trước sau thân đốt sống cổ đo trên CT-
Scan từ 14,85 đến 15,36. Sự khác nhau giữa hai phương pháp không
có ý nghĩa thống kê. Ứng dụng trong phẫu thuật: Đường kính trước
sau là căn cứ để chọn chiều dài của vít bắt vào thân đốt sống, nếu quá
ngắn sẽ không vững, nếu dài quá sẽ gây thương tổn tủy sống, động
mạch đốt sống.
4.1.14. Đường kính trước sau ống sống

Đường kính trước sau ống sống cổ thấp từ 13,87 đến 14,38.Phù hợp
với kết quả nghiên cứu của Trần Ngọc Anh, Nguyễn Văn Công
4.1.15. Chỉ số Torg
Chỉ số Torg từ 0,93 đến 0,97. Nghiên cứu này của chúng tôi cũng
phù hợp với nghiên cứu của Trần Ngọc Anh, Nguyễn Văn Công. Ứng
dụng trong phẫu thuật: khi có hẹp ống sống cổ, nên cắt bỏ mảnh
(lamina) để giải phóng chèn ép tủy.
20
4.2. Khối bên đốt sống cổ thấp
4.2.1. Chiều rộng khối bên
Chiều rộng khối bên C3,C4,C5 là 11,8mm, ở C7 là 9,6mm. Số liệu
của chúng tôi ở C7 nhỏ hơn với tác giả Cho J.I., Kim D.H. 11,47mm.
4.2.2. Chiều cao khối bên
Chiều cao của khối bên đồng đều ở các đốt sống cổ trên từ C3 đến
C6 13mm, nhưng lại giảm xuống ở C7 (10,6mm).
4.2.3. Chiều dày khối bên
Chiều dày của khối bên đồng đều ở các đốt sống cổ trên từ C3- C6
(11mm), nhưng lại giảm xuống rõ rệt ở C7 (8,2mm). Chính vì vậy
khối bên C7 ít được sử dụng để bắt vít.
4.2.4. Góc nhỏ nhất cần thiết để tránh động mạch đốt sống (α)
Góc nhỏ nhất để tránh tổn thương động mạch đốt sống đo theo phương
pháp Roy - Camille R. là 7,7
0
và đo theo phương pháp Magerl F. là 9,1
0
.
Góc α1 của chúng tôi nhỏ hơn góc của Roy - Camill R. (10
0
) và góc
α2 của chúng tôi nhỏ hơn rất nhiều so với góc của Magerl F. (25

0
) trên
người Châu Âu.
4.2.5. Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của
khối bên (β)
Góc lớn nhất của chúng tôi để đảm bảo vít qua 2 vỏ xương theo
phương pháp Roy - Camille R.là 20,9
0
, theo phương pháp Magerl F. là
22,2
0
.
Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai võ xương khối bên của chúng tôi
có khác biệt so với góc của Roy - Camille R. (10
0
), của Magerl F.
(25
0
). Trong nhóm nghiên cứu của chúng tôi động mạch đốt sống chỉ
chui vào lỗ ngang của C6 (không có trường hợp bất thường) vì vậy
chúng tôi không thực hiện đo các chỉ số α1, α2, β1, β2, d1, d2,
t1, t2 ở C7 như trong thiết kế của Cho J- I., Kim D.H.
21
4.2.6. Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của
lỗ ngang (d)
Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của lỗ ngang theo
phương pháp Roy - Camille R. là 12mm, theo Magerl F.là 13mm.
4.2.7. Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương (t)
Chiều dài t1=12mm và t2 =13mm
Chiều dài vít tối thiểu qua hai vỏ xương của khối bên của chúng tôi

nhỏ hơn so với Cho J.I., Kim D.H. So sánh với tác giả Ebraheim Nabil
chiều dài vít ở C3 đến C6 là 15-16 mm và 13.8mm ở C7.
4.2.8. Góc mặt khớp
Góc mặt khớp từ C3 đến C5 gần bằng nhau (43- 44
0
), lớn nhất ở C6
(50,05
0
), C7 (55,68
0
). Như vậy muốn bắt vít song song với mặt khớp
thì hướng vít lên trên trung bình là 43
0
, riêng ở C7 là 55
0
. Do đặc điểm
góc mặt khớp ở C7 lớn, vát lên trên nhiều do đó nếu bắt vào C7
thường sẽ bắt phạm vào mặt khớp phía dưới.
4.2.9. So sánh chiều dày khối bên và chiều dài từ mặt sau của
khối bên đến bờ sau của lỗ ngang (d)
Chiều dài từ mặt sau khối bên đến bờ sau lỗ ngang lớn hơn chiều dày
khối bên. Như vậy khi vít qua hai vỏ xương của khối bên vẫn chưa
phạm vào động mạch đốt sống.
4.3. Ứng dụng phẫu thuật chấn thương đốt sống cổ thấp
4.3.1. Trong phẫu thuật qua đường sau
4.3.1.1. Ứng dụng trong phẫu thuật bắt vít qua khối bên
Góc bắt vít vào khối bên:
Trong phương pháp Roy - Camille R.: điểm bắt vít là điểm giữa của
khối bên. Hướng đi của vít để tránh được động mạch đốt sống 8
0

(> α1=
8
0
), hướng đi của vít để qua hai vỏ xương là 20
0
. Như vậy góc an toàn từ
8
0
- 20
0
. Trong phương pháp Magerl F.: điểm bắt vít là 1mm phía trên
điểm giữa của khối bên. Hướng đi của vít để tránh được động mạch
22
đốt sống tối thiểu phải lớn hơn 10 độ ( > α1= 9
0
), hướng đi của vít để
qua hai vỏ xương là 22
0
. Như vậy góc an toàn của vít là từ 9
0
đến 22
0
.
Chiều dài vít: Trong phương pháp Roy - Camille R., chiều dài vít từ
12 đến 13mm. Trong phương pháp Magerl F. chiều dài vít từ 13mm
đến 14mm.
4.3.1.2. Ứng dụng trong bắt vít vào cuống qua đường cổ sau
Hướng vào trong từ 39 - 42
0
, hướng lên trên đối với C3,C4 (khoảng

7
0
) và hướng xuống dưới đối với C5, C6, C7 (khoảng 6
0
). Đường kính
ngang tại eo cuống cung là mốc quyết định chọn đường kính vít vì vậy
chọn vít 3,5mm ở C6, C7 và vít 3 mm ở C3, C4, C5
4.3.2. Trong phẫu thuật qua đường cổ trước
Chiều dài của vít bắt vào thân đốt sống được lựa chọn từ 14mm.
KẾT LUẬN
1. Một số đặc điểm giải phẫu cột sống cổ đoạn từ C3 đến C7
- Đường kính trước sau của thân đốt sống của C3 - C7 có trị số trung
bình là 15mm.
- Kích thước khối bên: (đơn vị: mm)
Chiều dày khối bên từ C3 - C7 là: 12,30; 11,32; 11,43; 11,57; 8,20.
Chiều rộng khối bên từ C3 đến C7 là: 12,95; 12,02; 12,14; 13,32; 9,7.
Chiều cao khối bên từ C3 đến C7 là: 13,89; 13,14; 13,23; 13,36;
10,61.
- Chiều dài từ mặt sau của khối bên đến bờ sau của lỗ
ngang (d) theo phương pháp Roy - Camille R. (d1), Magerl F. (d2):
Chiều dài d1 của C3; C4; C5; C6 là: 12,03; 12,00; 12,01, 11,99
Chiều dài d2 của C3; C4; C5; C6 là: 12,95, 12,93; 12,95; 12,92
- Chiều dài tối thiểu để vít qua hai vỏ xương theo phương pháp Roy -
Camille R. (t1), Magerl F. (t2):
Chiều dài t1 của C3; C4; C5; C6 là: 13,03; 12,95; 12,98, 12,90
Chiều dài t2 từ C3; C4; C5;: 13,19, 13,14; 13,17; 13,11
23
- Góc nhỏ nhất cần thiết để tránh động mạch đốt sống theo phương
pháp Roy - Camille R. (α 1), Magerl F. (α2): ( đơn vị: độ)
Góc α1 của C3; C4; C5; C6 là: 7,65; 7,61; 7,6; 7,69

Góc α2 của C3; C4; C5; C6 là: 9,11; 9,15; 9,17; 9,11
- Góc lớn nhất đảm bảo vít qua hai vỏ xương của khối bên theo
phương pháp Roy - Camille R.(β1), Magerl F.(β2): (đơn vị:
độ)
Góc β1 của C3; C4; C5; C6 là: 20,89; 20,85; 20,85; 20,87
Góc β2 của C3; C4; C5; C6 là: 22,20; 22,17; 22,17; 22,16
- Góc mặt khớp: (đơn vị: độ)
Góc mặt khớp của C3; C4; C5; C6; C7 là: 43,89; 43,90; 43,92;
50,05; 55,68
- Kích thước cuống: (đơn vị: mm)
Chiều ngang cuống của C3; C4; C5; C6; C7 là: 3,61; 3,75; 3,82; 4,01;
4,02mm
Chiều cao cuống của C3; C4; C5; C6; C7 là: 5,61; 5,91; 5,91; 6,30;
6,41mm
Chiều dài cuống của C3; C4; C5; C6; C7 là: 7,45; 7,55; 7,48; 7,57;
7,59mm
- Góc ngang cuống của C3; C4; C5; C6; C7 là : 39,50; 40,16; 41,05;
41,75; 42,07
0
- Góc dọc của cuống C3; C4; C5; C6; C7 là : 8,1; 4,8 ; -2,7; -5,2;
-5,6
0
- Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía dưới
của C3; C4; C5; C6; C7 là: 1,48; 1,48; 1,48; 1,41; 1,41mm
- Khoảng cách giữa cuống và rễ thần kinh phía trên = 0
2. Ứng dụng trong phẫu thuật gãy cột sống cổ thấp do chấn
thương
2.1. Ứng dụng trong phẫu thuật qua đường cổ trước: Đề nghị chọn
chiều dài trung bình của vít là 14mm đến 15mm.
2.2. Ứng dụng trong phẫu thuật cột sống cổ thấp bằng nẹp vít qua

đường cổ trước, cổ sau
Phương pháp bắt vít vào khối bên:
Phương pháp Roy - Camille R. biến đổi
* Điểm bắt vít: trung tâm của khối bên.
* Hướng: thẳng góc từ sau ra trước, ra ngoài từ 8
0
đến 20
0
.
* Chiều dài vít: 12 đến 13mm
24
Phương pháp Magerl F. biến đổi
* Điểm bắt vít: lên trên 1mm, vào trong 1mm so với vị trí trung tâm của
khối bên. * Hướng: lên trên 44
0
, ra ngoài một góc từ 9
0
đến 22
0
.
* Chiều dài vít 13 đến 14mm.
Phương pháp bắt vít vào cuống:
* Chọn vít 3mm ở C3, C4, C5 và vít 3,5mm ở C6, C7.
* Hướng: Góc hướng vào trong từ 39 - 42
0
. Góc hướng lên trên 7
0
đối
với C3, C4. Góc hướng xuống dưới khoảng 6
0

ở C5, C6, C7.
KIẾN NGHỊ
Đề tài cần được nghiên cứu trên mẫu lớn hơn, để tìm ra các chỉ số
cột sống cổ đặc trưng cho người Việt trưởng thành.
Rất mong các nhà lâm sàng tham khảo kết quả trên trong quá trình
phẫu thuật điều trị gãy cột sống cổ thấp do chấn thương.
25

×