Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

LIỆT đám rối CÁNH TAY ở TRẺ sơ SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

CHUYÊN ĐỀ
LIỆT ĐÁM RỐI CÁNH TAY Ở TRẺ SƠ SINH

GV hướng dẫn: TS. BS Nguyễn Thị Quỳnh Nga
Người thực hiện: BSNT 39 Chu Thị Phương Mai

HÀ NỘI - 2017


MỤC LỤC
I. Đại cương.......................................................................................................1
II. Nguyên nhân.................................................................................................1
III. Dịch tễ học..................................................................................................3
IV. Yếu tố nguy cơ và phòng ngừa ...................................................................4
V. Đặc điểm lâm sàng........................................................................................6
VI. Chẩn đoán ..................................................................................................9
VII. Điều trị ....................................................................................................11
1. Vật lý trị liệu............................................................................................11
2. Phẫu thuật.................................................................................................11
3. Tiêm độc tố botulinum.............................................................................12
4. Các vấn đề tâm lý xã hội..........................................................................12
VIII. Tiên lượng ..............................................................................................12
IX. Kết luận.....................................................................................................13
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
I. Đại cương
Đám rối cánh tay là một mạng lưới thần kinh hỗn hợp có nguồn gốc từ rễ
thần kinh vùng cổ và ngực trên, tận cùng khi các dây thần kinh có tên theo cơ
và da của vai và cánh tay được phân bố thần kinh. Mô tả lâm sàng đầu tiên
của trẻ sơ sinh bị liệt đám rối cánh tay (neonatal brachial plexus palsy, NBPP)
đã được báo cáo trong thập niên 1760. Vào cuối những năm 1800, các loại
khác nhau của liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh đã được xác định; Duchenne
và Erb trong các báo cáo riêng biệt đã mô tả tổn thương thần kinh thân trên
tới các rễ thần kinh C5 và C6, bây giờ gọi là liệt Erb hoặc liệt Duchenne-Erb
[2, 3], và Klumpke đã mô tả tổn thương thần kinh thân dưới liên quan đến các
rễ thần kinh C8 và T1 [4]. Sau đó, liệt tất cả các rễ thần kinh từ C5 đến T1 đã
được báo cáo.
Các tranh cãi lớn về liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh xoay quanh các
nguyên nhân gây bệnh và điều trị. Một khi chẩn đoán được xác định, những gì
nghiên cứu này cần được thực hiện? Tần suất đẻ khó do vai hoặc can thiệp
sản khoa góp phần vào nguyên nhân gây bệnh? Vai trò của các phương pháp
điều trị phục hồi chức năng là gì? Khi nào phẫu thuật thần kinh nên được xem
xét? Khi nào can thiệp chỉnh hình là cần thiết? Tiên lượng phục hồi hoàn toàn
hoặc một phần? Thật không may, các tài liệu cung cấp một loạt các câu trả lời
khác nhau cho những câu hỏi được đặt ra và vẫn còn tranh cãi. Ngoài ra, chất
lượng của các bằng chứng được công bố về liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh
không tối ưu; các nghiên cứu tiến cứu dựa vào quần thể có chất lượng cao với
phân tích tiềm năng, đủ theo dõi và đánh giá rõ ràng còn khan hiếm [5].
II. Nguyên nhân
Các cơ chế tiềm ẩn của liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh bao gồm kéo
dãn, đè ép, thâm nhiễm và thiếu oxy [6]. Trong số này, kéo dãn được coi là cơ
chế phổ biến nhất. Ngoài ra, kéo dãn có thể góp phần vào tổn thương đám rối



2
cánh tay trong các trường hợp nguyên nhân chính là một trong các cơ chế
khác. Nguyên nhân của liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh theo truyền thống là
do sự kéo từ phía bên của bác sĩ lên đầu thai nhi, điển hình khi đẻ khó do vai
cản trở sự sinh nở. Sự kéo dãn phía bên hướng xuống dưới (tức là uốn cổ khỏi
vai trước và hướng về phía vai sau) làm tăng sự căng của đám rối cánh tay so
với lực kéo quanh trục xuống dưới (tức là dùng lực song song với cột sống
thai nhi) [7].
Tuy nhiên, liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay cả khi
lực kéo theo trục được áp dụng đúng cách; sự xuất hiện của liệt đám rối cánh
tay sau khi sinh không tự động cho thấy người thực hành đã dùng các lực
hoặc các động tác gây ra tổn thương thần kinh [7]. Các lực co bóp tử cung và
sự đẩy của người mẹ có lẽ là đủ để gây ra sự kéo dãn quá mức lên đám rối
cánh tay [7]. Ngoài ra, các yếu tố trước sinh có thể dẫn đến liệt đám rối cánh
tay, bao gồm các bất thường tử cung như bất thường Müllerian và u xơ có thể
dẫn đến sự sai lệch vị trí và đè nén lên bào thai.
Hơn nữa, nhiều trường hợp tổn thương đám rối cánh tay xảy ra độc lập
với tình trạng đẻ khó do vai hoặc lực tác động quá mức:
● Một tỷ lệ đáng kể các trường hợp liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh
không liên quan đến tình trạng đẻ khó do vai.
● Trong một báo cáo, liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh thoáng qua xảy
ra ở cánh tay sau sau khi sinh thường ngả âm đạo mà không có đẻ khó do vai
hoặc lực kéo lên đầu thai nhi.
● Liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh đã được thấy sau khi sinh mổ.
● Tổn thương trước khi sinh đã được ghi nhận ở một số trẻ bị ảnh hưởng.
Tổn thương thần kinh ngoại vi có thể được định nghĩa là liệt nhẹ thần
kinh không thoái hóa ngoại vi (neurapraxia), đứt sợt trục trục thần kinh
(axonotmesis) và đứt đoạn dây thần kinh (neurotmesis), dựa trên mức độ



3
nghiêm trọng và lan toả của tổn thương đối với các thành phần cấu trúc của
thần kinh ngoại vi, bao gồm các tế bào Schwann, các sợi trục và các mô liên
kết xung quanh.
● Neurapraxia thường do một tổn thương nhẹ (ví dụ, thiếu máu, lực nén
cơ học, các yếu tố chuyển hoá hoặc độc chất) gây ra sự mất myelin khu trú,
nhưng không mất tính toàn vẹn của sợi trục trong vùng bị tổn thương; loại tổn
thương này thường có tiên lượng hồi phục thuận lợi.
● Axonotmesis thường xuất hiện như là kết quả của tổn thương nghiền
nát, tổn thương kéo căng dây thần kinh hoặc tổn thương va đập; sợi trục và vỏ
myelin bị tổn thương cục bộ nhưng không thể hồi phục được. Tuy nhiên, các
mô đệm xung quanh, bao gồm nội mô thần kinh và xung quanh thần kinh, vẫn
còn nguyên vẹn; khả năng hồi phục là trung gian.
● Neurotmesis thường xảy ra nhất khi kết hợp với các tổn thương
nghiêm trọng. Sợi trục, vỏ myelin, và mô đệm xung quanh đều bị tổn thương
không hồi phục. Sự liên tục bên ngoài của dây thần kinh bị tổn thương thường
bị gián đoạn. Không có sự hồi phục đáng kể nào xảy ra với tổn thương như
vậy trừ khi phẫu thuật được thực hiện.
III. Dịch tễ học
Liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh không phổ biến, với tần suất gặp từ
0.04 đến 0.3% trẻ sinh sống. Ước tính có 5.420 trường hợp mới mắc liệt đám
rối cánh tay ở trẻ sơ sinh xảy ra mỗi năm ở Hoa Kỳ [8].
Mặc dù có những tiến bộ trong sản khoa hiện đại, tỷ lệ mắc vẫn không
giảm trong 3 thập kỷ qua. Ở Thụy Điển, đã có sự gia tăng thực sự trong tỷ lệ
mắc bệnh không rõ lý do, nhưng trọng lượng khi sinh cao hơn trong quần thể
dân số có thể góp phần gây ra điều đó. Tỷ lệ liệt đám rối thần kinh ở trẻ sơ
sinh tăng cùng với cân nặng, được thể hiện trong một phân tích gộp: tỷ lệ mắc
trung bình là 0,9 trên 1.000 cho trẻ sơ sinh có trọng lượng dưới 4.000 g, 1,8



4
trên 1.000 cho trẻ sơ sinh có trọng lượng 4.000 đến 4.500 g và 2,6 trên 1,000
đối với trẻ sơ sinh có trọng lượng hơn 4.500 g [9].
Tỷ lệ tổn thương đám rối thần kinh thấp đã giảm đáng kể cùng với sự
giảm sinh ngôi mông đường âm đạo, có thể dẫn đến quá dạng vai. al-Qattan
và cộng sự tìm thấy chỉ có 20 trường hợp tổn thương đám rối thần kinh thấp
trong số 3.308 trường hợp liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh. Tổn thương toàn
bộ đám rối được báo cáo chiếm 18% các trường hợp liệt đám rối cánh tay ở
trẻ sơ sinh.
Không có dữ liệu về tỷ lệ mắc ở Brazil, nhưng tỷ lệ có lẽ thấp hơn do tỷ
lệ cao mổ lấy thai ở Brazil.
Trong cả một tổng quan hệ thống năm 2014 về 40 nghiên cứu hồi cứu từ
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) và một nghiên cứu phân tích dữ liệu
của các trẻ xuất viện ở Hoa Kỳ, tỷ lệ tích lũy của liệt đám rối cánh tay sơ sinh
là 0,15%.
Tổng quan hệ thống của ACOG năm 2014 ghi nhận các quan sát bổ sung
sau đây [10]:
● Trong số các ca đẻ khó do vai, tỷ lệ liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh
thoáng qua dao động từ 1 đến 17%, trong khi tỷ lệ liệt đám rối cánh tay ở trẻ
sơ sinh tồn tại dai dẳng trong một năm hoặc lâu hơn sau khi sinh dao động
0,5-1,6%
● Trong số các ca đẻ mà không ghi nhận đẻ khó do vai, tỷ lệ mắc liệt
đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh là khoảng 0,9%
● Với mổ lấy thai, tỷ lệ mắc liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh dao động
tử 0,03 đến 0,15%.
IV. Yếu tố nguy cơ và phòng ngừa [9, 10]
Các yếu tố nguy cơ cho liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh có thể từ mẹ,
thai, và quá trình đẻ (Bảng 1). Ước tính có khoảng 45% các tổn thương liệt



5
đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh liên quan với đẻ khó do vai. Phổ biến nhất, đẻ
khó do vai xảy ra mà không có dấu hiệu báo trước. Các yếu tố liên quan với
đẻ khó do vai bao gồm: thai to, đái tháo đường thai kỳ của mẹ, mẹ tầm vóc
lùn, bất thường giải phẫu vùng chậu, tiền sử đẻ khó do vai, thai già tháng, hỗ
trợ sinh đường âm đạo, pha hoạt động của giai đoạn sinh đầu tiên kéo dài, và
giai đoạn sinh thứ hai kéo dài.

Không có các biện pháp được chứng minh có thể dự đoán hoặc ngăn
ngừa liệt đám rối thần kinh cánh tay ở trẻ sơ sinh. Sự xuất hiện của đẻ khó do
vai không thể dự đoán được chính xác dựa trên cơ sở các yếu tố nguy cơ
trước sinh hoặc bất thường sinh nở. Do đó, các bác sỹ lâm sàng nên chuẩn bị
cho tình trạng kẹt vai có thể xảy ra trong tất cả các trường hợp sinh đường âm
đạo và nhận thức được các thủ thuật khác nhau đã được chứng minh là có
hiệu quả trong trường hợp đẻ vai bị ảnh hưởng.


6
Mặc dù thiếu các biện pháp can thiệp đã được kiểm chứng có thể ngăn
ngừa liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh, có một số tình huống lâm sàng mà
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ đề nghị các bác sĩ thực hành xem xét một sự
thay đổi về xử trí sản khoa thông thường:
● Nghi ngờ thai khổng lồ với ước lượng trọng lượng thai > 5000 g ở phụ
nữ không bị đái tháo đường hoặc > 4500 g ở phụ nữ bị đái tháo đường.
● Kẹt vai được nhận thấy trước đó, đặc biệt khi có liên quan với tổn
thương sơ sinh nặng
● Đẻ can thiệp với trọng lượng thai > 4000 g
V. Đặc điểm lâm sàng [10]


Hình 1. Đám rối thần kinh cánh tay


7
Đặc điểm lâm sàng có thể được phân loại theo cấu trúc giải phẫu bị tổn
thương. Liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh là một tổn thương vùng trên xương
đòn gây ảnh hưởng lần lượt đến các thân đám rối cánh tay trên (C5-C6), giữa
(C7) và dưới (C8-T1). Phía bên phải bị ảnh hưởng ở 2/3 trường hợp. Các trường
hợp bị cả hai bên được thấy lên đến 5%, nhưng thường không đối xứng.
Tổn thương đơn độc ở thân trên (C5-C6), còn gọi là liệt của Erb hoặc tổn
thương Narakas độ I, xảy ra trong khoảng một nửa trường hợp. Tư thế chi
điển hình được gọi là "tay của người phục vụ", trong đó cánh tay được đưa ra
và xoay vòng bên trong, khuỷu tay duỗi, và cổ tay gấp (Hình 2). Các phản xạ
Moro vắng mặt ở bên bị ảnh hưởng, nhưng phản xạ nắm là bình thường.
Giảm vận động bao gồm giạng vai, xoay ngoài và gấp khuỷu tay. Phản xạ gân
cơ nhị đầu bị mất, nhưng cảm giác đau thường được bảo tồn.

Hình 2. Tổn thương thân trên đám rối cánh tay


8
Tổn thương thân trên và giữa (C5-C7), hoặc tổn thương Narakas độ II,
chiếm 1/3 tổng số các trường hợp. Ngoài việc giảm vận động như trong
trường hợp liệt của Erb, duỗi khuỷu tay và cổ tay cũng bị tổn thương. Gấp
ngón tay vẫn thực hiện được, nhưng thường yếu hơn bên lành. Tất cả phản xạ
đều biến mất ở bên chi bị ảnh hưởng. Cảm giác đau có thể bị mất ở ngón cái
hoặc ngón giữa, và điều này liên quan đến tiên lượng xấu.
Tổn thương toàn bộ đám rối (C5-T1) được thấy trong 17% các trường
hợp còn lại. Một số bệnh nhân vẫn có thể thấy những vận động nhỏ của ngón
tay và được phân loại là tổn thương Narakas độ III. Hình ảnh của tổn thương

Narakas độ IV là liệt hoàn toàn cánh tay, với cảm giác bất thường, và tổn
thương thần kinh giao cảm của mắt được gọi là hội chứng Claude-BernardHorner (Hình 3).

Hình 3. Bệnh nhân tổn thương toàn bộ đám rối cánh tay bên phải


9
Tổn thương đơn độc thân dưới đám rối cánh tay, được gọi là liệt của
Klumpke, rất hiếm gặp. Hầu hết các trường hợp được báo cáo đều có thể là
tổn thương toàn bộ đám rối cánh tay nhưng chức năng thân trên đám rối cánh
tay được phục hồi sau một thời gian. Những bệnh nhân này biểu hiện một tư
thế muộn của gấp khuỷu tay, duỗi cổ tay và ngửa bàn tay được gọi là "tay của
người ăn xin" (beggar’s hand).

Hình 4. Liệt của Klumpke (Klumpke’s palsy)
Các tổn thương liên quan đến liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh bao gồm
gãy xương đòn và gãy xương đùi, trật khớp vai, trật cột sống cổ, tổn thương
tuỷ cổ, và liệt mặt. Những điều này xảy ra trong ≤ 10% các trường hợp. Tổn
thương thần kinh hoành (xuất phát từ C3, C4, và C5) với tình trạng liệt cơ
hoành đi kèm trong một số ít các trường hợp liệt của Erb (tổn thương thân
trên đám rối cánh tay).
VI. Chẩn đoán [10]
Chẩn đoán liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh được thực hiện bằng cách
phát hiện sự yếu của cánh tay khi sinh với sự phân bố phù hợp với tổn thương
đám rối cánh tay. Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán là đơn giản. Tuy nhiên,
việc xác định vùng liệt ở trẻ sơ sinh có thể khó khăn, một phần do trẻ sơ sinh


10
bình thường có xu hướng vận động cánh tay tương đối ít ngay sau khi sinh.

Ngoài ra, sự phân bố vùng liệt của một số loại liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh
cũng tương tự như các tổn thương đám rối khác không phải đám rối cánh tay.
Liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh có thể bị nhầm lẫn với một tình trạng
gọi là giả liệt. Đây là khi trẻ sơ sinh bị gãy xương và không di chuyển cánh
tay vì đau, nhưng không có tổn thương thần kinh [11].
Việc chẩn đoán ban đầu liệt đám rối cánh tay bắt đầu với khai thác tiền
sử gia đình, bà mẹ và chu sinh hoàn chỉnh. Trẻ sơ sinh nên được đánh giá
bằng khám lâm sàng và chụp X quang để tìm gãy xương hoặc bất cứ các tổn
thương khác. Khám thần kinh nên bao gồm việc quan sát các vận động tự
nhiên, vận động thụ động và chủ động, đáp ứng vận động và cảm giác với
kích thích, và đánh giá phản xạ để tìm dấu hiệu của sự thiếu hụt thần kinh khu
trú hoặc lan toả.
● Một số tư thế (ví dụ, "tay của người bồi bàn") có liên quan đến các loại
tổn thương cụ thể của liệt đám rối cánh tay
● Phản xạ Moro bất đối xứng nên nghi ngờ liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh
● Sụp mi và đồng tử co nhỏ (hội chứng Horner) cho thấy có sự tổn
thương của thân dưới
● Sự giãn nở lồng ngực không đối xứng và giảm oxy gợi ý rằng liệt đám
rối cánh tay có liên quan tới liệt cơ hoành thứ phát do tổn thương thần kinh
hoành.
● Sự xuất hiện sớm của hạn chế vận động thụ động cho thấy tổn thương
thần kinh ngoại vi xảy ra trong tử cung hoặc do tình trạng rối loạn cơ xương
khác là phù hợp, vì sự co cứng và trật khớp sẽ phát triển vài tháng sau tổn
thương thần kinh
● Liệt nửa người hoặc thiếu hụt thần kinh lan toả làm tăng nghi ngờ về
nguyên nhân từ hệ thần kinh trung ương


11
VII. Điều trị [10]

1. Vật lý trị liệu
Việc điều trị ban đầu liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh bao gồm các biện
pháp được thiết kế để phòng ngừa co cứng, bao gồm các bài tập vận động thụ
động ở tất cả các khớp liên quan bắt đầu vào nửa sau của tuần đầu sau khi
sinh, các nẹp hỗ trợ khi cần thiết để phòng ngừa gấp ngón tay hoặc co cứng
khớp khuỷu tay, và tăng cường cơ lực và chức năng bình thường.
2. Phẫu thuật
Can thiệp phẫu thuật cho liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh được ủng hộ
trong một số trường hợp chọn lọc có tổn thương thần kinh nặng hoặc nếu
phục hồi chức năng không xảy ra trong vòng ba đến chín tháng, nhưng không
có sự đồng thuận nào về lợi ích hoặc thời gian của phẫu thuật. Vấn đề trở nên
nghiêm trọng hơn do thiếu các nghiên cứu ngẫu nhiên đa trung tâm và những
thử nghiệm ngẫu nhiên. Trong các bài đánh giá và báo cáo khác nhau, chỉ
định phẫu thuật sửa chữa hoặc tái tạo thần kinh bao gồm:
● Bệnh đám rối thần kinh lan toả và các tổn thương rễ thần kinh trước hạch
● Các tổn thương đứt đoạn thần kinh hoặc rách rễ thần kinh
● Sự phục hồi chức năng không đầy đủ:
• Thiếu lực chống lại trọng lực của gấp khuỷu tay vào ba tháng tuổi
• Vắng mặt hoặc khiếm khuyết nghiêm trọng chức năng bàn tay trong ba
tháng ở một trẻ liệt hoàn toàn cánh tay khi sinh
• Trẻ nhỏ không có khả năng đưa bánh quy vào miệng với chi bị ảnh
hưởng vào lúc chín tháng (test bánh quy)
• Trẻ nhỏ không có khả năng sử dụng cánh tay bị ảnh hưởng để lấy một
chiếc khăn che mặt vào lúc sáu tháng (test khăn)
• Chức năng bàn tay tương đối tốt nhưng giảm cố định duỗi cổ tay chủ
động, nâng vai yếu, và không xoay ngoài được vai lúc sáu tháng tuổi


12
3. Tiêm độc tố botulinum

Tiêm độc tố botulinum đã được sử dụng để điều trị chứng co cứng và
mất phối hợp cơ liên quan đến liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh, nhưng dữ
liệu còn hạn chế và là hồi cứu. Các lợi ích lâm sàng của can thiệp này cần
được nghiên cứu thêm trước khi nó có thể được khuyến cáo sử dụng.
4. Các vấn đề tâm lý xã hội
Một số trẻ em bị liệt đám rối cánh tay có liên quan đến các vấn đề về tâm
lý xã hội ngoài những hạn chế về chức năng, cả hai đều có thể ảnh hưởng đến
chất lượng cuộc sống. Trong một nghiên cứu sử dụng nhóm đích đã phỏng
vấn 48 trẻ em (từ 8 đến 18 tuổi) bị liệt đám rối cánh tay và gia đình họ, những
hạn chế trong các hoạt động và sự tham gia (ví dụ như các vấn đề về thể thao)
là phổ biến nhất. Những trẻ lớn hơn được báo cáo có ít vấn đề hơn liên quan
đến khiếm khuyết của chúng, có lẽ vì những khả năng đối phó được cải thiện.
Trong một báo cáo khác so sánh 42 trẻ em bị liệt đám rối cánh tay và gia đình
với 43 trẻ khỏe mạnh và gia đình, trẻ em bị liệt đám rối cánh tay có điểm số
vấn đề cao hơn với các thông số bao gồm: lo lắng /trầm cảm, các vấn đề xã
hội, các vấn đề suy nghĩ, hành vi phạm tội và hành vi hung hăng; bà mẹ có
con bị liệt đám rối cánh tay bị tăng stress hơn.
VIII. Tiên lượng [12]
Tiến triển tự nhiên của liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh không được xác
định chính xác. Sự hồi phục tự nhiên xảy ra trong vòng một đến ba tháng
trong nhiều trường hợp nếu không phải là hầu hết các trường hợp liệt đám rối
cánh tay ở trẻ sơ sinh, nhưng sự suy giảm chức năng kéo dài được thấy trong
18 đến 50% các bệnh nhân. Sự khác biệt lớn giữa các báo cáo có thể là do
một số vấn đề gây nhầm lẫn trong y văn, bao gồm sự khác biệt về các thương
tổn xảy ra với tổn thương đám rối cánh tay, khoảng thời gian theo dõi, định
nghĩa về sự hồi phục và sai số tiềm ẩn (ví dụ, nhiều trẻ sơ sinh bị liệt thân trên


13
đám rối cánh tay phục hồi tự nhiên và không được chuyển đến các trung tâm

mà ở đó đưa ra nhiều nghiên cứu nhất).
Các tổn thương ban đầu càng lan rộng liên quan đến liệt toàn bộ đám rối
cánh tay (panplexopathy) cho thấy một kết quả kém thuận lợi hơn khi so sánh
với liệt thân trên đám rối cánh tay (Erb). Ví dụ, một nghiên cứu ở Thụy Điển
trên 93 trẻ em bị liệt đám rối cánh tay ở sơ sinh từ khi sinh ra đến 18 tháng
tuổi. Nhìn chung, phục hồi chức năng hoàn toàn trước 18 tháng tuổi đã được
ghi nhận ở 82%. Trẻ bị liệt C5 và C6 có tỷ lệ hồi phục chức năng cao nhất (61
trong số 64 [95%]), trẻ bị liệt C5 đến C7 có tỷ lệ trung bình (7 trong số 11
[64%]) và trẻ bị liệt từ C5 đến T1 có tỷ lệ thấp nhất (3 trong 14 [21%]).
Trong các nghiên cứu khác nhau, các yếu tố tiên lượng thuận lợi cho liệt
đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh bao gồm:
● Cải thiện lâm sàng sớm (tức là bắt đầu sự hồi phục trong vòng hai đến
bốn tuần)
● Gấp khuỷu vào ba tháng tuổi
● Lực gấp khuỷu bình thường hoặc gần bình thường, xoay ngoài khớp
vai, và ngửa cẳng tay khi ba tháng tuổi
● Sự hồi phục sức mạnh chống lại trọng lực của cơ nhị đầu cánh tay, cơ
tam đầu cánh tay và cơ delta trong vòng 4.5 tháng
Ngược lại, sự vắng mặt của sự cải thiện tự nhiên theo thời gian có liên
quan đến khả năng phục hồi giảm đi.
IX. Kết luận
● Nguyên nhân của liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh là do sự kéo giãn từ
phía bên lên đầu thai nhi của thầy thuốc, điển hình là khi kẹt vai gây đẻ khó. Tuy
nhiên, liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ngay cả khi kéo theo trục
được thực hiện đúng cách; sự xuất hiện của liệt đám rối cánh tay sau khi sinh
không tự động cho thấy người thầy thuốc đã dùng các lực hoặc các động tác gây


14
ra tổn thương thần kinh. Nhiều trường hợp liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh

không phải do đẻ khó do kẹt vai hoặc lực kéo quá mức khi sinh.
● Liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh không phổ biến. Yếu tố nguy cơ
duy nhất được xác định cho liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh là đẻ khó do kẹt
vai. Không có biện pháp nào được chứng minh có thể tiên đoán hoặc phòng
ngừa liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh.
● Trên thực tế, liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh có thể được chia thành:
phổ biến là liệt thân trên đám rối cánh tay liên quan đến tổn thương C5, C6,
và thỉnh thoảng C7 (liệt của Erb) và ít phổ biến hơn là liệt toàn bộ đám rối
cánh tay có liên quan đến tất cả các rễ từ C5 đến T1.
● Chẩn đoán liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh dựa trên lâm sàng khi
cánh tay yếu khi sinh phù hợp với sự phân bố tổn thương đám rối cánh tay.
Trong nhiều trường hợp, chẩn đoán là đơn giản. Các xét nghiệm bổ sung có
thể hữu ích cho các quyết định điều trị về nhu cầu phẫu thuật sửa chữa hoặc
tái tạo thần kinh bao gồm điện cơ và chẩn đoán hình ảnh. Do tác động tiềm
tàng lên tiên lượng và các vấn đề y khoa, các bác sĩ thực hành nên cố gắng
xác định thời điểm khi liệt đám rối thần kinh cánh tay xảy ra.
● Điều trị liệt đám rối cánh tay ở trẻ sơ sinh còn nhiều tranh cãi. Một
thời gian vật lý trị liệu và quan sát để chứng minh sự phục hồi thường được áp
dụng. Can thiệp phẫu thuật được ủng hộ trong một số trường hợp chọn lọc
nếu phục hồi chức năng không xảy ra trong vòng ba đến chín tháng, nhưng
không có sự đồng thuận về lợi ích hoặc thời gian phẫu thuật. Chuyển bệnh
nhân sớm đến một trung tâm có chuyên môn trong điều trị liệt đám rối cánh
tay ở trẻ sơ sinh có thể cải thiện kết quả cuối cùng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. McGillicuddy JE. Neonatal brachial plexus palsy - historical perspective. J

Pediatr Rehabil Med 2011; 4:99.
2. Duchenne GBA. De l'électrisation localisée et de son application à la

pathologie et à la thérapeutique, Troisième édition, J.B. Baillière, Paris
1872. p.357.
3. Erb WH. Ueber eine eigenthümliche Localisation von Lähmungen im Plexus
brachialis, Carl Winter's Universitätbuchhandlung, Heidelberg 1874.
4. Klumpke A. Contribution a l'Étude des paralyses radiculaires du plexus

brachial: Paralyses radiculaires totales, paralyses radiculaires inferieurs,
de la participation du fillets sympathetique oculo-papillaires dans ces
paralyses. Rev Med 1885; 5:591. 5:738.
5. Pondaag W, Gert van Dijk J, Malessy MJ. Obstetric brachial plexus palsy.

Dev Med Child Neurol 2010; 52:502.
6. Alfonso DT. Causes of neonatal brachial plexus palsy. Bull NYU Hosp Jt

Dis 2011; 69:11.
7. Executive summary: Neonatal brachial plexus palsy. Report of the

American College of Obstetricians and Gynecologists' Task Force on
Neonatal Brachial Plexus Palsy. Obstet Gynecol 2014; 123:902.
8. Foad SL, Mehlman CT, Ying J. The epidemiology of neonatal brachial

plexus palsy in the United States. J Bone Joint Surg Am 2008; 90:1258.
9. Carlos Otto Heise, Roberto Martins, Mário Siqueira. Neonatal brachial
plexus palsy: a permanent Challenge 2015.
10. />11. />12. Ouzounian JG. Risk factors for neonatal brachial plexus palsy. Semin

Perinatol 2014; 38:219.




×