Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Nghiên cứu giải phẫu động mạch vành trên hình ảnh chụp 64 MSCT so với hình ảnh chụp mạch vành qua da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 52 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Giải phẫu ĐMV được chú tâm nghiên cứu từ lâu, nhiều tác giả tiếp cận
với nhiều kỹ thuật khác nhau. Các nghiên cứu kinh điển đã khảo sát và mô tả
khá chi tiết ĐMV thông qua các kỹ thuật phẫu tích, làm khuôn đúc động mạch
hay chụp x quang mạch máu thông thường. Các phim chụp mạch trên bệnh
nhân, như chụp mạch vành qua da, MSCT, cũng có thể được sử dụng để mô tả
một số đặc điểm giải phẫu khi các tổn thương mạch không ảnh hưởng tới
những đặc điểm này. Để thấy được giá trị của việc mô tả giải phẫu ĐMV trên
phim chụp MSCT 64, chúng tôi xin tổng quan về 5 kỹ thuật nghiên cứu giải
phẫu ĐMV: phẫu tích, làm khuôn đúc động mạch, chụp x quang mạch máu
thường quy, chụp mạch vành qua da và MSCT 64.


2

PHẦN 1
KỸ THUẬT PHẪU TÍCH (Gross Anatomic Inspection)
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Giải phẫu hệ tuần hoàn nói chung và ĐMV nói riêng đã được nghiên
cứu, mô tả thông qua phẫu tích từ trước công nguyên. Thời Phục Hưng,
Leonardo – da Vanci (1452 – 1519) khi mô tả về động mạch vành đã chỉ ra có
hai động mạch xuất phát từ phần lên của ĐM chủ. (O’ Malley CD, 1982),
(Popham, 1946)

Hình 1.1. Leonardo – da Vanci (14521– 1519
Vesalius –A (1514 – 1564) chỉ ra một số bất thường của ĐM vành như
ĐMV phải từ ĐMV trái hay ĐMV trái đi trước ĐM phổi (Vesalius, 1544)


Hình 1.2. Vesalius, Andreas 1568


3
Năm 1761 hệ thống động mạch vành được mô tả đầy đủ và chính xác bởi
G.P. Morgagni (Baroldi, G; Scomazzoni, G, 1967). Nhiều tác giả sau tiếp tục
nghiên cứu, phát hiện và bổ xung thêm các biến thể giải phẫu như Grant and
Regnier (Grant RT, Regnier M, 1926) trong suốt đầu thế kỷ 20.
1.2. Kỹ thuật
Đây là phương pháp nghiên cứu kinh điển, có từ trước công nguyên
(Mason, Stephen F., 1962). Phương pháp được tiến hành trên các tiêu bản đã
được cố định bằng formalin, cồn hay trên các tiêu bản tươi. Có thể phẫu tích
dọc theo đường đi của ĐM hay các ĐM được bơm thuốc mầu vào trong lòng
mạch, sau đó phẫu tích theo chỉ điểm của mầu trong lòng mạch, từ vùng
nguyên uỷ đến các nhánh tận. Trong quá trình phẫu tích, vừa bộc lộ ĐM vừa
nhận định và ghi lại vị trí, nguyên uỷ, đường đi, liên quan của ĐM với các
thành phần xung quanh, đồng thời có thể đo chiều dài và đường kính của
mạch. Đây là kỹ thuật cho phép khảo sát toàn bộ hệ ĐM vành. Tuy nhiên, để
phẫu tích nhận định các nhánh nhỏ và vòng nối thì gặp nhiều khó khăn và
thiếu các tiêu bản để thực hiện trên số lượng lớn.
1.3. Tiến hành kỹ thuật
Thời kỳ đầu các tác giả đã phẫu tích dọc theo đường đi của các mạch
máu, tuy nhiên với các mạch nhỏ thì lưỡi dao thường gây tổn thương các
mạch nhỏ, do đó Galen (Furley, D, and J. Wilkie, 1984) đã đề xuất kỹ thuật,
đưa các que gỗ nhỏ vào trong lòng mạch, rồi phẫu tích dọc theo để hạn chế
tác động trực tiếp vào các mạch máu.

Hình 1.3. Các que làm chỉ điểm trong quá trình phẫu tích (Gerard de
Lairesse, 1685)



4
Kỹ thuật này cũng được các tác giả tiếp tục sử dụng trong thế kỷ 17. Tuy
nhiên, trong quá trình luồn các que gỗ vào các mạch nhỏ cũng bị hạn chế.
Đồng thời, có thể khảo sát chiều dài và đường kính của từng mạch máu hay
mỗi phân đoạn.

Hình 1.4. Hình ảnh phẫu tích bộc lộ ĐMV (Baroldi, G;, 1967).
1.4. Ưu điểm của kỹ thuật
Là kỹ thuật đơn giản nhất, chi phí thấp, có khả năng đánh giá tương đối
đầy đủ về hình thái giải phẫu của ĐMV. Đánh giá về nguyên ủy, kỹ thuật
không những chỉ ra ĐM được tách ra từ ĐM nào, mà còn đánh giá mối tương
quan giữa ĐMV với các xoang ĐM vành hay giữa lỗ ĐMV so với mép các
van bán nguyệt (B Pejkovic, I Krajnc and F Anderhuber , 2008), (Sliver MA,
Roberts WC., 1985)


5

Hình 1.5. Vị trí lỗ ĐMV so với mém van ĐM chủ (Skandalakis JE, Gray
SW, Rowe JS , 1980)
Đánh giá về đường đi của ĐMV, kỹ thuật có ưu thế trong mô tả chiều hướng
của ĐMV so với ĐM chủ hay so với mô liên kết trong rãnh vành. Với ưu
điểm này, nhiều tác giả đã có những phát hiện mới trong mối tương quan giữa
góc tạo bởi ĐMV và các xoang vành. (Paolo Angelini, Salvador Villason,
Albert V. Chan,Jr., and Jos6 G. Diez , 1999). Hay những phát hiện các sợi cơ
tim bắt chéo trước các ĐMV, do các nhánh mạch không đi trong rãnh vành mà
đi sâu vào lớp cơ tim. Từ hiện tượng các sợi cơ bắt chéo trước ĐM, các tác
giả đã đưa ra khái niệm cầu cơ ĐMV (Pólacek 1961 hay Bloor và Lowman
1963)


Hình 1.6. Mô phỏng hướng đi của ĐMV so với xoang vành (Paolo
Angelini)
1.5. Nhược điểm của kỹ thuật
Trong đánh giá các nhánh mạch nhỏ hay đoạn xa của ĐMV thì kỹ thuật
này bộ lộ ra những hạn chế. Đặc biệt trong mô tả các nhánh đi sâu vào lớp cơ,
cũng như các biến đổi giải phẫu của các nhánh mạch nhỏ này. Với sự hỗ trợ


6
thêm bởi các phương tiện như kính lúp thì kỹ thuật này đã có khả năng đánh
giá được các nhánh mạch có kích thước nhỏ hơn. Tuy vậy, để nhận định chính
xác các mạch nhỏ thì kỹ thuật vẫn còn nhiều hạn chế.
Sự thiếu các tiêu bản xác, kết quả được nhận định trên các tiêu bản do đó
còn mang nhiều tính hồi cứu, chưa mô tả trên các ca lâm sàng cụ thể, nên tính
ứng dụng không cao. Mặt khác các tiêu bản nghiên cứu không được phân loại,
sàng lọc bệnh lý, cũng như các thay đổi do sự tác động bởi hóa chất (làm co
ngót) nên đánh giá kết quả còn có hạn chế.


7

PHẦN 2
KỸ THUẬT LÀM TIÊU BẢN ĂN MÒN
(Injection – Corrosion Techniques)
Trong quá trình phẫu tích, điểm dễ mắc sai lầm nhất đó chính là làm tổn
thương các nhánh mạch (Olry, 1998). Bởi vậy, các tác giả khi tiến hành
nghiên cứu trên các tiêu bản xác đều có các phương án khắc phục điểm yếu
này, như đặt các que gỗ nhỏ trong lòng mạch của Galen, hay bơm thuốc chỉ
thị màu…Dụng cụ bơm các dung dịch vào ĐM được biết đến doWilhem

Fabricius Von Hilden (1560 – 1630) chế ra (W.F. von Hilden, 1646). Khi
bơm màu vào động mạch, có thể phẫu tích và nhận định động mạch dễ dàng
hơn nhờ có chỉ thị màu.

Hình 2.1. Dụng cụ bơm dung dịch chỉ thị mầu vào lòng mạch (WF. . Von
Hiden, 1646)


8
Từ chỗ bơm dung dịch chỉ thị màu vào lòng mạch, người ta đã tiến tới bơm
các chất có khả năng đông cứng, đúc khuôn lòng mạch, mà không bị tiêu bởi
acid. Khi cho acid làm tiêu các mô quanh khuôn đúc, khuôn động mạch được
hiện ra để nhận định về giải phẫu. Chất đúc khuôn đầu tiên được sử dụng là dung
dịch bơm gồm mỡ động vật, sáp ong và chất mầu do (Frederik Ruysch, 1726)
thực hiện. Với kỹ thuật này không những đã bộc lộ được toàn bộ các nhánh của
hệ ĐMV mà còn thể hiện được các nhánh nhỏ phân bố vào sâu trong lớp cơ tâm
nhĩ và tâm thất. Điểm nổi bật của kỹ thuật này còn được thể hiện trong việc mô
tả các vòng nối của các nhánh ĐMV hay mô tả mối tương quan giữa các ĐMV
theo không gian ba chiều hoặc so với các mô xung quanh.

Hình 2.2. Sơ đồ ĐMV khi làm tiêu bản ăn mòn (Ruysch .F, 1726)


9
Ở Việt nam, chất hay được sử dụng là nhựa celloidine pha trong aceton.
Bơm dung dịch nhựa này vào ĐMV, sau khi aceton bay hơi thì ngâm vào acid
để chlohydric làm tiêu mô quanh khuôn đúc. Hình dưới đây là tiêu bản của
Hoàng Văn Cúc. Kỹ thuật này cho ra hình ảnh ĐM vành theo không gian ba
chiều, qua đó có thể nhận định được đường đi và sự phân nhánh của các ĐM.
Phương pháp này đã thực sự mang lại hình ảnh tương quan giữa các nhánh

theo không gian 3 chiều. Tuy nhiên khả năng nhận định về đường đi và sự
tương quan các nhánh với mô xung quanh lại bị hạn chế.

Hình 2.3. Tiêu bản ăn mòn có chỉ thị mầu (Hoàng Văn Cúc, 1991)


10

PHẦN 3
X QUANG THƯỜNG QUY
3.1. Kỹ thuật X quang thường (BIANCHI, 1904)
Kể từ khi tia x được phát hiện vào năm 1895 thì nó cũng được ứng dụng
vào nghiên cứu giải phẫu. Trên xác, các chất cản quang được bơm vào lòng
mạch hay các ống rỗng trong cơ thể trước khi chụp để có thể hiện lên hình
ảnh của các cấu trúc này. Hình ảnh dưới đây là hình ảnh chụp các mạch máu ở
bàn tay tại trường Dartmouth (Mỹ) do Haschek và Lindenthal thực hiện.

Hình 3.1. Hình chụp ĐM vùng bàn tay bằng kỹ thuật bơm chất cản quang
(Haschek E. Lindenthal O'F. A, 1896)
Đối với ĐMV, hình ảnh chụp mạch đầu tiên, làm hiện lên toàn bộ các
nhánh của ĐMV, được cho là do Alfred G. Fryatt (Australia) thực hiện


11
từ1904. Sự kiện đã mở ra một hướng tiếp cận mới trong nghiên cứu ĐMV nói
riêng và hệ ĐM nói chung.

Hình 3.2. Hình chụp x quang ĐMV (Fryatt, 1904)
3.2. Kỹ thuật chụp
Kỹ thuật chụp ĐMV đơn giản, chỉ cần đưa cunule và lỗ ĐMV ở vị trí

các xoang động mạch chủ, tiến hành bơm rửa sạch máu đọng trong lòng
mạch, rồi bơm thuốc cản quang thích hợp vào lòng mạch trước khi chụp. Ảnh
thu được là sơ đồ phân bố mạch máu rõ nét vì có độ phân giải cao. Qua hình
ảnh thu được, cho phép nhận định nguyên ủy, đường đi, phân nhánh và tiếp
nối của mỗi động mạch. Tuy nhiên, do hình ảnh thu được cũng chỉ giới hạn
trên những khối ảnh hai chiều, do đó có sự chồng lấn giữa các nhánh mạch


12
làm khó khăn trong việc nhận định hình ảnh các nhánh mạch, cũng như liên
quan của các nhánh mạch.


13

PHẦN 4
KỸ THUẬT CHỤP ĐMV QUA DA
(PCI- Percutaneous Coronary Intervention)
4.1. Lịch sử
Từ những thí nghiệm đưa ống thông vào tim qua đường động mạch và
tĩnh mạch, năm 1953 Seldinger đã phát triển kỹ thuật chụp mạch qua da,
bằng việc đưa một ống dẫn vào động mạch sau đó tiến hành khảo sát ở cả hai
tâm thất. Kỹ thuật chụp ĐMV chọn lọc được thực hiện lần đầu bởi Ross và
Cope, 1959 (Ross, 1959), (Cope, 1959) nhưng người công bố lần đầu năm
1959 là Mason Sones, khi ông thực hiện thành công kỹ thuật chụp ngược
dòng từ ĐM cánh tay (Mason, Stephen F, 1962). Trong quá trình phát triển kỹ
thuật, các tác giả không ngừng cải tiến và kỹ thuật đã trở thành một trong
những kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trong tim mạch. Đặc biệt đến nay
kỹ thuật vẫn được coi là “ tiêu chuẩn vàng” (Gold standard) trong khảo sát
bệnh lý cũng như giải phẫu động mạch.

4.2. Sơ lược về máy chụp mạch.
Bản chất máy chụp mạch là máy x quang số, gồm một bóng phát tia x và
một hệ thống nhu nhận tín hiệu tia x sau khi đã đâm xuyên qua các mô cần khảo
sát. Hai hệ thống này được cố định lên một giá hình chữ “C”, cụm thiết bị được
điều chỉnh xoay quanh, dọc theo thân người bệnh trong suốt quá trình khảo sát
như sang phải, sang trái, chếch lên đầu hay chếch xuống chân với các góc độ
khác nhau, để thu được hình ảnh của các mạch máu đã được bơm thuốc cản
quang. Quá trình này được đồng bộ và tự động hóa. Ngoài các thiết bị bóng phát
tia và đầu thu tín hiệu thì hệ thống còn được hỗ trợ bởi nhiều hệ thống phụ trợ
khác như, màn tăng sáng giúp theo rõi toàn bộ quá trình thực hiện kỹ thuật đưa
các dụng cụ vào mạch máu, hay bộ phận Camara thu giữ hình ảnh tốc độ nhanh.


14

Bóng tăng sáng

Bóng X quang
Hình 4.1. Sơ đồ mô phỏng hệ thống chụp mạch qua da (Shimazu,1995),
(Jackie Hung-Chi YU, 2005)
4.3. Tiến hành kỹ thuật
4.3.1. Chuẩn bị dụng cụ và phương tiện
- Thuốc cản quang, hiện tại có nhiều loại thuốc cản quang được sử dụng,
nhưng thường được sử dụng, loại có áp lực thẩm thấu cao (high-osmolar) và
loại có áp lực thẩm thấu thấp (low- osmolar). Mỗi loại đều có tính ưu việt,
loại có áp lực thẩm thấu thấp gồm ionic và nonionic với áp lực thẩm thấu
khoảng 290-800 osm (tương đương áp lực thẩm thấu của máu, hay chỉ lớn
hơn 2 đến 3 lần máu). Vì vậy loại này ít có tác dụng phụ của thuốc. Loại có áp
lực thẩm thấu cao, trên 1500 osm (cao gấp 5-6 lần áp lực của máu) nên gây
các biến chứng dị ứng như nôn mửa, rối loạn nhịp tim, suy thận... Trên thực tế

lâm sàng Ultravist 370 của hãng Shering (là thuốc cản quang không Ion hóa),
đây là thuốc cản quang tương đối an toàn, ít độc cho thận. Có thể dùng loại
thuốc Xenetix 300mg hay Telebrix 350 của hãng GUERBET, là thuốc cản
quang dẫn xuất iodine không ion hóa, chất cản quang này có độ tương phản
cao do đó có độ nét hơn. Tuy nhiên loại này độc hơn.
- Dụng cụ can thiệp


15
+ Introducer sheath là dụng cụ để thiết lập đường vào động mạch, qua đó
dụng cụ can thiệp được đưa vào lòng mạch tới vị trí can thiệp. Trên thiết bị có
các van khóa để chặn máu chảy ra ngoài.

Hình 4.2 Dụng cụ Introducer sheath
- Ống thông can thiệp (guiding catheter), hệ thống ống thông chuyên
dụng này được giới thiệu vào năm 1959 bởi Bellan. Chiều dài, kích thước ống
thông không ngừng được cải tiến bởi Melvin, 1967. Hiện tại loại ống thông
thường sử dụng là ống thông Judkins (Judkins catheter), ống thông, với hình
dạng đặc biệt, ở đầu nhỏ dần và chỉ có một lỗ với hai loại trái và phải để sử
dụng can thiệp cho ĐMV trái hay ĐMV phải tương ứng. Judkins cho ĐMV
trái, ở đầu catheter có hai chỗ cong, khoảng cách giữa hai chỗ cong qui định
kích thước catheter (3.5, 4, 6cm), việc lựa chọn tùy thuộc kích thước ĐM chủ
lên. Judkins ĐMV phải cũng cấu tạo tương tự, gồm hai chỗ cong nhưng kích
thước (3.5, 4, 5cm). Hay có thể sử dụng ống thông loại Amplatz (Amplatz
catheter), thiết kế phần đầu có van hình bán nguyệt phần đầu bẻ gập góc so
với van bán nguyệt một góc 900, kích thước (1,2,3).


16


Hình 4.3. Các ống can thiệp ĐMV trái (Pawel Buszman, 2010)

Hình 4.4 Các ống can thiệp ĐMV phải (Pawel Buszman, 2010)
- Dây dẫn guidewire cỡ 0,014 inch, dài 180 cm có đầu mềm để đưa ống
thông đến các vị trí cần thiết.


17

Hình 4.5 Ống dẫn guidewire
- Khoá nhiều cổng (Manifold) để nối với ống thông, đường áp lực, thuốc
cản quang, dịch phụt rửa….

Hình 4.6. Khóa Manifold
- Ngoài ra còn có các phương tiện hỗ trợ khác như bóng (balloon) có
đường kính từ 1,5 đến 4,0mm, dài 15 đến 20mm, Stent được gắn sẵn trên
bóng với kích thước dài từ 8-33mm, đường kính từ 2,5 đến 4,0mm, các dây


18
áp lực, dây nối thuốc cản quang, dây nối dịch truyền, máy tạo nhịp, máy sốc
điện, máy thông khí….
4.3.2. Thủ thuật
- Bệnh nhân được chuẩn bị nằm trên bàn máy. Bác sỹ tiến hành xác định
vị trí và thiết lập đường vào ĐM, thường lựa chọn hơn cả là ĐM đùi phải, ứng
với bờ dưới chỏm xương đùi (soi trên x quang), nến cao thì khó kiểm soát khi
chẩy máu, nếu thấp dễ gây túi phình mạch.

Hình 4.7. Hình mô phỏng vị trí mở vào ĐM đùi
chọc kim tạo đường mở vào động mạch, qua ĐM quay hay qua ĐM đùi bằng

phương pháp Sendinger. Luồn ống thông và dây dẫn (guide wire) qua đường
catheter vừa mở vào động mạch lên theo chỉ dẫn của tia “X”. Khi luồn ống thông
đến xoang động mạch chủ thì dây dẫn được rút ra, ống thông được kết nối với bộ
phận đo áp lực và được bơm khoảng 100 đơn vị Heparin/kg trong lòng ống nhằm
tránh đông máu. Bác sỹ tiến hành xoay đầu ống thông để ống thông đi vào từng lỗ
nguyên ủy của ĐMV, qua đó bơm thuốc cản quang khảo sát từng ĐMV.


19

Hình 4.8. Cách luồn ống thông vào ĐMV trái qua ĐM đùi

Hình 4. 9. Cách luồn ống thông vào ĐMV phải qua ĐM quay
4.4. Nhận định kết quả
4.4.1. Danh pháp các góc độ chụp ĐMV
Trong quá trình chụp mạch người thực hiện kỹ thuật tiến hành lần lượt
khảo sát các đoạn và nhánh của từng ĐMV. Dựa vào cánh tay hình chữ “C”
của máy chụp mạch so với bệnh nhân để quy định các tư thế chụp và đánh
giá ĐMV. Trong đó đầu phát tia “X” (X- Ray Tube) luôn nằm dưới bàn của
bệnh nhân, đầu khuếch đại ảnh (Image Intensifỉer) luôn nằm trước ngực của
bệnh nhân.
+ Tư thế phải (RAO-right anterior oblique) khi bóng tăng sáng nằm
trước, bên phải bệnh nhân.
+ Tư thế trái (LAO-left anterior oblique) khi bóng tăng sáng nằm trước,
bên trái bệnh nhân.
Bóng tăng sáng


20


Bệnh nhân

B

A

Hình 4.10. Mô phỏng tư thế chụp. A. Tư thế phải, B. Tư thế trái (Paulin.S,
1981)
+ Tư thế chụp hướng từ đầu xuống chân (cranial) khi bóng tăng sáng
nằm phía đầu bệnh nhân và chụp chếch xuống chân bệnh nhân
+ Tư thế chụp từ dưới lên trên (caudal) khi bóng tăng sáng ở phía chân
bệnh nhân
+ Tư thế trước sau (anterior – posterior) khi bóng tăng sáng ở trên, trước
ngực bệnh nhân

D
C
Hình 4.11. Mổ phỏng tư thế chụp C. Chếch từ đầu xuống chân, D. chếch
từ chân lên đầu (Paulin. S, 1981)
Từ các hướng chụp cơ bản trên, các nhà can thiệp mạch có thể thay đổi
vị trí bóng tăng sáng sao cho trục dọc qua bóng tăng sáng hợp với trục đứng
qua người bệnh tạo nên các góc quan sát thích hợp nhất đối với từng đoạn,
từng nhánh mạch vành trên mỗi bệnh nhân cụ thể.


21

Hình 4.12. Mô phỏng góc tạo bởi bóng tăng sáng so với trục qua BN
(Paulin.S, 1981)
Đối với mỗi góc quay bóng tăng sáng thì khả năng quan sát các đoạn, các

nhánh là khác nhau. Sự điều chỉnh này đã hạn chế được sự chồng lấn của các
nhánh mạch, cũng như giảm thiểu được các hình ảnh nhiễu.


22
4.4.2. Hình ảnh ĐMV trên các góc độ chụp

Hình 4.13 Mô phỏng ĐMV được hiện rõ trên tư thế chụp phải và trái
(Seiler C, Mario C., 2008), (Baim D.S and Grossman W, 2006)
- Đối với ĐMV phải được đánh giá rõ nhất với các tư thế chụp.
LAO 600 là tư thế tốt nhất để quan sát vị trí nguyên ủy của ĐMV phải và
đánh giá đoạn gần, đoạn giữa của ĐMV phải.
Tư thế AP cranial 250 thể quan sát tốt nhất đoạn xa ĐMV phải và ĐM
liên thất sau.

Hình 4.14. Động mạch vành phải được quan sát ở góc độ LAO (đánh giá
đoạn gần)


23

Hình 4.15. Động mạch vành phải được quan sát ở góc độ RAO 300 (đánh
giá đoạn giữa)

Hình 4.16. Động mạch vành phải được quan sát ở góc độ AP 250 (đánh giá
đoạn xa)
- Để phân tích ĐMV trái
RAO – caudal (RAO 100, caudal 15 – 200) giúp khảo sát vị trí phân chia
thân chung và đoạn gần ĐM liên thất trước, ĐM mũ.
RAO – cranial (RAO 100, cranial 25 – 450) khảo sát ĐM liên thất trước

với các nhánh chéo, nhánh vách trên tư thế này là tốt nhất.
LAO – cranial (LAO 50 – 60 0, cranial 15 – 300) với góc độ khảo sát này
cho phép đánh giá đoạn xa của ĐM liên thất trước
LAO – caudal (LAO 40 – 600, caudal 15 – 300) khảo sát tốt đoạn thân
chung, đoạn gần ĐM liên thất trước, ĐM mũ.


24

Hình 4.17. Hướng quan sát ĐM lien thất trước

Hình 4.18. Hướng quan sát ĐM mũ
4.4.3. Trình tự chụp và đánh giá ĐMV
AP đánh giá nguyên ủy của ĐMV
RAO – caudal đánh giá thân chung, đoạn đầu ĐM mũ, ĐM liên thất trước
RAO – cranial Phân tích đoạn gần ĐM liên thất trước, nhánh chéo
LAO – cranial khảo sát đoạn giữa, đoạn xa ĐM liên thất trước, nhánh
chéo, nhánh vách
LAO – caudal quan sát thân chung và đoạn chia đôi ĐMV trái
LAO 600 quan sát nguyên ủy và đoạn gần, đoạn giữa ĐMV phải
AP – cranial 250 quan sát ĐM liên thất sau
RAO 300 quan sát đoạn giữa ĐMV phải


25
4.4.4. Nhận định kích thước động mạch
Nhận định kích thước động mạch, thông qua phần mềm Quantitative
Coronary Alaysis (QCA) được tích hợp sẵn trên hệ thống máy chụp mạch số
hóa. Đây là phần mềm được giới thiệu và phát triển bởi Serruys và cộng sự
(1984). Quá trình phát triển, hoàn thiện công nghệ đã đạt được độ chính xác

cao hơn, khả năng đánh giá đường kính ĐMV mang tính khách quan với độ
chính xác cao, cũng như khả năng khảo sát các mạch có đường kính nhỏ. Các
bước khảo sát một đoạn ĐMV.
- Lựa chọn đoạn ĐMV cần phân tích, lựa chọn đoạn ĐMV có hình ảnh
rõ nét, ngấm thuốc đều.
- Khi chọn đoạn ĐM để khảo sát thì tiến hành xác định điểm đầu và
điểm cuối của đoạn mạch này, kẻ đường nối điểm đầu và điểm cuối của ĐM
này. Đường kẻ phải luôn nằm trên đoạn mạch. Tiếp tục tạo đường viền của
nội mạc, tiến hành kẻ đường nối liền giữa hai đường viền của nội mạch, sao
cho đường kẻ này vuông góc với trục của đoạn mạch đang khảo sát. Giá trị
đường kính ĐMV là giá trị đường kính trung bình của đoạn mạch mà máy tự
tính theo công thức
Mức hẹp (%) = [(Dn – Ds)/Dn] x 100%
Dn là đường kính động mạch trước chỗ hẹp
Ds là đường kính động mạch tại chỗ hẹp

Hình 4.19. Khảo sát ĐMV trên phần mềm QCA (Salvatore Davide
Tomasello, et al.), (Popma J.J, Bittl J, 2007)


×