Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Một số kỹ năng giao tiếp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (52.72 KB, 8 trang )

MỘT SỐ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1. Hãy nhớ tên người mình đã giao tiếp
Đối với một người, cho dù là bất kỳ ai. Nếu bạn nhớ nhầm hay viết
nhầm tên của họ thôi. Họ cũng sẽ không thoải mái và có ấn tượng
không tốt về bạn. Vì vậy, trong lần gặp đầu tiên, bạn phải cố gắng ghi
nhớ tên của người đó. Nếu bạn muốn ghi nhớ tên người đó lâu và
không quên, thì hãy gọi tên người đó thật nhiều khi giao tiếp. Chẳng
hạn như người đó tên Nam, hoặc chú Nam, bác Nam, ông Nam. Bạn
hãy gọi tên người đó. Cách này sẽ giúp bạn nhớ được tên của họ sau
này. Nhưng nếu bạn làm như vậy mà vẫn không nhớ thì sao. Đơn giản
thế này thôi, khi bạn về nhà, bạn hãy cố gắng hình dung lại trong tên
người đó, khuôn mặt họ trông như thế nào, tóc họ ra làm sao, họ ăn
mặt gì… Cách này giúp bạn liên kết giữa tên với hình ảnh và bạn sẽ
nhớ tên họ rất lâu. Nhưng nếu làm như vậy mà vẫn quên thì sao nhỉ.
Vậy thì hãy thành thật với họ, đôi khi họ cũng không nhớ tên của bạn
đâu. Nếu bạn không chắc về điều đó, hãy giới thiệu tên bạn thêm một
lần nữa và xin lỗi, sau đó hỏi lại tên của họ.
2. Tạo thiện cảm ngay từ lần đầu gặp mặt
Tại sao đa số mọi người lại nuôi con chó mà lại không phải những con
vật khác. Vì loài chó luôn biết cách làm vui lòng chủ của nó. Khi bạn
mới về nhà, những chú chó thật láu lỉnh nhảy cẩn lên và ôm lấy bạn,
thật vui vẻ phải không nào. Con người cũng vậy, nếu lần gặp đầu tiên,
bạn biết cách khơi gợi những điều tốt đẹp từ họ, họ sẽ nhớ bạn rất
nhiều đấy. Chỉ đơn giản là khen thôi. Đúng vậy, nếu muốn lấy được
thiện cảm từ họ, bạn chỉ cần khen thôi. Nhưng nếu lời khen của bạn


quá vụng về thì lại trở thành một trò cười và người đối diện cảm thấy
bạn đang nịnh bợ. Vậy thì phải khen như thế nào? Không cần phải
nghĩ đến những kỹ xảo đâu. Hãy thành thật khen ngợi họ. Hãy nhìn
xem, trên người họ có rất nhiều điều phải khen mà. Đó có thể là đôi


mắt, đôi bông tai, cái mũi, sợi dây chuyền, bộ đồ họ đang mặt, giọng
nói của họ… Hãy tặng cho họ vài lời khen ngợi chân thành. Bạn sẽ
cảm nhận được món quà mà người bạn đó trao trả cho bạn.
3. Kỹ năng chào hỏi, làm quen, bắt chuyện
-

Đối với người lạ, khi bạn chủ động tiến tới làm quen, hãy đến
trước họ với ánh mắt thân thiện và nụ cười trên môi, bạn không chắc
mình cười có “thân thiện” hay không, hãy tập trước với một tấm
gương. Việc làm trên có vẻ hơi ngố một chút nhưng cần thiết.

-

Có thể mở đầu bằng câu như ” Chào anh/ chị / em ” và đợi họ
phản hồi. Đừng nên nói quá nhiều và hấp tấp sẽ khiến đối phương sợ
hãi. Nếu đối phương trả lời nhiệt tình, hãy tiếp tục trò chuyện, trong
trường hợp họ chỉ đáp lại cho có như ” Ừ, Chào em / anh ” và giữ im
lặng hoặc người đó không nhìn trực tiếp vào bạn, có nghĩa họ không
sẵn sàng, bạn nên rời đi, chờ đợi một dịp khác. Cứ ” cố đấm ăn xôi ”
sẽ làm đối phương khó chịu, gây ấn tượng xấu.

2. Kỹ năng lắng nghe và đặt câu hỏi
-

Kỹ năng lắng nghe không chỉ đơn thuần là nghe qua. Nó đòi hỏi
người nghe phải biết chủ động trong lúc giao tiếp cũng như biết cách
kết hợp một số kỹ năng nhất định.

-


Lắng nghe một cách chủ động: Nên nhớ rằng bạn đang lắng
nghe. Hãy hướng sự chú ý vào người nói và làm cho họ thấy rằng


dường như lúc này chỉ có một điều khiến bạn quan tâm: những gì họ
đang nói.
-

Hưởng ứng người nói: Hãy tỏ ra rằng bạn vẫn đang rất chú
tâm tới câu chuyện của họ chỉ bằng cách nói: “Vậy ý của bạn là…”
hay “Để xem tôi có hiểu đúng ý bạn không…” Và lặp lại những gì bạn
nghĩ là mình đã nghe. Đây cũng là một cách hướng người nói sang
chủ đề mới mà ngay chính họ cũng không định nói đến.

-

Kỹ năng đặt câu hỏi: Khi gặp thời điểm thích hợp, hãy đưa ra
những câu hỏi để xác nhận lại thông tin, cũng là một cách để bạn bày
tỏ sự quan tâm. Không nên lèo lái đề tài câu chuyện theo ý mình. Khi
người nói bỗng dưng đề cập đến vấn đề nào đó khiến bạn đặc biệt
quan tâm, bạn sẽ rất dễ bị lôi cuốn vào, rồi sẽ cắt ngang người nói để
thao thao bất tuyệt với chủ đề đó. Và thường dẫn đến kết quả là làm
cho người nói chuyển đề tài sang câu chuyện của bạn.

-

Những người biết lắng nghe luôn để người kia làm chủ tình
hình. Cách tốt nhất là ghi nhớ câu hỏi đó và sau khi người nói đã nói
hết những điều họ muốn thì bạn hãy đặt câu hỏi. Trong lúc lắng nghe,
bạn cũng không nên suy nghĩ xem đến phiên mình bạn sẽ nói gì. Vì

nếu như vậy thì bạn sẽ không tập trung vào những gì người kia đang
nói.

3. Kỹ năng nói chuyện hài hước
Sự hài hước không phải là bẩm sinh, nó hoàn toàn có thể rèn luyện
được. Để có được kỹ năng nói chuyện hài hước, yêu cầu bạn phải có
vốn từ và vốn kiến thức rộng, luôn cập nhật thông tin.
Một số chủ đề cần tránh khi kể chuyện hài, gây cười:
 Chủ đề dung tục, phản cảm


 Không lấy nỗi buồn, tai họa của người khác ra để châm biếm, chế
nhạo
 Không nói mãi một chủ đề vốn thú vị nhưng đã cũ, trừ khi bạn có
cách nhìn mới về nó
 Không kể một câu chuyện nhiều lần. Câu chuyện có hay đến mấy
cũng sẽ trở thành nhạt nhẽo khi bạn kể nó đến lần thứ 3.
Người có kỹ năng nói chuyện hài hước được đề cao không chỉ lối nói
hài hước mà còn việc dùng sự hài hước đúng chỗ. Đừng cố pha trò khi
đối tượng nói chuyện là người lớn tuổi, thích nghiêm túc, hoặc khi
người ta đang có tâm trạng. Bạn sẽ chỉ trở thành một kẻ pha trò vô
duyên mà thôi.

4. Kỹ năng quản lý cảm xúc
-

Kỹ năng quản trị cảm xúc trong giao tiếp rất quan trọng. Những
người biết quản trị cảm xúc và hành vi là người có thể xử lý tốt những
vấn đề không thể tránh khỏi trong cuộc sống, xây dựng được các mối
quan hệ thân tình bền vững, thuận lợi trong công việc và khi những

điều xấu xảy ra, họ có thể nhanh chóng phục hồi trở lại và vượt qua.

-

Một vài điều bạn có thể làm ngay để quản lý cảm xúc của bản
thân đó là:

-

Học cách giải tỏa cảm xúc: Khi bạn tức giận về một vấn đề
hay một ai đó, hãy tìm cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh. Uống một
cốc nước lạnh, ngâm mình trong bồn tắm hoặc chạy bộ cho đến khi


kiệt sức. Mỗi người sẽ phù hợp với những cách khác nhau, bạn có thể
thử tất cả nếu muốn.
-

Không nói hoặc viết, hành động mang tính quyết định khi
giận dữ: Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ nói hay viết ra những
điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác,
thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là hãy
điều chỉnh cảm xúc của bản thân để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó
mới giải quyết công việc tiếp.

5. Quan tâm đến cảm xúc của người khác
Bạn cần thông cảm với khó khăn và khen ngợi mặt tích cực của người
khác. Để làm điều này bạn cần phải nhận thức được những gì đang
xảy ra trong cuộc sống của người khác. Bạn cần có ánh nhìn cảm
thông và đừng ngần ngại hỏi ý kiến người khác vì khi đó người được

hỏi sẽ cảm thấy được coi trọng. Hãy xem xét những gì bạn đang nói
có thể mang lại tác động gì và giao tiếp với chuẩn mực mà người khác
có thể chấp nhận. Bạn cần xem xét hoàn cảnh và phản hồi từ quan
điểm của người khác. Cảm xúc của bạn phải đồng điệu với người
khác, có như vậy bạn mới hiểu được cảm xúc của họ.
6. Duy trì thái độ tích cực và tươi cười
- Bạn hãy cố gắng trở nên thân thiện, lạc quan và tích cực với những
người khác. Những gì bạn cần làm là duy trì một thái độ vui vẻ tích
cực đối với cuộc sống: khi mọi thứ không diễn ra theo kế hoạch, hãy
cứ lạc quan và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Nếu bạn
mỉm cười thường xuyên và sống vui vẻ, những người khác có thể sẽ
đáp lại bạn tích cực hơn.
- Ngoài những lời khuyên nói trên, bạn có thể thử tham dự các buổi hội
thảo có những diễn giả dày dạn. Bạn cần quan sát cử chỉ và phong thái
của diễn giả và để ý sự thay đổi giọng điệu của họ. Chẳng mấy chốc,
bạn sẽ bắt đầu nhận thấy những thay đổi dần dần trong cách giao tiếp
của bạn và khi đã nhuần nhuyễn kỹ năng này, bạn sẽ nhận được tác
động tích cực đến công việc và những mối quan hệ của bạn.


7. Kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể
-

Bạn cần có kỹ năng đọc ngôn ngữ cơ thể để biết đối
phương đang nghĩ gì, họ đang cảm thấy ra sao về cuộc trò chuyện
cũng như bản thân ta. Nghiêm túc mà nói, ngôn ngữ cơ thể là biểu
hiện chính xác những gì họ đang nghĩ, có thể họ cười vui với bạn
nhưng biểu hiện cơ thể lại chứng minh điều ngược lại, chỉ cần bạn chú
ý quan sát.


-

Một vài biểu hiện người đối diện đang hứng thú giao
tiếp với bạn như: Luôn nhìn thẳng vào bạn khi nói, có hàng động diễn
tả kèm theo mỗi lần họ phát biểu (mặc dù nó được cho là bất lịch sự
trong một vài trường hợp, nhưng nó chứng minh họ thật hào hứng),
hai chân mở rộng hơn vai (khi ngồi).

-

Một vài biểu hiện khi đối phương không hứng thú:
Nhìn ra chỗ khác hoặc cúi đầu nhìn nền nhà (trừ khi hai người đang
bàn về cái nền nhà đó), đối phương khoanh tay, bắt chéo chân khi nói
chuyện.

8. Tìm điểm chung và tôn trọng sự khác biệt
- Một trong những cách để giao tiếp hiệu quả nhất là tìm điểm chung
giữa hai người và đàm luận về nó. Điểm chung người ta thích nói về
nó nhất là Giải trí, Thể thao; một ca sĩ hay đội bóng nào đó cả hai đều
thích, tiếp đến là Quê hương (với người cùng quê, như mình thấy thì
chỉ cần chia 3 miền Bắc, Trung, Nam là có cái để nói rồi), cuối cùng
là Công việc và Gia đình.


- Bạn có thể nói chuyện và dần tìm điểm chung, dấu hiệu nhận biết chủ
đề đối phương thích là sự nhiệt tình, khi nói trúng chủ đề họ đam mê
thì họ sẽ có những biểu hiện ngôn ngữ cơ thể rõ ràng (đọc lại phần
trên).
- Quan trọng trong phần này; ngoài những điểm chung của hai người,
hãy tôn trọng sự khác biệt của đối phương, không nên tỏ ra khinh

thường khi họ đang nhiệt tình nói về ca sĩ hay đội bóng mà bạn không
thích. Bạn thích màu xanh người ta có thể thích màu đỏ, bạn thích
nghe nhạc Bolero nhưng người ra có thể thích Rap, hãy nhớ, không có
cái gì “VIP” hơn cái gì cả. Khi họ nói, hãy chú ý nghe, biết đâu bạn sẽ
khám phá ra khía cạnh thú vị mình chưa từng biết đến.

9. Kỹ năng khen ngợi và phê bình
- Kỹ năng khen ngợi và phê bình là một phần quan trọng của kỹ năng
giao tiếp, bởi vì ai cũng thích được khen và sợ bị phê bình.
- Lời khen ngợi phải có dẫn chứng cụ thể, thuyết phục, chân thành. Có
thể chia khen ngợi ra dưới 2 dạng: Vật chất và Tinh thần.
- Khen ngợi chủ yếu trong giao tiếp hằng ngày là lời khen tinh thần,
như “Cái áo chị đẹp quá” hay “Con chị xinh quá”, … Điểm cần chú ý
ở đây là: Hãy học cách khen chân thành và có dẫn chứng, tiếp tục ví
dụ ở trên, thay vì khen “Cái áo chị đẹp quá” hãy nói “Chiếc áo của chị
đẹp quá, những đường viền ở cánh tay áo và cổ áo nhìn tinh tế lắm.”


- Còn phê bình thì sao? Khi một ai đó làm việc gì sai trái cần phải sửa,
bạn hãy phê bình thật khéo léo, không làm người đối diện cảm thấy bị
phụ công.
- Ví dụ: Trong một công việc họ chưa hoàn thành, đừng vội vàng
“mắng té tát”. Hãy khen ngợi những thành quả mà họ đạt được rồi từ
tốn nói về những cái họ làm chưa tốt.
- Một gợi ý nhỏ: Để phê bình một ai đó mà không làm họ tự ái, hãy
dùng từ “TUY NHIÊN” thay cho từ “NHƯNG”.
10.Sống thật, Tôn trọng bản thân và người khác
Điều cuối cùng và cũng ngắn thôi, hãy học cách sống thành thật, biết
tôn trọng và yêu thương mọi người. Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đến
được trái tim. Đó là lý do bạn thấy nhiều người có vẻ “ngố”, giao tiếp

thì không giỏi mà có rất nhiều bạn tốt, bởi vì họ có một trái tim chân
thành và thực sự tốt bụng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×