Tải bản đầy đủ (.pdf) (196 trang)

Luận án Tiến sĩ: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 196 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUỐC TOẢN

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN
TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2018


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

TRẦN QUỐC TOẢN

PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN
TỈNH NAM ĐỊNH

Kinh tế phát triển
Mã số:

9310105

N ười ướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Mậ Dũ

HÀ NỘI - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong Luận án này là trung
thực và chƣa hề đƣợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận án này đã đƣợc
cám ơn và trích dẫn trong Luận án đều đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Trần Quốc Toản

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài "Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu
chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định" tôi đã nhận đƣợc sự giúp đỡ rất tận
tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài Học viện Nông nghiệp Việt
Nam.
Trƣớc tiên tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Mậu Dũng đã giúp đỡ
tôi rất tận tình, chu đáo, kịp thời về chuyên môn trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban
Chủ nhiệm và tập thể giáo viên Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Kinh tế
tài nguyên và môi trƣờng, cán bộ Ban Quản lý Đào tạo, bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ
tôi để tôi hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cơ quan, ban ngành của tỉnh Nam Định, các
phòng, ban chức năng của các huyện Hải Hậu, Giao Thủy và Nghĩa Hƣng, UBND các
xã vùng nghiên cứu và các hộ gia đình, các nhà máy chế biến, các cán bộ chuyên môn
và các nhà thu gom… đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu
của đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp đã đóng góp nhiều ý

kiến quý giá giúp tôi hoàn thiện Luận án.
Cuối cùng và không thể thiếu, xin cảm ơn gia đình, ngƣời thân, những ngƣời
luôn sát cánh và động viên tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2018
Tác giả

Trần Quốc Toản

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục từ viết tắt

vi

Danh mục bảng


viii

Danh mục hình

x

Danh mục hộp

xi

Trích yếu luận án

xii

Thesis abstract

xiv

PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1

1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

1

1.2.


Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài

4

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

5

PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.

6

Cơ sở lý luận về phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP
vùng ven biển


6

2.1.1.

Các khái niệm

6

2.1.2.

Các hình thức nuôi trồng thủy sản VietGAP

2.1.3.

Mục đích và nội dung phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển

2.1.4.

14

16

Các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển

22

2.2.


Kinh nghiệm thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản

26

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nƣớc trên thế giới

26

2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phƣơng ở Việt Nam trong nuôi trồng thủy
sản theo tiêu chuẩn VietGAP

35

2.2.3.

Một số bài học kinh nghiệm về phát triển ngành thủy sản cho Việt Nam

37

2.3.

Tổng quan các công trình nghiên cứu

38

iii



2.3.1.

Các nghiên cứu về phát triển nuôi trồng thủy sản

2.3.2.

Các nghiên cứu về những đóng góp của nuôi trồng thủy sản cho phát
triển kinh tế - xã hội

2.3.3.

41

Các nghiên cứu về phát triển sản xuất nông lâm ngƣ theo tiêu chuẩn
VietGAP

2.3.4.

38

41

Đánh giá chung về những kết quả đã đạt đƣợc của các công trình nghiên
cứu và khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu

PHẦN 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

42

46

3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

46

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên

46

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế xã hội

49

3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu

54

3.2.1.

Phƣơng pháp tiếp cận, khung phân tích


54

3.2.2.

Chọn điểm nghiên cứu

56

3.2.3.

Phƣơng pháp thu thập số liệu

57

3.2.4.

Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích thông tin

59

3.2.5.

Hệ thống chỉ tiêu đƣợc sử dụng trong nghiên cứu

62

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.

67


Thực trạng phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng
ven biển tỉnh Nam Định

67

4.1.1.

Tổng quan phát triển nuôi trồng thủy sản tỉnh Nam Định

67

4.1.2.

Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển
tỉnh Nam Định

4.2.

75

Các yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định

104

4.2.1.

Quy hoạch


104

4.2.2.

Cơ sở hạ tầng

106

4.2.3.

Dịch vụ cung ứng đầu vào

108

4.2.4.

Điều kiện kinh tế - xã hội của ngƣời nuôi trồng thủy sản

109

4.2.5.

Thị trƣờng và liên kết sản xuất tiêu thụ

115

4.2.6.

Cơ chế chính sách của nhà nƣớc


116

4.2.7.

Ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu

121

iv


4.2.8.

Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định nuôi trồng thủy sản theo
tiêu chuẩn VietGAP của hộ gia đình

4.3.

123

Giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định

126

4.3.1.

Căn cứ đề xuất

126


4.3.2.

Định hƣớng phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng
ven biển tỉnh Nam Định

4.3.3.

127

Giải pháp phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP tại
vùng ven biển tỉnh Nam Định

128

PHẦN 5. KẾT LUẬN

145

5.1.

Kết luận

145

5.2.

Kiến nghị

145


Danh mục các công trình đã công bố

147

Tài liệu tham khảo

148

Phụ lục

153

v


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ATTP

An toàn thực phẩm

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BQC


Bình quân chung

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CL

Chi phí lao động

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CT

Cải tiến

Đ

Đồng

DN

Doanh nghiệp


FAO

Tổ chức Nông lƣơng Liên hiệp quốc

GO

Tổng giá trị sản xuất thu đƣợc

GSO

Tổng cục Thống kê

GTSX

Giá trị sản xuất

HQKT

Hiệu quả kinh tế

HTX

Hợp tác xã

HTX, DN

Hợp tác xã, doanh nghiệp

IC


Chi phí trung gian

ILO

Tổ chức lao động quốc tế

IUCN

Liên minh bảo tồn Thiên nhiên quốc tế

KH

Khấu hao tài sản cố định

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KT-XH

Kinh tế - xã hội

KVBT

Khu vực bảo tồn

MI

Thu nhập hỗn hợp


NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

vi


Pr

Lợi nhuận

PTNT

Phát triển nông thôn

PV

Phỏng vấn

QC


Quảng canh

QC&QCCT

Quảng canh và quảng canh cải tiến

QCCT

Quảng canh cải tiến

QSDĐ

Quyền sử dụng đất

SL

Số lƣợng

SWOT

Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

TBKH

Tiến bộ khoa học

TC

Tổng chi phí


TC

Tiêu chuẩn

TC&BTC

Thâm canh và bán thâm canh

THT

Tổ hợp tác

Trđ

Triệu đồng

TS

Thủy sản

VA

Giá trị gia tăng

VASEP

Hiệp hội thủy sản Việt Nam

VietGAP


Vietnamese Good Aquaculture Practices

VSTP

Vệ sinh thực phẩm

vii


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

2.1.

Đặc tính kỹ thuật các hình thức nuôi (cho tôm sú)

15

3.2.

Đặc điểm chính của điểm nghiên cứu

56

3.3.


Lựa chọn điểm thu thập số liệu

57

3.4.

Phân bố mẫu điều tra theo điểm nghiên cứu

58

3.5.

Mô hình SWOT

62

4.1.

Các hình thức tổ chức nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh

68

4.2.

Sản lƣợng thủy sản giai đoạn 2010 - 2016

70

4.3.


Giá trị sản xuất thủy sản tỉnh Nam Định giai đoạn 2005 - 2016

71

4.4.

Giá trị sản xuất thủy sản của các huyện ven biển tỉnh Nam Định

75

4.5.

Đăng ký nuôi trồng thủy sản theo VietGAP vùng ven biển Nam Định

78

4.6.

Diện tích nuôi trồng thủy sản theo VietGAP của các hộ vùng ven biển

79

4.7.

Sản xuất của nhóm hộ điều tra chia theo phƣơng thức nuôi

80

4.8.


Năng suất và sản lƣợng thủy sản nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP
vùng ven biển tỉnh Nam Định

80

4.9.

Triển khai tập huấn về nuôi trồng thủy sản VietGAP tại các vùng ven biển

81

4.10.

Nhận thức của các nhóm hộ điều tra về sản xuất VietGAP

82

4.11.

Đánh giá thực hiện các tiêu chuẩn pháp lý của VietGAP (%)

83

4.12.

Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn pháp lý VietGAP (tiếp)

85

4.13.


Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

86

4.14.

Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ sức khỏe thủy sản

89

4.15.

Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trƣờng

91

4.16.

Thực trạng áp dụng các tiêu chuẩn Kinh tế - xã hội

92

4.17.

Ý kiến đánh giá của hộ về các khó khăn trong nuôi trồng thủy sản theo
tiêu chuẩn VietGAP

94


4.18.

Đối tƣợng khách hàng tiêu thụ các sản phẩm nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP

95

4.19.

Kênh tiêu thụ của nhóm hộ điều tra phân theo phƣơng thức nuôi

96

4.20.

So sánh giá cả tiêu thụ sản phẩm của một số loài nuôi theo tiêu chuẩn

4.21.

VietGAP và thông thƣờng

96

Tình hình liên kết tiêu thụ sản phẩm VietGAP của nhóm hộ điều tra

98

viii


4.22.


Một số khó khăn khác phát triển VietGAP

4.23.

Chi phí sản xuất thủy sản của các nhóm hộ điều tra

101

4.24.

Hiệu quả sản xuất của các nhóm hộ điều tra phân theo loại hình

103

4.25.

Tổng hợp lý kiến của hộ dân về ảnh hƣởng của quy hoạch tới phát triển

99

nuôi trồng thủy sản VietGAP

105

4.26.

Ảnh hƣởng của cơ sở hạ tầng tới phát triển nuôi trồng thủy sản VietGAP

107


4.27.

Ảnh hƣởng của dịch vụ nuôi trồng thủy sản tới phát triển nuôi trồng thủy
sản VietGAP

108

4.28.

Nguồn lực đất đai của nhóm hộ điều tra phân theo phƣơng thức nuôi

109

4.29.

Ảnh hƣởng của đất đai và nguồn nƣớc tới phát triển NTTS VietGAP

110

4.30.

Thông tin về lao động và nhân khẩu tính bình quân 1 hộ điều tra

111

4.31.

Trang thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản tính bình quân 1 hộ điều tra


112

4.32.

Độ tuổi, giới tính của nhóm hộ điều tra

113

4.33.

Kỹ thuật của nhóm hộ điều tra

114

4.34.

Tác động tiêu cực của thị trƣờng tới sản xuất VietGAP

115

4.35.

Liên kết và phát triển nuôi trồng thủy sản VietGAP

116

4.36.

Tổng hợp kinh phí đầu tƣ hỗ trợ cho sản xuất VietGAP


117

4.37.

Kinh phí đầu tƣ của nhà nƣớc cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản
VietGAP

4.38.

117

Đào tạo nhân lực cho phát triển nuôi trồng thủy sản VietGAP từ nguồn
kinh phí nhà nƣớc

118

4.39.

Tổng hợp kinh phí đầu tƣ hỗ trợ dịch vụ nghề cá VietGAP

119

4.40.

Tổng hợp đầu tƣ của nhà nƣớc cho chuỗi giá trị VietGAP

120

4.41.


Tổng hợp các ý kiến đánh giá những khó khăn về nguồn vốn cho phát
triển VietGAP

4.42.

120

Tổng hợp ý kiến đánh giá về ảnh hƣởng của chính sách phát triển nuôi
trồng thủy sản VietGAP

121

4.43.

Kết quả ƣớc lƣợng mô hình

125

4.44.

Quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản đến 2020 và định hƣớng 2030

132

ix


DANH MỤC HÌNH
STT
3.1.


Tên hình

Trang

Vị trí địa lý tỉnh Nam Định

46

x


DANH MỤC HỘP
STT

Tên hộp

Trang

4.1.

Chất lƣợng sản phẩm VietGAP so với thông thƣờng

97

4.2.

Nguyên nhân không chỉ dẫn tới nơi sản xuất trên bao bì

98


4.3.

Ý kiến của ngƣời dân về hiệu suất thấp

xi

104


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Trần Quốc Toản
Tên Luận án: Phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển
tỉnh Nam Định
Chuyên ngành: Kinh tế phát triển

Mã số: 9310105

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng, các yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất giải pháp phát triển NTTS
theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm phát triển bền vững NTTS vùng ven biển tỉnh Nam Định
Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tiếp cận: (i) Tiếp cận có sự tham gia; (ii) Tiếp cận theo các loại
hình, tổ chức kinh tế; (iii) Tiếp cận thị trƣờng mở; (iv) Tiếp cận theo phƣơng thức và
loại vật nuôi.
- Phƣơng pháp chọn điểm nghiên cứu: Lựa chọn 3 huyện: Hải Hậu, Nghĩa Hƣng,
Giao Thủy. Trong đó ở huyện giao thủy Giao Thủy lựa chọn 8 xã Bạch Long, Giao
Long, Giao Hải, Giao Xuân, Giao Lạc, Giao An, Giao Phong và Giao Thiện; Huyện Hải
Hậu lựa chọn 5 xã là Hải Đông, Hải Lý, Hải Chính, Hải Triều và Hải Hòa; Huyện

Nghĩa Hƣng lựa chọn 8 xã gồm Nghĩa Bình, Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng, Nghĩa Hải,
Nghĩa Thắng, Nghĩa Lợi, Nghĩa Phúc, Nam Điền.
- Phƣơng pháp thu thập dữ liệu: (1) Dữ liệu thứ cấp: Các nguồn số liệu tại các cơ
quan quản lý nhà nƣớc, các tài liệu đã đƣợc công bố, thông tin trên internet.; (2) Dữ liệu
sơ cấp: Số mẫu 240 trong đó có 120 hộ sản xuất VietGAP và 120 hộ sản xuất thông
thƣờng, 30 cán bộ địa phƣơng, 45 ngƣời thu gom, tiêu thụ và sử dụng phƣơng pháp
phỏng vấn trực tiếp bằng bảng hỏi.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Công cụ xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và
STATA 14.0; Phƣơng pháp phần tích: (1) Thống kê mô tả; (2) so sánh; (3) Cho điểm,
xếp hạng; (4) Phân tích định lƣợng (mô hình logistic); (5) Ma trận SWOT.
Kết quả chính và kết luận
Kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn nội dung quan trọng sau:
(1) Phát triển thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP thực chất là áp dụng TBKH
trong NTTS theo hƣớng bền vững. Phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP gồm các
nội dung: Mở rộng quy mô, cơ cấu NTTS, thực hiện các tiêu chuẩn của VietGAP, tiêu

xii


thụ sản phẩm NTTS theo VietGAP và đánh giá kết quả, hiệu quả NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP.
(2). Nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
đƣợc thực hiện từ năm 2014, chủ yếu ở 3 huyện với các hộ dân tham gia. Qua các năm,
số hộ đăng ký thực hiện tăng nhƣng đến năm 2016 mới có 232 cơ sở tham gia đăng ký,
có 216 hộ dân với diện tích nuôi là 107,266 ha. Số cơ sở tham gia còn ít, diện tích nuôi
chƣa nhiều. Sự tuân thủ các quy định của VietGAP còn chƣa tốt nhất là các quy định về
đăng ký sản xuất - kinh doanh, ghi chép và lƣu trữ hồ sơ, quản lý và xử lý chất thải rắn,
sử dụng nƣớc và bảo hộ lao động. Do chi phí cao, giá bán không khác biệt với sản phẩm
thông thƣờng nên kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ NTTS theo VietGAp không
cao hơn, thậm chí còn thấp hơn so với hộ nuôi thông thƣờng. Các hộ nuôi trồng thủy

sản VietGAP còn gặp nhiều khó khăn về vốn, thị trƣờng và kỹ năng áp dụng các tiêu
chuẩn VietGAP.
(3). Các yếu tố ảnh hƣởng đến NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển
tỉnh Nam Định là quy hoạch vùng nuôi, cơ sở hạ tầng, dịch vụ cung ứng đầu vào, năng
lực ngƣời nuôi, thị trƣờng, cơ chế chính sách và biến đổi khí hậu.
(4). Để thúc đẩy phát triển NTTS vùng ven biển tỉnh Nam Định cần áp dụng các
nhóm giải pháp: (i) Mở rộng thị trƣờng tiêu thụ; (ii) Quy hoạch vùng sản xuất; (iii) Phát
triển các loại hình liên kết; (iv) Hoàn thiện một số chính sách; (v) tăng cƣờng kỹ thuật
và tuyên truyền cho ngƣời nuôi và một số giải pháp phụ trợ khác.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Tran Quoc Toan
Thesis title: Development of aquaculture in accordance with the VietGAP standards in
the coastal area of Nam Dinh Province
Major: Development Economics

Code: 9310105

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
This thesis aims to evaluate the curent situation of and to determine the factors
affecting the aquaculture development in accordance with the VietGAP standard in
order to develop substainable aquaculture in coatal area of Nam Dinh province.
Materials and Mathods
- Approach method: this study utilizes several approaches including: (1)
Participatory approach; (2) open market approach; (3) aquaculture type and species
approach.

- Site selection method: Based on the administrative geography in coastal area
and implementation of Vietgap aquaculture in Nam Dinh province, three representative
districts in Nam Dinh including Hai Hau, Nghia Hung, Giao Thuy were selected as the
research sites. Then, 05 communes in Hai Hau district (including Hai Dong, Hai Ly,
Hai Trieu, Hai Chính and Hai Hoa), 08 communes in Nghia Hung district (namely
Nghia Binh, Nghia Lam, Nghia Hung, Nghia Hai, Nghia Thang, Nghia Loi, Nghia Phuc
and Nam Đien), and 08 communes in Giao Thuy (namely Bach Long, Giao Long, Giao
Hai, Giao Xuan, Giao Lac, Giao An, Giao Phong and Giao Thien) were selected for the
survey.
- Data Collection: (1) Secondary data were collected from government offices,
published data and information and from internet; (2) primary data were collected
through the direct interviews of of 240 aquaculture households including 120 Vietgap
and 120 traditional households, 30 local officials, 40 aquaculture collectors and salers.
- Data processing and analysis methods:
Collected data were processed by softwares of Microsoft Excel và STATA 14.0.
The main analysis methods used for the research include (1) descriptive statitics; (2)

xiv


comparative analysis; (3) ranking and scoring methods; (4) Logistic regression; and (5)
SWOT matrix analysis.
Main findings and conclusions
(1) Developing aquaculture in accordance with VietGAP standards is to apply
the advanced technology for sustainable aquaculture. According to Vietnamese
government and many experts, the contents of aquaculture development in accordance
with the VietGAP standards include: expanding the scale and aquaculture structure,
implementing VietGAP standards, selling aquaculture products and evaluating results
and efficiency of aquaculture under VietGAP standards.
(2) Aquaculture under Vietgap standards in Nam Dinh coastal area has been

implemented since 2014, mainly by individual households in three districts of Hai Hau,
Giao Thuy and Nghia Hung. The number of VietGap registered households increased
year by year, and by 2016, there were 232 registered units, 216 households with a total
area of 107.266 hectares. The number of registered units were therefore still small. The
compliance of households with the regulations of VietGAP was not good in terms of
regulations on registration of production - business, document recording and filing,
management and treatment of solid waste, water use and labor protection. Due to the
high cost, and undifferent selling price from the normal products, the results and
economic efficiency of the aquaculture households following VietGAp were not high,
even lower than the normal households. VietGAP‟s

aquaculture households faced

many difficulties in terms of capital, market and skills of adopting VietGAP standards.
(3) Factors influencing on aquaculture in accordance with the VietGAP standard
in the coastal area in Nam Dinh province are aquaculture development planning,
infrastructure, input supply services, farmer capacity, markets, policy mechanism and
change climate.
(4). To promote aquaculture development under Vietgap standards in the
coastal area of Nam Dinh province, the following solutions should be applied: (i)
expansion of consumption market; (ii) production area planning; (iii) development of
linkages in aquaculture chain; (iv) improvement of some policies; (v) strengthening
technical dissemination and propaganda for farmers and some other supporting
solutions.

xv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Với 3260 km đƣờng bờ biển và hệ thống sông ngòi, kênh rạch đa dạng,
phong phú, Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện rất thuận lợi để
phát triển thủy sản cả về hoạt động đánh bắt và nuôi trồng. Sản lƣợng thủy sản
Việt Nam đã duy trì tăng trƣởng liên tục với mức tăng trƣởng 9,07%/năm trong đó
nuôi trồng thủy sản đạt bình quân 12,77%/năm, hoạt động khai thác thủy sản đạt
6,42%/năm (Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, 2018). Sản lƣợng thuỷ sản
năm 2016 đạt 6.728,6 nghìn tấn, tăng 2,7% so với năm 2015. Sản lƣợng thủy sản
nuôi trồng đạt 3.604,3 nghìn tấn, tăng 2,6% so với năm 2015, trong đó khai thác
đạt 3.124,3 nghìn tấn, tăng 2,9% so với năm 2015 (Tổng cục Thống kê, 2017).
Mặc dù đã có những thành công lớn trong thời gian qua, ngành nuôi trồng
thủy sản hiện phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Đầu tiên là vấn đề
hiệu quả theo quy mô. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam
(2018) nuôi trồng thủy sản hiện nay của Việt Nam chủ yếu vẫn là quy mô nhỏ lẻ
dẫn đến chất lƣợng thành phẩm và kích cỡ sản phẩm nhỏ, chế biến thành phẩm
không đẹp, không đúng quy chuẩn, thiếu sự liên kết giữa các mắt xích trong
chuỗi giá trị. Tiếp theo là khả năng tiếp cận vốn của các cá nhân, doanh nghiệp
sản xuất thủy sản. Do đặc trƣng của ngành là cần vốn đầu tƣ ban đầu cũng nhƣ
vốn lƣu động lớn mà trong điều kiện sản xuất kinh doanh chƣa thực sự ổn định
nên hầu hết các ngân hàng đều không sẵn sàng hỗ trợ vốn cho các đơn vị nuôi
trồng thủy sản.
Trên thị trƣờng quốc tế, ngành thủy sản phải đối mặt với nhiều thách thức,
đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm của thủy sản khiến hàng hóa của Việt Nam
khó lƣu thông trên thị trƣờng thế giới. Theo Hoàng Mai Vân Anh (2016), Việt
Nam xếp trong 3 nhóm quốc gia có số lƣợng trƣờng hợp sản phẩm thủy sản bị từ
chối nhập khẩu cao nhất ở thị trƣờng Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc. Thiệt hại về tài
chính ƣớc tính 14 triệu USD/năm. Nguyên nhân là do sản xuất thủy sản không
đƣợc thực hiện theo quy trình đƣợc quy định nào cả, dẫn đến sản phẩm bị nhiễm
khuẩn, dƣ lƣợng thuốc thú y vƣợt ngƣỡng, chứa chất gây ô nhiễm.
Nhằm khắc phục những hạn chế của nuôi trồng thủy sản Việt Nam, Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã có quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS năm 2014 về quy


1


phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt của Việt Nam (VietGAP). Đây là cơ sở
quan trọng để ngƣời sản xuất thống nhất đƣợc quy trình, đồng thời hạn chế đƣợc
các vấn đề trong chất lƣợng sản phẩm thủy sản hiện nay, đƣa chất lƣợng sản
phẩm thủy sản Việt Nam đạt mức tƣơng đƣơng với tiêu chuẩn GlobalGAP.
Chính vì vậy, phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP là một
trong những chính sách, chiến lƣợc quan trọng để phát triển bền vững ngành thủy
sản hiện nay.
Mặc dù vậy, việc triển khai VietGAP hiện nay còn gặp nhiều khó khăn về
các quy định, phƣơng pháp áp dụng... nhiều hộ sản xuất vẫn chƣa thực sự mặn
mà với việc thực hiện theo tiêu chuẩn này. Chính vì vậy, bên cạnh việc triển khai
sản xuất trong thực tiễn, cần thiết phải có những phân tích rõ ràng và cụ thể về
quá trình phát triển, ứng dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản, từ đó có giải
pháp phù hợp, cụ thể cho từng địa phƣơng nhằm giải quyết những khó khăn và
thúc đẩy phong trào sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP phát triển.
Nam Định là tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi trồng
thủy sản. Với 72km đƣờng ven biển, vùng ven biển Nam Định rất phong phú về
chủng loại hải sản nhƣ tôm, cá, cua, ngao...đƣợc khai thác quanh năm. Song hiện
tại nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Nam Định cũng đang đối mặt với các
thách thức nêu trên. Tuy là một Tỉnh đã sớm đƣa VietGAP vào NTTS từ năm
2014, nhƣng đến nay vẫn còn nhiều bất cập. Số đơn vị đăng ký thực hiện NTTS
theo tiêu chuẩn VietGAP chƣa nhiều; sản phẩm NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP
chƣa đƣợc phân biệt rõ với các sản phẩm thông thƣờng; Hiệu quả kinh tế từ hiện
NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP mang lại chƣa cao.
Đã có một số nghiên cứu trƣớc đây có liên quan đến việc áp dụng tiêu
chuẩn Vietgap trong sản xuất nhƣ nghiên cứu của Đinh Đức Hiệp (2013) về áp
dụng VietGAP trong sản xuất rau tại Hà Nội, của Nguyễn Mạnh Hùng (2003) về

các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển Thanh Long VietGAP tại Bình Thuận, của
Tƣởng Phi Lai (2005) về áp dụng chứng nhận trong NTTS tại Việt Nam... Các
nghiên cứu này đã nghiên cứu các đối tƣợng nông sản và ở các địa bàn khác, còn
trên địa bàn tỉnh Nam Đinh nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu về NTTS
theo tiêu chuẩn VietGAP.
Xuất phát từ các lý do nêu trên, nghiên cứu phát triển NTTS theo tiêu
chuẩn VietGAP vùng ven biển Nam Định là rất cần thiết, nhằm phát triển và mở

2


rộng sản xuất sản phẩm thủy sản có chất lƣợng cao, đồng thời là nguồn tài liệu
quan trọng cho định hƣớng phát triển NTTS trong thời gian tới. Nghiên cứu
nhằm trả lời đƣợc các câu hỏi nghiên cứu:
- Các khái niệm và nội dung liên quan tới phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP gồm những gì, những kinh nghiệm của thế giới cho chúng ta bài học ra
sao để phát triển NNTS theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời gian tới.
- Tại sao phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP tại vùng ven biển tỉnh
Nam Định hiện nay lại diễn ra chậm ? Lý do gì khiến ngƣời sản xuất vẫn chƣa
thực sự mặn mà với sản xuất thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP ?
- Quá trình phát triển NNTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh
Nam Định gặp phải những khó khăn nào và đâu là các yếu tố ảnh hƣởng ?
- Những giải pháp nào cần đƣợc thực hiện để phát triển NTTS theo tiêu
chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP nhằm phát triển bền vững NTTS vùng ven biển tỉnh Nam Định
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi trồng thủy sản

theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển.
- Đánh giá thực trạng phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven
biển tỉnh Nam Định.
- Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về
phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển.
- Đối tƣợng khảo sát là:
(1) Các hộ nuôi trồng, doanh nghiệp, HTX nuôi trồng thủy sản trên địa bàn,

3


nhà cung cấp đầu vào, khách hàng thu mua sản phẩm và các cán bộ địa phƣơng
có liên quan tới phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn nghiên cứu.
(2) Các tổ chức kinh tế - xã hội có liên quan: Khuyến ngƣ, khuyến nông,
Hội nghề cá, cơ quan quản lý NTTS, chính quyền địa phƣơng.
(3) Các cơ chế chính sách có liên quan tới phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu đƣợc thực hiện vùng ven biển tỉnh Nam
Định gồm các huyện huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hƣng. Một số nội dung
chuyên sâu đƣợc khảo sát tại các xã đại diện.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng triển khai và áp
dụng các tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản vùng ven biển tỉnh Nam
ĐỊnh. Các yếu tố ảnh hƣởng, các giải pháp kinh tế, tổ chức nhằm thúc đẩy NTTS

theo tiêu chuẩn VietGAP ở vùng nghiên cứu.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu đƣợc thu thập từ
2011 đến 2017; Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đƣợc thu thập lặp lại 2016
- 2017; Các giải pháp đƣợc đề xuất cho 2030.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Về lý luận: Đề tài đã luận giải và làm sáng tỏ thêm các khái niệm về phát
triển NTTS nói chung và phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven
biển nói riêng. Đã chỉ ra đặc điểm và vai trò đặc thù NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP của vùng ven biển; Từ nội hàm về phát triển nuôi trồng theo tiêu chuẩn
VietGAP của vùng ven biển luận án đƣa ra các tiêu chí đánh giá phát triển nuôi
trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của vùng ven biển. Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các
loại mô hình NTTS có thể áp dụng VietGAP, các nội dung cần đạt đƣợc và đã
phát hiện các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP
vùng ven biển mà các nghiên cứu trƣớc đây chƣa làm rõ.
Về thực tiễn: Đề tài đã tổng kết đƣợc 4 bài học kinh nghiệm thực tiễn về
phát triển NTTS VietGAP cho vùng ven biển tỉnh Nam Định. Cùng với đó, đề tài
đã làm rõ tác động của các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển NTTS của vùng ven
biển tỉnh Nam Định. Đặc biệt đã lƣợng hóa đƣợc yếu tố ảnh quyết định tham gia
sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP của các cơ sở nuôi. Đã chỉ ra đƣợc những
thuận lợi và khó khăn về phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩnVietGAP

4


và sản xuất thông thƣờng, đề xuất đƣợc hệ thống các giải pháp khả thi nhằm thúc
đẩy phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh Nam Định
theo hƣớng hiệu quả và bền vững. Đề tài còn cung cấp cơ sở dữ liệu, là nguồn
thông tin mới giúp cho cán bộ quản lý, cán bộ chỉ đạo ngành làm căn cứ hoạch
định chính sách phát triển sản xuất VietGAP vùng ven biển trong tƣơng lai.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

Ý nghĩa khoa học: Đề tài đã làm rõ lý luận phát triển NTTS theo tiêu chuẩn
VietGAP ở vùng ven biển và xây dựng đƣợc khung phân tích cho đánh giá thực
trạng phát triển NTTS theo tiêu chuẩn VietGAP; Vận dụng mô hình Logistic để
lƣợng hóa các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định đăng ký tham gia VietGAP. Đây
là những kiến thức, phƣơng pháp có ý nghĩa khoa học trong giảng dạy, nghiên
cứu và hoạch định chính sách.
Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu phong phú về: Thực trạng
phát triển nuôi trồng thủy sản VietGAP; Các yếu tố ảnh hƣởng và giải pháp thúc
đẩy phát triển nuôi trồng thủy sản VietGAP; So sánh kết quả sản xuất một số sản
phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, thông thƣờng và đề xuất đƣợc một số giải pháp
nhằm phát triển nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP vùng ven biển tỉnh
Nam Định.

5


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP VÙNG VEN BIỂN
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Phát triển
Theo Karmax và Pherishangen (1844), lịch sử triết học, quan điểm siêu
hình xem sự phát triển chỉ là sự tăng, giảm thuần túy về lƣợng, không có sự thay
đổi về chất của sự vật, hiện tƣợng; đồng thời, nó cũng xem sự phát triển là quá
trình tiến lên liên tục, không trải qua những bƣớc quanh co phức tạp.
Theo Karmax và Pherishangen (1844), đối lập với quan điểm siêu hình,
trong phép biện chứng khái niệm phát triển dùng để chỉ quá trình vận động của
sự vật, hiện tƣợng theo khuynh hƣớng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ
kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Trong hệ thống kinh tế hay xã hội, phát triển thƣờng có nghĩa là cải thiện

trong cả một hệ thống hay trong một số yếu tố thành phần. Một định nghĩa rộng
hơn, “phát triển” là một khái niệm đa chiều, bởi vì bất kỳ một cải thiện nào của
hệ thống phức tạp, nhƣ hệ thống kinh tế xã hội, có thể xảy ra ở các bộ phận khác
nhau với cách khác nhau, tốc độ khác nhau và đƣợc thúc đẩy bởi các lực lƣợng
khác nhau. Ngoài ra sự phát triển của một phần trong hệ thống có thể tạo ra sự
bất lợi đến sự phát triển của các bộ phận khác, dẫn đến những xung đột. Do vậy,
đo lƣờng sự phát triển tức là phải xác định, sự phát triển cho dù ở mức độ nào
cũng phải đƣợc xem xét dƣới nhiều góc độ (Lorenzo, 2011).
Như vậy, phát triển là một quá trình lớn lên, tăng tiến một lĩnh vực, sự gia
tăng cả về lượng và chất, sự thay đổi về thể chế, cơ cấu, chủng loại, tổ chức thị
trường đảm bảo công bằng, xã hội dân chủ, trật tự và bảo vệ môi trường.
2.1.1.2. Phát triển kinh tế
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển kinh tế. Theo Karmax và
Pherishangen (1844), phát triển kinh tế đƣợc hiểu là quá trình tăng tiến về mọi
mặt của nền kinh tế, là quá trình biến đổi cả về lƣợng và về chất, nó là sự kết hợp
một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi
quốc gia.
Schultz (2008), đã đề cập đến phát triển kinh tế là sự tăng lên của sản xuất

6


sản phẩm và đƣợc Sen (1988) xem nhƣ là một định nghĩa sớm nhất về phát triển.
Petty (1899) đã không chỉ đề cập tới sự phát triển của thu nhập mà còn đƣa hàng
loạt các cách nhìn về vấn đề phát triển trong thực tiễn cuộc sống.
Các nhà nghiên cứu kinh tế theo nhiều trƣờng phải khác nhau đều cho rằng
tăng trƣởng kinh tế là sự gia tăng về lƣợng kết quả đầu ra hoạt động của nền kinh
tế trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là năm, quý). Karmax và Pherishangen
(1844) cho rằng, tăng trƣởng kinh tế là một phần và là tiền đề của phát triển kinh
tế. Tăng trƣởng kinh tế sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế.

Theo tác giả Ngô Thắng Lợi (2013), phát triển kinh tế bao gồm những nội
dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, tăng trƣởng kinh tế dài hạn; thứ hai cơ cấu kinh
tế - xã hội thay đổi theo hƣớng tiến bộ; thứ ba, những tiến bộ kinh tế - xã hội chủ
yếu phải xuất phát từ động lực nội tại; thứ tƣ, đạt đƣợc sự cải thiện sâu rộng chất
lƣợng cuộc sống của mọi thành viên trong xã hội nhƣ là mục tiêu hàng đầu và là
kết quả của sự phát triển.
Tăng trƣởng kinh tế, phát triển kinh tế là hai khái niệm khác nhau nhƣng có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Tăng trƣởng kinh tế là điều kiện cần để phát
triển kinh tế. Ở những nƣớc đang phát triển, đặc biệt là những nƣớc đang phát
triển có thu nhập bình quân đầu ngƣời thấp, nếu không đạt đƣợc tăng trƣởng
tƣơng đối cao và liên tục trong nhiều năm, thì khó có thể có điều kiện kinh tế để
cải thiện mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
Nếu phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế không gắn với sự thúc đẩy cơ cấu kinh
tế xã hội theo hƣớng tiến bộ, không làm gia tăng, mà thậm chí còn làm xói mòn
năng lực nội sinh của nền kinh tế, sẽ không thể tạo ra phát triển kinh tế. Nếu
phƣơng thức tăng trƣởng kinh tế chỉ đem lại lợi ích kinh tế cho nhóm dân cƣ này,
cho vùng này, mà không hoặc đem lại lợi ích không đáng kể cho nhóm dân cƣ
khác, vùng khác; thì tăng trƣởng kinh tế nhƣ vậy sẽ khoét sâu bất bình đẳng xã hội.
Từ các quan điểm trên, tác giả cho rằng, phát triển kinh tế là một sự tăng
trƣởng kinh tế có ý nghĩa góp phần nâng cao thu nhập cho ngƣời dân đồng thời
cải thiện đƣợc chất lƣợng đời sống xã hội mà không làm ảnh hƣởng tiêu cực
đáng kể tới các nhóm dân cƣ khác nhau.
2.1.1.3. Nuôi trồng thủy sản
Theo Nguyễn Quang Linh (2008), thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về
những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con ngƣời từ môi trƣờng nƣớc và đƣợc con

7


ngƣời khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc

bày bán trên thị trƣờng. Nuôi trồng thủy sản đã trực tiếp hoặc gián tiếp tác động
lớn đến đời sống của hơn 500 triệu ngƣời ở các nƣớc đang phát triển phụ thuộc
vào nghề cá và nuôi trồng thủy sản.
Theo FAO (2000), nuôi trồng thủy sản (Aquaculture) là nuôi các loài thủy
sinh vật trong môi trƣờng nƣớc ngọt, lợ và mặn, bao gồm việc áp dụng các kỹ
thuật sản xuất tiến bộ, an toàn vào qui trình nuôi nhằm nâng cao năng suất, chất
lƣợng nguyên liệu thủy sản.
Theo William (1990), nuôi trồng thủy sản là việc quản lý các biện pháp nuôi
và thu hoạch các loài động vật và thực vật sống dƣới nƣớc. Nuôi trồng thủy sản có
nhiều điểm tƣơng đồng với nông nghiệp, tuy nhiên có một vài điểm khác biệt quan
trọng. Không nhƣ nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản phụ thuộc vào nguồn tài nguyên
nƣớc nhƣ biển, sông, hồ, suối... và việc quản lý các nguồn tài nguyên này thƣờng
gặp nhiều khó khăn hơn so với trồng trọt và chăn nuôi trên đất liền.
Theo Vũ Đình Thắng (2005), nông nghiệp hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
các ngành trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp và thủy sản. Nhƣ vậy khi đề cập đến
ngành thủy sản trong đó có nuôi trồng thủy sản, ngƣời ta nói đến các khía cạnh
chủ yếu sau:
- Ngành NTTS thủy sản là một bộ phận của ngành nông nghiệp, tƣ liệu sản
xuất chủ yếu của ngành là mặt nƣớc; đối tƣợng lao động là những sinh vật thủy sản;
kết quả sản xuất của ngành là sản phẩm sinh vật, kết quả sinh học. Mặc dù có những
đặc điểm tƣơng tự nhƣ ngành nông nghiệp, ngành NTTS thủy sản vẫn có tính độc
lập tƣơng đối về kinh tế biểu hiện ở chỗ trong ngành thủy sản ngƣời ta rất khó phân
biệt rạch ròi về quyền sở hữu quản lý và sử dụng thủy vực và các nguồn lợi thủy
sản, nhất là đối với các lƣu vực con sông, cửa biển vùng vịnh hay vùng biển. Do vậy
trong các hình thức tổ chức sản xuất, sự hợp tác thƣờng đƣợc coi trọng. Về mặt kỹ
thuật, tính độc lập tƣơng đối thể hiện ở chỗ ngành thủy sản cũng đòi hỏi phải có một
hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật riêng phục vụ cho nuôi trồng hay đánh bắt. Về
môi trƣờng, hoạt động của ngành thủy sản cũng có thể tự gây ô nhiễm cho môi
trƣờng nƣớc, lại cũng có thể làm các thủy vực và nguồn lợi thủy sản bị ô nhiễm
hay hủy hoại do hoạt động của các ngành khác gây ra. Do đó, sự phát triển hài

hòa giữa thủy sản và trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp trên từng vùng sinh thái
là điều kiện phát triển bền vững của toàn ngành nông nghiệp nói chung.

8


×