Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Chuẩn KTKN môn Thể dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.94 KB, 15 trang )

MÔN THỂ DỤC
• Nguyễn Hữu Lực
Tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn thể dục được
biên soạn theo kế hoạch dạy học và sách giáo viên hiện hành. Tài liệu có phần
hướng dẫn chung và phần hướng dẫn cụ thể cho từng tuần đối với từng nội dung,
chủ đề của môn học. Nội dung yêu cầu cần đạt về kiến thức, kỹ năng đối với từng nội
dung, chủ đề được hiểu là chuẩn tối thiểu, đòi hỏi tất cả học sinh ở các vùng, miền
khác nhau đều phải đạt được. Cột ghi chú trong tài liệu chỉ rõ những nội dung cần
hướng dẫn cụ thể hoặc chi tiết hơn.
Dạy học môn thể dục trên cơ sở Chuẩn kiến thức, kỹ năng là quá trình dạy học
bảo đảm mọi học sinh đều đạt chuẩn của môn học. Đó chính là quá trình hoạt động,
tổ chức, hướng dẫn học sinh tập luyện theo chuẩn quy định, phát triển được sức khỏe,
thể lực cá nhân bằng những giải pháp phù hợp.
I. Mục tiêu:
- Có sự tăng tiến về sức khỏe, thể lực, đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo
lứa tuổi, giới tính.
- Biết được một số kiến thức, kỹ năng để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao
thể lực.
- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật, nếp sống lành mạnh, thói quen tự
giác tập luyện thể dục thể thao và giữ gìn vệ sinh.
- Biết vận dụng ở mức độ nhất định những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở
trong nhà trường và ngoài nhà trường.
1. Kế hoạch và quan điểm xây dựng chương trình:
1.1. Kế hoạch dạy học:
Khối (lớp) Số tiết/tuần Số tuần TS tiết /năm
Một 1 35 35
Hai 2 35 70
Ba 2 35 70
Bốn 2 35 70
Năm 2 35 70
Cộng (toàn cấp) x 175 315


1.2. Quan điểm xây dựng và phát triển chương trình:
- Lấy việc nâng cao sức khỏe, thể lực học sinh là mục tiêu quan trọng nhất,
xuyên suốt từ Tiểu học đến Trung học phổ thông.
- Đảm bảo tính khoa học, sư phạm, liên thông, kết hợp truyền thống văn hóa
dân tộc, tiếp thu có chọn lọc những thành tựu khoa học giáo dục thể chất hiện đại.
15
- Đảm bảo có tính khả thi, phù hợp với tâm, sinh lý lứa tuổi và giới tính; với
sức khỏe, thể lực học sinh, đồng thời định hướng cho việc nâng cao trình độ của đội
ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất cho việc dạy và học môn thể dục.
- Đảm bảo tính thống nhất của chương trình, đồng thời mở rộng quyền chủ
động, sáng tạo của địa phương trong quá trình thực hiện chương trình.
Những nội dung được đưa vào chương trình là cơ bản, phổ thông phù hợp với
lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, thể lực của học sinh tiểu học, với cơ sở vật chất của
nhiều trường hiện nay, với khả năng của giáo viên kiêm dạy và chuyên trách ở tiểu
học.
Cấu trúc chương trình theo kiểu đồng tâm vừa kế thừa, nâng cao, vừa bổ sung
nội dung mới gồm: Đội hình đội ngũ, Bài thể dục phát triển chung, Bài tập rèn
luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản, Trò chơi vận động.Từ lớp 4-5 có thêm
môn tự chọn: Đá cầu, Ném bóng (có chương trình chi tiết), Bóng đá, Bóng rổ, Bóng
bàn, cầu lông, Võ, Thể dục nhịp điệu, Bơi, Cờ vua. . . (chưa có chương trình chi tiết).
Đối với những trường có điều kiện và nhu cầu, có thể dạy cho học sinh môn thể thao
tự chọn ngay từ lớp một bằng cách giảm quỹ thời gian của phần trò chơi vận động.
Khi dạy các nội dung trên, giáo viên có thể bổ sung bài tập mới hoặc khi cho
học sinh ôn tập trò chơi vận động, giáo viên có thể chọn các trò chơi khác có cùng
mục đích để thay thế, trong đó ưu tiên những trò chơi dân gian có lời đồng dao.
2. Phương pháp dạy học:
Cần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động của học
sinh. Tổ chức giờ học khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của trường, tăng
cường các tổ chức theo nhóm tập luyện, phối hợp hài hòa giữa tập đồng loạt với tập
lần lượt để tăng thời gian cho học sinh tập luyện đạt đến lượng vận động hợp lý.

Tăng cường vận dụng phương pháp trò chơi, thi đấu vào giờ học cho sinh động, hấp
dẫn, lôi cuốn học sinh học tập.Tạo điều kiện để học sinh tự quản, tự điều khiển và
tham gia đánh giá
3. Về đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Đánh giá kết quả học tập của học sinh thực hiện theo quy chế đánh giá của Bộ
GDĐT. Bảo đảm mọi học sinh tiểu học đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi
và giới tính.
4. Cơ sở vật chất và thiết bị:
Cần có đủ sân tập hoặc nhà tập và thiết bị dạy học cho giáo viên, dụng cụ cho
học sinh tập luyện theo yêu cầu của môn học.
II. Nội dung chương trình thể dục tiểu học bao gồm các chủ đề cơ bản sau:
1. Đội hình đội ngũ:
Nội dung đội hình đội ngũ từ lớp 1 đến lớp 5 bao gồm các bài tập chính: tập
hợp các đội hình, dóng hàng, điểm số, dàn hàng và dồn hàng, quay người về các
hướng, cách chào, cách báo cáo, đi đều và cách đổi chân khi đi đều sai nhịp.
16
Đây là nội dung rất cơ bản nhằm giáo dục tính kỷ luật, tinh thần tập thể, rèn
luyện nề nếp, thói quen chấp hành những quy định về tổ chức của lớp học, rèn luyện
tư thế, tác phong của mỗi học sinh. Vì vậy, khi dạy chủ đề này, giáo viên yêu cầu học
sinh nắm được những kiến thức, kỹ năng cơ bản nhất của đội hình đội ngũ. Yêu cầu
đạt đối với tất cả học sinh chỉ ở mức độ ban đầu (làm quen), sau đó biết cách thực
hiện và tham gia vào quá trình tập luyện cùng tập thể (tổ, nhóm , lớp), được tham gia
vận động, chưa yêu cầu cao về kỹ thuật.
Ví dụ:
Khối Tuần Chủ đề, nội dung Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Một 8
- Tư thế đứng cơ bản.
Đứng đưa hai tay ra
trước.
- Trò chơi "Đi qua

đường lội".
- Bước đầu biết cách
thực hiện tư thế đứng
cơ bản và đứng đưa hai
tay ra trước.
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được
Hai tay đưa ra trước
có thể còn chưa thẳng.
Hai 11
- Đi đều thay bằng đi
thường theo nhịp.
- Trò chơi "Bỏ khăn".
- Bước đầu thực hiện
được đi thường theo
nhịp (nhịp 1 bước chân
trái, nhịp 2 bước chân
phải).
- Biết cách chơi và tham
gia được vào trò chơi.
- Đi đều chuyển sang
lớp 3.
- Bước đầu làm quen
với cách đi thường
theo nhịp.
Ba 5
-Tập hợp hàng ngang,
giống hàng, điểm số,
quay phải, quay trái.
- Đi vượt chướng ngại

vật thấp.
- Trò chơi "Thi đua
xếp hàng" và "Mèo
đuổi chuột".
- Biết cách tập hợp
hàng ngang, dóng thẳng
hàng ngang, điểm số,
quay phải, quay trái
đúng cách.
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được các trò
chơi.
Trong quá trình tập luyện, giáo viên cần sử dụng các phương pháp tổ chức và
biện pháp luyện tập khác nhau để tránh sự đơn điệu. Khi dạy một nội dung, giáo viên
cần gọi tên bài tập và nêu rõ khẩu lệnh, làm mẫu đúng, kết hợp giải thích hoặc cho
học sinh xem tranh (sơ đồ) , sau đó học sinh bắt chước làm theo. Quá trình luyện tập,
giáo viên cần nắm vững những sai lầm thường mắc của học sinh và uốn sửa kịp thời;
không bắt buộc học sinh phải thực hiện các động tác theo quy trình, kỹ thuật một
cách chính xác. Giáo viên nên cho học sinh ứng dụng một nội dung đội hình đội ngũ
vào một số hoạt động, như: tập hợp xếp hàng vào lớp, xuống lớp, tập trung chào cờ,
hoặc tham gia các hoạt động tập thể. . .
Yêu cầu cần đạt đối với học sinh ở nội dung đội hình đội ngũ trong tài liệu
hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Thể dục tương đối cụ thể về từng
tiết học, từng người tập giáo viên căn cứ vào đó để soạn giáo án và tổ chức dạy học
linh hoạt sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh.
Giáo viên cần khuyến khích những học sinh có khả năng đạt mức yêu cầu cao
hơn; cần có những biện pháp cụ thể ở từng tiết học nhằm giúp học sinh đạt Chuẩn
kiến thức, kỹ năng của các chủ đề, nội dung trong tuần và trong năm học.
2. Bài thể dục phát triển chung:
17

Bài thể dục phát triển chung ở lớp 1 có 7 động tác, từ lớp 2 đến lớp 5 có 8
động tác : vươn thở, tay - chân, lườn, bụng, vặn mình, toàn thân, nhảy, điều hòa.
Đây là các động tác nhằm rèn luyện cơ quan hô hấp, các nhóm cơ, xương,
khớp của cơ thể, góp phần phát triển thể lực chung và rèn luyên tư thế cơ bản đúng
cho học sinh. Trong quá trình tập luyện, giáo viên yêu cầu các em thực hiện được
mức độ cơ bản đúng đối với từng động tác của bài thể dục, nhưng cũng không đòi
hỏi phải chính xác tuyệt đối.
Ví dụ:
Khối Tuần Chủ đề, nội dung Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Ba 13
- Bài Thể dục phát
triển chung.
- Trò chơi "chim về
tổ" và "đua ngựa".
- Biết cách thực hiện
các động tác: vươn thở,
tay, chân, lườn, bụng,
toàn thân, nhảy của bài
thể dục phát triển
chung.
- Bước đầu biết cách
thực hiện động tác điều
hòa của bài thể dục phát
triển chung.
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được các trò
chơi.
Khi thực hiện cả bài
thể dục chưa yêu cầu
đúng thứ tự động tác.

Bốn 13
- Bài thể dục phát
triển chung.
- Trò chơi "Chim về
tổ".
- Thực hiện cơ bản
đúng các đông tác:
vươn thở, tay, chân,
lưng-bụng, toàn thân,
thăng bằng, nhảy và
bước đầu biết cách thực
hiện động tác điều hòa
của bài thể dục phát
triển chung.
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được.
Khi thực hiện bài thể
dục phát triển chung
chưa yêu cầu nhớ thứ
tự các động tác.
Năm 15
- Bài thể dục phát
triển chung.
- Trò chơi :
"Thỏ nhảy"
- Thực hiện cơ bản
đúng các động tác đã
học của bài thể dục phát
triển chung.
- Biết cách chơi và tham

gia chơi được.
Ôn cả bài thể dục phát
triển chung, có thể
còn quên một số động
tác.
Những động tác của bài thể dục không chỉ dạy cho học sinh trên lớp mà còn là
bài tập cho học sinh có thể tự tập luyện hằng ngày. Do đó, sau khi học xong, giáo
viên có thể yêu cầu các em thuộc được bài thể dục phát triển chung.
Khi cho học sinh tập luyện, giáo viên cần gọi tên động tác làm mẫu và có thể
giải thích động tác để các em biết được những điểm cơ bản, sau đó có thể cho các tập
bắt chước theo. Khi tổ chức tập luyện, giáo viên dùng các khẩu lệnh để điều hành,
sau đó hô nhịp động tác cho học sinh tập. Đối với động tác khó, giáo viên cần cho
18
học sinh tập trước một số lần đối với cử động khó, sau đó kết hợp tập toàn bộ các cử
động khác theo nhịp của động tác.
Trước khi học động tác mới, giáo viên cần cho học sinh ôn lại một số hoặc
toàn bộ động tác đã học của bài thể dục phát triển chung. Xen kẻ các lần tập, giáo
viên cần nhận xét, sửa sai, trực tiếp uốn nắn động tác cho những em thực hiện chưa
đúng. Trong quá trình dạy học, giáo viên nên kết hợp cho học sinh tập luyện với hình
thức thi đua, tổ chức trò chơi để kích thích các em tích cực tập luyện.
3. Bài tập rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản:
Các bài tập thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản nhằm xây
dựng những tư thế đúng, điều chỉnh kỹ năng chưa hợp lý của học sinh, góp phần phát
triển cơ thể hài hòa, cân đối. Việc tập luyện các động tác giúp học sinh khắc phục
một số sai lệch trong quá trình phát triển tự nhiên, tạo điều kiện cho các em có tư thế
khỏe mạnh, biết cách dùng sức hợp lý, có cảm giác về không gian khi thực hiện động
tác và phát triển các tố chất thể lực cơ bản của con người, như: sức mạnh, sức
nhanh, mềm dẻo, khéo léo, linh hoạt… Vì vậy, cần yêu cầu học sinh chú ý trong tập
luyện, có kế hoạch tự học, tự tập theo sự chỉ dẫn của giáo viên. Mỗi động tác, bài tập
đều có yêu cầu riêng nên giáo viên phải thường xuyên nhắc học sinh thực hiện đúng

các tư thế cơ bản và biết cách thực hiện.
Ví dụ:
Khối Tuần Chủ đề, nội dung Yêu cầu cần đạt Ghi chú
Ba 6
- Tập hợp hàng
ngang, dóng hàng và
đi theo nhịp 1- 4 hàng
dọc.
- Đi vượt chướng ngại
vật (thấp).
- Trò chơi "Mèo đuổi
chuột".
- Biết cách tập hợp
hàng ngang, dóng thẳng
hàng ngang và đi theo
nhịp 1- 4 hàng dọc
- Biết cách đi vượt
chướng ngại vật thấp.
- Bước đầu biết cách đi
chuyển hướng phải,
trái.
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được.
Bốn 23
- Bật xa và tập phối
hợp chạy, nhảy.
- Trò chơi "con sâu
đo".
- Bướt đầu biết cách
thực hiện động tác bật

xa tại chỗ (tư thế chuẩn
bị, động tác tạo đà,
động tác bật nhảy).
- Bước đầu biết cách
thực hiện động tác phối
hợp chạy, nhảy.
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được.
Động tác phối hợp
chạy, nhảy chỉ cần
chạy 1-3 bước, sau đó
thực hiện bật nhảy.
19
Năm 24
- Phối hợp chạy mang
vác bật cao và phối
hợp chạy bật nhảy.
- Trò chơi "Qua cầu
tiếp sức" và "chuyển
nhanh, nhảy nhanh".
- Thực hiện được động
tác phối hợp chạy và
bật nhảy (chạy chậm
sau đó kết hợp với bật
nhảy nhẹ nhàng lên cao
hoặc đi xa).
- Biết cách thực hiện
động tác phối hợp chạy-
nhảy-mang vác-bật cao
(chạy nhẹ nhàng kết

hợp bật nhảy, sau đó có
thể mang vật nhẹ và bật
lên cao).
- Biết cách chơi và tham
gia chơi được các trò
chơi.
Có thể không cần thực
hiện động tác mang
vác, hoặc có thể chỉ
mang vật nhẹ.
Giáo viên cần tập trung rèn luyện cho học sinh tư thế đúng ngay từ ban đầu,
sửa những nhược điểm hay tư thế không chính xác, nhắc nhở kịp thời khi học sinh
thực hiện từng động tác của tư thế chân, tay ở những biên độ, phương hướng khác
nhau. Khi dạy học, giáo viên cần gọi tên và chỉ dẫn động tác, sau đó cho các em tập.
Quá trình học sinh thực hiện, giáo viên luôn động viên, khuyến khích, nhắc nhở hoặc
tổ chức thi đua giữa các nhóm, cá nhân để tạo không khí vui học.
Quá trình học sinh tập luyện, giáo viên cần thường xuyên nhắc các em thực
hiện cho đúng, chú ý giữ thăng bằng, không để ngã hoặc làm sai. Khi học sinh thực
hiện các bài tập, yêu cầu các em làm với tốc độ vừa phải, nhịp nhàng, tự nhiên.
4. Trò chơi vận động:
Những trò chơi được giới thiệu trong chương trình Thể dục ở tiểu học nhằm
góp phần phát triển các tố chất thể lực và kỹ năng vận động của học sinh. Từ lớp 1
đến lớp 5, học sinh sẽ được lần lượt giới thiệu những trò chơi phù hợp với lứa tuổi.
Mỗi năm, học sinh sẽ được học mới từ 8 đến 10 trò chơi vận động. Phần lớn các trò
chơi là những hoạt động tập thể. Học sinh biết cách chơi, tham gia vào trò chơi là đạt
Chuẩn kiến thức, kỹ năng của bài học. Thông qua chơi trò chơi, học sinh đã thể hiện
mình và học được cách hợp tác , phối hợp với các bạn trong khi chơi và tập luyện.
Những trò chơi trong chương trình môn học thường được trình bày cụ thể về cách
chơi, luật chơi và gợi mở theo những chủ đề khác nhau nhằm mục đích giúp học sinh
vừa chơi vừa có thể liên hệ với cuộc sống và thế giới xung quanh. Những trò chơi

vận động này thường được học sinh thích thú và tham gia chơi nhiệt tình. Do đó, giáo
viên có thể sáng tạo hay điều chỉnh một số yêu cầu cho thêm phần phong phú, kích
thích các em hưng phấn trong vui chơi, bởi chơi chính là học tập.
Khi dạy các trò chơi, giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung trò chơi, chuẩn bị
tốt địa điểm và các phương tiện để tổ chức cho học sinh hoạt động vui chơi; tổ chức
phân công nhiệm vụ và tổ chức đội hình học tập, vui chơi hợp lý, hiệu quả;; giới
thiệu và giải thích ngắn gọn tên, nội dung trò chơi, cách chơi và những yêu cầu về tổ
chức kỷ luật trong khi chơi. Cần cho học sinh chơi thử trò chơi 1, 2 lần trước khi chơi
20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×