Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch thực hiện giải pháp nâng cao chỉ số PCI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.18 KB, 4 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN
HUYỆN TÂN UYÊN
Số:

/KH-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tân Uyên, ngày

tháng 7 năm 2019

KẾ HOẠCH
Thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số đào tạo lao động - Chỉ số PCI năm 2019
Căn cứ Quyết định số 424/QĐ-UBND ngày 11/4/2016 của ủy ban nhân dân
tỉnh Lai Châu về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện cải thiện PCI
giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Kế hoạch số 724/KH-SLĐTBXH ngày 27/6/2019 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội về thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số đào tạo lao động Chỉ số PCI năm 2019;
Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên xây dựng Kế hoạch thực hiện giải pháp
nâng cao Chỉ số đào tạo lao động - Chỉ số PCI năm 2019 nội dung, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích
Thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên
địa bàn. Tạo niềm tin giữa chính quyền và doanh nghiệp. Góp phần xây dựng môi
trường kinh doanh thật sự thông thoáng, minh bạch hấp dẫn và thuận lợi cho các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư kinh doanh vào huyện.
2. Yêu cầu
Quán triệt tư tưởng, nhận thức để tạo sự chuyển biến mạnh trong đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức về thái độ, trách nhiệm, tác phong thực hiện công


vụ; cán bộ, công chức, viên chức phải tận tụy, tâm huyết và thấu hiểu doanh
nghiệp, thay đổi thái độ, cách ứng xử theo hướng tích cực, thân thiện trong giao
dịch với người dân và doanh nghiệp. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính,
xây dựng nền hành chính phục vụ.
Các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện các nhiệm
vụ, giải pháp một cách đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả.
Lồng ghép triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm nhằm cải thiện, nâng
cao Chỉ số đào tạo lao động với các dự án, đề án, nguồn kinh phí tài trợ hợp pháp
của các tổ chức, cá nhân đối với các nội dung, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn.
II. MỤC TIÊU

Phấn đấu điểm số của Chỉ số đào tạo lao động - Chỉ số PCI năm 2019 đạt tối
thiểu 5,86 điểm.
1


III. NỘI DUNG

1. Nội dung thực hiện
Nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, chất lượng giáo dục nghề nghiệp
đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; Tăng tỷ lệ lao động qua đào
tạo/số lao động chưa qua đào tạo trong các doanh nghiệp và tổng lực lượng lao
động toàn huyện.
Tăng tỷ lệ lao động qua đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp; tỷ lệ doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ, nhà cung cấp tư nhân cho dịch vụ giới thiệu việc làm; tỷ
lệ phần trăm tổng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp dành cho đào tạo và tuyển
dụng lao động.
(Có danh mục các chỉ số thành phần kèm theo).
Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện tốt cơ chế một cửa, một
cửa liên thông, tạo mọi thuận lợi và giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính,

chi phí cho doanh nghiệp, người lao động.
Thực hiện tốt việc thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp hạch
sách, nhũng nhiễu; chú trọng công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức
chính trị, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những người
trực tiếp giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của doanh nghiệp.
2. Thời gian thực hiện: Năm 2019.
3. Kinh phí thực hiện: Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình,
đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nguồn thu hợp pháp khác.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Văn Phòng HĐND-UBND huyện
Quản lý, triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông huyện.
Công khai toàn bộ các quy định, chính sách; chủ động cung cấp thông tin và
hướng dẫn thực hiện quy định, chính sách trên các kênh thông tin, tạo điều kiện
cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng, đồng thời công bố
rộng rãi địa chỉ đường dây nóng, trả lời nhanh các phản ánh, kiến nghị liên quan
đến người lao động và doanh nghiệp thuộc phân cấp quản lý.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
Tham mưu UBND huyện triển khai thực hiện hiệu quả chỉ số thành phần Tỷ
lệ doanh nghiệp đánh giá giáo dục dạy nghề có chất lượng tốt; tỷ lệ lao động qua
đào tạo/số lao động chưa qua đào tạo; tỷ lệ lao động qua đào tạo trên tổng lực
lượng lao động.
Triển khai, thực hiện tốt công tác thu thập, lưu trữ, tổng hợp thông tin thị
trường lao động trên địa bàn.
2


Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về lao
động, đào tạo nghề, bảo hiểm xã hội, các hoạt động giao dịch việc làm... Phối hợp
tổ chức đối thoại về lĩnh vực lao động, việc làm, kịp thời nắm bắt, tham mưu tháo

gỡ các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp; đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp
nhỏ và vừa, nhất là nhóm doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực công nghiệp, xây
dựng, thương mại, dịch vụ.
Tổng hợp xây dựng kế hoạch đào tạo lao động cho các doanh nghiệp trên
địa bàn. Đôn đốc, giám sát các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức đào tạo đảm
bảo hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp; nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo đang làm việc tại doanh nghiệp trên địa bàn.
Tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác đào tạo lao động cho các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Phòng Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng nghiệp, phân
luồng cho các em học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông. Đảm bảo tỷ lệ
doanh nghiệp đánh giá giáo dục phổ thông có chất lượng tốt.
Rà soát, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, mua sắm
thiết bị đào tạo cho hệ thống mạng lưới trường, lớp giáo dục phổ thông nhằm đáp
ứng yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo.
Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo
dục phổ thông ở cấp quản lý đạt chuẩn theo quy định.
Tổ chức thực hiện tốt công tác khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục.
Đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục về phương
pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển năng lực người học, đặc
biệt quan tâm giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm công dân của
học sinh đối với cộng đồng, xã hội.
4. Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên
Thực hiện xây dựng chương trình đào tạo theo hướng phát triển năng lực
nghề nghiệp của nhà giáo và tạo điều kiện cho người học tự rèn luyện tay nghề, chủ
động trong học tập, phát huy năng lực tư duy, sáng tạo. Đào tạo giáo dục nghề
nghiệp theo hướng tích hợp đảm bảo tính khoa học, dễ hiểu có tính ứng dụng cao
đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp.
Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh

nghiệp và thị trường lao động ở các cấp để đào tạo đáp ứng yêu cầu vị trí việc làm
của doanh nghiệp theo từng ngành nghề, từng lĩnh vực.
Thành lập bộ phận quan hệ với doanh nghiệp để làm tốt vai trò cầu nối giữa
đào tạo và sử dụng lao động.
3


Rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm thiết bị đào tạo
đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo; kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng chất lượng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đạt chuẩn theo quy định.
5. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn
Tổ chức triển khai, thực hiện Kế hoạch này theo phân cấp quản lý.
Quản lý, triển khai thực hiện tốt cơ chế một cửa liên thông cấp xã.
Công khai toàn bộ các quy định, chính sách liên quan, tạo điều kiện cho
người dân, tổ chức, doanh nghiệp được tiếp cận dễ dàng, đồng thời công bố rộng
rãi địa chỉ đường dây nóng, trả lời nhanh các phản ánh, kiến nghị liên quan đến
người lao động và doanh nghiệp trên địa bàn.
Rà soát nhu cầu, xây dựng kế hoạch đào tạo, định hướng cho cho lao động
lựa chọn học nghề phù hợp với đề án phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu sử
dụng của doanh nghiệp.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện giải pháp nâng cao Chỉ số đào tạo lao động Chỉ số PCI năm 2019 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Uyên./.
Nơi nhận:
- TT. Huyện ủy (b/c);
- TT. HĐND huyện;
- Sở Lao động - TB&XH;
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách;
- Văn phòng HĐND-UBND huyện;
- Phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Trung tâm GDNN-GDTX huyện;
- UBND các xã, thị trấn;

- Lưu: VT, LĐ-TB&XH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH

4



×