Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động vẽ (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (556.51 KB, 79 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

======

KHỔNG THỊ QUỲNH

HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG
CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI THÔNG QUA
HOẠT ĐỘNG VẼ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Giáo dục Mầm non

Người hướng dẫn khoa học

ThS. NGUYỄN VĂN ĐỆ

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học sư phạm Hà
nội 2 đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên, các cháu mẫu
giáo tại hai trường Mầm non Cổ Loa và Thành Loa – Đông Anh – Hà Nội đã
hợp tác, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Đặc biệt, bằng lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn
đến thầy giáo hướng dẫn – Th.S. Nguyễn Văn Đệ - người đã tận tình hướng
dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi học tập, nghiên cứu và
hoàn thành khóa luận này.


Cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và đặc biệt là những người thân trong
gia đình đã ở bên cạnh động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Khổng Thị Quỳnh

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BTSL

: Biểu tượng số lượng



: Hoạt động

LQVT

: Làm quen với toán

MG

: Mẫu giáo


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận là kết quả cố gắng của bản thân tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Đệ. Tôi
xin cam đoan kết quả nghiên cứu của đề tài này không có sự trùng lặp với bất

kì một đề tài nào khác.
Hà Nội, tháng 4 năm 2017
Sinh viên
Khổng Thị Quỳnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................
1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................
2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................ 2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................
2
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................
3
6. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 3
7. Cấu trúc khóa luận...................................................................................... 4
NỘI DUNG.................................................................................................... 5
Chương 1 ....................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH THÀNH
BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT
ĐỘNG VẼ...................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận của việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi thông qua hoạt động vẽ.........................................................................
5
1.1.1. Một số khái niệm ..................................................................................
5
1.1.2. Đặc điểm hình thành biểu tượng số lượng của trẻ mầm non nói chung

và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng................................................................... 6
1.1.3. Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi .................................................................................................
11
1.1.4. Hoạt động vẽ với việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ở trường
mầm non ...................................................................................................... 15


1.2. Cơ sở thực tiễn: Tìm hiểu thực trạng việc sử dụng các biện pháp hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.............. 22
Kết luận chương 1 ........................................................................................ 28


Chương 2: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU
TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
VẼ................................................................................................................ 29
2.1. Nguyên tắc xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng
cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ........................................................ 29
2.1.1. Nguyên tắc 1: Dựa vào nội dung chương trình hình thành biểu tượng
toán sơ đẳng cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non .......................................... 29
2.1.2. Nguyên tắc 2: Dựa vào đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ mẫu giáo
5-6 tuổi trong việc hình thành biểu tượng số lượng ...................................... 31
2.1.3. Nguyên tắc 3: Dựa vào đặc trưng của hoạt động vẽ để xây dựng biện
pháp sử dụng hoạt động vẽ trong việc nâng cao hiệu quả hình thành BTSL
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.............................................................................. 32
2.2. Xây dựng một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ............................................................ 34
2.2.1. Tạo tình huống có sử dụng hoạt động vẽ vào quá trình luyện tập nhằm
củng cố kiến thức, kĩ năng xác định số lượng cho trẻ ................................... 34
2.2.2. Sử dụng các bài tập vẽ theo đề tài nhằm hình thành biểu tượng số lượng

cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.............................................................................. 37
2.2.3. Tăng cường sử dụng các trò chơi hình thành biểu tượng số lượng cho
trẻ dưới hình thức hoạt động vẽ đa dạng....................................................... 39
Kết luận chương 2 ........................................................................................ 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................
44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................
49


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2.1: Thực trạng sử dụng các biện pháp hình thành BTSL cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
Bảng 1.2.2: Những khó khăn của giáo viên trong quá trình hình thành BTSL
cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Bậc học mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân
với mục tiêu: “Giúp trẻ phát triển thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ, hình
thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.
Nhiệm vụ mà giáo dục mầm non đặt ra là phải phát triển toàn diện nhân cách
cho trẻ trong đó phát triển nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng trong quá
trình giáo dục hiện nay.
Ở trường mầm non, hoạt động cho trẻ làm quen với toán, đặc biệt là việc
hinh thành biểu tượng số lượng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển
nhận thức của trẻ. Với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, hoạt động hình thành biểu tượng
số lượng giúp trẻ nhận biết và phản ánh mối quan hệ số lượng giữa các nhóm
vật từ đó xác định các vật trong nhóm, là điều kiện để trẻ học phép đếm và

nắm được các con số, đồng thời biết được mối liên hệ giữa các số liền kề
trong phạm vi 10. Thông qua đó trẻ có khả năng vận dụng kiến thức vào
những tình huống thực tế nhằm giải quyết các vấn đề trong cuộc sống và là cơ
sở cho việc học tập khi bước vào lớp 1.
Trẻ mầm non luôn rất nhạy cảm với cái đẹp xung quanh, đây là thời kì
phát triển những cảm xúc thẩm mĩ- đó là những cảm xúc tích cực được nảy
sinh khi trẻ tiếp xúc trực tiếp với cái đẹp trong các nghệ thuật trong đó có
nghệ thuật tạo hình. Đối với trẻ em, hoạt động vẽ nói riêng chính là sự thể
hiện các biểu tượng, ấn tượng và suy nghĩ của trẻ, là sự giao tiếp bằng các
hình thức, phương tiện mang tính vật thể. Vẽ giúp trẻ hình thành và thể hiện
những ý tưởng sáng tạo. Quan trọng hơn, đây là một hình thức rèn luyện trí
tuệ và tư duy thông qua các hình thức vật thể, trực quan.

1


Hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở trường mầm
non sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu giáo viên biết vận dụng ưu thế của hoạt động
vẽ nhằm giúp trẻ thực hiện nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng, thoải mái.
Hiện nay, giáo viên mầm non cũng đã quan tâm đến việc sử dụng hoạt
động vẽ nhằm củng cố, phát triển biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6
tuổi nhưng thực tế thì hiệu quả chưa cao.
Chính những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “Hình
thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ” nhằm
nâng cao hiệu quả của quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi.
2. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông
qua hoạt động vẽ, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục nhận thức và
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình tổ chức hoạt động hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi.
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ
5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành biểu
tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
- Đề xuất một số biên pháp hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6 tuổi
thông qua hoạt động vẽ.


5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu một số biện pháp hình thành biểu tượng số
lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ở các lớp mẫu giáo lớn tại hai Trường Mầm
non Cổ Loa và Thành Loa – Đông Anh – Hà Nội.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1.Phương pháp nghiên cứu lí luận
Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa các
nguồn tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xây
dựng cơ sở lí luận của đề tài.
6.2. Phương pháp điều tra
Sử dụng phiếu điều tra với 50 giáo viên MN tại hai trường MN Cổ Loa
và trường MN Thành Loa nhằm tìm hiểu thu thập thông tin về nhận thức, thái
độ của họ đối với việc hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6 tuổi thông qua hoạt
động vẽ.
6.3. Phương pháp quan sát
Dự các HĐ hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi và quan sát HĐ của giáo
viên sử dụng hoạt động vẽ trong quá trinh hình thành BTSL cho trẻ MG 5-6
tuổi tại hai trường MN nói trên để có những ghi chép và đánh giá về các biện

pháp giáo viên sử dụng HĐ vẽ nhằm hình thành BTSL cho trẻ.
6.4. Phương pháp đàm thoại
Trao đổi trò chuyện cùng giáo viên đang trực tiếp dạy trẻ ở lớp 5-6 tuổi
để tìm hiểu sự đánh giá của giáo viên về khả năng nhận thức và hứng thú của
trẻ khi tham gia hoạt động hình thành BTSL nói chung và hoạt động hình
thành BTSL có sự tham gia của hoạt động vẽ nói riêng, tìm hiểu những biện
pháp mà giáo viên đang sử dụng và những khó khăn họ thường gặp phải trong
quá trình tổ chức hoạt động này.
6.5. Phương pháp xử lí số liệu


Sử dụng toán thống kê để xử lí các số liệu thu được từ khảo sát thực
trạng của đề tài.
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung chính
của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc hình thành biểu tượng
số lượng cho trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.
Chương 2: Đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng số lượng cho
trẻ 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ.


NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HÌNH
THÀNH BIỂU TƯỢNG SỐ LƯỢNG CHO TRẺ 5-6 TUỔI
THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG VẼ
1.1. Cơ sở lí luận của việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động vẽ
1.1.1. Một số khái niệm

1.1.1.1. Biểu tượng
Trên phương diện triết học: Biểu tượng là một hình ảnh của khách thể đã
được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người, và do tác động nào đó được
tái hiện, nhớ lại. Biểu tượng cũng giống như cảm giác, tri giác “là hình ảnh
chủ quan của thế giới khách quan”, nhưng biểu tượng chỉ phản ánh khách thể
một cách gián tiếp, là hình ảnh của hình ảnh. Ngoài ra bằng tưởng tượng, từ
những biểu tượng cũ con người có thể sáng tạo ra những biểu tượng mới.
Các nhà Tâm lý học thì quan niệm biểu tượng là hình ảnh của các vật thể,
cảnh tượng và sự xuất hiện trên cơ sở nhớ lại hay tưởng tượng. Khác với tri
giác, biểu tượng có thể mang tính khái quát, nếu tri giác chỉ liên quan đến
hiện tại, thì biểu tượng liên quan đến quá khứ và tương lai.
Theo từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê “Biểu tượng là hình ảnh tượng
trưng, là hình ảnh của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật
còn giữ lại trong đầu óc khi tác dụng của sự vật vào giác quan đã chấm dứt”.
Như vậy biểu tượng là những hình ảnh của sự vật, hiện tượng của thế giới
xung quanh, được hình thành trên cơ sở cảm giác, tri giác và vận động đã xảy
ra trước đó, được lưu giữ lại trong ý thức, hay là hình ảnh mới được hình
thành trên cơ sở những hình ảnh đã có từ trước.


1.1.1.2. Biểu tượng số lượng
Biểu tượng số lượng là những hình ảnh về đặc trưng số lượng của các tập
hợp còn lưu lại và được tái hiện trong óc của ta khi các tập hợp ấy không còn
được ta tri giác trực tiếp, không còn đang tác động vào các giác quan của ta
như trước.
1.1.1.3. Hoạt động vẽ
Bắt nguồn từ hội họa và điêu khắc, hoạt động vẽ ở trường mầm non là hoạt
động sử dụng ngôn ngữ chính là đường nét, hình khối, màu sắc, bố cục để thể
hiện ý đồ của trẻ hoặc yêu cầu của giáo viên đến trẻ. Tuy nhiên hoạt động vẽ
của trẻ mang đậm màu sắc của sự ngây thơ, trong sáng và gắn liền với đặc

điểm lứa tuổi của trẻ.
Hoạt động vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo. Đây
đồng thời còn là hình thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư duy thông qua các
hình thức vật thể, trực quan.
1.1.2. Đặc điểm hình thành biểu tượng số lượng của trẻ mầm non nói
chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng
Ngay từ nhỏ trẻ đã được tiếp xúc và làm quen với những nhóm vật có màu
sắc, kích thước và số lượng phong phú, với các âm thanh, chuyển động có ở
xung quanh trẻ. Trẻ lĩnh hội số lượng của chúng bằng các giác quan như: thị
giác, thính giác, giác quan vận động…
Trẻ em lứa tuổi nhà trẻ đã bắt đầu có những nhận biết về số lượng, đó là
nền tảng đầu tiên và cần thiết giúp trẻ nhận biết hiện thực xung quanh. Những
biểu tượng đầu tiên về các nhóm vật giống nhau như: nhiều bông hoa, nhiều
cái lá, nhiều quả bóng…được tích lũy và phản ánh trong ngôn ngữ thụ động
của trẻ. Được sự giúp đỡ của người lớn cũng với việc nắm được ngôn ngữ
tích cực trẻ đã nhận biết, phân biệt và nắm được tên gọi của các nhóm vật.
Khi thao tác với các đồ vật, đồ chơi (trẻ gom bóng vào hộp, nhặt lá vào rổ,


cắm hoa vào lọ…), ở trẻ hình thành biểu tượng lộn xộn về số lượng. Do vậy
người lớn cần hướng dẫn trẻ thao tác với từng vật và với cả nhóm vật theo các
cách khác nhau, dạy cách dùng lời diễn đạt số lượng của chúng như: gọi tên
từng vật hay từng nhóm vật, qua đó giúp trẻ hệ thống những biểu tượng.
Lên một tuổi, trẻ em thường nhận ra nhóm gồm các vật giống nhau nhanh
hơn so với việc nhận biết riêng từng vật. Biểu tượng về các nhóm vật được
hình thành ở trẻ trên cơ sở đứa trẻ tri giác nhiều lần với nhóm vật đó. Trẻ nhỏ
sớm phân biệt được một vật với nhiều vật, và có phản ứng với trước sự khác
nhau về số lượng các nhóm vật.
Lên hai tuổi, trẻ đã tích lũy được những biểu tượng về số lượng các nhóm
vật, các âm thanh, các chuyển động, trẻ thích thú tạo ra số nhiều các nhóm vật

giống nhau, dịch chuyển chúng từ chỗ này đến chỗ khác. Trong quá trình tao
tác, hoạt động với đồ vật ở trẻ hình thành hứng thú phân biệt các nhóm vật có
số lượng là một và nhiều, trẻ lĩnh hội được từ “một” và “nhiều”.
Lên ba tuổi, trẻ đã phân biệt được các khái niệm: một, nhiều, ít trẻ dễ dàng
thực hiện được các nhiệm vụ được giao như: mang cho cô một quả bóng hay
mang nhiều viên bi, trẻ đã có phản ứng với câu hỏi “có bao nhiêu”, một số trẻ
đã sử dụng được các số từ: ba, năm hoặc nhiều hơn thế nhưng không ứng
chúng với số lượng vật tương ứng. Như vậy, sự hình thành biểu tượng về số
lượng ở trẻ mầm non diễn ra trên cơ sở trẻ thực hành thao tác với các nhóm
vật. Ở giai đoạn đầu của sự phát triển, biểu tượng số lượng của trẻ còn rất
phân tán, không cụ thể và thiếu chính xác, trẻ còn chưa nhận biết rõ ràng số
lượng cũng như giới hạn của các nhóm vật. Vì vậy trẻ nhỏ thường không nhận
thấy sự biến mất của một số vật trong nhóm. Chẳng hạn như: trẻ có rất nhiều
kẹo nhưng nếu ta lấy bớt kẹo của trẻ thì trẻ cũng không nhận ra sự biến mất
đó. Như vậy, sự tri giác số nhiều không xác định đặc trưng cho cho trẻ nhỏ,
nên cần thiết phải dạy trẻ tri giác tập hợp như một thể trọn vẹn.


Giai đoạn 3-4 tuổi trẻ đã hiểu và phân biệt được đúng các từ: một, ít, nhiều
trẻ biết vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn cuộc sống. Trẻ không chỉ
có khả năng phân biệt số lượng nhiều, ít của các nhóm vật, mà còn phân biệt
được các âm thanh, động tác. Các từ nhiều, ít dần dần trở thành vốn từ tích
cực của trẻ.
Trẻ ba tuổi thường thích so sánh số lượng các nhóm vật. Khả năng so sánh
số lượng các nhóm vật, các âm thanh… phát triển dần dần cùng với lưa tuổi
trẻ. Trẻ có thể tạo ra các nhóm vật và so sánh số lượng của chúng. Trẻ thường
xếp chồng, xếp cạnh từng vật của nhóm này với từng vật của nhóm khác. Tức
là bước đầu trẻ biết thiết lập tương ứng 1:1 giữa các vật của các nhóm khác
nhau để xác định mối quan hệ số lượng giữa chúng. Kết quả so sánh giúp trẻ
bắt đầu lĩnh hội các khái niệm nhiều hơn, ít hơn. Điều đó chứng tỏ trẻ đã biết

xác định và phản ánh bằng lời mối quan hệ không bằng nhau về số lượng giữa
hai nhóm vật. Tuy nhiên, ban đầu trẻ còn chưa biết tri giác tất cả các phần tử
có trong tập hợp. Ban đầu trẻ thường chú ý đến giới hạn của tập hợp, vì vậy
mà trẻ ít chú ý đến từng phần tử của tập hợp. Ví dụ: khi yêu cầu trẻ phát quà
cho các bạn xếp theo hàng ngang, có khi trẻ chỉ phát cho các bạn đầu hàng,
còn các bạn đứng giữa thì lại không phát.
Như vậy với trẻ 3 tuổi cần chú trọng dạy trẻ so sánh số lượng các nhóm vật
bằng các biện pháp xếp chồng, xếp cạnh. Trong quá trình so sánh cần sử dụng
các nhóm vật có số lượng khác nhau. Trên cơ sở thực hành so sánh số lượng
của chúng, trẻ nắm được tính tương đối của các khái niệm: nhiều hơn, ít hơn
phụ thuộc vào việc ta so sánh số lượng nhóm vật đó với nhóm vật có số lượng
như thế nào. Ví dụ 3 con vịt nhiều hơn 2 con gà nhưng lại ít hơn 5 con mèo.
Vì vậy các khái niệm chỉ có ý nghĩa tương đối. Việc dạy trẻ so sánh số lượng
các phần tử của các tập hợp bằng biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 giữa các
phần tử của chúng, xác định mối quan hệ số lượng bằng nhau hay không bằng


nhau giữa chúng ngay từ lúc trẻ còn chưa biết đếm là rất cần thiết, điều đó
giúp trẻ hiểu rằng các tập hợp có thể có độ lớn bằng nhau và khác nhau, để
biết được điều đó thì cần xác định số lượng các phần tử và phải đếm. Nhờ vậy
trẻ sẽ hiểu rõ hơn vai trò, ý nghĩa của phép đếm, của các con số. Và ở trẻ xuất
hiện nhu cầu đếm với các số.
Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi, những biểu tượng tập hợp được phát triển và mở
rộng, trẻ có khả năng nhận biết tập hợp ngay cả khi các phần tử của chúng là
những vật không giống nhau. Ví dụ như tập hợp các hình học gồm các hình
tròn, hình vuông, hình tam giác với những kích cỡ và màu sắc không giống
nhau, hay tập hợp các quả bóng to nhỏ và màu sắc khác nhau. Điều đó chứng
tỏ đã có sự phát triển ở trẻ khả năng nhận biết dấu hiệu chung của tập hợp bất
kì và bỏ qua những dấu hiệu khác của chúng.
Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có kĩ năng phân tích từng phần tử của tập hợp, biết

đánh giá độ lớn của chúng theo số lượng phần tử của tập hợp. Trẻ ở lứa tuổi
này đã nắm và sử dụng tốt biện pháp thiết lập tương ứng 1:1 giữa các phần tử
của tập hợp khi so sánh độ lớn của chúng. Từ đấy trẻ xác định được mối quan
hệ số lượng: bằng nhau, không bằng nhau, nhiều hơn, ít hơn giữa các nhóm
vật. Vì vậy khi thao tác với các tập hợp cụ thể trẻ bắt đầu sử dụng tới các con
số và phép đếm, nhờ vậy mà trẻ nắm được vai trò của số kết quả.
Dưới tác động của việc dạy học, trẻ 4-5 tuổi nhanh chóng nắm được phép
đếm, dễ dàng phân biệt được quá trình đếm và kết quả của phép đếm, hiểu ý
nghĩa khái quát của con số - là chỉ số cho số lượng các phần tử của tập hợp.
Trẻ hiểu rằng các tập hợp có số phần tử bằng nhau sẽ được biểu thị bằng các
số khác nhau. Tuy nhiên trẻ còn khó khăn khi đếm số lượng lớn các vật, vì
vậy yêu cầu trẻ có khả năng đếm đến 10 và nhận biết các chữ số trong phạm
vi 5.


Trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi có khả năng phân tích chính xác các phần tử của
tập hợp, các tập hợp con trong tập hợp lớn. Trẻ khái quát được một tập hợp
lớn gồm nhiều tập hợp con và ngược lại nhiều tập hợp riêng biệt có thể gộp
lại với nhau theo một đặc điểm chung nào đó để tạo thành một tập hợp lớn.
Khi đánh giá độ lớn của các tập hợp, trẻ mẫu giáo lớn ít bị ảnh hưởng các yếu
tố như: màu sắc, kích thước, vị trí sắp đặt các phần tử của tập hợp.
Hoạt động đếm của trẻ mẫu giáo lớn đã phát triển lên một bước mới, trẻ rất
thích đếm và phần lớn trẻ nắm được trình tự của các số từ 1 đến 10 thậm trí
nhiều hơn thế. Trẻ không chỉ hiểu rằng, khi đếm thì số cuối cùng là số kết quả
ứng với toàn bộ nhóm vật, mà trẻ còn bắt đầu hiểu con số là chỉ số cho số
lượng phần tử của tất cả các tập hợp có cùng độ lớn không phụ thuộc vào
những đặc điểm, tính chất cũng như cách sắp đặt của chúng.
Trẻ 5-6 tuổi bắt đầu hiểu mối quan hệ thuận nghịch giữa các số liền kề của
dãy số tự nhiên (mỗi số đứng trước nhỏ hơn số đứng sau một đơn vị và ngược
lại mỗi số đứng sau lớn hơn số đứng trước một đơn vị). Kỹ năng đếm của trẻ

ngày càng trở nên thuần thục, trẻ không chỉ đếm đúng các nhóm vật mà còn
cả các âm thanh và các động tác, qua đó trẻ hiểu sâu sắc hơn vai trò của số kết
quả.
Hơn nữa giữa tác động của dạy học, trẻ mẫu giáo lớn không chỉ biết đếm
xuôi mà còn biết đếm ngược trong phạm vi 10, trẻ nhận biết được các số từ 110. Trẻ biết được rằng mỗi con số không chỉ được diễn đạt bằng lời mà còn có
thể viết, mà muốn biết số lượng các vật trong nhóm không nhất thiết lúc nào
cũng phải đếm, mà đôi lúc chỉ cần nhìn con số biểu thị số lượng của chúng.
Việc cho trẻ làm quen với các con số có tác dụng phát triển tư duy trừu tượng
cho trẻ.
Như vậy cần tiếp tục hình thành biểu tượng về tập hợp cho trẻ mẫu giáo 56 tuổi, bước đầu cho trẻ làm quen với một số phép tính trên tập hợp, điều đó


tạo cơ sở cho trẻ học các phép tính đại số sau này ở trưởng phổ thông. Tiếp
tục dạy trẻ phép đếm trong phạm vi 10, trẻ lớn không chỉ đếm từng vật riêng
lẻ mà còn đếm từng nhóm vật. Nhờ vậy mà tư duy của trẻ tiếp tục được phát
triển, giúp trẻ hiểu sâu sắc hơn khái niệm đơn vị, tạo tiền đề cho trẻ hiểu bản
chất của các phép tính đại số mà trẻ sẽ học ở trường phổ thông.
1.1.3. Quá trình dạy học nhằm hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi
Trẻ lứa tuổi mầm non cũng giống như các cấp học khác đều tuân thủ quy
chuẩn chung về chương trình giáo dục. Hoạt động làm quen với toán nói
chung và hoạt động hình thành BTSL nói riêng cũng vậy, với hoạt động hình
thành BTSL hiện nay vẫn đang tuân theo các nội dung dưới đây:
1.1.3.1. Nội dung chương trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu
giáo 5-6 tuổi được quy định trong chương trình GDMN 2009 bao gồm:
- Mở rộng và phát triển biểu tượng về tập hợp cho trẻ, tạo nhóm theo các dấu
hiệu.
- Dạy trẻ đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng. Nhận biết các chữ số,
số lượng và số thứ tự trong phạm vi 10.
- Biết thêm, bớt trong phạm vi 10 nhằm biến đổi số lượng. Hiểu được mối

quan hệ số lượng trong phạm vi 10 và phản ánh được bằng lời nói.
- Biết tách một nhóm đối tượng theo các cách khác nhau và xếp theo thứ tự
theo phạm vi các số đã học.
Tuy vậy nội dung hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi không chỉ bao gồm các
kiến thức, kĩ năng (đếm, tính toán) mà còn bao gồm cả những biện pháp hoạt
động thực tiễn, hoạt động trí tuệ, tất cả những yếu tố đó là cơ sở để góp phần
giáo dục toàn diện nhân cách trẻ cũng như góp phần tạo những nấc thang đầu
tiên
1.1.3.2. Quá trình hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ 5-6
tuổi


Dạy học ở trường mầm non là quá trình phát triển có hệ thống, có kế
hoạch, có mục đích nhằm phát triển các năng lực nhận thức của trẻ, trang bị
cho trẻ hệ thống tri thức sơ đẳng, hình thành các kĩ năng, kĩ xảo tương ứng và
trên cơ sở đó góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trong
đó giáo viên là người lập kế hoạch, tổ chức, hướng dẫn, tạo môi trường cho
trẻ tham gia vào hoạt động nhằm lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng về BTSL và
có thể vận dụng chúng vào cuộc sống thực tiễn.
Quá trình phát triển BTSL cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi dưới sự hướng dẫn
của giáo viên được tiến hành theo các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tích lũy biểu tượng số lượng cho trẻ
Giai đoạn này nhằm mục đích tích lũy và làm phong phú kinh nghiệm về
số lượng và mối quan hệ số lượng có trong các sự vật hiện tượng xung quanh
trẻ. Với mục đích đó giáo viên tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với các
nhóm đồ vật với số lượng khác nhau, tổ chức cho trẻ thao tác với chúng bằng
các giác quan khác nhau như thị giác, thính giác, xúc giác thông qua các hoạt
động ở trường mầm non như: hoạt động học có chủ đích, hoạt động vui chơi,
hoạt động ngoài trời, lao động và trong chế độ sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ
trong giờ ăn giáo viên giao cho trẻ tìm số bát và thìa cho các bạn trong bàn,

lúc này trẻ sẽ phải sử dụng kĩ năng đếm và ghi nhớ số lượng hoặc sử dụng
phép tương ứng 1:1 thành thạo để hoàn thành nhiệm vụ cô giao.
Việc tích lũy BTSL cho trẻ gắn liền với chủ điểm giáo dục, qua đó trẻ có
những nhận thức đầu tiên trong mối liên hệ giữa BTSL với các mảng sự kiện,
các hoạt động sống xung quanh trẻ. Với những hoạt động sống hằng ngày của
trẻ: số người trong gia đình, số nhà, số điện thoại… các con số này sẽ có
những ý nghĩa nhất định trong cuộc sống của trẻ ở hiện tại và tương lai. Giáo
viên giúp trẻ có cơ hội tham gia các hoạt động, trong đó có hoạt động vẽ
nhằm hình thành và tích lũy dần vốn biểu tượng cho trẻ.


- Giai đoạn 2: Dạy trên hệ thống các hoạt động học toán có chủ đích ở
trường Mầm non
Có thể nói đây là giai đoạn có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp
cho trẻ hệ thống kiến thức, kĩ năng đảm bảo tính chính xác, khoa học. Trên
các giờ học làm quen với toán, giáo viên dạy trẻ 5-6 tuổi biết: đếm xác định
số lượng trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng của trẻ; thêm bớt, xác định
mối quan hệ số lượng; nhận biết các số từ 1 đến 10 và tách gộp trong phạm vi
10.
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với toán cho trẻ, giáo viên
bằng nghiệp vụ, kinh nghiệm của mình sử dụng các hình thức, biện pháp khác
nhau nhằm giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách nhanh và chính xác nhất.
Với hoạt động hình thành BTSL cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non về cơ
bản được tiến hành theo thứ tự sau:
- Xây dựng mục tiêu hoạt động hình thành BTSL.
- Chuẩn bị mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu
hình thành BTSL.
- Tiến hành các hoạt động cụ thể nhằm hình thành BTSL cho trẻ.
+ Hoạt động 1: Ôn lại các kiến thức cũ, những kiến thức có liên quan đến
chủ đề.

+ Hoạt động 2: Dạy trẻ kiến thức kĩ năng mới.
+ Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố kiến thức mới thông qua hệ thống bài
tập, trò chơi.
+ Hoạt động 4: Luyện tập, củng cố kiến thức mới để giải quyết một số
tình huống trong thực tế nhằm giúp trẻ khắc sâu hơn nội dung kiến thức mà
trẻ được cung cấp.
- Giai đoạn 3: Củng cố, ứng dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong các
hoạt động khác nhau


Củng cố, ứng dụng kiến thức, kỹ năng đã học về số lượng nhằm giải
quyết các nhiệm vụ đặt ra trong những hoạt động khác nhau ở trường mầm
non. Có thể nói đây là giai đoạn mang ý nghĩa thực tiễn và là một trong những
mục tiêu giáo dục không thể thiếu khi hình thành BTSL cho trẻ.
Ở trường mầm non BTSL có thế ứng dụng ở tất cả các hoạt động. Với
hoạt động thế chất, việc trẻ xếp tương ứng 1:1 theo chiều ngang hoặc chiều
dọc để thực hiện bài tập phát triển chung, hay việc trẻ đếm số từ 1 đến hết
theo hàng… đều là những ứng dụng thực tế từ kiến thức, kĩ năng về BTSL đã
có của trẻ. Ở hoạt động làm quen với tác phẩm văn học trẻ có thể khái quát
câu chuyện thông qua việc đếm số lượng nhân vật, so sánh số lượng nhân vật
tốt và xấu, đếm số lần xuất hiện nhân vật (đếm số lần ông Bụt xuất hiện, đếm
số lần cô Tấm khóc)… Trong hoạt động làm quen với môi trường xung
quanh, khi cho trẻ tham gia tìm hiểu, khám phá các sự vật, hiện tượng thì
BTSL cũng đóng vai trò nhất định. Trong nhiều trường hợp, nó sẽ giúp cho
biểu tượng của trẻ về sự vật, hiện tượng mà trẻ đang tìm hiểu được rõ ràng
hơn. Ví dụ khi cho trẻ tìm hiểu về động vật 4 chân và động vật 2 chân thì chắc
chắn sẽ phải sử dụng khả năng đếm và so sánh số lượng của hai nhóm đối
tượng, hay khi cho trẻ tìm hiểu về vòng tuần hoàn của nước giáo viên có thể
giúp trẻ khái quát bằng việc đếm số giai đoạn trong vòng tuần hoàn đó, và gắn
số thứ tự tương ứng (ví dụ: giai đoạn 1 là nước từ ao hồ bốc hơi, giai đoạn 2

là hơi nước tích tụ dần thành mây đen…). Việc làm này sẽ giúp trẻ dễ dàng
hơn trong tư duy và ghi nhớ vấn đề. Hay như trong hoạt động tạo hình mà cụ
thể là hoạt động vẽ cũng khá dễ dàng ứng dụng những kiến thức kĩ năng về số
lượng. Chẳng hạn trong quá trình giáo viên dạy trẻ số 6 và thêm bớt, tách gộp
trong phạm vi 6 thì có thể kết hợp cho trẻ củng cố kiến thức bằng cách cho trẻ
vẽ và tô màu bông hoa có 6 cánh, hoặc vẽ thêm cánh để bông hoa có 6 cánh,
cây có 6 quả,… Trong tổ chức bữa ăn hằng ngày cho trẻ giáo viên ứng dụng


những kiến thức về số lượng cho trẻ như: mỗi bàn có 6 bạn, các bạn hãy lấy
đủ số lượng bát và thìa… Hoặc kiến thức, kĩ năng về số lượng được ứng dụng
trong cuộc sống hằng ngày như: gia đình con có mấy người, bàn tay có mấy
ngón, trên cơ thể có mấy bộ phận…
Có thể thấy rằng, hoạt động làm quen với toán mà đặc biệt là hoạt động
hình thành BTSL cho trẻ có ý nghĩa thiết thực, giúp trẻ dễ dàng ứng dụng
những kiến thức đã học vào trong thực tế, có như vậy các kiên thức mà
trẻ học được mới trở nên sâu sắc hơn.
1.1.4. Hoạt động vẽ với việc hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ ở
trường mầm non
1.1.4.1. Đặc điểm của hoạt động vẽ với trẻ 5-6
tuổi
Đối với trẻ vẽ chính là sự thể hiện những biểu tượng, ấn tượng và
suy nghĩ của trẻ, là sự giao tiếp bằng các hình thức, phương tiện mang
tính vật thể. Vẽ giúp trẻ suy nghĩ và hình thành các ý tưởng sáng tạo. Đây
đồng thời còn là một hình thức rèn luyện trí tuệ, là quá trình tư duy thông
qua các hình thức vật thể, trực quan.
Phương tiện biểu cảm mà trẻ sử dụng trong hoạt động sáng tạo nghệ
thuật tạo hình mà cụ thể là hoạt động vẽ bao gồm:
- Đường nét, hình dạng
- Màu sắc

- Về bố cục
- Hoạt động vẽ theo mẫu: Có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi
dưỡng, phát triển ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc
điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tnh thẩm mỹ và nét độc đáo
của các sự vật, hiện tượng xung quanh giúp trẻ có khả năng tự tch lũy vốn
biểu tượng, kinh nghiệm cho quá trình sáng tạo sau này.


- Hoạt động vẽ theo đề tài cho sẵn: Đây là hình thức mang tính tự do, ít
phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức hoạt động này, trẻ phải biết thể hiện các
hình tượng dựa vào các đề tài cụ thể mà giáo viên đưa ra. Nội dung đề tài có
thể từ đơn giản đến phức tạp, từ tái hiện đơn thuần đến tái tạo tích cực. Để
xây dựng các hình tượng theo đề tài trẻ phải “làm sống lại” các biểu tượng trí
nhớ và phối hợp các biểu tượng tạo nên hình tượng mới nhờ quá trình liên
tưởng, tưởng tượng tái tạo và các xúc cảm, tnh cảm.
- Hoạt động vẽ theo đề tài tự chọn: Dưới hình thức hoạt động này,
trẻ được chủ động, tch cực, tự do lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả đề
tài cụ thể mà mình thích, mình sẽ vẽ theo dự định của cá nhân. Để hạn chế
những khó khăn mà trẻ có thể gặp phải, giáo viên cần định hướng những
đề tài tự chọn trong phạm vi những kinh nghiệm, những xúc cảm, tình cảm
mà trẻ đã được trải nghiệm.
Hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động học tập cho trẻ ở
trường mầm non, nó là một bộ môn nghệ thuật thông qua các hình thức: vẽ,
nặn, xé dán, chắp ghép, tạo hình tổng hợp. Trong đó hoạt động vẽ được quan
tâm khá nhiều với các hình thức: vẽ, trang trí, tô màu.
1.1.4.2. Ưu thế của hoạt động vẽ trong quá trình tổ chức hoạt động
hình thành biểu tượng số lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Việc sử dụng hoạt động vẽ một hoạt động yêu thích của trẻ nhỏ vào trong
quá trình dạy học nói chung và hình thành BTSL cho trẻ nói riêng là một lựa
chọn có nhiều ưu thế, hiệu quả giúp trẻ phát huy tnh tch cực và niềm say

mê trong học tập.
Trong thực tế, hầu hết trẻ đều thích và rất hào hứng tham gia hoạt động
vẽ. Vì đây là hoạt động thực hành, trải nghiệm dưới các hình thức phong
phú như: vẽ theo mẫu, vẽ theo đề tài cho sẵn, vẽ theo đề tài tự chọn và các


phương tiện vẽ như: giấy, bút, màu, phấn,…, trẻ con sẽ rất thích thú khi
chúng được


×