Tải bản đầy đủ (.docx) (45 trang)

Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể cho trẻ 5 6 tuổi thông qua hoạt động góc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.89 KB, 45 trang )

LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo, thạc sĩ Nguyễn Thị Hương,
giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn
thành khóa luận. Những ý kiến của cô đã giúp em tìm ra cách tốt nhất để giải quyết
những vấn đề khó khăn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu cùng các giáo viên trường
mầm non Xuân Hòa, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp
đỡ em thực hiện đề tài.
Do thời gian có hạn nên đề tài không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Em rất mong tiếp tục nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dung


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hình thành biểu tượng hình dạng không gian
của vật thể cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc” là kết quả mà tôi đã trực
tiếp nghiên cứu, tìm hiểu được, thông qua hai đợt thực tập của năm cuối. Trong
quá trình nghiên cứu, tôi có sử dụng tài liệu của một số tác giả khác. Tuy nhiên, đó
chỉ là cơ sở để tôi rút ra được vấn đề cần tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả
của riêng cá nhân tôi, hoàn toàn không trùng khớp với kết quả của tác giả nào
khác.
Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2014
Sinh viên
Nguyễn Thị Thùy Dung



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân.
Trong báo cáo giám sát toàn cầu về giáo dục năm 2005, UNESCO đã có đánh giá:
“những năm đầu của cuộc sống là giai đoạn chủ yếu của sự phát triển trí tuệ,
nhân cách và hành vi”; “bằng chứng cho thấy rằng việc chăm sóc giáo dục trẻ
trước tuổi học có liên quan đến việc phát triển nhận thức và xã hội tốt hơn”.
Nhà giáo dục Xô viết A.S.Makarenko khẳng định: Những cơ sở căn bản
của việc giáo dục trẻ được hình thành từ trước tuổi lên 5. Những điều dạy cho trẻ
trong thời kì đó chiếm tới 90% tiến trình giáo dục trẻ. Về sau việc giáo dục đào tạo
con người vẫn tiếp tục nhưng lúc đó là lúc bắt đầu nếm quả, cùng những nụ hoa
thời đó được vun trồng trong 5 năm đầu tiên. Như vậy, giáo dục Mầm non đặt nền
móng ban đầu cho việc giáo dục hình thành và phát triển nhân cách trẻ em.
Việc hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ có vai trò quan
trọng trong giáo dục toàn diện (trí dục, đức dục, thể dục, mỹ dục, giáo dục lao
động) cho trẻ: Việc hình thành các biểu tượng toán góp phần hình thành và phát
triển hoạt động nhận thức cho trẻ, hình thành khả năng nhận thức thế giới xung
quanh và giúp trẻ tìm được sự liên hệ giữa các biểu tượng toán với thế giới xung
quanh hình thành và rèn luyện các thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ cho trẻ, phát
triển và thúc đẩy các quá trình tâm lý…Các biểu tượng toán học được hình thành
cho trẻ thông qua quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động dưới nhiều hình thức cá nhân,
tổ, nhóm, tập thể với những phương tiện khác nhau: vẽ, cắt, nặn, xé dán, xếp hình,
phân chia nhóm phân loại các đồ vật…Những hình thức và phương tiện hoạt động
đó góp phần giáo dục cho trẻ ý thức tổ chức kỷ luật, tính kiên trì lòng ham hiểu
biết, sáng tạo, biết đoàn kết giúp đỡ nhau …hình thành ý thức tập thể trong cộng

4



đồng. Các biểu tượng toán học được hình thành cho trẻ không chỉ giúp trẻ biết
thưởng thức cái đẹp mà còn biết tạo ra cái đẹp.
Để hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ, ngoài các giờ học có chủ
đích, chúng ta cần dạy học trong những hoạt động không chủ đích, trong đó có các
hoạt động góc như: góc thiên nhiên, góc đóng vai, góc học tập, góc xây dựng, góc
nghệ thuật. Qua các hoạt động này, chúng ta sẽ: đa dạng hóa các hình thức cho trẻ
mẫu giáo làm quen với toán; đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành, giáo dục
gắn liền với cuộc sống”; tạo điều kiện để củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến
thức, kỹ năng mà trẻ đã học được trên các hoạt động học toán có chủ đích; góp
phần hình thành cho trẻ kỹ năng và thói quen vận dụng nhưng điều đã học vào các
tình huống, hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống; giúp trẻ thấy được ý nghĩa của
những kiến thức toán học và những kỹ năng nhận biết đã học trong cuộc sống thực
tế hàng ngày.
Thực tế dạy học ở trường mầm non cho thấy, các giáo viên chưa chú trọng
nhiều vào việc hình thành biểu tượng về hình dạng không gian của vật thể trong
các hoạt động góc. Vì thế, các kiến thức toán học sơ đẳng hình thành ở trẻ chưa
được củng cố và rèn luyện thường xuyên, việc ôn luyện cho trẻ chưa mang lại hiệu
quả cao.
Bản thân là một sinh viên ngành giáo dục mầm non - một giáo viên tương
lai, tôi nhận thấy việc nghiên cứu dạy học hình thành các biểu tượng về hình dạng
không gian của vật thể thông qua hoạt động góc sẽ giúp tôi có những hiểu biết mới
về cách tổ chức các hoạt động vui chơi, học tập cho trẻ, để trẻ được “chơi để học,
học để chơi”. Từ đó, tôi có thêm những kinh nghiệm quý báu, phục vụ cho việc
giảng dạy của mình sau này.Vì vậy, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Hình thành
biểu tượng hình dạng không gian của vật thể cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt
động góc”

5



2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu việc hình thành biểu tượng về
hình dạng không gian của vật thể cho trẻ 5 - 6 tuổi qua các hoạt động góc. Từ đó,
đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hình thành biểu tượng hình dạng
không gian của vật thể cho trẻ
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về đặc điểm tâm sinh lý và nhận thức của trẻ 5 - 6
tuổi
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về định hướng hình thành biểu tượng hình dạng
không gian cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về các hoạt động góc và việc tổ chức các hoạt
động góc cho trẻ
- Tìm hiểu thực trạng về dạy học hình dạng không gian qua các hoạt động
góc cho trẻ 5 - 6 tuổi
- Xây dựng các hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng không gian cho
trẻ 5 - 6 tuổi qua các hoạt động góc
- Đề xuất một số biện pháp hình thành biểu tượng về hình dạng không gian
cho trẻ 5 - 6 tuổi qua hoạt động góc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình hình thành biểu tượng về hình
dạng không gian của vật thể qua các hoạt động góc
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nghiên cứu là trẻ 5 - 6 tuổi ở các lớp 5 tuổi A ; 5 tuổi B; 5 tuổi C; 5
tuổi D trường mầm non Xuân Hòa, phường Xuân Hòa, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh
Phúc.

6



5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp điều tra
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của khóa luận gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi
1.1.2 Định hướng hình thành biểu tượng về hình dạng không gian của vật
thể cho trẻ 5 - 6 tuổi.
1.1.3 Hoạt động góc
1.2 Cơ sở thực tiễn
Chương 2: Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể cho
trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc
2.1 Ý nghĩa của việc hình thành các biểu tượng toán thông qua hoạt động
góc
2.2 Tổ chức hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể cho trẻ
5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc
2.2.1 Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể thông qua
hoạt động góc xây dựng
2.2.2 Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể thông qua
hoạt động góc nghệ thuật
2.2.3 Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể thông qua
hoạt động góc học tập
7



2.2.4 Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể thông qua
hoạt động góc phân vai
2.2.5 Hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật thể thông qua
hoạt động góc thiên nhiên
2.3 Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng không gian của vật
thể cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động góc

8


Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1.1 Cơ sở lí luận
1.1.1 Đặc điểm tâm lý và nhận thức của trẻ 5 - 6 tuổi
Trẻ mầm non cũng được ví như một thực thể tích hợp và trẻ cũng sống, lĩnh
hội kiến thức trong một môi trường mà ở đó có tất cả các yếu tố tự nhiên - xã hội
và khoa học đan quyện, hòa nhập vào nhau thành một thể thống nhất. Do vậy mà
sự phát triển tâm lý của trẻ cũng diễn ra trong một khối thống nhất, chúng đan xen
xâm nhập, hòa quyện vào nhau.
Ở trẻ mẫu giáo lớn (5 - 6 tuổi), đây là thời kỳ biến đổi về chất lượng hơn là
số lượng. Các chức năng chủ yếu của cơ thể trẻ dần hoàn thiện. Hệ thần kinh tương
đối phát triển, chức năng phân tích tổng hợp của vỏ não đã hoàn thiện, số lượng
các phản xạ có điều kiện ngày càng nhiều.
Ở tuổi mẫu giáo lớn, để đáp ứng được nhu cầu nhận thức phát triển mạnh, do
vậy, bên cạnh việc phát triển tư duy trực quan - hình tượng vẫn mạnh mẽ như ở
giai đoạn lứa tuổi mẫu giáo nhỡ, ở trẻ còn phát triển thêm một kiểu tư duy trực
quan - hình tượng mới, đó là kiểu tư duy trực quan - sơ đồ.
Kiểu tư duy trực quan sơ đồ tạo ra cho trẻ một khả năng phản ánh những
mối liên hệ tồn tại khách quan, không bị phụ thuộc vào hành động hay ý muốn chủ

quan của bản thân trẻ. Sự phản ánh những mối liên hệ khách quan là điều kiện cần
thiết để lĩnh hội những tri thức vượt ra ngoài khuôn khổ của việc tìm hiểu từng sự
vật riêng lẻ với những thuộc tính sinh động của chúng để đạt tới tri thức khái quát,
từ đó mà hiểu được bản chất của sự vật.
Tư duy trực quan sơ đồ vẫn giữ tính chất hình tượng nhưng hình tượng chỉ
còn giữ lại những yếu tố chủ yếu giúp trẻ phản ánh một cách khái quát sự vật. Kiểu
tư duy trực quan - sơ đồ biểu hiện một bước phát triển đáng kể trong tư duy của trẻ
mẫu giáo. Đó là kiểu trung gian, quá độ để chuyển từ kiểu tư duy hình tượng lên
9


một kiểu tư duy mới, khác về chất - tư duy logic (hay còn gọi là tư duy trừu
tượng), kiểu tư duy này sẽ tiếp tục được phát triển ở lứa tuổi học sinh.
Trẻ ở độ tuổi mẫu giáo lớn có khả năng hiểu một cách dễ dàng và nhanh
chóng về cách biểu diễn sơ đồ và sử dụng có hiệu quả những sơ đồ đó để tìm hiểu
sự vật.
Ví dụ: Trẻ có thể nhìn vào sơ đồ tìm ra một địa chỉ nào đó hoặc để chỉ đường
để đến một nơi nào đó…
Ở tuổi mẫu giáo lớn những yếu tố của kiểu tư duy logic đã có thể xuất hiện,
khi trẻ biết sử dụng khá thành thạo các vật thay thế, khi đã phát triển tốt chức năng
kí hiệu của ý thức. Trong thời gian này trẻ, trẻ bắt đầu hiểu rằng có thể hiểu một sự
vật hay một hiện tượng nào đó bằng từ ngữ hay các kí hiệu khác khi phải giải thích
các bài toán tư duy độc lập.
Trẻ mẫu giáo lớn cũng có thể lĩnh hội được một số khái niệm đơn giản trong
điều kiện được dạy dỗ đặc biệt, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo.
Ở tuổi mẫu giáo đang diễn ra một quá trình chuyển tiếp, từ chỗ trẻ chỉ biết
những sự vật cụ thể sang sử dụng những chuẩn cảm giác phổ biến là kết quả của sự
khái quát hóa những kinh nghiệm cảm tính của bản thân.
Cuối tuổi mẫu giáo trẻ lĩnh hội được các chuẩn. Nhờ đó trẻ em tách biệt
được trong số các biến dạng muôn màu muôn vẻ những dạng cơ bản của sự vật

xung quanh với các chuẩn đó. Chính những biến đổi về chất của những tài liệu cảm
tính như thế cho phép hoạt động tư duy của trẻ chuyển dần sang một giai đoạn phát
triển cao hơn.
1.1.2 Định hướng hình thành biểu tượng về hình dạng không gian của
vật thể cho trẻ 5 - 6 tuổi
1.1.2.1 Mục tiêu

10


- Củng cố các kiến thức về tên gọi, đặc điểm của các hình hình học (hình
tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật); giới thiệu tên gọi, đặc điểm của
các khối (khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật)
- Hình thành định hướng ban đầu về các mối quan hệ không gian có trong
hiện thực xung quanh trẻ
- Hình thành cho trẻ một số kỹ năng như: kỹ năng nhận dạng, kỹ năng phân
tích hình, kỹ năng chắp chép các hình hình học
- Phát triển hứng thú và năng lực nhận biết, phát triển tư duy logic (so sánh,
phân tích, tổng hợp,…) và ngôn ngữ cho trẻ
1.1.2.2 Nội dung
- Dạy trẻ ôn tập về tên gọi, đặc điểm của các hình học phẳng (hình tròn, hình
vuông, hình tam giác, hình chữ nhật)
- Dạy trẻ nhận biết và gọi tên các khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ
nhật
- Dạy trẻ biện pháp khảo sát các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối
chữ nhật nhằm giúp trẻ nắm được những dấu hiệu đặc trưng của các hình khối về
cấu tạo bề mặt xung quanh khối, số lượng các mặt, các góc của chúng và hình dạng
các mặt khối, số lượng các mặt, các góc của chúng và hình dạng các mặt khối.
- Dạy trẻ nhận biết, phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối
trụ, giữa khối vuông và khối chữ nhật dựa vào đặc điểm về hình dạng và các mặt

bao quanh khối.
- Dạy trẻ chắp ghép các hình và khối đã học để tạo ra các đối tượng có ý
nghĩa trong thực tiễn cuộc sống.
1.1.2.3 Phương pháp hình thành
Phương pháp hình thành biểu tượng toán học cho trẻ mầm non được coi là tổ
hợp các cách thức tổ chức các hoạt động của trẻ em trong quá trình hình thành biểu
tượng toán học cho trẻ nhằm mục đích giáo dục toán học cho trẻ mầm non.
11


Một số phương pháp dạy học thường dùng trong quá trình hình thành các
biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ.
a. Phương pháp hoạt động với đồ vật (phương pháp dạy học trực quan)
* Định nghĩa, vai trò
- Định nghĩa
Đây là phương pháp tổ chức cho trẻ tiến hành các hoạt động với đồ vật dưới
hình thức vui chơi mang tính trực quan, từ đó hình thành nội dung bài học
- Vai trò: Đây là phương pháp chủ đạo
* Cách tiến hành
- Xác định mục đích bài dạy, yêu cầu trẻ cần đạt được
- Xác lập phương thức hoạt động
- Định hướng hoạt động (nêu lên nhiệm vụ cần thực hiện)
- Tổ chức trẻ hoạt động trong giờ học
+ Tổ chức cho trẻ hoạt động với đồ vật
+ Hướng dẫn trẻ phân tích, so sánh, rút ra kết luận
+ Tổ chức vận dụng điều mới học vào các hoạt động thực hành
+ Đánh giá kết quả thực hiện các hoạt động
b. Phương pháp thực hành luyện tập
- Luyện tập qua các bài tập ứng dụng đa dạng: các trò chơi, phương tiện
khác nhau

- Vận dụng giải quyết các tình huống cụ thể trong thực tế
- Luyện tập qua các trò chơi. Lưu ý, cô cần nói rõ tên trò chơi, luật chơi, trò
chơi mới cô phải cho trẻ chơi thử
c. Phương pháp dùng lời
* Định nghĩa

12


Là phương pháp sử dụng ngôn ngữ của cô để mô tả, hướng dẫn gợi ý hoặc
hỏi trẻ nhằm hướng dẫn trẻ quan sát, đối chiếu, so sánh, phân tích để nắm được
những tri thức của bài học mới
* Tiến hành
+ Hướng dẫn trẻ quan sát đối tượng
+ Tổ chức trẻ hoạt động với đồ vật
+ Hướng dẫn trẻ quan sát, phân tích để tìm ra kết quả
d. Phương pháp dạy học tích cực
* Quan niệm
Là các phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của
người học trong quá trình hình thành kiến thức mới
* Phân loại
- Phương pháp dạy học phân hóa đối tượng người học
- Phương pháp dạy học gợi mở vấn đề
- Phương pháp học tập trải nghiệm
- Phương pháp dạy học khám phá,…
e. Phương pháp sử dụng trò chơi
Trong các tiết dạy toán, phương pháp dùng trò chơi được sử dụng nhiều với
chức năng như một biện pháp hay một phương pháp dạy học. Việc sử dụng rộng rãi
và đa dạng các trò chơi học tập, như: các trò chơi xếp hình, lắp ghép, trò chơi sử
dụng lời nói…đều là phương tiện góp phần đem lại hiệu quả cho việc hình thành

biểu tượng toán học cho trẻ mầm non.
Kết luận: Phải sử dụng kết hợp các phương pháp với nhau
1.1.2.4 Hình thức tổ chức hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ
mầm non
Quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với toán ở trường mầm non diễn ra dưới
hai hình thức sau:
13


- Hoạt động học toán có chủ đích (Tiết học toán)
- Hoạt động học toán không có chủ đích (Dạy ở mọi lúc, mọi nơi)
a. Hoạt động học toán có chủ đích (Tiết học toán)
* Ý nghĩa:
Là một hình thức tổ chức không thể thiếu được trong việc hình thành các
biểu tượng toán nhằm:
Hình thành tri thức mới, rèn luyện củng cố các tri thức, kỹ năng cần thiết
cho trẻ.
Phát triển khả năng chú ý lâu bền có chủ đinh, rèn luyện và phát triển các
thao tác tư duy, phát triển ngôn ngữ và tính tích cực tự giác trong học tập, góp phần
hoàn thiện và phát triển năng lực cảm giác, thúc đẩy sự ham hiểu biết của trẻ.
* Đặc điểm:
Trẻ lĩnh hội các tri thức, rèn luyện các kỹ năng thông qua quan sát và hoạt
động với đồ vật dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong đó trẻ giữ vai trò chủ thể
của hoạt động, còn cô giáo là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động,
theo trình tự:
- Cô thiết kế, tổ chức, hướng dẫn trẻ hoạt động
- Từng trẻ trực tiếp tham gia vào hoạt động, nêu lên nhận xét về những điều
lĩnh hội được qua hoạt động, tự kiểm tra, đánh giá kết quả công việc của mình và
của bạn.
- Cô chính xác hóa các nhận xét của trẻ, khái quát hóa kết quả để hình thành

tri thức mới.
* Cấu trúc của một tiết học toán (Hoạt động học toán có chủ đích)
Tiết học toán bao gồm một chuỗi các hoạt động mang tính cấu trúc, trong đó
mỗi hoạt động trước sẽ là cơ sở để tiến hành hoạt động sau, cụ thể: Gồm 3 phần:
Hoạt động 1: Ôn kiến thức cũ hoặc làm quen với kiến thức mới.

14


- Chỉ cho trẻ ôn những kiến thức có liên quan trực tiếp đến nội dung bài học
tiết đó, hướng sự chú ý của trẻ vào nhiệm vụ chuẩn bị phải giải quyết.
- Nội dung kiến thức giai đoạn này đơn giản, thời gian ngắn
Hoạt động 2: Hình thành tri thức, biểu tượng mới.
Trong giai đoạn này, trẻ trực tiếp tham gia vào các hoạt động với đồ vật và
thông qua các hoạt động đó trẻ lĩnh hội các tri thức mới. Khi đó, những tri thức cần
có ở trẻ được biến thành các việc làm cụ thể. Vì vậy:
Khi định hướng hoạt động cho trẻ thì hướng dẫn phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ
hiểu, giúp trẻ nhớ nhiệm vụ cần làm.
Khi tổ chức cho trẻ hoạt động, cô cần kết hợp việc làm mẫu với lời hướng
dẫn. Cô phải thực hiện từng thao tác cùng trẻ, hướng dẫn xong thao tác này mới
chuyển sang thao tác khác. Quá trình hoạt động và kết quả hoạt động của trẻ luôn
nằm dưới sự quan sát, điều khiển và kiểm tra của cô.
Sau từng hoạt động, cô hướng dẫn trẻ phân tích, đối chiếu, so sánh, khái
quát những vấn đề cần lĩnh hội để hình thành tri thức mới (tạo điều kiện để trẻ là
người đầu tiên nêu lên nhận xét, cô tập cho trẻ cách diễn đạt, cách trả lời câu hỏi)
Cô giáo chính xác, hóa, khái quát hóa kết quả, nhấn mạnh những vấn đề
trọng tâm để trẻ cần lĩnh hội hình thành tri thức mới.
Hoạt động 3: Luyện tập, củng cố.
Cô tổ chức cho trẻ vận dụng những điều vừa lĩnh hội được vào các hoạt
động đa dạng thông qua:

Hệ thống các bài tập luyện tập từ đơn giản đến phức tạp.
Tổ chức một số trò chơi để củng cố hiểu biết và rèn luyện các kỹ năng vừa
có.
Cho trẻ liên hệ với thực tế: Đối chiếu những hiểu biết vừa có với thực tế
trong môi trường xung quanh.

15


Cho trẻ tạo ra sản phẩm mới bằng các phương tiện khác: Vẽ, cắt, nặn, xé,
dán, gấp, xếp…
b. Hoạt động học toán không có chủ đích (Dạy ở mọi nơi, mọi lúc)
* Ý nghĩa
- Đa dạng hóa các hình thức cho trẻ mẫu giáo làm quen với toán trong
trường mầm non.
- Đảm bảo nguyên tắc “học đi đôi với hành, giáo dục gắn liền với cuộc
sống” trong quá trình dạy học những kiến thức toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.
- Tạo điều kiện để củng cố và làm sâu sắc hơn những kiến thức, kỹ năng mà
trẻ đã học được trên các hoạt động học toán có chủ đích.
- Góp phần hình thành cho trẻ kỹ năng và thói quen vận dụng những điều đã
học vào các tình huống, hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống.
- Giúp trẻ thấy được ý nghĩa của những kiến thức toán học và những kỹ
năng nhận biết đã học trong cuộc sống thực tế hàng ngày của trẻ, qua đó hình thành
cho trẻ hứng thú đối với những kiến thức, kỹ năng toán học.
* Cách tiến hành
Trong suốt thời gian cả ngày trẻ ở trong trường mầm non, giáo viên có điều
kiện sử dụng các hình thức dạy học khác nhau nhằm hình thành cho trẻ những biểu
tượng toán học sơ đẳng. Việc dạy trẻ có thể diễn ra trong thời gian trẻ chơi, khi trẻ
tham quan, dạo chơi, khi trẻ tham gia hoạt động ở các góc và các hoạt động khác
như: thể chất, âm nhạc, tạo hình…hay trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

Trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, giáo viên có thể giao cho trẻ thực hiện
các nhiệm vụ khác nhau đòi hỏi trẻ phải ứng dụng các kiến thức về số lượng, phép
đếm…
Ví dụ: lấy số ghế, số bát ăn cơm và số thìa ăn tương ứng với số bạn ngồi
ăn…

16


Trong thời thời gian trẻ hoạt động ở các góc, ở góc xây dựng, giáo viên giao
các nhiệm vụ cho trẻ, như: chắp ghép cái cổng cao, cổng thấp, cổng rộng cổng hẹp,
con đường dài, con đường ngắn…Ở góc nghệ thuật, giáo viên giao nhiệm vụ cho
trẻ, như: nặn quả to, quả nhỏ…Giáo viên có thể hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu
hiệu toán học có trong hoạt động của trẻ.
Ví dụ: “Hai cái cổng con vừa ghép cái nào rộng, cái nào hẹp? Hai đoạn
đường con vừa xếp đoạn đường nào dài hơn, đoạn đường nào ngắn hơn? ...”
Trong thời gian trẻ thực hiện các bài tập thể dục, giáo viên yêu cầu trẻ giơ
tay về phía phải, phía trái, giơ tay lên phía trên, xuống phía dưới, quay về phía sau,
cúi người về phía trước…với số lần nhất định. Các bài tập này đòi hỏi trẻ không
chỉ có kỹ năng vận động cơ bản mà còn phải ứng dụng những kiến thức toán vào
việc thực hiện nó để đạt kết quả mong muốn.
Trong thời gian trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, giáo viên tổ chức cho
trẻ quan sát và hướng sự chú ý của trẻ tới những dấu hiệu toán học có trong các sự
vật hiện tượng ở xung quang trẻ, như: Khi trẻ ngắm vườn cây trong trường, giáo
viên hỏi trẻ “Các con thấy cây nào cao (thấp) hay to (nhỏ) hơn cây nào? Trên sân
trường có mấy cái xích đu? ...”
Như vậy trong mọi trường hợp của cuộc sống hàng ngày, giáo viên đều có
thể sử dụng chúng để hướng sự chú ý của trẻ tới các dấu hiệu toán học và mối quan
hệ toán học trong đó và cho trẻ nhận biết chính xác chúng.
1.1.3 Hoạt động góc

Hoạt động góc là hoạt động của trẻ được thực hiện dưới sự tổ chức, hướng
dẫn, giúp đỡ của giáo viên, trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được
nhìn thấy, nghe thấy trong giờ học. Những sự vật hiện tượng gần gũi với trẻ diễn ra
trong môi trường sống, qua đó trẻ học được cách ứng xử phù hợp với xã hội loài
người.

17


1.1.3.1 Ý nghĩa của hoạt động góc
- Phát huy tính tự chủ và tính tích cực hoạt động của trẻ.
Tổ chức hoạt động góc đa dạng, phong phú sẽ kích thích tính tích cực chủ
động của trẻ từ việc lựa chọn khu vực chơi, lựa chọn đồ chơi, trò chơi đồng thời
khuyến khích trẻ hoạt động theo khả năng, ý thức, tạo điều kiện cho trẻ chuyển
sang các khu vực chơi khác mà trẻ thích.
Cách bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu dưới dạng mở kích
thích tính tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá của trẻ. Đây là cơ sở căn bản để
giáo dục trí tuệ cho trẻ, hoặc trong khi hoạt động trẻ đóng một vai nào đó thể hiện
những hành động và mối quan hệ của người lớn, trẻ muốn đóng dung hơn, giống
thật hơn, nhưng vốn tri thức, kinh nghiệm sống của trẻ còn chưa đủ nên cũng xuất
hiện nhu cầu nhận thức mới, đó cũng là một yếu tố trong sự phát triển trí tuệ
- Khuyến khích tính tích cực nhận thức của trẻ.
Tổ chức hoạt động góc hợp lý tạo cơ hội cho trẻ tự lựa chọn những hoạt
động mình thích, trẻ tự quyết định và tìm cách giải quyết nhiệm vụ. Trẻ sẽ dần biết
“tự chịu trách nhiệm” với hành động của mình và biết đánh giá những thành công
hay thất bại của mình trong quá trình chơi. Dần dần trẻ rút ra được những bài học
kinh nghiệm cho chính bản thân mình.
- Hình thành tinh thần tập thể, đoàn kết cho trẻ.
Tổ chức khu vui chơi hợp lý, khuyến khích trẻ chơi cùng nhau và làm việc
cùng nhau, như: Cùng nhau xây dựng, cùng nhau chơi đóng vai “Gia đình”, “Siêu

thị”,… Trên cơ sở đó giúp trẻ tái hiện các mối quan hệ trong gia đình, cộng đồng,
làng xóm. Qua đó, trẻ học được cách làm việc với người khác, được học lẫn nhau,
trẻ học cách chấp nhận (lắng nghe, tuân theo ý kiến), chia sẻ những suy nghĩ cá
nhân với bạn. Trẻ biết chia sẻ kinh nghiệm chơi, biết tạo ra môi trường giao tiếp
cởi mở ấm cúng, dân chủ giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với cô. Đây là cơ sở hình thành
tính tập thể cho trẻ.
18


- Hình thành ở trẻ những kỹ năng xã hội:
Ở góc chơi, trẻ là một chủ thể hoạt động tích cực, trẻ được giao lưu trao đổi
với các bạn trong nhóm chơi, với giáo viên. Tổ chức hoạt động góc tạo môi trường
giao tiếp tích cực, thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ
với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh, tạo cơ hội để trẻ bộc lộ những suy
nghĩ, tâm tư, nguyện vọng của mình. Trẻ dễ dàng tiếp xúc với những cái đẹp trong
hành vi văn minh, trong cách giao tiếp, ứng xử.
Trong khi hoạt động góc các quá trình tâm lý, nhận thức cũng phát triển,
chẳng hạn khi đóng vai, miêu tả các hiện tượng trong xã hội, trẻ thường suy nghĩ
về chúng và thiết lập mối quan hệ giữa các hiện tượng khác nhau, tức là trẻ phải
huy động tất cả tri thức của mình, lúc này tư duy, trí nhớ của trẻ cũng được phát
triển.
Khi tham gia chơi ở các góc, cô giáo giúp trẻ hình thành phẩm chất đạo đức
quý báu như: Lòng nhân ái, sự ân cần, tốt bụng, chu đáo, quan tâm, cảm thông, thật
thà, dung cảm, kiên trì, chịu khó…Đặc biệt là lòng nhân ái, không một loại hình
hoạt động nào có thể giúp trẻ bộc lộ cảm xúc, tình cảm và thái độ của mình một
cách thoải mái, tự nhiên như khi trẻ thể hiện các vai chơi trong hoạt động góc. Trẻ
xúc động, vui buồn theo vai chơi của mình, trẻ bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, xót xa
khi con ốm trong khi chơi trò chơi mẹ, con; trẻ biết âu yếm, vuốt ve cho búp bê khi
chơi với búp bê…Hoạt động góc còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Sự suy luận phán đoán, óc tư duy hình tượng, tư duy trừu tượng và tư duy logic

của trẻ được hình thành và phát triển mạnh.
Ngoài ra, hoạt động góc còn là phương tiện giáo dục thể chất cho trẻ mẫu
giáo vì phần lớn các hoạt động có kèm theo vận động: đi, chạy, nhảy…những vận
động này giúp cho cơ thể trẻ phát triển và củng cố vận động cơ bản, phát triển các
tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo…

19


Mặt khác thông qua quá trình hoạt động ở các góc, trẻ còn cảm nhận được
cái đẹp trong hành vi ứng xử giữa người với người. Ngoài ra, hoạt động góc còn là
phương tiện giáo dục lao động vì trong hoạt động góc thường phản ánh sinh hoạt
của người lớn trong xã hội, phản ánh các hình thức lao động của người lớn nên qua
trò chơi hình thành ở trẻ một số kỹ năng lao động như cách cầm dao, cầm kéo…
1.1.3.2 Đặc điểm
Như chúng ta đã biết, cuối tuổi ấu nhi ở trẻ xuất hiện một mâu thuẫn đó là
mâu thuẫn giữa một bên là tính độc lập đang phát triển mạnh, muốn tự mình làm
tất cả mọi việc như người lớn, và một bên là khả năng còn quá non yếu của trẻ và
nhu cầu muốn “bắt chước” của trẻ. Để giải quyết mâu thuẫn này, trẻ tìm đến một
hoạt động rất tích cực đó là hoạt động góc vì khi hoạt động góc trẻ có thể cùng
chơi và cùng “làm” những việc mà trong cuộc sống hàng ngày trẻ không thể thực
hiện được. Hoạt động góc của trẻ có những đặc điểm sau:
- Hoạt động góc của trẻ không tạo ra sản phẩm mà nhằm thỏa mãn nhu cầu
“bắt chước” của trẻ:
Ví dụ như góc xây dựng: Trẻ giả vờ đóng vai chú công nhân, những việc làm
của trẻ thể hiện rất cần cù, cặm cụi làm công việc của người công nhân đồng thời
trẻ biết hợp tác với nhau để hoàn thành công việc được giao
Hay trẻ giả vờ đóng vai bác sĩ, trẻ thể hiện là một bác sĩ tốt hết lòng chăm
sóc bệnh nhân của mình, nhưng hoạt động của trẻ không nhằm tới mục đích cuối
cùng là chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu xã hội của trẻ làm quen và tham gia vào xã hội người lớn

- Hoạt động góc phản ánh sáng tạo độc đáo sự tác động qua lại giữa trẻ với
môi trường xung quanh
Ví dụ như ở góc học tập: Trẻ tái tạo những gì đã được cô dạy trên tiết học
hoặc những gì đã được chứng kiến trong các hoạt động hàng ngày từ đó giúp trẻ

20


ghi nhớ bền vững và tư duy trừu tượng phát triển, kèm theo tư duy logic, tư duy
ngôn ngữ cũng phát triển
1.1.3.3 Phân loại
Hoạt động góc được chia thành các loại sau:
1.1.3.3.1 Góc xây dựng
a. Mô tả góc xây dựng
Góc xây dựng có các hình, khối xây dựng các loại (như bộ khối gỗ lắp ghép
lăng bác…) Các loại mô hình đồ chơi ngoài trời (như bập bênh, đu quay…).
Những mô hình bằng nhựa như: gạch, đá, cây xanh, khung cổng …
Những dụng cụ xây dựng như: dao xây, bay, xoa, xẻng bằng gỗ …

b. Mục đích, ý nghĩa của góc xây dựng
Trò chơi xây dựng là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình của trẻ, từ
những khối gỗ, khối nhựa, hộp giấy…với những hình dạng kích thước khác nhau,
trẻ có thể lắp ghép xây dựng nên những công trình như: công viên, lăng bác, vườn
bách thú…Hoặc từ những vật liệu thiên nhiên như vỏ sò, hến, ốc, đá, sỏi…trẻ xây
nên những vườn trường, vườn cây. Trong những công trình đó, sáng kiến của trẻ
được bộc lộ rõ nét. Tùy theo hoàn cảnh sống, vốn sống và khả năng tưởng tượng,
mỗi trẻ đều có những khả năng riêng biệt và được biểu hiện trong các công trình
21



của mình. Qua trò chơi, trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu về đặc điểm tính chất của
thế giới xung quanh, đặc biệt là đồ vật xung quanh trẻ.
Thông qua trò chơi, trẻ rèn luyện khả năng lắp ghép xây dựng; đồng thời
phát triển trí tưởng tượng, ý thức tình cảm, tính tò mò, tính ham hiểu biết và đó
cũng là những phẩm chất cần thiết của con người trong thời đại phát triển.
1.1.3.3.2 Góc nghệ thuật
a. Mô tả góc nghệ thuật
Góc nghệ thuật gồm có đất nặn, màu, giấy màu, bộ gõ đệm, trống, sắc sô…

b. Mục đích ý nghĩa của góc nghệ thuật
Trò chơi ở góc nghệ thuật là loại trò chơi biểu hiện khả năng tạo hình, ca hát
của trẻ. Từ những khối đất nặn, trẻ có thể tạo ra những sản phẩm mà trẻ tưởng
tượng ra. Ví dụ: trẻ nặn khu công viên, xé dán ngôi nhà, hát những bài hát trẻ yêu
thích kết hợp với những đạo cụ…Trong những tác phẩm nghệ thuật đó, trẻ đã thể
hiện được ý tưởng và niềm yêu thích của mình, làm thỏa mãn nhu cầu học hỏi,
khám phá của trẻ.
Thông qua trò chơi, trẻ rèn luyện khả năng nặn, vẽ, ca hát, phát triển trí
tưởng tượng cùng những phẩm chất cần thiết của con người trong thời đại mới.
1.1.3.3.3 Góc học tập
a. Mô tả góc học tập

22


Góc học tập gồm có thẻ chữ số, các loại lô tô, sách truyện, bộ đồ chơi đô mi
nô, bút chì, vở

b. Mục đích ý nghĩa của góc học tập
Góc học tập giúp trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ được học trên tiết học. Ví
dụ: trò chơi đô-mi-nô, thẻ chữ giúp trẻ ôn luyện củng cố các chữ cái đã được học.

Giúp trẻ phát triển nhận thức, ngôn ngữ và rèn luyện khả năng tri giác của
trẻ tạo điều kiện để trẻ học các môn học khác đạt hiệu quả.
1.1.3.3.4 Góc thiên nhiên
a. Mô tả góc thiên nhiên
Góc thiên nhiên gồm có một khu trồng cây xanh, cho trẻ chăm sóc cây xanh.
Một khu đất trống cho trẻ gieo hạt bình phun nước, kéo cắt tỉa.

23


b. Mục đích ý nghĩa của góc thiên nhiên
Góc thiên nhiên giúp trẻ có điều kiện trực tiếp học tập tìm hiểu thiên nhiên
như: chăm sóc cây xanh, gieo hạt, tưới cây…
Qua góc thiên nhiên, trẻ thỏa mãn được nhu cầu muốn làm việc như người
lớn; giáo dục trẻ biết yêu quý bảo vệ thiên nhiên
1.1.3.3.5 Góc phân vai
a. Mô tả góc phân vai
Góc phân vai gồm bộ đồ dùng trong gia đình như bát, thìa, nồi nấu cơm, bếp
ga, …;các loại thực phẩm rau, củ, quả…;bộ đồ dùng của bác sĩ như quần áo bác sĩ,
ống nghe, kim tiêm…;bộ đồ dùng của chú cảnh sát giao thông như quần áo cảnh
sát, mũ cảnh sát…;búp bê, giường, tủ…

24


c. Mục đích, ý nghĩa góc phân vai
Góc phân vai giúp trẻ tái tạo lại những công việc của người lớn mà trẻ được
quan sát hàng ngày. Trẻ được làm những công việc mà trẻ yêu thích như trẻ được
chăm sóc em bé, trẻ được làm chú cảnh sát giao thông…
Qua góc phân vai, trẻ học được cách ứng xử đúng mực trong các mối quan

hệ của xã hội và cũng qua trò chơi này giúp trẻ biết cách tổ chức, phân công nhiệm
vụ trong nhóm chơi.
Bảng sau cho ta thấy việc thiết kế các hoạt động góc trong một
chủ điểm cụ thể:
Tên góc

Mục đích

- Trẻ biết dùng các
nguyên vật liệu, đồ
dùng, đồ chơi để thực
Góc xây hiện thành công ý định
dựng
của mình.

Góc
nghệ
thuật

Mô tả góc
- Chuẩn bị các loại
đồ chơi nhựa, khối
gỗ, các phế liệu có
trong lớp
- Chuẩn bị đồ dùng
xây dựng
- Phân công công
việc

- Trẻ biết vẽ, xé dán, tô - Gồm các nguyên

màu, nặn các đồ vật vật liệu như bìa
theo chủ đề
giấy, hoa, lá, củ,
hạt, đất nặn,…
- Phân công làm
sản phẩm theo nội
dung thực hiện
- Xem sách, truyện - Tập hợp các loại
theo chủ đề đang thực sách tranh ảnh, các
25

Hoạt động cụ thể
(Chủ đề: Một số
loại quả)
- Lắp ghép các loại
cây xanh, hoa,
thành vườn cây,
vườn hoa bố cục
trong khuân viên
vườn trường mầm
non, công viên.
- Lắp thành ô tô chở
rau, hoa quả đến
cửa hàng.
- Gợi ý để trẻ kể
tên về các loại quả
mà trẻ biết
- Khuyến khích trẻ
vẽ sáng tạo
- Hướng dẫn trẻ

trang trí vườn cây
ăn quả thật đẹp
Xếp trên giá sách
hoặc để trên bàn


×