Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Dạy học bài hát tiếng anh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.93 KB, 30 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN THỊ LÊ

DẠY HỌC BÀI HÁT TIẾNG ANH CHO TRẺ EM
5-6 TUỔI TẠI TRUNG TÂM HARMONY MUSIC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ÂM NHẠC
Khóa 7 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2019

LUẬN VĂN THẠC SĨ


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật phản ánh hiện thực khách quan
bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh. Có ai mà không xao
xuyến trước những giai điệu đẹp của một bản nhạc, bài hát? Thực tiễn cuộc
sống cho ta thấy, những hành vi bạo lực có lẽ ít xuất hiện ở những con người
có tâm hồn phong phú, nhạy cảm và sống cùng âm nhạc. Qua thưởng thức âm
nhạc, con người thấy cuộc sống tốt đẹp hơn, yêu cái đẹp và hướng thiện hơn.
Những đứa trẻ khi còn trong bào thai nếu được nghe nhạc đúng cách sẽ


kích thích sự phát triển của não bộ, cảm xúc và trí tuệ được phát triển ngay từ
trong bụng mẹ. Âm nhạc được coi là một trong những phương tiện hiệu quả
nhất để đưa vào ý thức của trẻ mối quan hệ thẩm mỹ với thế giới, với nghệ
thuật một cách sâu sắc, dễ dàng. Âm nhạc đóng một vị trí và vai trò không
nhỏ trong việc định hình và phát triển trí tuệ, nhân cách của trẻ nhỏ.
Hiện nay, ở nước ta, trong thời đại hội nhập với thế giới, bên cạnh việc
học hát các bài hát tiếng Việt thì nhu cầu học các bài hát tiếng Anh ngày càng
tăng, kể cả đối với trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo. Từ lâu, tiếng Anh đã được coi
như trở thành ngôn ngữ quốc tế, là ngoại ngữ được nhiều nước lựa chọn để
đưa vào chương trình phổ thông. Vai trò của tiếng Anh trong bối cảnh hiện
nay rất cần thiết, khi việc giao lưu và tiếp nhận văn hóa ngày càng trở nên mở
rộng thì tiếng Anh chính là nền tảng cơ sở vững chắc để các em tiếp nhận các
luồng văn hóa mới, tiến bộ.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có khá nhiều trung tâm âm nhạc dạy cho
thiếu nhi hát các bài hát tiếng Anh, trong đó có Trung tâm âm nhạc Harmony
Music. Nơi đây đào tạo nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau như: hát, piano,
guitar, violin, nhảy đương đại, biểu diễn sân khấu… với mục đích hoạt động
là đào tạo và phát hiện ra các tài năng âm nhạc phát triển trong tương lai, đặc
biệt rất chú trọng đến dạy cho thiếu nhi học các bài hát tiếng Anh. Trung tâm


3

có rất nhiều các lớp học dạy hát tiếng Anh cho trẻ mầm non từ 2 đến 6 tuổi,
các em học sinh rất hào hứng với từng buổi học trên lớp. Đội ngũ giáo viên
đều tốt nghiệp tại các trường sư phạm, học viện chuyên ngành âm nhạc có
năng lực về tiếng Anh. Đây là mặt thuận lợi bởi là giáo viên chuyên về âm
nhạc dạy hát cho trẻ sẽ phù hợp song cũng đồng thời có khó khăn do giáo
viên chưa được đào tạo bài bản về sư phạm tiếng Anh. Với mong muốn nâng
cao hơn nữa chất lượng của việc dạy học hát tiếng Anh tại trung tâm

Harmony Music, nâng cao khả năng hát nói chung và cả khả năng hát tiếng
Anh nói riêng cho trẻ, tôi chọn nghiên cứu đề tài Dạy học bài hát tiếng Anh
cho trẻ em 5-6 tuổi tại Trung tâm âm nhạc Harmony Music, thành phố Hà
Nội cho luận văn tốt nghiệp ngành Lý luận và Phương pháp dạy học Âm
nhạc.
2. Lịch sử nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên
cứu khoa học về ca khúc thiếu nhi trong giáo dục cho trẻ mầm non như:
Ngô Thị Nam (2008), Phương pháp dạy học âm nhạc cho trẻ trước tuổi
học, Nxb Giáo dục. Tác giả trình bày về vai trò, cách tổ chức trò chơi cho trẻ
trước tuổi đi học
Nguyễn Ánh Tuyết (2011), Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội. Cuốn sách đề cập tới tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi
mầm non, phân chia theo từng giai đoạn, đặc điểm tâm lý nổi trội ở mỗi giai
đoạn đó.
Phạm Thị Hòa (2005) Giáo trình phương pháp giáo dục âm nhạc trong
trường mầm non, Nxb Giáo dục.
Nguyễn Bích Thủy, Nguyễn Thị Anh Thư (2005) Giáo trình Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non.
Hoàng Văn Yến (2003), Trò chơi âm nhạc cho trẻ Mầm non, Nxb Giáo
dục.


4

Bên cạnh các công trình nêu trên còn có các luận văn tốt nghiệp Cao
học như:

âng cao ch t lư ng dạy học môn Âm nhạc cho c p tiểu học tại


trường Song ngữ liên c p Wellspring của Đặng Khánh Nhật - năm 2014. Về
vấn đề phát âm trong dạy học hát có Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận và
PPDH Âm nhạc: Ảnh hưởng phương ngữ trong việc học hát của học sinh
trường THCS Phụng Châu - Chương Mỹ - Hà

ội của Lê Vân Trang - năm

2014.
Gần đây nhất có luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Lý luận và PPDH Âm nhạc
của Nguyễn Thùy Linh, Dạy học hát bài tiếng Anh tại Trung tâm âm nhạc
Young Hit Young Beat, thành phố Hà ội đề tài này đề cập đến lỗi chính tả
trong phát âm, các biện pháp sửa sai và rèn luyện phát âm tiếng Anh trong khi
hát cho trẻ em năng khiếu tại trung tâm âm nhạc Young Hit Young Beat thành
phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế của thời đại
hội nhập.
Những tài liệu trên đây đã đề cập tới phương pháp giáo dục âm nhạc,
dạy hát và tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ lứa tuổi mầm non. Tuy nhiên chưa có
công trình tài liệu nào nghiên cứu cụ thể về dạy hát ca khúc tiếng Anh trẻ
mầm non 5-6 tuổi. Vì vậy, đề tài của tôi không trùng lặp với các đề tài khác.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đề tài hướng tới mục đích đề xuất các biện pháp dạy học hát các bài
tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi tại trung tâm âm nhạc Harmony Music thành
phố Hà Nội, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế của thời
đại hội nhập.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận, vai trò của tiếng Anh và hát tiếng Anh.
- Tìm hiểu về thực trạng dạy học hát tiếng Anh ở Trung tâm Âm nhạc
Harmony Music thành phố Hà Nội cho trẻ 5-6 tuổi.



5

- Đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học hát các bài tiếng Anh
cho trẻ 5-6 tuổi tại Trung tâm âm nhạc Harmony Music, thành phố Hà Nội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các biện pháp dạy học hát các bài hát
tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm âm nhạc Harmony Music tại thành
phố Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 6-2017 đến tháng 5-2019.
- Quy mô nghiên cứu:
Dạy học hát tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi.
Các bài hát tiếng Anh được đề cập trong luận văn là những bài hát phổ
biến ở trong và ngoài nước thuộc chương trình dạy học hát tại Trung tâm âm
nhạc Harmony Music, thành phố Hà Nội.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:
hóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: bao gồm các phương pháp
phân tích, so sánh, tổng hợp.
- Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích những tư liệu và
các vấn đề liên quan về phát âm trong tiếng Anh, về đặc điểm của các bài hát
tiếng Anh, phân tích những vấn đề trong thực trạng, các biện pháp, phương
pháp dạy học hát cho trẻ… và tổng hợp để rút ra kết luận những vấn đề liên
quan đến đề tài.
- Sử dụng phương pháp so sánh trong khi phân tích cơ sở lý luận về khả
năng ca hát của trẻ 5-6 tuổi, về thực trạng dạy học, các phương pháp thực hiện
để thấy sự khác biệt và làm nổi rõ vấn đề nghiên cứu.



6

hóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: bao gồm các phương pháp
điều tra, khảo sát, thống kê, thực nghiệm sư phạm.
- Sử dụng các phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê để tìm hiểu thực
trạng dạy học hát các bài hát tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi tại Trung tâm âm nhạc
Harmony Music, thành phố Hà Nội.
- Sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra mức độ
hiệu quả mà đề tài đưa ra.
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho giáo viên dạy âm nhạc quan
tâm đến đề tài.
- Đề tài hoàn thành sẽ góp phần nâng cao chất lượng dạy hát tiếng Anh
cho trẻ 5-6 tuổi ở các trung tâm âm nhạc trên địa bàn Hà Nội
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực trạng dạy hát tiếng Anh tại trung tâm
âm nhạc Harmony Music - thành phố Hà Nội
Chương 2: Biện pháp dạy học bài hát tiếng Anh


7

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HÁT TIẾNG ANH TẠI
TRUNG TÂM ÂM NHẠC HARMONY MUSIC - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Một số khái niệm

1.1.1. Trẻ 5-6 tuổi
Theo chúng tôi, trẻ 5-6 tuổi là trẻ thuộc lứa tuổi mẫu giáo lớn ở bậc học
mầm non. Đây là độ tuổi có sự phát triển vượt trội hơn về nhận thức, khả
năng tư duy, cảm xúc… so với giai đoạn trước đó.
1.1.2. Ca hát
Từ các luận điểm trên, chúng tôi rút ra nhận định về khái niệm ca hát là
một lĩnh vực của nghệ thuật âm nhạc, được thể hiện bằng giọng người, là
dùng giọng theo giai điệu, nhịp điệu của một tác phẩm âm nhạc (bài hát).
Tiếng hát được tạo ra bởi dây thanh đới của con người và được tiếp thu qua
thính giác.
1.1.3. Năng khiếu và năng khiếu âm nhạc
1.1.3.1. ăng khiếu
Từ những quan điểm trên, ta có thể định nghĩa như sau: Năng khiếu là
một yếu tố bẩm sinh, tự nhiên, có sẵn, tiềm ẩn một năng lực hay khả năng nổi
trội của một người về một lĩnh vực nào đó, là điều kiện thuận lợi cho năng
lực, tài năng phát triển.
1.1.3.2. Năng khiếu âm nhạc.
Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật, năng khiếu âm nhạc là một tiêu
chuẩn bắt buộc đối với người học âm nhạc chuyên nghiệp. Người không có
giọng hát hay thì không thể theo ngành thanh nhạc, người không có năng
khiếu nhạc cụ không thể học chuyên ngành về một nhạc cụ nào đó…
1.1.3.4. Phương pháp dạy học


8

Phương pháp dạy học chính là cách thức, hình thức, con đường mà
thông đó giải quyết vấn đề dạy học nhằm đạt đến mục tiêu dạy học.
1.1.3.5. Phương pháp dạy hát tiếng Anh
Phương pháp dạy học hát tiếng Anh là một chuỗi những hành động có

mục đính của GV nhằm tổ chức các hoạt động nhận thức và thực hành cho
học sinh để hình thành các kĩ năng ca hát bài hát tiếng Anh về kỹ thuật hát,
cách phát âm theo chuẩn tiếng Anh.
1.1.4. Phương pháp dạy học hát tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Phương pháp dạy hát tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là một chuỗi
những hành động có mục đính của GV nhằm tổ chức các hoạt động phù hợp
với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để hình thành các kĩ năng ca hát tiếng Anh.
Cụ thể là phát âm đúng, hát đúng cao độ, hát rõ lời, thực hành biểu diễn bài hát,
đạt được mục tiêu dạy học hát tiếng Anh cho trẻ mầm non.
1.2. Một số đặc điểm về phát âm trong tiếng Anh liên quan đến khả năng
của trẻ 5-6 tuổi
Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ có khả năng phát âm khác nhau. Trước khi
đi sâu vào tìm hiểu khả năng phát âm tiếng Anh của trẻ 5-6 tuổi, cần tìm hiểu
về hiểu về tâm sinh lý của trẻ liên quan tới khả năng phát âm tiếng Anh, đồng
thời tìm hiểu về đặc điểm, cấu trúc từ trong tiếng Anh so với tiếng Việt. Từ đó
đưa ra được những điểm thuận lợi và khó khăn khi trẻ phát âm tiếng Anh.
Làm tiền đề, cơ sở lý luận giúp GV có những định hướng, PPDH phù hợp
trong quá trình dạy học bài hát tiếng Anh.
1.2.1. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi
1.2.1.1. Đặc điểm sinh lý
Ở lứa tuổi này, sự phát triển sinh lý cơ bản đã hoàn thiện về mọi mặt cơ
thể, mặt khác trẻ tích lũy được nhiều kinh nghiệm nghe hơn nên cảm giác tai
nghe tốt, có khả năng phát âm chuẩn hơn.


9

Trẻ ở độ tuổi này đã có thể cảm nhận được toàn vẹn tác phẩm âm nhạc
thông qua nội dung lời ca, giai điệu và tiết tấu. Ở độ tuổi này thường yêu
thích những bài hát có giai điệu vui tươi, rộn ràng. Trẻ có thể phân biệt độ

cao, thấp của âm nhạc, giai điệu đi lên xuống, độ to nhỏ của âm nhạc hay
thậm chí cả sự thay đổi cường độ âm nhạc mạnh dần, nhẹ dần, âm sắc của
một số nhạc cụ, giọng hát.
Ngôn ngữ ở trẻ 5-6 tuổi phát triển ở tốc độ nhanh hơn bất kỳ giai đoạn
nào trong đời. Ngôn ngữ của trẻ ở lứa tuổi này có điều kiện phát triển cực kỳ
nhanh về tất cả các mặt: ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp mà không giai đoạn
nào có thể sánh bằng.
Về hơi thở, trẻ ở độ tuổi này thở sâu còn hạn chế, nhịp thở nhanh và
gấp hơn nhiều so với người trưởng thành.
1.2.1.2. Đặc điểm tâm lý
Sự tập trung chú ý của trẻ ở độ tuổi này đã kéo dài hơn so với lứa tuổi
trước đó, trẻ có thể tham gia những hoạt động âm nhạc kéo dài từ 24 đến 30
phút tuy nhiên sự tập trung chú ý chỉ từ 5 cho đến 10 phút. Khi trẻ phát âm
sai, hát chưa đúng cao độ, tiết tấu…
Vốn từ của trẻ 5-6 tuổi có thể lên đến trên 2000 từ, trẻ hiểu được nhiều
từ hơn những từ trẻ có thể nói và học được từ 5 đến 10 từ mới mỗi ngày.
Trẻ ở giai đoạn này đã thực sự hiểu rằng, cơ thể, trí óc, và cảm xúc của
mình là của chính mình. Trẻ còn biết phân biệt giữa cảm giác hạnh phúc,
buồn bã, sợ hãi, hoặc tức giận, cảm nhận được giai điệu âm nhạc vui tươi, tình
cảm hay sôi nổi, điều này cũng giúp trẻ cảm nhận được tính chất của bài hát
từ đó thể hiện hát diễn cảm, vận động theo nhạc sao cho phù hợp.
Trẻ 5-6 tuổi vẫn bộc lộ những cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ như các lứa
tuổi mẫu giáo bé và nhỡ; song trẻ nhận thức rõ hơn cảm xúc của mình, vì sao
yêu, vì sao ghét, vì sao giận hờn.


10

Đặc điểm chung của trẻ mẫu giáo dù là mẫu giáo bé hay mẫu giáo lớn
thì luôn hiếu động, thích chạy nhảy, đùa nghịch và không ngừng cử động

chân, tay. Trẻ 5-6 tuổi thể hiện sự mềm dẻo, nhanh nhẹn, khéo léo hơn lứa
tuổi mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ trong các vận động vì thế thuận lợi hơn
trong hát kết hợp múa.
Tâm lý chung của trẻ là thích đẹp, màu sắc đẹp, nhìn đồ vật đẹp và đã
biết lựa chọn đồ vật đẹp theo ý mình; trẻ thích được ngợi khen, sợ bị mắng
mỏ. Đặc biệt, trẻ rất thích khám phá cái mới, mọi vật xung quanh là cả một
thế giới rộng lớn đầy hấp dẫn đối với trẻ.
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc từ và phát âm trong tiếng Anh (so với tiếng Việt)
1.2.2.1. Cách đọc
Mỗi loại ngôn ngữ trên thế giới đều có những cách sử dụng và phát âm
riêng. Nếu như ngôn ngữ tiếng Việt có hệ thống dấu; cách phát âm vì thế cũng
rất khác so với ngôn ngữ tiếng Anh và các nước châu Âu. Ta có thể đưa ra
những so sánh cụ thể sau để thấy rõ hơn điều này.
Tiếng Việt là ngôn ngữ đơn âm. Do tính chất đơn âm của tiếng Việt
nên khi đọc các từ sẽ được đọc rõ và đồng đều, thường không nhấn trọng âm.
Việc nắm được trọng âm của từ là vô cùng quan trọng.
Tiếng Việt có dấu (tonal language). Cụ thể trong tiếng Việt có sáu dấu
hay sáu thanh khác nhau, việc thay đổi dấu hay thanh sẽ làm thay đổi nghĩa
của từ. Tiếng Anh không có dấu nhưng có trọng âm và ngữ điệu
(intonation).
Trong tiếng Việt, mỗi chữ cái chỉ có một cách phát âm. Do vậy, khi viết
được từ thì chúng ta có thể biết được cách đọc của từ đó. Ngược lại, trong
tiếng Anh các chữ cái trong các từ khác nhau có thể được đọc rất khác nhau
và các chữ cái hoàn toàn khác nhau trong các từ khác nhau lại được đọc giống
nhau.


11

Trong tiếng Việt các phụ âm chỉ đứng ở đầu hoặc cuối từ. Chúng ta

thường chỉ đọc phụ âm khi chúng đứng ở đầu từ. Khi đứng cuối từ, các phụ
âm thường kết hợp với nguyên âm ở trước nó để tạo ra một âm mới như
“o+n=on” trong “con” và khi đọc chúng ta không đọc phụ âm cuối.
Trong tiếng Anh các phụ âm có thể đứng ở đầu, cuối và giữa của từ.
Khi phát âm cần phát âm rõ tất cả các phụ âm đó. Đặc biệt, việc phát âm rõ
các phụ âm cuối rất quan trọng để nhận biết và phân biệt các từ.
1.2.2.2. gữ pháp
Ngữ pháp trong tiếng Việt và tiếng Anh cũng có nhiều khác biệt. Trong
tiếng Việt không có khái niệm về từ gốc, tiền tố và hậu tố của một từ để làm
thay đổi ý nghĩa của từ đó.
Trong tiếng Việt các từ vựng vẫn được giữ nguyên bất kể ngôi của chủ
ngữ, số ít hay số nhiều hoặc thì của động từ. Tiếng Anh thì khác, động từ sẽ
thay đổi theo chủ ngữ và danh từ sẽ biến đổi theo số lượng.
Trong tiếng Việt, chúng ta không phân biệt rạch ròi danh từ xác định và
danh từ không xác định. Sự khác biệt này khiến người nói, người viết lúng
túng với việc sử dụng mạo từ trong tiếng Anh bởi khó xác định được khi
nào cần dùng mạo từ, khi nào không, khi nào dùng mạo từ không xác định,
khi nào cần dùng mạo từ xác định.
Trong tiếng Việt chúng ta thường sử dụng câu mang nội dung thể hiện
thời điểm (tiếng Anh gọi là thì) quá khứ, hiện tại, tương lai. Với cấu trúc của
mười hai thì, việc diễn đạt các hành động bằng tiếng Anh rất rõ ràng và dễ
hiểu mà không cần phải bổ sung quá nhiều thông tin như cách diễn đạt trong
tiếng Việt.
Mặc dù trật tự các từ trong câu giữa tiếng Anh và tiếng Việt có khá
nhiều điểm tương đồng. Tuy nhiên chúng ta vẫn gặp những sự khác biệt nhất
định về trình tự diễn đạt giữa hai thứ tiếng.


12


1.2.3. Sự thuận lợi và khó khăn trong phát âm và học tiếng Anh của trẻ
1.2.3.1. Thuận l i
Trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh từ rất sớm. Qua băng đĩa,
các bộ phim hoạt hình nước ngoài, youtube… từ những tiếp xúc tự nhiên hàng
ngày, hình thành kỹ năng nghe hiểu tiếng Anh của trẻ. Với những trẻ được
tiếp xúc với ngôn ngữ mới từ sớm, trẻ có khả năng phát âm tiếng Anh tốt,
phản xạ khi giao tiếp thuận lợi hơn.
1.2.3.2. Khó khăn
Tiếng Anh vốn là một ngôn ngữ không được sử dụng thường xuyên
trong đời sống của người Việt. Vì thế, đối với đối tượng trẻ nhỏ khi lần đầu
tiên tiếp xúc với một ngoại ngữ mới mẻ như tiếng Anh sẽ không tránh khỏi
tình trạng bỡ ngỡ, gặp khó khăn trong bước đầu làm quen.
1.3. Vai trò của học tiếng Anh và hát tiếng Anh đối với trẻ em
Nhìn chung, tiếng Anh đã trở thành nhu cầu của mọi lứa tuổi và tầng
lớp trong xã hội. Hầu như gia đình nào cũng mong muốn con mình giỏi tiếng
Anh. Các bậc phụ huynh đều muốn cho con học tiếng Anh ngay từ tuổi mẫu
giáo. Tuy mỗi người học tiếng Anh với những mục đích khác nhau nhưng tựu
trung lại đều hướng tới việc phát triển năng lực ngôn ngữ và tiếp cận, hội
nhập thế giới.
1.4. Thực trạng dạy học các bài hát tiếng Anh ở Trung tâm âm nhạc
Harmony Music, Hà Nội
1.4.1. Khái quát về Trung tâm âm nhạc Harmony Music
Trung tâm Harmony Music được thành lập vào tháng 5 năm 2016, có
địa điểm trên trục đường chính phố Triều Khúc, Thanh Trì, Hà Nội.
Trung tâm Harmony Music gồm có 4 phòng học: phòng nhạc cụ, phòng
múa, phòng học cảm thụ âm nhạc và phòng cơ sở vật chất. Đội ngũ giáo viên


13


của trung tâm hầu hết tốt nghiệp tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và
trường đại học Sư phạm Nghệ thuật TW.
1.4.2. Khả năng hát và hát tiếng Anh của trẻ em năng khiếu tại Trung tâm
Hầu hết các trẻ chưa có cơ hội tiếp xúc nhiều với âm nhạc ngoài thời
gian trên lớp và các hoạt động ngoại khóa ở trường. Bên cạnh đó có nhưng trẻ
đã được gia đình và bố mẹ cho theo học các lớp tiếng Anh, các lớp ngoại
khóa (múa, hát…) ngay từ khi còn nhỏ, nên khả năng nói tiếng Anh, vận động
theo nhạc, sự tự tin đứng trước đám đông.
1.4.2.1. Khả năng hát
Bên cạnh đó do trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được việc phát âm tiếng
Anh bị sai khi hát. Hơi thở kiểm soát chưa tốt thường khiến trẻ hụt hơi giữa
chừng, hát chưa hết câu hết ý đã phải dừng lại lấy hơi. Do thiếu tự tin, rụt rè
nhiều trẻ đứng gù lưng, không đứng thẳng, cơ thể bị cứng, tư thế học hát chưa
đúng cũng gây khó khăn cho trẻ trong quá trình học.
1.4.2.2. Khả năng phát âm tiếng Anh
Trẻ tham gia học hát tiếng Anh ở trung tâm có một số em có năng
khiếu tốt hơn và được tiếp xúc với tiếng Anh từ nhỏ có khả năng phát âm tốt
hơn một số các bạn khác, đây là một điểm thuận lợi cho trẻ khi học hát tiếng
Anh.Với trường hợp trẻ chưa được học tiếng Anh hoặc phát âm chưa chính
xác có thể do thời gian học tiếng Anh chưa dài, trẻ chưa nắm bắt được vị trí
âm thanh, các vị trí môi, lưỡi trong phát âm…việc phát âm sai khi hát sẽ
khiến người nghe hiểu sai về nội dung được truyền tải.
1.4.2.3. Khả năng nhớ lời và giai điệu các bài hát tiếng Anh
Nếu như trẻ ở độ tuổi từ 7-9 tuổi đã biết đọc, biết viết, có khả năng tập
trung, nhận thức được sự khác nhau của âm thanh khi hát, hiểu ý nghĩa lời ca.
Thì trẻ ở độ tuổi từ 5-6 tuổi có đặc điểm hiếu động, khả năng tập trung chú ý
còn hạn chế. Trẻ rất bị nhàm chán, không tập trung khi hát các câu nhạc dài


14


hoặc khó phát âm. Trẻ ở độ tuổi từ 5-6 tuổi của trung tâm có thể hát được
trong quãng 7, quãng 8, từ h đến h1, hoặc từ c1 đến c2. Cũng như trẻ khác, trẻ
đang theo học tại trung tâm còn nhỏ nên còn mắc lỗi về phát âm hay ngữ điệu.
1.4.2.4. Khả năng biểu cảm các bài hát tiếng Anh
Một số trẻ chưa mạnh dạn khi thể hiện biểu cảm khuôn mặt hay vận
động theo nhạc. Đa số trẻ chưa làm chủ được nhịp điệu khi ghép âm nhạc với
lời ca; trẻ thường hát đều đều không tạo được không khí, cảm xúc và nhịp điệu
rõ ràng. Giáo viên chưa thực sự tạo được hứng thú, không khí sôi nổi giúp trẻ
hứng thú trong giờ học.
1.4.3. Nội dung chương trình dạy bài hát tiếng Anh
Trong quá trình giảng dạy các bài hát tiếng Anh trung tâm sử dụng giáo
trình chính là bộ sách Super songs for children của Nxb Trẻ (2008), gồm ba
tập với 15 chủ đề phong phú cho lứa tuổi mầm non.
1.4.4. Thực trạng dạy học hát tiếng Anh
1.4.4.1. Khả năng dạy hát tiếng Anh và phương pháp dạy của giáo viên
Trung tâm có 10 GV thanh nhạc, trong đó có 5 GV đứng lớp chính và 5
GV thỉnh giảng. Trình độ GV đạt trên chuẩn (tốt nghiệp Đại học hoặc Cao
đẳng chuyên ngành thanh nhạc, sư phạm) là 90; số còn lại đều đạt trình độ
chuẩn (tốt nghiệp Trung cấp chuyên ngành, sư phạm). Quy mô mỗi lớp học
hát có từ 10 đến 15 trẻ, do hai GV phụ trách một giáo viên chính, một GV
thỉnh giảng.
Năng lực tiếng Anh của GV là một trong những tiêu chí tuyển dụng của
trung tâm, 100% GV có chứng chỉ tiếng Anh theo khung tham chiếu 6 bậc
châu Âu. Trong đó có 02 GV có chứng chỉ tiếng Anh B2, 05 GV có chứng chỉ
tiếng Anh B1, 03 GV có chứng chỉ tiếng Anh A2.


15


Như vậy, xét về năng lực thanh nhạc và ngoại ngữ GV của trung tâm
hoàn toàn có khả năng dạy các bài hát bằng tiếng Anh. GV của trung tâm đều
là những người trẻ, yêu nghề và đầy nhiệt huyết.
1.4.4.2. Kết quả học tập của trẻ
Việc đánh giá kết quả trẻ ở trung tâm được thể hiện qua bài kiểm tra cuối
tháng do GV tự tổ chức đánh giá. Mỗi khóa học của trung tâm kéo dài ba
tháng (24 buổi) sau ba tháng sẽ có buổi kiểm tra đánh giá do trung tâm tổ
chức. Trẻ đang theo học và đã theo học ở trung tâm đều học từ bốn đến tám
khóa (hoặc lâu hơn). Chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 24 trẻ ở
các lớp học tại trung tâm từ tháng 1 năm 2018 đến tháng 6 năm 2018.
BẢNG 2.1. BẢNG KHẢO SÁT KẾT QUẢ HỌC HÁT TIẾNG ANH
NĂM 2018
Điểm

Hát

Phát âm

Số lượng

Tỉ lệ

Số lượng

Tỉ lệ

9 - 10

7


≈29,2%

6

=25%

7-8

10

≈41,7%

9

=37,5%

5-6

5

≈20,8%

6

=25%

<5

2


≈8,3%

3

=12.5%

Tổng

24

100%

24

100%

Tiểu kết
Chương 1 đã nêu một số khái niệm, đặc điểm cấu trúc từ và phát âm
trong tiếng Anh, vai trò học hát tiếng Anh, đặc điểm giọng hát trẻ từ 5-6 tuổi,
tâm sinh lý lứa tuổi (ngôn ngữ, tình cảm, vai trò của việc học hát tiếng Anh),
chương trình và nội dung dạy học hát tiếng Anh ở trung tâm Harmony Music.
Trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan mà việc dạy
học hát tại trung tâm Harmony Music còn nhiều hạn chế và bất cập.


16

Chương 2
BIỆN PHÁP DẠY HỌC CÁC BÀI HÁT TIẾNG ANH
CHO TRẺ 5-6 TUỔI

2.1. Lựa chọn một số bài hát cho chương trình
2.1.1. Tiêu chí lựa chọn
Trên cơ sở đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi, chúng tôi xây dựng
các tiêu chí cụ thể để lựa chọn bài hát như sau:
Tiêu chí 1: Phù h p đặc điểm trí nhớ
Tiêu chí 2: Phù h p âm vực giọng
Tiêu chí 3 : Lời tiếng Anh phải phù h p đặc điểm lứa tuổi
Tiêu chí 4: Tạo sự hứng thú
Tiêu chí 5: Tính phổ biến và tính thời đại
2.1.2. Một số bài dự kiến lựa chọn
Dựa vào bộ sách Super songs for children của Nxb Trẻ (2008), gồm ba
tập với 15 chủ đề phong phú. Tuyển tập này có 90 bài hát, rất phong phú về cả
âm nhạc và lời ca, tuy vậy, phù hợp với trẻ người Anh hoặc quốc gia nói tiếng
Anh vì trẻ có môi trường tiếng; còn với trẻ của Việt Nam thì nhiều bài là khó
bởi nhiều từ, từ dài, khó phát âm… Vi vậy, chúng tôi chỉ chọn những bài có
số lượng từ vừa sức với trẻ.
2.2. Tìm hiểu bài hát tiếng Anh
Để nâng cao chất lượng dạy học hát tiếng Anh, việc cần thiết của người
giáo viên là phải tìm hiểu bài hát, về cấu trúc, giai điệu, lời ca… để rồi từ đó
tìm ra phương pháp dạy học phù hợp.
2.2.1. Cấu trúc.
2.2.1.1. Hình thức một đoạn đơn
Hình thức một đoạn đơn được sử dụng rất nhiều trong các sáng tác
dành cho trẻ em với cấu trúc hai câu cân phương, các tiết nhạc, câu nhạc chủ
yếu sử dụng thủ pháp nhắc lại nguyên dạng hoặc thay đổi không nhiều về cao


17

độ hay trường độ, giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ trong quá trình học hát.

Ví dụ 1:

WE ARE THE HAPPIEST PEOPLE
England folk song

Sơ đồ cấu trúc:
Câu 1

Câu 2

2 nhịp + 2 nhịp

2 nhịp + 2 nhịp

Những bài hát có trúc đoạn đơn hai câu với thủ pháp nhắc lại gần như
hoàn toàn, chỉ thay đổi một vài nốt ở kết, cấu trúc này được sử dụng rất nhiều
trong các bài hát dành cho trẻ em.
2.2.1.2. Hình thức hai đoạn đơn
Hình thức hai đoạn đơn có đầy đủ các dạng cấu trúc: tái hiện và không
tái hiện. Với hình thức hai đoạn đơn dạng cấu trúc tái hiện
Ví dụ 5:

GOOD MORNING
(trích)
England folk song

Bài hát Good Morning được viết ở hình thức hai đoạn đơn tái hiện. Câu
hai đoạn 2 tái hiện nguyên dạng câu 2 đoạn 1.



18

a

b

Câu 1

Câu 2

Câu 1

Câu 2

2n + 2n

2n + 2n

2n + 2n

2n + 2n

Hình thức hai đoạn đơn không tái hiện chỉ có dạng phát triển, không có
dạng tương phản.
2.2.2. Giai điệu, tiết tấu
2.2.2.1. Giai điệu
Ví dụ 7:

HAPPY BIRTHDAY TO YOU
Patty Hill and Mildreed J. Hill


Giai điệu tác phẩm chuyển động hình làn sóng, với các bước nhảy
quãng 4 đến quãng 7, không có bước nhảng quãng 8, với thủ pháp này giúp
trẻ dễ ghi nhớ, dễ hát. Với âm hình chủ đạo là nốt đen, móc đơn chấm dôi và
móc kép tạo sự vui tươi, nhí nhảnh cho giai điệu.
2.2.2.2. Tiết t u
Ví dụ 9:

PUSSY CAT PUSSY CAT
England folk song


19

Bài hát được viết ở nhịp 3/4 với âm hình tiết tấu chủ đạo là ô nhịp đầu
tiên của tác phẩm. Bài hát có âm hình là nốt đen, nốt móc đơn, nốt trắng, nốt
trắng chấm dôi. Đây là âm hình tiết tấu thường bắt gặp trong các bài hát dành
cho thiếu nhi, với âm hình tiết tấu này trẻ dễ thuộc, dễ hát, dễ ghi nhớ.
2.2.3. Lời ca
Việc kết hợp giữa yếu tố lời ca, âm nhạc, cùng với nôi dung giáo dục
được lồng ghép trong các bài hát tiếng Anh giúp trẻ dễ tiếp thu, nhận thức.
Đồng thời là lợi thế giúp GV truyền dạy một cách dễ dàng hơn. Cũng chính vì
vậy đòi hỏi GV phải nắm vững và sử dụng linh hoạt PPHD trong quá trình
dạy học.
2.3. Rèn luyện kỹ năng phát âm lời bài hát tiếng Anh
2.3.1. Phát âm từ riếng lẻ trong bài hát tiếng Anh
Trong bảng chữ cái tiếng Anh có 26 chữ cái trong đó gồm 5 nguyên âm
(vowel) “a, e, o, i, u”; 21 phụ âm (consonants) “b, c, d, f, g, h, j , k, l, m, n, p,
q, r, s, t, v, w, x, y, z”. Tiếng Anh có các phụ âm bật: p, t, k, b, d, g với các vị
trí phát âm khác nhau.

Hướng dẫn phát âm các âm
BẢNG 2.2. PHỤ ÂM BẬT
Âm bật
Âm hai môi
p, b
Âm răng
t, d

Mô tả
Hai môi ép lại nhau, sau đó
mở bật ra

Ví dụ
Bag (cái túi xách), People
(con người), Blue (màu
xanh dương)…

Thân lưỡi được ép vào bờ Potato (củ khoai tây), death
chân răng, sau đó bật ra

(cái chết)...


20

Âm vòm mềm
k, g

Mặt lưng lưỡi ép vào vùng Close (đóng), Gas (ga),
nơi vòm miệng phía trong và Bike (xe đạp), Move (di

chuyển)…

bật xuống

BẢNG 2.3. PHỤ ÂM XÁT
Âm xát

Mô tả

Âm xát răng môi

Môi dưới chạm răng

/f/, /v/, /θ/

trên

Ví dụ
Thanks (cảm ơn),
victory (sự chiến thắng),
feel (cảm giác)

Lưỡi ở phía trong răng,
Âm xát răng lưỡi
/s/, /z/

chóp lưỡi đụng răng Senario (trường hợp);
hàm dưới, đầu lưỡi đụng science (khoa học), box
răng hàm trên, hơi thoát (cái hộp)
qua khe lưỡi với răng

Lưỡi xuất phát từ trong
vùng sâu hơn so với âm

Âm xát răng vòm /s/, /z/; khí thoát qua lối
/ʃ/, /ʒ/

dọc theo tâm lưỡi như
âm /s/ và /z/ nhưng lối

Chef (bếp trưởng),
machine (máy móc),
pleasure (sự hài lòng)

thoát rộng hơn
2.3.2. Nối âm trong lời bài hát
Khi hát các bài hát tiếng Anh để có sự liên kết chặt chẽ giữa các âm của
ca từ và tiết tấu âm nhạc, bắt buộc phải sử dụng phương thức nối âm. Đây
cũng là một nguyên tắc cơ bản trong phát âm tiếng Anh.
Có bốn nguyên tắc nối âm cơ bản trong tiếng Anh:
- Nối phụ âm cuối của từ trước với nguyên âm của từ sau
- Nối phụ âm cuối của từ trước với âm /h/ đầu từ sau


21

- Nối giữa phụ âm cuối /t/, /d/, /s/, /z/ của từ trước với âm /j/ của từ sau.
- Nối giữa nguyên âm cuối của từ trước với nguyên âm đầu từ sau.
2.4. Rèn luyện kỹ năng hát cơ bản
2.4.1. Tư thế, khẩu hình, hơi thở
2.4.1.1. Tư thế

Khi bắt đầu học hát hầu hết trẻ tại trung tâm đều bị căng cứng người, cổ
bị lên gân, mặt đỏ; có trẻ gù vai, hoặc do quá tập trung vào việc nhớ lời ca và
hát đúng cao độ mà nhăn trán, cúi đầu ánh mắt nhìn xuống.
2.4.1.2. Khẩu hình
Âm thanh phát ra có đẹp, có vang… một phần phụ thuộc vào vị trí âm
thanh phát ra. Chính vì vậy khẩu hình phải luôn luôn mềm mại, nét mặt dãn,
không chau mày căng cứng để đảm bảo cho âm thanh tròn, vang, sáng và rõ lời.
2.4.1.3. Hơi thở
Có nhiều quan điểm cho rằng việc học lấy hơi chỉ dành cho người học
âm nhạc chuyên nghiệp, còn trẻ em thì không. Qua quá trình giảng dạy tôi
nhận thấy, việc lấy hơi, điều chỉnh hơi thở rất quan trọng khi hát. Việc kiểm
soát hơi thở không tốt sẽ khiến bị hụt hơi giữa chừng, hát chưa hết câu hoặc
hết ý đã phải dừng lại lấy hơi. GV cho trẻ luyện tập từng từ nốt e1 ngân dài
phát âm năm nguyên âm (o, a, u, i,…) hỗ trợ trong quá trình hát tiếng Anh.
Ví dụ 15:

hoặc


22

2.4.2. Hát liền tiếng
Đối với trẻ 5-6 tuổi khi đưa ra các bài tập rèn luyện kỹ năng hát liền
tiếng, GV không nên lấy độ cao thấp hoặc cao hơn nốt e1 vì với tầm cữ giọng
trẻ nếu thực hiện ở nốt thấp hơn e1 thì âm thanh phát ra sẽ bị tối và xỉn. GV
có thể cho trẻ luyện tập hát liền tiếng với mẫu âm như:
Ví dụ 18:

Ví dụ 19:


2.4.3. Hát diễn cảm
Để giúp trẻ tự tin thể hiện cảm xúc khi hát, ở mỗi tiết học 60 phút
chúng tôi thường dành ra từ 10 đến 15 phút cho trẻ cho trẻ biểu diễn bài hát
đã học như một hình thức ôn tập đầu giờ cũng như giúp trẻ tự tin thể hiện bản
thân trước lớp, từ đó làm nền tảng giúp trẻ tự tin thể hiện cảm xúc.
2.5. Rèn luyện hát chính xác cho trẻ
Đối với trẻ 5-6 tuổi khả năng tập trung chưa cao, thời gian tập trung
ngắn, tuy nhiên các hoạt động tinh của trẻ giai đoạn này đã phát triển vượt bậc
so với các giai đoạn trước đó. Khi nghe nhạc, luyện tập ca hát nếu yêu cầu trẻ
nghe đi nghe lại nhiều lần, tập đi tập lại nhiều lần để hát chính xác sẽ gây sự
nhàn chán, mất hứng thú học tập của trẻ. Một biện pháp bổ trợ có thể giúp trẻ
ngày càng hát đúng hơn, chính xác hơn chính là cho trẻ luyện thẩm âm và tiết
tấu.
2.5.1. Luyện thẩm âm


23

Khi hướng dẫn trẻ rèn luyện các mẫu thẩm âm này GV sử dụng đàn Piano
đánh mẫu để trẻ la la theo cao độ.
Ví dụ 22:

Ví dụ 23:

2.5.2. Luyện tiết tấu
Rèn luyện tiết tấu với các âm hình ngắn, ít nốt và đều nhau về trường
độ:
Ví dụ 27:

Ví dụ 28:


2.6. Một số biện pháp tăng hứng thú cho trẻ
2.6.1. Kết hợp trò chơi âm nhạc
Phương châm “học mà chơi, chơi mà học” được áp dụng rất nhiều
trong các môn học với trẻ ở lứa tuổi mầm non. Việc kết hợp giữa ca hát và trò
chơi âm nhạc thu hút sự chú ý và thích thú của trẻ do yếu tố “chơi” của nó.
Trò chơi luôn thỏa mãn nhu cầu chơi, sáng tạo, tạo điều kiện cho trẻ phát triển
tự nhiên. Trò chơi âm nhạc cũng giống như các trò chơi môn học khác ở chỗ
phải có qui luật rõ ràng, phù hợp với lứa tuổi.


24

2.6.2. Kết hợp vận động theo nhạc
GV là người nuôi dưỡng cảm xúc, tạo hứng thú, sự tự tin cho trẻ. Trong
quá trình kết hợp vận động theo nhạc với ca hát trẻ chắc chắn sẽ mắc những
lỗi sai, làm chưa đúng, GV cần động viên, hướng dẫn trẻ sửa sai. Khi dạy cho
trẻ động tác nên dạy trẻ theo từng câu, từng đoạn, luyện tập từ đầu cho đến
cuối bài, giúp trẻ nhớ liền mạch các động tác vận động. Để tăng cường hứng
thú cho trẻ khi học GV có thể hỏi các câu hỏi gợi mở về ý tưởng của trẻ khi
thực hiện vận động theo nhạc điều này giúp trẻ phát triển khả năng tư duy,
sáng tạo, tự tin hơn; hiểu thêm về ý nghĩa của bài hát.
2.7. Thực nghiệm sư phạm
2.7.1. Mục đích thực nghiệm
Chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm áp dụng các biện pháp đã trình bày
trong chương 2 với mục đích: Xem xét tính khả thi và hiệu quả của biện pháp
dạy học hát các bài hát thiếu nhi tiếng Anh cho trẻ 5-6 tuổi ở Trung tâm
Harmony music, Hà Nội
2.7.2. Nội dung thực nghiệm
- Thực nghiệm triển khai:

Đề tài tiến hành thực nghiệm triển khai áp dụng các biện pháp dạy học
mới cho bốn (04) lớp trong hai khóa học với tổng số 24 trẻ.
- Thực nghiệm đối chứng:
Chúng tôi chọn 12 trẻ với hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng tại
Trung tâm Harmony Music, để tiến hành dạy 01 tiết mẫu cho nhóm thực
nghiệm và 01 tiết cho nhóm đối chứng; sau đó so sánh đối chiếu kết quả
theo hai tiêu chí: hát và phát âm để đánh giá tính khả thi của một số biện
pháp được đề xuất trong luận văn.
Cả hai nhóm đều được dạy bài hát Twinkle, twinkle, little star sao nhỏ l p lánh (Phụ lục 1.41; 133).

gôi


25

2.7.3. Đối tượng và thời gian thực nghiệm
Trẻ 5 - 6 tuổi tại Trung tâm Harmony Music
Giáo viên tiến hành thực nghiệm: Nguyễn Thị Lê
Thực nghiệm triển khai: Được tiến hành trong 6 tháng, từ tháng 7 đến
tháng 12 năm 2018.
Thực nghiệm đối chứng: Tiết dạy được tiến hành vào ngày 02/12/2018
cho nhóm thực nghiệm, ngày 5/12/2018 cho nhóm đối chứng.
2.7.4. Tiến hành thực nghiệm
2.7.4.1. Thực nghiệm triển khai
Với nội dung thực nghiệm triển khai, chúng tôi áp dụng những biện pháp
như đã trình bày trong chương 2. Sau đó có đánh giá và so sánh với kết quả
được điều tra trước khi tiến hành thực nghiệm (đã trình bày ở chương 1).
2.7.4.2. Thực nghiệm đối chứng
- Nhóm thực nghiệm:
Chúng tôi sử dụng biện pháp đã trình bày ở chương 2 và tiến hành dạy

bài hát Twinkle, twinkle, little star có giáo án kèm theo (phụ lục 2; 136). Cụ
thể như sau:
Tiết 1:
Hoạt động 1: Khởi động. Ở bước này, cho trẻ hát lại một bài hát đã thuộc
có kết hợp vận động.
Hoạt động 2: Luyện thẩm âm, tiết tấu để chuẩn bị vào bài hát mới
Hoạt động 3: Nghe bài hát Twinkle, twinkle, little star (cho trẻ vỗ tay,
vận động theo)
Hoạt động 4: Phát âm các từ mới tiếng Anh, đọc lời ca (luyện riêng từ và
nối âm)
Hoạt động 5: Luyện hát từng câu (sửa lỗi hát, phát âm)
Tiết 2:


×