Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.73 KB, 29 trang )

Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, ở mỗi gia đình, cộng đồng khu dân
cư, tổ dân phố, thôn làng… khó tránh khỏi có những va chạm, xích mích,
những vi phạm pháp luật nhỏ xảy ra. Những điều đó nếu không được kịp thời
ngăn chặn, xử lý một cách "mềm dẻo" thì rất có thể dẫn đến "chuyện bé xé ra
to" ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên,
người Việt Nam vốn coi trọng tình cảm, lấy sự hòa hiếu, nhân ái làm nền tảng
để giải quyết mọi vấn đề. Nên ngay từ khi có tranh chấp phát sinh, nhân dân
ta đã biết giúp đỡ, hướng dẫn các bên tranh chấp tự thương lượng, điều đình
để giải tỏa những mâu thuẫn, bất đồng giữa họ. Hoạt động này được gọi là
hoà giải ở cơ sở.
Hoà giải là một nét đẹp truyền thống, đạo lý của dân tộc Việt Nam, là
hoạt động mang tính nhân văn và tính xã hội sâu sắc. Hoà giải ở cơ sở được
thực hiện thông qua hoạt động của Tổ hoà giải, tổ viên Tổ hoà giải. Đặc trưng
cơ bản của Tổ hòa giải là tổ chức quần chúng, được nhân dân thành lập ở cơ
sở.
Hòa giải ở cơ sở có vị trí và vai trò quan trọng trong việc giải quyết tận
gốc các mâu thuẫn xung đột phát sinh trong cuộc sống hàng ngày tại cơ sở,
góp phần vào việc tăng cường sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân, giữ gìn và
phát huy truyền thống tốt đẹp hàng nghìn năm của dân tộc. Hòa giải tại cơ sở
sẽ giải quyết dứt điểm các mâu thuẫn, tranh chấp, chấm dứt tình trạng khiếu
kiện kéo dài, vượt cấp, gây nên tình trạng quá tải tại các cơ quan nhà nước,
gây mất trật tự xã hội.
Trên thực tế, công tác hòa giải cơ sở vẫn chưa được phát huy và chưa
được quan tâm đúng mức. Công tác này mới chỉ dừng lại ở việc hòa giải
những mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ phát sinh trong đời sống hàng ngày của
nhân dân mà chưa đi vào những mâu thuẫn lớn, phức tạp. Tại Vĩnh Long cũng


chưa có một công trình, tài liệu nghiên cứu tổng thể, toàn diện về hòa giải,
đặc biệt là hòa giải cơ sở như một số địa phương khác. Mặc khác, tỷ lệ hòa

GVHD: THs Trương Tấn Tài

1

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

giải thành qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh Tổ chức và Hoạt động hòa giải ở cơ
sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long chỉ đạt 59,87%, tỷ lệ này vẫn còn thấp nhiều so
với các tỉnh, thành trong khu vực nói riêng và các tỉnh, thành trong cả nước nói
chung.
Vì vậy, việc thực hiện nghiên cứu công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long có ý nghĩa lý luận – thực tiễn quan trọng, tạo sự ổn định và
nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh nhà phát
triển, góp phần vào việc giải quyết tận gốc những nguyên nhân có thể phát
sinh các tranh chấp trong xã hội, giữ gìn tình đoàn kết, tương thân, tương ái,
gắn bó trong nội bộ nhân dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; phát huy quyền
làm chủ trực tiếp của nhân dân tại cộng đồng, tạo nên sự đồng thuận. Đặc
biệt, xây dựng Vĩnh Long trở thành tỉnh luôn “Ổn định - Hòa bình - Đoàn
kết”.
Với ý nghĩa đó, nhóm tác giả chọn đề tài “Công tác hòa giải ở cơ sở trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long” để nghiên cứu.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc nghiên cứu các vấn đề lý luận để
tìm hiểu thực trạng của công tác hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Đồng thời đưa ra những kiến nghị cụ thể và đề xuất giải pháp tiếp tục tạo
chuyển biến mạnh mẽ cho công tác này trong thời gian tới.
1.3. Nội dung nghiên cứu:
Đề tài có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu tình hình công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long trong thời gian qua;
- Phân tích và đánh giá công tác tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
- Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác hòa giải.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

2

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Cụng tỏc hũa gii c s trờn a bn tnh Vnh Long

Chng 2
C S Lí LUN
2.1. Nhng thnh tu lý thuyt liờn quan n ti:
2.1.1. Mt s khỏi nim liờn quan n hũa gii:
Trờn th gii cú nhiu quan nim khỏc nhau v hũa gii:
- Hũa gii (conciliation) l s can thip, s lm trung gian hũa gii; hnh
vi ca ngi th ba lm trung gian gia hai bờn tranh chp nhm thuyt phc
h dn xp hoc gii quyt tranh chp gia h.
- Hũa gii l mt quỏ trỡnh m bờn th ba to iu kin v phi hp
cỏc bờn thng lng vi nhau.
- Mt nh ngha khỏc ca hũa gii l vic gii quyt tranh chp gia

hai bờn thụng qua s can thip ca bờn th ba, hot ng mt cỏch trung lp
v khuyn khớch cỏc bờn xúa bt s khỏc bit.
- Theo T in ting Vit, hũa gii l vic thuyt phc cỏc bờn ng ý
chm dt xung t, xớch mớch mt cỏch n tho.
2.1.2. Khỏi nim hũa gii c s theo Phỏp lut Vit Nam:
Ho gii c s l mt truyn thng mang m tớnh nhõn vn, l mt
o lý tt p ca dõn tc Vit Nam. Ti iu 1 ca Phỏp lnh T chc v
hot ng ho gii c s nm 1998 nh ngha: Hoà giải ở cơ sở là
việc hớng dẫn, giúp đỡ, thuyết phục các bên đạt đợc thoả
thuận, tự nguyện giải quyết với nhau những việc vi phạm
pháp luật và tranh chấp nhỏ nhằm giữ gìn đoàn kết trong
nội bộ nhân dân, phòng ngừa, hạn chế vi phạm pháp luật,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong cộng đồng dân c.
2.1.3. c im ca hũa gii:
T nhng quan nim trờn, cú th rỳt ra mt s c trng chung ca hũa
gii nh sau:
- Mt l, hũa gii l mt bin phỏp gii quyt tranh chp.

GVHD: THs Trng Tn Ti

3

Thc hin: Phựng Minh Tn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

- Hai là, chủ thể trung tâm của hòa giải là bên trung gian giúp cho các
bên tranh chấp thỏa thuận với nhau về giải quyết tranh chấp. Người trung gian
phải có vị trí độc lập với các bên và hoàn toàn không có lợi ích liên quan đến

tranh chấp. Bên thứ ba làm trung gian không đại diện cho quyền lợi của bất
cứ bên nào và không có quyền đưa ra phán quyết.
- Ba là, sự điều chỉnh, thỏa thuận về giải quyết các tranh chấp phải do
chính các bên tranh chấp quyết định. Các thỏa thuận, cam kết từ kết quả của
quá trình hòa giải không có giá trị bắt buộc cưỡng chế thi hành mà phụ thuộc
vào thiện chí, sự tự nguyện của các bên.
Như vậy, có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp
với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện
thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật,
truyền thống đạo đức xã hội.
2.1.4. Mục đích của hoà giải ở cơ sở:
Hoạt động của công tác hòa giải ở cơ sở chủ yếu nhằm hướng dẫn, giúp
đỡ, thuyết phục các bên tranh chấp đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết
với nhau những việc vi phạm pháp luật và tranh chấp ngay từ ban đầu, nhằm
ngăn chặn tình trạng “việc bé xé ra to”, không để việc nhỏ phát sinh thành
việc lớn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Còn mục đích chính của công
tác hoà giải ở cơ sở nhằm giữ gìn tình làng, nghĩa xóm, tình đoàn kết tương
thân, tương ái trong cộng đồng, hàn gắn, vun đắp sự hoà thuận, hạnh phúc cho
từng gia đình. Hòa giải mang lại niềm vui cho mọi người, mọi nhà, góp phần
giữ gìn trật tự an toàn xã hội, nâng cao ý thức pháp luật của người dân.
2.1.5. Vai trò của hoà giải ở cơ sở:
Công tác hoà giải có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng tình làng,
nghĩa xóm đầm ấm, đùm bọc, giúp đỡ nhau, xây dựng xã hội bình yên, giàu
mạnh, tăng cường tình đoàn kết trong nhân dân và phát huy khối đại đoàn kết
toàn dân tộc.
- Công tác hoà giải trực tiếp giải quyết những việc vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong nhân dân; giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, phòng ngừa vi
phạm pháp luật và tội phạm ở cơ sở. Thông qua việc phát hiện và giải quyết
tận gốc những mâu thuẫn, tranh chấp góp phần ổn định trật tự xã hội ở địa bàn


GVHD: THs Trương Tấn Tài

4

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

dân cư, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp chính quyền tăng cường công tác
quản lý xã hội ở cơ sở;
- Công tác hoà giải có hiệu quả sẽ góp phần hạn chế đơn thư, khiếu kiện
trong nhân dân, giảm bớt tình trạng gửi đơn kiện cáo lên Toà án, cơ quan hành
chính cấp trên, giúp cho các cơ quan nhà nước giảm bớt việc giải quyết đơn
thư khiếu kiện không cần thiết, tiết kiệm thời gian và tiền bạc của cơ quan nhà
nước và công dân;
- Công tác hoà giải góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân
dân, hình thành trong mỗi cá nhân ý thức chấp hành pháp luật, kỷ cương của
Đảng và Nhà nước, từng bước xây dựng ý thức “sống và làm việc theo Hiến
pháp và pháp luật” trong nhân dân.
2.1.6. Nguyên tắc hoà giải:
Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở
cơ sở năm 1998, thì việc hoà giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau:
- Phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân;
- Tôn trọng sự tự nguyện của các bên; không bắt buộc, áp đặt các bên
tranh chấp phải tiến hành hoà giải;
- Khách quan, công minh, có lý, có tình; giữ bí mật thông tin đời tư của
các bên tranh chấp; tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; không
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

- Kịp thời, chủ động, kiên trì nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, hạn chế
những hậu quả xấu khác có thể xảy ra và đạt được kết quả hoà giải.
2.1.7. Phạm vi hoà giải:
Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở năm
1998 quy định, hoà giải được tiến hành đối với việc vi phạm pháp luật và
tranh chấp nhỏ trong cộng đồng dân cư, gồm:
- Mâu thuẫn, xích mích giữa các thành viên trong gia đình do khác nhau
về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn, xích mích
giữa các cá nhân trong quan hệ xóm giềng như: sử dụng lối đi qua nhà, sử

GVHD: THs Trương Tấn Tài

5

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh
chung, ......;
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ dân sự như: tranh
chấp phát sinh từ các quan hệ về tài sản, quan hệ hợp đồng dân sự, nghĩa vụ
dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;
- Tranh chấp về quyền, lợi ích phát sinh từ quan hệ hôn nhân gia đình,
như: thực hiện quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng; quyền và nghĩa vụ của cha
mẹ và con; nhận nuôi con nuôi; ly hôn; yêu cầu cấp dưỡng;
- Tranh chấp phát sinh từ những việc vi phạm pháp luật mà theo quy
định của pháp luật, những việc vi phạm đó chưa đến mức bị xử lý bằng biện
pháp hình sự hoặc biện pháp hành chính như: trộm cắp vặt, đánh chửi nhau

gây mất trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích nhẹ, va quệt xe cộ gây
thương tích nhẹ.
2.2. Tình hình thực hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long trong 05 năm gần nhất (2008 - 2012):
2.2.1. Chất lượng hoạt động hòa giải ở cơ sở:
Qua tổng kết 05 năm (2008 - 2012), tình hình công tác hòa giải ở cơ sở
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long đã tiếp nhận 4.936 vụ việc.
Trong đó:
- Số vụ, việc hòa giải thành là 3.189, đạt tỷ lệ 64,60%;
- Số vụ, việc hòa giải không thành: 1.145, chiếm tỷ lệ 23,19%;
- Số vụ, việc đang hòa giải: 546, chiếm 11,06%;
- Số vụ, việc chuyển cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết: 56,
chiếm 1,13%.
Các vụ, việc hòa giải chủ yếu thuộc các lĩnh vực dân sự, hôn nhân gia
đình và đất đai.
Nhìn chung, hoạt động hòa giải cơ sở trên địa bàn tỉnh qua các năm đều
có chiều hướng tăng, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

6

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bảng 2.1: Số lượng vụ, việc và tỷ lệ hòa giải thành trong
05 năm (2008 - 2012).
Hoạt động hòa giải ở cơ sở

Năm

Số vụ, việc

Số vụ, việc

tiếp nhận hòa giải

hòa giải thành

2008

425

242

56,94

2009

1.958

1.216

62,10

2010

1.134


725

63,93

2011

652

445

68,25

2012

766

561

73,23

Tỷ lệ (%)

2.2.2. Đánh giá chung về công tác hòa giải ở cơ sở:
2.2.2.1. Về ưu điểm:
Trong những năm qua, cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, các
mâu thuẫn và tranh chấp trong nhân dân ngày càng gia tăng theo chiều hướng
phức tạp. Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự chỉ
đạo, hướng dẫn của cơ quan tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ chức
chính trị - xã hội, nhất là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sự nhiệt tình, sáng tạo
của các hòa giải viên nên phần lớn các Tổ hòa giải trong Tỉnh hoạt động có

hiệu quả. Hàng nghìn mâu thuẫn, tranh chấp, xích mích trong nhân dân được
các hòa giải viên kịp thời phát hiện và tiến hành hòa giải một cách công minh,
thấu tình, đạt lý, góp phần giải quyết tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp nhỏ;
giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy truyền thống,
đạo lý tốt đẹp trong gia đình, dòng họ và cộng đồng dân tộc Việt Nam; nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật, giữ gìn trật tự xã hội, thúc đẩy kinh tế - xã hội
tỉnh nhà phát triển.
Qua thực tiễn tổ chức và hoạt động đã cho thấy, mô hình Tổ hòa giải cơ
sở thực sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra và mang lại hiệu quả, qua đó
duy trì được sự ổn định của các quan hệ xã hội, góp phần phát triển kinh tế

GVHD: THs Trương Tấn Tài

7

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

đất nước. Số lượng Tổ hòa giải trong tỉnh đã tăng đáng kể. Cơ cấu thành phần
của mỗi Tổ hòa giải cơ bản hợp lý, hầu hết các hòa giải viên đều là những
người có phẩm chất đạo đức, gương mẫu, uy tín, am hiểu về đời sống nhân
dân ở địa bàn, nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân dân, có điều kiện
thuận lợi để tìm hiểu nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp và tổ chức
hòa giải các mâu thuẫn, tranh chấp đó.
Số vụ, việc hòa giải thành trong tỉnh chiếm tỷ lệ tương đối, góp phần
giảm thiểu số vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước có
thẩm quyền và Tòa án, tiết kiệm được công sức, tiền bạc của nhân dân. Đội
ngũ hòa giải viên cũng không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng qua

từng năm.
2.2.2.2. Về hạn chế, tồn tại:
Bên cạnh những kết quả và ưu điểm đạt được nêu trên, công tác hòa giải
ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế và tồn tại.
Cụ thể như sau:
- Hoạt động quản lý nhà nước về công tác hòa giải cơ sở:
Quản lý nhà nước về công tác hòa giải cơ sở ở một số địa phương trên
địa bàn tỉnh chưa đạt được kết quả cao. Cán bộ Tư pháp – Hộ tịch xã, phường,
thị trấn chưa dành nhiều thời gian cho công tác hòa giải cơ sở.
Công tác hướng dẫn, chỉ đạo, củng cố, kiện toàn Tổ hòa giải ở một số địa
phương vẫn chậm, dẫn đến tình trạng còn nhiều ấp, khóm chưa có Tổ hòa
giải.
Việc tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và phổ biến kinh nghiệm
thực tiễn, cung cấp tài liệu pháp luật, tài liệu nghiệp vụ cho hòa giải viên ở
một số địa phương chưa được thực hiện thường xuyên và kịp thời. Đa phần
các xã chưa tổ chức tập huấn được cho hòa giải viên.
Việc thống kê báo cáo, sơ kết, tổng kết và thi đua khen thưởng trong
công tác hòa giải ở cơ sở vẫn chưa được duy trì một cách thường xuyên và
đều đặn.
Điều kiện vật chất phục vụ cho công tác hòa giải ở cơ sở còn rất hạn chế.
Kinh phí dành cho công tác hòa giải ở cơ sở còn rất hạn hẹp, chủ yếu nằm

GVHD: THs Trương Tấn Tài

8

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long


trong kinh phí tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật của địa phương, nên
phần lớn các Tổ hòa giải không có kinh phí dành cho các hoạt động thường
xuyên của Tổ.
- Cơ chế phối hợp giữa cơ quan Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam trong công tác hòa giải cơ sở:
Sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong công tác hòa giải ở cơ sở
chưa được thực hiện một cách thường xuyên và thiếu sự chủ động.
- Về tổ chức hòa giải ở cơ sở và hòa giải viên:
Mạng lưới Tổ hòa giải trên địa bàn tỉnh chưa đồng đều. Việc bầu hòa giải
viên ở một số địa phương chưa được thực hiện đúng theo quy định của pháp
luật. Đội ngũ hòa giải viên ở cơ sở thiếu sự tham gia của các tổ chức xã hội và
cá nhân khác nên việc hòa giải các tranh chấp nhiều khi còn bị hành chính hóa
với việc giải quyết của cơ quan nhà nước, dẫn đến giảm hiệu quả hòa giải.
Trình độ hiểu biết pháp luật của đội ngũ hòa giải viên cơ sở nhìn chung
còn chưa đồng đều và hạn chế. Vẫn còn nhiều hòa giải viên chưa thực sự nắm
rõ các quy định của pháp luật về hòa giải, nên trong nhiều trường hợp, các
hòa giải viên đã tiếp nhận và tiến hành hòa giải đối với những hành vi vi
phạm pháp luật đến mức bị xử lý hành chính, hình sự. Ngoài ra, một số hòa
giải viên còn thiếu kinh nghiệm, kỹ năng thuyết phục các bên hòa giải, chưa
thực sự tâm huyết với công tác hòa giải nên hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở
chưa cao.
- Về hoạt động hòa giải cơ sở:
Tổ hòa giải ở một số nơi hoạt động còn mang tính hình thức, chiếu lệ
hoặc bị hành chính hóa, coi đó như cách giải quyết, phân xử buộc các bên
phải tuân theo, làm mất đi ý nghĩa, bản chất tự nguyện, tự thỏa thuận của hoạt
động hòa giải.
Nhiều vụ, việc tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hòa giải chưa được
phát hiện và ngăn chặn kịp thời.

2.2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế và tồn tại:
- Nguyên nhân chủ quan:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

9

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Thứ nhất, các cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự
nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của công tác hòa giải đối với đời sống xã
hội, vì vậy thiếu sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất
cho công tác này; Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên của Mặt trận
chưa nhận thức rõ vai trò, vị trí của mình trong công tác hòa giải, nên chưa
phối hợp chặt chẽ với chính quyền, cơ quan tư pháp trong quản lý, nâng cao
chất lượng và hiệu quả hoạt động hòa giải ở địa phương.
Thứ hai, cơ quan tư pháp các cấp ở nhiều địa phương chưa thực sự chủ
động và làm tốt vai trò tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong quản
lý công tác hòa giải ở cơ sở. Vì thế, công tác quản lý nhà nước về tổ chức và
hoạt động hòa giải chưa được thực hiện một cách sâu sắc và triệt để.
Thứ ba, nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của Tổ
hòa giải còn hạn chế nên thiếu sự tin tưởng và hợp tác vào công tác hòa giải.
Thứ tư, Tổ hòa giải ở các địa phương chưa thường xuyên được kiện toàn,
củng cố; đội ngũ hòa giải viên còn thiếu phương pháp, kỹ năng và kiến thức
pháp luật chuyên sâu về hòa giải.
- Nguyên nhân khách quan:
Thứ nhất, pháp luật hiện hành về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở

chưa hoàn thiện, một số quy định của pháp luật cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu thực tiễn đặt ra như: quy định về mô hình hòa giải, thủ tục bầu hòa giải
viên, kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải, chế độ, chính sách cho
người làm công tác hòa giải,…
Thứ hai, các mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là tranh
chấp trong lĩnh vực đất đai ngày càng gia tăng và phức tạp hơn. Trong khi số
lượng và trình độ của hòa giải viên còn hạn chế nên đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hiệu quả hòa giải.
Thứ ba, nguồn ngân sách nhà nước ở cấp xã còn khó khăn nên việc bố trí
kinh phí cho công tác hòa giải chưa nhiều. Ngoài ra, việc huy động nguồn
kinh phí cho công tác hòa giải cũng còn khó khăn.
2.3. Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác hòa giải ở cơ sở:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

10

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

- Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10 ngày 25/12/1998 của Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội, về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ sở;
- Nghị định 160/1999/NĐ-CP ngày 18/10/1999 của Chính phủ, về quy
định chi tiết một số điều của Pháp lệnh về Tổ chức và hoạt động hoà giải ở cơ
sở;
- Chỉ thị số 03/CT-BTP ngày 27/6/2011 của Bộ Tư pháp, về tăng cường
công tác hoà giải ở cơ sở;
- Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 15/6/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Long,

về tăng cường và đẩy mạnh công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
2.4. Tình hình công tác hòa giải cơ sở ở một số tỉnh, thành trong cả
nước qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10:
Trong 13 năm qua, cùng với sự vận động, phát triển của xã hội, các mâu
thuẫn và tranh chấp trong nhân dân ngày càng gia tăng theo chiều hướng phức
tạp. Được sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự chỉ đạo,
hướng dẫn của cơ quan tư pháp địa phương, sự phối hợp của các tổ chức
chính trị - xã hội, sự nhiệt tình, sáng tạo của các hòa giải viên nên phần lớn
các Tổ hòa giải trên cả nước hoạt động có hiệu quả.
Số vụ, việc hòa giải thành trong cả nước chiếm tỷ lệ cao, góp phần giảm
thiểu số vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan nhà nước có thẩm
quyền và Tòa án, tiết kiệm được công sức, tiền bạc của nhân dân. Đặc biệt là
giữ gìn tình đoàn kết, tương thân, tương ái, gắn bó trong nội bộ nhân dân, bảo
đảm trật tự, an toàn xã hội.
Tuy nhiên, nhiều vụ, việc tranh chấp, mâu thuẫn thuộc phạm vi hòa giải
chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Trong một số trường hợp, do hòa
giải viên không nắm vững các quy định của pháp luật, nên vẫn tiến hành hòa
giải những vụ, việc không được hòa giải, chẳng hạn như: hành vi vi phạm
pháp luật bị xử lý về mặt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm, gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, số vụ, việc
hòa giải không thành vẫn còn nhiều so với số vụ, việc nhận hòa giải. Đặc biệt
là ở một số địa phương, tỷ lệ hòa giải không thành vẫn còn thấp so với một số
địa phương khác trong nước, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

11

Thực hiện: Phùng Minh Tấn



Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Bảng 2.2: Tỷ lệ hòa giải thành ở một số tỉnh, thành qua 13 năm thực
hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Số thứ tự

Tỉnh, Thành phố

Tỷ lệ hòa giải thành

trực thuộc Trung ương

(%)

01

Bà Rịa - Vũng Tàu

62,45

02

Bình Phước

64,3

03

Cần Thơ


61,7

04

Đà Nẵng

88,57

05

Hà Nội

90,6

06

Lai Châu

85,5

07

Quảng Ninh

86,9

08

Thái Bình


92,7

09

Thừa Thiên Huế

90,1

10

Vĩnh Long

59,87

(Nguồn: Báo cáo số 116/BC-BTP ngày 02/7/2012 của Bộ Tư Pháp)
2.5. Một số kết quả nghiên cứu có liên quan đến công tác hòa giải ở
cơ sở:
2.5.1. Một số ý kiến nhận định về hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở:
Kinh nghiệm cho thấy, ở những địa phương làm tốt công tác hòa giải ở
cơ sở thì tình hình an ninh, trật tự được giữ vững, tạo đà cho phát triển kinh tế
- xã hội, nâng cao đời sống người dân. Ngược lại, ở những nơi còn coi nhẹ
công tác hòa giải, tình hình mâu thuẫn, tranh chấp có chiều hướng tăng, dẫn
đến mất trật tự, trị an xã hội. Thông thường, những mâu thuẫn, va chạm trong
cuộc sống, lúc đầu đơn giản, nhưng do không được quan tâm giải quyết kịp
thời cho nên đã nhanh chóng trở thành phức tạp, thậm chí là nguyên nhân
xuất hiện những "điểm nóng" về khiếu kiện. (Lưu Thùy Dung, trong bài viết
“Coi trọng công tác Hòa giải ở cơ sở”, báo điện tử: ).

GVHD: THs Trương Tấn Tài


12

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Để thực hiện có hiệu quả công tác hòa giải, cần kết hợp hài hòa giữa yếu
tố pháp luật với phong tục tập quán và đạo đức của người Việt Nam. Việc hòa
giải ở cơ sở phải giải quyết kịp thời, qua đó giúp ngăn chặn ngay từ đầu
những tranh chấp nhỏ trong nội bộ nhân dân và hành vi vi phạm pháp luật,
không để mâu thuẫn, tranh chấp đơn giản thành phức tạp, không để việc nhỏ
phát sinh thành việc lớn dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, để phát
huy tốt nhất hiệu quả đối với đời sống xã hội, hòa giải ở cơ sở cần phải được
sự quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, tạo điều kiện của UBND các cấp. Hàng năm
phải tiến hành tổng kết đánh giá công tác hòa giải và kịp thời khen thưởng
những tổ chức, những hòa giải viên có thành tích, nhiệt tình trong công tác
hòa giải; phát hiện những điển hình trong hoạt động hòa giải, phổ biến nhân
rộng nhằm thúc đẩy nâng cao hoạt động hòa giải. Có như vậy, công tác hòa
giải mới thật sự phát huy vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và tăng cường
tình đoàn kết trong nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, góp
phần xây dựng xã hội bình yên, giàu mạnh, xây dựng ý thức “sống và làm
việc theo hiến pháp và pháp luật” trong nhân dân. (Luật gia Bùi Thị Tuyết
Hương, Phó Trưởng phòng Pháp chế - Tổng hợp - Thanh tra TP. HCM).
2.5.2. Ban hành Luật Hòa giải là giải pháp hữu hiệu để nâng cao
hiệu quả hoạt động hòa giải cơ sở:
Tại phiên làm việc thảo luận về Dự án Luật Hòa giải cơ sở sáng ngày
22/11/2012, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XIII, hầu hết các đại biểu trong
phần thảo luận đều khẳng định, cần thiết phải ban hành Luật Hòa giải cơ sở.

Đại biểu Lò Hải Ươi (Lai Châu) cho rằng, “ban hành Luật Hòa giải cơ sở
nhằm giúp các bên tự giải quyết các mâu thuẫn, vi phạm pháp luật và tranh
chấp nhỏ; giữ gìn, củng cố tình đoàn kết trong nội bộ nhân dân; phát huy đạo
lý, truyền thống tốt đẹp trong gia đình, dòng họ và cộng đồng các dân tộc Việt
Nam; giảm bớt khiếu kiện, phòng ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật; phổ
biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và giữ gìn trật
tự xã hội, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) nhận định, “việc ban hành Luật
Hòa giải cơ sở thể hiện tính kế thừa và tiếp tục khẳng định tính pháp lý, tạo

GVHD: THs Trương Tấn Tài

13

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

điều kiện cho hoạt động hòa giải cơ sở phát huy hiệu quả, đảm bảo trật tự an
toàn xã hội, góp phần xây dựng đời sống văn hóa,…”
Bên cạnh đó, xã hội hóa hòa giải cơ sở là định hướng đúng đắn và thực
tế cũng chứng minh việc làm này có hiệu quả cao.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng “việc ban hành Luật tạo cơ
sở pháp lý toàn diện, đầy đủ, thống nhất, nâng cao chất lượng hòa giải cơ sở
với mục tiêu không hành chính hóa, tăng cường xã hội hóa, qua đó giữ gìn
đoàn kết cộng đồng, đảm bảo trật tự an ninh xã hội trong cộng đồng dân cư”.
Đại biểu Đào Thị Xuân Lan (Hưng Yên) cho rằng, “hòa giải cơ sở là một
số hoạt động bổ trợ tư pháp và việc xã hội hóa tự nguyện hòa giải cơ sở là
một hướng đi đúng, vừa thể hiện Nhà nước không can thiệp sâu nhưng vẫn

đảm bảo vai trò quản lý của Nhà nước”.
Ngoài ra, nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình với tiêu chuẩn hòa giải viên
phải có hiểu biết pháp luật, cơ bản vẫn phải dựa vào sự am hiểu đời sống nhân
dân địa phương, lấy uy tín, khả năng thuyết phục của các hòa giải viên làm
tiêu chuẩn chính.
Theo đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh), “hòa giải viên chỉ cần đáp
ứng được 2 tiêu chuẩn là có phẩm chất đạo đức, uy tín; có khả năng vận động,
tự nguyện, nhiệt tình, có hiểu biết pháp luật. Đồng thời, nên có bồi dưỡng
định kỳ động viên các hòa giải viên chứ không nhất thiết phải quy định rõ về
khoản thù lao”.
Đại biểu Nguyễn Thị Bạch Ngân (Bà Rịa – Vũng Tàu) khẳng định, “tiêu
chí hòa giải viên phải am hiểu pháp luật là cần thiết nhưng thực tế, đây cũng
không phải là yếu tố quyết định, bởi uy tín, khả năng, vận động thuyết phục
của hòa giải viên mới là những yếu tố cần thiết đã được chứng thực là nguyên
nhân chủ yếu của hòa giải thành công”.
Về việc hỗ trợ kinh phí cho công tác hòa giải ở cơ sở thì nhiều đại biểu
cho rằng, hòa giải viên là những người có đóng góp thầm lặng vì sự nghiệp
chung, vì cộng đồng; do đó, cần quy định về chính sách hỗ trợ, động viên và
ghi nhận đóng góp của hòa giải viên.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

14

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2.5.3. Một số bài học kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ

sở qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh số 09/1998/PL-UBTVQH10:
Qua 13 năm thực hiện Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động hòa giải ở cơ
sở (1998 – 2011) đã rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:
- Sự nhận thức đúng đắn, sâu sắc và toàn diện về vị trí, vai trò và tầm
quan trọng của công tác hòa giải ở cơ sở là kim chỉ nam, giúp các cấp ủy
đảng, chính quyền xác định được phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế
hoạch hành động cụ thể để thực hiện tốt công tác hòa giải ở cơ sở. Thực tế đã
cho thấy, ở địa phương nào có nhận thức đúng đắn, quan tâm chỉ đạo, đầu tư
đúng mức cho công tác hòa giải ở cơ sở thì ở đó, công tác này đều đạt hiệu
quả cao.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về tổ chức và hoạt động hòa
giải ở cơ sở là điều kiện cần thiết và quan trọng để nâng cao công tác hòa giải
ở cơ sở theo hướng truyền thống và chuyên sâu, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt
ra.
- Việc củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động, phát huy vai trò
chủ động tham mưu của cán bộ Tư pháp các cấp trong quản lý nhà nước về
công tác hòa giải ở cơ sở có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả công tác này ở
địa phương; sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức đoàn thể ở địa phương trong quản lý công tác hòa giải ở cơ sở là
rất cần thiết, tạo nên sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị để
thực hiện tốt công tác này.
- Cần quan tâm củng cố và kiện toàn tổ chức Tổ hòa giải phù hợp với
đặc điểm dân cư, địa lý của địa phương; bố trí cơ cấu, thành phần Tổ hòa giải
hợp lý; quan tâm xây dựng đội ngũ hòa giải viên tâm huyết, nhiệt tình, trách
nhiệm, có uy tín, hiểu biết pháp luật, có khả năng vận động, thuyết phục quần
chúng.
- Để tăng cường hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở phải gắn công tác
hòa giải với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành
pháp luật của cán bộ, nhân dân.
- Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong công tác hòa giải có ý

nghĩa quyết định trong việc xây dựng công tác hòa giải thành một phong trào

GVHD: THs Trương Tấn Tài

15

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

quần chúng rộng lớn. Bản chất của Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân
dân; hòa giải ở cơ sở góp phần quan trọng dân chủ hóa đời sống của người dân
tại cộng đồng. Thông qua ý nghĩa mà công tác hòa giải mang lại cho xã hội,
một lần nữa khẳng định rõ hơn bài học về phát huy dân chủ ở cơ sở. Dân chủ ở
cơ sở vừa là mục tiêu, vừa là động lực của phát triển kinh tế - xã hội, phát huy
tốt dân chủ cơ sở sẽ tạo nên sự ổn định, đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho
phát triển (Báo cáo số 116/BC-BTP ngày 02/7/2012 của Bộ Tư Pháp).
2.5.4. Kinh nghiệm hòa giải qua một số tình huống điển hình trong
thực tế:
* Vụ, việc thứ 1: Chỉ vì sự cạnh tranh không lành mạnh
- Nội dung sự việc:
Nhà bà Lê Thị S và bà Nguyễn Thị N là hàng xóm liền kề nằm trên một
đường chính, tập trung đông dân cư của thành phố Lào Cai. Bà S kinh doanh
bún, cháo ăn sáng rất đông khách, bà N mở cửa hàng bán tạp hoá. Sau một
thời gian, bà N bán thêm bánh mì patê. Do vậy, khách ăn sáng đã chuyển một
phần sang ăn bánh mì patê ở quán bà N, ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của
bà S. Tức giận, bà thường xuyên đổ nước thải ra đường, chảy sang bên phía
nhà bà N, gây mất vệ sinh chung. Đôi khi, bà S còn có những lời lẽ bóng gió
không hay, gây nên mâu thuẫn giữa hai nhà.

- Quá trình hòa giải:
Nhận thấy sự việc trên nảy sinh ảnh hưởng tới tinh thần đoàn kết và nếp
sống văn hoá của khu dân cư, tổ hoà giải ở khu phố đã cử bác Hoàng Văn C,
cán bộ hoà giải có uy tín tới giải quyết vụ việc.
Nhận lời, bác C đã mời cán bộ phụ nữ phường tham gia hòa giải. Bác C
cùng với cán bộ phụ nữ phường xác định nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn
giữa bà N và bà S là do cạnh tranh trong kinh doanh dẫn đến việc đổ nước
thải, gây mất vệ sinh chung, vì vậy đã chủ động gặp gỡ riêng các bên để nắm
bắt tâm tư, nguyện vọng của từng người. Sau khi nghiên cứu Điều 50 Bộ luật
Dân sự năm 2005 về quyền tự do kinh doanh của cá nhân; Điều 37 Luật Bảo
vệ môi trường năm 2005 quy định bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, Bác C đã mời bà S và bà N, cán bộ phụ nữ phường cùng
tổ trưởng tổ dân phố mở cuộc họp tổ dân phố để phân tích, thuyết phục, lấy ý

GVHD: THs Trương Tấn Tài

16

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

kiến tập thể. Bác C đã phân tích cho hai bên biết hoạt động kinh doanh hợp
pháp của công dân được pháp luật bảo vệ và khuyến khích. Tuy nhiên, việc
kinh doanh đó cũng phải đảm bảo các tiêu chuẩn môi trường, không được gây
mất vệ sinh, ảnh hưởng tới đời sống chung và môi trường xung quanh. Do
vậy, bà S và bà N đều có quyền kinh doanh hợp pháp mà không ai có thể ngăn
cấm. Song hành vi gây mất vệ sinh như bà S đã làm là không đúng. Hàng
xóm láng giềng theo quan điểm truyền thống vẫn là “tối lửa tắt đèn có nhau”,

“bán anh em xa mua láng giềng gần”, nhưng hai bà đã không giúp đỡ nhau,
còn gây mâu thuẫn, mất đoàn kết cộng đồng. Tổ hòa giải đề nghị bà S chấm
dứt hành vi trên, bà N cũng không nên để tâm những chuyện xích mích đã xảy
ra, “chín bỏ làm mười” để cùng nhau xây dựng kinh doanh.
Hai gia đình đã vui vẻ nhận ra những điểm sai, chấm dứt mâu thuẫn,
thường xuyên hỏi thăm, giúp đỡ nhau trong những việc riêng, giữ gìn tình
nghĩa xóm giềng, ổn định trật tự khu phố.
* Vụ, việc thứ 2: Tình cảm gia đình đã được hàn gắn
- Nội dung sự việc:
Ông H có hai người con, người con lớn 22 tuổi đã có gia đình riêng, còn
người con thứ hai mới lên 9 tuổi. Vì biết mình bị bệnh nặng không thể qua
khỏi, ngày 20-12-2005, ông H ra Uỷ ban nhân dân xã lập di chúc để lại toàn
bộ tài sản là một căn nhà cho người con lớn, ông cho rằng người con thứ hai
còn nhỏ, nên không cho tài sản. Ngày 15-01-2006, ông H chết, người con lớn
có ý đuổi mẹ và em ra khỏi nhà. Bà L là vợ hợp pháp của ông H biết sự việc
ông lập di chúc cho người con lớn toàn bộ tài sản, nên bà làm đơn đề nghị tổ
hoà giải ở ấp can thiệp.

- Quá trình hòa giải:
Trong trường hợp này, cán bộ hoà giải đã gặp gỡ người con trai lớn của
ông H để phân tích cho cháu biết được tình cha con, mẹ con và tình anh em.
Việc cha chết sớm, người em còn nhỏ quá thiệt thòi về tình cảm và chưa thể
tự kiếm sống được, vẫn đang trong độ tuổi ăn học. Do đó, ông H có để lại di

GVHD: THs Trương Tấn Tài

17

Thực hiện: Phùng Minh Tấn



Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

chúc cho người con lớn toàn bộ khối tài sản của ông là quyền của người có di
sản trước khi chết.
Tuy nhiên, pháp luật cũng có quy định bảo hộ đối với những người được
hưởng di sản của người chết không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, như
là con dưới mười tám tuổi, con đến tuổi trưởng thành nhưng không có khả
năng lao động, vợ... Từ đó, người con lớn nên xem xét chia cho mẹ và em một
phần tài sản trong khối tài sản của cha để lại. Tại Điều 669 Bộ luật Dân sự
năm 2005 có quy định rất rõ những người thừa kế không phụ thuộc vào nội
dung di chúc: những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai
phần ba suất của một người được thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia
theo pháp luật, trong trường hợp họ không được lập di chúc cho hưởng di sản
hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là
những người từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ của
mình đối với người khác theo quy định tại điều 642 Bộ luật Dân sự năm 2005
hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo khoản 1 Điều 643
Bộ luật Dân sự năm 2005, gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con
đã thành niên mà không có khả năng lao động.
Với cách phân tích có sức thuyết phục dựa trên căn cứ pháp luật và đạo
lý của cán bộ hòa giải, người con lớn được cha mẹ cho học hết đại học, nên có
hiểu biết pháp luật, sớm nhận ra lỗi lầm và đã xin lỗi mẹ và em; đồng ý ký
biên bản tự nguyện giao lại nhà cho mẹ và em ở, không đòi chia bất kỳ phần
tài sản nào, qua đó, hàn gắn được tình cảm mẹ con ngày một tốt đẹp hơn, và
người anh thể hiện được trách nhiệm bù đắp về tinh thần và vật chất cho
người em.

* Vụ, việc thứ 3: Việc gia đình nhà chồng đòi lại tài sản đã cho khi
chồng chết

- Nội dung sự việc:
Chị L và anh H kết hôn với nhau từ năm 2000. Khi mới lấy nhau, anh chị
được bố mẹ chồng cho một ngôi nhà, sau đó đã sang tên trước bạ và làm sổ đỏ
mang tên anh chị. Thời kỳ đó, cả hai người cùng có công ăn việc làm ổn định,

GVHD: THs Trương Tấn Tài

18

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

cuộc sống sung túc. Thời gian trôi đi, những tưởng như thế là ổn định, thật
không may là chị L không có khả năng làm mẹ, song anh H vẫn yêu chị, tìm
đủ mọi biện pháp để chạy chữa, nhưng mong muốn của anh chị là vô vọng.
Trước sức ép của gia đình, anh H đã làm đơn ly hôn và chị L đồng ý ký vào
đơn, mặc dù chị vẫn còn thương anh ấy, đơn đã được gửi đến Tòa án nhân dân
thành phố đề nghị giải quyết. Trong thời gian thụ lý chờ giải quyết, không
may, anh H bị tai nạn giao thông chết. Từ hôm anh H chết đến nay mới được
hai tháng, ngày nào mẹ chồng là bà A và con dâu cũng lời qua tiếng lại, bà mẹ
chồng tuyên bố đòi lại ngôi nhà, trả cho chị H một khoản tiền bằng một phần
giá trị tài sản và yêu cầu chị H ra khỏi nhà, nhưng chị không nghe.
- Quá trình hòa giải:
Tổ hoà giải đã cử người đến để nắm tình hình, xác định nguyên nhân
mâu thuẫn, khuyên nhủ hai bên phải thực sự kiềm chế, không nên to tiếng,
nhất là khi chồng chị L vừa mới chết, đồng thời phân tích, kiên trì thuyết
phục. Đặc biệt, tổ hoà giải còn vận dụng những quy định của Bộ luật Dân sự
năm 2005 để giải thích cho các bên hiểu: theo quy định tại khoản 2 Điều 680

về chia thừa kế trong trường hợp vợ, chồng ly hôn mà chưa được Tòa án nhân
dân cho ly hôn bằng bản án quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật,
nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
Trong trường hợp này, chồng chị chết không để lại di chúc, nên việc chia
tài sản được chia theo pháp luật. Cụ thể là Điều 676 Bộ luật Dân sự năm 2005
về thừa kế theo quy định của pháp luật: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.
Như vậy, những người được hưởng thừa kế là cha đẻ, mẹ đẻ và vợ của anh H
và theo quy định của pháp luật thì mỗi người được hưởng phần di sản thừa kế
bằng nhau. Cũng theo quy định của pháp luật, thì mẹ chồng chị L là bà A
không có quyền đòi lại ngôi nhà mà bà đã cho và đã được sang tên trước bạ
mang tên anh H, chị L.
* Vụ, việc thứ 4: Gà cùng một mẹ
- Nội dung sự việc:
Các anh, chị em trong thân tộc cùng sống chung trên một thửa đất của
cha, mẹ (đều đã chết) đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

GVHD: THs Trương Tấn Tài

19

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

(chưa tách thửa) ở ấp Ba Se B, xã Trà Côn, huyện Trà Ôn. Trên thửa đất ấy có
một cây dầu (loại cây lâu ăm) rất to. Mỗi khi trời mưa, giông, một số hộ sợ
cây gãy, đổ sẽ gây ra tai nạn đáng tiếc, nên 5 anh em thống nhất đốn cây dầu
bán, chia tiền cho nhau. Còn lại 2 người nhất quyết không chịu đốn cây dầu,

nên xảy ra mâu thuẫn tranh chấp quyết liệt.
- Quá trình hòa giải:
Tổ hoà giải đã xác định nguyên nhân mâu thuẫn: do các anh em chưa
hiểu quy định của pháp luật về việc định đoạt tài sản chung. Trong khi 5
người thống nhất đốn cây dầu đem bán lấy tiền chia nhau, còn lại 2 người kia
không cho đốn cây thì không được chia tiền bán cây dầu.
Phân tích: 7 anh em trong gia đình chưa thật sự đoàn kết với nhau, cùng
sống chung trên một thửa đất của cha mẹ, nhưng không đồng lòng trong việc
giải quyết công việc. Năm người kia thống nhất bán cây chia nhau tiền nhưng
không chia cho hai người anh, em của mình là vi phạm quy định của pháp luật
dân sự.
Ngược lại, 2 người anh, em cũng chưa thấy nghĩa vụ của mình đối với tài
sản chung.
Tổ hoà giải giải thích cho các bên tranh chấp hiểu về pháp luật dân sự
quy định việc sở hữu chung, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt và chia tài sản
chung theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005.
Ngoài ra, tổ hòa giải còn nhờ những người lớn tuổi, có uy tín với gia
đình tác động để xây dựng tình thân tộc trong anh em họ, đồng thời vận động,
thuyết phục các bên tranh chấp cùng đi đến thống nhất chung.
Cách giải quyết: căn cứ theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 từ
Điều 220 đến Điều 224; căn cứ quy định của Luật đất đai năm 2003, dựa theo
phong tục, tập quán của địa phương, vận động, thuyết phục các anh em trong
dòng họ cùng nhau thống nhất: đốn cây dầu, bán lấy tiền chia đều cho anh em.
Nếu không đốn cây, khi có mưa to, gió lớn, cây gãy, đổ, chẳng may trúng một
người trong 7 anh em thì những người khác đều đau xót. Qua vận động, các
anh, em họ đã hiểu và thống nhất hoà giải thành.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

20


Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Chương 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

GVHD: THs Trương Tấn Tài

21

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

3.1.1. Thời gian: Nghiên cứu trong thời gian 06 tháng, bắt đầu từ
04/2013 đến 09/2013 kết thúc.
3.1.2. Địa điểm: Thực hiện nghiên cứu ở một số địa phương trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Long.
3.2. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
3.2.1. Đối tượng: Nghiên cưCông tác hòa giải ở cơ sở.
3.2.2. Khách thể nghiên cứu: Các Cơ quan Nhà nước quản lý về công
tác hòa giải cơ sở, những cá nhân phụ trách tổ chức hoạt động hòa giải ở cơ
sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
3.3. Phạm vi nghiên cứu:
Giới hạn nghiên cứu ở một số địa phương như: Thị xã Bình Minh,

Huyện Bình Tân, Huyện Mang Thít, Huyện Long Hồ,Huyện Vũng
Liêm,Huyện Tam Bình và Huyện Trà Ôn.
3.4. Phương pháp thu thập dữ liệu:
3.4.1. Tìm hiểu tình hình công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long trong thời gian qua:
- Sử dụng phương pháp: Phỏng vấn.
- Nội dung phỏng vấn:
+ Về hoạt động chỉ đạo và quản lý nhà nước về công tác hòa giải ở cơ
sở;
+ Về sự phối hợp giữa các cơ quan và các tổ chức trong công tác hòa giải
ở cơ sở;
+ Về mô hình tổ chức hòa giải và hòa giải viên ở cơ sở;
+ Về thực tiễn hoạt động hòa giải ở cơ sở trong thời gian qua.
- Mục đích phỏng vấn: Nhằm tìm hiểu tình hình triển khai tổ chức thực
hiện công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua.
- Đối tượng phỏng vấn: Lãnh đạo Sở Tư Pháp tỉnh Vĩnh Long.
- Thiết kế câu hỏi phỏng vấn: Số lượng gồm 06 câu.

GVHD: THs Trương Tấn Tài

22

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Câu 1: Ông/Bà có những đánh giá gì về công tác hòa giải ở cơ sở trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Long hiện nay?
Câu 2: Trong thời gian qua, Cơ quan ông/bà có những chỉ đạo và quản

lý gì trong công tác hòa giải, cụ thể ở một số lĩnh vực như: xây dựng, ban
hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn; bồi dưỡng kiến thức, nâng cao nghiệp vụ
cho những người làm công tác hòa giải; hoạt động kiểm tra, đôn đốc; tổ chức
sơ kết, tổng kết, thi đua, khen thưởng và đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất?
Câu 3: Ông/Bà cho biết, trong thời gian qua, sự phối hợp giữa cơ quan
Tư pháp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt
trận trong công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh như thế nào?
Câu 4: Mạng lưới hòa giải, số lượng Tổ hòa giải; số lượng và chất lượng
hòa giải viên hiện nay trên địa bàn tỉnh được đánh giá như thế nào?
Câu 5: Chất lượng và hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở trên địa bàn
tỉnh trong thời gian qua đạt được những kết quả ra sao?
Câu 6: Qua thực tiễn hoạt động chỉ đạo và quản lý về công tác hòa giải
ở cơ sở trên địa bàn tỉnh, ông/Bà có đánh giá gì về những ưu điểm và những
hạn chế, tồn tại trong công tác này. Xin ông/bà cho biết quan điểm của mình
trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động hòa giải ở cơ sở?
3.4.2. Phân tích và đánh giá công tác tổ chức và hoạt động hòa giải ở
cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long:
- Sử dụng phương pháp: Khảo sát
- Nội dung khảo sát: Tình hình công tác tổ chức và hoạt động hòa giải ở
cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Mục đích khảo sát: Nhằm đánh giá khách quan thực trạng công tác
hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua. Từ đó, rút ra được
những bài học kinh nghiệm và xây dựng những giải pháp để nâng cao hiệu
quả công tác hòa giải ở cơ sở trong thời gian tới.
- Đối tượng khảo sát: Tổ trưởng tổ hòa giải và một số hòa giải viên.
- Số lượng phiếu khảo sát: 360 phiếu

GVHD: THs Trương Tấn Tài

23


Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

- Phạm vi khảo sát: Giới hạn khảo sát ở 07 địa phương trên địa bàn tỉnh
Vĩnh Long gồm: Thị xã Bình Minh, Huyện Bình Tân, Huyện Mang Thít,
Huyện Long Hồ, Huyện Vũng Liêm, Huyện Tam Bình và Huyện Trà Ôn.
Trong đó:
+ 01 huyện chọn 04 xã/thị trấn;
+ 01 xã /thị trấn chọn 05 ấp/khóm;
+ 01 ấp/khóm (01 tổ hòa giải) khảo sát 01 tổ trưởng và 02 hòa giải viên.
- Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát:

PHIẾU KHẢO SÁT
TÌNH HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG HÒA GIẢI Ở CƠ SỞ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
Quý anh/chị vui lòng điền giúp chúng tôi bảng câu hỏi sau. Vì đây là
những thông tin cần thiết giúp chúng tôi nghiên cứu xây dựng những giải
pháp nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ cho công tác hòa giải ở cơ sở trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới.
1. Thông tin cá nhân:
- Giới tính:

 Nam

 Nữ

- Dân tộc:


 Kinh

 Khmer

 Hoa

- Độ tuổi:
 Từ 20 đến dưới 35

 Từ 46 đến 55

 Từ 36 đến 45

 Từ 55 trở lên

- Nghề nghiệp:
 Bí thư chi bộ

 Trưởng BND ấp/khóm

 Cán bộ Mặt trận

 Cán bộ tổ chức đoàn thể

 Cán bộ nghỉ hưu

 Nghề nghiệp khác:................

- Địa phương: Ấp:.................., Xã:......................, Huyện:....................


GVHD: THs Trương Tấn Tài

24

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


Công tác hòa giải ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

2. Ở địa phương anh/chị có thường xuyên xảy ra các vụ việc vi phạm
pháp luật và mâu thuẫn, tranh chấp hay không?
 Có

 Không

Nếu có, thì tình hình diễn ra như thế nào?
 Phức tạp

 Khá phức tạp

 Rất phức tạp

3. Chính quyền địa phương nơi anh/chị công tác có thường quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở
không?
 Có

 Không


4. Khi xảy ra các vụ việc vi phạm pháp luật và tranh chấp, người dân có
thường yêu cầu Tổ hòa giải ở địa phương giải quyết tranh chấp bằng hình
thức hòa giải không?
 Có

 Không

5. Khi tiến hành hòa giải, Tổ hòa giải có tuân thủ nguyên tắc, phạm vi,
phương thức và các bước tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về
hoạt động hòa giải ở cơ sở không?
 Có

 Không

6. Tổ hòa giải của anh/chị có thường phổ biến giáo dục pháp luật thông
qua hoạt động hòa giải ở cơ sở không?
 Có

 Không

Nếu có, thì thường phổ biến loại pháp luật nào? (có thể chọn nhiều
phương án).
 Pháp luật về dân sự

 Pháp luật về HN - GĐ

 Pháp luật về đất đai

 Pháp luật về xây dựng


 Loại pháp luật khác:.............................................................................
7. Tổ hòa giải ở địa phương của anh/chị có bao nhiêu thành viên?
 Dưới 5 thành viên  Dưới 9 thành viên  Trên 9 thành viên

GVHD: THs Trương Tấn Tài

25

Thực hiện: Phùng Minh Tấn


×