Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Biện pháp điệp ngữ trong thơ lưu quang vũ (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.26 KB, 93 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***

PHÙNG THỊ QUỲNH

BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG
THƠ LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

HÀ NỘI – 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
***

PHÙNG THỊ QUỲNH

BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ TRONG
THƠ LƯU QUANG VŨ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học

Người hướng dẫn khoa học

ThS. GVC LÊ KIM NHUNG


HÀ NỘI – 2017


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ tận tình và chu đáo của cô giáo hướng dẫn - Thạc sĩ Lê Kim Nhung cùng
với sự góp ý của thầy cô trong tổ Ngôn ngữ, cùng toàn thể các thầy cô trong
khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Khóa luận được hoàn
thành ngày 10 tháng 4 năm 2017.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là
cô giáo Lê Kim Nhung đã tạo điều kiện và giúp đỡ em hoàn thành khóa luận
này.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện

Phùng Thị Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ Lê Kim
Nhung. Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân
tôi. Những kết quả thu được là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề
án nghiên cứu nào.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2017
Người thực hiện

Phùng Thị Quỳnh



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. ................................................................................... 7
5. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 7
7. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 8
8. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN.................................................................... 9
1.1. Biện pháp điệp ngữ .................................................................................... 9
1.1.1. Định nghĩa. .............................................................................................. 9
1.1.2. Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt. ........................................................ 9
1.2. Thơ ........................................................................................................... 13
1.2.1. Khái niệm .............................................................................................. 13
1.2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ.................................................................. 13
1.3. Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ. ........................................................... 18
1.3.1. Cuộc đời sự nghiệp. .............................................................................. 18
1.3.2. Phong cách nghệ thuật. ......................................................................... 20
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ................................ 22
2.1. Bảng khảo sát thống kê. ........................................................................... 22
2.2. Nhận xét sơ bộ về việc sử dụng phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ.....
22
2.3. Phân loại phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ................................. 24
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA BIỆN PHÁP ĐIỆP NGỮ
TRONG THƠ LƯU QUANG VŨ................................................................ 32
3.1. Điệp ngữ có tác dụng nhấn mạnh đối tượng con người được phản ánh. ...
32
3.2. Điệp ngữ với tác dụng thể hiện thời gian và không gian nghệ thuật. ...... 36

3.2.1. Điệp ngữ với tác dụng thể hiện thời gian.............................................. 36


3.2.2. Điệp ngữ với tác dụng thể hiện không gian. ......................................... 39
3.3. Điệp ngữ với việc thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ riêng về cuộc đời,
về tình yêu của thi nhân. ................................................................................. 42
3.4. Điệp ngữ với việc thể hiện phong cách tác giả. ....................................... 48
3.4.1. Cái tôi trữ tình đắm đuối. ...................................................................... 48
3.4.2. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, giàu tính tạo hình và biểu cảm................. 52
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Khẳng định tầm quan trọng của những cách dùng ngôn ngữ nghệ
thuật độc đáo, sáng tạo, Đinh Trọng Lạc trong “99 phương tiện và biện pháp
tu từ tiếng Việt” đã viết: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ chính là các
phương tiện, biện pháp tu từ”. Trong quá trình nghiên cứu về ngữ âm và ngữ
pháp, biện pháp tu từ là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Thông qua
việc nghiên cứu các biện pháp tu từ thể hiện qua vỏ âm thanh và cấu trúc ngữ
pháp, chúng ta có thể thấy rõ sự linh hoạt trong việc sử dụng ngôn ngữ, thấy
rõ sự đa dạng trong cách diễn đạt, cảm nhận rõ vẻ đẹp của tiếng Việt. Từ đó,
người sử dụng ngôn ngữ có thể vận dụng vào việc phân tích và tạo lập văn
bản, tiếp nhận văn bản văn học một cách có hệ thống toàn vẹn và hoàn chỉnh
hơn ở nhiều góc độ khác nhau. Việc tìm hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp
điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ là việc làm có nhiều ý nghĩa giúp bồi
dưỡng thêm năng lực cảm thụ thi ca và giúp sinh viên chúng ta khám phá sự
kì diệu của ngôn ngữ thơ.
1.2. Với tư cách là một kịch gia, Lưu Quang Vũ đã khẳng định được vị

trí và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của mình trên “địa hạt sân khấu” hiện đại Việt
Nam. Anh để lại hơn 50 vở kịch và được đánh giá là “nhà viết kịch lớn nhất
thế kỉ này của Việt Nam” (thế kỉ XX - Phan Ngọc), là “Moliere ở Việt Nam”.
Song ít ai biết rằng thơ mới chính là tâm hồn, là miền sâu thẳm, là đời sống
của Lưu Quang Vũ. Thơ anh thể hiện khát vọng muốn bày tỏ tâm hồn mình
với thế giới xung quanh, được trao gửi và được dâng hiến. Vũ Quần Phương
một nhà thơ cùng thời với Lưu Quang Vũ cũng nói: “Có cảm giác anh viết
kịch để sống với mọi người và làm thơ để sống với riêng mình… Tôi thấy thơ
mới là nơi anh kí thác nhiều nhất và tôi tin nhiều bài thơ của anh sẽ thắng
được thời gian”. Với hành trình sáng tác hơn 20 năm, khoảng thời gian chưa

1


dài nhưng Lưu Quang Vũ thực sự đã là một thi sĩ tài năng, một cá tính thơ
độc đáo trong dòng thơ Việt Nam hiện đại nửa cuối thế kỷ XX. Như vậy, thơ
cũng là mảng sáng tác rất thành công, tạo nên phong cách thơ Lưu Quang Vũ.
Xuất phát từ những cơ sở lí luận và thực tế trên, chúng tôi nghiên cứu
đề tài: “Biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ”.
2. Lịch sử vấn đề
Biện pháp điệp ngữ được các nhà Phong cách học và Ngữ pháp văn bản
nghiên cứu từ lâu và được đề cập đến trong nhiều giáo trình ngôn ngữ. Phạm
vi nghiên cứu và mục dích nghiên cứu của từng giáo trình có khác nhau dẫn
đến những quan điểm khác nhau trong vấn đề này. Có thể điểm qua lịch sử
nghiên cứu vấn đề thông qua các công trình nghiên cứu của một số nhà Việt
ngữ học như sau:
2.1. Nghiên cứu điệp ngữ trong các giáo trình.

2.1.1. Nghiên cứu điệp ngữ từ góc nhìn của các nhà Phong cách học
tiếng Việt

Điệp ngữ được các nhà Phong cách học tiếng Việt chú ý đến từ rất
sớm. Trong “Giáo trình Việt ngữ”, tập III (Tu từ học), Đinh Trọng Lạc
(1964) đã phát hiện: “Trong giao tiếp không phải do cẩu thả mà chính do một
dụng ý, tác giả muốn nhấn mạnh vào những từ cần thiết, để cho tư tưởng, tình
cảm hiểu hiện trở lên mạnh mẽ, gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. Trong
trường hợp này, chúng ta có điệp ngữ” [5, 237 – 238]
Tác giả Đinh Trọng Lạc, trong giáo trình đã trình bày ông phân chia
thành 5 kiểu điệp ngữ cơ bản:
- Lặp lại ở đầu câu văn.
- Lặp lại ở cuối câu văn.
- Lặp lại ở giữa câu văn.
- Lặp vòng tròn.
- Lặp cách quãng.


Tác giả đã xếp điệp từ ngữ vào loại biện pháp tu từ cú pháp. Ông khẳng
định: những cách điệp ngữ là “những cách trùng lặp tiêu biểu nhất trong
phạm vi cú pháp” [5, 238]
Nhóm tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù Đình Tú và Nguyễn Thái
Hòa, 1982, đã cho rằng: “Điệp từ ngữ là một phương thức ngữ nghĩa, ở đây
người ta lặp lại có ý thức hai hay nhiều từ ngữ như nhau, những câu và đoạn
văn như nhau, cả các kiểu câu hay cách phô diễn như nhau”. [3, 168]
Ngoài việc nêu định nghĩa về biện pháp tu từ điệp ngữ, tập thể tác giả
trong cuốn sách “Phong cách học tiếng Việt” đã phân loại điệp ngữ thành
những kiểu chủ yếu sau:
- Điệp nối tiếp.
- Điệp cách quãng.
- Điệp vòng tròn.
- Điệp kiểu câu và điệp phô diễn.
Đến năm 1983, tác giả cù Đình Tú, trong cuốn “Phong cách học và

đặc điểm tu từ tiếng Việt” tiếp tục đề cập đến vấn đề điệp ngữ trong văn bản.
Cù Đình Tú chia điệp ngữ thành các kiểu:
- Điệp nối tiếp.
- Điệp cách quãng.
- Điệp kiểu câu.
Như vậy giữa Cù Đình Tú với các tác giả cuốn “Phong cách học tiếng
Việt”, (1982), có quan niệm khác nhau về kiểu điệp nối tiếp và điệp vòng
tròn. Ngoài hai kiểu điệp đã nêu trên, các kiểu: điệp cách quãng, điệp kiểu
câu, giữa ông nhà nhóm tác giả cuốn giáo trình “Phong cách học tiếng Việt”,
(1982) khá thống nhất.
Nhận ra những đóng góp và những hạn chế trong cách trình bày về điệp
ngữ của các tác giả trong hai cuốn giáo trình vừa nêu trên Đinh Trọng Lạc


(1997) đã đưa ra một định nghĩa về biện pháp tu từ này như sau: “Điệp ngữ là
biện pháp lặp lại một hay nhiều lần những từ, ngữ… nhằm mục đích mở rộng
nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc gợi ra những cảm xúc trong lòng người đọc,
người nghe”. [6, 280]
Do xác định điệp ngữ là sự lặp lại có mục đích tu từ các từ ngữ cho
nên, khác với tác giả hai cuốn giáo trình (1982), (1983) tác giả không coi kiểu
điệp ngữ là kiểu điệp câu, đoạn câu có tính phô diễn.

2.1.2. Nghiên cứu điệp ngữ dưới góc nhìn của một số nhà Ngữ pháp
học
văn
bản
Các nhà Ngữ pháp học văn bản đề cập đến phép lặp từ ngữ khi nghiên
cứu về liên kết văn bản. Đi theo hướng này, Trần Ngọc Thêm (1985) trong
“Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” cho rằng: “Dấu hiệu cho phép phân
biệt văn bản với phi văn bản chính là sự liên kết hình thức và nội dung của

các câu trong văn bản”.
Theo tác giả, điểm mới trong việc nghiên cứu văn bản là việc tìm hiểu
các phương thức liên kết câu trong văn bản. Ông đã chia các phương thức liên
kết thành ba nhóm:
- Các phương thức liên kết chung, dùng được cho cả ba loại câu: tự
nghĩa, hợp nghĩa, ngữ trực thuộc.
- Các phương thức liên kết hợp nghĩa, dùng cho loại câu hợp nghĩa và
ngữ trực thuộc.
- Các phương thức liên kết trực thuộc, chỉ dùng được cho loại nghĩa trự
thuộc.
Ở nhóm các phương thức liên kết chung, Trần Ngọc Thêm cho rằng:
“có năm phương thức liên kết là tài sản chung mà cả ba loại phát ngôn đều
có thể sử dụng được. Đó là: phép lặp (lặp từ vựng, lặp ngữ pháp, lặp ngữ
âm), phép đối, phép thế đồng nghĩa và phép tuyến tính”.


Tác giả đã đưa ra các tiêu chí để phân loại phép điệp từ vựng như sau:
- Căn cứ vào cách thức lặp của chủ tố và lặp tố, có thể chia lặp từ vựng
thành “lặp từ và lặp cụm từ”, đồng thời có thể chia lặp cụm từ thành “Lặp
hoàn toàn và lặp bộ phận”
- Căn cứ vào bản chất từ loại của chủ tố và lặp tố, có thể chia thành
“lặp cùng từ loại và lặp chuyển từ loại”.
- Căn cứ vào chức năng làm thành phát ngôn của chủ tố và lặp tố, có
thể chia thành “lặp cùng chức năng hoặc lặp chuyển chức năng”.
Cùng hướng nghiên cứu các phép liên kết câu trong văn bản, Diệp
Quang Ban (2005) trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt” đã đưa ra năm phép liên
kết cơ bản:
- Phép quy chiếu.
- Phép thế.
- Phép tỉnh lược.

- Phép nối.
- Phép liên kết từ vựng.
Trong đó, phép liên kết từ vựng gồm ba phép nhỏ: lặp từ ngữ dùng từ
đồng nghĩa, gần nghĩa và trái nghĩa, phối hợp từ ngữ.
Diệp Quang Ban cho rằng: “Lựa chọn những từ ngữ có quan hệ như thế
nào đó với những từ ngữ đã có trước, và trên cơ sở đó làm cho câu chứa từ
ngữ có trước với câu chứa từ ngữ mới được chọn này liên kết với nhau”.
[1,386]
Trong đó, phép từ ngữ là “Việc sử dụng trong câu những từ ngữ đã
được dùng ở câu trước theo kiểu nhắc lại y nguyên như vốn có, trên cơ sở đó
liên kết những câu chứa đựng chúng với nhau”. [1,386]
Trong cuốn giáo trình này, Diệp Quang Ban đã xác định mối quan hệ
giữa từ ngữ được lặp (vốn có trước) với những từ ngữ dùng để lặp (vốn có
sau) với những từ ngữ dùng để lặp (xuất hiện sau) theo hai hướng:


- Đồng nhất trong quy chiếu.
- Không đồng nhất trong quy chiếu.
* Như vậy: Tất cả những công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ
kể trên xét về phương diện lý luận đều là những thành tựu có giá trị trong
công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu tiếng Việt nói chung. Song, những
công trình nghiên cứu ấy còn nằm trên bình diện rộng. Nó chưa đi vào tìm
hiểu hết ý nghĩa và tác dụng của hiện tượng lặp và phép điệp ngữ ở từng tác
giả và tác phẩm cụ thể.
2.2. Việc nghiên cứu về phép điệp ngữ của sinh viên trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2
Gần đây, nghiên cứu phép điệp trong các văn bản nghệ thuật thu hút
nhiều sinh viên khi làm khóa luận tốt nghiệp. Có thể kể ra đây những đề tài
khóa luận và tác giả đã thực hiện đề tài đó:
-“Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Việt Nam hiện đại”,

Nguyễn Tố Tâm, sinh viên K24, Khoa Ngữ Văn_ 2002.
-“Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Nguyễn Bính”, Trần Thị
Thanh Bình, sinh viên K28, Khoa Ngữ Văn_ 2006.
-“Hiệu quả của phép lặp cú pháp trong một số văn bản chính luận”,
Đinh Thị Hồng Duyên, sinh viên K31, Khoa Ngữ Văn_ 2007.
-“Hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ lục bát hiện đại Đồng
Đức Bốn”, Trần Thị Minh Yến, sinh viên K31, Khoa Ngữ Văn_ 2009.
-“Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Ngô Văn Phú”,
Nguyễn Thị Hiền, sinh viên K32, Khoa Ngữ Văn.
- “Tìm hiểu hiệu quả tu từ của phép điệp trong các văn bản thơ thuộc
chương trình Tiếng Việt ở Tiểu hoc”, Lê Thị Thúy Ngân, sinh viên K34,
Khoa Giáo dục Tiểu học.
Nhìn chung, việc nghiên cứu về phép điệp ngữ trong thơ thu hút nhiều
bạn sinh viên khoa Ngữ Văn và khoa Giáo dục Tiểu học, trường Đại học Sư


phạm Hà Nội 2. Chúng ta thấy đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới vì đã
có nhiều người quan tâm nghiên cứu. Nhưng “Biện pháp điệp ngữ trong thơ
Lưu Quang Vũ” chắc chắn là một đề tài không cũ vì nó không trùng lặp với
bất kì đề tài nào.
3. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này tác giả khóa luận hướng đến một số mục đích:
- Góp phần khẳng định và củng cố một vấn đề lí thuyết thuộc lĩnh vực
Phong cách học.
- Góp phần sáng tỏ vào phong cách thơ Lưu Quang Vũ và chỉ ra những
đóng góp của tác giả đối với nền thơ ca Việt Nam hiện đại, thấy được hiệu
quả của biện pháp tu từ điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ.
- Góp phần phục vụ cho việc học tập và giảng dạy Ngữ văn trong nhà
trường.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tập hợp những vấn đề lý thuyết về phép tu từ điệp ngữ của các nhà
ngôn ngữ học để ta hiểu lịch sử vấn đề và xây dựng cơ sở lý luận cho việc tìm
hiểu hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ.
- Khảo sát, thống kê, phân loại, nhận xét các kiểu điệp từ ngữ trong thơ
Lưu Quang Vũ.
- Vận dụng những phương pháp phân tích phong cách học để phân tích
hiệu quả tu từ của phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ, đồng thời rút ra
những kết luận cần thiết.
5. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu
Quang Vũ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung khảo sát, thống kê việc sử dụng phép điệp ngữ
trong 129 bài thơ của Lưu Quang Vũ được in trong tập thơ “Gió và tình yêu
thổi trên đất nước tôi”, Nxb Hội nhà văn, Hà Nôi, năm 2010.


7. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê phân loại.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp hệ thống.
8. Bố cục khóa luận
Mở đầu
Nội dung
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Biện pháp điệp ngữ.
1.2. Thơ và đặc trưng ngôn ngữ thơ.
1.3. Vài nét về tác giả Lưu Quang Vũ.

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ
2.1. Bảng kết quả khảo sát thống kê.
2.2. Nhận xét sơ bộ về kết quả khảo sát thống kê.
2.3. Miêu tả phép điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ.
CHƯƠNG 3: HIỆU QUẢ TU TỪ CỦA PHÉP ĐIỆP NGỮ TRONG THƠ
LƯU QUANG VŨ
3.1. Điệp ngữ với tác dụng nhấn mạnh đối tượng con người được phản ánh.
3.2. Điệp ngữ với tác dụng thể hiện thời gian, không gian nghệ thuật.
3.3. Điệp ngữ với việc thể hiện những cảm nhận, suy nghĩ riêng về cuộc đời,
về tình yêu.
3.4. Điệp ngữ với việc thể hiện phong cách tác giả.
Kết luận


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Biện pháp điệp ngữ
1.1.1. Định nghĩa
Tác giả Đinh Trọng Lạc trong: “99 phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng
Việt”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1997, đã định nghĩa về biện pháp điệp ngữ:
“Điệp ngữ (còn gọi là lặp) là lặp lại những ý thức có từ ngữ nhằm mục
đích nhấn mạnh ý, mở rộng nghĩa, gây ấn tượng mạnh hoặc mở ra những xúc
cảm trong lòng người đọc người nghe”. [6, 93]
Từ định nghĩa trên, chúng tôi chú ý những đặc điểm cơ bản sau của
phép điệp từ ngữ:
- Đây là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa (còn gọi là một phép tu từ ngữ
nghĩa).
- Điệp từ ngữ được cá nhân có ý thức sử dụng lặp lại các phương tiện
ngôn ngữ (ngữ âm, từ ngữ hoặc câu) nhằm một múc đích tu từ - nghĩa là
nhằm diễn đạt sâu sắc, sinh động và độc đáo một nội dung tư tưởng, tình cảm

nhất định, trong hoàn cảnh giao tiếp nhất định; nhấn mạnh nội dung thông
báo, tạo nghĩa mới bất ngờ, tạo ra tính nhạc cho lời thơ, lời văn, đem lại giá trị
thẩm mĩ cho người đọc người nghe.
1.1.2. Các kiểu điệp ngữ trong tiếng Việt.
Kế thừa có bổ sung quan điểm phân loại và việc phân chia phép điệp từ
ngữ của Đinh Trọng Lạc (1997) chúng tôi chú ý đến những kiểu điệp sau:
1.1.2.1. Điệp ngữ nối tiếp
Điệp ngữ nối tiếp là dạng điệp, là cách cá nhân có ý thức sử dụng
những từ ngữ được lặp lại trực tiếp đứng bên nhau, nhằm tạo cho người đọc
những ấn tượng mới mẻ.
Ví dụ:


“Con chim chiền chiện
Bay vút, vút cao
Lòng đầy yêu mến
Khúc hát ngọt ngào”
(Con chim chiền chiện, Huy Cận)
1.1.2.2. Điệp ngữ cách quãng.
Điệp ngữ cách quãng là điệp ngữ trong đó những từ được lặp lại đứng
cách xa nhau hay giữa chúng có những từ ngữ đan được đan xen với những từ
khác nhằm mục đích tu từ.
Ví dụ 1:
“Bé học giỏi, bé nết na
Bé là cô Tấm, bé là con ngoan”
(Cô Tấm của mẹ, Lê Hồng Thiện)
Ví dụ 2:
“Chỉ mong người sống có tình
Cho sông hết lũ, cho mình vẫn ta
Cho sao thành dải ngân hà

Thương yêu chỉ biết thật thà thế thôi”
(Xéo gai anh chẳng sợ đau, Đồng Đức Bốn)
1.1.2.3. Điệp đầu
Điệp đầu là dạng điệp trong đó từ được lặp lại đứng ở đầu câu.
Ví dụ:
“Em lo gì trời gió
Em sợ gì trời mưa
Em buồn gì mùa hạ
Em tiếc gì mùa thu”
(Thoi tơ, Nguyễn Bính)

10


1.1.2.4. Điêp đầu - cuối
Điệp đầu - cuối là kiểu điệp trong đó các từ đứng ở đầu và cuối câu thơ,
đoạn thơ hoặc bài thơ được lặp lại.
Ví dụ 1:
“Đảo không phải là thuyền
Sao neo hoài giữa biển

Tôi là đảo ngoài khơi
Em là thuyền của đảo”
(Đảo, Ngô Văn Phú)
Ví dụ 2:
“Em đừng khóc nữa em ơi
Dẫu sao thì sự đã rồi nghe em!”
(Lỡ bước sang ngang, Nguyễn Bính)
1.1.2.5. Điệp cuối - đầu
Điệp cuối - đầu là phép điêp trong đó các từ được lặp lại nằm ở cuối

câu trước và đầu câu sau.
Ví dụ:
“Đường thì dài, hố xẻ chưa sâu
Chưa sâu thì cuốc cho sâu

Ớ anh, ớ chị nhanh tay
Nhanh tay ta cuốc, chôn thây quân thù.”
(Phá đường, Tố Hữu)
1.1.2.6. Điệp theo kiểu diễn đạt
Điệp theo kiểu diễn đạt là kiểu điệp nhằm diễn tả một dụng ý nào đó
của tác giả.


Ví dụ:
“Thân em như thể xuyến vàng
Thân anh như manh chiếu rách bạn hàng bỏ quên
Thân em như hột gạo lắc trên sàng
Thân anh như hột lúa lép giữa đàng gà bươi”
(Ca dao)
1.1.2.7. Điệp vòng tròn
Điệp vòng tròn là một dạng điệp ngữ, trong đó chữ cuối của câu trước
được lặp lại thành chữ ở đầu câu sau, và cứ thế làm cho câu văn doạn thơ bài
thơ có giá trị tu từ.
Ví dụ 1:
“Chim ri là dì sáo sậu
Sáo sậu là cậu sáo đen
Sáo đen là em tu hú
Tu hú là chú bồ các
Bồ các là bác chim ri.”
(Đồng dao)

Ví dụ 2:
“Thu về gọi gió heo may
Heo may lá đã vàng cây ngô đồng
Ngô đồng thả lá theo sông
Sông ơi, có thấp thỏm mong thu về.”
(Biến tấu ca dao, Đỗ Bạch Mai)
1.1.2.8. Điệp hỗn hợp
Điệp hỗn hợp là dạng điệp trong đó sử dụng nhiều loại nhiều cách điệp
khác nhau trong cùng một đoạn văn bản.
Ví dụ:


“Ta thường nhặt nắng trong mưa
Nhặt sương trong đám cỏ thưa mé đồi
Ta thường ngóng gió trông trời
Trông mây trông núi, trông người phương xa
Nhớ thương là của người ta
Mà ta tóc bạc vẫn ra ngóng mình”
(Nhặt nắng trong mưa, Ngô Văn Phú)
1.1.3. Giá trị tu từ của phép điệp ngữ
Nhờ có phép điệp ngữ, câu văn, câu thơ tăng thêm tính nhạc, nhấn mạnh
ý nghĩa tình cảm, cảm xúc. Đồng thời cũng gây ra một phản ứng trực tiếp
mang sắc thái biểu cảm ở phía người nghe hoặc người đọc khi người viết hoặc
người nói nói ra.
Như vậy, cơ sở lý luận của biện pháp tu từ là một trong những tiền đề lý
luận quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu “Điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ”.
1.2. Thơ
1.2.1. Khái niệm
Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa về thơ, theo chúng tôi cách định
nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong

cuốn “Từ điển Thuật ngữ văn học” có thể xem là chung nhất, khái quát nhất
cho tất cả những quan niệm đã nêu trên: “Thơ là hình thức sáng tác văn học
phản ánh cuộc sống thể hiện tâm trạng, những cảm xúc mạnh mẽ, bằng ngôn
ngữ hàm súc, giàu hình ảnh và có nhịp điệu” [11,210]
1.2.2. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
1.2.2.1. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ giàu nhạc tính.
Nhạc tính của ngôn ngữ thơ được tạo ra bởi những âm thanh luyến láy,
những từ ngữ trùng điệp, sự phối hợp uyển chuyển giữa các thanh bằng trắc,
cách ngắt nhịp linh hoat… Bằng những điều đó mà người nghệ sĩ tạo dựng


lên được những câu thơ, những hình tượng thơ giàu sức truyền cảm lớn, tạo
nên những cung bậc tình cảm tinh tế nơi người đọc.
Theo các nhà nghiên cứu, nhạc tính trong thơ được thể hiện ra ở ba mặt
cơ bản. Đó là: sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp:
Sự cân đối là sự tương xứng hài hoà giữa các dòng thơ. Sự hài hoà đó
có thể là hình ảnh, là âm thanh, chẳng hạn:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi”
(Vội vàng, Xuân Diệu)
Sự trầm bổng của ngôn ngữ thơ thể hiện ở cách hoà âm, ở sự thay đổi
độ cao giữa hai nhóm thanh điệu.
“Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Tất cả những khó khăn gian khổ của người lính Tây Tiến được vơi đi
bởi câu thơ toàn vần bằng “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
Sự trùng điệp của ngôn ngữ thơ thể hiện ở sự dùng vần, điệp từ, ngữ và
điệp cú. Chúng có tác dụng như một phương tiện kết dính các dòng thơ lại với

nhau thành một đơn vị thống nhất, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho trí nhớ vừa
tạo nên vẻ đẹp trùng điệp cho ngôn ngữ thơ:
“Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống
Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan
Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn
Nước non rả rích giọt đàn mưa xuân”.
(Tiếng đàn mưa, Bích Khê)
Các điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc ở đây vừa diễn tả được hình ảnh
cơn mưa của đất trời vừa tạo nên một ấn tượng vương vấn không dứt trong
lòng người.


Như vậy, thế giới nội tâm của nhà thơ không chỉ biểu hiện bằng ý nghĩa
của từ ngữ mà còn bằng cả âm thanh, nhịp điệu của từ ngữ ấy. Nhạc
điệu trong thơ là một đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ thơ.
1.2.2.2. Ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ hàm súc
Nói như nhà thơ Ôgiêlốp: Bài thơ là một lượng thông tin lớn nhất trong
một diện tích ngôn ngữ nhỏ nhất”. Có nghĩa là người nghệ sĩ phải biết lựa
chọn những từ ngữ thật hàm súc, ngắn gọn mạ lại chứa đựng được lượng
thông tn mà mình muốn truyền tải thể hiện trên khuôn khổ chật hẹp của
trang giấy.
Tính hàm súc được hiểu là khả năng của ngôn ngữ có thể miêu tả mọi
hiện tượng của cuộc sống một cách cô đọng, ít lời mà nói được nhiều ý, ý tại
ngôn ngoại. Đây chính là cách dùng từ sao cho đắt nhất, có giá trị biểu hiện
cao nhất kiểu như Nguyễn Du đã “giết chết” các nhân vật Mã Giám Sinh, Sở
Khanh, Hồ Tôn Hiến, mỗi tên chỉ bằng một từ: cái vô học của Mã Giám Sinh:
“Ghế trên ngồi tót sỗ sàng” ; cái gian manh của Sở Khanh: “Rẽ song đã thấy
Sở Khanh lẻ n vào”; cái tầm thường ti tiện của Hồ Tôn Hiến: “Lạ cho mặt
sắt cũng ngây vì tình”.
Định lượng số tiếng trong thơ cũng là tiền đề tạo ra sự xuất hiện

với một mật độ dày đặc các phương tiện nghệ thuật trong thơ so với văn
xuôi. Nhiều lúc, trong một bài thơ, có thể thấy xuất hiện cùng một lúc các
phương tện tu từ khác nhau, như ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, tượng trưng,
điệp từ, điệp ngữ. Bài ca dao trữ tnh sau đây là một ví dụ:
“Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Đèn thương nhơ ai


Mà đèn không
tắt


Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Lo vì một nỗi không yên một bề”.
Bài ca dao có số lượng từ không nhiều nhưng bằng các biện pháp tu từ
đã thể hiện được tâm trạng khắc khoải nhớ mong của người con gái
dường như còn vang mãi, dư âm đến tận bây giờ và cả mai sau, không chỉ
của một người mà của nhiều người.
Để đạt được tnh hàm súc cao nhất, có thể biểu hiện được cái vô
hạn của cuộc sống trong những cái hữu hạn của các đơn vị ngôn ngữ, thơ ca
phải tính đến những kiểu tổ chức đặc biệt. Dưới áp lực của cấu trúc ngôn
ngữ khác thường này, ngữ nghĩa của từ trong thơ không dừng lại ở nghĩa
gốc, nghĩa đen, nghĩa trong từ điển mà phong phú, sâu sắc, tnh tế hơn. Câu
thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ: “Em đã lấy tình yêu của mình thắp lên ngọn lửa”
thì sự kết hợp bất thường về nghĩa đã mở ra những liên tưởng hết sức thú

vị. Trong đời thường, khi nói đến việc “thắp lửa”, người ta một là nghĩ
đến phương tiện như: cái bật lửa, que diêm... hai là nguyên liệu như: dầu
hoả, dầu dừa... Ở đây, nhà thơ lại thay nó bằng một “chất liệu” rất trừu
tượng thuộc lĩnh vực tinh thần. Và trong quan hệ với cái chất liệu trừu
tượng đó, nghĩa bề mặt của "ngọn lửa" bị mờ đi, mở ra những nghĩa
mới. Đó là: chân lý, niềm tn, lý tưởng cuộc đời...
1.2.2.3. Ngôn ngữ thơ có tính truyền cảm
Ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương phải biểu hiện được cảm xúc
của tác giả và phải truyền được cảm xúc của tác giả đến người đọc, khơi dậy
trong lòng người đọc những cảm xúc thẩm mĩ. Tuy nhiên, do đặc trưng của
thơ là tếng nói trực tiếp của tnh cảm, trái tim nên ngôn ngữ thơ ca có tác
dụng gợi cảm đặc biệt:


Ngôn ngữ thơ không bao giờ là ngôn ngữ chú trọng miêu tả cái khách
quan như ngôn ngữ trong tác phẩm tự sự. Nếu nhà văn dùng ngôn ngữ để
thuyết minh, miêu tả, nhắn nhủ, giải thích... thì nhà thơ dùng ngôn ngữ để
truyền cảm. Khi Quang Dũng viết:
“Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có nhớ dáng người trên độc mộc
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”.
Quang Dũng không có ý hỏi ai lên Châu Mộc trong buổi chiều sương
nào đó có nhìn thấy phong cảnh hữu tnh không mà tác giả khơi trong ta nỗi
nhớ thương mất mát, nuối tiếc ngậm ngùi, những ngày tháng, những kỷ niệm,
những ảo ảnh đã tan biến trong đời... Quang Dũng gợi trong ta một trạng thái
bằng cách hồi sinh những gì đã mất, đồng thời phản ánh tâm trạng của chính
mình.
1.2.2.4. Ngôn ngữ thơ có tính nhảy vọt, gián đoạn.
Đặc trưng này nói đến sự khác biệt căn bản giữa văn xuôi và thơ ca ở

chỗ: thơ ca không có tính liên tục và tính phân tích như văn xuôi. Thơ ca là
mạch cảm xúc tuôn trào của người nghệ sĩ cho nên cái mạch nguồn cảm
xúc đó đã chi phối mạnh mẽ đến việc đọc vận dụng trí liên tưởng và tưởng
tượng, những sự suy ngẫm lý giải của mình để lấp đầy.
Tóm lại, thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi của sáng tạo
văn học nghệ thuật. Vì vậy, ngôn ngữ thơ là ngôn ngữ mang tính nghệ thuật;
ngôn ngữ thơ trước hết mang đầy đủ những thuộc tính của ngôn ngữ văn
học, đó là: tính chính xác, tính hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính
biểu cảm... Tuy nhiên, ở mỗi loại tác phẩm khác nhau, những đặc điểm ấy lại
biểu hiện dưới những sắc thái và mức độ khác nhau. Đồng thời, mỗi loại tác
phẩm lại có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. Do vậy trong quá trình tm hiểu


“Hiệu quả tu từ của biện pháp điệp ngữ trong thơ Lưu Quang Vũ” chúng ta
phải dựa


×