Tải bản đầy đủ (.doc) (91 trang)

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu loài trà hoa vàng (camellia chrysantha) tại vườn thực nghiệm khoa sinh KTNN, trường đại học sư phạm hà nội 2 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 91 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH KTNN
===o0o===

PHẠM THỊ
TUYẾT

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH
THÁI
VÀ CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA CHRYSANTHA) TẠI VƯỜN THỰC
NGHIỆM KHOA SINH - KTNN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM
HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Sinh thái
học


HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH KTNN
===o0o===

PHẠM THỊ
TUYẾT


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI VÀ
CẤU TẠO GIẢI PHẪU LOÀI TRÀ HOA VÀNG
(CAMELLIA CHRYSANTHA) TẠI VƯỜN THỰC
NGHIỆM KHOA SINH – KTNN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ
PHẠM
HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC

Chuyên ngành: Sinh thái
học

Người hướng dẫn khoa học:
TS. Đỗ Thị Lan Hương


HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Khóa luận được hoàn thành, bên cạnh sự cố gắng học hỏi, cầu thị của
bản thân trong suốt bốn năm học vừa qua, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô TS. Đỗ Thị Lan Hương đã tận tình giúp đỡ, truyền đạt cả về
kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng… trong quá trình nghiên cứu để tôi hoàn
thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Hà Minh Tâm cũng các thầy cô giáo
trong tổ thực vật, khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề tài và hoàn thiện khóa
luận.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn
chế nên tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn
sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm
2017
Sinh viên

Phạm Thị Tuyết


LỜI CAM
ĐOAN
Đề tài: “BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI
VÀ CẤU

TẠO

GIẢI

PHẪU

LOÀI

TRÀ

HOA


VÀNG

(CAMELLIA CHRYSANTHA) TẠI VƯỜN THỰC NGHIỆM KHOA
SINH - KTNN, TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2” được
hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Đỗ Thị Lan Hương và sự cố
gắng của bản thân. Tôi xin cam đoan những kết quả trong khóa luận là
kết quả nghiên cứu của bản thân không trùng với kết quả nghiên cứu của
tác giả khác. Nếu có gì sai sót tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận, tôi đã kế thừa
thành tựu của các nhà khoa học với sự trân trọng và biết ơn!
Hà Nội, ngày 03 tháng 05 năm
2017
Sinh viên

Phạm Thị Tuyết


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................
1
1. Lí do chọn đề tài.....................................................................................
1
2. Mục đích nghiên
cứu............................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu.
.............................................................................. 2
4. Ý nghĩa của đề tài. ..................................................................................
2
5. Bố cục khóa luận. ...................................................................................
3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU...........................................................
4
1.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới.
........................... 4
1.2. Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật ở Việt Nam.
............................. 6
1.3. Những nghiên cứu về loài cây Trà hoa vàng.
......................................... 8
1.3.1. Trên thế giới......................................................................................
8
1.3.2. Ở Việt Nam.......................................................................................
9
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..................11
2.1. Thời gian nghiên
cứu...........................................................................12
2.2. Địa điểm nghiên cứu.
..........................................................................12
2.2.1. Vị trí địa lí.
......................................................................................12
2.2.2. Địa hình.
..........................................................................................12


2.2.3. Khí hậu.
...........................................................................................12
2.3. Đối tượng nghiên
cứu..........................................................................13
2.4. Phương pháp nghiên cứu.
....................................................................13

2.4.1. Nghiên cứu ngoài thực địa.
...............................................................13
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.
.............................14
2.4.3 Phương pháp kế
thừa.........................................................................15
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
.......................................................16
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng của loài
Trà hoa
vàng....................................................................................................16


3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ loài Trà hoa vàng.
......16
3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu thân loài Trà hoa vàng
..........21
3.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá loài Trà hoa
vàng........28
3.2. Đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa và quả) loài Trà hoa
vàng......33
3.2.1. Hình thái của hoa loài Trà hoa vàng
..................................................33
3.2.2. Hình thái của quả loài Trà hoa vàng
..................................................34
3.3. Giá trị tài nguyên của loài Trà hoa vàng.
..............................................35
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
........................................................................42
1. Kết luận.

................................................................................................42
2. Đề
nghị..................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
..........................................................................44


DANH MỤC CÁC HÌNH
ẢNH
Hình 3. 1: Hình thái rễ Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)
............................16
Hình 3. 2: Lát cắt ngang rễ cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T
Tuyết)................17
Hình 3. 3. Một phần cấu tạo rễ sơ cấp Trà hoa vàng (Nguồn: P.T
Tuyết)......18
Hình 3. 4: Cấu tạo thứ cấp cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)
................19
Hình 3. 5: Một phần cấu tạo thứ cấp cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết).
19
Hình 3. 6: Một phần cấu tạo trụ giữa rễ Trà hoa vàng (Nguồn: P.T
Tuyết)....20
Hình 3. 7: Thân cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết).
...............................21
Hình 3. 8: Một phần cấu tạo thân sơ cấp cây Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T
Tuyết)...................................................................22
Hì nh 3. 9: Một phần c ấu tạo trụ giữa thân c ây Trà hoa vàng
(Nguồn : P.T Tuyết)
............................... ................................ ...24
Hì nh 3. 10: Lát c ắt ngang vết lá c ây Trà hoa vàng ( Nguồn : P.T

Tuyết) .........24
Hình 3. 11: Một phần vết lá Trà Hoa Vàng (Nguồn: P.T
Tuyết)...................24
Hì nh 3. 12: Một phần c ấu tạo thân thứ cấp Trà hoa vàng
(Nguồn : P.T
Tuyết). ............................... ................................ ...25
Hình 3. 13: Một phần cấu tạo thân cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)....
25
Hình 3.14: Một phần cấu tạo trụ giữa thân cây Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T
Tuyết)...................................................................26


Hình 3. 15: Hình thái lá cây Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)
....................28
Hình 3. 16: Cấu tạo cuống lá Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết).
..................29
Hình 3. 17: Một phần cấu tạo cuống lá Trà hoa vàng (Nguồn: P.T Tuyết)
....29
Hì nh 3. 18: Một phần c ấu tạo phiến lá c ây Trà hoa vàng
(Nguồn : P.T
Tuyết) ............................... ................................ ....30
Hình 3.19: Cấu tạo biểu bì mặt dưới phiến lá Trà hoa vàng
(Nguồn: P.T
Tuyết)...................................................................30


Hì nh 3. 20: Cấu tạo gân chí nh lá Trà hoa vàng (Nguồn : P.T
Tuyết)..............32
Hình 3. 21: Một phần cấu tạo gân chính lá Trà hoa vàng

(Nguồn: P.T
Tuyết)...................................................................32
Hì nh 3. 22: Một phần c ấu tạo gân c hí nh lá Trà hoa vàng
(Nguồn : P.T
Tuyết). ............................... ................................ ...33
Hình 3. 23: Nụ và hoa cây Trà hoa vàng (Nguồn internet)
...........................33
Hình 3.24: Hình thái quả cây Trà hoa vàng (Nguồn internet).
......................34


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TN

: Thí nghiệm.

CNM

: Cây ngập mặn.

P.T Tuyết

: Phạm Thị

Tuyết.


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề
tài

Ngày nay, công nghệ hiện đại ngày càng phát triển chất lượng
cuộc sống cũng tăng do đó nhu cầu sử dụng của con người cao hơn. Do
đó nhu cầu sử dụng thuốc bằng các cây thảo dược ngày càng nhiều.
Nước ta có 54 dân tộc anh em sống trên mọi miền của Tổ quốc, ở mỗi
nơi người dân đều có những tri thức bài thuốc sử dụng thuốc khác nhau,
tiềm ẩn của nhiều cây thuốc quý mà chúng ta chưa biết đến. Số lượng
cây thuốc được phát hiện và nghiên cứu ngày càng nhiều, làm phong
phú nguồn dược liệu của nền y học cổ truyền dân tộc. Phần lớn các
cây thuốc đã được nghiên cứu thỏa đáng đáp ứng nhu cầu cung cấp
nguồn dược liệu phục vụ cho việc chữa bệnh của con người.
Trà hoa vàng (Camellia chrysantha), họ Chè (Theaceae), thuộc
chi Camellia là một trong những loài cây được dùng làm thuốc trong dân
gian từ rất lâu. Trà hoa vàng là thực vật chứa thành phần dinh dưỡng cao
nhất trong tự nhiên. Ngoài tác dụng làm cảnh, cải thiện môi trường nó
còn có giá trị dược liệu rất quý. Trà hoa vàng được sử dụng như một
loài cây cảnh quan, các ứng dụng khác sử dụng các chất dinh dưỡng trong
lá, hoa còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm tiểu đường, hạ cholestrol, hạ
mỡ máu, chống u bướu, tăng cường miễn dịch chưa được khai thác do còn
hạn chế về nguồn giống.
Gần đây Trà hoa vàng đã được sự chú ý của một số nhà khoa học
và nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh. Theo tiến sĩ John Welsburger thành viên cao cấp của tổ chức sức khỏe Hoa kỳ phát biểu “Dường như
những thành phần chứa trong trà có khả năng làm giảm nguy cơ một số
bệnh mãn tính như đột quỵ, trụy tim, ung thư” [22].
Hiện nay, Trà hoa vàng đang bị đe dọa nghiêm trọng do việc chặt
phá rừng bừa bãi và việc sử dụng tài nguyên, nếu không có kế hoạch
1


bảo vệ và đầu tư hợp lí thì chúng ta sẽ mất đi nguồn tài nguyên quý hiếm
này.


2


Do nhu cầu sử dụng cây Trà hoa vàng ngày càng cao nên ở một số
vùng người dân đã tiến hành ươm trồng cây thuốc này theo kinh nghiệm
chăm bón và nhân giống trong dân gian, chất lượng và năng suất thu
hoạch cây Trà hoa vàng không cao.
Loài Trà hoa vàng đã được biết đến từ rất lâu. Tuy nhiên nghiên cứu
cả hình thái và giải phẫu thì chưa có nhiều. Để giúp cho những người
quan tâm đến Trà hoa vàng phân biệt chính xác loài này, chúng tôi đã
tiến hành nghiên cứu đề tài

“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình

thái và cấu tạo giải phẫu loài Trà hoa vàng (Camellia chrysantha)
tại vườn thực nghiệm Khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội 2”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Mô tả đặc điểm hình thái loài Trà hoa vàng.
- Mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu của cơ quan sinh dưỡng (rễ,
thân, lá) loài Trà hoa vàng.
- Mô tả đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa và quả) loài Trà
hoa vàng.
- Trình bày giá trị sinh học của loài Trà hoa vàng.
3. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu các đặc điểm hình thái của loài Trà hoa vàng.
- Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo giải phẫu rễ, thân và lá loài Trà hoa
vàng.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thái cơ quan sinh sản (hoa và quả) loài

Trà hoa vàng.
- Nghiên cứu giá trị sinh học của loài Trà hoa vàng.
4. Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:


Bổ sung kiến thức về đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu và giá trị
sinh học của Trà hoa vàng. Cung cấp cho sinh viên và những người quan
tâm một


thông tin chính xác để tham khảo.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả của đề tài làm phong phú thêm dẫn liệu về hình thái, giải
phẫu để nhận biết loài, thích nghi với bộ môn: “Hình thái và giải phẫu
học, Phân loại thực vật, Sinh thái học….”. Phục vụ trực tiếp cho ngành y,
dược, sản xuất và có giá trị kinh tế.
5. Bố cục khóa luận
Phần mở đầu: gồm 3 trang, từ trang 1đến trang 3.
Chương 1: Tổng quan về tài liệu gồm 8 trang, từ trang 4 đến trang 11.
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: từ trang 12 đến
trang
15, gồm 4 trang.
Chương 3: Kết quả và bàn luận gồm: từ trang 16 đến trang
41. Kết luận và kiến nghị: gồm 2 trang từ trang 42 đến
trang 43. Tài liệu tham khảo: từ trang 44 đến trang 45.


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nghiên cứu hình thái, giải phẫu thực vật trên thế giới

Thực vật là một trong nhưng môn khoa học sinh học được rất nhiều
tác giả quan tâm và đi sâu vào nghiên cứu ngay từ ban đầu. Trong đó
khoa học nghiên cứu hình thái, giải phẫu học được phát triển tương đối
sớm và đóng vai trò quan trọng. Cách đây 3000 năm các sách cổ của
Trung Quốc như “Kinh thi” đã mô tả hình thái và giai đoạn sống của
nhiều loài cây. Thế kỉ XI trước Công nguyên một pho sách cổ Ấn Độ
“Su-sco- ru- ta”đã mô tả hình thái 760 loài thuốc. Đến thế kỉ thứ III và
VI trước Công nguyên mới bắt đầu có những hiểu biết có tính hệ thống về
thế giới thực vật [16].
Thời kỳ Phục Hưng, những nghiên cứu về thực vật ngày càng được
tăng lên. Tuy nhiên những nghiên cứu về thực vật của các nhà khoa học
chỉ dựa vào đặc điểm hình thái của cây.
Đặc biệt với sự phát minh kính hiển vi của Robert Hook người ta
quan sát được cấu tạo bên trong của thực vật điều mà trước đó người ta
không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Cũng từ đây đã mở ra nhiều
hướng mới trong nghiên cứu về thực vật và đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu hình thái giải phẫu học có giá trị ra đời.
Vào năm 1672 Grew đã sáng lập ra môn Giải phẫu thực vật và cùng
với Malpighi xuất bản quyền Giải phẫu thực vật. J.P.de Tournefort đã
dựa vào đặc điểm của tràng hoa, chia thành ba nhóm thực vật: cánh
rời, cánh liền, không cánh. Trong khi John Jay đã dựa vào cấu tạo của
phôi, đặt cách phân chia của thực vật thành Một lá mầm và Hai lá mầm.
Lineaus đã đưa khái niệm về biến thái hình thái khi xem xét về
nguồn gốc của hoa lá, chồi của thực vật. Dựa vào đó nhà tự nhiên học
người Đức Goeth đã nâng lên thành học thuyết biến thái trong công trình
“Thử giải thích hiện tượng biến thái thực vật”. Theo ông, sự thích nghi
của thực vật với sự tác động của môi trường dẫn đến biến thái.


Giữa thế kỉ XIX công trình nghiên cứu về thực vật có hạt

của Hoffmeister đã xóa bỏ được ngăn cách giữa thực vật Hạt trần và Hạt
kín. Ông cũng đã xác định quy luật chung cho thực vật trong chu trình
sống dưới sự xen kẽ thế hệ giữa sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính góp
phần quan trọng trong việc giải thích sự tiến hóa của giới thực vật.
Năm 1784, Svendener đã chú ý đến việc áp dụng chức năng sinh lý
khi nghiên cứu giải phẫu thực vật. Năm 1884, Hanberclan đã phát
triển hướng nghiên cứu này trong tác phẩm “Giải phẫu sinh lý thực vật”.
Năm 1887, De Barry cho xuất bản tác phẩm “Giải phẫu so sánh các
cơ quan dinh dưỡng” trong đó mô tả các loại mô của cơ thể thực vật.
Cách phân loại mô cong mang tính nhân tạo nhưng cũng đánh dấu một
bước tiến bộ trong việc nghiên cứu cấu trúc của cơ thể thực vật.
Cuối thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX, việc nghiên cứu về tế bào đã
được phát triển mạnh mẽ, Tchiliacov đã phát hiện ra sự phân chia gián
tiếp của tế bào và sau đó Gherasimov tìm được vai trò của tế bào. Năm
1898, Navasin đã phát hiện ra quá trình thụ tinh kép ở thực vật hạt kín.
Nhờ sự phát minh ra kính hiển vi điện tử người ta đã nghiên cứu được
cấu trúc siêu hiển vi của tế bào và đã tách việc nghiên cứu về tế bào
thành một môn khoa học mới là tế bào học.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà sinh vật học Malpigi
(người Ý) và Grew (người Anh) đã công bố công trình nghiên cứu mang
tên “Giải phẫu thực vật” được xem là mở đầu cho khoa học giải phẫu
hiện nay.
Vào nửa sau của thế kỉ XX việc nghiên cứu hình thái giải phẫu thực
vật học càng được đẩy mạnh và được áp dụng cho các ngành khác như
phân loại, sinh lý, sinh thái học thực vật. Các kết của nghiên cứu này được
tập hợp trong một số sách về giải phẫu thực vật của nhiều tác giả như
“Giải phẫu các họ cây Hai lá mầm và Một lá mầm” (1950, 1960,
1961) của C.R. Metcalefe và L.Chalk, “Giải phẫu thực vật của Esau”…



Càng về sau này các tác giả càng đi sâu vào mô tả thành phần, cấu
tạo chi tiết các cơ quan sinh dưỡng của cây. Takhtajan (1971) đã hệ
thống hóa nguồn gốc, sự tiến hóa của các cơ quan, các mô của thực vật
Hạt kín trong cuốn “Những nguyên lí tiến hóa hình thái của thực vật
Hạt kín”. Kixeleva (1977) mô tả khá kỹ cấu tạo giải phẫu cây Một lá
mầm, cây Hai lá mầm và một số hình thức biến thái của thân. Theo tác
giả những cây leo có thân dài và mềm dẻo. Tính mềm dẻo của chúng là do
cấu tạo độc đáo của gỗ mà ra. Gỗ ở cây leo không tạo thành vòng dày
đặc thống nhất, mà bị phân cắt ra bởi các tia tuỷ hay bởi các phần libe
thành những vùng riêng biệt [11].
Như vậy những nghiên cứu về hình thái giải phẫu thực vật học
ngày càng phong phú đa dạng, đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm
nhưng các vấn đề còn chung chung đặc biệt là về thực vật thân thảo và
cây gỗ còn rất hạn chế.
1.2. Nghiên cứu hình thái giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Việt Nam có kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa làm cho thực vật
nước ta đa dạng về số lượng cũng như thành phần loài. Vì vậy nước ta có
hệ thực vật đa dạng và nhân dân cũng có kiến thức về thực vật học khá
phong phú. Lê Quý Đôn (thế kỉ XVI) trong bộ “Vân đoài loại ngữ” đã
mô tả chi tiết khá nhiều loài cây.
Phan Nguyên Hồng (1970) mô tả hình thái và cấu tạo giải phẫu một
số cơ quan của các loài ngập mặn theo hướng thích nghi với môi trường
ngập mặn của những loài cây ngập mặn ở Việt Nam. Năm 1999 với
tác phẩm “Rừng ngập mặn Việt Nam” tác giả đã mô tả hình thái và
nghiên cứu giải phẫu các CNM một cách chi tiết các bộ phận cơ quan
sinh dưỡng và cơ quan sinh sản để chứng minh khả năng thích nghi với
môi trường ngập mặn. Theo tác giả: Rễ CNM có hệ rễ hô hấp với số


lượng lớn, hệ thống mô mềm vỏ, mô mềm ruột phát triển mạnh…; Thân

có đặc trưng nhất của phần gỗ CNM là số


mạch lớn, kích thước mạch bé, thành mạch dày. Tính chất này giúp cây
vận chuyển nước lên cao, nhanh hạn chế tác động của muối; Lá cây nhẵn
bóng, có lớp sáp cả hai mặt, lỗ khí thường phân bố ở mặt dưới. Trên lá
có tuyến tiết muối. Đặc biệt là có thêm từ 1 - 7 tầng hạ bì. Sống trong điều
kiện yếm khí các mô xốp có tế bào xếp xít nhau nhưng vẫn tạo ra khoảng
trống chứa khí [8].
Nguyễn Khoa Lân (1980, 1996) nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu
thích nghi cơ quan sinh dưỡng của các loài cây ngập mặn. Trong quá
trình nghiên cứu 25 loài CNM sống trong các điều kiện sinh thái khác
nhau suốt từ Bắc vào Nam. Tác giả kết luận: những rễ nằm trong đất
thích nghi với việc chứa khí, có mô mềm xốp rất phát triển với các
khoảng trống chứa khí lớn. Cấu trúc mô cơ phân bố đều khắp trong thân
giúp chúng thích nghi với những tác động thường xuyên của sóng, gió,
thủy triều.
Những năm gần đây việc nghiên cứu và giảng dạy môn hình thái và
giải phẫu thực vật học được chú ý hơn trong các trường phổ thông và
đại học. Năm 1980, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản giáo trình: “Hình
thái giải phẫu thực vật” của Hoàng Thị Sản, Phan Nguyên Hồng,
Nguyễn Tề Chỉnh, cùng với một số giáo trình khác như: “Hình thái học
thực vật” của Nguyễn Bá… đều mô tả hình thái và giải phẫu chung của
các cơ quan sinh dưỡng, chưa đi sâu vào đối tượng loài cụ thể về đặc
điểm hình thái và giải phẫu thích nghi của loài [15].
Nguyễn Thị Hồng Liên (1999) nghiên cứu về sự thích nghi của cơ
quan sinh sản một số loài CNM. Trong nghiên cứu “Cấu tạo giải phẫu
thích nghi với cơ quan sinh sản của cây Trang” tác giả đã mô tả rất rõ
ràng cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh sản từ khi là nụ hoa cho tới khi trụ
mầm chính và rời khỏi cây mẹ. Tác giả đã tìm ra đặc điểm thích nghi sinh



sản trong cấu tạo giải phẫu của một số cây họ Đước trong điều kiện bãi
lầy thường xuyên chịu tác động của sóng, gió, thủy triều [12].


Lê Xuân Tuấn (1999) nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng và
giải phẫu ở loài Bần chua, Trang, Tra làm chiếu tác giả đã mô tả đặc
điểm chung của thân cây hai lá mầm và chỉ ra một số sai khác. Trong
đề tài này tác giả không đề cập đến cấu tạo giải phẫu theo hướng thích
nghi của các đối tượng nghiên cứu trên.
Phan Thị Bích Hà (2002) nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu khả năng
chuyển cây ưa nước từ Miền Nam ra trồng trên một số rừng ngập mặn ở
Miền Bắc” tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm cấu trúc thích nghi
với điều kiện hạn sinh lí, chịu nhiều tác động cơ học nên lá cứng, dòn,
yếu cơ học tăng, tế bào biểu bì có thành dày, số lượng lá khí nhiều tăng
cường thoát hơi nước hạn chế sự đốt nóng lá và nghiên cứu về cấu tạo
giải phẫu rễ, thân và lá của cây Dừa nước ở các vùng khác nhau.
Ngoài các nghiên cứu của tác giả trên các nghiên cứu về hình thái,
giải phẫu thích nghi phù hợp với chức năng của cơ quan dinh dưỡng cũng
đã được nghiên cứu một cách cụ thể .
Đỗ Thị Lan Hương (2004) “Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu
tạo giải phẫu thích nghi với chức năng của một số cây trong họ
Bầu

bí (Cucurbitacsae), Củ nâu (Dioscoreaceae) và Khoai lang

(Convolvulaceae)’’, Luận văn thạc sĩ khoa học Sinh học; Năm 2012,
“Nghiên cứu đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu một số loại cây
dây leo ở khu vực Bắc Việt Nam’’, Luận án tiến sĩ [10].

Tác giả Nguyễn Văn Quyền (2008) “Nghiên cứu đặc điểm hình thái,
giải phẫu thích nghi và sinh lý của một số loài thuộc họ Cau”.
1.3. Những nghiên cứu về loài Trà hoa vàng
1.3.1. Trên thế giới
Vào những năm 60 của thế kỉ XX, lần đầu tiên Trà hoa vàng được
tìm thấy ở Quảng Tây, Trung Quốc và được sự quan tâm của nhiều nhà
khoa học.


×