Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu loài khôi tía (ardisia silvestris pitard) trồng tại vườn thực nghiệm khoa sinh – KTNN trường đại học hà nội 2 (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 44 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

----------***----------

DƯƠNG THỊ KIỀU OANH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
GIẢI PHẪU LỒI KHƠI TÍA (ARDISIA SILESTRIS
PITARD) TẠI VƯỜN THỰC NGHIỆM KHOA SINH KTNN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học

HÀ NỘI, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN
----------***----------

DƯƠNG THỊ KIỀU OANH

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI,
GIẢI PHẪU LỒI KHƠI TÍA (ARDISIA SILESTRIS
PITARD) TẠI VƯỜN THỰC NGHIỆM KHOA SINH KTNN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Thực vật học
Người hướng dẫn khoa học:


TS. ĐỖ THỊ LAN HƯƠNG

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Tiến sĩ Đỗ Thị Lan Hương đã
tận tình hướng dẫn em để hồn thành khố luận này.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Thực vật – Vi sinh,
khoa Sinh - KTNN, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, Viện sinh thái và tài
nguyên sinh vật đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong q trình làm đề tài và
hồn thành khóa luận này.
Vì lần đầu tiên bước vào làm nghiên cứu nên không tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy cơ và các bạn sinh
viên để khóa luận của em được hồn thiện hơn.
Xn Hịa, ngày 15 tháng 4 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Dương Thị Kiều Oanh


LỜI CAM ĐOAN
Khóa luận này được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Đỗ Thị
Lan Hương.
Tôi xin cam đoan:
- Đây là kết quả của tôi nghiên cứu.
- Kết quả này không trùng với kết quả nghiên cứu của bất kì tác giả
nào đã được cơng bố.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Xn Hịa, ngày 15 tháng 4 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Dương Thị Kiều Oanh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục ảnh
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 1
3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 3
1.1. Tình hình sử dụng cây thuốc trên thế giới. ............................................. 3
1.2. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam ..................................................... 5
1.3. Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật trên thế giới........................ 7
1.4. Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật ở Việt Nam ........................ 8
1.5. Những nghiên cứu lồi Khơi tía (Ardisia silvestris Pit.) ...................... 10
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU................................................................................................ 12
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 12
2. 2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................. 12
2. 3. Thời gian nghiên cứu ........................................................................... 12
2. 4. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 12
2.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 14
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lồi Khơi tía (Ardisia
silvestris Pitard)............................................................................................ 14
3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ .............................. 14

3.1.1.1.Đặc điểm hình thái của rễ ............................................................. 14


3.1.1.2 Cấu tạo giải phẫu rễ ...................................................................... 15
3.1.2. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của thân .......................... 18
3.1.2.1. Đặc điểm hình thái của thân ........................................................ 18
3.1.2.2. Cấu tạo giải phẫu của thân........................................................... 18
3.1.3. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lá .............................. 21
3.1.3.1. Đặc điểm hình thái của lá ............................................................ 21
3.1.3.2. Cấu tạo giải phẫu của lá............................................................... 22
3.1.4. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của hoa ........................... 24
3.1.4.1. Đặc điểm hình thái của hoa ......................................................... 24
3.1.4.2 Cấu tạo giải phẫu của hoa ............................................................. 25
3.1.5. Đặc điểm hình thái của quả ............................................................ 27
3.2. Giá trị tài ngun của lồi Khơi tía....................................................... 27
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 29
1. Kết luận .................................................................................................... 29
2. Đề nghị ..................................................................................................... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 31


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1

D.T.K. Oanh

Dương Thị Kiều Oanh

2


Đ.T.L. Hương

Đỗ Thị Lan Hương


DANH MỤC ẢNH
Ảnh 1: Rễ lồi khơi (Nguồn Đàm Thị Thắm) ................................................. 15
Ảnh 2: Một phần lát cắt ngang rễ lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh) ............... 16
Ảnh 3: Cắt ngang cấu tạo rễ sơ cấp lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh)............ 16
Ảnh 4: Một phần cấu tạo rễ thứ cấp loài Khôi (Nguồn D.T.K. Oanh) ........... 18
Ảnh 5: Cắt ngang rễ thứ cấp lồi Khơi. (Nguồn D.T.K. Oanh)...................... 18
Ảnh 6: Dạng sống thân lồi Khơi tía (Nguồn: D.T.K. Oanh)......................... 19
Ảnh 7: Một phần lát cắt ngang thân sơ cấp lồi Khơi (Nguồn D.T.K Oanh). 20
Ảnh 8: Cắt ngang thân sơ cấp lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh)..................... 20
Ảnh 9: Cắt ngang thân thứ cấp lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh) ................... 22
Ảnh 10: Một phần thân thứ cấp lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh) ................. 22
Ảnh 11: Mặt trên và mặt dưới của lá lồi Khơi (Nguồn Đ.T.L. Hương)........ 23
Ảnh 12: Cấu tạo cuống lá lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh) ........................... 24
Ảnh 13: Một phần cấu tạo cuống lá lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh) ........... 24
Ảnh 14: Lát cắt ngang gân chính lá lồi Khôi (Nguồn D.T.K. Oanh)............ 24
Ảnh 15: Một phần phiến lá lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh)......................... 24
Ảnh 16: Biểu bì thùy phiến lá (Nguồn Đỗ Thị Lan Hương)........................... 25
Ảnh 17: Nụ và hoa lồi Khơi tía (Nguồn D.T.K. Oanh)................................. 26
Ảnh 18: Kích thước một bơng hoa (Nguồn D.T.K. Oanh) ............................. 26
Ảnh 19: Đài hoa (Nguồn D.T.K. Oanh).......................................................... 26
Ảnh 20: Tràng hoa (Nguồn D.T.K. Oanh)...................................................... 27
Ảnh 21: Nhị hoa (Nguồn D.T.K. Oanh) ......................................................... 27
Ảnh 22: Bầu và vòi nhụy (Nguồn D.T.K. Oanh)............................................ 27
Ảnh 23: Quả cây Khôi (Nguồn internet)......................................................... 28



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia có lượng cây thuốc rất phong phú và đa dạng, số
lượng cây thuốc được các nhà khoa học phát hiện và nghiên cứu ngày càng
nhiều, làm phong phú nguồn dược liệu của nền y học cổ truyền dân tộc.
Nước ta với 54 dân tộc anh em sống trên mọi miền của Tổ quốc, ở mỗi nơi
người dân đều có cách sử dụng cây thuốc khác nhau, tiềm ẩn nhiều cây
thuốc quý mà chúng ta chưa biết đến. Phần lớn các cây thuốc đã được
nghiên cứu thỏa đáng đáp ứng nhu cầu nguồn dược liệu phục vụ khám chữa
bệnh cho người dân.
Lồi Khơi tía (Ardisia silvestris Pitard) tên gọi khác Khôi nhung hay
Cơm nguội rừng, thuộc họ Đơn nem (Myrsinaceae), bộ Anh thảo (Primulales)
là một trong những loài được dùng làm thuốc trong dân gian từ lâu. Thành
phần hóa học chính của lá Khơi là tanin có cơng dụng trung hòa, làm giảm độ
acid của dạ dày, giảm đau, đặc biệt có tác dụng làm se vết lt, kích thích
lên da non và làm lành vết thương nên được dùng để trị viêm loét dạ dày tá
tràng [4].
Hiện nay, nhu cầu sử dụng để chữa bệnh về dạ dày ngày càng cao mà
lồi Khơi tía thường mọc trên các vùng núi cao khó gặp, do vậy, để giúp các
nhà nghiên cứu dễ dàng nhận biết được loài cây này, chúng tơi chọn đề tài:
“Bước đầu nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu lồi Khơi tía (Ardisia
silvestris Pitard) trồng tại vườn thực nghiệm khoa Sinh – KTNN trường
Đại học Hà Nội 2”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Mô tả đặc điểm hình thái của lồi Khơi tía.
- Mơ tả cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan
sinh sản (hoa, quả) của lồi Khơi tía.
1



- Giá trị tài ngun của lồi Khơi tía.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Bổ sung kiến thức về hình thái, cấu tạo giải phẫu và giá trị tài ngun
của lồi Khơi tía (Ardisia silvestris Pit.).
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả đạt được làm phong phú thêm dẫn liệu về hình thái, giải phẫu
các lồi thực vật. Có khả năng nhận dạng nhanh lồi Khơi tía trong thực tế.

2


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sử dụng cây thuốc trên thế giới
Từ thời xa xưa các loại thảo mộc đã được đánh giá cao do chúng có khả
năng làm giảm đau các vết thương và chữa bệnh, ngày nay chúng ta vẫn cịn
dựa vào đặc tính chữa bệnh của các loài thảo mộc để bào chế khoảng 75% các
loại thuốc.
Người ta ước lượng hiện nay có khoảng 35.000-70.000 loài trong số
250.000-300.000 loài cây cỏ được sử dụng vào mục đích chữa bệnh khắp nơi
trên thế giới. Trong đó, Trung Quốc có trên 10.000 lồi, Ấn Độ có khoảng
7.500 lồi, Indonesia có khoảng 7.500 lồi, Malaysia có khoảng 2.000 lồi,
Nepal có hơn 700 lồi, Srilanca có khoảng 550-700 lồi Lê Đình Bích, Trần
Văn Ơn (2007) [5].
Tính chất đa dạng và hoàn hảo của một số cây cỏ kết hợp với các liệu
pháp chữa trị mang lại kết quả thật đáng ngạc nhiên. Khoảng 7.000 loài cây
cỏ từ các lồi địa y đến các lồi cây cao trót vót, từ thực vật bậc thấp đến thực
vật bậc cao đều được sử dụng với mục đích y học.
Trong y học Ayurveda (y học cổ truyền Ấn Độ) có khoảng 2.000 lồi

cây có tác dụng làm thuốc và trong danh mục dược phẩm của người Trung
Quốc có hơn 5.700 loại thuốc cổ truyền, hầu hết đều có nguồn gốc từ cây cỏ.
Vào đầu thế kỉ thứ II người Trung Quốc biết sử dụng nước chè đặc để rửa vết
thương và tắm ghẻ [20].
Vào thế kỷ thứ XVI, lý Thời Trân đã thống kê được 12.000 vị thuốc
trong tập “Bản thảo cương mục” [5]. Nhật Bản với lịch sử y học cổ truyền
hơn 1.400 năm được xem là nước có tỷ lệ sử dụng y học cổ truyền cao nhất
thế giới hiện nay [6].
Thời La Mã các chiến binh đã biết dùng dịch cây Lô hội để rửa vết
thương, vết loét, giúp chóng liền sẹo mà ngày nay khoa học hiện đại đã chứng

3


minh là dịch cất có tác dụng liền sẹo thơng qua cơ chế kích thích tổ chức hạt
và tăng nhanh q trình biểu mơ hóa [9, 20].
Ở Nga, Đức, Trung Quốc dùng cây Mã đề sắc nước hoặc giã lá tươi đắp
trị vết thương, viêm đường tiết niệu, sỏi thận [20].
Ở Campuchia, Malaysia dùng cây Hương nhu tía để trị đau bụng, sốt rét,
nước lá tươi trị long đờm hoặc lá dã nát trị ngoài ra và đau khớp [25].
Cùng với cách thức chữa bệnh bằng y học cổ truyền thì các nhà khoa
học trên thế giới cịn đi sâu vào tìm cơ chế, các hợp chất hóa học trong cây
cỏ có tác dụng chữa bệnh, làm cơ sở cho việc sản xuất các dược phẩm mới
chữa trị các bệnh với chi phí rẻ và thời gian ngắn nhất. Khi quan sát hiện tượng
không mắc chứng Ascorbus của thổ dân Bắc Âu vào mùa đông, các nhà khoa
học đã phát hiện được nguyên nhân chống được bệnh này là do thổ dân thường
xuyên uống nước nấu bằng lá cây thông (Pinus sylvestris). Họ đã nghiên cứu
và chiết suất thành công một loại axit chống lại chứng Ascorbus (vitamin C).
Hiện nay việc điều tra, nghiên cứu sàng lọc các bài thuốc, cây thuốc cổ
truyền để sản xuất cá loại thuốc mới đang được đẩy mạnh ở nhiều nước trên

thế giới. Như hãng dược phẩm Biotech (Vương quốc Bỉ) mỗi năm điều tra và
sàng lọc khoảng 1.500 - 2.000 loài cây thuốc từ các quốc gia trên thế giới.
Trong đời sống chúng ta, việc sử dụng thảo dược ngày càng được coi
trọng. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) dự đốn có khoảng 80% dân số thế giới
sử dụng cây thuốc trong việc chăm sóc sức khỏe ban đầu, ở Buhtan có hơn
2.900 loài cây thuốc cổ truyền được sử dụng, khoảng 70 ngun liệu thảo
dược khơ có thể sử dụng ngay được, hơn 300 sản phẩm thảo dược được sản
xuất tại đây [15], Châu Phi có tới 80% dân số đã sử dụng cây thuốc để chăm
sóc sức khỏe [17].
Theo số liệu năm 1991, Trung quốc đã sử dụng 700 nghìn tán nguyên
liệu thực vật để làm thuốc, 80% trong số đó thu hái từ cây hoang dại [16].

4


Ngay như ở một số nước có nền Y học phát triển như Châu Âu, Bắc Mỹ, các
nước có nền cơng nghiệp phát triển thì cũng có tới 50% dân số đã sử dụng cây
thuốc ít nhất một lần để chữa bệnh [17].
Khoảng 20 năm trở lại đây, ngành thảo dược phát triển chưa từng có
trong lịch sử, các lồi cây cỏ đã chiếm thành phần chính trong các loại thuốc
ở các nước đang phát triển và dần lan rộng khắp thế giới, vì con người đang
đấu tranh để bảo vệ sức khỏe trên các lĩnh vực ô nhiễm môi trường, giảm
thiểu căng thẳng và chữa bệnh bằng các loại thảo dược phối hợp với hệ thống
phòng vệ của cơ thể. Hiện nay khoảng 80 triệu người trên thế giới đã sử dụng
các loài thảo dược (như cây Bạch quả , cây Atiso,..) giúp cho duy trì sự khỏe
mạnh cho tinh thần và thể lực.
Để phục vụ cho mục đích chăm sóc sức khỏe của con người, để chống
lại bệnh tật và nhất là các bệnh nan y, thì cần thiết phải có sự kết hợp giữa
việc phịng và chữa bệnh bằng cách dùng thảo dược trong Y học cổ truyền và
Y học hiện đại. Dựa trên những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thảo dược

truyền thống, mà từ đó các nhà khoa học có thể khám phá ra các loại tân dược
mới có ích cho tương lai.
1.2. Tình hình sử dụng thuốc ở Việt Nam
Theo tài liệu của Pháp trước năm 1952, tồn Đơng Dương có 1350
lồi cây làm thuốc, trong 160 họ thực vật. Bộ sách “Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi in lần thứ 8 năm 1999, giới thiệu 800
vị thuốc. Bộ sách “Cây thuốc Việt Nam” của lương y Lê Trần Đức có ghi
830 lồi cây thuốc.
Theo kết quả điều tra của Viện Dược Liệu gần đây, được ghi nhận được
3.948 lồi thực vật và nấm lớn có cơng dụng làm thuốc; 52 loài tảo biển, 408
loài động vật và 75 loại khống vật có cơng dụng làm thuốc ở Việt Nam [17].
Trong tổng số 3.948 loài cây thuốc, gần 90% là cây thuốc mọc tự nhiên, tập

5


trung chủ yếu trong các quần xã rừng, chỉ có gần 10% là cây thuốc trồng.
Theo số liệu thống kê của ngành Y tế, mỗi năm ở Việt Nam tiêu thụ từ 30 - 50
tấn các loại dược liệu khác nhau, để sử dụng trong y học cổ truyền làm
nguyên liệu cho cơng nghiệp Dược và xuất khẩu. Trong đó, trên 2/3 khối
lượng này được khai thác từ nguồn cây thuốc mọc tự nhiên và trồng trọt trong
nước. Riêng từ nguồn cây thuốc tự nhiên đã cung cấp tới trên 20.000 tấn mỗi
năm. Khối lượng dược liệu này trên thực tế mới chỉ bao gồm từ hơn 200 loài
được khai thác và đưa vào thương mại có tính phổ biến hiện nay. Bên cạnh
đó, cịn nhiều lồi dược liệu khác vẫn được thu hái, sử dụng tại chỗ trong
cộng đồng và hiện chưa có những con số thống kê cụ thể [17].
Việt Nam có sự đa dạng về chủng loại cây dược liệu (trong số hơn
12.000 lồi thực vật thì có gần 4.000 lồi cho cơng dụng làm thuốc), vùng
phân bố rộng khắp cả nước, có nhiều lồi dược liệu được xếp vào loài quý và
hiếm trên thế giới như: sâm ngọc linh, sâm vũ diệp, tam thất hoang…

Dược liệu thuốc Nam sẽ đưa ngành dược Việt Nam hội nhập quốc tế. Thị
trường tiêu thụ dược liệu và các sản phẩm dược liệu là rộng lớn do thói quen
và truyền thống phòng và chữa bệnh bằng y học cổ truyền của nhân dân. Hiện
nay không chỉ Việt Nam mà trên thế giới với xu hướng trở về thiên nhiên thì
việc sử dụng các thuốc từ dược liệu của người dân ngày càng tăng hơn so với
việc sử dụng thuốc tân dược ít tác hại hơn và phù hợp với quy luật sinh lý của
cơ thể. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), khoảng 80% dân số tại các quốc
gia đang phát triển, việc chăm sóc sức khoẻ ít nhiều có liên quan đến YHCT
hoặc thuốc từ dược thảo truyền thống để bảo vệ sức khoẻ. Tại Việt Nam, nhu
cầu dược liệu trong nước khoảng gần 60.000 tấn một năm, trong đó, Việt
Nam mới chỉ cung cấp được cho thị trường khoảng 15.600 tấn một năm, phần
còn lại (khoảng 70%) phải nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Singapore.

6


1.3. Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật trên thế giới
Thực vật có vai trị vơ cùng quan trọng đối với con người cũng như các
sinh vật khác trên trái đất: điều hịa khí hậu, cung cấp khí oxi cho sự sống và
lương thực, thực phẩm, dược liệu,... Để tận dụng được những lợi ích mà thực
vật đem lại, con người ngày càng có nhu cầu hiểu biết nhiều hơn về nó.
Cách đây hơn 3000 năm, ở Trung Quốc, các sách cổ như “Kinh thi” đã
mơ tả hình thái và giai đoạn sống của nhiều loại cây. Thế kỉ XI trước Công
nguyên, một pho sách cổ ở Ấn Độ “Suscơruta” đã mơ tả hình thái của 760
loại cây thuốc [2].
Théophraste (371-286 trước công nguyên) viết nhiều sách về thực vật
như “Lịch sử thực vật”, “Nghiên cứu về cây cỏ”, … đã đề cập đến hình thái,
cấu tạo cơ thể thực vật cùng cùng nhiều cách sống, cách trồng, công dụng,
kiến thức phân biệt cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
Thế kỷ XVII, Robert Hook phát minh ra kính hiển vi mở đầu cho giai

đoạn mới nghiên cứu về tế bào và cuối cùng đưa đến “Học thuyết tế bào”
(1838) [7].
Giữa thế kỷ XIX, cơng trình nghiên cứu về thực vật có hạt của
Hoffmeister phân biệt được thực vật hạt trần và thực vật hạt kín, xác định
quy luật chung cho thực vật trong chu trình sống dưới hình thức xen kẽ thế
hệ, góp phần vào việc giải thích sự tiến hóa của giới thực vật.
Cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX, nhà sinh học người Nga
Tchitiacov phát hiện ra sự phân chia gián phân của tế bào, tiếp đến là
Gherasimov phát hiện ra vai trò của nhân tế bào [7].
Năm 1898, Navasin phát hiện ra sự thụ tinh đơi ở thực vật Hạt kín.
Vào những năm 70 của thế kỷ XX, các nhà sinh vật học Malpigi
(người Ý) và Grew (người Anh) đã công bố cơng trình nghiên cứu “Giải
phẫu thực vật” và được xem là bước mở đầu cho khoa học về giải phẫu thực
vật hiện nay.
7


Năm 1877, De Barry đã xuất bản cuốn “Giải phẫu so sánh các cơ quan
sinh dưỡng”. Trong cuốn sách này, ông đã phân biệt được các mô, túi tiết,
mạch, ống nhựa mủ… [2].
Cuốn “Giải phẫu thực vật” của Katherien Esau đã mô tả giải phẫu cơ
quan dinh dưỡng và sinh sản của một số loài cây thân leo thuộc lớp Hai lá
mầm như: Mộc hương, Bí ngơ, Nho trồng, … và qua đó đã cho thấy cấu tạo
giải phẫu liên quan đến chức năng của rễ hấp thụ, rễ dự trữ [5, 6].
Vào nửa sau của thế kỷ XX, việc nghiên cứu hình thái và giải phẫu
thực vật được đẩy mạnh và được áp dụng cho các ngành khác như: phân loại,
sinh lý, sinh thái học thực vật…
1.4. Nghiên cứu hình thái và giải phẫu thực vật ở Việt Nam
Việt Nam được coi là một trong những nước thuộc vùng Đông Nam Á
giàu về đa dạng sinh học. Ở Việt Nam do sự khác biệt lớn về khí hậu từ vùng

gần Xích đạo tới giáp vùng cận nhiệt đới, cùng với sự đa dạng về địa hình đã
tạo nên sự đa dạng về thiên nhiên và cũng do đó mà Việt Nam có tính đa dạng
sinh học cao. Cho đến nay đã thống kê được 10.484 loài thực vật bậc cao có
mạch. khoảng 800 lồi rêu và 600 lồi nấm. Theo dự đốn của các nhà thực
vật học số lồi thực vật bậc cao có mạch ít nhất sẽ lên đến 12.000 lồi, trong
đó có khoảng 2.300 lồi đã được nhân dân dùng làm nguồn lương thực, thực
phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn cho gia súc, lấy gỗ, tinh dầu và nhiều nguyên
vật liệu khác. Chắc chắn rằng hệ thực vật Việt Nam cịn nhiều lồi mà chúng
ta chưa biệt cơng dụng của chúng. Cũng có thể có rất nhiều lồi có tiềm năng
như một nguồn cung cấp dược liệu hết sức quan trọng [22].
Từ xa xưa, nhân dân ta đã có kiến thức rất phong phú về thực vật, đặc
biệt là sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Lê Quý Đôn (thế kỷ XVI) trong
bộ “Vân đài loại ngữ” đã mô tả chi tiết khá nhiều loại cây. Tiếp đến là
Nguyễn Trữ đã đi sâu hơn về thực vật trong cuốn “Việt Nam thực vật học”.

8


Những năm gần đây, việc nghiên cứu và giảng dạy hình thái giải phẫu
đã được chú ý ở các trường Phổ thông và Đại học. Nhiều cuốn sách của các
tác giả trong nước đã được xuất bản để phục vụ cho việc dạy và học, nghiên
cứu. Năm 1980, giáo trình “Hình thái giải phẫu thực vật” của Hồng Thị Sản,
Phan Nguyên Hồng, Nguyễn Tề Chỉnh được xuất bản [7]. Trong đó đã đề cập
tới đặc điểm cấu tạo và sự phát triển chung của cơ thể thực vật, đồng thời
cũng đưa ra nhiều dẫn liệu về hình thái, giải phẫu thích nghi của lồi.
Năm 1970, Phan Ngun Hồng đã mơ tả hình thái và cấu tạo giải phẫu
của một số cơ quan của các lồi ngập mặn theo hướng thích nghi trong đề tài
“Nghiên cứu đa dạng sinh học và sự thích nghi trong hệ sinh thái rừng ngập
mặn” [2].
Năm 1999, Nguyễn Thị Hồng Liên trong luận văn cao học “Cấu tạo

giải phẫu thích nghi cơ quan sinh sản của cây Trang” đã tìm ra đặc điểm
thích nghi sinh sản của một số loài cây họ Đước trong điều kiện bãi lầy ngập
mặn. Cùng năm đó, Lê Xuân Tuấn nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng
và giải phẫu ở loài Bần chua, Trang, Tra làm chiếu, tác giả đã mô tả đặc điểm
chung của thân cây Hai lá mầm và chỉ ra một số sai khác [2].
Năm 2002, Phan Thị Bích Hà nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu khả năng
chuyển cây dừa nước từ Miền Nam ra trồng trên một số vùng rừng gập mặn ở
Miền Bắc”, tác giả đã chỉ ra được một số đặc điểm cấu trúc thích nghi nghi
với điều kiện chịu hạn, chịu nhiều tác động cơ học nên lá cứng, giòn và các
nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu rễ, thân, lá của cây Dừa nước ở các vùng khí
hậu khác nhau [2].
Ngồi các nghiên cứu của các tác giả trên, các nghiên cứu về hình thái
giải phẫu thích nghi với chức năng của cơ quan sinh dưỡng bước đầu cũng
được nghiên cứu một cách cụ thể. Năm 2004, TS. Đỗ Thị Lan Hương đã
nghiên cứu đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu thích nghi với chức năng của

9


một số cây trong 3 họ Bầu bí, Củ nâu và Khoai lang; tác giả Nguyễn Văn
Quyền (2008) nghiên cứu đặc điểm hình thái, giải phẫu thích nghi và sinh lý
của một số loài thuộc họ Cau [2].
Năm 2002, Đỗ Thị Lan Hương trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu đặc
điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của một số loại cây dây leo thuộc miền
bắc Việt Nam” đã tìm ra đặc điểm thích nghi của một số lồi dây leo thảo
sống trong điều kiện khác nhau [2].
1.5. Những nghiên cứu lồi Khơi tía (Ardisia silvestris Pit.)
1.5.1. Trên thế giới
Lồi này được Charles-Joseph Marie Pitard (1873-1927) mơ tả khoa
học lần đầu tiên, và được công bố trong Flore Générale de l'Indo-Chine năm

1930 [8, 26].
Nhiều cơng trình nghiên cứu về tác dụng dược lý của cây lá Khơi tía đã
được các nhà khoa học của Malaysia, Thái Lan, Mỹ công bố, có tác dụng tăng
cường khả năng tiêu hố chữa trị căn bệnh đường ruột cực kỳ hiệu quả. Ngoài
ra cịn dùng chữa chứng ăn khó tiêu hay bị đầy bụng. Kết quả khảo sát trên
một số tuyến đã phát hiện cây lá Khôi tại khu vực suối Cao Lồ thuộc đảo Ba
Mùn; khu vực đảo Sậu Đông. Trong nhiều năm qua, các lái buôn trong vùng
tổ chức thu mua để xuất bán sang Trung Quốc, nên cây lá Khôi tía bị khai
thác cạn kiệt [26].
1.5.2. Ở Việt Nam
Các cơng trình nghiên cứu về lồi Khơi tía ở Việt Nam hầu hết đều
nghiên cứu về đặc điểm hình thái, phân bố, mùa hoa quả và tác dụng làm
thuốc mà chưa có ai nghiên cứu về cấu tạo giải phẫu của loài này.
Đỗ Tất Lợi (1995) “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã mô tả
cây, khu phân bố, thu hái và chế biến làm thuốc. Ở đây tác giả đưa thêm dẫn
liệu về thành phần hóa học chủ yếu trong cây Khôi do Viện Đông y và Bộ
môn Dược lý của trường ĐH Y cung cấp là Tanin và glucozit [4].

10


Lê Trần Đức (1997) trong cuốn sách “Cây thuốc Việt Nam” đã mô tả
và nêu các công dụng làm thuốc của cây Khôi. Tác giả đã bổ sung thêm bài
thuốc: Lá khơi dùng với lá Vối, lá Hịe nấu nước tắm cho trẻ để phòng và trị
lở ngứa (Bách gia trân tàng) [10].
Phạm Hoàng Hộ (1999) trong “Cây cỏ Việt Nam” mơ tả đặc điểm nhận
biết cây Khơi tía kèm theo hình vẽ [16].
Trần Thị Kim Liên (2002, 2003) trong “Thực vật trí Việt Nam, họ Đơn
nem” đã mơ tả cây, khu phân bố, giá trị sử dụng kèm hình vẽ về các cơ quan
bộ phận trên cây. Trong cuốn này, tác giả đã nêu thêm vài công dụng khác

của lồi Khơi [20].
Đặng Thị Minh (2013) “Nghiên cứu kĩ thuật nhân giống cây lá Khôi
bằng phương pháp giâm hom tại xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà
Giang” đã nhân giống cây Khôi thành công bằng phương pháp giâm hom [1].
Lê Thị Thanh Hương và cộng sự (2012) “Thực trạng các loài cây thuốc
quý hiếm tại tỉnh Thái Nguyên” đã đánh giá loài này bị khai thác cạn kiệt, số
lượng cây trong tỉnh chỉ còn một vài cây [11].
Phạm Hồng Ban, Nguyễn Thượng Hải (2013) “Cây thuốc truyền thống
của đồng bào dân tộc Thái ở hai huyện Quỳ Hợp và Quế Phong, miền núi tỉnh
Nghệ An” cũng đã đánh giá lồi Khơi tía ở khu vực này là sẽ nguy cấp cần
được bảo tồn [17].
Hiện nay, lồi Khơi tía được đánh giá là sẽ nguy cấp. Mức độ đe dọa:
bậc V. Tuy phân bố nhiều nơi nhưng số lượng không nhiều do tái sinh hạt
kém, lại bị khai thác với số lượng lớn nên mất nguồn hạt để tái sinh. Mặt khác
những nơi có cây con mọc lại bị khai thác phá rừng mạnh nên có thể bị tuyệt
chủng vì khơng cịn mơi trường sống thích hợp. Do vậy, biện pháp bảo vệ
được khuyến nghị là chỉ khai thác ở mức độ và giữ lại những cây con chưa
đến tuổi thu hái. Cấm khai thác loài này trong vườn quốc gia Cúc Phương,
Tam Đảo. Nên tổ chức gây trồng để lấy nguyên liệu làm thuốc [6].

11


Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, THỜI GIAN
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây Khơi tía (Ardisia silvestris Pitard) thuộc chi Trọng đũa (Ardisia)
của phân họ Xay (Myrsinoideae), họ Đơn nem (Primulaceae), bộ Anh thảo
(Primulales).
2.2. Phạm vi nghiên cứu

Vườn thực nghiệm Sinh học của khoa Sinh - KTNN Trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2 và các vùng có lồi Khơi tía trong tự nhiên ở Việt Nam (thông
qua các chuyến đi thực địa)
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 04/2016 - 05/2017
2.4. Nội dung nghiên cứu
- Phân tích đặc điểm hình thái lồi Khơi tía (Ardisia silvestris) ở Việt Nam.
- Phân tích cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) và cơ quan
sinh sản (hoa, quả) của lồi Khơi tía (Ardisia silvestris) ở Việt Nam.
- Tìm hiểu giá trị tài ngun các lồi Khơi tía (Ardisia silvestris) ở Việt
Nam.
2.5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết quả về thông tin, số liệu và
những tư liệu, kết quả liên quan đến đề tài mà các cơng trình nghiên cứu đã
báo cáo tổng kết công khai, công bố, đăng tải trên các phương tiện thơng tin
chính thức về đặc điểm hình thái của lồi Khơi tía.
- Nghiên cứu ngồi thực địa: Được thực hiện trong các chuyến đi thực
địa nhằm thu thập các dữ liệu về hình thái, đặc điểm thích nghi của lồi Khơi
tía. Để làm tốt cơng tác điều tra thực địa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo
phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007).
- Nghiên cứu trong phịng thí nghiệm:

12


Làm tiêu bản giải phẫu tươi bằng dao lam cắt tay để quan sát cấu trúc cơ
quan cần nghiên cứu.
Làm tiêu bản cố định theo phương pháp của R.M. Klein và D.T.
Klein
(1979) [10], Trần Công Khánh (1981) [11].

Lát cắt được nhuộm kép với xanh metylen và cacmin. Các bước tiến
hành:
• Mẫu vi phẫu sau khi cắt được ngâm ngay vào nước Javen 15-30 phút để
loại hết nội chất của tế bào.
• Rửa sạch Javen bằng nước cất rồi ngâm mẫu vào nước có pha axit
axetic trong 5 phút để loại hết nước Javen cịn dính lại.
• Rửa hết axít axetic bằng nước cất.
• Nhuộm màu trong dung dịch cacmin khoảng 30 phút.
• Rửa lại trong nước cất.
• Nhuộm mẫu trong dung dịch xanh metylen (1- 2 phút).
• Lấy vi mẫu ra, rửa sạch bằng nước cất rồi đưa lên kính quan sát với
nước hoặc dung dịch glyxerin (với nước sẽ quan sát mẫu tươi, còn với dung
dịch glyxerin quan sát tươi nhưng có thể để được trong thời gian vài ngày).
Bóc biểu bì lá để quan sát cấu tạo hiển vi: Đun mẫu lá 1- 2 phút trong
dung dịch HNO3 lỗng cho đến khi lá có màu vàng nhạt và có nhiều bọt khí
trên bề mặt lá thì dừng lại. Lấy mẫu ra rửa sạch bằng nước cất, tách biểu bì
trên và biểu bì dưới. Đặt mẫu lên lam kính rồi dùng bút lông đánh nhẹ để thịt
lá trôi đi rồi quan sát.

13


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của lồi Khơi tía (Ardisia
silvestris Pitard)
3.1.1. Đặc điểm hình thái và cấu tạo giải phẫu của rễ
3.1.1.1. Đặc điểm hình thái của rễ
Rễ là cơ quan sinh dưỡng của cây, cùng với thân nó tạo thành một hợp
trục thống nhất của cây. Rễ có khả năng phân nhánh, do đó với thể tích tương
đối nhỏ nhưng nó có diện tích bề mặt lớn, đảm bảo nhu cầu cung cấp nước và

muối khoáng cho cây.

Ảnh 1: Rễ lồi khơi (Nguồn Đàm Thị Thắm)
Lồi khơi có rễ cọc đặc trưng cho các cây thuộc lớp Hai lá mầm, gồm
rễ chính và các rễ bên. Rễ chính được phát triển từ rễ mầm trong phơi, đâm
thẳng xuống đất (hướng trọng lực dương). Rễ chính cịn gọi là rễ cấp 1, phân
nhánh thành những rễ bên gọi là rễ cấp 2, từ rễ cấp 2 lại phân thành rễ cấp
3,… Sự hình thành những rễ bên theo thứ tự hướng ngọn nghĩa là rễ non nhất
phát sinh ở gần đỉnh ngọn, đẩy các rễ già về phía gốc rễ. Tất cả những rễ trên
tạo nên hệ trụ rễ.[10]

14


3.1.1.2. Cấu tạo giải phẫu rễ
a. Cấu tạo sơ cấp
* Phần vỏ
Thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khống hịa tan trong
đất nên tầng cutcun khơng xuất hiện. Sự có mặt của rất nhiều lơng hút làm
tăng diện tích tiếp xúc giữa rễ và đất, tăng khả năng hấp thụ nước và chất
dinh dưỡng (ảnh 3).
Ngoài cùng là lớp biểu bì được cấu tạo bởi các tế bào có dạng hình
phiến xếp sít nhau khơng để lại khoảng gian bào. Một số tế bào biểu bì
kéo dài ra tạo thành lơng hút, có màu trắng, số lượng nhiều (ảnh 3).
Bên trong biểu bì là lớp ngoại bì được tạo nên bởi 4-5 lớp tế bào mơ
mềm, hình trứng, vách mỏng, chứa chất dự trữ.

1
2


1

3
4

Ảnh 2: Một phần lát cắt ngang

Ảnh 3: Cắt ngang cấu tạo rễ sơ cấp

rễ lồi Khơi

lồi Khơi (Nguồn D.T.K. Oanh)

(Nguồn D.T.K. Oanh)

1.Trụ dẫn 2. Mơ mềm vỏ

1.Đai caspari

3. Biểu bì 4. Lơng hút

*Phần trụ
Nằm phía ngồi cùng của hệ thống trụ dẫn là vỏ trụ được cấu tạo 1-2
lớp tế bào hoạt động phân sinh, các rễ bên được hình thành từ đây.
15


Hệ thống dẫn của rễ sơ cấp phát triển kém. Bó mạch sắp xếp kiểu xen
kẽ. Số lượng bó mạch từ 3 - 5 bó, kích thước khơng đều nhau, gỗ sau lớn
hơn gỗ trước. Gỗ và libe sơ cấp phân hóa hướng tâm, số lượng mạch gỗ ít

(2-3 mạch/bó), kích thước mạch gỗ nhỏ. Gỗ sau ở rễ sơ cấp kém phát
triển, vì rễ sơ cấp tồn tại trong thời gian ngắn sau đó nó được thay thế bởi
hệ thống gỗ thứ cấp.
Nằm trong cùng của rễ là tế bào mơ mềm ruột có vách mỏng, rễ sơ
cấp chỉ tồn tại một thời gian ngắn và sau đó nhanh chóng được thay thế bởi
rễ thứ
cấp, cứng rắn hơn về mặt cơ học, hệ dẫn phát triển hơn, đáp ứng cho nhu
cầu phát triển mạnh cả về chiều dài lẫn chiều rộng của cây.
b. Cấu tạo rễ thứ cấp
Cấu tạo thứ cấp rễ lồi Khơi được hình thành do sự hoạt động của tầng
phát sinh trụ và tầng phát sinh vỏ. Phần vỏ và phần trụ được phân chia rõ
ràng
*Phần vỏ
Tầng sinh vỏ sinh ra phía ngồi là bần và trong là lớp vỏ lục.
Tầng bần màu nâu vàng, có 2 - 4 lớp tế bào hình chữ nhật, kích thước
tương đối đồng đều xếp sít nhau tạo thành vịng bao quanh rễ.
Vách tế bào hóa bần do thấm suberin làm cho tế bào mất nội chất. Đặc
tính của bần khơng thấm nước và khí. Vì vậy tầng bần có tác dụng bảo vệ cho
các mơ nằm phía trong, hạn chế sự xâm nhập của vi sinh vật. Phía ngồi cùng
của tầng bần vẫn cịn vết tích của lớp biểu bì, do đó lơng hút và đai
caspari vẫn xuất hiện ở phần này trong một thời gian.


1

2
1
2

4


3

5

Ảnh 4: Một phần cấu tạo rễ

Ảnh 5: Cắt ngang rễ thứ cấp cây

thứ cấp lồi Khơi

Khơi. (x4), (Nguồn DTK Oanh)

(Nguồn DTK Oanh)

1. Bần 2. Tinh thể 3. Đai caspari

1. Libe thứ cấp 2. Gỗ thứ cấp

5. Mô mềm 4. Trụ dẫn

Dưới tầng sinh vỏ là lớp tế bào vỏ lục (2-3 lớp), hình trịn, vách mỏng
xếp sít nhau, chứa diệp lục.
Mơ mềm vỏ chiếm diện tích khá lớn (7-8 lớp), vách mỏng, xếp khơng
sít nhau để chứa nhiều khoảng gian bào. Nằm dải dác trong khối mô mềm là
các khối tinh thể canxi oxalat (ảnh 5).
*Phần trụ giữa
Trụ giữa chiếm 50% - 60% diện tích mặt cắt ngang rễ (ảnh 5).
Tầng sinh trụ có 5-7 lớp tế bào xếp theo hướng xuyên tâm. Sự hoạt
động của chúng cho ra phía ngồi là libe thứ cấp, phía trong là gỗ thứ cấp (ảnh

4).
Libe ở phía ngồi có 9-14 lớp tế bào chiếm tỉ lệ nhỏ so với gỗ. Phần gỗ
bên trong chủ yếu là mạch gỗ, chúng liên kết nhau bởi các tế bào mơ mềm.
Các mạch gỗ có kích thước nhỏ. Gỗ của rễ phân hóa hướng tâm, gỗ trước xuất
hiện đầu tên nằm dưới vỏ trụ, gỗ sau nằm ở gần giữa bó mạch. Bó mạch sắp
xếp theo kiểu chồng chất (ảnh 4).


×