Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Dạy học các yếu tố thống kê trong môn toán ở tiểu học dựa vào trải nghiệm (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (850.91 KB, 115 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
====o0o====

NGUYỄN KIỀU HẠNH

DẠY HỌC CÁC YẾU TỐ THỐNG KÊ
TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phương pháp dạy học toán ở Tiểu học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Phạm Huyền Trang

HÀ NỘI, 2017


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học và các thầy cô giáo
trong tổ bộ môn phương pháp dạy học toán đã giúp đỡ tôi trong quá trình học
tập tại trường và giúp đỡ tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, ThS Phạm
Huyền Trang - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá
trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài khóa luận, dù đã cố gắng nhưng do
thời gian và năng lực có hạn nên tôi vẫn chưa đi sâu khai thác hết được, vẫn
còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, tôi mong nhận được sự tham gia đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Kiều Hạnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài: “Dạy học các yếu tố thống kê trong môn
Toán ở Tiểu học dựa vào trải nghiệm” dưới sự hướng dẫn của cô giáo,
ThS Phạm Huyền Trang là kết quả mà tôi đã nghiên cứu. Trong quá trình
nghiên cứu tôi có sử dụng các tài liệu của một số nhà nghiên cứu và một số
tác giả khác. Tuy nhiên, đó chỉ là cơ sở để tôi rút ra được những vấn đề cần
tìm hiểu ở đề tài của mình. Đây là kết quả nghiên cứu của riêng cá nhân tôi.
Kết quả thu được trong đề tài là hoàn toàn trung thực và không trùng với kết
quả của các tác giả khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về sự cam đoan này.
Hà Nội, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Kiều Hạnh


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT
TT

Nội dung viết tắt

Chữ viết tắt

1


Giáo viên

GV

2

Học sinh

HS

3

Thực nghiệm

TN

4

Đối chứng

ĐC

5

Số lượng

SL



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 4
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................... 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
7. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................... 4
8. Cấu trúc khóa luận ..................................................................................... 4
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC CÁC YẾU
TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO TRẢI
NGHIỆM ........................................................................................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................ 5
1.1.1. Trải nghiệm và học tập dựa vào trải nghiệm .................................... 5
1.1.2. Khái quát về dạy học yếu tố thống kê cho học sinh Tiểu học ........ 17
1.1.3. Dựa vào trải nghiệm để dạy học yếu tố thống kê cho học sinh
Tiểu học .................................................................................................... 26
1.1.4. Đặc điểm của học sinh Tiểu học..................................................... 28
1.2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................... 32
1.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................ 32
1.2.2. Nội dung điều tra ............................................................................ 32
1.2.3. Phương pháp điều tra ...................................................................... 33
1.2.4. Đối tượng và thời gian điều tra....................................................... 33
1.2.5. Kết quả điều tra............................................................................... 33


Chương 2. QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CÁC YẾU
TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC DỰA VÀO TRẢI

NGHIỆM ......................................................................................................... 43
2.1. Nguyên tắc đề xuất quy trình ................................................................ 43
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu bài học............................................ 43
2.1.2. Nguyễn tắc đảm bảo tính vừa sức chung và vừa sức riêng ............ 43
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa tính tự giác, tích cực, chủ
động sáng tạo của học sinh và vai trò định hướng của giáo viên ............. 44
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa cái cụ thể và cái trừu tượng
45
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................. 45
2.2. Vận dụng mô hình học qua trải nghiệm của David A. Kold ................ 45
2.2.1. Mô hình học qua trải nghiệm của David A. Kold .......................... 45
2.2.2. Ví dụ minh họa................................................................................. 49
2.3. Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động dạy học yếu tố thống kê trong môn
Toán ở Tiểu học dựa vào trải nghiệm .......................................................... 52
2.4. Một số ví dụ minh họa .......................................................................... 53
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM........................................................66
3.1. Mục đích thực nghiệm..........................................................................66
3.2. Đối tượng thực nghiệm ........................................................................66
3.3. Nội dungthực nghiệm...........................................................................66
3.4. Tiêu chí đánh giá hiệu quả ...................................................................67
3.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 71
PHỤ LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của cải cách giáo dục nói chung cũng như cấp Tiểu học nói riêng. Trong những

năm gần đây, các trường Tiểu học đã có những cố gắng trong việc đổi mới
phương pháp dạy học và đạt được những tiến bộ trong việc phát huy tính tích
cực của học sinh. Tuy nhiên,các phương pháp dạy học truyền thống, đặc biệt là
truyền thụ vẫn chiếm vị trí chủ đạo trong các phương pháp dạy học ở các
trường Tiểu học nói chung, hạn chế việc phát huy tính tích cực, sáng tạo của
học sinh.Chính vì vậy, để phù hợp với xu thế đổi mới thì đổi mới phương pháp
dạy học là một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là ở Tiểu học-cấp học nền tảng.
Hẳn ai cũng từng nghe câu: “Học đi đôi với hành”. Câu nói trên đã nói
lên mối quan hệ mật thiết giữa lý thuyết và thực tế.Xét cho cùng, con người
học tập chỉ có ý nghĩa khi những lý thuyết mình được học có thể ứng dụng vào
thực tế, giúp cho cuộc sống của con người tồn tại và phát triển. Nếu chúng ta
đặt mình vào tâm lý của một học sinh khi phải học những môn mà chúng chỉ
được học tập qua lý thuyết một cách khuôn mẫu, nghe giảng và ghi chép thì
hầu như chúng sẽ đặt ra câu hỏi: “Học cái này để làm gì?”. Điều quan trọng
của một nền giáo dục tiên tiến là biến người học trở thành một người chủ
động, tích cực trong việc tìm tòi tri thức và áp dụng những tri thức đó vào
cuộc sống. Vì vậy, trước yêu cầu tập trung phát triển năng lực và phẩm chất
người học, hài hòa đức, trí, thể, mĩ; đồng bộ với việc đổi mới chương trình, đổi
mới phương pháp và hình thức tổ chức,dạy học dựa vào trải nghiệm sẽ góp
phần quan trọng vào thành công của đổi mới giáo dục hiệnnay.
Hoạt động dạy học dựa vào trải nghiệm là hoạt động giáo dục. Học sinh
được trực tiếp tham gia vào hoạt động trong và ngoài nhà trường dưới sự
hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi

1


trường thực tế sẽ hình thành, phát triển năng lực vận dụng những tri thức, kĩ
năng, kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống, kích thích và phát
triển sự sáng tạo của học sinh. Do đó, chính học sinh tự học qua sự trải

nghiệm của bản thân để hình thành năng lực cho chính mình.
Như vậy, bản chất của dạy học dựa vào trải nghiệm là tổ chức hoạt động
giáo dục trong môi trường học tập trải nghiệm nhằm hình thành và phát triển
năng lực, nhân cách cho học sinh. Trong đó, học sinh là người được tham gia
trực tiếp vào hoạt động để phát huy khả năng sáng tạo nhằm thích ứng với bối
cảnh xã hội hiện tại.
Trong chương trình toán Tiểu học, gồm các nội dung về số học, hình
học, đại lượng và đo đại lượng, giải bài toán có lời văn và yếu tố thống kê.
Trong đó, thống kê là mảng kiến thức quan trọng của toán ứng dụng và được
sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội,…Các yếu tố thông kê được
đưa vào chương trình Tiểu học nhằm tăng cường những nội dung kiến thức có
nhiều ứng dụng trong đời sống thực tế cũng như trong thực hành tính toán.
Ở Tiểu học, yếu tố thống kê chính thức được đưa vào chương trình từ
lớp 3 và mở rộng nâng cao dần ở các lớp tiếp theo, tuy nhiên chúng đã được
nhắc tới từ các lớp đầu Tiểu học qua các bài tập đơn giản. Trải qua nhiều cuộc
cải cách, đổi mới chương trình, hoạt động dạy học các yếu tố thống kê ở
trường Tiểu học ở hiện nay vẫn đang đứng trước nhiều thách thức. Việc dạy
học các yếu tố thống kê còn chưa được chú trọng nhiều; bên cạnh đó, hoạt
động giáo dục nói chung và dạy học nói riêng vẫn bị cho rằng chưa thực sự
tập trung vào việc phát triển người học, vẫn còn mang tính thụ động, chú trọng
việc truyền thụ kiến thức lí thuyết xa rời thực tiễn. Học sinh vẫn chủ yếu
được“học” bằng cách truyền thụ kiến thức mà chưa được chú trọng sự phát
triển kĩ năng, thái độ; dạy học thiên về rèn trí nhớ hơn là rèn tư duy, phát triển
năng lực. Nếu chúng ta vẫn áp dụng cách này thì học sinh sẽ luôn cảm thấy


khô khan, chán nản, các em sẽ không thấy được lợi ích của việc học toán và
không thấy được mối liên hệ giữa toán học và thực tiễn cuộc sống hàng ngày.
Điều này dẫn đến chất lượng dạy và học các yếu tố thống kê trong môn Toán
ở Tiểu học chưacaovàảnhhưởngđếnsựpháttriểncủahọc sinh.

Vì vậy, tôi tiếp cận đề tài “Dạy học các yếu tố thống kê trong môn Toán
ở Tiểu học dựa vàotrải nghiệm”, coi đó là một trong những biện pháp đổi mới
trong dạy học toán ở trường Tiểu học, đồng thời góp phần thực hiện chương
trình giáo dục đổi mới hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài này là đề xuất quy trình tổ chức hoạt
động trải nghiệm trong dạy học các yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu
học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học các yếu tố thống kê. Bên cạnh đó, thiết
kế được một vài hoạt động dạy học các yếu tố thống kê dựa vào trải nghiệm
trong môn Toán ở Tiểu học.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Mối quan hệ giữa lý thuyết của dạy học dựa vào trải nghiệm với dạy học
các yếu tố thống kê cho học sinh Tiểu học.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy học các yếu tố thống kê cho học sinh Tiểu học.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu thiết kế quy trình dạy học các yếu tố thống kê cho học sinh Tiểu học
dựa vào trải nghiệm để học sinh trực tiếp tham gia vào các hoạt động theo
hướng phát huy sự sáng tạo, năng lực của học sinh thì sẽ nâng cao hiệu quả
dạy học các yếu tố thống kê ở Tiểu học.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của dạy học các yếu tố thống kê cho học


sinh Tiểu học dựa vào trải nghiệm.
- Nghiên cứuthực trạng dạy học các yếu tố thống kê cho học sinh Tiểu
học dựa vào trải nghiệm.
- Đề xuất quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học các yếu
tố thống kê trong môn toán ở trường Tiểu học.

- Thực nghiệm sư phạm để khảo sát tính khả thi của quy trình đề xuất.
6. Phương pháp nghiên cứu
-Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phương pháp quan sát, phương
pháp điều tra, phương pháp phỏng vấn.
-Các phương pháp khác: phương pháp xử lý số liệu thống kê.
7. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Do thời gian và kiến thức có hạn nên phạm vi
nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu về cácyếu tố thống kê trong môn
Toán ở Tiểu học và thiết kế hoạt động dạy học các yếu tố thống kê trong môn
Toán ở Tiểu học dựa vào trải nghiệm.
- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu:Địa bàn điều tra khảo sát thực trạng tại
trường Tiểu học Việt Hùng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
8. Cấu trúc khóa luận
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Phần nội dung
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học các yếu tố thống kê
trong môn toán ở Tiểu học dựa vào trải nghiệm
Chương 2: Quy trình tổ chức hoạt động dạy học các yếu tố thống kê
trong môn Toán ở Tiểu học dựa vào trải nghiệm
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần 3: Kết luận và kiến nghị


PHẦN NỘI DUNG
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
CÁC YẾU TỐ THỐNG KÊ TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
DỰA VÀO TRẢI NGHIỆM
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Trải nghiệm và dạy học dựa vào trải nghiệm

1.1.1.1. Trải nghiệm
Trải nghiệm là xu thế dạy học hiện đại đang được quan tâm nghiên cứu
và áp dụng tại nhiều nhà trường ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Theo Từ điển Tiếng việt, "Trải có nghĩa là đã từng qua, từng biết, từng
chịu đựng; còn nghiệm có nghĩa là kinh qua thực tế nhận thấy điều nào đó là
đúng.”[12].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, "Trải nghiệm theo nghĩa chung nhất
là bất kì một trạng thái có màu sắc xúc cảm nào được chủ thể cảm nhận, trải
qua, đọng lại thành bộ phận (cùng với tri thức, ý thức…) trong đời sống tâm
lí của từng người. Theo nghĩa hẹp hơn, chuyên biệt hơn của tâm lí học, là
những tín hiệu bên trong, nhờ đó nghĩa của các sự kiện đang diễn ra đối với
cá nhân được ý thức, chuyển thành ý riêng của cá nhân, góp phần lựa chọn tự
giác các động cơ cần thiết, điều chỉnh hành vi của cá nhân.". [11]
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Trải nghiệm hay kinh nghiệm
là tổng quan khái niệm bao gồm tri thức, kĩ năng trong hoặc quan sát sự vật
hoặc sự kiện đạt được thông qua tham gia vào hoặc tiếp xúc đến sự vật hoặc
sự kiện đó”. Lịch sử của từ “trải nghiệm” gần nghĩa với từ “thử nghiệm”.
Thực tiễn cho thấy trải nghiệm đạt được thường thông qua thử nghiệm. [14]
Từ các khái niệm trên, tôi rút ra: Trải nghiệm là quá trình tham gia trực
tiếp vào các hoạt động, sự kiện cụ thể nhằm thu thập, tích lũy kiến thức, kĩ
năng cho bản thân.


1.1.1.2. Dạy học dựa vào trải nghiệm
1.1.1.2.1. Kinhnghiệm
Theo Từ điển Tiếng Việt, “Kinh là từng trải, nghiệm là chứng thực, là
sự hiểu biết do đã từng trải công việc, đã thấy được kết quả khiến cho có thể
phát huy được mặt tốt và khắc phục được mặt chưa tốt.”. [12]
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, “Kinh nghiệm là những hiểu biết do
trông thấy, nghe thấy, do từng trải, tiếp xúc với cuộc sống mà có hoặc là

những điều coi như những kiến thức học được bằng lý luận, đã thu nhận được
trong quá trình thực sự hoạt động (cư xử, giao thiệp, hành nghề,...).”. [11]
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, “Kinh nghiệm (tiếng
Anh: experience), hay trải nghiệm, là tri thức hay sự thông thạo về một sự
kiện hay một chủ đề có được thông qua tham gia sự can dự hay tiếp xúc trực
tiếp.”. [14]
Kinh nghiệm tồn tại trong thời điểm hiện tại, liên quan tới bản chất chủ
thể của những gì đang tồn tại.
Kinh nghiệm được sử dụng trong thời kỳ quá khứ, liên quan tới những gì
đã được tích lũy của những kinh nghiệm trước đây.
1.1.1.2.2. Học tập qua kinhnghiệm
Học tập qua kinh nghiệm được hiểu là quá trình học tập dựa trên những
kinh nghiệm có sẵn. Nó khác với phương pháp giáo dục truyền thống ở chỗ,
quá trình giáo dục theo cách truyền thống thu nhập thông tin thông qua việc
nghiên cứu các chủ đề mà không cần sự trải nghiệm thực tế. Học tập thông
qua kinh nghiệm rất thích hợp để tiếp thu những kỹ năng thực hành. Trong
phương pháp học tập này, thực hành và thí nghiệm những bài tập thực tế là
chủ đạo [2].
Học tập qua kinh nghiệm tập trung vào người học và kinh nghiệm của
người học, lấy người học làm trung tâm của quá trình học tập.


Học qua kinh nghiệm bao gồm hai hoạt động học tập khác nhau là: tự
học và giáo dục trải nghiệm.
- Tự học là hình thức học tập người học tự tổ chức cho bản thân, phản ánh
qua sự tham gia trực tiếp của chính người học trải nghiệm với các sự việc, sự
kiện của cuộc sống diễn ra hằng ngày.
- Giáo dục trải nghiệm:
Trong khái niệm Dự án giáo dục môi trường tại Hà Nội có viết: “Giáo
dục trải nghiệm là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự chuẩn

bị ban đầu có sự phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người
học.”
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedie, “Giáo dục trải nghiệm là khoa
học giáo dục. Nó tập trung vào quá trình tác động qua lại giữa giáo viên và
học sinh. Họ là đối tượng được đưa vào thử nghiệm trực tiếp cùng với môi
trường và nội dung học tập.” [14]
Như vậy, từ hai quan điểm trên, ta có thể hiểu khái niệm giáo dục trải
nghiệm là như sau:
“Giáo dục trải nghiệm là một quá trình, trong đó, với vai trò tổ chức,
hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự giác, tích cực thực hành, chủ động tự
tạo kiến thức, hình thành kĩ năng và thái độ cho bản thân. Đây là hoạt động
học tập có sự phản hồi và đề cao kinh nghiệm chủ quan của người học.”.
1.1.1.2.3. Dạy học dựa vào trảinghiệm
a. Khái niệm
Trong khóa luận này, tôi hiểu dạy học dựa vào trải nghiệm là một hoạt
động trong quá trìnhdạy học, trong đó giáo viên là người thiết kế, tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động để học sinh trực tiếp tham gia các hoạt động bằng
vốn kinh nghiệm của cá nhân kết hợp sử dụng các giác quan, tự lực chiếm
lĩnh kiến thức, hình thành kỹ năng,thái độ và hànhvi.
b. Lịch sử nghiên cứu


- Nghiên cứu về dạy học dựa vào trải nghiệm trên thế giới
Có thể nói rằng học tập bằng kinh nghiệm có từ rất lâu cùng với sự xuất
hiện của loài người nhưng giáo dục trải nghiệm mới được các nhà giáo dục
đưa ra nghiên cứu từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Cha đẻ của giáo dục trải nghiệm là Jonh Dewey (1859 - 1952), người đặt
nền móng cho giáo dục trải nghiệm. Nhà triết học Hoa Kì này đã làm sáng tỏ
trong công trình nghiên cứu “Kinh nghiệm và giáo dục (Experience
and Education, 1938)” của mình về ý nghĩa của kinh nghiệm cá nhân và

mối quan hệ giữa kinh nghiệm cá nhân người học với hoạt động dạy học.
Năm 1946, Zadek Kurt Lewin (1890 - 1947), người sáng lập của tâm lý
học xã hội Mỹ, được biết đến với công việc nghiên cứu trong lĩnh vực hành vi
tổ chức, động lực nhóm và sự phát triển phương pháp luận của nghiên cứu
hành động. Trong công trình nghiên cứu của mình, Kurt Lewin đã đưa ra mô
hình học tập dựa vào trải nghiệm.
Chú thích mô hình:
Reflect

Plan

1. Reflect - Suy nghĩ về tìnhhuống
2. Plan - Lập kế hoạch giải quyết

tìnhhuống
3. Act - Tiến hành kếhoạch

Observe

Act

4. Observe - Quan sát các kết quả

đạtđược
Năm 1984, giáo sư David Kold người Mĩ đã công bố công trình nghiên
cứu của mình về giáo dục trải nghiệm. Ông đã xây dựng nên mô hình học tập
qua kinh nghiệm gồm 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Khởi động bằng việc tiếp thu một kinh nghiệm
Giai đoạn 2: Quan sát và phản hồi
Giai đoạn 3: Hình thành khái niệm trừu tượng



Giai đoạn 4: Thử nghiệm chủ động
Theo David Kold, trong mô hình của ông, người học có thể tiếp cận ở
bất kì giai đoạn nào trong bốn giai đoạn của chu trình học. Như vậy, giai đoạn
trải nghiệm đã có ban đầu, sau đó tiếp tục bằng giai đoạn phản hồi, thảo luận,
phân tích và đánh giá kinh nghiệm.
Theo Cral Rges: “Chỉ có cách học tập dựa trên sự khám phá bản thân
hoặc tự lĩnh hội thì mới giúp con người thay đổi hành vi của mình. Bản chất
của nó chính là giáo dục trải nghiệm.”.
Còn Richard Ponzio và Sally Stanly cho rằng: “Giáo dục trải nghiệm
không đơn thuần là thực hiện một hoạt động, từ đó rút ra những kết luận và
vận dụng vào các tình huống khác nhau. Mà thông qua việc kết hợp nhiều
cảm giác trong quá trình chia sẻ kinh nghiệm, tất cả người học đều được mở
rộng hiểu biết của mình.”.
Như vậy, trên thế giới, quan niệm về giáo dục trải nghiệm đã được nhắc
đến từ lâu. Mặc dù có nhiều quan niệm nhưng đều đề cập đến cách học thông
qua hoạt động trải nghiệm sẽ giúp học sinh nhớ lâu và nó kết hợp lý thuyết
với thực hành trên thực tế.
- Nghiên cứu về dạy học dựa vào trải nghiệm ở Việt Nam
Mặc dù trên thế giới, dạy học dựa vào trải nghiệm được bắt đầu nghiên
cứu từ rất sớm nhưng ở Việt Nam, việc tiếp cận nghiên cứu về dạy học dựa vào
trải nghiệm còn nhiều hạn chế: có ít công trình, tài liệu nghiên cứu và vận
dụng.
Trong những năm gần đây, giáo dục trải nghiệm mới được đưa vào
nghiêm cứu. Dự án Giáo dục Môi trường Hà Nội phối hợp trung tâm Con
người và Thiên nhiên biên soạn cuốn “Học mà chơi - Chơi mà học” hướng
dẫn các hoạt động môi trường trải nghiệm trong cuốn sách này, tác giả đã đưa
ra các bước tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm và giới thiệu một số hoạt
động trải nghiệm cụ thể.



Mặc dù vậy, trong các công trình nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu nội
dung và quy trình dạy học các yếu tố thống kê trong môn Toán ở Tiểu học
dựa vào trải nghiệm chưa được đề cập nghiên cứu.
c. Nền tảng của dạy học dựa vào trải nghiệm
Hơn 2000 năm trước, Khổng Tử (551 - 479 TCN) đã nói: “Những gì tôi
nghe, tôi sẽ quên; những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu.”,
tư tưởng này thể hiện tinh thần chú trọng học tập từ trải nghiệm và việc làm.
Cùng thời gian đó, ở phương Tây, nhà triết học Hi Lạp - Xôcrát (470 - 399
TCN) cũng nêu lên quan điểm: “Người ta phải học bằng cách làm một việc gì
đó; với những điều bạn nghĩ là mình biết, bạn sẽ thấy không chắc chắn cho
đến khi làm nó”. Đây được coi là những nền gốc tư tưởng đầu tiên của “Giáo
dục trải nghiệm”.
Giáo dục trải nghiệm được thực sự đưa vào giáo dục hiện đại từ những
năm đầu của thế kỉ XX. Tại Mỹ, năm 1902, “Câu lạc bộ trồng ngô” đầu tiên
dành cho trẻ em được thành lập. Hơn 100 năm sau, câu lạc bộ này trở thành
hoạt động cốt lõi của tổ chức 4 - H tổ chức phát triển thanh thiếu niên lớn nhất
của nước Mỹ, tiên phong trong ứng dụng học tập qua lao động, trải nghiệm.
Tại Anh, năm 1907 đã tổ chức một cuộc cắm trại hướng đạo đầu tiên.
Hoạt động này sau phát triển thành hoạt động Hướng đạo sinh rộng khắp toàn
cầu. Hướng đạo là một loại hình giáo dục trải nghiệm, chú ý đặc biệt vào các
hoạt động thực hành ngoài trời.
Cho đến năm 1977, có sự thành lập của “Hiệp hội Giáo dục trải nghiệm”
(Association for Experiential Education AEE).
Ngày nay, giáo dục trải nghiệm đang tiếp tục phát triển và hình thành
mạng lưới rộng lớn được những cá nhân, tổ chức giáo dục, trường học trên toàn
thế giới ứng dụng. UNESCO cũng nhìn nhận: Giáo dục trải nghiệm như là một
triển vọng tương lai tươi sáng cho giáo dục toàn cầu trong các thập kỉ tới.



d. Vị trí, vai trò của dạy học dựa vào trải nghiệm
- Dạy học dựa vào trải nghiệm là cầu nối nhà trường, kiến thức các môn
học với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức, có định hướng, góp phần
tích cực vào hình thành và củng cố năng lực và phẩm chất nhân cách.
-Dạy học dựa vào trải nghiệm giúp giáo dục thực hiện được mục đích
tích hợp và phân hóa, nhằm phát triển năng lực thực tiễn và cá nhân hóa, đa
dạng hóa tiềm năng sáng tạo.
-Dạy học dựa vào trải nghiệm giúp nuôi dưỡng và phát triển đời sống
tình cảm, ý chí, tạo động lực hoạt động, tích cực hóa bản thân.
e. Bản chất của dạy học dựa vào trảinghiệm
Quá trình dạy học là một quá trình hoạt động thống nhất giữa giáo viên
và học sinh. Trong đó, giáo viên giữ vai trò hướng dẫn, tổ chức, điều chỉnh
hoạt

động

của

học

sinh

nhằmlàmchohọc

sinhtựgiácnắmvữnghệthốngtrithức,kỹnăng,kỹxảo,giúptrẻpháttriểnđượcnănglựcn
h ậnthức,nănglựchoạtđộngvàhìnhthànhcơsởcủathếgiớiquankhoahọc. Đây là
hoạt động của chính học sinh, học sinh là chủ thể tích cực tự chiếm lĩnh tri
thức bằng hoạt động học tập của mình, còn đối tượng nhận thức ở đây là chính
là hiện thực khách quan.

Dạy học dựa vào trải nghiệm khác với giáo dục truyền thống ở chỗ, quá
trình giáo dục truyền thống thu nhận thông tin thông qua việc nghiên cứu các
chủ đề mà ít trải nghiệm thực tế. Ở dạy học dựa vào trải nghiệm, kinh nghiệm
của người học được tích lũy và phản hồi thông qua những kiến thức và hiểu
biết mới mà người học tiếp thu được từ những trải nghiệm thực tế. Đây không
đơn thuần là thực hiện một hoạt động học tập bình thường, mà trải nghiệm trở
thành một quá trình học tập khi nó được học sinh động não và phản hồi, từ đó
rút ra những kết luận để ghi nhớ và vận dụng vào các tình huống khác nhau.
Dạy học dựa vào trải nghiệm lấy hoạt động của học sinh làm trung tâm,


tất cả học sinh đều trải nghiệm theo một tiến trình cụ thể. Trong trải nghiệm,
tất cả học sinh đều huy động tối đa kinh nghiệm có sẵn, cùng với các giác
quan để quan sát, cảm nhận về sự vật, hiện tượng; học sinh đều được phát huy
khả năng làm việc tự lập, làm việc theo nhóm, tư duy sáng tạo, biết so sánh,
phân tích, đánh giá các sự vật, hiện tượng dựa trên sự trải nghiệm của bản thân.
Như vậy, bản chất của dạy học dựa vào trải nghiệm là quá trình dạy học
tập trung vào các giác quan và kinh nghiệm của người học.
g. Đặc trưng của dạy học dựa vào trải nghiệm
- Mang tính tích hợp và phân hóa cao.
- Thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng.
- Là quá trình học hiệu quả, tích cực và sáng tạo.
- Đòi hỏi sự phối hợp, liên kết nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài
nhà trường.
- Giúp lĩnh hội những kinh nghiệm mà cách hình thức học tập khác
không thực hiện được.
h. Đặc điểm của dạy học dựa vào trảinghiệm
- Dạy học dựa vào trải nghiệm là một quá trình liên tục dựa vào kinh
nghiệm
Trong dạy học dựa vào trải nghiệm, nó như là một quá trình liên tục, các

kiến thức được bắt nguồn và liên tục được sửa đổi bởi kinh nghiệm.
Dewey cho rằng, mỗi cá nhân đều có sự kế thừa và phát triển các kinh
nghiệm để tổn tại trong cuộc sống. “Nguyên tắc liên tục của kinh nghiệm có
nghĩa



kinh

nghiệm

lấy

từ

ngườiđãđitrướcvànhữngngườiđếnsausửađổichonótốthơnđểápdụngvào

những
giải

quyết một tình huống khác ở thế giới của mình, ở môi trường mà mình đang
sống” (Dewey, 1938). Học tập dựa vào trải nghiệm là một quá trình liên tục
căn cứ vào kinh nghiệm. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với giáo dục, bởi
tất cả những gì học tập trước đó sẽ được tái học tập.


- Học tập thông qua sailầm
Trong dạy học dựa vào trải nghiệm, để có được kinh nghiệm thì người
học phải được trải nghiệm trực tiếp khi tham gia vào hoạt động học tập cụ thể.
Hơn nữa, bản chất của dạy học dựa vào trải nghiệm là quá trình dạy học mà ở

đó việc học tập dựa trên vốn kinh nghiệm cá nhân và sử dụng tất cả các giác
quan của học sinh. Dạy học dựa vào trải nghiệm không đơn thuần là thực hiện
một hoạt động mà còn là quá trình để tự chiếm lĩnh kiến thức, ghi nhớ và vận
dụng vào các tình huống khác nhau,... Khi trải nghiệm, trong quá trình người
học vận dụng vốn kinh nghiệm và các giác quan, kết hợp phân tích, so sánh,
phản hồi một cách trung thực về sự vật, hiện tượng, tất yếu sẽ xảy ra việc mọi
sai lầm cá nhân. Nhưng khi có sai lầm, chúng ta không phủ nhận, bỏ qua mà
nhìn nhận, xem xét nó, thậm chí có khi nó còn có giátrị. Bên cạnh đó, có thể
nói rằng sai lầm cũng là một động thái giúp học sinh tìm ra chân lý.
Khi vận dụng dạy học dựa vào trải nghiệm, giáo viên phải luôn khuyến
khích học sinh trải nghiệm, tự phát hiện ra kiến thức mới và chấp nhận những
kết quả sai lầm trong quá trình hình thành kinhnghiệm.
- Vai trò và mối quan hệ của giáo viên và học sinh trong học tập dựa
vào trải nghiệm
Giáo dục trải nghiệm tập trung nhấn mạnh vào quá trình tác động qua lại
giữa giáo viên và học sinh, thay đổi cách nhìn nhận của giáo viên và học sinh
về vai trò của mình trong quá trình học tập.
Quá trình hình thành kiến thức, giáo viên chỉ đóng vai trò là người tổ
chức, hướng dẫn, đảm bảo cho quá trình học tập và lĩnh hội kiến thức của học
sinh có ý nghĩa chứ không phải là người cung cấp các kiến thức có sẵn. Học
sinh là trung tâm, tự trải nghiệm để thu thập kiến thức, kỹ năng, biểu hiện thái
độ, hành vi của bản thân. Do vậy, dạy học dựa vào trải nghiệm, kiến thức học
sinh thu được không chỉ là những kiến thức trong sách giáo khoa mà còn là cả


những kiến thức thực tiễn bên ngoài cuộc sống, ngoài xãhội.
Tóm lại, trongdạy học dựa vào trải nghiệm, giáo viên là người thiết kế,
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động để học sinh trải nghiệm, tự lực chiếm lĩnh
nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
- Trong dạy học dựa vào trải nghiệm, các phương pháp dạy học được

liên kết chặt chẽ với nhau trong một tổngthể
Trong dạy học dựa vào trải nghiệm, các hoạt động học tập thể hiện qua
việc thảo luận, quan sát, thực hành, làm thí nghiệm, chơi trò chơi. Do vậy,
dạy học dựa vào trải nghiệm thường bị hiểu nhầm với các phương pháp, hình
thức tổ chức dạy học đó. Tuy nhiên, các phương pháp và hình thức dạy học
này ngoài mối quan hệ tương đồng với dạy học dựa vào trải nghiệm, chúng
cũng có những khác biệt. Trước hết, trong học tập dựa vào trải nghiệm, GV
thiết kế các hoạt động sử dụng những phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học.
Ngoài

ra,

trong

dạy

họcdựavàotrảinghiệmcòncótínhlinhđộngcủacáchoạtđộngcánhân,
nhóm,thảoluận. Chính vì bản chất của dạy học dựa vào trải nghiệm là quá
trình dạy học trong đó việc học tập dựa trên vốn kinh nghiệm cá nhân và sử
dụng các giác quan nên việc quan sát, cảm nhận là một hoạt động rất quan
trọng trong quá trình trải nghiệm. Quan sát, thảo luận, trò chơi,... chỉ là một
trong các hoạt động trong quá trình trải nghiệm. Hay nói cách khác, dạy học
dựa vào trải nghiệm nhấn mạnh vào kinh nghiệm chủ quan và việc quan sát,
cảm nhận sự vật, hiện tượng của người học, nó yêu cầu việc trải nghiệm thực
tế và phản ánh kinhnghiệmcủangườihọcvềsựvật,hiệntượng.
- Đánh giá
Hoạt động đánh giá là quá trình kiểm nghiệm sự hiệu quả trong việc sử
dụng phương pháp, hình thức dạy học có phù hợp với nội dung bài học hay



không. Việc đánh giá học sinh không chỉ nhằm mục đích nhận định thực trạng
học tập của các em mà còn điều chỉnh hoạt động của giáo viên giảng dạy.
Giữa cách đánh giá truyền thống và đánh giá trong dạy học trải
nghiệm có những điểm khác rõ rệt. Nếu trong dạy học truyền thống cách
đánh giá
được thực hiện bằng cách giáo viên đặt câu hỏi xem học sinh có trả lời đúng
không hoặc thông qua bài thi viết, thì trong dạy học theo hướng trải nghiệm,
ngoài đánh giá kiến thức của học sinh bằng cách đặt câu hỏi, bài thi viết thì
giáo viên còn đánh giá học sinh dựa trên hoạt động mà học sinh thực
hiện. Các hoạt động mà học sinh làm sẽ thể hiện vốn kiến thức mà học sinh
tếp thu
được. Không những thế, thông qua các hoạt động, giáo viên còn đánh
giá
được kĩ năng thực hành của học sinh qua việc vận dụng tri thức thu được vào
việc giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống.
Trong dạy học truyền thống, giáo viên giữ vai trò độc quyền đánh giá,
còn trong dạy học trải nghiệm, ngoài việc giáo viên đánh giá thì học sinh còn
được tham gia đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả của bản thân
mình.
Đánh giá trong dạy học trải nghiệm khuyến khích học sinh suy nghĩ,
sáng tạo và hoạt động tích cực nhằm hướng tới mục têu tốt, các em có thái
độ tch cực với việc học tập của bản thân hơn và sự đánh giá lẫn nhau giữa
các học sinh tạo cho các em ý thức cố gắng vươn lên trong học tập.
i. So sánh hoạt động dạy học hiện hành và hoạt động dạy học dựa vào
trải nghiệm.
Hoạt động dạy học dựa vào trải nghiệm có vai trò rất quan trọng trong
nhà trường, đặc biệt là trong hoàn cảnh đổi mới chương trình giáo dục.



Có thể so sánh dạy học hiện hành và dạy học dựa vào trải nghiệm trong
chương trình giáo dục mới như sau:
STT

Nội dung

Dạy học hiện hành

Dạy học dựa vàotrải nghiệm


so sánh
Hình thành và phát Hình thành và phát triển những
1

Mục đích
chính

triển hệ thống tri thức, phẩm chất, tƣ tƣởng, ý chí tình
khoa học, năng lực cảm, giá trị, kĩ năng sống và
nhận thức và hành những năng lực chung cần có ở
con ngƣời trong xã hội hiện đại.

động của học sinh.

- Kiến thức khoa học, -Kiến thức thực tiễn gắn bó với
nội dung gắn với các đời sống, địa phƣơng, cộng đồng,
lĩnh vực chuyên môn.

đất nƣớc, mang tính tổng hợp

nhiều lĩnh vực giá dục, nhiều môn
học; dễ vận dụng vào thực tế.

2

Nội dung

-Đƣợc thiết kế thành -Đƣợc thiết kế thành các chủ điểm
các phần, chƣơng bài, mangh tính mở, không yêu cầu
có mối liên hệ logic mối liên hệ chặt chẽ giữa các chủ
chặt chẽ với các mô điểm.
đun tƣơng đối hoàn
chỉnh.
-Đa dạng,
trình



quy - Đa dạng, phong phú, mềm dẻo,

chặt chẽ, hạn chế về
không gian, thời gian,
3

Hình thức
tổ chức

quy mô và đối tƣợng

linh hoạt, mở về không gian, thời

gian, quy mô, đối tƣợng và số
lƣợng,…

tham gia,…
-Học sinh ít có cơ hội -Học sinh có nhiều cơ hội trải
trải nghiệm các nhân.
-Ngƣời

nghiệm.

chỉ đạo tổ -Có nhiều lực lƣợng tham gia chỉ

chức hoạt đông học đạo, tỏ chức các hoạt động trải
tập chủ yếu là giáo nghiệm với các mức độ khác nhau

16


viên.

(giáo viên, phụ huynh, nhà hoạt
động xã hội, chính quyền, doanh
nghiệp, đơn vị khác nhu Vườn
quốc gia, Bảo tàng,…)

Tương
4

tác,
phương

pháp

-Chủ yếu là thầy-trò.

-Đa chiều.

-Thầy chỉ đạo, hướng -Học sinh tự hoạt động, trải
dẫn, trò hoạt động là nghiệm là chính.
chính.
-Nhấn mạnh đến năng -Nhấn mạnh đến kinh nghiệm,
lực tư duy.

năng lực thực hiện, tnh trải
nghiệm.

5

Kiểm tra,

-Theo chuẩn chung.

đánh giá

-Theo những yêu cầu riêng, mang
tính cá biệt, phân hóa.

-Thường đánh giá kết -Thường đánh giá kết quả đạt
quả đạt được bằng được bằng nhận xét.
điểm số.
1.1.2. Khái quát về dạy học yếu tố thống kê cho học sinh Tiểu học

1.1.2.1. Mục tiêu dạy học
Thống kê là việc thu thập, lưu giữ, phân tích và xử lí các số liệu, thông
tin cần thiết cho một mục đích, một hoạt động ở một nơi nào đó, trong một
khoảng thời gian nào đó.
Các yếu tố thống kê được đưa vào chương trình Tiểu học mới nhằm tăng
cường những nội dung kiến thức có nhiều ứng dụng trong đời sống thực
tế cũng như trong thực hành tính toán.
Mục têu của dạy học yếu tố thống kê ở Tiểu học là nhằm giúp học sinh:
- Làm quen với dãy số liệu, bảng thống kê số liệu, một số loại biểu đồ
17


(biểu đồ tranh, biểu đồ cột, biểu đồ quạt).
- Rèn luyện và củng cố một số kĩ năng phù hợp với trình độ nhận thức
như: kĩ năng thu thập và ghi chép số liệu thống kê, kĩ năng phân tch và xử lí
một dãy số liệu, kĩ năng đọc và phân tch số liệu trong một bảng số liệu thống
kê đơn giản, đọc và phân tch số liệu trên biểu đồ, kĩ năng tnh số trung bình
cộng.
- Góp phần rèn luyện khả năng phân tích, làm việc có tnh toán, kế
hoạch và khoa học; đức tính cẩn thận và tỉ mỉ; thiết lập mối quan hệ chặt
chẽ giữa các kiến thức toán học trong nhà trường và thực tiễn cuộc sống.
-Yếu tố thống kê cùng với các kiến thức toán học khác sẽ góp phần hình
thành nhân cách cho học sinh.
Các yêu cầu cụ thể về kiến thức, kĩ năng như sau:
Yêu cầu về kiến thức
Tạo cơ sở cho học sinh làm quen với các biểu tượng ban đầu về thống kê
mô tả:
+Dãy số liệu
+Bảng số liệu thống kê
+Biểu đồ thống kê

+Số trung bình cộng
Các khái niệm này được trình bày bằng ngôn ngữ thông thường. Học
sinh có thể chỉ ra các yêu cầu đó bằng cách mô tả thông qua các ví dụ minh
họa, những ví dụ này lấy từ tình huống thực tiễn, đơn giản và gần gũi
trong đời sống hàng ngày.
Yêu cầu về kỹ năng
Việc dạy học thống kê trong trường Tiểu học bước đầu chuẩn bị cho học
sinh một số kỹ năng về thống kê, đó là:
18


×