Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

Thành ngữ trong truyện ngắn nguyễn công hoan (2017)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (621.38 KB, 89 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN

======

NGUYỄN THỊ LINH ANH

THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Ngôn ngữ

Người hướng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ THÙY VINH


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận này, tôi đã nhận được sự hướng
dẫn nhiệt tình của các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn - trường Đại học Sư
phạm Hà Nội 2, đặc biệt là các thầy cô trong tổ ngôn ngữ và TS. Lê Thị Thùy
Vinh là người
hướng dẫn trực tiếp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến các
thầy
cô!
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Linh Anh



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận là kết quả
quá trình nghiên cứu của bản thân tôi. Những nội dung này không trùng khớp
với
kết quả nghiên cứu của người khác.
Hà Nội, ngày... tháng... năm 2017
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Linh Anh


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề............................................................................. 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu................................................................ 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 4
6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 5
7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 5
NỘI DUNG....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................ 6
1.1. Khái niệm về thành ngữ ............................................................................. 6
1.2. Đặc điểm của thành ngữ............................................................................. 7
1.2.1. Đặc điểm kết cấu..................................................................................... 7
1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa ................................................................................ 8
1.3. Phân loại thành ngữ.................................................................................... 8
1.3.1. Dựa vào phương thức tạo nghĩa .............................................................. 8

1.3.2. Dựa vào cơ chế cấu tạo ........................................................................... 9
1.3.3. Dựa vào nguồn gốc ................................................................................. 9
1.3.4. Dựa vào tính biểu trưng .......................................................................... 9
1.4. Giá trị văn hóa dân tộc của thành ngữ tiếng Việt .................................... 10
1.4.1. Tính biểu trưng...................................................................................... 10
1.4.2. Tính hình tượng..................................................................................... 11
1.4.3. Tính biểu thái ........................................................................................ 11
1.4.4. Tính dân tộc và tính cụ thể.................................................................... 12
1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Công Hoan..................................................... 13


1.5.1. Cuộc đời ................................................................................................ 13
1.5.2. Sự nghiệp sáng tác ................................................................................ 14
CHƯƠNG 2: THÀNH NGỮ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG
HOAN ............................................................................................................. 19
2.1. Kết quả thống kê ...................................................................................... 19
2.1.1. Phân loại kết quả thống kê .................................................................... 19
2.1.2. Nhận xét chung ..................................................................................... 19
2.2. Đặc điểm cấu tạo thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ...... 20
2.2.1. Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng ............................................................. 20
2.2.2. Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng ....................................................... 27
2.2.3. Thành ngữ so sánh................................................................................. 28
2.3. Mục đích sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan...........
31
2.3.1. Sử dụng thành ngữ để miêu tả nhân vật................................................ 31
2.3.2. Sử dụng thành ngữ để miêu tả cảnh vật ................................................ 36
2.4. Nét độc đáo trong cách sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn
Công
Hoan ................................................................................................................ 38
2.4.1. Sử dụng thành ngữ ở dạng nguyên mẫu................................................ 38

2.4.2. Sử dụng thành ngữ ở dạng sáng tạo ...................................................... 40
KẾT LUẬN .................................................................................................... 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong hệ thống ngôn ngữ nói chung, hệ thống từ vựng tiếng Việt
nói riêng, thành ngữ có vị trí rất quan trọng. Nó vừa là đơn vị của ngôn ngữ
vừa chứa đựng những yếu tố văn hóa, xã hội, lịch sử, phong tục… của dân tộc
ta. Chẳng thế, từ lâu, thành ngữ đã được coi là tấm gương phản ánh đời sống
vật chất, tinh thần của một xã hội. Việc tìm hiểu một cách thấu đáo về đơn vị
này trong hệ thống ngôn ngữ nói chung và trong hoạt động giao tiếp nói riêng
với ý nghĩa đó là rất cần thiết.
1.2. Nguyễn Công Hoan là một trong những nhà văn xuất sắc của trào
lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930 - 1945. Hơn nửa thế kỉ cầm
bút, bằng tài năng vốn có và tâm huyết trong nghề, Nguyễn Công Hoan đã để
lại cho đời một khối lượng tác phẩm đồ sộ với đầy đủ thể loại: truyện ngắn,
tiểu thuyết, truyện dài... nhưng thể loại thành công nhất của ông là truyện
ngắn. Thông qua truyện ngắn, chúng ta phần nào thấy được quan điểm sáng
tác, quan
điểm nghệ thuật của nhà văn cũng như cách sử dụng ngôn ngữ bậc thầy trong
xây dựng cốt truyện, lời kể, lời đối thoại giữa các nhân vật. Hệ thống ngôn
ngữ
được tác giả sử dụng rất dung dị tự nhiên, mang đậm hơi thở cuộc sống. Đặc
biệt thành ngữ là một trong những yếu tố ngôn ngữ đem lại cho truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan những giá trị riêng biệt.
Nhận thấy việc khảo sát thành ngữ trong tác phẩm văn chương nghệ
thuật là một hướng đi đúng đắn giúp người nghiên cứu hiểu rõ hơn về hoạt

động hành chức của thành ngữ cũng như nhận thấy việc nghiên cứu về những
yếu tố ngôn ngữ nói chung, thành ngữ nói riêng trong truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan chưa

1


được chú ý đúng mức, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Thành ngữ
trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan. Chúng tôi hy vọng việc nghiên cứu
này sẽ

2


mang đến một cái nhìn đầy đủ về thành ngữ tiếng Việt cũng như thấy được tài
năng của nhà văn Nguyễn Công Hoan trong dòng chảy của lịch sử văn học.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu thành ngữ trong tiếng Việt nói chung có thể nói đến giai
đoạn hiện nay đã thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Công trình nghiên
cứu đầu tiên trong tiếng Việt là Về tục ngữ và ca dao của Phạm Quỳnh được
công bố năm 1921. Trong bài viết này, ông quan niệm tất cả các cụm từ cố
định đều là tục ngữ. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này đã đánh dấu một
mốc quan trọng trong tiến trình nghiên cứu thành ngữ tiếng Việt. Đến năm
1928, cuốn Tục ngữ và phong dao của Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc xuất bản.
Với công trình này, tác giả cũng “không phân biệt thế nào là thành ngữ, tục
ngữ, lý ngữ, sấm ngữ, mê ngữ, phương ngôn, đồng dao, ca dao hay phong dao
gì cả”.
Đến những năm 60 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu thành ngữ mới có hệ
thống và cơ sở khoa học. Các nhà Việt ngữ học đã nghiên cứu thành ngữ trên
nhiều phương diện như: nghiên cứu về cấu tạo, từ điển về thành ngữ, giải

thích về nguồn gốc, nhận diện thành ngữ trong sự đối sánh với tục ngữ...Cái
mốc quan trọng trong việc nghiên cứu thành ngữ là việc xuất bản từ điển
Thành ngữ tiếng Việt (1976) của Nguyễn Lực và Lương Văn Đang. Công trình
này tuy còn chưa bao quát được tất cả các thành ngữ tiếng Việt nhưng nó đã
cung cấp cho các nhà Việt ngữ học và những ai quan tâm đến vấn đề này một
tài liệu bổ ích và có giá trị to lớn. Tiếp đó là năm 1989 xuất bản cuốn Từ điển
thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân và Kể chuyện về thành ngữ
và tục ngữ (1988
- 1990) do Hoàng Văn Hành chủ biên. Trong tác phẩm này, Hoàng Văn Hành
đã giải thích được nguồn gốc hình thành của khá nhiều thành ngữ, tục ngữ
được xem là khó hiểu, khó dùng, gắn liền với các điển tích, điển cố, phong
tục, tập quán... Các công trình sau đó đều đi sâu vào nghiên cứu với mục đích


tìm ra sự khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ với các đơn vị khác có liên
quan. Có thể


kể đến một số công trình như Góp ý kiến về phân biệt thành ngữ và tục ngữ
(1973) của Cù Đình Tú. Trong công trình này, ông đã dùng chức năng làm
tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ. Ông viết: “Thành ngữ là những đơn
vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính
chất, hành động...” còn tục ngữ mang chức năng thông báo. Nó thông báo một
nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan.
Do vậy, mỗi tục ngữ là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng.
Ngoài ra còn có những công trình khác như Vấn đề của từ tiếng Việt hiện đại
(1976) của Hồ Lê, ông đã gộp chung thành ngữ và ngạn ngữ (tục ngữ) làm
một. Theo ông sự khác nhau cơ bản giữa hai đơn vị này là về mặt ý nghĩa.
Tuy nhiên các công trình nêu trên vẫn chưa thực sự thuyết phục được các nhà
nghiên cứu. Vậy nên thành ngữ hiện nay vẫn đang được tiếp cận theo từng

khía cạnh khác nhau để có thể tạo nên tiếng nói chung về thành ngữ.
Một trong những khía cạnh nghiên cứu thành ngữ là nghiên cứu nghệ
thuật sử dụng thành ngữ của các nhà văn, nhà thơ. Chính vì vậy đã có hàng
loạt các luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp cũng như nhiều báo cáo khoa
học, nhiều bài viết đăng trên các tạp chí về vấn đề sử dụng thành ngữ của
những tên tuổi lớn: Hồ Chí Minh, Nam Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài...
Qua việc tra cứu và tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu thành
ngữ trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan là một đề tài hấp dẫn và bổ ích. Vì
vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: Thành ngữ trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan. Với vấn đề nghiên cứu này, chúng tôi mong muốn tìm ra
nét đặc sắc, phong phú, linh hoạt trong việc vận dụng thành ngữ trong truyện
ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu


Trên cơ sở khảo sát các thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan, đề tài hướng tới làm rõ sự hoạt động và biến đổi của thành ngữ tiếng
Việt trong hoạt động giao tiếp, qua đó khẳng định tài năng của nhà văn
Nguyễn Công Hoan trong việc sử dụng thành ngữ.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp các lí thuyết về khái niệm, đặc điểm, cách phân loại và giá
trị văn hóa dân tộc của thành ngữ.
- Tập hợp, thống kê thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và
xử lí số liệu.
- Phân tích đặc điểm về cấu tạo và hiệu quả sử dụng cũng như nét độc
đáo trong việc sử dụng thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là thành ngữ trong truyện ngắn

Nguyễn Công Hoan.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Do giới hạn của thời gian và khuôn khổ của đề tài, khóa luận giới hạn
phạm vi nghiên cứu trong: “Nguyễn Công Hoan - Truyện ngắn chọn lọc” NXB Văn học, 2013.
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp miêu tả.
- Thủ pháp phân tích.
- Thủ pháp tống hợp.


6. Đóng góp của khóa luận
Về mặt lí luận, thông qua việc khảo sát thành ngữ trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan, khóa luận làm rõ những đặc điểm về thành ngữ tiếng
Việt nói chung trên cả hai phương diện ngôn ngữ và văn hóa.
Về mặt thực tiễn, phân tích giá trị nghệ thuật của thành ngữ trong
truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan giúp chúng ta thấy được sự vận dụng
linh hoạt, sáng tạo của thành ngữ trong giao tiếp. Qua đó khẳng định tài năng,
phong cách nghệ thuật của Nguyễn Công Hoan trong việc sử dụng ngôn ngữ.
Đồng thời khóa luận còn góp phần hữu ích trong việc giảng dạy truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan trong chương trình phổ thông.
7. Bố cục của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, khóa luận được cấu trúc thành 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết
Chương 2: Thành ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1.1. Khái niệm về thành ngữ
Các nhà ngôn ngữ học đều thống nhất khi đưa ra khái niệm về thành
ngữ. Hoàng Văn Hành cho rằng: “Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền
vững về hình thức, cấu trúc hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa được sử dụng
rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ” [4; 21].
Nguyễn Thiện Giáp cũng cho rằng: “Thành ngữ là những cụm từ cố
định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa có giá trị gợi tả tính hình tượng là
đặc trưng cơ bản của thành ngữ. Thành ngữ biểu thị khái niệm nào đó dựa
trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể. Tính hình tượng của thành
ngữ được xây dựng dựa trên cơ sở của hiện tượng so sánh và ẩn dụ” [2; 181].
Đái Xuân Ninh khẳng định: “Thành ngữ là một cụm từ cố định mà các
yếu tố tạo thành đã mất tính độc lập ở cái mức độ nào đó và kết hợp lại thành
một khối tương đối vững chắc và hoàn chỉnh” [8; 212].
Cù Đình Tú quan niệm: “Thành ngữ là những tổ hợp từ có sẵn (cụm từ
cố định) trong ngôn ngữ có chức năng định danh như: từ dùng để gọi tên sự
vật, tính chất, hoạt động” [10; 274].
Vũ Ngọc Phan cho rằng: “Thành ngữ là một phần câu sẵn có, nó là một
bộ phận của câu mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn đạt
được một ý trọn vẹn” [9; 48].
Tác giả Hồ Lê có nói: “Thành ngữ là những tổ hợp từ (bao gồm nhiều
từ hợp lại có tính chất vững chắc về cấu tạo, và bóng bẩy về ý nghĩa) dùng để
miêu tả một hình ảnh, một hiện tượng, một tính cách hay một trạng thái nào
đó” [6; 97].
Dương Quảng Hàm lại cho rằng: “Thành ngữ là những lời nói do nhiều
tiếng ghép lại đã lập thành sẵn. Ta có thể mượn để diễn đạt một ý tưởng của
ta khi nói chuyện hoặc viết văn” [3; 9].



Trên cơ sở tổng hợp các quan niệm và cách lập luận khác nhau về thành
ngữ của các tác giả, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về thành ngữ như sau:
“Thành ngữ là những cụm từ cố định được dùng để định danh cho các sự vật,
hiện tượng, tính chất, hành động”. Thành ngữ có hình thức và nội dung khá
hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ có tính hình tượng, tính gợi cảmvà hình thức
diễn đạt có tính bóng bẩy, trau chuốt và giàu tính gợi cảm.
1.2. Đặc điểm của thành ngữ
1.2.1. Đặc điểm kết cấu
Thành ngữ là một tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái - cấu trúc.
Chính nhờ tính chất cố định, chặt chẽ này mà thành ngữ được dùng tương
đương như từ.
Tính cố định về hình thái - cấu trúc của thành ngữ được thể hiện ở thành
phần từ vựng của thành ngữ. Các yếu tố cấu tạo nên thành ngữ hầu như đều
được giữ nguyên trong sử dụng và thường không thể thay thế bằng các yếu tố
khác. Chẳng hạn chúng ta nói mẹ tròn con vuông chứ không được nói má tròn
con vuông, hay thành ngữ trời sinh voi sinh cỏ không thể thay thành trời đẻ
voi đẻ cỏ... Ngoài ra, tính bền vững về cấu trúc của thành ngữ còn thể hiện ở
sự cố định về trật tự các thành tố tạo nên thành ngữ. Ví dụ người ta thường nói
lên voi xuống chó chứ không nói hoặc rất ít nói xuống chó lên voi, hoặc nói
trời cao đất dày chứ không nói đất dày trời cao...
Tính ổn định, cố định về thành phần từ vựng và cấu trúc của thành ngữ
hình thành là do thói quen sử dụng của người bản ngữ. Tuy nhiên, tính cố
định, bền vững về hình thái cấu trúc của thành ngữ không phải là bất biến.
Trong giao tiếp, người ta vẫn chấp nhận việc sử dụng thành ngữ một cách linh
hoạt và sáng tạo. Chẳng hạn nói tức nước thì vỡ bờ hay trăm đắng với ngàn
cay thì vẫn có thể chấp nhận được. Cho nên tính bền vững của thành ngữ
trong hệ thống chuẩn và tính uyển chuyển của nó trong sử dụng là hai mặt
không hề mâu thuẫn, loại trừ nhau.



1.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa
Đặc trưng nổi bật nhất về nghĩa của thành ngữ đó là có tính hoàn chỉnh
và bóng bẩy về ý nghĩa. Thành ngữ biểu thị những khái niệm hoặc biểu tượng
trọn vẹn về các thuộc tính, quá trình hay sự vật. Hơn nữa, khác với các đơn vị
từ vựng thông thường, nội dung của thành ngữ không hướng tới điều được
nhắc đến trong nghĩa đen của các từ ngữ tạo nên thành ngữ mà thường được
suy ra từ các yếu tố cấu thành. Chẳng hạn thành ngữ rán sành ra mỡ thực chất
không phải miêu tả việc sành có rán ra mỡ được không mà thành ngữ này ngụ
ý chỉ những người rất hà tiện, rất chắt mót. Hay thành ngữ chim sa cá lặn
cũng không phải thể hiện việc chim có sa, cá có lặn hay không mà thành ngữ
này muốn ám chỉ nhan sắc của phụ nữ.
1.3. Phân loại thành ngữ
Việc phân loại thành ngữ được tiến hành dựa vào nhiều tiêu chí khác
nhau nên kết quả phân loại cũng rất khác nhau.
1.3.1. Dựa vào phương thức tạo nghĩa
Theo Hoàng Văn Hành trong Thành ngữ học tiếng Việt, thành ngữ tiếng
Việt được chia thành hai loại lớn là thành ngữ so sánh và thành ngữ ẩn dụ.
Tiếp đó, căn cứ vào đặc điểm “có hay không có tính đối xứng” thành ngữ ẩn
dụ lại
được chia thành hai tiểu loại là thành ngữ ẩn dụ đối xứng và thành ngữ ẩn dụ
phi đối xứng. Có thể hình dung cách phân chia này qua sơ đồ sau:
THÀNH NGỮ

Thành ngữ so sánh

Thành ngữ ẩn dụ

Thành ngữ ẩn dụ
đối xứng


Thành ngữ ẩn
dụ phi đối xứng


1.3.2. Dựa vào cơ chế cấu tạo
Theo Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học Tiếng Việt thành ngữ có
hai loại lớn là thành ngữ hợp kết và thành ngữ hòa kết. Thành ngữ hợp kết
được hình thành do sự kết hợp của một thành tố biểu thị thuộc tính chung
của đối
tượng với các thành tố khác biểu thị thuộc tính riêng của của đối tượng. Còn
thành ngữ hòa kết được hình thành trên cơ sở của một ẩn dụ toàn bộ.
1.3.3. Dựa vào nguồn gốc
1.3.3.1. Thành ngữ thuần Việt
Thành ngữ Thuần Việt là những thành ngữ do người Việt tự sáng tạo
dựa trên những chất liệu ngữ âm thuần Việt, phản ánh đời sống văn hóa, tinh
thần, phong tục tập quán, thói quen, nếp cảm nếp nghĩ của người Việt. Dấu ấn
thuần Việt của thành ngữ thể hiện ở các phương diện ngữ âm, ngữ nghĩa, màu
sắc phong cách và cấu trúc.
Ví dụ: Đầu đường xó chợ
Nước đổ đầu vịt
Nóng như lửa đốt
1.3.3.2. Thành ngữ Hán Việt
Thành ngữ Hán Việt là những thành ngữ được cấu tạo bằng các yếu tố
Hán Việt chứa đựng những nội dung cao siêu, trọng đại mang ý nghĩa răn
dạy... mang phong cách trang trọng, cổ kính, tĩnh tại được sử dụng nhiều trong
phong cách viết.
Ví dụ: Đồng cam cộng khổ
Quần ngư tranh thực
Thập tử nhất sinh
1.3.4. Dựa vào tính biểu trưng

1.3.4.1. Thành ngữ có tính biểu trưng thấp
Là loại thành ngữ có cấu trúc là một cấu trúc so sánh và ý nghĩa của nó
được thực hiện ở cấu trúc bề mặt, thường chỉ có một yếu tố mang tính biểu
tượng.


Ví dụ: Nhanh như cắt
Chậm như rùa
Đẹp như tiên
1.3.4.2. Thành ngữ có tính biểu trưng cao
Là loại thành ngữ có ý nghĩa ẩn dụ sau về mặt cấu trúc đó là nghĩa
bóng. Có hai hình thức để thể hiện nghĩa của thành ngữ biểu trưng cao đó là
ẩn dụ và hoán dụ.
a. Thành ngữ ẩn dụ
Thành ngữ ẩn dụ là thành ngữ lấy sự vật, hiện tượng, tính chất này để
nêu lên sự vật, hiện tượng khác dựa vào mối quan hệ giống nhau giữa các sự
vật hiện tượng.
Ví dụ: Đứng núi này trông núi nọ
Há miệng mắc quai
Thấy trăng quên đèn
b. Thành ngữ hoán dụ
Thành ngữ hoán dụ cũng là hình thức chuyển nghĩa nhưng thành ngữ
hoán dụ dựa trên mối quan hệ liên tục về sự gần nhau giữa hai đối tượng.
Ví dụ: Chân lấm tay bùn
Chăn đơn gối chiếc
Đầu tắt mặt tối
1.4. Giá trị văn hóa dân tộc của thành ngữ tiếng Việt
1.4.1. Tính biểu trưng
Tính biểu trưng của thành ngữ thể hiện ở chỗ hình ảnh hoặc sự việc, sự
vật cụ thể miêu tả trong thành ngữ là nhằm nói về những ý niệm khái quát

hóa. Do tính hoàn chỉnh và bóng bẩy về nghĩa đã tạo nên tính biểu trưng của
thành thành ngữ và tính biểu trưng đã trở thành đặc điểm nổi bật của thành
ngữ. Tính biểu trưng có ý nghĩa quyết định giá trị của thành ngữ.


Đỗ Hữu Châu đã nói về tính biểu trưng như sau: “Biểu trưng là lấy
những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hành
động, tình thế,... phổ biến, khái quát” [1; 70].
Ví dụ: Thành ngữ chó chui gầm chạn không phải là việc miêu tả con
chó chui vào gầm chạn mà nói đến thái độ, hành động hèn hạ của một kẻ sống
dựa vào bên nhà vợ.
Hay thành ngữ Chuột chạy cùng sào cũng mang ý nghĩa biểu trưng cho
hành động gặp phải tình thế khốn đốn, bị dồn vào bước đường cùng không lối
thoát mặc dù đã xoay sở hết cách.
1.4.2. Tính hình tượng
Tính hình tượng là kết quả của tính biểu trưng. Do hình thức và nội
dung của thành ngữ được tạo thành từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của nhân
dân. Nghĩa là lấy những hình tượng vật thực, việc thực cảm nhận được, quan
sát được. Vì vậy điều trước tiên ta bắt gặp trong thành ngữ có sự tái hiện
những hình tượng vật thực, việc thực. Nhờ có tính hình tượng nên thành ngữ
có tính cụ thể. Do ý nghĩa của thành ngữ thường vượt khỏi ý nghĩa trực tiếp
của các sự vật hiện
tượng.
Theo nhận định của Nguyễn Thiện Giáp thì tính hình tượng là “những
hình ảnh của thành ngữ đều tồn tại độc lập, song song với ý nghĩa của thành
ngữ. Vì thế thành ngữ có giá trị gợi tả, giá trị gợi tả này được củng cố ở
thành ngữ ngay cả khi hình thái khác bên trong của thành ngữ bị lu mờ hoặc
bị lãng quên” [2; 183].
Ví dụ: Cá chậu chim lồng
1.4.3. Tính biểu thái

Tác giả Đỗ Hữu Châu nói về tính biểu thái: “Kèm theo sắc thái, cảm
xúc, sự đánh giá có thể nói lên hoặc lòng kính trọng hoặc sự ái ngại, hoặc sự
xót thương, hoặc sự không tán thành, lòng khinh bỉ, thái độ chê bai, sự phủ
định... của chúng ta đối với người, vật hay việc được nói đó” [1; 73].


Khi sử dụng thành ngữ thì tính biểu thái ở thái độ khen, chê, xót
thương... về người hay vật, việc được nói đến. Vì thế khi sử dụng thành ngữ
cần phải có sự lựa chọn thành ngữ cho phù hợp với đối tượng để ý nghĩa biểu
đạt của thành ngữ có giá trị và thể hiện được ý định của người sử dụng.
Ngược lại nếu ta không chú ý đến sắc thái biểu cảm khác nhau của thành ngữ
thì khi sử dụng sẽ không phù hợp và không diễn tả được ý định của mình.
Ví dụ: Thành ngữ đầu trâu mặt ngựa bộc lộ thái độ căm ghét, khinh bỉ,
chỉ trích.
1.4.4. Tính dân tộc và tính cụ thể
Thành ngữ giống như các từ, cùng là đơn vị ngôn ngữ nhưng thành ngữ
lại mang chức năng định danh nhằm biểu thị khái niệm hoặc biểu trưng về
thuộc tính quá trình của sự vật. Do thành ngữ mang tính biểu trưng nên đồng
thời mang tính dân tộc. Tính dân tộc của thành ngữ được thể hiện ở cả hai mặt
nội dung và hình thức.
Theo nhận định của Cù Đình Tú: “Dân tộc nào cũng có kho tàng thành
ngữ của mình. Và thành ngữ này gồm những thành ngữ do bản thân dân tộc
đó tạo nên và những thành ngữ mượn tiếng nước ngoài. Những thành ngữ do
bản thân dân tộc tạo nên đã ghi lại cuộc sống đất nước mình bằng những hình
ảnh riêng của đất nước và bằng những cách diễn đạt riêng của dân tộc mình”
[10;
238].
Trong thành ngữ, chúng ta có thể thấy được những nét văn hóa dân tộc
gắn với con người và quê hương Việt Nam.
Ví dụ:

Thành ngữ dầm mưa dãi nắng, một nắng hai sương, cày sâu cuốc
bẫm... chỉ sự vất vả trong lao động của người nông dân.
Hay những con vật, đồ vật quen thuộc luôn tồn tại trong đời sống con
người
cũng được nói đến: chó chê mèo lắm lông, mèo mả gà đồng, ăn cháo đá bát...


Ngoài ra còn có những thành ngữ thể hiện đậm nét lịch sử, truyền thống
dân tộc: con rồng cháu tiên, áo gấm về làng...
Như vậy ta thấy mỗi dân tộc hay đất nước đều có những thành ngữ
riêng, ý nghĩa khác nhau giúp ta tránh được sự nhầm lẫn trong cách dùng từ
và phân biệt được giữa thành ngữ của dân tộc ta với dân tộc khác.
Tính dân tộc của thành ngữ được biểu hiện ở chất liệu được dùng làm
biểu trưng và phương thức biểu trưng ở từng thành ngữ cụ thể. Còn tính cụ thể
của từng thành ngữ được biểu hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với sự
vật, hiện tượng được nói đến và phạm vi sử dụng của từng thành ngữ.
Theo Đỗ Hữu Châu thì “Tính cụ thể ở đây thể hiện tính bị qui định về
phạm vi sử dụng” [1; 72].
Ví dụ: Thành ngữ chuột chạy cùng sào đối tượng được đề cập không
phải là sử dụng cho riêng một cá nhân nào đó mà nó chỉ dùng cho đối tượng bị
coi thường. Bởi chuột là con vật nhỏ bé sống trong bóng tối, chuyên đục
khoét, gậm nhấm, phá phách nên chuột được xem là con vật đáng ghét.
1.5. Vài nét về tác giả Nguyễn Công Hoan
1.5.1. Cuộc đời
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6/3/1903 tại làng Xuân Cầu, huyện Văn
Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc tỉnh Hưng Yên) trong một gia đình quan lại
nhà Nho. Vì nhà nghèo đông con nên thân sinh của ông là Nguyễn Đạo Khang
đã gửi Nguyễn Công Hoan đến nhà người anh ruột là ông Phó bảng Nguyễn
Đạo Quán.
Từ nhỏ, cậu bé Nguyễn Công Hoan đã nghe trong nhà nói nhiều đến các

nhà Nho yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, ông Đề Thám... và
rất cảm phục họ.
Năm 1926, Nguyễn Công Hoan tốt nghiệp trường Sư phạm, vừa đi dạy
vừa viết văn.


Gia đình Nguyễn Công Hoan là gia đình cách mạng, các anh em ruột họ
hàng, bạn bè của ông nhiều người thoát li làm cách mạng và bị tù đày.
Năm 1928, Nguyễn Công Hoan gia nhập Việt Nam quốc dân Đảng song
chưa hoạt động được mấy thì gặp khủng bố.
Thời kì Mặt trận dân chủ, Nguyễn Công Hoan được tiếp xúc với một số
chiến sĩ cộng sản ở Nam Định như Lê Đức Thọ, Lê Văn Phúc... được nghe
giảng về “thặng dư giá trị” và “đấu tranh giai cấp”. Thời kì này nhà văn chịu
ảnh hưởng rõ rệt của Đảng cộng sản.
Thời kì đại chiến lần hai, ông bị sở kiểm duyệt theo dõi, thường khám
nhà và có lần bị truy tố trước tòa.
Năm 1945, Nguyễn Công Hoan bị Nhật bắt vì hoạt động chính trị và vì
gia đình có người làm cách mạng.
Cách mạng tháng 8/1945 diễn ra, Nguyễn Công Hoan hào hứng chào
đón. Ông được giao làm Phó giám đốc sở Tuyên truyền Bắc Bộ.
Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông gia nhập quân đội, làm báo
“Vệ quốc quân” rồi giám đốc sở văn hóa quân nhân trung cấp, chủ nhiệm từ
“Quân nhân học báo” và được kết nạp vào Đảng cộng sản.
Năm 1957 khi Hội nhà văn được thành lập, ông được bầu làm chủ tịch
Hội khóa chấp hành đầu tiên và ủy viên thường vụ Hội các khóa tiếp theo.
Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội vào ngày 6/6/1977. Ông được nhà
nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (1996).
1.5.2. Sự nghiệp sáng tác
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Công Hoan là một khối lượng lớn,
đồ sộ các tác phẩm. Ông để lại một di sản nghệ thuật với hơn 200 truyện ngắn,

gần 30 truyện dài và nhiều tiểu luận văn học. Tác phẩm của ông không những
được bạn đọc trong nước hâm mộ, yêu mến mà còn có tiếng vang rộng khắp ở
nước ngoài. Nhiều truyện của ông được dịch ở Liên Xô, Ấn Độ, Ba Lan, Trung
Quốc...


1.5.2.1. Truyện dài
Trước cách mạng tháng Tám, Nguyễn Công Hoan là tác giả của hơn 20
truyện dài. Những truyện viết thời kì đầu (Tắt lửa lòng, 1933; Lệ Dung, 1934;
Lá ngọc cành vàng, 1935... ) thường kể về những mối tình éo le, bi thảm, trắc
trở, tuy có những yếu tố phê phán xã hội nhưng chủ yếu được viết bằng
phương pháp lãng mạn chủ quan, nhiều tưởng tượng dễ dãi, ít chân thực...
Khá hơn cả là Là ngọc cành vàng, một truyện cảm động, phê phán lễ giáo và
bọn quan lại phong kiến tàn ác, khinh miệt người nghèo.
Trong thời kì Mặt trận dân chủ, truyện dài của Nguyễn Công Hoan
chuyển mạnh sang khuynh hướng hiện thực phê phán với những tác phẩm
Ông chủ (1935), Bà chủ (1935), Bơ vơ (1936), Nhật kí làm công (1936), Bước
đường cùng (1938), Cái thủ lợn (1939)... Ông chỉ đề cập đến chủ đề nông dân
địa chủ khá thành công.
Sau cách mạng, Nguyễn Công Hoan có ba truyện dài về đề tài lịch sử
cách mạng: Tranh tối tranh sáng (1956), Hỗn canh hỗn cư (1961), Đống rác
cũ (1963). Với vốn sống phong phú và ánh sáng của nhận thức mới, Nguyễn
Công Hoan đã lên án chính sách bóc lột, đàn áp của thực dân Pháp, phát xít
Nhật và bộ mặt phản động xấu xa của bọn quan lại, tư sản, địa chủ, cường
hào; đồng thời đã cố gắng thể hiện vai trò quần chúng nhân dân dưới sự lãnh
đạo của Đảng vô sản.
Nhìn chung, truyện dài của Nguyễn Công Hoan không có giá trị cao
bằng truyện ngắn. Tuy nhiên khối lượng truyện dài của nhà văn khá lớn,
trong đó có những truyện có giá trị đặc sắc, thuộc vào những tác phẩm têu
biểu nhất của văn học hiện thực phê phán.

1.5.2.2. Truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan có một sức viết rất lớn. Ông sáng tác hầu như song
song cả truyện dài và truyện ngắn. Song có thể nói, chính ở truyện ngắn vị trí
vẻ vang trong văn học của ông mới thật sựu được khẳng định.


Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất ngắn, cấu trúc gọn, chặt chẽ,
mang đậm tnh hài hước. Mỗi câu chuyện là một cảnh đời, một số phận thế
nhưng nó đã khái quát được toàn vẹn bức tranh đời sống thế sự, đặc biệt là
những mâu thuẫn xã hội đương thời.
Sự nghiệp truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thật sự bắt đầu vào năm
1929 khi ông ra mắt khá thường xuyên trên mục “Xã hội ba đào kí” của An
Nam tạp chí do Tản Đà chủ trương. Sau đó ông viết đều trên báo “Nhật Tân”
rồi “Tiểu thuyết thứ bảy” và “Phổ thông bán nguyệt san” của nhà Tân Dân.
Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan chủ yếu được viết vào thời kì
trước cách mạng. Sau cách mạng, truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan không
được viết nhiều. Có thể nói quá trình sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Công
Hoan trước cách mạng được chia làm ba thời kì khá phù hợp với ba thời kì
vận động và phát triển của văn học dân tộc và tình hình xã hội.
* Thời kì 1929 - 1935
Trong khi Tự lực văn đoàn với “Tiếng cười phong hóa” và những truyện
dài, truyện ngắn lãng mạn đang lôi cuốn công chúng tểu tư sản mạnh mẽ thì
ngay từ khi ra mắt trong mục “Xã hội ba đào kí” trên An Nam tạp chí thì
Nguyễn Công Hoan tự vạch ra con đường riêng: nhìn thẳng vào hiện thực,
bằng tếng cười trào phúng, phơi ra mặt trái của xã hội bất công đầy thối nát,
kẻ giàu sống phè phỡn, vô đạo; còn người nghèo thì bị ức hiếp và đói khổ
cùng cực. Tập “Kép Tư Bền” xuất bản năm 1935 gồm 15 truyện ngắn sáng tác
trong khoảng 1929 1935 đã gây tiếng vang lớn, được Hải Triều biểu dương, coi đó là tác phẩm
“cái tác phẩm thuộc về trào lưu tả thực xã hội của nước ta”.
Bao gồm các chuyện như: Răng con chó của nhà tư sản, Thằng ăn cắp,

Bữa no đòn, Kép Tư Bền, Ngựa người và người ngựa, Thế là mợ nó đi Tây,
Báo hiếu: trả nghĩa cha, Báo hiếu: trả nghĩa mẹ, Thật là phúc, Cái nạn ô tô...


Với Kép Tư Bền, Nguyễn Công Hoan là một trong những người mở màn,
người


cắm ngọn cờ chiến thắng cho khuynh hướng văn học hiện thực của văn
học công khai hợp pháp đương thời.
Như vậy, khuynh hướng hiện thực, ý thức phê phán xã hội đã được
khẳng định rõ rệt trong trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thời kì này. Tuy
vậy, ý nghĩa hiện thực và sức mạnh phê phán của những sáng tác đó còn
những hạn chế, phạm vi phản ánh hiện thực còn hạn hẹp. Chiều sâu của
nhận thức và của tình cảm nhân đạo còn nhiều hạn chế. Ông đứng về phía
người nghèo khổ để tố cáo, bênh vực họ song chưa thật sâu sắc.
* Thời kì 1936 - 1939
Bước sang thời kì cao trào Mặt trận Dân chủ, được tiếp xúc với chiến sĩ
cộng sản và sách báo cách mạng, lại được không khí đấu tranh cách mạng sôi
nổi cổ vũ, ngòi bút Nguyễn Công Hoan xông xáo tung hoành, đứng vững trên
lập trường hiện thực để đánh mạnh, đánh trúng hơn trước. Tiếng cười trào
phúng của ông càng hả hê, sảng khoái nhưng lại có ý nghĩa xã hội nghiêm túc,
sâu sắc.
Với bọn quan lại, bên cạnh những truyện ngắn trực tiếp đả kích cay
độc thói dâm ô, bỉ ổi như: Vẫn còn trịch thượng, Chiếc đèn pin, Nạn râu,
Nguyễn Công Hoan còn viết một loạt các truyện khác tập trung vạch trần thói
ăn tiền hết sức tệ hại của chúng như: Thịt người chết, Gánh khoai lang, Chính
sách thân dân, Tấm giấy một trăm, Quyền chủ...
Khi viết về người nghèo, ngòi bút của Nguyễn Công Hoan thể hiện
thấm thía, sâu sắc hơn trước. Họ không chỉ là phu xe, gái điếm, ăn mày, ăn

cắp... mà còn có công nhân, nông dân và cách nhìn của nhà văn đối với họ
cũng tri âm, trân trọng hơn. Các sáng tác như: Được chuyến khách; Sáng, chị
phu mỏ; Đào kép mới; Tinh thần thể dục (I), (II)...
Truyện ngắn Nguyễn Công Hoan thời kì này có sự tiến bộ rõ rệt, nội
dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn, chất lượng tư tưởng và tính chiến
đấu cao hơn. Cao trào cách mạng thời kì Mặt trận Dân chủ đã có ảnh hưởng


×