Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Tính cá nhân riêng tư trong thể loại nhật kí văn học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.31 KB, 103 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA NGỮ VĂN
************

CAO THỊ HOA

TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ TRONG
THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC
(Khảo sát qua các cuốn nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi,
Nhật ký Đặng Thùy Trâm, Nhật ký Nguyễn Huy Tưởng,
Nhật ký chiến trường, Nhật ký Nguyễn Ngọc Tấn)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI
HỌC
Chuyên ngành: Lí luận văn học

Người hướng dẫn khoa học
ThS. Hoàng Thị Duyên

HÀ NỘI – 2017
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của cô giáo - Thạc Sĩ Hoàng
Thị Duyên đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong khoa Ngữ văn đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học - Trường
Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong 4 năm học nói
chung và trong quá trình nghiên cứu khóa luận nói riêng.
Mặc dù có nhiều cố gắng song với trình độ và kiến thức còn hạn chế


của người viết, khóa luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn sinh viên để bài
khóa luận được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Cao Thị Hoa


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là kết quả của quá trình học tập,
nghiên cứu của tôi cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Ngữ văn
trườngĐại học Sư phạm Hà Nội 2, đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của cô
giáo - Thạc sĩ Hoàng Thị Duyên.
Trong quá trình làm khóa luận, tôi có tham khảo những tài liệu có liên
quan đã được hệ thống trong mục Tài liệu tham khảo. Khóa luận không có sự
trùng lặp với các khóa luận khác.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, tháng 5 năm 2017
Tác giả khóa luận

Cao Thị Hoa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 3

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 5
6. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5
7. Bố cục khóa luận ........................................................................................ 5
NỘI DUNG.................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CÁ NHÂN
RIÊNG TƯ VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC........................................ 6
1.1. Tính cá nhân riêng tư............................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm ............................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm của tính cá nhân riêng tư...................................................... 7
1.2. Khái quát chung về thể loại nhật kí văn học ........................................... 9
1.2.1. Các quan niệm về nhật kí văn học ...................................................... 10
1.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật kí văn học ................................................ 11
CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ................... 18
TRONG NHẬT KÍ VĂN HỌC .................................................................... 18
2.1. Tính cá nhân trong đời tư người viết...................................................... 18
2.1.1. Những sự kiện liên quan đến đời tư người viết ................................... 18
2.1.2. Những tình cảm riêng tư của người viết.............................................. 23
2.1.3. Quan điểm cá nhân............................................................................. 31
2.1.4. Hoài bão và lý tưởng sống.................................................................. 34


2.2. Những trăn trở của người viết............................................................... 39
2.2.1. Những trăn trở về lẽ sống và cuộc đời ................................................ 39
2.2.2. Suy tư về đất nước và con người......................................................... 42
2.2.3. Suy tư, trăn trở về trách nhiệm với công việc...................................... 46
2.3. Tính cá nhân thể hiện ở điểm nhìn......................................................... 53
2.3.1. Khái niệm điểm nhìn........................................................................... 53
2.3.2. Tính cá nhân thể hiện qua điểm nhìn .................................................. 54
KẾT LUẬN.................................................................................................. 59

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nhật kí là một thể loại khá đặc biệt trong nền văn học Việt Nam. Nó
được biết đến như một điển hình của sự mới mẻ và chân thật. Trong những
năm gần đây, hàng loạt các cuốn nhật kí được xuất bản đặc biệt là các cuốn
nhật kí bước ra từ chiến tranh như: Nhật kí Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí
Đặng Thuỳ Trâm, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng... đã tạo nên hiệu ứng xã hội
mạnh mẽ, gây sự thu hút đối với công chúng. Tuy nhiên, so với các thể loại
văn học khác như: tiểu thuyết, truyện ngắn, thơ… thì nhật kí xuất hiện có
phần muộn hơn nên thành tựu đạt được của thể loại này cũng chưa đáng kể.
Cũng chính điều đó mà lý luận về thể loại nhật kí trong văn học Việt Nam
hiện nay còn rất nhiều khoảng trống cần được điền vào kịp thời để góp
phần làm hoàn thiện thêm diện mạo nền văn học dân tộc.
Đối với các thể loại văn học khác, nếu mục đích của bài viết là để giao
lưu với người khác thì trái lại, nhật kí chỉ để giao lưu với chính mình, mình
viết để cho mình, nói chính mình. Họ viết nhật kí không phải để in ấn, hay để
quảng bá cho bản thân. Ở nhật kí, không phải là nơi thể hiện tài năng, mà là
sự giải tỏa tinh thần, là nơi gửi gắm tâm sự riêng tư, là chuyển tải những nỗi
niềm mà không phải khi nào cũng nói thành lời. Vì lẽ ấy, nên nhật kí được rất
nhiều người, nhiều nhà văn dùng để bộc lộ chân tình những tâm sự riêng tư,
để kí thác những suy nghĩ khó giãi bày được với người khác. Riêng tư chính
là lý do tồn tại của nhật kí. Đây là một đặc điểm mà không một thể loại văn
học nào hay không một loại hình nào khác có được. Bên cạnh đó, qua quá
trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu mới chỉ ở các
khía cạnh về kết cấu, ngôn ngữ mà vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào tìm
hiểu về đặc điểm quan trọng này của thể loại nhật kí văn học. Xuất phát từ


1


những lý do đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Tính cá nhân riêng tư
trong thể loại nhật kí văn học”
2. Lịch sử vấn đề
Nhật kí là thể loại văn học đặc biệt mang tính chất cá nhân riêng tư nên
từ trước những năm 2005, số lượng tác phẩm nhật kí xuất hiện trong văn học
Việt Nam rất ít và vẫn là những con số rất khiêm tốn. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân, vì sao nhật kí chưa thật sự thu hút được sự quan tâm của
nguời đọc. Chính vì vậy việc nghiên cứu nhật kí dưới góc độ đặc trưng thể
loại cũng chưa được chú trọng. Thật ra, các nhà nghiên cứu văn học chưa có
sự quan tâm nhiều đến vấn đề về thể loại của nhật kí. Cho nên những công
trình nghiên cứu và những bài viết về nhật kí ở Việt Nam còn mang tính chất
lẻ tẻ, rải rác trên một số trang báo phát hành hoặc trên một số trang web ở báo
điện tử... Họ chưa có công trình nghiên cứu văn học nào nghiên cứu chuyên
sâu về đặc trưng của thể loại nhật kí. Các bài nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc
giới thiệu sách và tìm hiểu những thông tin bên lề của tác phẩm.
Nhưng đến năm 2005, với sự kiện “trở về” của cuốn nhật kí “có lửa” từ
nước Mỹ - Nhật kí Đặng Thuỳ Trâm - tác giả là một nữ bác sĩ, liệt sĩ đã được
công bố rộng rãi, tạo hiệu ứng mạnh mẽ trong dư luận, vì thế một loạt các
cuốn nhật kí, thư từ thời chiến được xuất bản như là một trào lưu cũng đã tạo
nên một “cơn sốt” trong văn học. Sự xuất hiện của một loạt các cuốn nhật kí
trong khoảng ba năm (2005 – 2008) như Nhật kí mãi mãi tuổi hai mươi của
Nguyễn Văn Thạc, Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng, Nhật kí chiến trường của
Dương Thị Xuân Quý… đã thực sự “bùng nổ”, nó thu hút sự quan tâm của số
đông bạn đọc ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau, đặc biệt là giới
nghiên cứu phê bình. Nhật kí đã và đang được tìm hiểu dưới nhiều góc độ
khác nhau. Một trong những công trình nghiên cứu đề cập đến thể loại nhật kí
đầu tiên đó là cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán -



Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, sau đó là cuốn Từ điển văn học của tập thể
tác giả Đỗ Đức Hiểu - Nguyễn Huệ Chi - Phùng Văn Tửu - Trần Hữu Tá, tiếp
đến là giáo trình Lí luận văn học phần Tác phẩm và thể loại văn học do tác
giả Trần Đình Sử chủ biên có đề cập đến “Nhật kí là thể loại kí mang tính
chất riêng tư đời thường nhiều nhất”. Tuy vậy, cuốn giáo trình chỉ mới giới
thiệu sơ lược về một số đặc điểm của nhật kí.
Ngoài ra những năm gần đây cũng xuất hiện khá nhiều luận văn Thạc
sĩ, khóa luận tốt nghiệp, những bài đăng trên các tạp chí khoa học, chuyên đi
sâu nghiên cứu về nhật kí văn học như: “Ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong
thể loại nhật kí văn học” [1], “Nhật kí như một thể loại văn học”[18], “Đặc
trưng ngôn từ trong nhật kí Nguyễn Huy Tưởng”[2], “Nhật kí trong đời sống
xã hội và trong văn học”[15],… Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình
nào đi sâu tìm hiểu về tính cá nhân riêng tư của thể loại nhật kí văn học. Vì lẽ
ấy, nên việc nghiên cứu để làm phong phú thêm những đặc điểm và đặc trưng
về thể loại của nhật kí là điều vô cùng cần thiết. Với đề tài, bài viết đã đề cập
một cách sơ lược đến đặc điểm của thể loại nhật kí đó là những ghi chép
mang dấu ấn cá nhân, tính chất riêng tư của người viết về những trải nghiệm
trong cuộc sống hàng ngày chứ không nhằm mục đích quảng bá hay sáng tác
theo kiểu tác phẩm văn chương. Có thể nói khóa luận của chúng tôi là một
hướng đi khá mới mẻ về đặc trưng cơ bản nhất của nhật kí - tính cá nhân riêng
tư của nhật kí, góp phần làm đa dạng hơn các góc độ nghiên cứu về thể loại.
Cho nên khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót, kính mong hội đồng và các thầy
cô cho ý kiến đóng góp để khóa luận hoàn thiện hơn.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của khóa luận là đi sâu tìm hiểu về đời sống cá nhân của
người viết về phương diện tâm tư tình cảm, những thông tin, sự việc sự



kiện… trong các cuốn nhật kí văn học. Để từ đó khẳng định, tính cá nhân
riêng tư là một đặc điểm quan trọng của nhật kí văn học.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ việc tìm hiểu về cơ sở lý luận chung của nhật kí, khóa luận có
nhiệm vụ làm sáng tỏ đặc điểm của tính cá nhân riêng tư trong nhật kí văn
học, không chỉ giúp người đọc hiểu được những tâm sự thầm kín, những nỗi
niềm trăn trở của tác giả trong cuộc sống hằng ngày mà còn giúp cho độc giả
có cái nhìn đa chiều hơn về con người và xã hội.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong khóa luận này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về yếu tố cá nhân
riêng tư trong thể loại nhật kí, đặc biệt là qua 5 cuốn nhật kí tiêu biểu nhất mà
theo chúng tôi nó mang đậm yếu tố này:
-

Nhật kí Đặng Thùy Trâm - Đặng Thùy Trâm

-

Mãi mãi tuổi hai mươi - Nguyễn Văn Thạc

-

Nhật kí chiến trường - Dương Thị Xuân Quý

-

Nhật kí Nguyễn Huy Tưởng - Nguyễn Huy Tưởng


-

Nhật kí Nguyễn Ngọc Tấn - Nguyễn Ngọc Tấn

Ngoài ra trong khóa luận chúng tôi còn tìm hiểu, tham khảo một số tác
phẩm khác để làm sáng tỏ vấn đề mà khóa luận trình bày.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Với số lượng sách viết về nhật kí chưa nhiều, chúng tôi đi khai thác đề tài
trong phạm vi các cuốn nhật kí đã được xuất bản. Đặc biệt là các cuốn nhật kí
viết trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Đây là
nguồn tư liệu đáng quý để chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu làm sáng tỏ hơn về
đặc điểm tính cá nhân trong nhật kí.


5. Phương pháp nghiên cứu
Trong khóa luận, chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu:Phương
pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu…
6. Đóng góp của khóa luận
Với đề tài “Tính cá nhân riêng tư của thể loại nhật kí văn học”, trên cơ
sở những kiến thức lý luận chung về tính cá nhân riêng tư, chúng tôi mong
muốn sẽ mang lại cái nhìn toàn diện hơn về đặc trưng của thể loại, góp phần
làm đa dạng hơn góc độ nghiên cứu thể loại nhật kí, đặc biệt là ý nghĩa của nó
đối với đời sống văn học Việt Nam.
7. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 2 chương.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tính cá nhân riêng tư và thể
loại nhật kí văn học
Chương 2: Biểu hiện của tính cá nhân riêng tư trong nhật kí văn học



NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍNH CÁ
NHÂN RIÊNG TƯ VÀ THỂ LOẠI NHẬT KÍ VĂN HỌC
1.1. Tính cá nhân riêng tư
Tính cá nhân riêng tư đã có nguồn gốc sâu xa trong lịch sử. Ví dụ như
trong Kinh Thánh cũng đã có nhiều điều đề cập đến sự riêng tư; trong nền văn
minh Hy Lạp cổ đại và cả Trung Quốc cổ đại cũng có đề cập đến sự riêng tư.
Nếu như trong xã hội nguyên thủy, cuộc sống bầy đàn cũng như gắn kết
cộng đồng cao, thì dường như tính riêng tư cá nhân đã phần nào đó bị “bỏ
quên”, và con người trong xã hội đó không có khái niệm cũng như không đòi
hỏi cái được gọi là “cá nhân, riêng tư” cho bản thân mình. Phải đến khi hình
thái nhà nước đầu tiên thực sự xuất hiện - là nhà nước chiếm hữu nô lệ - thì
“cá nhân, riêng tư” mới manh nha xuất hiện. Con người đã bắt đầu ý thức
được sự cá nhân riêng tư của mình. Họ cũng có quyền được mơ ước, được nói
lên tiếng nói của cá nhân mình.
1.1.1. Khái niệm
Theo Từ điển Hán – Việt [7, tr.368], “Cá nhân” là một từ ghép Hán Việt. “Cá” (個) được hiểu là (Tính) Đơn, lẻ, riêng, cá biệt, cá thể. “Nhân”
(個) chỉ con người, "cá nhân" 個 個 là một người riêng biệt, từng người thể
hiện bằng một ý chí và nhân cách riêng biệt, thống nhất và độc lập ở mức độ
nhất định với xung quanh
Theo Từ điển tiếng việt do Hoàng Phê (chủ biên), “Cá nhân” là người
riêng lẻ, phân biệt với tập thể và xã hội (Nhân danh cá nhân hay ý kiến cá
nhân). Còn “riêng tư” thì “riêng” có nghĩa là chỉ thuộc về cá nhân, hay cho
một sự vật, bộ phận nào đó; phân biệt với chung (Đời sống riêng của mỗi
người); “tư” là thuộc về cá nhân, riêng của một người (Đời tư). “Riêng tư” là
riêng của cá nhân. Tình cảm riêng tư. Những suy nghĩ riêng tư [9, 858].


Theo Giáo trình tâm lý học tiểu học đưa ra khái niệm “cá nhân”: Khi

nhìn nhận con người như một đại diện cho loài người thì đó là cá nhân. Theo
nghĩa đó, nam hay nữ, trẻ thơ hay cụ già, người bình thường hay người bị tật
nguyền, người dân hay là cán bộ đều là cá nhân. Nói cách khác, thuật ngữ “cá
nhân” dùng để chỉ một người cụ thể trong một cộng đồng, một xã hội nhất
định [5, 59].
Ngoài ra, cá nhân còn là thuật ngữ mô tả sự độc lập tự do, không lặp lại
của mỗi con người, là sự thống nhất hai mặt sinh học và xã hội.
Về mặt sinh học, cá nhân là một cơ thể sống đơn nhất có cấu trúc thân
thể và đặc điểm sinh lý riêng, do đó mới có sự khác nhau về năng lực, trình
độ, phẩm chất, lối sống của mỗi cá nhân.
Về mặt xã hội, bản chất của mỗi cá nhân là tổng hoà các mối quan hệ
xã hội, do đó mới có khả năng tư duy, lao động, ngôn ngữ, giao tiếp...
Nói tóm lại, tính cá nhân riêng tư chính là những việc riêng, của riêng,
chuyện thầm kín của một cá nhân nào đó. Cuộc sống có rất nhiều thứ đan xen
nhau, nhiều khi có cả riêng tư có cả đời sống cộng đồng do đó con người luôn
luôn tìm đến sự riêng tư cho chính mình.
1.1.2. Đặc điểm của tính cá nhân riêng tư
Khi nhắc đến tính cá nhân riêng tư, người ta nghĩ ngay đến những gì
thuộc về riêng của chủ thể từ hành động, việc làm đến suy nghĩ, là tất cả
những gì gắn với nhân thân người đó... mà người ta không thể tìm thấy ở bất
kì một người nào khác. Cá nhân riêng tư được thể hiện trên nhiều phương
diện.
Cá nhân riêng tư về đời sống tình cảm, tinh thần, suy nghĩ, hành động đây là sự “riêng tư” của chính họ. Bởi lẽ, con người không ai giống ai hoàn
toàn nhất là về mặt tình cảm, cảm xúc. Mỗi cá nhân khác nhau về thể tạng, về
màu da, mái tóc… về tính tình, tính khí, nhu cầu, tình cảm (thái độ yêu ghét,


tích cực - bi quan, những buồn chán thất vọng của bản thân), ước mơ, tài
năng. Những đặc điểm này của cá nhân bộc lộ trong các quan hệ trong cuộc
sống, trong hoạt động theo sắc thái riêng biệt. Nhưng suy cho cùng thìkhông

ai có thể bắt người khác phải suy nghĩ theo ý muốn của mình, mỗi người có
một vùng sở thích của riêng mình. Và chính vì vậy,họ luôn cần có sự tự do,
ngay cả trong suy nghĩ cũng cần được sự tôn trọng riêng tư cá nhân.
Ngoài ra, cá nhân riêng tư còn thể hiện trong các mối quan hệ của mỗi
người như: bạn bè, gia đình, đồng nghiệp... hay trong công việc làm ăn,
những sinh hoạt hằng ngày, tư tưởng tôn giáo, quan điểm chính trị và tình
trạng sức khỏe, gắn liền với một cá nhân mà người này không muốn cho
người khác biết.
Bên cạnh đó, sự riêng tư về thông tin cá nhân cũng được xem là một
đặc điểm quan trọng. Bất cứ cá nhân nào cũng cần có sự tự do trong việc bảo
mật thông tin. Đó có thể là những thông tin về hình ảnh, cuộc sống gia đình,
tên gọi, con cái, các loại thư tín, điện thoại, điện tín, v.v…”. Quyền của các cá
nhân là được phép giữ kín những thông tin, tư liệu, dữ liệu gắn liền với cuộc
sống riêng tư của mình, quyền bất khả xâm phạm về thân thể, về nơi ở, về thư
tín, điện thoại, điện tín và các thông tin điện tử khác mà không một chủ thể
nào có quyền tiếp cận, công khai trừ trường hợp được chính người này đồng ý
hoặc được bằng quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Có thể khái quát lại, cá nhân riêng tư trong cuộc sống chính là tổng hợp
các thông tin liên quan đến một cá nhân, được cá nhân đó nắm giữ và người
nắm giữ có quyền chia sẻ hoặc không chia sẻ với người khác. Các thông tin
ấy được gọi là các yếu tố của cuộc sống riêng tư. Cuộc sống riêng tư của một
người chính là những điều bí mật của người đó và việc bộc lộ các bí mật đó
bởi một người khác mà không được sự đồng ý của người nắm giữ bí mật đó,
là hành vi xâm phạm cuộc sống riêng tư. Những vấn đề cá nhân riêng tư này


chỉ có bản thân người đó biết hoặc những người thân thích, người có mối liên
hệ với người đó biết và họ chưa từng công bố ra ngoài cho bất kỳ ai. Riêng tư
của cá nhân chính là làm thế nào để bảo vệ những suy nghĩ, tình cảm và cảm
xúc của mình.

Ngày nay, trong cuộc sống bộn bề, ngoài nhưng giây phút phải lo toan
cho cuộc sống con người ta luôn có xu hướng tìm đến những khoảng lặng cho
riêng mình. Những lúc như vậy thì nhật kí chính là nơi họ có thể thoải mái
bộc bạch những tâm sự thầm kín, giãi bày tâm sự, bày tỏ quan điểm thái độ,
những suy nghĩ, nhận xét, đánh giá về những việc họ trực tiếp chứng kiến hay
vừa trải qua. Như vậy, nhật kí là khu vực rất riêng tư của những nghĩ suy, tâm
tình, trò chuyện mà khi tìm hiểu người ta có thể hiểu thêm nhiều cạnh, nhiều
mặt thầm lặng trong cuộc sống riêng tư của tác giả.
1.2. Khái quát chung về thể loại nhật kí văn học
Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống dưới nhiều góc độ
khác nhau, khai thác triệt để mọi khía cạnh của cuộc sống cũng như các cung
bậc cảm xúc của thế giới tâm hồn con người. Để có thể hoàn thành tốt xứ
mạng của mình làm nên những bông hồng vàng kết tinh những nét đặc sắc
nhất của hiện thực đời sống, văn học nghệ thuật không chỉ mang đến cho
người yêu văn chương một cách nhìn mà phản ánh đời sống đa dạng với
nhiều thể loại văn học phong phú như: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch…
Mỗi thể loại lại có thế mạnh riêng làm nên sức hấp dẫn của văn chương từ
muôn đời nay. Nếu như tiểu thuyết là thể loại dài, với dung lượng lớn về nhân
vật, cốt truyện thì truyện ngắn lại là những lát cắt của cuộc sống, những
khoảnh khắc cuộc sống, những tinh túy của hiện thực đời sống, thơ lại thiên
về tâm tình, thể hiện thế giới tâm hồn con người với nhạc điệu, vần, nhịp…
nhật kí cũng là một loại hình có sức thu hút lớn đối với nhà văn cũng như độc
giả.


Âm thầm với tư cách một thể loại truyền thống, thể kí cũng có bước
tiến mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu. Nổi lên như một thể loại tiên
phong, ký tự làm giàu khả năng phản ánh bằng một hệ thống tiểu loại phong
phú, bắt kịp tốc độ hiện đại hóa. Trong sự vận động này, nó đã góp cho nền
văn học một tiểu loại ký mới mẻ, được du nhập từ văn học phương Tây: Đó là

thể nhật kí.
Là một biến thể của loại hình kí, nhật kí mang những đặc điểm chung
của thể loại, đồng thời lại có những nét riêng không thể trộn lẫn, góp phần
làm nên sự phong phú của văn chương nghệ thuật.
1.2.1. Các quan niệm về nhật kí văn học
Nhật kí là một thể loại thuộc loại hình kí, một dạng biến thể của ký hiện
đại. So với các thể loại khác như tiểu thuyết, thơ… thì kí xuất hiện muộn hơn,
tận đến đầu thế kỷ XVIII khi có sự gia tăng chú ý đến thế giới nội tâm của
con người, khi xuất hiện nhu cầu tự bộc bạch, tự quan sát thì thể loại này mới
xuất hiện ở Châu Âu và phát triển cực thịnh vào thế kỉ XIX. Ở Việt Nam, thể
ký cũng ra đời muộn, có thể lấy điểm mốc cho sự xuất hiện của thể loại này là
thời Lý - Trần với Vũ Trung Tùy Bút và Thượng kinh ký sự. Cũng giống như
phương Tây, ở Việt Nam, kí cũng được coi là loại mở đường dẫn tới sự phát
triển rực rỡ của chủ nghĩa hiện thực trong văn học nghệ thuật.
Qua nhiều giai đoạn lịch sử, kí cũng có những biến thể cho phù hợp với
xu thế phát triển của văn học. Nhật kí chính là biến thể của thể ký hiện đại
bên cạnh hồi ký, tùy bút, tản văn, phóng sự…
Từ điển văn học (bộ mới) định nghĩa “Nhật kí là loại văn ghi chép sinh
hoạt thường ngày. Trong văn học, nhật kí là hình thức trần thuật từ ngôi thứ
nhất số ít, dưới dạng những ghi chép hàng ngày có đánh số ngày tháng (…)
bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, thể nghiệm,
nó ít hồi cố, được viết ra chỉ cho bản thân người ghi chứ không tính đến việc


công chúng tiếp nhận” [4, 1257]. Từ điển thuật ngữ văn học coi “Nhật kí là
một thể loại thuộc loại hình kí” hay “là hình thức tự sự ở ngôi thứ nhất được
thực hiện dưới dạng những ghi chép hàng ngày theo thứ tự ngày tháng về
những sự kiện của đời sống mà tác giả hay nhân vật chính là người trực tiếp
tham gia hay chứng kiến. Khác với hồi kí, nhật kí thường ghi lại những sự
kiện, những cảm nghĩ “vừa mới xảy ra” chưa lâu” [3,237]. Giáo trình Lí luận

văn học tập 2: Tác phẩm và thể loại văn học do Trần Đình Sử chủ biên thì
định nghĩa như sau: “Nhật kí là thể loại ghi chép sự việc, suy nghĩ và cảm xúc
hàng ngày của chính người viết, là những tư liệu có giá trị về tiểu sử là thời
đại của người viết” [14, 379].
Như vậy, có thể khẳng định rằng, nhật kí chính là những ghi chép cá
nhân riêng tư về những sự kiện, những cảm xúc, suy nghĩ trước những sự kiện
xảy ra trong ngày hay trong thời điểm gần.
1.2.2. Đặc điểm của thể loại nhật kí văn học
Là một biến thể của kí, nhật kí mang nét đặc điểm chung nhất của kí,
đồng thời lại có điểm riêng biệt, làm nên sức thu hút riêng của thể loại.
Tính chất cá nhân riêng tư là đặc trưng làm nên nét riêng của thể loại
nhật ký. Giáo sư Trần Đình Sử - chủ biên của cuốn giáo trình Lí luận văn học
phần Tác phẩm và thể loại văn học đã khẳng định: “Nhật kí là thể loại mang
tính chất riêng tư, đời thường nhiều nhất. Nếu mục đích của bài viết là để giao
lưu với người khác, thì nhật kí trái lại chỉ để giao lưu với chính mình, mình
viết để cho mình, nói với mình. Riêng tư chính là lý do tồn tại của nhật kí.
Tính riêng tư cũng là điều hấp dẫn của nhật kí, vì nó liên quan đến bí mật của
người khác, nhất là của những nhân vật được xã hội quan tâm” [14, tr.379].
Nhật kí chính là lời tâm sự, bộc bạch của tác giả hay nhân vật những lúc cô
đơn, muốn tự mình chiêm nghiệm lại những gì đã xảy ra. Vì thế có thể nói
nhật kí chính là thể loại kí mang tính chất riêng tư, tính chân thật và rất đời


thường. Với tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật kí người viết tự do
trình bày suy nghĩ, quan điểm, tình cảm và thái độ trước một sự thật. Chính
bởi tính cá nhân riêng tư này mà nhật kí cá nhân thường là những lời tâm sự,
những suy ngẫm của cá nhân người viết mà người khác dường như cũng nhận
thức rõ ý thức trách nhiệm không được xâm phạm đến. Tính riêng tư này trở
nên không còn khi các cuốn nhật kí vì những lí do đặc biệt khác nhau được
công bố rộng rãi. Khi viết nhật kí, Nguyễn Văn Thạc tâm sự ngay trong chính

nhữngtrang nhật ký của anh:“Mình đã đọc nhật kí của nhiều người. Mình cảm
thấy rằng nếu như người viết nhật kí là viết cho mình, cho riêng mình đọc thì
cuốn nhật ký đó sẽ là chân thực nhất, sẽ bộn bề và sầm uất nhất. Người ta sẽ
mạnh dạn ghi cả vào đấy những suy nghĩ tồi tệ nhất mà thực sự họ có. Nhưng
nếu nhật kí mà có thể có người xem nữa thì nó sẽ khác và khác nhiều. Họ
không dám nói thật, nói đúng bản chất sự kiện xảy ra trong ngày, không dám
nói hết và đúng những suy nghĩ đã nảy nở và thai nghén trong lòng họ. Mà đó
chính là điều tối kị khi viết nhật kí - Nó sẽ dạy cho người viết tự lừa dối ngòi
bút của mình, tự lừa dối lương tâm của mình” (Nhật kí ngày 18/4/1972) [17,
tr.226-227]. Qua những lời tâm sự này của Nguyễn Văn Thạc, chúng ta thấy
rằng, Nguyễn Văn Thạc viết nhật kí không nhằm mục đích công bố, không
nhằm mục đích cho người khác đọc. Anh chỉ muốn viết cho riêng mình và
anh luôn coi nhật kí như là một kỉ vật thiêng liêng, một “người bạn đường
nghiêm khắc và tốt bụng” [17, tr.227]. Do đó những trang nhật kí của anh là
những trang viết hồn nhiên nhất, vô tư nhất, chân thực nhất.
Tính chất riêng tư là yếu tố riêng của thể loại nhật kí. Đây chính là nét
riêng của nhật kí so với thể loại khác. Ở thể loại như thơ, truyện, kịch... có thể
cũng tồn tại tính cá nhân tức là nét riêng trong phong cách của tác giả giống
với nhật kí nhưng chắc chắn một điều rằng ở thơ, truyện, kịch... không tồn tại
tính cá nhân riêng tư giống như nhật kí. Ở thơ, truyện, kịch... khi viết tác giả


luôn xác định mục đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận và nghệ sĩ sau khi hoàn
thành tác phẩm của mình thường công bố rộng rãi với công chúng nhằm
truyền tải những thông điệp của mình đến với bạn đọc thông qua sáng tác của
mình. Ngô Tất Tố luôn có một cách nhìn riêng về xã hội về con người về
cuộc đời. “Tắt đèn” và “Việc làng” là hai tác phẩm tiêu biểu thể hiện những
phương diện trong phong cách nhà văn. Đó là cái nhìn đầy trân trọng và yêu
thương đối với người nông dân, luôn tin tưởng vào bản chất tốt đẹp của họ.
Tác phẩm được viết ra không phải của riêng tác giả mà nó là bản án tố cáo xã

hội tàn bạo đã chà đạp lên thể xác và nhân phẩm của người nông dân. Chính
vì vậy, giá trị nhân đạo mà tác phẩm mang lại vẫn luôn sống mãi trong lòng
người đọc đến tận ngày nay.
Ngoài ra, ta có thể thấy Vũ Trọng Phụng viết truyện ngắn hay tiểu
thuyết không phải cho bản thân ông, tác phẩm được viết ra mục đích lên tiếng
nói tố cáo xã hội phong kiến lúc bấy giờ, phơi bày một vũ trụ đen tối mà con
người đối xử với nhau không hơn gì loài thú. Ông trình bày sự ti tiện của con
người trước áp lực của kim tiền và tham nhũng. Tác phẩm của ông đào sâu
xuống cái thấp hèn của con người, cái thối nát của chính những người
Annam, những tri huyện, tổng đốc, đã lạm quyền, những bọn cai đội, lý dịch
đã ra tay đàn áp, bóc lột dân nghèo. Chính vì vậy, sau khi các tác phẩm của
ông được công bố đều nhận được sự quan tâm đặc biệt của đông đảo bạn đọc.
Hay trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Đình Thi hoàn
thành ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971 và in lần đầu năm 1974... Từ nguồn
xúc cảm chân thực và mạnh mẽ, Đất nước đã lắng đọng trong nỗi nhớ, nỗi
mong chờ, xót xa và nhận thức sâu sắc của tác giả về chủ quyền dân tộc:
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát


Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ lặng phù sa
Qua những vần thơ của mình, tác giả gửi gắm vào đó giá trị nhân văn
sâu sắc, Nguyễn Đình Thi muốn thức tỉnh tinh thần dân tộc của tuổi trẻ đô thị
miền Nam, giúp thanh niên vùng địch tạm chiếm nhận thức rõ bộ mặt xâm
lược của đế quốc Mĩ, hướng về nhân dân đất nước, ý thức được sứ mệnh của
thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhập với cuộc chiến đấu của toàn
dân tộc. Như vậy, khi sáng tác thơ, truyện, kịch… người viết luôn công bố tác
phẩm rộng rãi sau khi hoàn thành, thậm chí còn công khai cho bạn đọc biết

hoàn cảnh và mục đích viết tác phẩm. Trong khi đó, ở nhật kí tác giả viết cho
riêng bản thân mình với những điều bí mật nhất cho nên tất cả đều được giữ
kín. Nếu như không vì một lí do nào đó mà một số cuốn nhật kí được công bố
thì bạn đọc sẽ không bao giờ biết đến sự có mặt của nó trên diễn đàn văn học.
Tính riêng tư của nhật kí được thể hiện ở việc mỗi ghi chép trong nhật
kí là những lời tâm sự riêng của cá nhân người viết với chính bản thân mình,
bởi vậy chỉ có người viết mới biết được nội dung trong cuốn nhật kí viết gì
nếu nó không được công bố. Nhật kí ghi chép những sự kiện, suy nghĩ, cảm
xúc… của người viết để làm kỉ niệm riêng. Nhật kí mang tính chất giãi bày,
viết trong tâm thế bí mật, viết để lưu giữ kỉ niệm cá nhân. Nhân vật trung tâm
luôn là bản thân người viết. Qua những cuốn nhật kí, ta sẽ khám phá và hiểu
được đời sống nội tâm của người viết như thế nào.
Tính cá nhân riêng tư trong nhật kí còn được thể hiện ở những kí hiệu
riêng. Trong nhiều cuốn nhật kí tác giả sử dụng những chữ tắt, kí hiệu riêng
và nó chỉ có thể được cắt nghĩa bằng tâm thức của người cầm bút, nếu không
có sự chú giải của tác giả thì không ai có thể hiểu được. Ví dụ trong nhật kí
khoa học, tên các nguyên tố, các đối tượng khoa học người ghi có thể viết tắt
theo kí hiệu nhằm đảm bảo sự ngắn gọn rõ ràng và với những kí hiệu riêng


này chỉ có người ghi chép hoặc trong ngành có hiểu biết mới hiểu
được. Những cuốn nhật kí cá nhân thông thường hay nhật kí văn học cũng
tồn tại cách viết kí hiệu riêng. Trong nhật kí của các tác giả ghi trong thời
chiến, để đảm bảo cho bí mật riêng của đồng đội, người thân và giữ kín
chuyện riêng tư, phòng khi chiến sự ác liệt cuốn nhật kí có thể rơi vào tay
giặc hoặc nhiều người khác, các kí hiệu riêng là công cụ hữu hiệu hơn cả. Nói
chung nhật kí mang tnh chất cá nhân riêng tư. Điều này làm nên nét riêng
đồng thời tạo nên sức hấp dẫn của thể loại nhật kí văn học.
Nhật kí còn là thể loại độc thoại, tự mình nói với mình, vì thế chúng ta
luôn thấy tác giả hay nhân vật của cuốn nhật kí của ngôi thứ nhất. Nếu như

trong các thể loại như: phóng sự, tùy bút, bút kí… trung tâm thông tin không
phải là tác giả mà là các vấn đề xã hội thì ở nhật kí văn học, người viết luôn là
trung tâm. So với các thể loại khác, vai trò của cái tôi trần thuật trong nhật kí
văn học bao quát, xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Tác giả không ngần ngại xuất
hiện trong từng chi tiết nhỏ nhất và chính sự có mặt của cái tôi ấy đã góp
phần quan trọng trong việc tạo ra niềm tin của công chúng vì họ tin rằng đang
được nghe kể về sự thật mà tác giả là người đã trực tiếp chứng kiến. Tuy
nhiên, có những khi lời độc thoại của tác giả hay nhân vật chính là một cuộc
đối thoại ngầm với người khác về con người và cuộc đời nói chung, về bản
thân mình nói riêng. Hình tượng tác giả trong nhật kí văn học là hình tượng
mang tầm khái quát tư tưởng thẩm mỹ lớn lao.
Nhật kí ghi chép sự việc, suy nghĩ, cảm xúc theo ngày tháng ở thời
điểm hiện tại, có thể liên tục cũng có thể ngắt quãng tùy vào tâm trạng của
người ghi. Nếu như ở hồi kí là sự ghi chép thời gian đã qua, thời gian quá khứ
bằng cách hồi cố, hồi tưởng lại thì nhật kí ghi chép bằng thời gian hiện tại. Có
thể ngắt quãng nhưng chắc chắn phải là thời gian của hiện tại, không thể


ở thời ghi nhật kí mà ghi hộ cho thời điểm trước hay sau đó được... Một số
nhật


kí thông thường, nhật kí công tác hay nhật kí sự vụ của nhà văn hay một
nhân vật lịch sử đặc biệt được công bố, phát hành đến công chúng sau khi họ
mất, như Nhật kí Đặng Thùy Trâm, Nhật kí mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí
Nguyễn Ngọc Tấn… cũng có thể coi là một dạng nhật kí văn học, dù đặc trưng
thể loại và hình thức của chúng không phải là một nhật kí văn học đích thực
từ trong ý đồ dụng bút của người viết.
Với thể kí - thể loại được coi là “sự can dự trực tiếp của nghệ thuật vào
đời sống xã hội” đặc điểm nổi bật của nó là việc ghi chép sự việc, thì tnh xác

thực của việc ghi chép cũng được xem là đặc trưng quan trọng của thể loại.
Nhật kí cũng vậy, cho dù là nhật kí văn học hay các loại nhật kí ngoài văn học
thì đều coi trọng tnh chân thật, đáng tin cậy của sự kiện được ghi chép lại, vì
một cuốn nhật kí trước hết chính là sự giao lưu của người viết với chính bản
thân họ, bao giờ cũng chỉ ghi lại những gì đã xảy ra, những gì đã nếm trải, đã
thể nghiệm qua. Với các thể loại nhật kí ngoài văn học thì tính xác thực là yếu
tố quan trọng hàng đầu, ví dụ như cuốn nhật kí công tác hay nhật kí khoa
học, thì yếu tố chính xác luôn đặt lên hàng đầu, hay nhật kí riêng tư thì đó
chính là sự bí mật, chỉ giao lưu với bản thân, không hướng tới một đối tượng
nào khác nên những gì viết ra luôn chân thực. Còn với nhật kí văn học, để có
thể mang tính đại diện cho những vấn đề có ý nghĩa lớn thì bản thân việc ghi
chép phải chân thực thì mới có sức hút độc giả. Như “Nhật kí chiến trường”
của Dương Thị Xuân Quý, một tác phẩm chân thực đến tận cùng vì chỉ
viết cho riêng mình, tác giả đã ghi lại những gì chị trải qua trên đường hành
quân, ghi lại những gì chị thấy và trực tiếp trải nghiệm nơi chiến trường ác
liệt. Chị ngã xuống khi bao dự định còn dang dở, nhưng những gì chị để lại
đều gây ấn tượng mạnh mẽ đối với độc giả bởi chính sự chân thành, khát
khao cháy bỏng và sự thăng hoa trong cảm xúc.


Với những đặc điểm trên,những tác phẩm nhật kí đã tạo thành một
hiệu ứng xã hội sâu rộng không chỉ bởi hình thức mới lạ mà còn bởi nó thực
sự là một thể văn giúp người đọc có thể đi sâu vào ngõ ngách tâm hồn tác
giả để hiểu được tâm tư, tình cảm cũng như hiểu được nỗi niềm suy tư của
tác giả về cuộc đời.


CHƯƠNG 2: BIỂU HIỆN CỦA TÍNH CÁ NHÂN RIÊNG TƯ TRONG
NHẬT KÍ VĂN HỌC
Nhật kí là thể loại mang đậm tính cá nhân riêng tư, đó là những

bộc bạch, tâm sự thầm kín của chủ thể viết ra chứ không nhằm mục đích giao
lưu hay xuất bản thành sách. Vì vậy, ở khu vực riêng tư đó người viết đã bộc
lộ những tâm tư tình cảm, sự lắng đọng cảm xúc của tâm hồn, những sự kiện
xảy ra xung quanh mình một cách thành thực nhất, họ muốn tự mình
chiêm nghiệm lại những điều vừa xảy ra hoặc được chứng kiến. Bên cạnh
đó, qua nhật kí người viết cũng đưa ra những ý kiến nhận xét về cuộc đời,
quan điểm cá nhân, những suy tư trăn trở về cuộc đời và con người. “Với
tư cách là những ghi chép cá nhân, trong nhật kí người viết có thể tự do
trình bày suy nghĩ, quan điểm và thái độ trước một sự thật” [12, 215]. Chính
điều này đã mang đến sức hấp dẫn trường tồn của thể loại nhật kí.
2.1. Tính cá nhân trong đời tư người viết
2.1.1. Những sự kiện liên quan đến cá nhân đời tư người viết
Những sự kiện liên quan đến đời tư của người viết là một yếu tố mang
đậm tính riêng tư trong nhật kí của các tác giả. Theo Giáo sư Trần Đình Sử
“Nhật kí là thể loại ghi chép những sự việc, suy nghĩ, cảm xúc hàng ngày của
chính người viết... là tiếng nói nội tâm về những sự việc riêng tư, những
tâm sự thầm kín, ý nghĩ thành thực” [14, 379]. Bởi vậy, các sự kiện được ghi
chép lại phải xác thực, xoay quanh cá nhân người viết. Khác với các thể loại
văn học khác như: truyện hay tiểu thuyết... các sự kiện ít nhiều đều có tính
hư cấu thì ở nhật kí hư cấu là điều tối kỵ, người viết không được tự ý thêm
vào các tình tiết, sự kiện không có thật trong cuộc sống. Bởi nhật kí luôn đòi
hỏi sự thành thực của người viết và tnh xác thực đối với các thông tin, sự
kiện được


ghi chép lại. Người viết phải phản ánh nguyên vẹn những gì diễn ra, nếu
phá vỡ nguyên tắc này sẽ mất đi giá trị và chuyển sang một thể loại khác.
Trong những năm gần đây các loại nhật kí, hồi kí chiến tranh được xuất
bản rất nhiều và không ít cuốn gây được sự chú ý của bạn đọc. Trong ý thức
của những người làm loại sách này có lẽ họ muốn để cho công chúng

biết thêm những sự kiện và tâm tư tình cảm của những con người thuộc thế
hệ một thời đã góp phần làm nên lịch sử. Thông qua những câu chuyện mà
tác giả kể lại, những suy nghĩ, cảm xúc của tác giả, người đọc có thể nhìn
thấy ở đó bóng dáng về một thời khắc lịch sử đã qua... Nhật kí Mãi mãi
tuổi hai mươi ghi lại những năm tháng nhiệt huyết và sôi nổi của chàng
thanh niên Hà thành
- Nguyễn Văn Thạc. Dẫu biết đời lính là gian khổ, nhọc nhằn lại trong bom
đạn chiến tranh, nơi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc.
Nhưng hơn hết anh ý thức được trách nhiệm của mình với vận mệnh lịch
sử, vận mệnh đất nước, anh nhập ngũ 6-9-1971, cùng với 21 sinh viên của
K15
Toán - Cơ và nhiều sinh viên khác khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào
giai đoạn mới. Chiến trường miền nam ngày càng căng go ác liệt, và ngày 301-1971 chính là ngày đánh dấu 3 tháng tuổi quân của anh lính binh nhì “Cuối
tháng rồi, cuối tháng… Thời gian đi nhanh quá. Mới hôm nào nhập ngũ hôm
nay đã đến 3 tháng rồi” [17, 86]. Mới vào quân ngũ vậy mà đã “Sắp hết
năm rồi, năm 1971 cái năm đầu tiên xa cách, cái tuổi quân đầu tiên mình đã
hết cái tuổi bỡ ngỡ làm quen với cuộc đời bộ đội. Mặc dù vẫn chỉ là binh nhì
nhưng mình đã là lính cựu” [17, 94]. Sự kiện năm 1972 khi Ngyễn Văn
Thạc vừa tròn 20 tuổi là dấu mốc quan trọng trong cuộc đời anh. Ở cái tuổi
20 tràn đầy nhựa sống với những khao khát cống hiến cho Tổ quốc “Năm
1972, mình đã tròn 20 tuổi. Thạc ư? Đấy, thằng bé con của ngày xưa lêu


×