Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Chung tay hành động chống rác thải nhựa vì một Việt Nam xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (972.6 KB, 7 trang )

Chung tay hành động chống rác thải nhựa
Thảm họa “ô nhiễm trắng”

Rác thải nhựa đang trở thành vấn nạn, ngày càng ảnh hưởng trầm trọng đến
môi trường, đe dọa sự phát triển vững của mỗi địa phương, quốc gia, của xã hội và
cuộc sống trên trái đất. Phải mất hàng trăm, thậm chí hàng nghìn năm thì các chất
thải từ nhựa và ni lông mới bị phân hủy. Chúng cản trở sự sinh trưởng và phát triển
của các loài động thực vật, làm tắc nghẽn hệ thống hạ tầng phục vụ dân sinh, thu
hẹp không gian sống của sinh vật và gây độc hại cho môi trường sống. Theo đánh
giá của Liên Hợp Quốc, uớc tính mỗi năm lượng rác thải nhựa do con người thải ra
phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất. Mỗi năm có đến 8 triệu tấn rác thải nhựa trôi
ra các đại dương. Đến năm 2030 có khoảng 300 triệu tấn rác thải trong đại dương,
và có trên 240 loài sinh vật biển bị vướng phải rác thải nhựa hoặc ăn phải rác thải
nhựa. Hiện có 05 quốc gia có rác thải nhựa lớn nhất thế giới là Trung Quốc,
Indonexia, Philippin, Việt Nam và Thái Lan, chiếm 55-60% tổng lượng rác thải
nhựa ra đại dương.
Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên thế giới đang phải đối mặt với tình
trạng ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra ngày một tăng. Nguồn chất thải
nhựa phát sinh chủ yếu từ sinh hoạt của các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp…
Theo báo cáo của Hiệp hội nhựa, chỉ số tiêu thụ nhựa trên đầu người tại Việt Nam
tăng nhanh từ 3,8kg/năm/người năm 1990, tăng lên 41kg/năm/người vào năm
2015. Bộ TN&MT ước tính, trung bình mỗi người sử dụng, thải bỏ 1 túi
nilon/ngày, mỗi năm có khoảng hơn 31,4 tỉ túi nilon bị thải ra nhưng chỉ có khoảng
17% trong số này được tái sử dụng. Nếu trung bình khoảng 10% lượng chất thải
nhựa và túi nilon không được tái sử dụng mà thải bỏ hoàn toàn thì lượng chất thải
nhựa và túi nilon thải bỏ xấp xỉ khoảng 2,5 triệu tấn/năm, đây là gánh nặng cho
môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa "ô nhiễm trắng".
Rác thải nhựa đang hàng ngày, hàng giờ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái,
môi trường sống, sức khỏe con người và sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia.
Nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác động tiêu cực
của rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.


Việt Nam chung tay cùng cộng đồng quốc tế “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni
lông”
Để giải quyết những mối đe dọa toàn cầu từ rác thải nhựa và túi nilông, năm
2018, Liên hợp quốc đã phát động chủ đề “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông”
nhằm tuyên truyền, vận động, kêu gọi mọi người cùng thay đổi thói quen sử dụng
sản phẩm nhựa dùng một lần, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe
con người.


Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới năm 2018, vấn đề giải quyết ô
nhiễm rác thải nhựa đã được Nguyên thủ các quốc gia, lãnh đạo các tập đoàn đa
quốc gia khẳng định là mối quan tâm chung toàn cầu, đưa ra các cam kết mạnh mẽ
về chống rác thải nhựa. Nhiều quốc gia trên thế giới đã có những hành động cụ thể
để giảm thiểu và cấm sử dụng một số sản phẩm nhựa không thân thiện môi trường.
Đồng thời, tăng cường tái chế, tái sử dụng và tuần hoàn chất thải nhựa.
Là quốc gia đang phát triển, Việt Nam phải đối mặt với nhiều vấn đề về suy
thoái, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, đặc biệt là ô nhiễm
do rác thải nhựa hay còn gọi là “ô nhiễm trắng”. Lượng rác thải nhựa đang ngày
càng gia tăng nếu chúng ta không có các giải pháp hữu hiệu, kịp thời thì những tác
động tiêu cực từ rác thải nhựa sẽ trở nên rất nghiêm trọng.
Nhận thức rõ vấn đề này, trong thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ đã chỉ đạo quyết liệt việc thực hiện chính sách, chiến lược để kiểm soát ô
nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa trong sinh hoạt, quản lý
chất thải rắn; thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng, thúc đẩy xây dựng nền
kinh tế tuần hoàn, trong đó chú trọng giảm thiểu, tăng cường tái chế, tái sử dụng,
tận dụng tối đa giá trị của rác thải nhựa cho các hoạt động phát triển kinh tế - xã
hội.
Việt Nam cũng tích cực tham gia, chung tay cùng cộng đồng quốc tế ngăn
chặn hiểm họa của ô nhiễm rác thải nhựa tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng tại
Canada; kỳ họp lần thứ 6 Đại hội đồng Quỹ Môi trường toàn cầu tổ chức tại thành

phố Đà Nẵng (năm 2018); Hội nghị WEF Davos 2019 tại Thụy Sỹ, Thủ tướng
Chính phủ Việt Nam đã đề xuất nhiều sáng kiến, kêu gọi cộng đồng quốc tế cần có
hành động hiệu quả, quyết liệt giải quyết vấn đề rác thải nhựa.
Thực hiện cam kết của Thủ tướng Chính phủ và phát động của Liên hợp
quốc về “Giải quyết ô nhiễm nhựa và ni lông”, năm 2018 Bộ Tài nguyên và Môi
trường đã phát động phong trào “Chống rác thải nhựa” với sự tham gia của các Bộ,
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quốc tế và cam kết của các hiệp hội
doanh nghiệp, các siêu thị, Trung tâm thương mại trong việc cắt giảm các sản
phẩm nhựa, túi ni - lông sử dụng một lần. Sự kiện nhằm kêu gọi các cấp, các
ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và từng người dân, bằng những hành động
thiết thực hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó
phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ. Tại sự kiện này, đại diện
Lãnh đạo các Bộ, ban, ngành; các tổ chức chính trị - xã hội; các hiệp hội, doanh
nghiệp sản xuất thương mại có sử dụng vật liệu nhựa, các doanh nghiệp phân phối,
bán lẻ hàng hóa; đại diện các tổ chức quốc tế, đại sứ quán đã ký cam kết tham gia
phong trào “Chống rác thải nhựa”.


Đến nay, phong trào “Chống rác thải nhựa” đang được cộng đồng hưởng
ứng, quan tâm, đồng thuận cao. Nhiều địa phương, toàn xã hội đã cùng chung tay
tham gia phong trào, góp phần nâng cao nhận thức của người dân, của xã hội về
biện pháp giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, ô nhiễm từ chất thải nhựa Co.op mart
Việt Nam; Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op); Các siêu
thị: Big C Đà Nẵng, Big C Hà Nội đã sử dụng phương pháp bọc hàng hóa, sản
phẩm bằng lá chuối thay thế túi nilon.
Phong trào chống rác thải nhựa đã trở thành trào lưu “Thử thách dọn rác” lan
truyền mạnh mẽ trên khắp các vùng miền đất nước mang những giá trị, thông điệp
thiết thực về bảo vệ, cải thiện, làm sạch môi trường.
Xin được kể câu chuyện về hành trình 7.000 km đi dọc bờ biển Việt Nam
của "người săn rác" Lekima Hùng. Anh Hùng chụp khoảng 3.000 bức ảnh về rác

thải, trong số có xuất hiện hình ảnh về bãi rác mà anh gọi là "không có trong sự
thật".
Sau 3 tuần bắt đầu hành trình với điểm xuất phát là Hà Nội, anh Hùng dừng
chân ở ven biển xã Chí Công, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận (cách Phan Thiết
khoảng 80km). Trước mặt anh là cảnh tưởng về một bãi biển dài cả km toàn rác và
rác, chủ yếu là túi nilon, nhựa, quần áo, rác thải sinh hoạt... Một bãi biển mà nhìn
thấy cát quả thật hiếm hoi, thậm chí dòng kênh đổ ra đây cũng khó mà nhìn thấy
mặt nước vì bị rác che kín. Thậm chí mọi người hồn nhiên đi vệ sinh nặng, nhẹ đủ
cả. Có lẽ khó ở nơi nào trên thế giới có cảnh tượng này.


Bãi rác ven biển xã Chí Công, nơi bốn bề chỉ có rác và rác. Ảnh: Lekima Hùng.

"Người săn rác" đi trên một phần của bãi biển, mặt rác dày, có những nơi dày cả
vài chục phân. Ở đây, rác không chỉ làm mất vẻ mỹ quan, hôi thối, mà môi trường
sống của người dân cũng bị ảnh hưởng, nguy cơ bùng phát, lây nhiễm dịch bệnh
rất cao.
"Trên đường đi, lần đầu tiên trong đời tôi ngỡ mình đến một nơi không tồn tại
trong thực tế khi ở khu chợ, có hàng km rác thải trong đó chủ yếu là nhựa. Đi bộ
trên bờ biển này mà chân nhiều khi thụt sâu trong rác thải là nilon. Người dân nơi
đây chủ yếu làm nghề đánh bắt, khai thác và chế biển hải sản" - anh Hùng chia sẻ.
Với câu hỏi rác từ đâu? Anh nhận được những câu trả lời của cả trẻ em lẫn người
lớn, phần vì quen đổ rác ra kênh ra biển, phần vì không có xe đổ rác ra gom...
Nhưng dù gì phần lớn đều do ý thức của con người.
Hưởng ứng "Thử thách dọn rác", chính quyền địa phương xã Chí Công đã vận
động bà con, tổ chức dọn dẹp rác thải, trả lại vẻ đẹp trước đây cho bãi biển. Một
cảnh tượng hoàn toàn mới trong mắt người xem, khác xa với hàng tấn rác thải nằm
chồng chất.
Dù khu chợ chưa hoàn toàn được "xanh hoá", nhưng quả thực qua đây chúng ta
thấy rằng khi chúng ta muốn môi trường sống của mình sạch, chúng ta sẽ làm

được.


Chiến dịch dọn rác đã giúp bãi biển phần nào bớt đi sự nhếch nhác trước đó. Ảnh:
Facebook

Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa
Để tiếp nối, lan tỏa, các phong trào “Chống rác thải nhựa”, Ngày 09/6/2019
thủ tưởng Nguyễn Xuân Phúc phát động chống rác thải nhựa tại lễ ra quân toàn
quốc phong trào chống rác thải nhựa tại khu vực tượng đài Lý Thái Tổ quận Hoàn
Kiếm. Lễ ra quân toàn quốc phong trào chống rác thải nhựa với sự tham dự, hưởng
ứng của các Lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đại diện các Bộ, ban ngành trung ương;
một số tỉnh, thành phố trong cả nước; các tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức quốc
tế; các Tập đoàn, Tổng Công ty, doanh nghiệp, ngành hàng bán lẻ, hàng tiêu dùng;
trao chứng nhận cho các Đại sứ phong trào chống rác thải nhựa năm 2019. Đặc biệt
với sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo nhân dân Thủ đô Hà Nội.
Hoạt động đi bộ tuần hành tại Phố đi bộ, khu vực Bờ hồ Hoàn Kiếm, Thủ đô
Hà Nội với sự tham gia của toàn thể đại biểu tham dự và cộng đồng người dân
thành phố Hà Nội đã cổ vũ, hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa lan tỏa,
phát triển mạnh mẽ hơn trên phạm vi cả nước.
Hưởng ứng phong trào chống rác thải nhựa góp phần xây dựng môi trường
sáng xanh- sạch –đẹp –văn minh tại hội nghị hôm nay, Ủy ban MTTQ phường Đức


Giang kêu gọi cơ quan, tổ chức, đơn vị đóng trên địa bàn, cán bộ, đảng viên, công
chức viên chức, người lao động và Nhân dân phường Đức Giang cùng thống nhất
nhận thức, chung tay hành động chống rác thải nhựa cụ thể như sau:
1. Cơ quan phường, các đoàn thể, cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn phường.
Không mua sắm, sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần trong hoạt động của
cơ quan, đơn vị; mỗi cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hành động và

vận động người thân cùng thực hiện việc giảm thiểu, tiến tới chấm dứt sử dụng túi
nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần như Ống hút, chai nước
khoáng, hộp xốp, hộp nhựa đựng cơm, thức ăn, bát, đĩa, cốc, thìa. Sử dụng cốc
thủy tinh, cốc sứ hoặc phích, bình đựng nước dùng nhiều lần khi hội họp, tiếp
khách, sinh hoạt hàng ngày .Hạn chế việc sử dụng túi nilon, túi cúc đựng tài liệu
bằng cách tái sử dụng túi nilon, túi cúc, thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với
môi trường hơn như túi giấy, túi vải sử dụng nhiều lần, túi nilon tự phân hủy.
Phối hợp, sử dụng và giới thiệu sản phẩm của các nhà cung cấp dịch vụ cam
kết sản xuất, chế biến thân thiện với môi trường đến với Nhân dân.
2.Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tiểu thương buôn bán tại các
chợ
Tăng cường tái sử dụng túi nilon, sử dụng sản phẩm thân thiện với môi
trường (như túi giấy; túi nilon tự phân hủy; dùng lá chuối, lá dong...) trong các hoạt
động buôn bán hàng ngày. Giảm thiểu việc sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần
trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3 Cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân
Sử dụng các sản phẩm dễ phân hủy, có thể tái sử dụng, thân thiện với môi
trường.
Tích cực tham gia các hoạt động thu gom, phân loại các sản phẩm đã sử
dụng làm từ nhựa, bao bì, túi nilon khó phân hủy vận chuyển đến nơi tái chế, xử lý
theo quy định hoặc tham gia các mô hình thực hiện phong trào “ Chống rác thải
nhựa” do MTTQ và các đoàn thể chính trị xã hội phát động.
Tiết kiệm đồ tái chế trồng cây xanh. Tái chế vỏ chai, lọ nhựa thành các vật
dụng hữu ích cho gia đình.


Cùng chung tay hành động Thay đổi thói quen sử dụng “nói không với túi ni
lông và rác thải nhựa sử dụng một lần”. ngay hôm nay và ngay bây giờ để góp
phần xây dựng một Việt Nam xanh, vì Trái đất xanh.
.




×