Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ tỉnh Thái Nguyên (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

TRẦN ĐÌNH THỊNH

HIỆN TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG
CHĂN NUÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẠI TỪ TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NHÀNH QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGÔ VĂN GIỚI

THÁI NGUYÊN 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thái Nguyên là một tỉnh có hoạt động chăn nuôi phát triển. Đến nay, theo
báo cáo trên toàn tỉnh Thái Nguyên có gần 700 trang trại, gia trại, trong đó có
274 trang trại, gia trại chăn nuôi lợn; 353 trang trại, gia trại chăn nuôi gà; còn lại
là các trang trại, gia trại chăn nuôi động vật khác. Các trang trại/gia trại chăn
nuôi lợn có lượng chất thải lớn và đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trên
địa bàn tỉnh so với các loại hình trang trại khác. Riêng trên địa bàn huyện Đại
Từ, theo số liệu báo cáo đến tháng 8 năm 2018 có 45 trang trại chăn nuôi, chủ
yếu là chăn nuôi lợn; quy mô chăn nuôi lợn từ 50 con đến 6000 con/lứa; quy mô
diện tích chuồng nuôi từ 200m2 đến trên 1000m2. Thông qua công tác quản lý


nhà nước về môi trường đã cho thấy, các trang trại mặc dù đã có sự quan tâm
đầu tư nhất định hệ thống xử lý chất thải nhưng với tốc độ phát triển quy mô
chăn nuôi về số lượng, các biện pháp xử lý chất thải hiện có chưa đáp ứng được
xử lý toàn bộ chất thải phát sinh từ hoạt động chăn nuôi tại các trang trại, dẫn
đến một lượng chất thải lớn chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi
trường, vào các nguồn tiếp nhận như ao hồ, sông suối làm tăng nguy cơ ô nhiễm
đối với các khu vực xung quanh. Hoạt động chăn nuôi phát triển về quy mô kèm
theo sự gia tăng chất thải phát sinh đã và đang là thách thức cho huyện Đại Từ;
đặc biệt là bảo vệ nguồn nước mặt trước khi chảy vào hồ Núi Cốc. Hồ Núi Cốc
trên sông Công là nguồn nước cấp cho các nhà máy nước xử lý cung cấp cho
sinh hoạt, sản xuất của thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, thị xã Phổ Yên
và một số địa phương thuộc tỉnh Bắc Giang; đây là một trong những nguồn nước
có tầm quan trọng nhất của tỉnh. Vì vậy, việc nghiên cứu đề ra các giải pháp
tổng thể, đồng bộ để quản lý môi trường trong chăn nuôi ở huyện Đại Từ là cấp
bách và cần thiết.
Với các lý do trên, đề tài “Hiện trạng và giải pháp quản lý môi trường
trong chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” được học viên
lựa chọn để thực hiện.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá được hiện trạng công tác quản lý bảo vệ môi trường trong chăn
nuôi tại huyện Đại từ.
- Đề xuất giải pháp quản lý bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn
nuôi trên địa bàn huyện định hướng đến năm 2025
3. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Thu thập thông tin nghiên cứu diễn biến hiện trạng môi trường giai đoạn
5 năm gần đây trên địa bàn huyện Đại Từ;
- Nghiên cứu thông tin tổng hợp để đánh giá tác động, ảnh hưởng từ chất
thải chăn nuôi đến môi trường huyện Đại Từ;
- Tổng hợp các quy hoạch, nghiên cứu, dự báo diễn biến ảnh hưởng từ
hoạt động phát triển chăn nuôi tại huyện Đại Từ đến môi trường giai đoạn từ
giai đoạn 2020- 2025;
- Thu thập thông tin thực trạng quản lý nhà nước về môi trường trên địa
bàn huyện Đại Từ
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp để quản lý chất thải, quản lý nhà
nước về môi trường trong hoạt động chăn nuôi của huyện tại thời điểm hiện tại
và định hướng đến năm 2025;
4. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài nghiên cứu
Ý nghĩa:
Cung cấp, bổ sung số liệu một cách có hệ thống về công tác quản lý môi
trường trong chăn nuôi, hiện trạng môi trường chăn nuôi; thực trạng phát thải và
mức độ ô nhiễm của chất thải từ các trang trại trên địa bàn huyện Đại Từ.
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở cho việc hoạch định chính sách quản lý môi
trường của địa phương và các khu vực có điều kiện tương tự.
- Cung cấp cơ sở thực tiễn quan trọng và cần thiết trong việc đánh giá
hiện trạng môi trường cho hoạt động chăn nuôi từ đó làm cơ sở cho việc xây
dựng, thiết kế các hệ thống xử lý chất thải từ hoạt động chăn nuôi tại khu vực
nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Về đóng góp mới của đề tài:

- Chưa có nghiên cứu nào đầy đủ về hiện trạng môi trường, thực trạng
quản lý môi trường trong hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện giai đoạn 5
năm qua.
- Kết quả nghiên cứu là tiền đề cho việc xây dựng các giải pháp bảo vệ
môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa bàn huyện Đại Từ và bảo vệ
môi trường nước hồ Núi Cốc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Cơ sở lý luận
a. Căn cứ pháp lý
Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
Pháp lệnh Thú y số: 18/2004/PL-UBTVQH11 ngày 29/4/2004 của Uỷ ban
thường vụ quốc hội;
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2014;
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý
chất thải và phế liệu;
Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 29/5/2015 của Thủ tướng chính phủ về việc
tăng cường công tác kiểm soát, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong hoạt động
sản xuất, chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản;
Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/9/2015 của Bộ Tài nguyên và
Môi trường về báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý
số liệu quan trắc môi trường;
Quyết định số 47/2014/QĐ-UBND ngày 11/11/2014 của Ủy ban nhân dân

tỉnh Thái Nguyên v/v ban hành quy định bảo vệ môi trường trong chăn nuôi trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên;
Quyết định số 34/2016/QĐ-UBND Ban hành Quy định chính sách hỗ trợ
đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa
bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020;
Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 26/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án thí điểm hoàn thiện và nhân rộng mô hình bảo vệ môi
trường trong xây dựng nông thôn mới tại các xã khó khăn, biên giới, hải đảo
theo hướng xã hội hóa, giai đoạn 2017- 2020;
Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một
số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường;
Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 4/10/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về một
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




số nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên;
Quyết định số 1599/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của UBND tỉnh phê
duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản và
bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2020.
b. Căn cứ kỹ thuật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi QCVN 62MT:2016/BTNMT; Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 1-15:2010/BNNPTNT điều kiện trại chăn
nuôi gia cầm an toàn sinh học; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia 1-14:2010/BNNPTNT điều kiện trại chăn
nuôi lợn an toàn sinh học; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại
07:2009/BTNMT, các Tiêu chuẩn Việt Nam và Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia

hiện hành.
Các thông tin tài liệu thu thập từ địa phương: UBND cấp huyện, xã.
Các thông tin tài liệu thu thập từ các sở: Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng; Tài nguyên và Môi trường
Các tài liệu, thông tin từ các chủ trang trại.
Các tài liệu khảo sát thực tế.
c. Các khái niệm, thuật ngữ có liên quan tới vấn đề nghiên cứu
1. Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có
vú được thuần hóa và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa như lấy thực phẩm,
chất xơ hoặc lao động.
2. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền, bao gồm: nước sông, suối,
ao, hồ, kênh, mương, khe, rạch, đầm.
3. Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
4. Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo các tác động
đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đề xuất các biện pháp bảo vệ môi
trường khi triển khai dự án đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5. Chất thải lỏng bao gồm nước thải (nước phân, nước tiểu, nước chứa máu
của gia súc, gia cầm; nước vệ sinh từ chuồng trại, từ các phương tiện vận chuyển
gia súc, gia cầm, và các loại chất lỏng khác (thuốc thú y dạng lỏng; dung dịch xử
lý chuồng trại).
6. Chất thải ở thể rắn (gọi tắt là chất thải rắn) là phân, lông, các phế
phẩm khác từ động vật; bã thức ăn chăn nuôi, xác động vật, bao bì thuốc thú y
và các chất thải rắn khác thải ra trong quá trình chăn nuôi, giết mổ.
7. Chất thải ở thể khí (gọi tắt là chất thải khí) là các loại khí thải phát sinh
trong quá trình chăn nuôi như NH3, H2S, CO2, CH4 và các khí có mùi khác.

8. Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây
nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
Chất thải nguy hại phát sinh từ cơ sở chăn nuôi bao gồm: vỏ bao bì thuốc thú y,
xác gia súc, gia cầm chết do dịch bệnh; chế phẩm hoá chất khử trùng.
9. Quản lý chất thải là hoạt động phân loại, thu gom, vận chuyển, giảm
thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy, thải loại chất thải.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay, trên thế giới có nhiều giải pháp để xử lý chất thải chăn nuôi,
phổ biến nhất vẫn là sử dụng hầm biogas (hệ thống khí sinh học). Hệ thống khí
sinh học được thiết kế bằng nhiều biện pháp như xây kiên cố bê tông hoặc sử
dụng dụng bạt nhưng đều có chung nguyên lý. Ngoài ra, trên nhiều nước có áp
dụng các biện pháp hữu hiệu khác tùy theo điều kiện khí hậu và địa hình của
từng khu vực. Dưới đây liệt kê và mô tả sơ lược các giải pháp xử lý chất thải
chăn nuôi.
Xử lý chất thải chăn nuôi bằng hầm biogas (hệ thống khí sinh học): Việc
xây dựng các hầm Biogas để xử lý chất thải từ chăn nuôi là một biện pháp hữu
ích. Nguồn phân thải sau khi đưa vào bể chứa được phân huỷ, giảm mùi hôi,
ruồi nhặng và kí sinh trùng. Bên cạnh đó, sử dụng hầm Biogas còn có thể tái tạo
được nguồn năng lượng sạch từ phế thải chăn nuôi, tạo ra khí CH4 phục vụ việc
đun nấu, thắp sáng. Trong thực tiễn, tùy điều kiện từng nơi, từng quy mô trang
trại có thể sử dụng loại hầm khí sinh học (KSH) cho phù hợp. Xử lý chất thải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chăn nuôi bằng công trình KSH được đánh giá là giải pháp hữu ích nhằm giảm
khí thải methane (khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính) và sản xuất năng
lượng sạch. Hiện nay, việc sử dụng hầm Biogas đang được người chăn nuôi
quan tâm vì vừa bảo vệ được môi trường vừa có thể thay thế chất đốt hoặc có

thể được sử dụng cho chạy máy phát điện, tạo ra điện sinh hoạt gia đình và điện
phục vụ trang trại.
Xử lý chất thải bằng chế phẩm sinh học: Men sinh học được gọi là “Chế
phẩm EM (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu”. Ban
đầu các chất này được nhập từ nước ngoài nhưng ngày nay các chất men đã
được sản xuất nhiều ở trong nước. Người ta sử dụng men sinh học rất đa dạng
như: Dùng bổ sung vào nước thải, dùng phun vào chuồng nuôi, vào chất thải để
giảm mùi hôi, dùng trộn vào thức ăn… Đệm lót sinh học: Hình thức chăn nuôi
này còn được gọi là chăn nuôi với đệm lót sinh thái hay chăn nuôi đệm lót lên
men. Thay vì nuôi các vật nuôi trên nền xi măng hoặc gạch cứng, người ta đã
nuôi các con vật nền chuồng bằng đất nện, sâu hơn mặt đất, trên nền chuồng rải
một lớp đệm lót dày 60 cm và trên bề mặt đệm lót có phun một dung dịch mên
(hỗn hợp các vi sinh vật có ích). Chăn nuôi trên đệm lót sinh học giảm gây ô
nhiễm môi trường và phù hợp nhất đối với mô hình chăn nuôi nông hộ. Tuy
nhiên điều đáng lưu ý là đệm lót sinh học kỵ nước, sinh nhiệt nên địa hình cao
ráo và việc làm mát, tản nhiệt khi thời tiết nóng cần phải được quan tâm.
Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ: Xử lý chất thải bằng ủ phân hữu cơ
(Compost) là sử dụng chủ yếu bã phế thải thực vật, phân của động vật mà thông
qua hoạt động trực tiếp hay gián tiếp của vi sinh vật phân hủy và làm tăng cao
chất lượng của sản phẩm, tạo nên phân bón hữu cơ giàu chất dinh dưỡng cung
cấp cho cây trồng.
Xử lý bằng công nghệ ép tách phân: Đây là công nghệ mới được nhập vào
nước ta chưa lâu nhưng rất hiệu quả và đang được nhiều cơ sở chăn nuôi quan
tâm, áp dụng. Dựa trên nguyên tắc “lưới lọc” máy ép có thể tách hầu hết các tạp
chất nhỏ đến rất nhỏ trong hỗn hợp chất thải chăn nuôi dạng bùn lỏng, tùy theo
tính chất của chất rắn mà có các lưới lọc phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Xử lý nước thải bằng ôxi hóa: Phương pháp này thường được dùng đối
với các bể lắng nước thải (Xử lý bằng sục khí, khí ozon)
Ngoài ra còn áp dụng Xử lý nước thải bằng cây thủy sinh, sử dụng Zeolit,
sử dụng dung dịch điện hoạt hóa Anolit, điều chỉnh khẩu phần ăn của gia súc để
điều chỉnh làm lượng nito và pH trong chất thải để nâng cao khả năng xử lý chất
thải.
Về công nghệ xử lý hiện tại, theo Hoàng Kim Cơ, Trần Hữu Uyển, Lương
Đức Phẩm, Lý Kim Bảng, Dương Đức Hồng – Kỹ thuật môi trường (Nhà xuất
bản khoa học và kỹ thuật), Lâm Minh Triết (Xử lí nước thải đô thị & công
nghiệp, Tính toán và thiết kế công trình – NXB ĐH Quốc Gia Tp.HCM-2013)
và một số tác giải khác như Nguyễn Phước Dân, Tôn Thất Lãng, Nguyễn Thị
Minh Sáng (Giáo trình Kỹ thuật xử lý nước cấp và nước thải)… Ngày nay, công
nghệ xử lý nước thải đã phát triển và đạt đến một tầm cao mới, trong đó công
nghệ xử lý nước thải chăn nuôi được áp dụng đa dạng nhiều nguyên lý, đặc biệt
là xu hướng áp dụng công nghệ thân thiện môi trường. Tuy nhiên, ban đầu các
tác giả cũng thường khuyến cáo áp dụng mô hình biogas (khí sinh học trước) sau
đó có thể áp dụng các mô hình khác như MBBR, UASB, saibon, sục khí,
ozon… chất thải rắn sử dụng vi sinh (men sinh học, đệm lót sinh học), ủ phân
hữu cơ… sau đó áp dụng các giải pháp xử lý tiếp theo đối với nước thải sau xử
lý biogas.
Nước thải sau biogas hiện nay có một số công nghệ: Hiện nay, có một số
công nghệ xử lý nước thải chứa hàm lượng cao các hợp chất hữu cơ đã được áp
dụng trên Thế giới và Việt Nam như: công nghệ sinh học, công nghệ hóa sinh,
công nghệ xử lý nước thải phân tán, công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Johkasou- Nhật Bản, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới SAIBON, công nghệ sinh
học và chế phẩm hỗ trợ, công nghệ phân tán DEWATS,… Trong số đó, Công
nghệ Saibon là công nghệ sử dụng các bãi lọc ngập nước nhân tạo, trồng cây và
xử lý vi sinh trong nước thải (Constructed Wetlands – CWs); phương pháp xử lý
nước thải sử dụng hoàn toàn từ nguồn lực tự nhiên, nên việc vận hành xử lý hệ

thống không tốn nhiều kinh phí và thời gian; Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Thái Nguyên cũng đã thử nghiệm công nghệ xử lý nước thải sau biogas bằng
công nghệ saibon (Nhật Bản) bước đầu cũng hiệu quả và thân thiện môi trường
[Sở Tài nguyên và Môi trường – báo cáo dự án xử lý nước thải sau biogas-2013,
báo cáo hiện trạng môi trường năm 2018; Vũ Thị Thanh Hương và nnk, 2015].
1.2. Tổng quan nghiên cứu về các giải pháp quản lý môi trường chăn
nuôi trên thế giới và Việt Nam
Đến nay, tại hầu hết các quốc gia trên thế giới, hoạt động chăn nuôi trang
trại tập trung là chủ yếu. Vật nuôi sản sinh, phát thải một lượng chất thải rất lớn
đã và đang gây ô nhiễm môi trường. Kể cả các quốc gia phát triển bậc nhất như
Mỹ, Đức... cũng đang phải chịu ảnh hưởng từ chất thải chăn nuôi; các nước này
cũng đang phải nỗ lực xử lý hậu quả của chăn nuôi trang trại. Ví dụ như, tại Mỹ,
lượng phân gia súc dư là nguyên nhân gây ra ô nhiễm không khí và đặc biệt là
khí mê tan gây hiệu ứng nhà kính gia tăng nhanh nhất tại Mỹ; loại khí này đi
theo nước mưa và gây ra 230 khu vực chết thiếu ô xy dọc theo bờ biển của Mỹ.
Tại miền Bắc nước Đức cũng phải đối mặt với sự dư thừa chất thải chăn nuôi;
suốt nhiều năm qua nước mưa làm ướt các cánh đồng với quá nhiều phân bón
lỏng đã làm cho nguồn nước ngầm bị ô nhiễm và nước máy bị nhiễm nitrat. Tại
Việt Nam, Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về chăn
nuôi, cả nước hiện có khoảng 12 triệu hộ gia đình có hoạt động chăn nuôi và
23.500 trang trại chăn nuôi tập trung. Trong đó, phổ biến ở nước ta là chăn nuôi
lợn (khoảng 4 triệu hộ) và gia cầm (gần 8 triệu hộ), với tổng đàn khoảng 362
triệu con gia cầm, 29 triệu con lợn và 8 triệu con gia súc, mỗi năm khối lượng
nguồn thải ra từ chăn nuôi ra môi trường là một con số khổng lồ - khoảng 84,5
triệu tấn/năm, trong đó, chỉ khoảng 20% được sử dụng hiệu quả (làm khí sinh

học, ủ phân, nuôi trùn, cho cá ăn), 80% lượng chất thải chăn nuôi thải ra môi
trường gây ô nhiễm.
Nhiều phương pháp đã được thực hiện để giảm thiểu ô nhiễm do chất thải
chăn nuôi. Tại Mỹ, đa số trang trại đã sử dụng phân để sản xuất điện như quản
lý tốt, thu gom phân thải, che kín và sự phân hủy diễn ra một cách tự nhiên và
dẫn khí đến nhà máy phát điện, đốt cháy phát ra điện. Tại Trung Quốc, phân và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nước tiểu lợn được thu gom lại để làm phân bón hữu cơ tăng độ màu mỡ cho
đất. Chất thải được trộn mùn cưa và rơm rạ được rồi để lên men trở thành phân
bón hữu cơ tại nhà máy phối trộn.
Nguyên nhân chính được xác định gây ô nhiễm môi trường trong ngành
chăn nuôi là do các trang trại sử dụng nhiều nước. Kết quả khảo sát cho thấy,
các trang trại chăn nuôi sử dụng ít nước đều có thể dễ dàng thu gom chất thải rắn
để bán làm phân bón hữu cơ. Chất thải rắn từ các trang trại nuôi gà hầu như
được tiêu thụ hết cho mục đích trồng rau, hoa, cây cảnh; hiện nay hình thành tự
phát một hệ thống thu gom phân trâu bò khô từ đồng bằng sông Cửu Long đến
vùng Nam Trung bộ để bán cho các cơ sở chế biến phân bón hữu cơ tại Tây
Nguyên phục vụ trồng cây công nghiệp như cà phê, tiêu, cao su; chất thải rắn
thu gom từ chăn nuôi lợn nái (do nuôi lợn nái không được sử dụng nhiều nước)
luôn được tiêu thụ tốt. Do vậy, có thể nói trong chăn nuôi sử dụng ít nước, chất
thải rắn từ chăn nuôi luôn có thể thu gom để bán nên không còn nhiều để thải ra
môi trường.
Công tác quản lý môi trường hiện nay chưa đáp ứng được với nhu cầu của
thực tế sản xuất. Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải chăn nuôi theo
quy chuẩn Việt Nam 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
thải công nghiệp, QCVN 62-MT:2016/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về nước thải chăn nuôi hiện đều quá cao so với khả năng thực tế ứng dụng công
nghệ xử lý môi trường hiện tại, dẫn đến hầu hết các trang trại đều không thể đáp
ứng yêu cầu đặt ra do chưa có công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi hiệu quả
để theo kịp các quy định về xả thải môi trường.
Do khó có thể đáp ứng quy định xả thải nên ở nhiều nơi, việc áp ông tin – ĐHTN

thủ công
tái sử dụng
bón cây
Thải ra Đưa chung
suối
vào bioga
trong
hoặc hót
khu vực thủ công
tái sử dụng
bón cây
Lưu
Đưa chung
chứa,
vào bioga
tưới
hoặc hót
cây, thải thủ công
ra suối
tái sử dụng
trong
bón cây
khu vực
Thải ra Đưa chung

suối
vào bioga
trong
hoặc hót
khu vực thủ công
tái sử dụng
bón cây
Lưu
Đưa chung
chứa,
vào bioga
tưới
hoặc hót
cây, thải thủ công
ra suối
tái sử dụng

Tác
động
môi
trường
do chất
thải




STT

Tên chủ

trang
trại lợn

Địa chỉ

Nguồn
gốc lợn

Quy
mô số
lượng
(con)

Quy mô
chuồng
trại
(m2)

Hình
thức
chăn
nuôi

Tỷ lệ
mắc
dịch
bệnh
(%)

Hồ sơ

môi
trường

Nước
cấp
m3/ngày

Hệ
thống xử
lý nước
thải

giản
Đề án
bảo vệ
môi
trường
đơn
giản
Đề án
bảo vệ
môi
trường
chi tiết

15-30

Bioga

Trên

30

Bioga,
bể lắng

2

Cam
kết bảo
vệ môi
trường

5-15

Bioga

2

Cam
kết bảo
vệ môi
trường

5-15

Bioga

30.

Lại Thị

Quyên

Phục
Linh

Nhập
khẩu

5001000

2001000

Gia
công

1

31.

Trần
Xuân
Trường

Phục
Linh

Nhập
khẩu

Trên

1000

Trên
1000

Gia
công

1

32.

Trần
Văn
Định

Tiên
Hội

Nhập
khẩu

100500

2001000

Gia
công

33.


Nguyễn Hùng
Văn
Sơn
Thái

Trong
nước

100500

2001000

Tự
nuôi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Hệ
thống
xử lý
mùi

Biện
pháp xả
nước thải

trong
khu vực
Thông Thải ra

gió,
suối
chế
trong
phẩm khu vực

Biện pháp
thu gom, xử
lý chất thải
rắn

Tác
động
môi
trường
do chất
thải

Tác
động
sức
khỏe do
chất
thải


nhưng
không
nhiều


Không


nhưng
không
nhiều

Không


nhưng
không
nhiều

Không


nhưng
không
nhiều



bón cây

Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng

bón cây
Thông Lưu
Đưa chung
gió,
chứa,
vào bioga
chế
tưới
hoặc hót
phẩm cây, thải thủ công
ra suối
tái sử dụng
trong
bón cây
khu vực
Thông Thải ra Đưa chung
gió,
suối
vào bioga
chế
trong
hoặc hót
phẩm khu vực thủ công
tái sử dụng
bón cây
Thông Thải ra Đưa chung
gió,
suối
vào bioga
chế

trong
hoặc hót
phẩm khu vực thủ công
tái sử dụng
bón cây



STT

Tên chủ
trang
trại lợn

34.

Địa chỉ

Tỷ lệ
mắc
dịch
bệnh
(%)

Hồ sơ
môi
trường

Tự
nuôi


2

2001000

Gia
công

1

5001000

2001000

Gia
công

1

Nhập
khẩu

100500

2001000

Gia
công

1


Nhập
khẩu

Dưới 200100
1000

Gia
công

1

Nguồn
gốc lợn

Quy
mô số
lượng
(con)

Quy mô
chuồng
trại
(m2)

Nguyễn Hùng
Xuân
Sơn
Mười


Trong
nước

5001000

2001000

35.

Hoàng Yên
Thị Vui Lãng

Nhập
khẩu

5001000

36.

Nguyễn Yên
Văn
Lãng
Tuấn

Nhập
khẩu

37.

Phạm

Quốc
Tuấn

Yên
Lãng

38.

Đỗ
Mạnh
Hùng

Bản
Ngoại

Hình
thức
chăn
nuôi

Nước
cấp
m3/ngày

Hệ
thống xử
lý nước
thải

Đề án

bảo vệ
môi
trường
đơn
giản
Đề án
bảo vệ
môi
trường
đơn
giản
Đề án
bảo vệ
môi
trường
đơn
giản
Cam
kết bảo
vệ môi
trường

15-30

Chưa
lập

Hệ
thống
xử lý

mùi

Biện
pháp xả
nước thải

Biện pháp
thu gom, xử
lý chất thải
rắn

Tác
động
môi
trường
do chất
thải

Tác
động
sức
khỏe do
chất
thải

Bioga

Thông
gió,
chế

phẩm

Thải ra
suối
trong
khu vực



Không

15-30

Bioga,
bể lắng

Thông Thải ra
gió
suối
trong
khu vực



Không

15-30

Bioga,
bể lắng


Thông Thải ra
gió
suối
trong
khu vực


nhưng
không
nhiều

Không

5-15

Bioga,
bể lắng

Thông
gió,
chế
phẩm


nhưng
không
nhiều

Không


Dưới 5

Bioga,
hồ sinh
học

Thông Lưu
gió,
chứa,
chế
tưới

Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng

bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót



Không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Thải ra
suối
trong
khu vực




STT

Tên chủ
trang
trại lợn


Địa chỉ

Nguồn
gốc lợn

Quy
mô số
lượng
(con)

Quy mô
chuồng
trại
(m2)

Hình
thức
chăn
nuôi

Tỷ lệ
mắc
dịch
bệnh
(%)

Hồ sơ
môi
trường


Nước
cấp
m3/ngày

Hệ
thống xử
lý nước
thải

Hệ
thống
xử lý
mùi

Biện
pháp xả
nước thải

Biện pháp
thu gom, xử
lý chất thải
rắn

cây, thải
ra suối
trong
khu vực
Thông Lưu
gió,

chứa,
chế
tưới
phẩm cây, thải
ra suối
trong
khu vực
Thông Lưu
gió,
chứa,
chế
tưới
phẩm cây, thải
ra suối
trong
khu vực
Thông Thải ra
gió,
suối
chế
trong
phẩm khu vực

thủ công
tái sử dụng
bón cây

phẩm

39.


Tạ
Tuấn
Anh

Bản
Ngoại

Nhập
khẩu

Dưới 200100
1000

Gia
công

1

Chưa
lập

Dưới 5

Bioga,
hồ sinh
học

40.


Nguyễn Bản
Văn
Ngoại
Lượng

Nhập
khẩu

5001000

2001000

Gia
công

1

Đề án
bảo vệ
môi
trường
đơn
giản

15-30

Bioga,
hồ sinh
học


41.

Nguyễn Phú
Thị
Lạc
Thanh

Nhập
khẩu

100500

2001000

Gia
công

2

Cam
kết bảo
vệ môi
trường

5-15

Bioga

42.



Quang
Việt

Nhập
khẩu

5001000

2001000

Gia
công

2

Đề án
bảo vệ
môi

15-30

Bioga

Phú
Lạc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN

Thông Thải ra

gió,
suối
chế
trong

Tác
động
môi
trường
do chất
thải

Tác
động
sức
khỏe do
chất
thải

Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây


nhưng
không
nhiều


Không

Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây



Không

Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót


nhưng
không
nhiều

Không



nhưng
không

Không




STT

Tên chủ
trang
trại lợn

Địa chỉ

Nguồn
gốc lợn

Quy
mô số
lượng
(con)

Quy mô
chuồng
trại
(m2)


Hình
thức
chăn
nuôi

Tỷ lệ
mắc
dịch
bệnh
(%)

43.

Nguyễn Phú
Nhập
Văn
Cường khẩu
Bảy

100500

2001000

Gia
công

1

44.


Trần
Thị
Kim
Liên

Phú
Nhập
Cường khẩu

5001000

2001000

Gia
công

1

45.

Nguyễn Đức
Nhập
Văn
Lương khẩu
Oánh

5001000

2001000


Gia
công

1

Hồ sơ
môi
trường

trường
đơn
giản
Cam
kết bảo
vệ môi
trường
Đề án
bảo vệ
môi
trường
đơn
giản
Đề án
bảo vệ
môi
trường
đơn
giản


Nước
cấp
m3/ngày

Hệ
thống xử
lý nước
thải

Hệ
thống
xử lý
mùi

Biện
pháp xả
nước thải

Biện pháp
thu gom, xử
lý chất thải
rắn

Tác
động
môi
trường
do chất
thải


phẩm

khu vực

thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây
Đưa chung
vào bioga
hoặc hót
thủ công
tái sử dụng
bón cây

nhiều

5-15


Bioga

Thông
gió,
chế
phẩm

Thải ra
suối
trong
khu vực

15-30

Bioga

Thông
gió,
chế
phẩm

Thải ra
suối
trong
khu vực

15-30

Bioga


Thông
gió,
chế
phẩm

Thải ra
suối
trong
khu vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN



Tác
động
sức
khỏe do
chất
thải


nhưng
không
nhiều

Không


nhưng

không
nhiều

Không


nhưng
không
nhiều

Không


PHỤ LỤC
Giải pháp cụ thể tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức
a. Các giải pháp cụ thể
a1. Xây dựng mạng lưới truyền thông môi trường
Nhằm tăng cường sự tham gia của các bên liên quan trong việc nâng cao
nhận thức, ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường, nhằm xã hội hóa công
tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện.
Mạng lưới truyền thông bảo vệ môi trường bao gồm các bên có liên quan
trong công tác nâng cao nhận thức, ý thức của cộng đồng về bảo vệ môi trường,
cụ thể như sau:
Các cơ quan quản lý: UBND huyện Đại Từ, UBND các xã, phường, thị
trấn;
Các tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp cấp huyện bao gồm: Tuyên giáo,
Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh, Liên minh Hợp tác xã, Đoàn Thanh niên,
Mặt trận tổ quốc, v.v…
Cơ quan truyền thông đại chúng bao gồm: Đài Phát thanh-Truyền hình
tỉnh, huyện Đại Từ, báo Thái Nguyên

Các tổ chức, đơn vị ngoài huyện cung cấp các nguồn lực (thông tin, nhân
lực, tài chính, v.v..) từ bên ngoài cho các hoạt động truyền thông môi trường của
huyện, bao gồm: các chương trình, tổ chức trên địa bàn tỉnh, tổ chức quốc tế; các
tổ chức hoạt động phi lợi nhuận (NGO)…
Các cá nhân tình nguyện tham gia các hoạt động của mạng lưới truyền
thông môi trường
a2. Hoạt động truyền thông môi trường
Mạng lưới truyền thông môi trường hoạt động theo Quy chế và chương
trình, kế hoạch dài hạn 3 - 5 năm và kế hoạch nhiệm vụ hàng năm do đơn vị
Thường trực mạng lưới (Phòng Tài nguyên và Môi trường) xây dựng, thông qua
Ban điều hành mạng lưới và được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các thành viên
tham gia Ban điều hành của Mạng lưới đề xuất, soạn thảo chương trình hành
động về truyền thông môi trường phù hợp với lĩnh vực và phạm vi hoạt động.
Trên cơ sở chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Đơn vị, tổ chức, cá nhân chủ
động tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, ý
thức, trách nhiệm chấp hành luật pháp, chính sách về môi trường cho đông đảo
các tầng lớp nhân dân. Cụ thể là:
Tham gia tổ chức các chiến dịch, hoạt động truyền thông môi trường nhân
các sự kiện, các ngày lễ lớn nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của
cộng đồng, chủ trang trại chăn nuôi trong việc chấp hành luật pháp Việt Nam về
bảo vệ môi trường;
Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, thăm quan trao đổi, đi thâm nhập
thực tế để nâng cao năng lực kỹ năng truyền thông môi trường cho tổ chức, cá
nhân tham gia Mạng lưới truyền thông môi trường, tạo điều kiện để thành viên
Mạng lưới tiếp cận thông tin, chiến lược, định hướng, kế hoạch truyền thông của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





ngành Tài nguyên và Môi trường là cơ hội chia sẻ thông tin, kinh nghiệm truyền
thông môi trường;
Truyền thông môi trường thông qua các phương tiện truyền thông đại
chúng như phát thanh, truyền hình, báo chí, Tổ chức Hội nghị, Hội thảo, tập
huấn
Tiếp thu ý kiến phản ảnh tâm tư, nguyện vọng về bảo vệ môi trường của
cộng đồng, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và chính quyền
địa phương nắm bắt kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến môi trường,
kể cả thông tin về các điển hình tiên tiến bảo vệ môi trường và các vi phạm về
môi trường…
Khuyến khích các Tổ chức, cá nhân tham gia Mạng lưới truyền thông môi
trường, thông qua mạng lưới để trao đổi, cung cấp thông, chia sẻ thông tin, kinh
nghiệm liên quan đến truyền thông môi trường giữa các ngành, địa phương và
các tổ chức, cá nhân trong mạng lưới, đảm bảo thông tin chính xác, thông suốt
và kịp thời;
Xây dựng các kênh thông tin như: phát hành bản tin truyền thông môi
trường của Mạng lưới; biên tập, phát hành các ấn phẩm truyền thông môi trường
tới đông đảo cộng đồng; thông tin các hoạt động truyền thông môi trường trên
các webside của UBND huyện, địa phương.
a3. Nguồn lực thông tin
Thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường rất phong phú về nội dung và
đa dạng về hình thức.
- Thông tin về bảo vệ môi trường được cung cấp dưới các dạng chủ yếu
là:
Sách in và sách điện tử
Báo/tạp chí in ấn và điện tử
Công cụ tham khảo in ấn và điện tử (từ điển điện tử, cơ sở dự liệu điện tử,
bách khoa toàn thư đa phương tiện, v.v.)
- Các nguồn thông tin phục vụ công tác truyền thông môi trường bao gồm:
Nguồn trong nước: Kết quả nghiên cứu: Lưu trữ thông tin về các công

trình, đề tài nghiên cứu, dự án trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Bài trích tạp
chí theo chuyên ngành: Tập hợp những bài nghiên cứu từ các tạp chí chuyên
ngành trong nước. Có thể sử dụng tham khảo, nghiên cứu hoặc phát triển, ứng
dụng vào thực tiễn truyền thông môi trường; Phim khoa học & công nghệ: là các
đoạn phim nghiên cứu các vấn đề khoa học và công nghệ được ứng dụng đưa
vào trong thực tế công tác bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.
Nguồn Quốc tế: chủ yếu từ các cơ sở dữ liệu quốc tế, cho phép truy cập
tới các công bố nghiên cứu, bài báo và các tài liệu khác được công bố trên các
ấn phẩm quốc tế
a4. Cơ chế chia sẻ thông tin và phản hồi
Thông tin được chia sẻ và phản hồi giữa các thành viên của Mạng lưới
Truyền thông môi trường và giữa Mạng lưới Truyền thông môi trường với cộng
đồng thông qua các kênh và biện pháp truyền thông như sau:
Truyền thông trực tiếp: Tổ chức gặp gỡ và đối thoại trực tiếp giữa các
thành viên hoặc các nhóm thành viên của Mạng lưới Truyền thông môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




với cộng đồng chủ trang trại. Hình thức tổ chức truyền thông trực tiếp có thể là
các câu lạc bộ bảo vệ môi trường.
Các điểm thông tin và trung tâm văn hóa: Các xã đã có điểm thông tin và
trung tâm văn hóa xã, do đó người dân có thể dễ dạng tới các điểm này để đọc
báo hoặc tra cứu văn bản. Mạng lưới Truyền thông môi trường sẽ cung cấp tài
liệu cập nhật tuyên truyền bảo vệ môi trường tại đây, đồng thời thu thập các ý
kiến phản hồi từ cộng đồng để thông tin cho Mạng lưới truyền thông môi trường
cùng biết.
Các phương tiện truyền thông đại chúng - đây là một cách thức rất hiệu
quả để tiếp cận các nhóm cộng đồng lớn để thực hiện các chiến dịch nâng cao

nhận thức. Các phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm: Đài phát thanh,
truyền hình; Báo và tạp chí; Mạng thông tin toàn cầu ngày càng trở nên phổ
biến, ngay cả ở khu vực nông thôn.
Tài liệu và ấn phẩm in như: bản tin định kỳ, cẩm nang hỏi đáp, tờ rơi và
các tài liệu truyền thông khác với thông tin dễ hiểu, rõ ràng, cụ thể. Các tài liệu
và ấn phẩm in có thể biên soạn bằng tiếng dân tộc thiểu số.
Tài liệu trực quan và đa phương tiện: Panô áp phích, các tài liệu nghe
nhìn, triển lãm ảnh và các tài liệu khác có thể được sử dụng riêng rẽ hoặc kết
hợp với các biện pháp truyền thông khác.
Các hoạt động văn nghệ như biểu diễn múa, hát, kịch, v.v… là cơ hội rất
tốt để lồng ghép các thông điệp truyền thông môi trường và tiếp cận các đối
tượng ở mọi lứa tuổi.
Các sự kiện: Các sự kiện về môi trường (ví dụ như Ngày Môi trường Thế
giới hàng năm), các sự kiện văn hóa, thể thao của địa phương là các cơ hội tốt để
tiến hành các hoạt động đặc biệt về nâng cao nhận thức cộng đồng và hướng sự
chú ý của công chúng tới vấn đề bảo vệ môi trường.
Ngoài các kênh và biện pháp truyền thông nêu ở trên thì việc phổ biến kết
quả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và việc chất vấn trực
tiếp các doanh nghiệp, cơ sở gây ô nhiễm môi trường cũng là một kênh rất quan
trọng để góp phần đưa pháp luật bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống một cách
dễ dàng.
a5. Đào tạo nâng cao năng lực truyền thông của tổ chức và cá nhân thành
viên của Mạng lưới Truyền thông môi trường
Tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở cấp huyện, xã nhằm: tăng cường
năng lực lập kế hoạch và triển khai các chương trình truyền thông môi trường;
nâng cao kỹ năng truyền thông; xây dựng, đào tạo đội ngũ truyền thông viên
môi trường. Cụ thể tiến hành các hoạt động:
Tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo và các chuyến tham quan thực tế
nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa các tổ chức và cá nhân trong Mạng lưới truyền
thông môi trường và với các tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức tập huấn xây dựng năng lực sử dụng công nghệ thông tin và
truyền thông với vai trò như là một công cụ chủ yếu trong việc tiếp cận và chia
sẻ thông tin.
Tổ chức tập huấn và các cuộc thi về kỹ năng truyền thông môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




a6. Sự kết nối với hoạt động truyền thông của tỉnh: Mạng lưới truyền
thông môi trường huyện hỗ trợ của Sở Tài nguyên và Môi trường và Phòng Tài
nguyên và Môi trường các huyện thuộc tỉnh.
b. Xây dựng kế hoạch truyền thông môi trường cho các nhóm đối tượng
b1. Xây dựng kế hoạch truyền thông cho cộng đồng dân cư trung tâm xã,
thị trấn
Mục tiêu truyền thông: Cung cấp thông tin về tình hình môi trường địa
phương, về các chính sách đường lối của Đảng và Nhà nước cho tất cả các nhóm
đối tượng thuộc địa bàn đô thị, tập trung dân cư.
Nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường, ô nhiễm môi trường cho
các cán bộ chủ chốt đảm bảo đưa các vấn đề môi trường trong chăn nuôi; đặc
biệt là quy định khoảng cách an toàn môi trường trong chăn nuôi, quy định quản
lý, xử lý chất thải, quy chuẩn môi trường trong chăn nuôi trên địa bàn đông dân
cư tập trung cần phải được đảm bảo.
Đối tượng
Các cá nhân tham mưu chính sách, các cán bộ lãnh đạo huyện, xã.
Các chủ doanh nghiệp, công nghiệp và dịch vụ, trang trại.
Các nhà đầu tư.
Các tổ chức quần chúng, các đoàn thể, tổ chức phi chính phủ.
Các cộng đồng dân cư đô thị.
Nội dung

Truyền thông các chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước về công tác BVMT như: Chỉ thị 25/CT – TTg ngày 31/8/2016 của Thủ
tướng chính phủ, Chỉ thị số 22/CT-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh về một số
nhiệm vụ giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường, Quyết định số 1599/QĐUBND ngày 16/6/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên v/v phê duyệt Đề án tăng
cường quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016-2020, nghị định 155/2016/NĐ- CP ngày 31 tháng 12 năm 2016 về
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ..v.v.
Truyền thông các kiến thức cơ bản về môi trường, đa dạng sinh học, ô
nhiễm môi trường, ô nhiễm do chất thải đô thị, công nghiệp và dịch vụ, bảo vệ
môi trường và phát triển bền vững, môi trường xã hội nhân văn, thói quen tiêu
thụ đô thị lãng phí, không thân thiện với môi trường; ý nghĩa của các ngày,
chiến dịch BVMT do Thủ tướng Chính phủ, các tổ chức Quốc tế phát động như:
Ngày trái đất, Tuần lễ nước sạch và VSMT, Ngày môi trường thế giới, chiến
dịch làm cho thế giới sạch hơn, ngày đa dạng sinh học.
Công cụ và phương pháp truyền thông chính
Khác với các khu vực khác, khu vực đô thị cộng đồng sống tập trung, các
phương tiện truyền thông đa dạng phong phú nên cần linh hoạt và sử dụng đồng
bộ các phương pháp.
Các phương tiện thông tin đại chúng
Các lớp tập huấn ngắn hạn về TTMT
Các hoạt động truyền thông cộng đồng (Các phong trào, các diễn đàn, các
chiến dịch truyền thông, các cuộc thi về bảo vệ môi trường..).
Tạo diễn đàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hình thành các mô hình điểm về quản lý tốt về môi trường (phường,
huyện, quận…) các phong trào lực lượng truyền thông cộng đồng.

Các hoạt động giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực cho các
đối tượng chủ chốt.
Tạo các diễn đàn đủ mạnh gây áp lực xã hội, bắt buộc các đối tượng có
khả năng gây ô nhiễm môi trường phải quan tâm vào các hoạt động BVMT.
Trong quá trình tiến hành TTMT đối với cộng đồng dân cư cần lưu ý đến
các hoạt động mang tính tạo phong trào, dư luận để thu hút và duy trì sự quan
tâm của cộng đồng, việc áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp quản lý môi trường ở
địa bàn là điều bắt buộc, như các công cụ kinh tế, luật pháp, thể chế, quy hoạch
môi trường…
Các phương tiện thông tin đại chúng, các phong trào, các chiến dịch sẽ có
tác dụng rất lớn đối với cộng đồng đô thị trong việc tạo dựng các phong trào và
cách thức tiêu thụ, phong cách sống thân thiện với môi trường.
Ngân sách
Ngân sách quản lý môi trường Địa phương.
Ngân sách huy động từ các doanh nghiệp, các tổ chức và cộng đồng.
b.2. Kế hoạch Truyền thông cộng đồng dân cư nông thôn
Mục tiêu
Cung cấp thông tin, nhận thức và kiến thức môi trường cho dân cư vùng
nông thôn, đặc biệt lưu ý đến thông tin, kiến thức về môi trường địa phương và
các chính sách, luật pháp của Đảng và nhà nước trong hoạt động chăn nuôi
Các mô hình điểm, các phong trào người dân tham gia BVMT ở các vùng
sinh thái đặc trưng (vùng núi cao; trung du; đồng bằng….). Tiến tới hình thành
nếp sống, tập quán sinh hoạt thân thiện với môi trường; chăn nuôi đảm bảo an
toàn vệ sinh môi trường, xây dựng mô hình sinh thái.
Huy động người dân trực tiếp tham gia các hoạt động giải quyết các vấn
đề môi trường địa phương.
Đối tượng
Các chính quyền cơ sở
Các đoàn thể quần chúng, các hội sở tại, các già làng trưởng bản, các xí
nghiệp địa phương

Các cộng đồng dân cư làng xóm
Nội dung
Các thách thức về môi trường địa phương, nguyên nhân và hậu quả
Tập quán, thói quen trong mối liên quan đến nước sạch và VSMT
Dân số - môi trường - và phát triển.
Ô nhiễm nông nghiệp và các biện pháp quản lý (phân hóa học, hóa chất
BVTV, phân tươi).
Sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ đa dạng sinh học, làm VAC, làng
sinh thái
Hệ thống các chính sách và luật pháp về môi trường
Các tranh chấp môi trường.
Các công cụ và phương pháp truyền thông
Các công cụ thông tin, đại chúng (phát thanh, truyền hình)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Các công cụ nghe nhìn, các ấn phẩm
Các lớp tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ truyền thông cho các đối tượng
chủ chốt và bộ phận chuyên trách hoặc bán chuyên trách về BVMT ở các cấp
cộng đồng
Cung cấp các công cụ TTMT cho các Sở KHCN, Sở TN&MT như sách
báo, áp phích, tờ rơi, tranh ảnh, các bộ phim truyền hình, phim đèn chiếu
Xây dựng và đầu tư nâng cao năng lực cho lực lượng làm công tác TTMT
ở các cộng đồng
Việc sử dụng các công cụ và tiến hành các phương pháp TT cần thiết phải
phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan trung ương, địa phương và cơ sở. Các hoạt
động TT cần được phân cấp rõ. Các hoạt động liên quan đến xây dựng các công
cụ và nâng cao năng lực cho lực lượng truyền thông, một phần kinh phí nên tập

trung vào các cơ quan quản lý môi trường trung ương, nhưng đòi hỏi phải kịp
thời, đáp ứng nhu cầu thực tế của địa phương. Các hoạt động triển khai TT ở
cộng đồng nông thôn chủ yếu do các cơ quan địa phương và các cơ sở đảm
nhận.
Ngân sách
Ngân sách quản lý môi trường địa phương
Các nguồn khác
b3. Kế hoạch truyền thông môi trường cho cơ quan quản lý
Mục tiêu
100% cán bộ chuyên trách về TTMT được tập huấn về nghiệp vụ truyền
thông và có đủ năng lực để xây dựng chiến lược, kế hoạch hành động và tham
mưu tổ chức có hiệu quả TTMT.
Hình thành mạng lưới TTMT cấp huyện và cấp tỉnh bảo đảm các mối
quan hệ, thông tin 2 chiều và hoạt động thống nhất từ tỉnh đến đến cơ sở.
Hình thành các công cụ truyền thông cơ bản cho các nhóm đối tượng ở
nông thôn.
Xây dựng năng lực, thiết bị kỹ thuật, tài chính cần thiết phục vụ các hoạt
động truyền thông môi trường cho các cơ quan quản lý nhà nước về BVMT và
nhu cầu thực tế.
Đối tượng
Các cán bộ chuyên trách cấp huyện
Các cán bộ chuyên trách công tác truyền thông của các cơ quan, các đoàn
thể xã hội cấp huyện, xã.
Lãnh đạo và cán bộ phụ trách văn hóa thông tin tại các chính quyền cơ sở
Các cán bộ lãnh đạo các cơ quan liên quan và chính quyền các cấp.
Nội dung
Xây dựng và phổ biến các tài liệu về nghiệp vụ TTMT, tăng cường công
tác thu thập, phổ biến thông tin về môi trường và phát triển bền vững cho quần
chúng nhân dân.
Hình thành và cung cấp các công cụ, phương tiện tuyên truyền như các

băng hình, các bộ phim, ấn phẩm, áp phích cho các đơn vị chuyên trách công tác
TTMT.
Mở các lớp đào tạo nghiệp vụ TT cho cán bộ TTMT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Hình thành và duy trì hệ thống TTMT trong hệ thống quản lý nhà nước về
BVMT và với truyền thông đại chúng.
Hình thành và nâng cao năng lực, tạo điều kiện hoạt động cho các lực
lượng truyền thông cộng đồng.
Tăng cường đầu tư, trang thiết bị cho hoạt động truyền thông môi trường.
Công cụ và phương pháp
Phương pháp truyền thông môi trường đối với cán bộ của các cơ quan
quản lý cần gọn nhẹ, cô đọng và sinh động. Cán bộ thuộc các cơ quan quản lý
thường đã có trình độ và nhận thức tương đối cao, có điều kiện thuận lợi về truy
cập các thông tin, hiểu biết lý luận và thực tiễn. Mặt khác có hạn chế về quỹ thời
gian. Vì vậy, nên truyền thông môi trường với nhóm đối tượng này nên làm chủ
yếu theo các phương pháp sau đây:
Truyền thông thông qua các nhóm phương tiện thông tin quan trọng mà
hàng ngày các đối tượng này tiếp xúc: báo, tạp chí, bản tin của các cơ quan quan
trọng của Đảng, Nhà nước, nghành, Địa phương.
Mở các hội thảo ngắn hạn đảm bảo thông tin đưa ra phải có sự phản hổi,
thảo luận hai chiều giữa người trình bày và người tham dự hội thảo, những tham
luận về những bài học thực tế thành công hoặc thất bại về môi trường và phát
triển bền vững được đúc kết do chính các thành viên tham dự hội thảo báo cáo.
Truyền thông môi trường cho cán bộ thuộc cơ quan quản lý không những
hết sức cần thiết mà còn phải được dành vị trí ưu tiên trong toàn bộ hoạt động
truyền thông môi trường ở nước ta trong nhiều năm tới. Nếu không có truyền

thông tốt sẽ rất khó có được phát triển bền vững.
Ngân sách
Ngân sách quản lý môi trường địa phương
Các nguồn khác
b4. Kế hoạch truyền thông môi trường cho các đơn vị kinh doanh, hoạt
động chăn nuôi
Mục tiêu
Cung cấp thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường địa phương, thông tin
về luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước cho tất cả các nhóm đối tượng
(trong đó có nhóm đơn vị kinh doanh trang trại chăn nuôi…).
Tạo dư luận và phong trào xã hội gây áp lực trong kiểm soát ô nhiễm môi
trường từ nguồn lực của các nguồn ô nhiễm trang trại chăn nuôi.
Nâng cao nhận thức, kiến thức cho các cán bộ chủ chốt của trang trại bảo
đảm kiểm soát được ô nhiễm môi trường và tiến hành quy hoạch môi trường các
dự án phát triển chăn nuôi trang trại.
Hình thành được các phong trào, thái độ và hành vi xã hội thân thiện với
môi trường nhằm chuyển biến suy nghĩ và phong cách tiêu thụ thân thiện môi
trường của các doanh nghiệp trang trại.
Đối tượng
Các chủ trang trại
Các cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan
Nội dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Những thách thức môi trường, nguyên nhân và hậu quả hiện trạng môi
trường trên ở Việt Nam, ở tỉnh, ở địa phương và các nỗ lực BVMT
Những văn bản pháp luật, nghị định, quy định, thông tư trong luật và dưới

luật về bảo vệ môi trường đặc biệt môi trường trong chăn nuôi.
Truyền thông môi trường - vai trò và ý nghĩa
Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng
Nguy cơ ô nhiễm chất thải chăn nuôi
Thói quen tiêu thụ không thân thiện môi trường và đạo đức môi trường
Nguy cơ phá vỡ cảnh quan do thiếu quy hoạch hoặc không tính toán đến
các khía cạnh môi trường trong kế hoạch sản xuất và phát triển
Công cụ và phương pháp truyền thông
Các phương tiện và thông tin đại chúng
Các lớp tập huấn ngắn hạn về TTMT
Các hoạt động truyền thông cộng đồng (các phong trào, các diễn đàn,
kịch, phim ảnh, triển lãm)
Hình thành các phong trào và lực lượng TT cộng đồng
Các hoạt động giáo dục, đào tạo nâng cao nhận thức và năng lực cho các
đối tượng chủ chốt.
Tạo các diễn đàn đủ mạnh để gây áp lực xã hội, bắt buộc các đối tượng có
khả năng gây ô nhiễm phải quan tâm đến các hoạt động BVMT.
Ngân sách
Ngân sách quản lý môi trường địa phương
Ngân sách huy động từ các doanh nghiệp hoạt động trang trại.
b5. Kế hoạch Truyền thông Môi trường cho các trường học
Mục tiêu
Cung cấp thông tin về tình hình ô nhiễm môi trường địa phương, về các
chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước cho tất cả các nhóm đối tượng là
thanh thiếu niên, học sinh.
Nâng cao nhận thức, kiến thức về môi trường cho tất cả thanh thiếu niên,
học sinh các cấp trên địa bàn huyện.
Hình thành các phong trào, các hoạt động đoàn thể trong suy nghĩ và thói
quen tiêu thụ thân thiện với môi trường trong thanh thiếu niên, học sinh.
Tạo sân chơi lành mạnh cho các em sinh hoạt thường kỳ về nội dung bảo

vệ môi trường, biến đổi khí hậu
Đối tượng:
Thanh thiếu niên khu vực đô thị, nông thôn
Học sinh tiểu học, THCS và THPT
Học sinh các trường trung học và dạy nghề
Nội dung
Những thách thức về môi trường, các nguyên nhân và hậu quả
Các chính sách và pháp luật Nhà nước liên quan đến môi trường
Truyền thông môi trường, vai trò và ý nghĩa
Ô nhiễm môi trường và sức khỏe cộng đồng
Thói quen tiêu thụ không thân thiện môi trường và đạo đức môi trường
Dân số và môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nguy cơ ô nhiễm do chất thải chăn nuôi
Biến đổi khí hậu, nguyên nhân, tác động, hậu quả và giải pháp
Các công cụ và phương pháp truyền thông
Các đối tượng là thanh thiếu niên, học sinh thường rất nhạy cảm đối với
các vấn đề môi trường, nên các công cụ truyền thông cần phải linh hoạt và được
sử dụng một cách đồng bộ.
Các phương tiện thông tin đại chúng
Các hoạt động truyền thông cộng đồng (Các phong trào, các diễn đàn,
kịch, phim ảnh, các chiến dịch truyền thông, các cuộc thi tìm hiểu về môi
trường, thi tranh vẽ môi trường, thi về truyền thông môi trường…)
Các hoạt động giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường
Tạo các diễn đàn đủ mạnh gây áp lực xã hội, tạo các hình thức khuyến

khích các đối tượng phải quan tâm tới các hoạt động BVMT
Ngân sách
Ngân sách quản lý môi trường địa phương
Ngân sách từ Sở Giáo dục và Đào tạo
Các nguồn khác

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×