Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn làm sinh động bài giảng trong dạy học vật lý 11 ở trường THPT như thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.68 KB, 19 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Vật lý là môn khoa học thực nghiệm, kiến thức vật lý gắn kết một cách
chặt chẽ với thực tế cuộc sống con người. Học vật lý là để hiểu, để giải thích
được các vấn đề của tự nhiên và cuộc sống thông qua việc tìm hiểu các thuyết,
các định luật chi phối các quy luật của tự nhiên. Đồng thời là khởi nguồn, là cơ
sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Vật lý
góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch, tạo niềm tin sâu sắc với thế
giới quan duy vật.
Qua thực tế giảng dạy ở trường THPT Như Thanh, qua dự giờ đồng
nghiệp, chấm bài kiểm tra, thu thập thông tin ngược từ học sinh và tham khảo ý
kiến của một số bạn đồng nghiệp ở các trường THPT khác có điều kiện tương
tự, tôi nhận thấy một trong những yếu điểm của việc giảng dạy vật lý hiện nay là
chưa thực sự gắn kết lý thuyết với thực tế cuộc sống, học sinh chưa có thói quen
vận dụng kiến thức vật lý để giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống
hàng ngày, chưa liên kết được các định luật vật lý với các quy luật tự nhiên.
Môn vật lý vốn dĩ có sự cuốn hút kỳ lạ từ chính sự huyền ảo của các quy luật tự
nhiên là thế, nhưng trong quá trình dạy và học, vì quá để tâm tới câu chữ, tới các
công thức của các định luật hay rập khuôn theo sách giáo khoa mà chúng ta bỏ
qua sắc màu tự nhiên của các hiện tượng. Đôi khi thầy cô chỉ thông báo cho học
sinh những kết luận mang tính áp đặt. Chính vì vậy môn học trở nên khô cứng,
tẻ nhạt, thiếu hấp dẫn, không tạo được sự hứng thú, nghiên cứu tìm tòi ở học
sinh.
Với trách nhiệm của người giáo viên vật lý trực tiếp đứng lớp giảng dạy ở
trường THPT, tôi quan tâm nhiều đến suy nghĩ, tâm tư tình cảm của của học sinh
đối với bộ môn của mình, quan tâm nhiều đến việc đổi mới phương pháp dạy
học sao cho mỗi tiết học vật lý khơi dậy được ở người học ý thức tự giác, tích
cực, hứng thú và say mê. Chính vì vậy, trong đề tài này tôi đề cập đến khía cạnh
“Sử dụng câu hỏi liên hệ thực tiễn làm sinh động bài giảng trong dạy học Vật
Lý 11 ở trường THPT Như Thanh” để tạo hứng thú học tập cho học sinh.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU


- Nghiên cứu về quá trình dạy học theo quan điểm hiện đại, xem xét các
đặc điểm, vai trò của các câu chuyện kể vật lý, các câu hỏi liên hệ thực tiễn
trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh.
- Xây dựng hệ thống các câu hỏi thực tiễn cho các bài giảng trong
chương trình vật lý 11- THPT.
- Vận dụng hệ thống các câu hỏi thực tiễn để giảng dạy học vật lý 11
nhằm tăng cường ý thức và giáo dục tính thực tiễn cho học sinh.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Quá trình dạy học tại các lớp 11A2, 11A4 của trường THPT Như Thanh.
- Các phương pháp dạy học tích cực, kỹ năng vận dụng kiến thức trong
học tập và liên hệ thực tiễn trong bộ môn vật lý.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1


- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu luật giáo
dục về đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, các tài liệu về lý luận dạy
học, phương pháp dạy học tích cực.
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin: thực trạng các
tiết dạy vật lý trong trường THPT Như Thanh, thực trạng của vấn đề vận dụng
kiến thức vật lý vào thực tế đời sống của học sinh THPT hiện nay.

2


NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Định hướng chương trình giáo dục phổ thông với mục tiêu là giúp học
sinh: phát triển toàn diện về đạo đức, trí lực, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng
cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, hình thành nhân

cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm
công dân…(Luật giáo dục 2005). Quyết định số 16/2006QĐ.BGD&ĐT ngày
5/5/2006 của Bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo cũng nêu: Phải phát huy tính
tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với từng môn học,
đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học, bồi dưỡng cho học
sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách
nhiệm học tập cho học sinh.
Đối với học sinh THPT, các em đã có sự định hướng cho nghề nghiệp
trong tương lai, các em đã xác định khối học và môn học chủ đạo để hướng tới
kỳ thi chọn lựa vào các trường đại học, đối với THPT Như Thanh, không nhiều
học sinh lựa chọn môn vật lý làm môn học chủ đạo để thi nên ý thức học tập bộ
môn vật lý của các em chưa cao, các em chỉ thích học các bộ môn theo khối của
mình. Vì vậy người giáo viên vật lý cần phải quan tâm nhiều đến vấn đề tạo
hứng thú cho học sinh trong giờ học vật lý. Các nhà tâm lí học nghiên cứu và chỉ
ra rằng hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con
người. Nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó.
Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải khó khăn con người cũng vẫn
cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao. Vì vậy quá trình dạy và học tích
cực đòi hỏi sự biến đổi không ngừng cả tư duy lẫn hành động của người dạy và
người học. Người giáo viên vật lý cần phải nắm bắt tâm lý, đặc điểm của học
sinh nơi mình giảng dạy để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp, trong đó
phương pháp dạy học bằng cách lồng ghép các câu chuyện vui, các câu hỏi và
bài tập liên quan đến vấn đề thực tiễn trong tự nhiên và trong đời sống hàng
ngày để các em thấy môn vật lý rất gần gũi với các em, rất cần thiết cho cuộc
sống hàng ngày.
Trong quá trình học tập, dựa vào sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh
thực hiện các hoạt động chủ yếu theo quy trình:
- Thu thập thông tin: Thông tin qua việc tự làm thí nghiệm hoặc quan sát
thí nghiệm do giáo viên làm, quan sát hiện tượng tự nhiên, đọc tài liệu, xem

tranh ảnh…học sinh sẽ thu thập được những thông tin cần thiết về các hiện
tượng vật lý.
- Xử lí thông tin qua một số hệ thống câu hỏi giáo viên hướng dẫn học
sinh căn cứ vào vấn đề đã thu thập để rút ra kết luận cần thiết
- Vận dụng: dựa vào kết luận đã rút ra từ bài học, học sinh vận dụng vào
thực tiễn để hiểu bài sâu hơn.

3


Tuy nhiên tuỳ thuộc vào từng bài giảng cụ thể giáo viên có thể lồng ghép
các câu chuyện vui, giải thích các hiện tượng trong thực tế vào bài dạy của mình
cho phù hợp. Để thực hiện được giáo viên phải tổ chức được các hoạt động học
tập cho học sinh theo những cơ sở lý luận sau:
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh học tập theo hướng tích hợp bảo
vệ môi trường: Nếu người giáo viên kết hợp tốt phương pháp dạy học tích hợp
sử dụng các hiện tượng thực tiễn thì ngoài việc giúp học sinh chủ động, tích cực
say mê học tập còn lồng ghép được các nội dung khác nhau như: bảo vệ môi
trường, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người thông qua các kiến thức thực
tiễn đó.
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh cách thiết lập sự liên hệ các nội
dung học với thực tiễn: Học sinh thấy hứng thú và dễ ghi nhớ bài hơn nếu trong
quá trình dạy và học giáo viên luôn có định hướng liên hệ thực tế giữa các kiến
thức sách giáo khoa với thực tiễn đời sống hàng ngày. Rất nhiều kiến thức vật lý
có thể liên hệ được với các hiện tượng tự nhiên xung quanh chúng ta.
- Tổ chức hoạt động hướng dẫn học sinh thông qua các tình huống bằng
các hiện tượng thực tiễn: Trong quá trình dạy học nếu ta chỉ áp dụng một
phương pháp dạy thì học sinh sẽ nhàm chán. Giáo viên có thể áp dụng nhiều
phương pháp dạy học lồng ghép vào nhau, trong đó hình thức giảng dạy bằng
cách đưa ra các tình huống giả định kèm vào các phương pháp dạy để học sinh

tranh luận vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh vừa tạo được môi
trường thoải mái để các em trao đổi từ đó giúp học sinh thêm yêu thích môn học
hơn.
2. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH
NGHIỆM
2.1.Khảo sát thực trạng của vấn đề
- Khi chuẩn bị đề tài này học sinh của nhiều lớp trong khối còn rất mơ hồ
trong việc nắm bắt các kiến thức, việc nắm bắt kiến thức bộ môn vật lý của các
em chỉ dừng lại ở việc học thuộc lòng các khái niệm, các phát biểu của định luật
và các công thức định luật, rồi áp dụng các công thức định luật vào các bài tập
tính toán như làm một phép toán học. Thực sự học sinh chưa biết vận dụng,
chưa đi sâu vào quá trình giải thích, giải quyết các vấn đề nên dẫn đến sự nhàm
chán. Những học sinh có tư duy không cao thì có xu hướng sợ môn học này. Đã
có hiện tượng một bộ phận không ít học sinh không muốn học môn vật lý, nghĩ
đến môn vật lý là các em nghĩ đến một môn học khó, quá sức nên các em ngày
càng thờ ơ với giá trị thực tiễn của vật lý.
- Thông qua đồng nghiệp dạy bộ môn khác ở cùng trường và đồng nghiệp
dạy cùng bộ môn ở các trường khác tôi thấy một thực trạng chung mà tôi nghĩ
rằng không chỉ riêng học sinh trường THPT Như Thanh mà kể cả nhiều trường
phổ thông trong toàn tỉnh, đó là sự yếu kém của nhiều học sinh trong việc vận
dụng kiến thức vật lý đã học vào thực tế cuộc sống của chính mình: Sau khi học
4


xong chương trình vật lí lớp 10, nhiều học sinh vẫn không thể giải thích được
những hiện tượng rất gần gũi với đời sống như: Tại sao khi đi xe máy dưới trời
mưa, ta lại có cảm giác những giọt nước mưa không rơi theo phương phẳng
đứng mà theo phương xiên (trong điều kiện không có gió), hắt cả vào mặt, vào
mắt của ta? hay tại sao những vận động viên đua xe máy phải nghiêng xe nhiều
đến vậy khi phải qua những chỗ đường vòng?... Đối với học sinh lớp 11 và lớp

12, kiến thức vật lí mà các em lĩnh hội được trên lớp học ngày càng nhiều, nội
dung ngày càng phong phú cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Nhưng kiến thức vật
lý đối với nhiều em vẫn chỉ nằm trong sách vở, không liên hệ được với hiện
tượng trong đời sống hàng ngày. Trước tình hình đó vấn đề dạy học đối với
môn vật lí là phải phát huy được tính thực tế, giáo dục về môi trường, đảm
bảo tính khoa học và giáo dục kỹ thuật tổng hợp. Tuy nhiên mỗi tiết học
không nhất thiết phải hội tụ tất cả những quan điểm nêu trên mà phải sử dụng
linh hoạt phù hợp với từng nội dung bài dạy.
2.2. Nguyên nhân, khó khăn chung của thực trạng:
- Nguyên nhân cơ bản và là nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là sự quá tải
của chương trình. Nội dung kiến thức trong các phần là quá nhiều, mỗi phần
được thể hiện bằng nhiều đơn vị kiến thức khác nhau, tương ứng với cách tiếp
cận kiến thức khác nhau. Ngoài ra sau trong mỗi phần, các em phải giải quyết
các bài tập tính toán với những phép biến đổi toán học phức tạp để đáp ứng cho
cách kiểm tra đánh giá hiện nay, nhất là đối với những học sinh học sau này sử
dụng đến kết quả thi môn vật lý để xét tuyển và các trường đại học, các em cần
phải luyện giải các bài tập tính toán khó về cả mặt toán học. Với những kì thi
cao nhất đối học sinh là thi THPTQG, nội dung các đề thi trong nhiều năm trước
đây chủ yếu cũng là nội dung kiến thức giáo khoa và vận dụng kiến thức để giải
các bài tập định lượng. Một số năm gần đây, nội dung đề thi đã có những thay
đổi tích cực, “tính thực tiễn” đã thể hiện rõ nét hơn trong nội dung mỗi đề thi.
- Nguyên nhân thứ hai là việc giảng dạy kiến thức nói chung và kiến thức
môn vật lý nói riêng ở nhiều trường vẫn còn theo lối “thông báo- tái hiện”. Nhà
trường còn có những khó khăn nhất định về kinh phí, cơ sở vật chất, thiết bị nên
chưa khuyến khích được giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, chưa tạo được
cho họ những điều kiện tốt để có thể sử dụng các hình thức dạy học liên tiếp (sử
dụng trình chiếu, làm thí nghiệm…) và do đó cách dạy “chay” vẫn còn phổ biến
ở nhiều trường có điều kiện tương tự như trường THPT Như Thanh.
- Nguyên nhân thứ ba thuộc về chủ quan của mỗi giáo viên đứng lớp,
nhiều giáo viên chưa có sự chuẩn bị tốt nhất cho bài giảng, giáo án còn thiên về

cung cấp kiến thức giáo khoa một cách thuần túy, chưa coi trọng việc soạn và sử
dụng bài giảng theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, điều
này làm cho học sinh khá thụ động trong việc lĩnh hội và vận dụng kiến thức.
3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ THỰC HIỆN ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Từ thực trạng của vấn đề và nguyên nhân của thực trạng như trên, để đạt
hiệu quả tối ưu trong việc thực hiện đề tài “ Sử dụng câu hỏi liên hệ kiến thức
thực tiễn làm sinh động bài giảng vật lý” bản thân tôi tự trau dồi kiến thức, kinh
5


nghiệm giảng dạy, nghiên cứu kỹ bài giảng, xác định kiến thức trọng tâm, tìm
hiểu các vấn đề thực tế liên quan phù hợp với bài giảng và đối tượng học sinh…
để xây dựng giáo án, lập kế hoạch bài dạy cho mình theo hướng phát huy tính
tích cực chủ định và mang tính hài hoà hợp lí, đôi lúc mang tính khôi hài sâu sắc
để làm sinh động và thay đổi không khí tiết dạy. Tuy nhiên thời gian giành cho
vấn đề này không nhiều, không dẫn đến sự lan man làm mờ nhạt đi vấn đề trọng
tâm và vẫn phải đảm bảo lượng kiến thức cần truyền tải. Bởi vậy tôi đã đưa ra
các giải pháp để thực hiện đề tài này như sau:
3.1. Giáo viên phải nắm chắt kiến thức xuyên suốt cả chương trình để xây
dựng kế hoạch bài giảng cho phù hợp với đề tài.
3.2. Thu thập những kiến thức thực tiễn liên quan đến bài học dựa trên cơ
sở sách giáo khoa, sách bài tập, các tư liệu tham khảo, trên các phương tiện
thông tin đại chúng, công nghệ thông tin, các hiện tượng tự nhiên diễn ra xung
quanh ta và trong đời sống sản xuất, sưu tầm những câu chuyện ngắn, những
mẫu chuyện vui làm thành cuốn tư liệu riêng cho chuyên môn.
3.3. Phân loại những kiến thức thực tiễn thu thập được, áp dụng vào bài
học cụ thể có liên quan sao cho phù hợp với đơn vị nội dung kiến thức và đạt
được hiệu quả tối ưu bằng cách:
- Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thay cho
lời giới thiệu vào bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất

ngờ và tạo được sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình dạy học.
- Giáo viên đưa ra các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng
ngày qua một số tính chất vật lý cụ thể trong bài, làm cho học sinh hiểu và thấy
được ý nghĩa thực tiễn của bài học, biết vận dụng kiến thức vừa học để thảo luận
tìm ra đáp án, giáo viên có thể giải thích để giải toả tính tò mò của học sinh.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua những
câu chuyện ngắn và những câu chuyện mang tính chất khôi hài. Cách nêu này
có thể tạo không khí học tập thoải mái, đó cũng là cách kích thích niềm đam
mê môn học.
- Nêu hiện tượng thực tiễn liên quan đến kiến thức trong bài sau khi học
xong bài. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến
thức đã học tìm cách giải thích những hiện tượng ở nhà hay bất kỳ lúc nào bắt
gặp hiện tượng đó.
- Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày thông qua bài
tập tính toán. Cách làm này có thể giúp cho học sinh trong khi làm bài tập hiểu
rõ hơn bản chất của hiện tượng, hiểu rõ hơn về các quy luật của tự nhiên đã
được đúc kết trong các định luật vật lý, nhất là tránh được tình trạng toán học
hoá bài tập vật lý.
- Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày, có thể
giáo viên đưa ra những tình huống, hiện tượng liên quan đến bài học tiếp theo
sau khi kết thúc bài học trước. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn
cứ vào kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà, đưa các em vào
vòng xoáy trên con đường tìm tòi khám phá kiến thức, buộc các em phải suy
6


nghĩ, ấp ủ vì sao lại xảy ra hiện tượng như vậy, tạo tiền đề thuận lợi cho học bài
mới ở tiết sau.
Giáo viên đa dạng hoá các hình thức thực hiện như: bằng lời giải thích,
hình ảnh, những câu chuyện ngắn, chuyện khôi hài, những ví dụ minh họa thông

qua một số hiện tượng thực tiễn, một số thí nghiệm biểu diễn nhanh, sử dụng
công nghệ thông tin trình chiếu…có thể áp dụng trong từng bài, từng chương cụ
thể để nâng cao hiệu quả dạy học vật lý.
Giáo viên sử dụng các hình thức tổ chức lồng ghép vào trong bài dạy như
sau:
+ Lồng ghép vào phần mở bài:
Ví dụ: Để mở đầu cho bài dạy “Điện tích. Định luật Cu-lông” giáo viên sử dụng
câu hỏi: mùa đông vì sao quần áo mặc dính vào da mặc dù da khô, còn tóc khi
chải thì thấy rất bám vào lược?
Với câu hỏi này thì học sinh ở các lớp tôi dạy, một số còn nhớ kiến thức về điện
học ở lớp 9 và giải thích được nhưng vẫn còn nhiều học sinh chưa giải thích
được, do đó câu hỏi này vẫn đặt ra một vấn đề cần tìm hiểu để giải thích.
+ Lồng ghép trong quá trình giảng dạy:
Ví dụ: Khi dạy mục ví dụ về hiện tượng tự cảm giáo viên yêu cầu học sinh giải
thích một số hiện tượng tự cảm xảy ra trong cuộc sống hàng ngày bằng các câu
hỏi thực tiễn như: Tại sao khi rút phích cắm bàn là, ấm điện … thì ở chỗ cắm lại
phát ra tia lửa điện?
+ Lồng ghép khi kết thúc bài học:
Ví dụ: Sau khi học xong về bài “Ghép các nguồn điện thành bộ” giáo viên yêu
cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện của một chiếc đèn pin mà trong đó có dùng hai
pin. Với câu hỏi này học sinh được luyện tập về xác định cách mắc trong một
mạch điện và vẽ sơ đồ mạch.
Lồng ghép khi kết thúc bài học cũng có thể để làm nảy sinh vấn đề cần
nghiên cứu cho bài học mới tiếp theo.
Ví dụ: Học xong bài khúc xạ ánh sáng giáo viên yêu cầu học sinh về nhà thực
hành quan sát và suy nghĩ về hiện tượng: Tại sao ta đóng đinh vào tâm một tấm
bìa hình tròn rồi thả tấm bìa nổi trên mặt nước sao cho đinh chìm vào trong
nước, nhìn từ trên xuống tùy theo chiều dài của đinh mà có trường hợp ta nhìn
thấy đầu dưới của đinh, có trường hợp lại không nhìn thấy?
Với câu hỏi này làm nảy sinh vấn đề cần nghiên cứu ở bài sau, bài “Phản xạ

toàn phần”.
Trong quá trình thực hiện tôi đã lựa chọn những nội dung, hiện tượng
trong thực tiễn có liên quan đến các bài học trong chương trình vật lý 11 và
phân bố chúng vào cụ thể từng chương, từng bài như sau:
CHƯƠNG I: ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG.
Bài 1: ĐIỆN TÍCH. ĐỊNH LUẬT CU-LÔNG
Câu 1: Người ta phát hiện ra điện từ bao giờ?
Trả lời: Chuyện kể lại rằng cách đây khoảng hơn 2600 năm có một người con
gái Hi lạp có tài dệt vải. Một hôm cô gái lỡ tay đánh rơi con thoi bằng hổ phách
7


xuống đất đầy bụi, cô liền lấy vạt áo len để lau con thoi. Nhưng lạ thay, sau khi lau
thì thấy con thoi bám đầy tơ len, càng lau, tơ len bám vào thoi càng nhiều. Thử lại
hiện tượng đó, bố của cô gái cho rằng trong hổ phách có “thần lực”. Người Hy lạp
gọi hổ phách là êlêctrôn. Ngày nay người ta dùng thuật ngữ êlêctrôn để chỉ một loại
hạt cơ bản mà ta còn gọi là điện tử. Sau này, người ta đã tìm hiểu ra nguyên nhân
của hiện tượng trên là do sự xuất hiện điện tích do cọ xát.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu chuyện trên đặt vấn đề vào bài mới, qua
đó học sinh còn được biết thêm về lịch sử phát triển của ngành điện học.
Câu 2: Làm thế nào để bóc một cái túi bằng nilông mỏng bị dính sát vào
nhau?
Trả lời: Những túi nilông mỏng mới thường rất khó bóc vì hai mặt túi dính sát
vào nhau. Ta có thể bóc dễ dàng bằng một phương pháp đơn giản: lấy mảnh vải
cọ xát vào mép túi một lúc, hai mặt túi sẽ tích điện cùng dấu, chúng sẽ đẩy nhau,
ta sẽ bóc ra dễ dàng.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này khi học xong mục I – “Sự nhiễm
điện của các vật. Điện tích. Tương tác điện” để củng cố kiến thức, qua đó học
sinh được biết thêm một mẹo vặt trong cuộc sống.
Câu 3: Làm thế nào để bảo đảm an toàn khi khi đổ xăng từ thùng này sang

thùng khác?
Trả lời: Khi đổ từ thùng này sang thùng khác, xăng rất dễ nhiễm điện do cọ xát,
vì vậy có thể gây hỏa hoạn. Để tránh nguy hiểm người ta nối thùng xăng với đất
để điện tích sinh ra ở thùng sẽ được truyền xuống đất. Nhưng thực ra không phải
chỉ ở thùng mới xuất hiện điện tích mà bản thân xăng cũng tích điện. Nhưng
điện tích ở bên trong các lớp xăng lại không truyền đi được vì xăng cách điện.
Người ta tìm ra cách giải quyết là bỏ vào xăng một ít oleat mage, chất này có tác
dụng ngăn cản sự tích điện trong xăng.
Áp dụng: Giáo viên có thể giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm hiểu sau khi
học xong bài. Qua đó học sinh còn được biết thêm về vấn đề an toàn trong lao
động.
Bài 2: THUYẾT ÊLECTRON. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
Câu 1: Vì sao không khí ở nông thôn hay ở các cao nguyên như Sapa, Đà Lạt
…lại rất tốt đối với con người?
Trả lời: Ngoài nguyên nhân không khí ở nông thôn hoặc ở cao nguyên không bị
ô nhiễm do các khí độc hoặc khói bụi từ các nhà máy thải ra, không khí ở các
vùng nông thôn và cao nguyên có rất nhiều iôn âm trong khí quyển có tác dụng
rất tốt đối với sức khỏe con người.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy về thuyết êlectron lồng
vào vấn để tích hợp bảo vệ môi trường.
Bài 3: ĐIỆN TRƯỜNG VÀ CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG. ĐƯỜNG SỨC
ĐIỆN
Câu 1: GV tiến hành nhanh một thí nghiệm: cọ xát một thước nhựa vào miếng
vải, sau đó đưa nó lại gần những mẫu giấy vụn ở gần nó để chiếc thước hút
chúng.
8


GV nêu vấn đề: Tác dụng của điện tích của thước lên điện tích hưởng ứng ở các
mẫu giấy đã truyền qua một khoảng không gian. Khoảng không gian có một đặc

tính của vật chất ấy gọi là điện trường.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để đặt vấn đề dạy phần điện trường.
CHƯƠNG II: DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Câu 1: Tại sao những con chim có thể đậu được yên ổn và hoàn toàn vô sự ở
trên dây điện? Đó là những hiện tượng mà ta thường xuyên thấy.
Giải thích: Ta lưu ý, thân con chim đậu trên dây là một mạch rẽ, có điện trở rất
lớn so với mạch kia( phần dây rất ngắn ở giữa hai chân con chim). Vì vậy cường
độ dòng điện trong trong mạch đó (trong thân con chim) là không đáng kể và vô
hại.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này để nhắc lại kiên thức cũ đã học ở
lớp 9 về mạch điện và định luật Ôm trước khi vào chương mới.
Câu 2: Vì sao bóng đèn điện dùng càng lâu càng tối đi?
Giải thích: Khi thắp sáng dòng điện qua dây tóc của bóng đèn làm cho nó rất
nóng (có khi nóng tới trên 10000C). Ở nhiệt độ đó chất vonfram tuy chịu được
nhiệt độ cao cũng phải bốc hơi một chút ít. Dùng đèn lâu ngày vonfram bốc hơi
nhiều, dây tóc mảnh đi, điện trở của nó tăng lên làm giảm cường độ dòng điện
qua nó, do đó độ sáng của bóng đèn cũng giảm.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này để nhắc lại kiên thức cũ đã học ở
lớp 9 về mạch điện và định luật Ôm trước khi vào chương mới.
Bài 8: ĐIỆN NĂNG. CÔNG SUẤT ĐIỆN
Câu 1: Cầu chì có tác dụng gì?
Trả lời: Khi cường độ dòng điện trong dây dẫn quá lớn thì nhiệt lượng tỏa ra rất
lớn có thể làm nóng đỏ dây dẫn gây nên hỏa hoạn. Những trường hợp cường độ
dòng điện đột nhiên lớn thường xảy ra khi dây dẫn bị chập, lúc đó điện trở quá
nhỏ nên cường độ tăng mạnh theo định luật Ôm (ta gọi là đoản mạch). Để tránh
hỏa hoạn và bảo vệ các dụng cụ dùng điện khỏi bị phá hủy do dòng điện quá
lớn, ta phải làm thế nào để trong trường hợp này mạch điện phải bị ngắt ở một
chỗ dự kiến sẵn, chỗ đó chính là cầu chì. Cầu chì là một đoạn dây chì mắc nối
tiếp trong mạch điện. Vì chì có điện trở suất lớn và nhiệt độ nóng chảy thấp, nên
khi có dòng điện quá sức chịu đựng dây chì sẽ đứt trước. Ở một số máy móc như

đài thu thanh, máy quay đĩa người ta đã lắp cầu chì tính toán sẵn cho từng loại
máy. Chẳng hạn cầu chì 125 mA hay 200 mA..v.v…, có nghĩa là nếu dòng điện
vượt quá trị số 125 mA hoặc 200 mA thì cầu chì sẽ đứt để bảo vệ máy. Khi đứt
cầu chì ta phải thay cầu chì với chỉ số đúng như thế.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để học sinh liên hệ kiến thức vật lý với thực
tế khi dạy xong bài. Mục đích là để học sinh hiểu được tác dụng và biết cách sử
dụng cầu chì.
Câu 2: Vì sao dây bếp điện mắc trong mạch điện thì nóng đỏ trong khi dây
dẫn không bị nóng đỏ?
Giải thích: Các dây dẫn và bếp điện được mắc nối tiếp trong mạch điện nên
cường độ dòng điện qua các dây dẫn và bếp điện như nhau. Nhưng điện trở của
9


bếp điện lớn hơn điện trở của các dây nối, nhiệt lượng tỏa ra ở bếp điện lớn hơn,
thêm vào đó, dây bếp được cuốn xoắn ốc nhiệt tỏa ra được tập trung hơn nên
dây càng nóng đỏ.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng để học sinh liên hệ kiến thức với thực tế khi
dạy định luật Jun- Len-xơ.Học sinh vận dụng định luật để giải thích.
Bài 10: GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ.
Câu 1: Vì sao mắc nối tiếp rất nhiều pin 1,5V mà vẫn không thắp sáng bình
thường được bóng đèn ô tô loại 6V-21W?
Giải thích: Nếu mắc nối tiếp rất nhiều pin thì ta được một suất điện động lớn,
đồng thời điện trở trong của bộ pin cũng được tăng lên. Nếu điện trở trong của
bộ pin nối tiếp mà lớn hơn rất nhiều điện trở mạch ngoài thì dù số pin nối tiếp có
nhiều mấy đi nữa ta cũng chỉ thu được một dòng điện chưa hẳn đã lớn hơn nhiều
trong trường hợp chỉ dùng một pin.
Thật vậy, giả sử ta mắc nối tiếp 200 pin mỗi pin có suất điện động 1,5V và điện
trở trong 0,5  , ta sẽ có một suất điện động là 200.1,5 = 300V, điện trở trong của
bộ pin là 200.0,5 = 100  . Mạch ngoài là một bóng đèn ô tô 6V- 21W. Bóng này

có điện trở là R =

U2
= 1,24 ôm. Do đó cường độ dòng điện trong mạch sẽ là I
P

= 2,9633 A (tính theo công thức định luật Ôm cho toàn mạch). Trong khi đó
bóng đèn sáng bình thường khi cường độ dòng điện qua nó là I =

P
= 3,5 A. Rõ
U

ràng với cách mắc như trên không thể thắp sáng bình thường bóng đèn ô tô đó.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu trên ra bài tập củng cố cho học sinh sau
khi học xong bài, từ đó học sinh hiểu thêm về cách sử dụng các nguồn và cách
mắc nguồn thành bộ trong thực tế.
CHƯƠNG III: DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
Bài 13: DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
Câu 1: Vì sao dây dẫn điện thường làm bằng đồng hoặc nhôm?
Trả lời: Điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào vật liệu làm dây, tỷ lệ thuận với
điện trở suất của chất làm dây. Trong số các kim loại thì điện trở suất của bạc
nhỏ nhất, rồi đến đồng, nhôm, còn sắt thì điện trở suất khá lớn, do đó nếu dùng
sắt làm dây dẫn thì không tốt lắm. Tất nhiên người ta không đủ bạc để làm dây
dẫn điện thông thường, vì vậy thường dùng đồng hoặc nhôm. Đồng dẫn điện tốt
hơn nhôm nhưng nhôm lại nhẹ và rẻ tiền hơn do đó dây dẫn bằng đồng và nhôm
đều thông dụng.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này để học sinh liên hệ kiến thức vật lý
với thực tế khi dạy xong phần bản chất của dòng điện trong kim loại.
Câu 2: Vì sao người ta có thể đo nhiệt độ thông qua điện trở của dây dẫn?

Trả lời: Vì điện trở của dây dẫn phụ thuộc vào nhiệt độ theo công thức: R = R 0
(1 +  t). Căn cứ vào đó người ta đã làm được nhiệt kế điện trở. Nhiệt kế điện
trở có thể đo được nhiệt độ của những vật mà ta không thể đến gần hoặc trực
tiếp quan sát. Ví dụ dùng loại nhiệt kế này có thể đo được nhiệt độ của những
lớp đất ở sâu bằng cách vùi nhiệt kế xuống lớp đất rồi nối dây dẫn lên trên mặt
10


đất và theo dõi sự biến đổi điện trở của nó. Trong sản xuất để đo nhiệt độ nhiều
trường hợp phải dùng loại nhiệt kế này.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này sau khi dạy phần sự phụ thuộc của
điện trở suất kim loại vào nhiệt độ để giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
Câu 3: Vì sao người ta dùng dây bạch kim để làm nhiệt kế điện trở dùng
trong công nghiệp?
Trả lời: Vì bạch kim có điện trở suất tương đối lớn, có nhiệt độ nóng chảy cao
và không bị ôxi hóa ở nhiệt độ cao.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này sau khi dạy phần sự phụ thuộc của
điện trở suất kim loại vào nhiệt độ để giáo dục kỹ thuật tổng hợp.
Bài 14: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT ĐIỆN PHÂN
Câu 1: Làm thế nào để một lớp vàng, bạc phủ lên được một vật bằng kim loại
rẻ tiền khác?
Trả lời: Nhúng thanh kim loại mạ (vàng, bạc) và vật phẩm cần mạ vào bể chứa
muối của kim loại mạ. Thanh kim loại mạ nối với cực dương của nguồn điện,
vật cần mạ nối với cực âm của nguồn điện.
Áp dụng: Giáo viên sử dụng câu hỏi này để đặt vấn đề cần nghiên cứu khi bắt
đầu dạy bài mới. Dạy xong bài, yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức trong bài
để trả lời.Mục đích là để củng cố kiến thức về hiện tượng điện phân và ứng dụng
của hiện tượng.
Câu 2: Câu chuyện về điều chế nhôm:
Khoảng giữa thế kỷ 19 người ta điều chế nhôm bằng phương pháp hóa học.

Nhôm điều chế bằng cách này rất đắt. Ngày nay khắp mọi nơi người ta đều dùng
phương pháp điện phân để sản xuất nhôm, giá thành sản xuất hạ hơn rất nhiều.
Điều chế nhôm bằng phương pháp điện phân do một sinh viên trường cao đẳng
Ôbeclin tên là Hôn tìm ra vào năm 1886. Hôn cho rằng nếu tìm được dung môi
hòa tan nhôm ôxyt Al2O3 (có rất nhiều trong loại đất sét gọi là bôxit) thì Al 2O3 sẽ
bị phân li thành iôn dương nhôm và iôn âm ôxy. Như thế có thể điện phân dung
dịch đó để được nhôm. Ít lâu sau, Hôn thấy cryôlit nóng chảy hòa tan được
Al2O3 và ông đã thực hiện thí nghiệm, kết quả ông thu được nhôm ở cực âm làm
bằng than.
Áp dụng: Giáo viên kể chuyện vui cho học sinh sau khi học xong bài. Qua đó
học sinh còn thấy được môn vật lý còn có mối liên hệ chặt chẽ với các môn khoa
học khác, nhiều kiến thức, kỹ năng đạt được qua môn vật lý là cơ sở cho việc
học tập tốt một số môn học khác như hoá học, môn vật lý còn là cơ sở cho nhiều
ngành công nghệ.
Bài 15: DÒNG ĐIỆN TRONG CHẤT KHÍ
Câu 1: Không khí có dẫn điện không?
Trả lời: Bình thường không khí coi như không dẫn điện. Tuy nhiên không khí có
thật hoàn toàn cách điện không? Có khi nào khôg khí hoặc một chất khí nào
khác trở nên dẫn điện không? Từ cuối thế kỷ 18 nười ta đã khám phá ra rằng,
không khí trong khí quyển không phải cách điện hoàn toàn: một vật dẫn tích
điện đã mất dần điện tích, mặc dù đã được cách điện cẩn thận với đất. Suốt một
11


thời gian dài gần một thế kỷ hiện tượng này vẫn chưa được giải thích. Khoảng
những năm cuối thế kỷ 19 người ta mới thấy rõ khí quyển có khả năng dẫn điện,
vì trong khí quyển, ngay cả những lớp gần mặt đất, cũng có một số ít những điện
tích tự do: những iôn âm, dương và cả điện tử nữa. Vì thế nên vật tích điện
dương chẳng hạn, đặt cô lập trong không khí hút các iôn âm và điện tử làm trung
hòa một số điện tích của nó. Muốn không khí, hoặc nói chung một chất khí nào

đó, dẫn điện tốt hơn, thì phải làm cho chúng có nhiều iôn, điện tử hơn, tức là
làm cho chất khí bị iôn hóa.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này để đặt vấn đề cần nghiên cứu
khi bắt đầu dạy bài mới.
Câu 2: Vì sao người ta ví khí quyển như bộ áo giáp của loài người? Tầng iôn
là gì?
Giải thích: Từ khoảng không Vũ Trụ, giữa các vì sao, luôn luôn có những luồng
hạt mang điện chuyển động nhanh ghê gớm về Trái Đất. Đó là những tia vũ trụ.
Hơn nữa từ Mặt trời, ngoài những tia nắng ấm áp còn có những tia tử ngoại và
cả những luồng hạt mang điện nữa, cũng dội về Trái Đất một phần. Nếu như các
tia vũ trụ và ánh sáng mặt trời dội trực tiếp vào chúng ta thì thật là nguy hiểm.
Nhưng may thay bao quanh Trái Đất của chúng ta có khí quyển mà mọi người
thường ví như một cái áo giáp đặc biệt của loài người và các sinh vật nói chung.
Những tia vũ trụ và bức xạ mặt trời khi “dội” tới Trái Đất thì gặp lớp khí quyển
trên cao. Chúng iôn hóa lớp khí này. Còn ánh sáng đã xuyên qua lớp khí quyển
trên cao mang lại cho chúng ta sự sống hàng ngày. Lớp khí quyển trên cao có
nhiều iôn và tạo thành tầng iôn.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này để kể chuyện vui cho học sinh sau
khi học xong bài.
Câu 3: Sét là gì?
Giải thích: Sét chính là một tia lửa điện khổng lồ phóng từ một đám mây giông
xuống đất kèm theo tiếng nổ dữ dội. Nguồn gốc của sét là các đám mây giông
tích một lượng điện tích lớn. Những điện tích này nói chung phân bố không đều
trong thể tích đám mây tạo ra điện trường cả ở bên trong lẫn bên ngoài đám
mây, thông thường phần dưới đám mây tích điện âm. Nếu mây thấp các điện tích
âm của mây sẽ tạo ra điện trường khá lớn ở gần mặt đất: phần nhô cao của mặt
đất lúc này sẽ hưởng ứng và tích điện dương. Nếu hiệu điện thế giữa phần dưới
của mây và phần nhô cao của mặt đất đủ lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện
mãnh liệt gọi là sét. Tia sét chẳng qua là một dòng “thác” êlectron chuyển động
với vận tốc rất lớn và trên đường đi chúng va chạm với các phân tử không khí

trung hòa gây nên hiện tượng iôn hóa kèm theo sự phát quang. Dòng êlectron
phóng ra không đều mà thành từng loạt. Mỗi tia sét thường có khoảng 4 hay 5
loạt trong khoảng thời gian rất ngắn. Trong thời gian ấy áp suất không khí xung
quanh tia sét, do nhiệt độ cao tăng vọt lên và giãn nhanh sinh ra tiếng nổ lớn. Ta
cũng có thể ví đám mây, mặt đất và lớp không khí giữa chúng như một tụ điện.
Khi tụ điện ấy được tích điện quá khả năng cách điện của lớp không khí điện
môi thì sẽ xảy ra hiện tượng phóng điện, trước tiên ở chỗ lớp điện môi có độ dày
12


nhỏ nhất. Những điểm cao của mặt đất dưới đám mây tích điện tương ứng với
những chỗ mỏng nhất của lớp điện môi, ở những điểm ấy hay có sét. Đôi khi ta
cũng thấy sét đánh vào cả những thung lũng hay những chỗ thấp trên mặt đất.
Đó là vì những nơi đó có điện trở nhỏ, chẳng hạn có một khối sắt thép bị vùi
dưới đất. Có trường hợp sét đánh vào một nơi thấp làm bật tung khối sắt và một
số người duy tâm cho là “lưỡi tầm sét” mà “thiên lôi” bỏ quên.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này để kể chuyện vui cho học sinh sau
khi học xong bài.
CHƯƠNG IV: TỪ TRƯỜNG
Bài 19: TỪ TRƯỜNG
Câu 1: Người ta đã tìm ra hiện tượng từ từ thời nào?
Trả lời: Ở Hy lạp vào khoảng hơn 2500 năm trước đã có một nhóm thợ sắt biết
làm trò ảo thuật: treo một chuỗi những vòng sắt cái nọ dưới cái kí mà không
phải móc chúng vào nhau. Vật giữ chuỗi vòng sắt nối tiếp nhau là một cục đá
sắt: “đá nam châm”. Người Trung Quốc cũng đã biết sử dụng kim nam châm từ
thời cổ. Về thời những vua Hùng, sứ thần Trung Quốc đã từng đi xe có gắn “kim
chỉ nam” để tới nước ta. “Kim chỉ nam” thực chất là một cái la bàn.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu này để kể chuyện vui cho học sinh mở
đầu cho dạy bài mới.
Câu 2: Một thanh nam châm và một thanh sắt nhìn bề ngoài giống hệt nhau,

làm thế nào để phân biệt được chúng nếu không có một vật thứ ba làm trung
gian?
Trả lời: Đưa đầu cực của một trong hai thanh vào chính giữa thanh kia, nếu
chúng hút chặt vào nhau thì thanh đang cầm là nam châm, nếu chúng không hút
chặt thì thanh đang cầm là thanh sắt. Thật vậy, đường sức của thanh nam châm
tập trung ở hai cực. Như vậy từ trường ở gần hai đầu thanh nam châm mạnh còn
không gian xung quanh khoảng giữa thanh nam châm thì từ trường rất yếu. Do
đó nếu đưa thanh sắt vào khoảng giữa thanh nam châm thì dường như không
thấy xuất hiện lực hút hoặc lực hút rất yếu.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy xong bài để củng cố
kiến thức cho học sinh về đặc tính của thanh nam châm thẳng và đường sức từ.
Câu 3: Vì sao kim la bàn trỏ theo phương Bắc – Nam?
Trả lời: La bàn là dụng cụ mà trong đó có một kim nam châm có thể xoay tự do
trên một trục thẳng đứng. Dù đặt ở bất cứ đâu thì khi cân bằng cực bắc của kim
la bàn luôn luôn trỏ về phương bắc, vậy ở cực bắc của Trái Đất phải có cái gì
giống như cực nam của nam châm và ngược lại, ở phía nam phải có cái gì giống
như cực bắc của nam châm. Chính ý nghĩa này đã được nhà bác học người Anh
Uyliam Ginbe xác định bằng thí nghiệm và rút ra kết luận là Trái Đất chính là
một nam châm khổng lồ có cực nam ở phía bắc và cực bắc ở lục địa nam.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi cho học sinh tìm hiểu về tư
trường của Trái Đất.
Bài 21: TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN CHẠY TRONG CÁC DÂY DẪN
CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
13


Câu 1: Người ta luyện nam châm bằng cách nào?
Trả lời: Sắt, thép và một số hợp kim đặt trong từ trường thì bị nhiễm từ và trở
thành nam châm. Sự nhiễm từ của sắt có tính chất tạm thời. Thép và một số hợp
kim có thể giữ được từ tính lâu dài. Vì thế muốn luyện nam châm vĩnh cửu

người ta phải đặt thép vào trong từ trường. Vấn đề ở đây là làm thế nào để có từ
trường luyện nam châm. Từ trường của các nam châm tự nhiên thì yếu không đủ
để luyện nam châm mạnh được. Thí nghiệm của Ơstet đã mở đầu cho một loạt
những ứng dụng trong kỹ thuật, trong đó có kỹ thuật luyện nam châm nhân tạo.
Ta dùng một ống dây dẫn và đặt thanh thép trong lòng ống dây rồi cho dòng điện
chạy qua. Thanh thép sẽ nhiễm từ do từ trường của ống dây điện.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy xong bài để củng cố
kiến thức cho học sinh về từ trường của dòng điện.
CHƯƠNG V: CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Bài 23: TỪ THÔNG. CẢM ỨNG ĐIỆN TỪ
Câu 1: Vì sao đôi khi “sét” đã bị “thu lôi” thu mất mà vẫn có thể có tia lửa
điện ở dây cáp hoặc ở các ổ cắm điện trong nhà và gây ra nguy hiểm?
Giải thích: Mặc dù đôi khi “thiên lôi” đã chịu đi qua “ống thu lôi” xuống đất,
nhưng dòng điện sét vẫn gây ra xung quanh một từ trường mạnh. Từ trường này
biến thiên khá nhanh và “thiên lôi” chui xuống đất cũng khá nhanh. Do đó có
một từ thông biến thiên qua các dây dẫn trong nhà và xuất hiện một suất điện
động cảm ứng trong các đường dây ấy. Suất điện động này đôi khi khá lớn và có
thể gây ra tia lửa điện nếu có một vật dẫn ở gần các đường dây ấy. Để ngăn ngừa
hiện tượng cảm ứng điện từ do dòng điện sét có thể gây ra, nhất là ở những ngôi
nhà chứa chất dễ cháy nổ, người ta phải đặt dây dẫn dòng điện sét cách xa hệ
thống dây cáp, dây điện trong nhà ít nhất 10m.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy xong bài để củng cố
kiến thức cho học sinh về hiện tượng cảm ứng điện từ. Qua đó học sinh còn
được biết thêm một vấn đề về bảo đảm an toàn trong việc phòng tránh sét.
Bài 25: TỰ CẢM
Câu 1: Vì sao khi ngắt điện, ở chỗ ngắt thường xảy ra tia lửa điện?
Giải thích: Bất cứ một mạch kín nào cũng là một khung dây dẫn, khi trong
mạch có dòng điện chạy qua, chung quanh dây dẫn có một từ trường tức là đã có
một từ thông qua khung dây dẫn đó, nếu đột nhiên ngắt điện thì dòng điện giảm
nhanh đến 0, từ thông qua khung dây cũng giảm nhanh đến 0 và trong khung

dây xuất hiện suất điện động tự cảm khá lớn gây nên tia lửa điện ở chỗ ngắt
điện. Những trường hợp khác như muốn biết pin hay ắc quy còn điện hay không,
ta nối dây dẫn vào một cực còn đầu dây kia ta quệt vào cực thứ hai, nếu pin hay
ắc quy còn điện ta sẽ thấy ở chỗ quệt phát ra tia lửa điện. Khi rút phích bàn là,
bếp điện v.v…ra khỏi ổ cắm điện ta cũng thấy bật ra tia lửa điện.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy phần tự cảm sau khi học
sinh giải thích xong hiện tượng ở thí nghiệm 2- hình 25.3 sách giáo khoa, giáo
viên nêu thêm hiện tượng: nếu trong thí nghiệm đó ta bỏ bóng đèn đi thì khi ngắt
điện sẽ có hiện tượng suất điện động tự cảm của cuộn dây sẽ tiêu thụ ở chỗ ngắt
14


điện. Ở chỗ ngắt điện lúc vừa ngắt các điện tích có thể phóng qua khe hở hẹp
giữa hai điểm tiếp xúc. Hiện tượng phóng điện qua không khí này là nguyên
nhân phát ra tia lửa điện ở chỗ ngắt điện. Sau đó giáo viên nêu câu hỏi này để
học sinh liên hệ thực tiễn.
CHƯƠNG VI: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Bài 26: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
Câu 1: Lặn dưới nước có trông rõ mọi vật như trên cạn không?
Giải thích: Mắt người được cấu tạo để nhìn trong không khí, không khí co chiết
suất 1, mắt người có chiết suất trung bình 1,336, nên các ti sáng từ không khí
vào mắt bị khúc xạ nhiều mới hội tụ đúng vào võng mạc. Khi lặn xuống nước,
mắt tiếp xúc với nước có chiết suất 1,33, chỉ nhỏ hươn chiết suất của mắt một
chút, các tia sáng từ nước chiếu vào mắt không hội tụ được vào võng mạc mà
vào một điểm ở sau võng mạc như mắt viễn thị, nên mắt chỉ trông thấy bóng mờ
mờ chứ không nhìn rõ vật. Muốn nhìn được ta cần đeo một đôi kính bảo vệ, sao
cho nước không lọt được vào để mắt vẫn tiếp xúc với không khí.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy xong bài để củng cố
kiến thức cho học sinh về hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Lưu ý thêm các em học
sinh, khi tập bơi đừng quên hiện tượng khúc xạ ánh sáng mà xảy ra nguy hiểm,

ta cần biết rằng sự khúc xạ dẫn đến hình như tất cả mọi vật chìm trong nước
được nâng lên cao hơn vị trí thực của chúng. Đáy hồ ao, sông ngòi, bể chứa
nước, qua con mắt của chúng ta quan sát từ không khí hình như nông hơn gần

1
3

độ sâu thực của nó. Nếu tin vào sự nông cạn huyền ảo đó thì có thể sẽ lâm vào
tình trạng nguy hiểm.
Bài 27: PHẢN XẠ TOÀN PHẦN
Câu 1: Có thể dẫn ánh sáng đi theo những đường ống cong như dẫn nước
được không?
Trả lời: Có thể, dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này làm câu đặt vấn đề mở đầu bài
học và cho học sinh trả lời sau khi học xong phần II hiện tượng phản xạ toàn
phần và chuyển sang phần III ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
CHƯƠNG VII: MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG HỌC
Bài 29: THẤU KÍNH MỎNG
Câu 1: Ta nhìn thấy kích thước của những dòng chữ như thế nào so với kích
thước thật khi nhìn chúng qua một kính cận, kính lão? Vì sao?
Trả lời: Nhìn qua kính cận ta thấy chữ nhỏ lại, qua kính lão ta thấy chữ to ra.
Kính cận là thấu kính phân kỳ (có mép dày hơn phần giữa), tạo ra ảnh ảo của
những dòng chữ có kích thước nhỏ hơn vật. Kính lão là thấu kính hội tụ (có mép
mỏng hơn phần giữa), tạo ra ảnh ảo của những dòng chữ có kích thước lớn hơn
vật.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này để đặt vấn đề nghiên cứu bài
học mới. Sau khi dạy xong bài, yêu cầu học sinh giải thích để củng cố kiến thức
cho học sinh về vấn đề ảnh của vật qua thấu kính.
15



Bài 31: MẮT
Câu 1: Nếu ta đang ở trong trong buồng, bước ra ngoài sân chói nắng hoặc
đang ở ngoài sân bước vào buồng thì mắt bị lóa, vài phút sau mới nhìn rõ mọi
vật là tại sao?
Trả lời: Con ngươi của mắt làm nhiệm vụ điều hòa lượng ánh sáng rọi vào mắt,
ở chỗ sáng thì kích thước con ngươi thu hẹp lại để giảm bớt lượng ánh sáng rọi
vào mắt, vào trong buồng, ít ánh sáng hơn thì con ngươi mở rộng ra để thu nhận
được ánh sáng nhiều hơn đồng thời các tế bào của võng mạc tăng độ nhạy, giúp
cho mắt nhìn rõ cả ở chỗ sáng lẫn chỗ thiếu sáng. Con ngươi hoạt động một cách
tự động, tùy theo lượng ánh sáng rọi vào mắt, ta không điều khiển được. Nhưng
độ nhạy của tế bào võng mạc không thay đổi tức thời: con ngươi đang mở to mà
thu hẹp lại, hoặc ngược lại, phải mất vài phần mười giây độ nhạy của tế bào
võng mạc mới thay đổi kịp. Nếu đang ở trong buồng, con ngươi mắt đang mở
rộng, ta bước nhanh ra ngoài sân nhiều ánh sáng, con ngươi đã khép lại, nhưng
độ nhạy của tế bào võng mạc vẫn còn cao, làm cho mắt bị lóa. Vài phần giây sau
tế bào nhạy sáng của mắt mới phục hồi, ta mới lại trông rõ mọi vật. Từ chỗ sáng
bước vào chỗ tối cũng thế.
Để tránh cảm giác khó chịu này cho người xem phim, các rạp chiếu bóng khi
sắp chiếu không tắt ngay một lúc mọi đèn, mà tắt dần ít một, cho phòng tối dần,
để mắt kịp thích nghi. Chiếu xong phim người ta lại cũng bật sáng dần vài đèn
một để mọi người đỡ bị lóa mắt.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này để dặt vấn đề nghiên cứu về cấu
tạo quang học của mắt và yêu cầu học sinh trả lời sau khi đã tìm hiểu xong về
cấu tạo và tác dụng của từng bộ phận của mắt.
Câu 2: Người cận thị khi đọc sách nên bỏ kính ra hay đeo kính vào?
Giải thích: Nếu người bị cận thị nặng, khi đọc, viết để sách cách mắt chừng 2530cm mà vẫn không thấy được thì họ nhất thiết phải đeo kính. Khi đeo kính,
viễn điểm được đưa ra vô cùng và mắt lại phải điều tiết mới đọc được. Đối với
người cận thị nhẹ đeo kính số nhỏ hơn 4, viễn điểm ở cách mắt trên 25cm, nên
không cần đeo kính họ cũng đọc được chữ mà không phải điều tiết hoặc chỉ điều

tiết ít. Khi mắt không điều tiết hoặc điều tiết ít, cơ giữ thủy tinh thể làm việc
không quá căng nên lâu mỏi, và khi không điều tiết nữa, thủy tinh thể lại dễ trở
lại bình thường nên tật mắt không nặng thêm. Nếu đeo kính để đưa viễn điểm ra
vô cực thì lúc đọc sách lại phải điều tiết nhiều, thủy tinh thể ở trạng thái căng
quá lâu, khó trở lại bình thường và tật mắt có khuynh hướng càng ngày càng
nặng thêm. Vì vậy, người ta thường khuyên người cận thị bỏ kính ra mà đọc
sách, hoặc đeo kính số nhỏ hơn để giữ cho khỏi cận nặng thêm.
Áp dụng: Giáo viên có thể sử dụng câu hỏi này khi dạy xong về các tật của mắt
và cách khắc phục để học sinh bị tật mắt áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Nội dung bài viết còn chưa được đầy đủ song nó đã giúp bản thân trong các tiết
dạy của môn vật lý 11 bước đầu cho thấy học sinh hứng thú học hơn, tích cực
hơn trong quá trình học tập, hoạt động giữa giáo viên và học sinh sôi nổi hơn,
16


hiệu quả hơn. Điều đáng mừng là nhiều học sinh khi kết thúc lớp 10 có kết quả
học môn vật lý yếu kém, các em có tâm lý ngại học bộ môn này nhưng nay đã
có hứng thú với bộ môn, đã mạnh dạn đưa ra những câu hỏi, thắc mắc của bản
thân liên quan đến bài học và kiến thức bộ môn vật lý. Nhờ đó kết quả học tập
của các em cũng được nâng lên rõ rệt.
Cụ thể thông qua khảo sát chất lượng học sinh sau một năm áp dụng đề tài
tôi thu được kết quả như sau:
Kết quả so sánh đối chứng.
* Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài (năm học 2014-2015).
Lớp

Sĩ số

10 A4

10 A2

Giỏi

Khá

TB

Yếu

40

SL
0

%
0

SL
5

%
12.5

SL
25

%
62.5


SL
10

%
25

40

2

5

20

50

15

37.5

3

7.5

* Kết quả khảo sát sau khi thực hiện đề tài (năm học 2015-2016).
Lớp

Sĩ số

11 A4

11 A2

Giỏi

Khá

TB

Yếu

40

SL
2

%
5

SL
15

%
37.5

SL
20

%
50


SL
3

%
7.5

40

8

20

22

55

10

25

0

0

Qua so sánh đối chứng kết quả tôi thấy tỉ lệ điểm: Khá, Giỏi tăng, điểm
yếu giảm cụ thể là:
- Đối với lớp 11 A4: So với cuối năm học lớp 10 thì cuối năm học lớp 11,
điểm giỏi tăng 5% ; khá tăng 25 % ; yếu giảm 17,5 %.
- Đối với lớp 11 A2: So với cuối năm học lớp 10 thì cuối năm học lớp 11,
điểm giỏi tăng 15% ; khá tăng 5 % ; không còn học sinh có học lực yếu môn vật

lý.

17


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Trên cơ sở nghiên cứu về quá trình dạy học theo quan điểm hiện đại,
xem xét các đặc điểm, vai trò của các câu chuyện kể về vật lý, các câu hỏi liên
quan đến vấn đề thực tiễn trong việc tổ chức hoạt động nhận thức cho HS; kết
hợp với các phân tích về những thuận lợi của việc sử chúng trong tổ chức hoạt
động nhận thức cho HS, tôi nhận thấy: Việc sử dụng các câu chuyện kể về vật
lý, các câu hỏi liên quan đến vấn đề thực tiễn trong quá trình dạy học vật lí chắc
chắn sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động trong hoạt động nhận thức, nâng
cao khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của HS, góp phần nâng cao chất
lượng dạy học vật lí ở trường THPT. Đó là việc làm có cơ sở khoa học và là hết
sức cần thiết.
- Hoàn toàn có thể sử dụng nội dung nêu trên để giúp học sinh họat động
tìm kiếm kiến thức, rèn luyện kĩ năng giải thích một số hiện tượng có liên quan
đến cuộc sống hàng ngày. Yêu cầu của giáo viên phải làm tốt các khâu chuẩn bị
và khéo léo phối hợp tốt các phương pháp sao cho phù hợp với từng nội dung và
mức độ kiến thức đối với từng đối tượng học sinh. Giáo viên đóng một vai trò
quyết định cho sự thành hay bại của việc sử dụng đề tài.
- Qua thực hiện đề tài tôi còn được trang bị thêm về cơ sở lý luận, các kiến
thức chuyên môn hữu ích, rèn luyện được kỹ năng phân tích, tổng hợp qua thu
thập.
2. Kiến nghị
- Đối với cấp Bộ: Các đề thi trong các kỳ thi lớn như kỳ thi THPT Quốc
Gia nên giảm mức độ khó về mặt toán học, tăng cường các bài tập thể hiện liên
hệ thực tiễn.

- Đối với Sở GD & ĐT: Trang bị thêm cho giáo viên những tài liệu tham
khảo cần thiết bổ sung, hỗ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Với
những sáng kiến kinh nghiệm hay nên phổ biến về các trường để cho các giáo
viên được học tập và vận dụng.
- Đối với nhà trường: Hỗ trợ tích cực hơn cho giáo viên về tài liệu, các
thiết bị cần thiết phục vụ cho quá trình dạy học.
- Đối với các đồng nghiệp: Tôi nhận thấy trên đây mới chỉ là một số vấn
đề trong muôn vàn vấn đề của vật lý liên quan đến thực tế cuộc sống hàng ngày
của chúng ta. Nhưng vì thời gian có hạn tôi mới chỉ đưa ra một số vấn đề để
giúp cho trong mỗi bài giảng có sự lôi cuốn, thu hút, tạo hứng thú cho học sinh
18


khi học vật lý lớp 11. Trong khi viết đề tài này chắc chắn tôi chưa thấy hết được
những ưu điểm và tồn tại trong tiến trình áp dụng, tôi rất mong được sự góp ý
của các đồng nghiệp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 4 năm 2017
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.

Lê Thị Ca

19




×