XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI GIÚP HỌC SINH SOẠN BÀI NHẰM
NÂNG CAO TÍNH TỰ GIÁC, TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC TIẾT ĐỌC
VĂN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẨM THUỶ 2
A- ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí thuyết dạy học hiện đại mà hiện nay chúng ta đang áp dụng luôn đề
cao vai trò chủ động , tích cực của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức, Vì vậy
một trong những vấn đề quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học hiện
nay là vấn đề làm sao để phát huy tính tự giác, chủ động, tích cực của học sinh
trong việc lĩnh hội kiến thức.
Theo tôi, sự chủ động, tích cực của học sinh được thể hiện ở hai hoạt
động cơ bản: Thứ nhất, thể hiện qua việc soạn bài, làm bài tập ở nhà; Thứ hai,
biểu hiện qua thái độ tích cực của học sinh trong việc tiếp thu, xây dựng bài ở
trên lớp. Trong hai hoạt động đó, tôi đánh giá cao hoạt động soạn bài và làm bài
ở nhà của học sinh.Vì đây là hoạt động tự học, hoạt động có ý nghĩa hết sức
quan trọng giúp học sinh củng cố, khắc sâu kiến thức. Hoạt động này rất cần
thiết trong việc học tập ở tất cả các môn học. Riêng môn Ngữ văn, đặc biệt là
tiết đọc văn thì việc soạn bài trước khi tiết học diễn ra trở thành một công việc
đặc thù, một yêu cầu chung của môn học. Công việc này ảnh hưởng rất lớn tới
chất lượng của tiết học, tới kết quả tiếp thu bài học của học sinh. Để việc chuẩn
bị bài ở nhà của học sinh diễn ra được tốt, học sinh cần có sự định hướng. Thông
thường hiện nay, yếu tố định hướng để học sinh chuẩn bị bài chính là hệ thống
câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa, nhìn chung hệ thống câu hỏi
này được xây dựng kĩ lưỡng dựa trên yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng
bài học. Tuy nhiên hệ thống câu hỏi hướng dẫn đọc văn mới chỉ là định hướng
chung cho mọi đối tượng học sinh, chưa có sự phân loại cụ thể. Trong khi đó đối
tượng học sinh rất đa dạng, khả năng nắm vấn đề của học sinh ở mỗi khu vực,
vùng miền có sự khác nhau nên sử dụng câu hỏi chung trong sách giáo khoa
nhiều khi chưa phù hợp. Hơn nữa từ hệ thống câu hỏi này, đã có rất nhiều bộ
sách biên soạn câu trả lời sẵn nên nhiều học sinh không có tinh thần tự giác sẵn
sàng sao chép y nguyên tài liệu vào vở mà không cần đọc văn bản, không nắm
được chút gì về văn bản. Như vậy từ một công việc mà giáo viên yêu cầu để tạo
ra sự tích cực, chủ động lại biến thành tiêu cực, làm mất thời gian mà không
đem lại hiệu quả. Vì vậy để học sinh thực sự tích cực, hứng thú trong công việc
soạn bài cho tiết đọc văn ở nhà, chống tình trạng sao chép tài liệu để đối phó thì
việc giáo viên trực tiếp đứng lớp biên soạn hệ thống câu hỏi phù hợp với đối
tượng học sinh là việc cần thiết.
Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là tôi mong muốn làm rõ đặc
trưng tiết đọc văn, thấy được vai trò của việc sử dụng câu hỏi trong tiết đọc văn,
từ đó tìm một phương pháp soạn thảo và sử dụng một hệ thống câu hỏi hợp lí
hơn, bước đầu để học sinh tích cực hơn trong việc soạn bài mới nhằm hướng tới
việc xây dựng một tiết đọc văn mà ở đó học sinh thực sự tích cực và chủ động
trong xây dựng bài, tiếp thu kiến thức.
1
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trong dạy học nói chung câu hỏi được xem là công cụ quan trọng nhất để
dẫn dắt học sinh từng bước hình thành, tiếp nhận kiến thức. Vậy câu hỏi là gì?
có nhiều định nghĩa khác nhau về câu hỏi. Nhưng định nghĩa chung nhất về câu
hỏi là: Câu hỏi là phát ngôn đưa ra nhằm mục đích chính là nhận được một
thông tin từ người hỏi. Trong dạy học, câu hỏi được xem như một tình huống mà
giáo viên đưa ra để học sinh giải quyết nhằm chiếm lĩnh kiến thức. Nói về việc
đặt câu hỏi trong dạy học Socrat (470- 390 TCN) đã cho rằng: Khi dạy học là
đưa người học vào tình huống mâu thuẫn, tức là đặt ra những cái bẫy để kích
thích người học. Vai trò của câu hỏi trong dạy học đã được khẳng định, và đây
được xem như một cách thức quan trọng để dẫn dắt học sinh trong học tập, dần
dần chiếm lĩnh tri thức. tuy nhiên, cách đặt câu hỏi, việc sử dụng câu hỏi ở tất cả
các môn không như nhau mà phụ thuộc vào đặc điểm của môn học.
Tiết đọc văn trong bộ môn Ngữ văn là tiết học chủ yếu tập trung vào việc
phân tích tác phẩm văn học- thể loại vốn được xem là một loại hình nghệ thuật
(Nghệ thuật ngôn từ) với những đặc trưng riêng biệt. Để tìm hiểu một tác phẩm
văn học cần tiến hành đọc hiểu qua từng cấp độ phức tạp: Từ câu chữ, đến nội
dung, tư tưởng rồi mới đến thưởng thức nghệ thuật. Cách thức biểu đạt nội dung
trong mỗi văn bản cũng vô cùng đa dạng, không văn bản nào giống văn bản nào
nên việc tìm hiểu một văn bản văn học không thể theo một công thức, thói quen
nào đó. Khi học sinh tiến hành bước soạn bài ở nhà, đây được xem như là bước
tiếp xúc văn bản, bước đầu tự khám phá tác phẩm văn học ở mức độ khái quát.
Vì vậy sự định hướng kĩ lưỡng cho học sinh bằng một hệ thống câu hỏi là một
việc rất cần thiết .
Hơn nữa, tác phẩm văn học vốn được xem là một hệ thống mở, dù khi
giảng dạy tác phẩm văn học trong nhà trường, người giáo viên có căn cứ chung
là tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, xem đây là mục tiêu cần đạt được của bài học
về kiến thức, kĩ năng và tư tưởng. Nhưng do đặc điểm của tác phẩm văn học nên
để đạt chuẩn đó, giáo viên có thể có nhiều “con đường” khác nhau để dẫn dắt
học sinh nhằm khai thác khai thác các giá trị của tác phẩm văn học, tuỳ vào mỗi
cách khai thác văn bản mà người giáo viên có thể sử dụng một hệ thống câu hỏi
phù hợp để dẫn dắt học sinh. Vì vậy để việc soạn bài ở nhà thực sự hiệu quả cho
việc học tập của bản thân học sinh và thuận lợi cho việc tiến hành tiết dạy của
giáo viên thì việc giáo viên trực tiếp đứng lớp soạn cho học sinh hệ thống câu
hỏi phù hợp với cách giảng dạy, cách khai thác tác phẩm văn học nhằm đạt
chuẩn kiến thức kĩ năng thể hiện trong giáo án của mình là việc làm rất tốt, phù
hợp với đặc thù của tiết học, môn học.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Qua theo dõi rút ra được trong thực tế dạy học nhiều năm qua của tôi ở
trường THPT Cẩm Thủy 2 trên nhiều đối tượng học sinh, kết hợp với việc tham
khảo ý kiến của đồng nghiệp giảng dạy cùng bộ môn ở cùng trường và các
2
trường bạn, tôi nhận thấy hiện nay đa số học sinh chưa thực sự chủ động và tích
cực trong việc soạn bài trước khi đến lớp, chưa tích cực chủ động trong tiếp thu
kiến thức trên lớp, các biểu hiện có thể dễ dàng nhận thấy như:
Thứ nhất, chưa tự giác, tích cực trong việc soạn bài ở nhà: Không đọc văn
bản trước, nhiều em không soạn bài, có soạn thì cũng chỉ mang tính đối phó
bằng cách chép lại các tài liệu “Để học tốt” bán trên thị trường, hoặc mượn vở
của bạn chép lại, thậm chí có em còn chép lại vở ghi sau khi đã học xong nhằm
đối phó nếu bị giáo viên kiểm tra . Thậm chí có em soạn bài là “ Làm cho xong
chuyện” nên thời gian rỗi chép một mạch vài bài một lúc vào vở soạn trong khi
kiến thức về tác phẩm thì không hề biết.
Thứ hai, học sinh không tích cực trong các giờ học trên lớp với các biểu
hiện cụ thể như: Ít đóng góp ý kiến xây dựng bài, nghe giảng và chép bài một
cách thụ động, lười suy nghĩ khi bắt gặp vấn đề khó mà giáo viên đưa ra…
Từ những hiện trạng trên dẫn tới kết quả là: Giờ đọc văn trầm, tính tích
cực tự giác của học sinh không được phát huy, giáo viên khó áp dụng các biện
pháp dạy học mới … vì vậy kết quả tiếp thu bài học của học sinh không tốt, kiến
thức mà học sinh tiếp thu được hời hợt vì vậy học sinh sẽ rất nhanh quên.
NGUYÊN NHÂN: Thực trạng trên có thể được tạo nên từ nhiều nguyên
nhân khác nhau:
- Từ phía học sinh: Có thể do ý thức tự giác của học sinh chưa cao, do
trình độ của học sinh còn hạn chế, do tâm lí ngại phát biểu, không tự tin khi
trình bày ý kiến của mình trước lớp…
- Từ phía giáo viên: Do cách đặt câu hỏi, sử dụng câu hỏi của giáo viên-
yếu tố định hướng cho học sinh tiếp thu bài trên lớp chưa phù hợp, chưa khơi
gợi sự hứng thú, tích cực cho học sinh, với các biểu hiện mà tôi quan sát được từ
các tiết dự giờ như: Đặt câu hỏi không phù hợp với đối tượng học sinh, Nêu câu
hỏi rườm rà, khó hiểu, đặt câu hỏi không logic, không hướng vào trọng tâm bài
học, có những câu hỏi quá khó khiến học sinh lúng túng, không tự tin khi trả lời.
Cũng có những câu hỏi quá dễ không kích thích đươc sự tìm tòi của học sinh…
- Từ phía xã hội: Do xu thế chọn ngành nghề hiện nay khiến đa số học
sinh lựa chọn các khối thi tự nhiên, tạo tâm lí chung là học sinh không mặn mà
với các môn xã hội, trong đó có môn văn. Từ tâm lí đó khiến học sinh không có
hứng thú khi học trên lớp, không có động lực tích cực khi soạn bài ở nhà.
- Ngoài ra, theo tôi việc học sinh soạn bài một cách đối phó, không tích
cực trong tiết học trên lớp còn có một nguyên nhân nữa là do hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa- cơ sở quan trọng để học sinh soạn bài
ở nhà chưa thực sự hợp lí như: Hỏi quá chung chung; hệ thống câu hỏi chưa
thực sự logic, chưa có tính dẫn dắt, hỏi gộp nhiều ý trong một câu khiến học
sinh lúng túng…. Hơn nữa hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa chỉ là định
hướng chung cho việc khai thác văn bản , trong khi đó trình độ của học sinh lại
hết sức đa dạng, được phân chia thành nhiều đối tượng khác nhau, không phải
nơi nào, lớp nào cũng như nhau.
3
Như vậy vấn đề soạn thảo và sử dụng câu hỏi cho học sinh nhằm định
hướng dẫn dắt cho học sinh tìm hiểu văn bản văn học trong tiết đọc văn là một
việc làm rất thiết thực.Về vấn đề này, hiện nay đã có một số công trình nghiên
cứu, các bài viết của các chuyên gia, các nhà giáo dục và giáo viên có liên quan
đến đề tài như:
- Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường
(NguyễnViết Chữ)
- Phương pháp dạy học văn (Phan Trọng Luận)
- Đặt câu hỏi trong dạy học tác phẩm tự sự dân gian chương trình Ngữ
văn lớp 10 (Phạm Thúy Hằng)
- Sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học văn bản ở trường THCS (Tham
luận tại hội nghị chuyên đề môn Ngữ văn tại trường THCS Rô Men, Đam Rông,
Đăk Lăk.)
Tuy nhiên, chưa có một công trình nào thực sự quy mô, chi tiết để tìm ra
giải pháp hữu hiệu cho thực trạng trên.
III. GIẢI PHÁP
Để hạn chế thực trạng trên, từ kinh nghiệm giảng dạy của mình tôi đã tiến
hành thực hiện một giải pháp thay thế là: Giáo viên xây dựng lại một hệ thống
câu hỏi dựa trên hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa và
giáo án giảng dạy của mình cung cấp đến cho học sinh trước mỗi tiết học để
định hướng cho các em chuẩn bị bài.
1. Cách xây dựng hệ thống câu hỏi.
a. Cơ sở để biên soạn hệ thống câu hỏi:
Biên soạn một hệ thống câu hỏi định hướng cho tiết đọc văn làm cơ sở
cho học sinh soạn bài mới không đơn giản là việc “bê” nguyên hệ thống câu hỏi
trong giáo án sang cho học sinh vì như vậy giáo viên sẽ làm mất sự hấp dẫn, mới
mẻ của bài giảng. Để biên soạn cần căn cứ trên các cơ sở sau:
- Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa.
- Thiết kế bài giảng của giáo viên (giáo án)
- Đối tượng học sinh.
Như vậy hệ thống câu hỏi biên soạn cho học sinh cũng phải đảm bảo yêu
cầu về chuẩn kiến thức kĩ năng, mang tính kế thừa, tiếp thu câu hỏi từ sách giáo
khoa. Đặc biệt nó phù hợp với cách dạy, cách dẫn dắt, khai thác văn bản của mỗi
giáo viên và phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể mà hệ thống câu hỏi trong
sách giáo khoa không có được.
b. Yêu cầu về hình thức câu hỏi
Về mặt hình thức câu hỏi, yêu cầu cần đảm bảo sự rõ ràng, dễ hiểu.
Không đặt câu hỏi dài dòng, vụn vặt, câu hỏi thiếu trọng tâm và không logic.
Câu hỏi phải đặt theo một hệ thống nhất định, không đặt quá nhiều câu hỏi tránh
gây tâm lí ngại ngần cho học sinh từ đó dẫn tới hiệu quả không cao.
4
Ngoài ra, theo tôi không nhất thiết đưa những câu hỏi mà kiến thức quá rõ
ràng trong sách giáo khoa như câu hỏi về tác giả, tác phẩm vào hệ thống câu hỏi.
c. Yêu cầu về nội dung câu hỏi
Văn bản văn học có những nét đặc thù riêng, chính đặc thù này đã chi
phối tiến trình dạy học của tiết học này: Từ tìm hiểu chung, tìm hiểu khái quát
rồi mới đến đọc hiểu chi tiết nên khi soạn thảo câu hỏi về mặt nội dung giáo
viên cần xuất phát từ các đặc trưng của văn bản văn học. Nhưng theo tôi, quan
trọng bậc nhất là căn cứ theo các bước đọc- hiểu văn bản văn học(từ đọc- hiểu
ngôn từ, đọc- hiểu hình tượng nghệ thuật, đọc- hiểu tư tưởng, tình cảm của tác
giả đến đọc- hiểu và thưởng thức văn học) vì khai thác văn bản văn học theo các
mức độ đọc- hiểu như trên cũng phù hợp với các mức độ tiếp thu tri thức của
học sinh mà chuẩn kiến thức kĩ năng yêu cầu trong các bài học (từ nhận biết,
thông hiểu đến vận dụng thấp, vận dụng cao).
Hệ thống câu hỏi cần đa dạng và nhiều mức độ, nhưng chủ yếu hướng
vào việc buộc học sinh phải đọc văn bản trước và nắm được nội dung, các chi
tiết quan trọng của văn bản.
Biên soạn câu hỏi cũng cần tuân thủ theo cấu trúc thông thường đó là từ
thấp đến cao, từ khái quát đến cụ thể để phù hợp với đặc điểm và quy luật nhận
thức của học sinh.
Ví dụ: Khi đọc – hiểu hình tượng nhân vật người đàn bà hàng chài trong
truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của nhà văn Nguyễn Minh Châu cần hỏi
để học sinh phát hiện những nét khái quát về nhân vật trước qua câu hỏi: Khi ở
toà án huyện, tác giả đã để nhân vật bộc lộ mình bằng cách nào? sau đó giáo
viên mới đặt câu hỏi tiếp cụ thể hơn như: Qua những biểu hiện đó giúp em hiểu
gì về số phận và đặc điểm tính cách của người phụ nữ này? Hãy chứng minh
bằng những chi tiết cụ thể trong văn bản?
Xuất phát từ những yêu cầu trên, tôi chia ra 3 loại câu hỏi: Câu hỏi tìm
hiểu cốt truyện và các tình tiết tạo nên cốt truyện, thúc đẩy cốt truyện phát triển,
câu hỏi tìm hiểu hình tượng nghệ thuật, câu hỏi đánh giá tác phẩm. Mỗi loại câu
hỏi chia làm 3 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vânh dụng. Yêu cầu của mỗi loại
câu hỏi cho mỗi mức độ thể hiện cụ thể như sau:
- Câu hỏi yêu cầu tìm hiểu tình tiết chính tạo nên cốt truyện.
Nằm trong cả 3 hệ thống câu hỏi: cảm xúc, tìm hiểu nội dung và nghệ
thuật của tác phẩm, hình dung tưởng tượng, loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh
tìm hiểu những diễn biến chính của truyện - một yếu tố vô cùng quan trọng khi
tìm hiểu tác phẩm tự sự. Để trả lời những câu hỏi này, yêu cầu học sinh phải đọc
kĩ văn bản- một yêu cầu tưởng đơn giản nhưng hiện nay có rất nhiều học sinh
không chú trọng.
Đặc điểm của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
(Ví dụ cụ thể trong bảng là hệ thống câu hỏi cho việc soạn bài “ Hồi
trống Cổ Thành” ( Tiết 97,98 chương trình lớp 10- nâng cao)
5
Bảng các mức độ câu hỏi yêu cầu tìm hiểu tình tiết chính tạo nên cốt truyện.
Mức độ
nhận thức
Yêu cầu Ví dụ cụ thể
Nhận biết
Kể lại các diễn biến chính
của cốt truyện, tìm tình
tiết.
Hãy xác định các sự kiện
chính tạo nên diễn biến
của đoạn trích “ Hồi trống
Cổ Thành” ?
Thông hiểu,
Phân tích và nêu ý nghĩa
của các chi tiết, tình tiết
trong vai trò thúc đẩy cốt
truyện phát triển
-Theo em tình tiết kịch tính
nhất trong đoạn trích “ Hồi
trống Cổ Thành” là tình tiết
nào? Tình tiết này có ý nghĩa
thế nào với đoạn trích?
- Sau khi hồi trống Cổ Thành
vang lên thì có những sự kiện
gì xảy ra? Em hãy liệt kê các
sự kiện đó từ đó rút ra ý nghĩa
của hồi trống Cổ Thành?
Vận dụng
Đánh giá chi tiết, tình tiết
Sáng tạo thêm các chi tiết
cho câu chuyện (Nếu có)
- Hành động của Trương Phi
rỏ nước mắt thụp lạy Quan
Công sau khi hiểu rõ sự việc
có ý nghĩa khái quát gì?
- Câu hỏi yêu cầu phân tích để rút ra ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật:
Thuộc cả ba hệ thống: cảm xúc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật, hình
dung tưởng tượng. Loại câu hỏi này nhằm giúp học sinh phát huy năng lực khái
quát, từ những chi tiết, tình tiết cụ thể tìm ra ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm. Đặc điểm của dạng câu hỏi này là: từ việc phân tích hình tượng
nghệ thuật học sinh phải tìm ra ý nghĩa nhân sinh, bài học mà người xưa gửi gắm
đằng sau hình tượng đó. Nếu dạng câu hỏi tìm hiểu tình tiết chính tạo nên cốt
truyện và sơ đồ diễn biến cốt truyện, yêu cầu phân tích các tình tiết, chi tiết thì
dạng câu hỏi này yêu cầu ở mức độ khái quát cao hơn. Thông qua tìm hiểu các
chi tiết, học sinh khái quát đặc điểm của hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm,
cùng ý nghĩa của chúng. Để trả lời được loại câu hỏi này, nhận thức của học sinh
về bài học không dừng lại ở mức độ biết mà từ mức độ hiểu, vận dụng tới sáng
tạo.
Đặc điểm của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
(Ví dụ cụ thể trong bảng là hệ thống câu hỏi cho việc soạn bài “ Hồi trống Cổ
Thành” ( Tiết 97,98 chương trình lớp 10- nâng cao)
6
Bảng các mức độ câu hỏi yêu cầu phân tích để rút ra ý nghĩa của hình tượng
nghệ thuật:
Mức độ nhận
thức
Yêu cầu Ví dụ cụ thể
Nhận biết
Phát hiện được các
phương diện khắc hoạ hình
tượng (Số phận, ngoại hình, tính
cách) và các chi tiết miêu tả
hình tượng.
- Nhân vật Trương Phi được
tập trung khắc hoạ trên
những phương diện nào
(ngôn ngữ, hành động, tâm
lí)? Hãy tìm, liệt kê các chi
tiết miêu tả nhân vật Trương
Phi trong đoạn trích?
- Tìm những phương diện thể
hiện và các chi tiết miêu tả
nhân vật Quan Công?
Thông hiểu Từ những biểu hiện cụ
thể, yêu cầu học sinh chỉ ra
được đặc điểm của hình tượng.
- Hãy nhận xét khái quát về
đặc điểm tính cách của hai
nhân vật Quan Công và
Trương Phi qua các chi tiết
khắc hoạ nhân vật đã chỉ ra?
Vận dụng Rút ra được ý nghĩa khái quát
đằng sau hình tượng nghệ thuật
- Qua những đặc điểm tính
cách của hai nhân vật Quan
Công và Trương Phi giúp
chúng ta hiểu được tư tưởng
của tác giả gửi gắm trong
đoạn trích “ Hồi trống Cổ
Thành” là gì?
- Câu hỏi đánh giá tác phẩm về nội dung và nghệ thuật:
Thuộc cả 3 hệ thống câu hỏi: cảm xúc, tìm hiểu nội dung và nghệ thuật,
hình dung tưởng tượng, giúp học sinh khái quát toàn bộ giá trị, tư tưởng của tác
phẩm, phát huy sức sáng tạo và cảm nhận của người học. Dạng câu hỏi này
thường được sử dụng vào thời điểm cuối bài học thuộc phần tổng kết. Đặc điểm
của dạng câu hỏi này thể hiện qua bảng sau:
Ví dụ cụ thể trong bảng là hệ thống câu hỏi cho việc soạn bài “ Hồi trống Cổ
Thành” ( Tiết 97,98 chương trình lớp 10- nâng cao)
Mức độ nhận
thức
Yêu cầu Ví dụ cụ thể
Nhận biết Khái quát những giá trị cơ bản
của tác phẩm
- Hãy nêu những giá trị nội
dung cơ bản của trích đoạn
7
“ Hồi trống Cổ Thành”?
- Những đặc sắc nổi bật nhất
về nghệ thuật của trích đoạn
“ Hồi trống Cổ Thành” là gì?
Hiểu, vận
dụng
Đánh giá,cảm nhận của bản
thân về chi tiết, nhân vật
truyện; so sánh trong hệ thống
các tác phẩm cùng thể loại và
khác thể loại.
- Khi xây dựng nhân vật ở
đoạn trích “Hồi trống Cổ
Thành”, theo em tác giả chú
trọng miêu tả tâm lí hay hành
động? hãy so sánh với các tác
phẩm văn xuôi hiện đại để
hiểu rõ hơn về đặc trưng của
tiểu thuyết chương hồi?
2. Cách sử dụng câu hỏi
Sau khi câu hỏi được soạn thảo, hệ thống câu hỏi này sẽ được cung cấp
đến cho học sinh trong phần “Dặn dò” ở buổi học trước để hoc sinh có thời gian
soạn bài. Giáo viên có thể đọc cho học sinh chép lại câu hỏi nêu hệ thống câu
hỏi ít (cách này sẽ phải tốn một khoảng thời gian), nhưng để đỡ mất thời gian,
giáo viên cũng có thể phát bản in theo tổ để học sinh chủ động chép lại.
Song song với đó, giáo viên cũng tiến hành soạn thảo một hệ thống câu
hỏi thể hiện trong giáo án để sử dụng trong quá trình giảng dạy trên lớp. Hệ
thống câu hỏi này không trùng khớp với hệ thống câu hỏi đã cho học sinh mà sẽ
chi tiết hơn, có tính dẫn dắt hơn, khơi gợi sự tìm tòi, sáng tạo. Mục đích của việc
soạn thảo hệ thống câu hỏi này là để học sinh không bị nhàm chán, không đọc
lại bài soạn của mình một cách đơn thuần, máy móc mà giúp học sinh biết sử
dụng bài soạn của mình, những hiểu biết của mình khi soạn bài ở nhà để giải
quyết các tình huống do giáo viên đặt ra.
V. KIỂM NGHIỆM.
Để thấy rõ hiệu quả của giải pháp này tôi đã tiến hành nghiên cứu trên
đối tượng là lớp 10CC năm học 2012-2013. Đây là lớp học chương trình nâng
cao, tuy nhiên trình độ học sinh cũng không đồng đều mà khá đa dạng. Tôi tiến
hành thực nghiệm bằng cách bố trí một số tiết đọc văn cho các em soạn bài mới
theo hệ thống câu hỏi do tôi tự biên soạn, sau tiết học cho các em làm một bài
kiểm tra ngắn trong thời gian 05 phút. Gờ học đối chứng là các giờ học không
cho học sinh câu hỏi soạn bài mà chỉ yêu cầu học sinh soạn theo hệ thống câu
hỏi ở sách giáo khoa, sau tiết học giáo viên cũng tiến hành cho học sinh làm bài
kiểm tra ngắn trong thờ gian 5 phút. Trước khi dạy tôi có kiểm tra vở soạn của
một số em để đánh giá xác xuất ý thức soạn bài, trong quá trình dạy, tôi chú ý
quan sát mức độ tích cực trong xây dựng bài của hoc sinh ở cả hai loai tiết học
thực nghiệm và đối chứng, mức độ tiếp thu bài sẽ được thể hiện trong kết quả
của các bài kiểm tra . Qua so sánh, tôi thu nhận được kết quả tôi thu như sau:
Về ý thức soạn bài ở nhà: Qua kiểm tra xác xuất tôi nhận thấy, ở các tiết
giáo viên có cho câu hỏi riêng, tuy vẫn có học sinh soạn bài đối phó hoặc soạn
8
qua loa, nhưng số học sinh chuẩn bị bài một cách nghiêm túc nhiều hơn do các
em không còn tâm lí ỷ lại sách “Để học tốt”. Để trả lời được câu hỏi buộc các
em phải đọc văn bản vì vậy đa số các em nắm kĩ nội dung, cốt truyện hơn.
Về tinh thần tích cực xây dựng bài: Do học sinh có chuẩn bị bài tốt, đọc
kĩ văn bản nên tích cực và tự tin hơn khi trả lời câu hỏi, giờ học sôi nổi hơn, học
sinh tỏ ra chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức. Vì vậy giáo viên cũng có điều
kiện để áp dụng những phương pháp mới vào dạy học được tốt hơn
Về kết quả nhận thức của học sinh thể hiện qua bài kiểm tra như sau:
Bảng so sánh mức độ nhận thức của học sinh trong tiết học thực
nghiệm và đối chứng qua điểm bài kiểm tra:
Điểm
Loại
bài KT
Sĩ số Điểm 0-4 Điểm5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10
Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
% Số
lượng
%
Bài kiểm
tra tiết
thựcnghiệm
40 06 15 23 58 09 22 02 05
Bài kiểm
tra tiết đối
chứng
40 13 32.5 20 50 06 15 01 2.5
Như vậy, với kết quả trên cho thấy việc giáo viên soạn thảo hệ thống câu
hỏi mới thay thế cho câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa để học
sinh soạn bài cho tiết đọc văn đã phần nào tạo ra được sự tích cực, chủ động
của trong việc soạn bài ở nhà, trong việc xây dựng bài ở trên lớp và cải thiện
không khí của tiết đọc văn cũng như góp phần nâng cao hiệu quả tiếp thu bài của
học sinh ở trên lớp. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng với tiết đọc văn nói riêng
và môn Ngữ văn nói chung trong tình trạng hiện nay khi mà nhiều học sinh
không mặn mà với môn học dù rất quan trọng trong nhà trường này.
C . KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận
Chúng ta đều biết trung tâm của môn văn là “cái đẹp”, vì vậy nếu dạy văn
mà chưa tạo ra được những rung động thẩm mĩ sâu sắc khiến người đọc say mê
thì xem như chưa hoàn thành sứ mạng của môn học. Thực tế phương pháp dạy
học văn cổ truyền chính là “Giảng văn”, với phân môn này thì gần như đây là
hình thức duy nhất để tiếp cận văn bản. Chúng ta cũng không phủ nhận những
thành công mà phương pháp đem lại, tuy nhiên với phương pháp này việc phát
huy tính chủ động sáng tạo của học sinh là chưa có. Chính điều đó đòi hỏi phải
có những phương pháp cải tiến hơn trong việc dạy – học văn trong nhà trường
phổ thông, đây là nhu cầu cần thiết đối với các nhà giáo dục đặc biệt là những
9
giáo viên dạy văn. Một trong những yếu tố, phương pháp để tiến hành có hiệu
quả một tiết dạy văn chính là xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với đối tượng
học sinh qua đó giúp học sinh khám phá, cảm thụ tác phẩm văn học. Việc dạy
văn bằng cách xây dựng hệ thống câu hỏi có tác dụng tạo được mối quan hệ sư
phạm trong giao tiếp giữa thầy và trò và khơi dậy trong học sinh sự khám phá
nội dung, dụng ý nghệ thuật của tác giả.
Dạy văn bằng việc xây dựng hệ thống câu hỏi còn phù hợp với xu thế
giáo dục chung của Việt Nam cũng như của thế giới, phù hợp với mục đích học
tập hiện đại là “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng
định mình”.Việc dạy học khơi gợi sự tích cực, chủ động từ phía học sinh chính
là bước đầu chúng ta giáo dục học sinh theo mục tiêu ấy .
II. Đề xuất
Trên đây là những kinh nghiệm nhỏ bản thân tôi rút ra được trong
quá trình giảng dạy của mình. Để thực hiện đựơc cần có sự tâm huyết, công phu,
có sự đầu tư thời gian hơn việc soạn một giáo án giảng dạy thông thường.
Phương pháp nào cũng có những ưu, nhược điểm, có thể không phù hợp với mọi
nơi, mọi đối tượng. Vì vậy tôi rất mong được sự góp kiến bổ sung của đồng
nghiệp.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hoá, ngày 05/03/2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN
của mình viết, không sao chép
nội dung của người khác.
Người viết
Quách Thị Hà
10
MỤC LỤC
Tên đề mục Trang
A. Đặt vấn đề 1
B. Giải quyết vấn đề 2
I. Cơ sở lí luận 2
II. Thực trạng của vấn đề 2
III. Giải pháp thay thế 4
1. Cách soạn thảo câu hỏi 4
2. Cách sử dụng câu hỏi 8
V. Kiểm nghiệm 8
C. Kết luận và đề xuất 9
Mục lục 11
Phụ lục 12
11
PH LC
GIO N GING DY BI: HI TRNG C THNH
( Tit 97, 98 ppct- lp 10 nõng cao)
HI TRNG C THNH
(Trớch Tam quc din ngha - La Quỏn Trung)
A. MC TIấU CA BI HC
1. Kin thc:
- Hiu c tớnh cỏch, phm cht ca nhõn vt Trng Phi v ý ngha ca vn
trung thnh hay phn bi m tỏc gi mun t ra trong on trớch.
- Thy c ngh thut khc ho tớnh cỏch nhõn vt.
2. K nng:
- Bc u bit cỏch c hiu tiu thuyt chng hi
3. Thỏi :
- Giỏo dc thỏi yờu ghột rừ rng, s trung ngha, thu chung
B. PHNG PHP, PHNG TIN
- Phng phỏp: Tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phơng pháp đọc
sáng tạo, gợi tìm kết hợp với các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Phng tin: Sỏch giỏo khoa, sỏch giỏo viờn, giỏo ỏn, ti liu CKTKN.
C. TIN TRèNH DY HC
1. n nh t chc, kim tra bi c (5phỳt)
Hi: Em hóy nờu cỏc yờu cu v cỏch túm tt vn bn thuyt minh?
2. Bi mi: GV gii thiu vo bi (1phỳt)
Cnh lỏ khộo in hỡnh Dc c
Vng hng sỏng mói d Quan Cụng
Nm trũn c quc tm hi vng
Tin tc bờn nh ba ba trụng
(Tc cnh- H Chớ Minh)
c bi th, cú th nhn ra hai danh tng nh Thc Hỏn thi Tam Quc:
Trng Phi ni ting cng trc, dng mónh, Quan V vi lũng trung ngha,
dng cm. on trớch sau s giỳp chỳng ta hiu c phn no c im ca hai
nhõn vt ny cng nh phn no bit n mt tỏc phm kinh im ca tiu
thuyt Minh Thanh Trung Quc: Tiu thuyt Tam Quc din ngha ca La Quỏn
Trung.
Tit 1 : Gm hot ng 1 v phn 1 ca hot ng 2.
Tit 2: Gm phn 2, 3 ca hot ng 2 v hot ng 3.
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung
- Mc tiờu: Tỡm hiu v tỏc gi, tỏc phm
- Thi gian : 25 phỳt
- Cỏch thc tin hnh : Nờu cõu hi vn ỏp
- V : Mc tiu dn sau õy giỳp ta tỡm hiu v tỏc gi, tỏc phm, mt
yu t quan trng giỳp ta tỡm hiu hiu qu hn v on trớch.
12
H ca giỏo viờn v
HS
Ni dung cn t
- HS c SGK
Tr li cõu hi vn
ỏp
(?) Nờu nhng nột
khỏi quỏt v tỏc gi?
- GV cho HS c
phn túm tt
(?) Hóy khỏi quỏt
nhng giỏ tr ca tỏc phm?
(?) Em hóy nờu v trớ
on trớch?
(?) Hóy xỏc nh i ý
on trớch?
I. Tỡm hiu chung
1. Tỏc gi
- Sng vo giai on cui Nguyờn u
Thanh
(1330- 1400)
- La Quỏn Trung l ngi ó da vo
nhiu ngun t liu ch yu l cỏc cõu chuyn
t dõn gian vit nờn tỏc phm.
2. Tỏc phm Tam quc din ngha
a. Túm tt tỏc phm ( SGK)
b. Giỏ tr ca tỏc phm
- Giỏ tr hin thc: Ghi li mt thi k
lch s y bin ng, phn ỏnh quy lut ca
xó hi phong kin, bc l quan im tụn Lu
bim To nht quỏn.
- Giỏ tr ngh thut: Khc ho tớnh cỏch
nhõn vt thnh cụng, bit ti k chuyn, miờu
t chin tranh.
- Tỏc phm cũn l ngun t liu vn hc
phong phỳ: Kinh nghim sỏng tỏc, gi ý ti.
- Tỏc phm cũn l ngun t liờu lch s,
quõn s quý giỏ.
3. on trớch Hi trng C thnh
oan trớch trớch hi 28 ca tỏc phm:
Sau khi anh em Lu Quan Trng b li tỏn,
Quan cụng nh bờn To Thỏo, nghe tin Lu
B H Bc liờn a hai ch dõu vt qua nm
ca i chộm sỏu tng To tỡm n bờn Lu
B. Trờn ng i gp Trng Phi c Thnh.
* i ý: Ngi ca lũng trung ngha, cng trc,
anh hựng ca anh em Quan Cụng, Trng Phi.
Hot ng 2: c- Hiu
- Mc tiờu: Tỡm hiu tớnh cỏch cỏc nhõn vt v ý ngha ca hi trng C
Thnh.
- Thi gian: 50 phỳt
- Cỏch thc tin hnh: Thụng qua h thng cõu hi vn ỏp, thuyt trỡnh
kt hp tho lun.
- ĐVĐ: Mục II giúp chúng ta hiểu sâu hơn tính cách của các nhân vật Tr-
ơng Phi, Quan Công và ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành.
HĐ của GV và HS Yêu cầu cần đạt
13
(?) Tìm các chi tiết
miêu tả hành động của
Trương Phi khi gặp Quan
Công Từ đó nhận xét về tính
cách của Quan Công? Phân
tích cách bộc lộ đặc điểm
tính cách đó?
- HS thảo luận theo
nhóm sau đó trả lời, nhận
xét, bổ sung hoàn thiện câu
trả lời.
Tổ 1: Tìm và phân
tích các hành động của
Trương Phi?
Tổ 2: Tìm và phân
tích ngôn ngữ của Trương
Phi?
Tổ 3: Tìm và phân
tích thái độ của Trương Phi
trước sự thanh minh thuyết
phục của người khác?
Tổ 4: Nhận xét chung
về đặc điểm, tính cách nhân
vật Trương Phi?
(?) Em hãy nhận xét về nghệ
thuật xây dựng nhân vật của
La Quán Trung qua nhân
vật Trương Phi?
(?) Hãy nhận xét
chung về tính cách nhân vật
Quan Công?
II. Đọc- Hiểu
1.Hình tượng nhân vật Trương Phi
Khi gặp Quan Công:
- Điệu bộ: “Mắt tròn xoe, râu hùm vểnh
ngược”
- Hành động: Chẳng nói chẳng rằng, vác xà
mâu lên ngựa, hò hét như sấm.
- Ngôn ngữ: Gọi Quan Công là mày xưng tao.
Cho thất tính cách nóng nảy, đơn giản
của Trương Phi. Nhưng cũng rất cẩn trọng
trong việc xác minh lòng trung thành của Quan
Công.
+ Tôn Càn bênh vực: Trương Phi mắng
cả Tôn Càn
+ Chị dâu thanh minh cho Quan Công:
Trương Phi cũng không nghe.
- Trước sự việc đầy kịch tính: Quan
Công Khẳng định mình không đem theo binh
mã, bất ngờ có binh mã đi tới Đây là tình tiết
quan trọng giúp Trương Phi thử thách anh
mình đồng thời giúp Quan Công minh oan.
Tuy nhiên khi đầu Sái Dương rơi xuống
đất khi chưa dứt hồi trống thì Trương Phi vẫn
chưa tin
+ Nghe tin lính Tào kể chuyện ở Hứa Đô
Trương Phi tin anh mình trong sáng nhưng vẫn
chưa biểu thị thái độ.
+ Chỉ đến khi quân của Mi phu nhân kể
lại mọi chuyện Trương Phi liền “ Rỏ nước mắt
thụp lạy Vân Trường”. Hành động thể hiện tính
cách anh hùng trung nghĩa, thán phục trước
nhân cách, tài năng của Quan Công.
Hai tính cách tinh tế và thô lỗ cùng tồn
tại thống nhất trong nhân vật thể hiện lòng
trung thành vì sự nghiệp chung
- Nghệ thuật: Cách tạo tình huống bất ngờ,
kịch tính, miêu tả cử chỉ, ngôn ngữ, hành động
bên ngoài để làm nổi bật tính cách nhân vật.
2. Hình tượng nhân vật Quan Công
- QC là người khiêm nhường, vì đang ở hoàn
cảnh tình ngay lí gian nên không thể dõng dạc
hoặc tự phụ mà phải nhờ vào chị dâu và bản
14
(?) Phõn tớch c
im tớnh cỏch ú v chng
minh bng cỏc chi tit trong
vn bn?
(?) Sau hi trng cú
nhng s kin gỡ xy ra. T
ú cho thy hi trng cú ý
ngha nh th no?
thõn t n lc minh oan cho mỡnh: Trc s
núng ny Trng Phi, Quan Cụng vn mm
mng, gi em, xng anh.
- Quan Cụng cũn l mt ngi trung
ngha v dng mónh: Tớnh cỏch ny th hin rừ
nột qua hnh ng: Cha dt mt hi trng u
Sỏi Dng ó ri xung t. Chi tit th hin
rừ sc mnh v khỏt vng c minh oan v
cng th hin lũng trung thnh ca Quan Cụng.
3. í ngha ca Hi trng C Thnh
- Ting trng gi khụng khớ chin trn
ho hựng
- Là điều kiện, là quan tòa với quyền
phán xét: Quan Công trung thành hay không.
- Bộc lộ lòng trung thành của Quan
Công.
- Hồi trống minh oan.
- Biểu dơng, ca ngợi sự cơng trực, dứt
khoát của Trơng Phi.
- Hồi trống đoàn tụ.
Hot ng 3: tng kt
- Mc tiờu: Khc sõu thờm kin thc c bn v ni dung v ngh thut
ca tỏc phm
- Thi gian: 5 phỳt
- Cỏch thc tin hnh: Nờu cõu hi vn ỏp
- ĐVĐ: Mục III giúp chúng ta nắm chắc hơn những kiến thức cơ bản về
nội dung và nghệ thuật của on trớch
H ca Gv v HS Ni dung cn t
(?) Em hóy nhn xột
tng hp chung v nhng
nột c sc nht v ni dung
v ngh thut ca trớch
on?
III.Tng kt
1. Ni dung:
- Xõy dng nhõn vt vi nhng c im
tớnh cỏch ni bt ca ngi phm cht trung
ngha, tinh thn thng vừ, dng mónh ca
ngi anh hựng.
2, Ngh thut:
- Ngh thut k chuyn, to tỡnh tit gay cn,
bt ng.
- Ngh thut khc ho tớnh cỏch nhõn vt
Dn dũ: 4 phỳt
- Nm vng ct truyn, giỏ tr ni dung v ngh thut ca on trớch.
-Lm bi tp nõng cao( SGK)
- Son bi: Luyn tp v liờn kt trong vn bn.
15