Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược phát triển cho Công ty Cổ phần Sông Ba

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.56 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

PHẠM VĂN LUẬN

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
CHO CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG BA

TÓM TẮT LUẬN VĂN
THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

Đà Nẵng - Năm 2018


Cơng trình được hồn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trường Sơn

Phản biện 1: ........................................................................
Phản biện 2: ........................................................................

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Trường Đại học
Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày …. tháng … năm …...

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thơng tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng.
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, ĐHĐN.



1

A. MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện là một ngành
chủ đạo trong nền kinh tế Việt Nam. Quá trình phát triển của nền kinh
tế luôn gắn với việc phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng của ngành điện.
Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng mạnh mẽ, hoạt động
sản xuất kinh doanh và tiêu dùng xã hội ngày càng gia tăng. Do đó, nhu
cầu đối với điện năng phục vụ cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt cũng
ngày càng tăng. Hiện nay, sản lượng điện sản xuất tại Việt Nam chưa
đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của cả nước và tốc độ phát triển của nền
kinh tế. Chính vì vậy, ngành điện nói chung và phân đoạn sản xuất điện
nói riêng của Việt Nam cịn nhiều tiềm năng cho đầu tư và phát triển.
Việc đầu tư cho các dự án thủy điện của Việt Nam nói chung và
của Cơng ty Cổ phần Sơng Ba (SBA) nói riêng hiện nay đang gặp phải
những khó khăn nhất định do phản ứng của xã hội, người dân và chính
quyền địa phương đối với tình trạng các nhà máy xả lũ ồ ạt vào mùa
mưa và thiếu nước cung cấp nước cho hạ du vào mùa cạn hàng năm;
Lệnh đóng cửa rừng tự nhiên của Chính phủ; Các yêu cầu về môi
trường, đất đai đang được các cơ quan Nhà nước thắt chặt; Ngoài ra,
việc xây dựng các dự án thủy điện cũng làm mất đất rừng đầu nguồn,
tạo điều kiện cho các phần tử xấu lợi dụng để chặt phá rừng, … đã gây
nên những suy nghĩ tiêu cực của xã hội đối với thủy điện. Từ những lý
do nêu trên, Công ty phải xây dựng chiến lược phát triển cho mình theo
định hướng phát triển bền vững các dự án sản xuất điện, từ đó giúp
Cơng ty tập trung và phân bổ các nguồn lực vào các hoạt động then
chốt, giảm thiểu các nguy cơ từ những tác động tiêu cực từ bên ngồi.
Cơng ty Cổ phần Sơng Ba được thành lập từ năm 2003, để tồn

tại và phát triển trong 15 năm qua, Cơng ty đã có định hướng chiến
lược nhưng chiến lược chưa được rõ ràng; do vậy, cần phải xây dựng


2
chiến lược hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế để tận dụng nguồn
lực hiện có của Cơng ty nhằm mang lại lợi ích tốt nhất cho cổ đơng.
Với các nội dung như đã nêu trên, tác giả chọn đề tài: "Hoạch
định chiến lược phát triển cho Công ty Cổ phần Sông Ba" để làm đề tài
viết luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hoá và làm rõ cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược
cho doanh nghiệp; Đánh giá thực trạng hoạch định chiến lược của Công
ty và Hoạch định chiến lược cho Công ty Cổ phần Sông Ba giai đoạn
2020-2030 phù hợp với các nguồn lực hiện có.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận về hoạch định chiến
lược cho doanh nghiệp và hoạch định chiến lược cho SBA giai đoạn
2020-2030.
Phạm vi nghiên cứu: Nội dung lý luận cơ bản về tuyên bố Viễn
cảnh, Sứ mệnh của Cơng ty; Phân tích mơi trường bên ngồi, bên trong
và phân tích, lựa chọn chiến lược. Nghiên cứu thực trạng và hoạch định
chiến lược phát triển cho SBA.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp: Phương pháp tham khảo tài
liệu; Phương pháp tổng hợp, hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về cơ
sở lý luận và tài liệu có liên quan; Phương pháp thu thập số liệu và xử
lý thơng tin; Phương pháp phân tích; Phương pháp khác: Mơ hình hóa
(bảng biểu và sơ đồ minh họa, …).
5. Kết cấu của đề tài

Đề tài gồm phần mở đầu, phần kết luận và 03 chương như sau:
- Chương I: Cơ sở lý luận về hoạch định chiến lược doanh
nghiệp.
- Chương II: Thực trạng hoạch định chiến lược của SBA.
- Chương III: Hoạch định chiến lược phát triển cho SBA.


3

B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƯỢC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC TRƯNG, VAI TRÒ VÀ CÁC CẤP CHIẾN
LƯỢC TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm chiến lược
Chiến lược cấp Công ty xác định các hành động mà Công ty thực
hiện nhằm giành lợi thế cạnh tranh bằng cách lựa chọn, quản trị một
nhóm các hoạt động kinh doanh khác nhau cạnh tranh trong một số
ngành và thị trường sản phẩm.
1.1.2 Các đặc trưng cơ bản của chiến lược:
Xác định rõ những mục tiêu cơ bản phương hướng kinh doanh
cần đạt được trong từng thời kỳ; Phác thảo những phương hướng hoạt
động của doanh nghiệp trong dài hạn; Phản ánh trong cả một quá trình
liên tục từ xây dựng, tổ chức thực hiện, đánh giá, kiểm tra và điều
chỉnh. Quyết định quan trọng đều tập trung vào nhóm quản trị cấp cao.
1.1.3 Vai trị của chiến lược
Giúp doanh nghiệp nhận rõ được mục đích hướng đi của mình
trong tương lai, giúp doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh
doanh, đồng chủ động đối phó với những nguy cơ và đe dọa trên thị

trường, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, tăng cường
vị thế của doanh nghiệp.
1.1.4 Các cấp chiến lược: Chiến lược cấp Công ty; Chiến lược cấp
đơn vị kinh doanh; Chiến lược cấp bộ phận chức năng.
Mối quan hệ giữa các cấp chiến lược: Chiến lược cấp Công ty
hướng tới mục đích và phạm vi tổng thể của tổ chức. Chiến lược cấp
đơn vị kinh doanh liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên


4
các thị trường cụ thể. Chiến lược chức năng là các chiến lược giúp cho
các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp Công ty thực hiện một
cách hữu hiệu nhờ các bộ phận cấu thành trên phương diện các nguồn
lực, các quá trình con người và các kỹ năng cần thiết.
1.2 CÁC LOẠI CHIẾN LƯỢC CẤP CÔNG TY
1.2.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung
1.2.2. Chiến lược tăng trưởng hội nhập
1.2.3. Chiến lược đa dạng hóa
1.2.4. Chiến lược thâm nhập
1.2.5. Chiến lược tái cấu trúc
1.3 QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC CƠNG TY
Tiến trình hoạch định chiến lược Cơng ty: Xác định Sứ mệnh,
Tầm nhìn và mục tiêu chiến lược; Phân tích mơi trường bên ngồi (xác
định cơ hội, đe dọa); Phân tích mơi trường bên trong (xác định điểm
mạnh, điểm yếu); Phân tích lựa chọn chiến lược; Xác định chiến lược
cấp Công ty; Xây dựng giải pháp để thực thi chiến lược.
1.3.1 Xác định Viễn cảnh, Sứ mệnh của Cơng ty
a. Viễn cảnh (Tầm nhìn)
b. Sứ mệnh
1.3.2 Phân tích mơi trường bên ngồi

1.3.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ
a. Mơi trường Chính trị - Pháp luật: Hệ thống các điều luật, quy
định nói chung và các luật liên quan đến lĩnh vực mà Công ty đang
hoạt động, bao gồm: Luật doanh nghiệp, Bộ Luật lao động, Luật môi
trường, Luật thuế, Luật Xây dựng, … những điều luật, quy định này có
thể ngăn cản hoặc gây khó khăn hơn hoặc làm tăng thêm chi phí cho
các hoạt động của Công ty.
b. Môi trường Kinh tế: Chỉ bản chất và định hướng của nền kinh
tế trong đó Cơng ty đang hoạt động. Các yếu tố kinh tế có ảnh hưởng
đến Công ty gồm: Xu hướng và tốc độ tăng trưởng của GDP, GNP;


5
Các giai đoạn của chu kỳ kinh tế (tăng trưởng, ổn định và suy thoái) và
sự thay đổi của mức thu nhập bình quân đầu người; Các chỉ tiêu kinh
tế như: Lãi suất, tỷ giá, lạm phát; Các chính sách tài chính - tiền tệ; ....
c. Các yếu tố tự nhiên: Sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, cạn
kiệt nguồn năng lượng, Ơ nhiễm mơi trường, rác thải cơng nghiệp,
thiên tai, tình trạng biến đổi khí hậu, …các yếu tố này đã và đang và
trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp.
d. Môi trường công nghệ:
Các yếu tố công nghệ bao gồm các thành tựu khoa học, xu hướng
công nghệ, tốc độ phát triển công nghệ, chuyển giao cơng nghệ, các
chính sách đầu tư cho R&D của Chính phủ và ngành, … Sự thay đổi
cơng nghệ có thể tạo ra các cơ hội hoặc đe dọa đối với doanh nghiệp.
1.3.2.2 Phân tích mơi trường ngành
Sử dụng mơ hình năm tác lực cạnh tranh của M. Porter để phân
tích mơi trường ngành: Nguy cơ từ các đối thủ tiềm ẩn; Sự ganh đua
của các Công ty trong ngành; Năng lực thương lượng của người mua;
Năng lực thương lượng của người bán; Đe dọa của sản phẩm thay thế.

1.3.3 Phân tích mơi trường bên trong
a. Phân tích các nguồn lực: Về tài chính; tài sản vật chất; nguồn
nhân lực; tài sản vơ hình; tài sản cơng nghệ và hợp đồng dài hạn.
b. Phân tích chiến lược hiện tại của Công ty: Hai chỉ số quan
trọng nhất về thực hiện chiến lược là: Cơng ty có đạt được trạng thái
tài chính và các mục tiêu chiến lược mong muốn khơng? Cơng ty có
đạt được khả năng sinh lợi trên trung bình hay khơng?
c. Phân tích hiệu suất tài chính: Mục đích là đánh giá hiệu
suất tài chính của doanh nghiệp.
d. Phân tích năng lực cốt lõi: Năng lực cốt lõi là các nguồn lực
và khả năng của Công ty được sử dụng như nguồn tạo ra lợi thế cạnh
tranh. Các năng lực cốt lõi phải bảo đảm bốn tiêu chuẩn của lợi thế
cạnh tranh bền vững: đáng giá, hiếm, khó bắt chước, không thể thay
thế; không thỏa mãn bốn tiêu chuẩn này không phải là năng lực cốt lõi.


6
* Đánh giá các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty:
- Điểm mạnh của Công ty: là điều mà Cơng ty đang làm tốt hơn
đối thủ, qua đó giúp Cơng ty nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.
- Điểm yếu của Công ty: là điều mà Công ty đang thiếu, làm
không tốt hay kém cỏi hơn đối thủ.
1.3.4 Xác định mục tiêu
Mục tiêu chiến lược là những kết quả kỳ vọng, là những thành
quả mà Công ty muốn đạt được trong tương lai khi theo đuổi một chiến
lược nào đó.
1.3.5 Phân tích và lựa chọn chiến lược
a. Tổng hợp kết quả phân tích mơi trường kinh doanh
b. Tổng hợp kết quả phân tích mơi trường nội bộ doanh nghiệp
c. Phân tích SWOT

Bảng 1.5: Bảng ma trận SWOT
Các điểm mạnh (S)
Các điểm yếu (W)
Mơi
trường
Bên trong
Mơi
trường
Bên ngồi

Các cơ hội (O)
Liệt kê những cơ
hội quan trọng
nhất từ bảng tổng
hợp môi trường
bên ngoài
Các nguy cơ (T)
Liệt kê những
nguy cơ quan
trọng nhất từ bảng
tổng hợp mơi
trường bên ngồi

Liệt kê những điểm
mạnh quan trọng nhất
từ bảng tổng hợp môi
trường bên trong của
doanh nghiệp
Kết hợp SO
Tận dụng thế mạnh

của doanh nghiệp để
khai thác các cơ hội
trong mơi trường kinh
doanh bên ngồi
Kết hợp ST
Tận dụng điểm mạnh
bên trong tổ chức
nhằm giảm bớt tác
động của các nguy cơ
bên ngoài

Liệt kê những điểm
yếu quan trọng nhất
từ bảng tổng hợp môi
trường bên trong của
doanh nghiệp
Kết hợp WO
Khắc phục các điểm
yếu để tận dụng cơ
hội bên ngoài
Kết hợp WT
Cố gắng khắc phục
điểm yếu và
giảm/tránh tác động
nguy cơ từ bên
ngoài.

d. Quyết định lựa chọn chiến lược
Sử dụng ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng được
(ma trận QSPM) như sau:



7
Bảng 1.6: Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược
Các yếu tố chính

Phân
loại

(1)
Liệt kê yếu tố bên trong
Liệt kê yếu tố bên ngoài
TỔNG SỐ

(2)

Các chiến lược lựa chọn
Chiến lược A Chiến lược B
ĐHD T.ĐHD ĐHD T.ĐHD
(3)
(4)
(5)
(6)

(ĐHD: Điểm hấp dẫn; T. ĐHD: Tổng điểm hấp dẫn)
Tiến trình phát triển ma trận QSPM như sau:
- Cột (1): Liệt kê các cơ hội/đe dọa lớn bên ngoài và các điểm
mạnh/điểm yếu bên trong Công ty (lấy từ ma trận SWOT);
- Cột (2): Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố để thấy cách thức
mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với yếu tố đó

như thế nào. Cách phân loại:
+ Đối với các yếu tố bên ngoài: 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng
trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình và 1 là ít phản ứng.
+ Đối với yếu tố bên trong: 1-là điểm yếu lớn nhất, 2-là điểm yếu
nhỏ nhất, 3-là điểm mạnh nhỏ nhất và 4-là điểm mạnh lớn nhất.
- Các chiến lược lựa chọn: Là các nhóm chiến lược đã được xác
định trong phần phân tích SWOT.
- Cột (3): Xác định số điểm hấp dẫn: Khơng hấp dẫn = 1, ít hấp
dẫn = 2, khá hấp dẫn = 3, rất hấp dẫn = 4.
- Cột (4): Tính tổng số điểm hấp dẫn của mỗi chiến lược bằng cách
lấy cột (2) nhân với cột (3).
- Cộng dồn số điểm hấp dẫn cho ta tổng số điểm hấp dẫn của mỗi
chiến lược. Tổng số điểm này càng cao thì chiến lược càng phù hợp và
càng xứng đáng được lựa chọn để thực hiện.


8

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG BA
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠNG BA
2.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty
a. Giới thiệu về Công ty
Bảng 2.1: Các thông tin giới thiệu về SBA
Tên giao dịch tiếng Việt:
CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG BA
Tên giao dịch quốc tế:
SONG BA JOINT STOCK COMPANY
Tên giao dịch viết tắt:

SBA
Logo
Hệ thống quản lý đạt
tiêu chuẩn chất lượng
theo ISO 9001:2015
Vốn điều lệ:

604.882.610.000 đồng
573 Núi Thành, P.Hịa Cường Nam,
Địa chỉ trụ sở chính:
Q. Hải Châu, TP. Đà Nẵng, Việt Nam
Website:
www.songba.vn
Email:

b. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 02/01/2003 Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Điện
Sông Ba (nay là Công ty Cổ phần Sông Ba) được thành lập với vốn
điều lệ là 10 tỷ đồng.
Tháng 9/2003, Công ty khởi công đầu tư Dự án thủy điện Khe
Diên, công suất 9 MW tại tỉnh Quảng Nam. Ngày 26/5/2007, Nhà máy
thủy điện Khe Diên chính thức đi vào vận hành phát điện thương mại.
Ngày 19/5/2005 Công ty khởi cơng cơng trình thuỷ điện Krơng
H’năng; đến tháng 9/2010 nhà máy đi vào vận hành thương mại.
Tổng số vốn điều lệ của Cơng ty do cổ đơng đóng góp đến thời
điểm hiện nay là 604,88 tỷ đồng.


9
c. Hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty: Sản xuất và kinh
doanh điện năng; Tư vấn khảo sát, thiết kế các cơng trình thủy điện;
Tư vấn giám sát xây dựng, quản lý dự án các cơng trình thủy điện; Tư
vấn kiểm định, giám định chất lượng đập; Đầu tư xây dựng các dự án
thủy điện; Sửa chữa, bảo dưỡng nhà máy thủy điện; Chuyển giao công
nghệ về kỹ thuật xây dựng, thiết bị.
d. Các dự án Công ty SBA đã và đang thực hiện
* Nhà máy thủy điện Khe Diên: Thuộc huyện Nông Sơn, tỉnh
Quảng Nam; Công suất: 9MW, tổng mức đầu tư: 187 tỉ đồng.
* Nhà máy thủy điện Krông H’năng: Thuộc hai tỉnh Đăk Lăk và
Phú Yên; Công suất: 64MW; tổng mức đầu tư: 1.400 tỉ đồng.
* Dự án đang triển khai: Dự án mở rộng nhà máy thủy điện Khe
Diên công suất hiện tại 9MW, nâng thêm 6MW: Tổng công suất 15MW.
* Ngồi ra, Cơng ty đã ký hợp tư vấn thuê cho một số dự án
như: Dự án thủy điện Tầm Phục, Sông Bung 3A tại tỉnh Quảng Nam;
Nhà máy thủy điện Đăk Pone, tỉnh Kon Tum; Nhà máy thủy điện Ia
Grai 2, tỉnh Gia Lai; Cung cấp, lắp đặt thiết bị đo mực nước hồ cấp
chính xác mm cho Nhà máy thủy điện Lai Châu (tỉnh Lai Châu) và
Định Bình (tỉnh Bình Định); …...
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Cơng ty
Cơng ty gồm có 3 chi nhánh và 05 phịng ban chức năng, tổng
cộng 114 cán bộ cơng nhân viên.
* Trụ sở chính:
Các Phịng chun mơn nghiệp vụ: Phòng Kinh tế - Kế hoạch,
Phòng Tổ chức - Hành chính, Phịng Tài chính - Kế tốn, Phịng Cơ
điện, Phịng Nghiên cứu và Phát triển.
Chi nhánh Công ty: Nhà máy Thuỷ điện Khe Diên; Nhà máy
thủy điện Krông H’năng; Trung tâm Tư vấn và Kiểm định An toàn đập.



10
2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
a. Đại hội đồng cổ đơng
b. Hội đồng quản trị
c. Ban kiểm sốt
d. Ban điều hành
e. Các đơn vị trong Cơng ty
2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty
2.2.1. Sản phẩm, thị trường, khách hàng của Cơng ty
Sản phẩm chính của Cơng ty là Điện năng, bán cho người mua
duy nhất là Công ty mua bán Điện thuộc EVN, sản phẩm điện năng sau
khi được Công ty bán ra sẽ được các Trung tâm điều độ miền và điều
độ Quốc Gia phân phối toàn quốc theo nhu cầu của phụ tải.
Các sản phẩm khác từ dịch vụ tư vấn: Thị trường trên khắp cả
nước với các khách hàng là các doanh nghiệp Chủ đầu tư/Quản lý vận
hành các nhà máy thủy điện trên lãnh thổ Việt Nam.
2.2.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2015 - 2017
Bảng 2.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ 2015 - 2017
(ĐVT: Triệu đồng)
Stt

Chỉ tiêu tài chính

Năm
Năm
Năm 6 tháng đầu
2015
2016
2017
năm 2018

1.456.557 1.402.885 1.385.650 1.299.579

1

Tổng giá trị tài sản

2

Tổng doanh thu

194.926 211.905

333.016

118.447

3

Giá vốn hàng bán

67.182

67.904

111.750

33.287

4


Chi phí tài chính

63.738

64.385

58.633

26.590

5

Chi phí quản lý DN

8.259

9.515

17.597

8.377

6

Lợi nhuận từ HĐKD

55.834

70.134


145.310

50.573

7

Lợi nhuận khác

1.689

-517,5

-238,9

48,7

8

Lợi nhuận trước thuế

57.523

69.617

145.071

50.622

9


Chi phí thuế TNDN

5.753

5.410

9.162

4.977

51.770

64.207

135.909

45.645

10 Lợi nhuận sau thuế

(Nguồn: BCTC đã kiểm tốn cơng bố trên website SBA)


11
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SÔNG BA
2.3.1. Sứ mệnh.
“SBA cam kết mang lại lợi ích cho khách hàng, cổ đơng, người
lao động phù hợp với lợi ích cộng đồng thơng qua các hoạt động quản
lý, sản xuất kinh doanh hiệu quả của Công ty.

SBA nỗ lực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về điện năng và
các dịch vụ liên quan khác, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh quốc phịng của đất nước”.
Sứ mệnh của Cơng ty Cổ phần Sông Ba được tuyên bố lần đầu
từ năm 2007; Tại thời điểm tuyên bố Sứ mệnh, hoạt động của SBA
chịu sự chi phối của cổ đông sáng lập là Tổng Cơng ty Điện lực Miền
Trung do đó tuyên bố sứ mệnh chịu nhiều ảnh hưởng từ cổ đơng sáng
lập; mặt khác, mục đích ban đầu thành lập SBA chỉ phục vụ cho việc
đầu tư dự án thủy điện Krơng H’năng, khơng có định hướng mở rộng
và phát triển khác nên bản tuyên bố Sứ mệnh còn rất hạn chế.
Đến nay, Công ty đã mở rộng và phát triển hơn nhiều so với mục
đích thành lập ban đầu; Cổ đơng sáng lập hiện nay khơng cịn nắm
quyền chi phối và môi trường hoạt động của Công ty đã có nhiều thay
đổi, các hoạt động của Cơng ty chịu áp lực lớn hơn từ cổ đông và các
bên quan tâm. Do vậy, Sứ mệnh trên khơng cịn phù hợp, Cơng ty phải
điều chỉnh lại để thích nghi và phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay.
2.3.2. Tầm nhìn.
SBA luôn phát triển bền vững, hướng đến một trong các Cơng ty
có uy tín về đầu tư, quản lý, thực hiện các dự án nguồn điện và các
dịch vụ liên quan khác ở trong và ngoài nước.
Tương tự như đã đánh giá tại phần “Sứ mệnh”: Tầm nhìn do
Cơng ty tuyên bố từ năm 2007 bị hạn chế và đến nay khơng cịn phù
hợp, cần điều chỉnh lại để phù hợp hơn với định hướng thực tế hiện nay
của Công ty.


12
2.3.3 Công tác hoạch định chiến lược, lập kế hoạch hiện nay
Hiện nay trong Cơng ty "Kế hoạch" cịn đang sử dụng một cách
phổ biến, mặc dù xét về thực chất và nội dung của chúng lại như "chiến

lược". Công ty chủ yếu có kế hoạch ngắn hạn (1 năm), đối với kế hoạch
kế hoạch dài hạn (3 năm trở lên) Công ty đã lập nhưng việc xem xét
nguồn lực và môi trường chưa kỹ lưỡng nên thường không bám sát vào
kế hoạch này mà chỉ căn cứ vào kế hoạch hằng năm.
Công tác kế hoạch trong Công ty chủ yếu kế hoạch ngắn hạn,
các kế hoạch dài hạn chưa được quan tâm đúng mức nên nên thiếu tính
khả thi; Công ty chưa xây dựng được chiến lược cụ thể, rõ ràng nên
chưa có hướng đi tổng thể và dài hạn.
2.3.4 Các kết quả đã đạt được
a. Về nguồn lực của Cơng ty
* Nguồn nhân lực:
Bảng 2.3: Tình hình nguồn nhân lực qua các năm (2015-2017)
Chỉ tiêu
Tổng số lao động
I. Số lượng lao động
1. Lao động chính thức
2. Lao động mùa vụ
II. Giới tính
1. Nam
2. Nữ
III. Cơ cấu lao động

Năm 2015
Năm 2016
Năm 2017
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
Số

Tỷ lệ
lượng (%) lượng (%) lượng (%)
96 100%
101 100%
114 100%
86 89,6%
10 10,4%

101
0

100%
0,0%

114
0

100%
0,0%

93 92,7%
3 7,3%

98 97,0%
3 3,0%

108 94,7%
6 5,3%

1. Lao động trực tiếp


53 55,2%

42 41,6%

45 39,5%

2. Lao động gián tiếp
IV. Trình độ lao động
1. Đại học trở lên
2. Cao đẳng
3. Trung cấp
4. Công nhân kỹ thuật
5. Lao động phổ thông

43 44,8%

59 58,4%
0,0%
45 44,6%
10 9,9%
36 35,6%
4 4,0%
6 5,9%

69 60,5%
0,0%
61 53,5%
9 7,9%
34 29,8%

4 3,5%
6 5,3%

34
10
38
4
10

35,4%
10,4%
39,6%
4,2%
10,4%


13
* Các nguồn lực vật chất: Cơng ty đã hồn thành đầu tư nhà máy
thủy điện là Khe Diên với tổng mức đầu tư gần 187 tỷ đồng và Krông
H’năng công suất 64MW với tổng mức đầu tư 1.400 tỷ đồng, các nhà
máy này đang mang lại nguồn thu khoảng 200-300 tỷ đồng mỗi năm.
* Nguồn lực về Công nghệ: Cơng ty đã được Cục sở hữu trí tuệ
- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp bằng độc quyền về Giải pháp hữu ích
về thiết bị đo nước.
* Danh tiếng: Công ty đã tạo dựng được niềm tin đối với chính
quyền địa phương các tỉnh Quảng Nam, Phú Yên, Đăk Lăk và các
khách hàng, đối tác.
b. Hiệu suất tài chính
Bảng 2.4: Các chỉ số tài chính của Cơng ty
Stt


Các chỉ số tài chính

I
1
2
II
1
2
3
4
III
1
2
IV
1
2
3
4

Khả năng thanh tốn
Khả năng thanh tốn hiện thời
Khả năng thanh tốn nhanh
Thơng số hoạt động
Vịng quay tổng tài sản
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay các khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình qn
Thơng số địn bẩy tài chính
Thơng số nợ trên tài sản

Thông số nợ trên vốn chủ sở hữu
Khả năng sinh lời
Lợi nhuận gộp biên (%)
Lợi nhuận ròng biên (%)
Lợi nhuận trên tài sản (%)
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (%)

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

0,79
0,78

0,67
0,65

0,84
0,83

0,13

0,15

0,24


1,92
187

3,18
113

4,36
83

0,49
1,06

0,46
0,95

0,42
0,82

65,5%
26,6%
3,6%
8,6%

68,0%
30,3%
4,6%
10,6%

66,4%

40,8%
9,8%
22,5%

2.3.5 Những thuận lợi và khó khăn của Cơng ty thời gian qua.
* Thuận lợi
* Khó khăn


14
2.4. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
* Khả năng cạnh tranh về chi phí
* Khả năng cạnh tranh về sự học hỏi
* Khả năng cạnh tranh nhờ sử dụng tốt năng lực sản xuất
* Khả năng cạnh tranh nhờ hội nhập dọc
2.5. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
2.5.1. Những thành công
2.5.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại
Bên cạnh những thành công đạt được Cơng ty cịn có những tồn
tại cần khắc phục. Khơng có một chiến lược rõ ràng trong khi mơi
trường đang biến động hằng ngày là một thiếu sót lớn của Cơng ty.
Cơng ty khơng có chiến lược thì sẽ rất khó nhận biết những thách thức,
đe dọa phía trước để lường tránh, đồng thời có thể bỏ lỡ cơ hội kinh
doanh tốt mà không biết. Hơn thế nữa Công ty khơng biết mình mạnh
gì, yếu gì so với đối thủ cạnh tranh để phát huy điểm mạnh, hạn chế
điểm yếu. Do đó vấn đề đặt ra đối với Cơng ty là cần thiết phải xây
dựng một chiến lược phù hợp để giữ vững và nâng cao vị thế trên thị
trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay.



15
CHƯƠNG III

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CHO SBA
3.1. VIỄN CẢNH, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
Nội dung tuyên bố viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược
thường xuyên được Lãnh đạo Công ty đưa ra trong các cuộc họp giao
ban tháng, trong q trình điều hành cơng việc của Cơng ty, trong báo
cáo trình Hội đồng quản trị, Đại hội đồng cổ đông và thể hiện qua các
hoạt động thực tiễn của Công ty; Tuy nhiên, các nội dung tuyên bố mới
này chưa được ban hành thành văn bản chính thức; Tại bản Luận văn
tốt nghiệp này, tác giả đã tổng hợp các nội dung Lãnh đạo SBA đã
tuyên bố trong suốt thời gian qua.
Nội dung tuyên bố viễn cảnh, sứ mệnh và mục tiêu chiến lược
của SBA trong giai đoạn hiện nay như sau:
3.1.1. Viễn cảnh
SBA phấn đấu để trở thành một trong những doanh nghiệp uy
tín tại Việt Nam trong lĩnh vực đầu tư nguồn năng lượng tái tạo và dịch
vụ tư vấn, quản lý, thực hiện các dự án nguồn điện. Trở thành doanh
nghiệp đi đầu tại Việt Nam trong nghiên cứu ứng dụng các công nghệ
điều tiết lũ, khai thác và vận hành hồ chứa”.
3.1.2 Sứ mệnh
‟SBA luôn nỗ lực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu về năng
lượng tái tạo và các dịch vụ liên quan khác, góp phần phát triển kinh
tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước.
Mang lại lợi ích cho khách hàng, cổ đơng, người lao động và
cộng đồng thông qua hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh hiệu quả
của Công ty.
Đi đầu trong việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ vận hành
xả lũ nhằm điều tiết giảm lũ cho vùng hạ du hồ chứa”.



16
3.1.3 Mục tiêu của Công ty đến năm 2030
Mục tiêu cụ thể của SBA đến năm 2030 như sau:
(1) Hoàn thành đầu tư dự án thủy điện Krông H’năng 2 (công
suất 15 MW) vào năm 2022, đầu tư dự án điện mặt trời (cơng
suất 05 MW) trên lịng hồ Krơng H’năng vào năm 2024.
(2) Tiếp tục tìm kiếm và đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.
Trong đó, chú trọng đầu tư vào dự án thuỷ điện có công suất
thiết kế dưới 30 MW. Phấn đấu đến năm 2030 nâng tổng công
suất các nhà máy điện do Công ty sở hữu lên 150 MW.
(3) Doanh thu hàng năm từ công tác dịch vụ tư vấn, cung cấp
thiết bị đo mưa, đo mực nước hồ tối thiểu 7,0 tỷ đồng.
(4) Tỷ lệ cổ tức hàng năm tối thiểu 15%.
(5) Tìm các nhà đầu tư chiến lược hoặc kêu gọi cổ đơng góp
thêm vốn để bổ sung khoảng 200 tỷ đồng vốn điều lệ vào năm
2025; đến năm 2030 vốn điều lệ Công ty là 1.000 tỷ đồng.
(6) Phấn đấu đến năm 2030, SBA trở thành 1 trong 10 doanh
nghiệp uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực phát triển
các dự án năng lượng tái tạo và là doanh nghiệp đi đầu trong
việc nghiên cứu ứng dụng các công nghệ vận hành xả lũ nhằm
điều tiết giảm lũ cho vùng hạ du hồ chứa.
(7) Thu nhập bình quân của CBCNV Cơng ty: 20 triệu
đồng/người/tháng.
3.2 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI
3.2.1 Phân tích mơi trường vĩ mơ
a. Mơi trường Chính trị - Pháp luật:
Tình hình chính trị và trật tự xã hội ổn định, Việt Nam là điểm
đến an toàn cho các nhà đầu tư. Gần đây, quan hệ giữa Việt Nam và

một số nước về vấn đề Biển đông đang có những diễn biến phức tạp,
tuy nhiên vấn đề này sẽ khơng gây biến động chính trị của Việt Nam.


17
* Về quy hoạch phát triển điện Quốc gia: Theo quyết định của
Thủ tướng Chính phủ V/v: Phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực
quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030” thì Chính phủ tiếp
tục ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo; Đẩy nhanh phát triển
nguồn điện từ năng lượng tái tạo, từng bước gia tăng tỷ trọng điện năng
sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo trong cơ cấu nguồn điện.
* Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo đến năm 2030:
Theo quyết định của Thủ tướng về việc: “Phê duyệt chiến lược phát
triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2050”: Nhà nước khuyến khích huy động mọi nguồn lực từ xã hội và
người dân cho phát triển năng lượng tái tạo để tăng cường khả năng
tiếp cận nguồn năng lượng hiện đại, bền vững, tin cậy với giá cả hợp
lý cho mọi người dân. Tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi và hỗ trợ
cho phát triển và sử dụng năng lượng tái tạo về: Thuế nhập khẩu; thuế
thu nhập doanh nghiệp; Ưu đãi về đất đai; …
* Rủi ro về biến động giá bán điện: Ngày 26/01/2006 Thủ tướng
đã phê duyệt lộ trình, các điều kiện hình thành và phát triển các cấp độ
thị trường điện lực tại Việt Nam; Khi tham gia thị trường sẽ làm tăng
tính cạnh tranh giữa các nhà máy điện, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và nguy
cơ thua lỗ nếu Cơng ty khơng có chiến lược chào giá hợp lý, đây là một
thách thức lớn đối với Công ty.
* Các quy định về môi trường: Nhà nước đã và sẽ tiếp tục thắt
chặt các quy định về bảo vệ môi trường để đảm bảo sự phát triển bền
vững cho Đất nước. Điều này sẽ gây khó khăn và làm tăng thêm các
chi phí liên quan đến bảo vệ mơi trường cho doanh nghiệp và doanh

nghiệp phải am hiểu, thực hiện đúng các quy định về môi trường để
tránh bị xử phạt do vi phạm các quy định về môi trường.
* Các quy định về vận hành hồ chứa thủy điện: Các quy trình
vận hành liên hồ có xu hướng thắt chặt hơn, yêu cầu các chủ hồ tuân


18
thủ nghiêm ngặt các quy định về vận hành hồ trong mùa khơ, mùa mưa
để đảm bảo an tồn cho cơng trình xây dựng và vùng hạ du hồ chứa.
Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong cơng
tác vận hành hồ và có thể làm giảm sản lượng phát điện, giảm doanh
thu bán điện do yêu cầu tích/xả nước theo từng thời kỳ trong năm; Tuy
nhiên, để chủ động trong công tác vận hành, nâng cao hiệu quả phát
điện yêu cầu các chủ hồ phải nâng cao độ tin cậy, độ chính xác trong
việc dự báo nguồn nước về hồ, đây là cơ hội để Công ty phát triển lĩnh
vực dự báo nguồn nước và giải pháp vận hành hồ chứa hiệu quả.
* Các quy định Pháp luật khác như: Luật Doanh nghiệp, Luật
thuế, Luật tài nguyên nước, Luật đầu tư, ... đều có khả năng thay đổi
và có những tác động nhất định đến hoạt động của Công ty.
Đánh giá chung: Với hệ thống Pháp luật hiện tại, khả năng vẫn
có thể có những thay đổi về chính sách ưu đãi đầu tư, thuế, … trong
tương lai. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty.
b. Môi trường Kinh tế:
Theo nghị quyết của BCH trung ương Đảng ‟về định hướng xây
dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm
nhìn đến năm 2045” thì mục tiêu cụ thể đến năm 2030: Tỷ trọng công
nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo
trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.
Tốc độ tăng trưởng giá trị cơng nghiệp đạt bình qn trên 8,5%/năm,

trong đó cơng nghiệp chế tạo đạt bình qn trên 10%/năm.
Đối với nền kinh tế đang ưu tiên cho phát triển Công nghiệp như
Việt Nam thì nhu cầu năng lượng sẽ cịn rất lớn; sau nhiều năm đầu tư
phát triển điện năng nhưng đến nay sức cầu ln vượt sức cung. Vì
vậy, sự ảnh hưởng nền kinh tế nói chung và nền Cơng nghiệp nói riêng
đối với thị trường đầu ra của điện năng là không đáng kể.


19
* Lãi suất: Việc đầu tư xây dựng một công trình điện địi hỏi
một nguồn vốn lớn trong đó tỷ trọng vốn vay thường chiếm đến 70%,
30% còn lại là vốn tự có, vì vậy sự dao động lãi suất sẽ ảnh hưởng trực
tiếp đến khả năng vay vốn, trả nợ và lợi nhuận của Công ty.
* Rủi ro về tỷ giá: Đối với SBA, khi đầu tư các dự án điện mới
sẽ phải đi vay ngoại tệ để mua máy móc thiết bị (thiết bị trong nước
chưa sản xuất được). Do đó, rủi ro về tỷ giá sẽ tác động trực tiếp đến
lợi nhuận cuối cùng của Công ty.
c. Môi trường công nghệ
Với ngành điện, sản phẩm được tiêu chuẩn hóa và cơng nghệ
phát điện đến giai đoạn hiện tại đã phát triển gần như hồn thiện, ít có
cách mạng và đột phá. Việc cải tiến công nghệ chỉ nhằm nâng cao hiệu
suất thiết bị, khả năng điều khiển và tự động hóa nhằm nâng cao năng
suất và tính tin cậy trong sản xuất. Do vậy, sự biến động về công nghệ
không được coi là thách thức đối với SBA.
d. Môi trường tự nhiên
Các rủi ro bất khả kháng như động đất hỏa hoạn, chiến tranh,
đều gây ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của Công ty.
Rủi ro đặc thù ngành sản xuất kinh doanh thủy điện:
Các hình thái thời tiết cực đoan El Nino và La Nina (gây hạn
hán, mưa lũ, bão lốc, …) đã và đang tác động trực tiếp đến tình hình

sản xuất kinh doanh của các nhà máy thủy điện, các hình thái thời tiết
này ngày càng diễn biến khó lường và khó dự báo làm cho công tác lập
kế hoạch sản xuất của các nhà máy rất bị động, khó chính xác.


20
3.2.2 Phân tích mơi trường ngành
a. Q trình hình thành và phát triển của ngành điện Việt Nam
b. Chu kỳ phát triển của ngành điện:

Hình 3.1: Chu kỳ ngành Điện từ năm 1954 đến nay
c. Phân tích mơi trường ngành theo 5 tác lực cạnh tranh:
* Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Lượng điện sản xuất ra chưa
đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước, sản lượng điện
sản xuất ra đều được bán cho EVN; mặc dù những năm gần đây Nhà
nước có chủ trương phát triển thị trường điện cạnh tranh, tuy nhiên cơ
chế chính sách cũng như hệ thống hạ tầng để phát triển thị trường điện
cạnh tranh hiện nay vẫn chưa hoàn thiện nên chưa mang tính thị trường
thực sự. Do vậy, mức độ cạnh tranh giữa các Công ty trong ngành là
một tác lực yếu, đây là cơ hội của SBA.
* Năng lực thương lượng của người mua: Khách hàng của
SBA là EVN, vừa đại diện là nguồn mua, vừa đại diện là người bán
điện duy nhất trên thị trường. Tuy nhiên đối với ngành điện, do có sự
điều tiết của Nhà nước nên với những quy định hiện hành thì người
mua khơng phải là người có quyền lực nhất. Do vậy, Năng lực thương
lượng của người mua là một tác lực yếu, đây là cơ hội của SBA.


21
* Năng lực thương lượng của nhà cung cấp: Đối với các nhà

máy thủy điện, nguồn nguyên liệu đầu vào là nước, do đó nguồn
nguyên liệu đầu vào chỉ phụ thuộc vào lượng dự trữ nước trong hồ của
nhà máy và yếu tố thời tiết. Đối với các loại vật tư, thiết bị nhà máy rất
đa dạng về chủng loại và chất lượng. Các sản phẩm của các nước trên
có sự tương đồng, ít khác biệt và dễ thay thế. Do vậy, năng lực thương
lượng của nhà cung cấp là một tác lực yếu, đây là cơ hội của SBA.
* Các đối thủ tiềm ẩn:
Rào cản gia nhập ngành: Để xây dựng một nhà máy điện cần
một nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian xây dựng lâu; Các thủ tục, hành
lang pháp lý rườm rà, phức tạp; Do vậy, việc gia nhập ngành vẫn còn
là 1 rào cản đối với các Công ty muốn tham gia vào hoạt động trong
lĩnh vực này. Do vậy, đối thủ cạnh tranh tiềm ấn là một tác lực yếu,
đây là cơ hội của SBA.
* Sản phẩm thay thế: Điện là sản phẩm cuối cùng, hiện tại
khơng có sản phẩm nào có khả năng thay thế. Do vậy, sản phẩm thay
thế là một tác lực rất yếu, đây là cơ hội của SBA.
d. Các nhân tố then chốt thành công trong ngành: Đảm bảo
năng lực tài chính; Cơng nghệ; Thay đổi về chính sách của Nhà nước;
Cơng tác dự báo nguồn nước
3.3 PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN TRONG
3.3.1. Phân tích nguồn lực
a. Các nguồn lực hữu hình
b. Nguồn lực vơ hình


22
3.3.2 Phân tích nội bộ doanh nghiệp theo năng lực cốt lõi
Bảng 3.2: BẢNG ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÕI CỦA CƠNG TY
Stt


Danh mục nguồn
lực và khả năng
tiềm tàng

4

Nguồn tài chính
Nguồn lực tổ chức
Nguồn vật chất
Công nghệ/Kỹ thuật

5

1
2
3

Các tiêu chuẩn đánh giá
Khó Khơng
Đáng
Hiếm
Bắt thể thay
giá
chước
thế
X
O
O
O
X

O
O
O
X
O
O
O
X

O

O

O

Nguồn nhân lực

X

O

X

X

6

Năng lực đổi mới/
Sáng kiến


X

O

X

X

7

Danh tiếng

X

O

X

X

8
9

Cấu trúc tổ chức
Hệ thống kiểm soát

X
X

O

O

O
O

O
X

X

O

X

O

10 Văn hoá tổ chức

Kết luận
Bình đẳng
Bình đẳng
Bình đẳng
Bình đẳng
Lợi thế cạnh
tranh tạm thời
Lợi thế cạnh
tranh tạm thời
Lợi thế cạnh
tranh tạm thời
Bình đẳng

Bình đẳng
Lợi thế cạnh
tranh tạm thời

Trong đó:
X: có
O: khơng
Từ các nội dung phân tích trên, ta thấy rằng Cơng ty chưa xây
dựng được năng lực cốt lõi.
3.3.3. Đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của Công ty
a. Điểm mạnh của Công ty
b. Điểm yếu của Cơng ty
3.4. PHÂN TÍCH LỰA CHỌN CHIẾN LƯỢC
3.4.1 Phân tích hình thành nhóm phương án chiến lược
a. Tổng hợp kết quả phân tích mơi trường kinh doanh - Cơ hội
và nguy cơ.
b. Tổng hợp kết quả phân tích mơi trường nội bộ doanh nghiệp
- Điểm mạnh và điểm yếu.
c. Tổng hợp kết quả và hình thành ma trận SWOT - Điểm mạnh
và điểm yếu - Cơ hội và nguy cơ


23
Bảng 3.7: PHÂN TÍCH SWOT
Điểm mạnh (S)
1. Cơng ty sở hữu sáng kiến chế tạo
thiết bị đo mực nước hồ cấp
chính xác mm, thiết bị đo mưa tự
động, cơng nghệ vận hành xả lũ
hồ chứa thủy điện.

2. Đã hoàn thành đầu tư 2 nhà máy
thủy điện
3. Tổng Giám đốc có trình độ
chun mơn, giàu kinh nghiệm,
tâm huyết, đam mê nghề nghiệp,
có tầm nhìn xa, quan hệ rộng
4. Cơng ty có quan hệ tốt với chính
quyền các tỉnh Quảng Nam, Phú
Yên, Đăk Lăk.
4. Cơng ty có mục tiêu kinh doanh
cụ thể và rõ ràng. Tập thể CBNV
đồn kết, cùng chung chí hướng.
5. Đội ngũ cán bộ kỹ sư trình độ cao,
có nhiều kinh nghiệm và trưởng
thành qua các dự án đầu tư.
6. Cơng ty có mối quan hệ tốt với
các đơn vị trong ngành điện như
EVN, Tổng Công ty điện lực
miền Trung (cổ đông sáng lập).
7. Công tác quản lý theo tiêu chuẩn
chất lượng ISO 9001 - 2015. Hệ
thống thông tin quản lý và cơng
tác tài chính được quản lý bằng
hệ thống phần mềm hiện đại.
Cơ hội (O)
1. Ngành điện đang trong giai đoạn
tăng trưởng, cung chưa đủ cầu;
2. Các nhà máy điện sử dụng năng
lượng tái tạo nhận được nhiều ưu
đãi về: Thuế thu nhập doanh

nghiệp, Thuế nhập khẩu, Tiền
thuê đất đai và mặt nước, …

Điểm yếu (W)
1. Kết quả sản xuất phụ thuộc vào
điều kiện thiên nhiên, thời tiết.
Khó để tự chủ được sản lượng
điện sản xuất, hiệu quả sản xuất
kinh doanh phụ thuộc hoàn toàn
vào thời tiết.
2. Tiềm lực tài chính cịn khiêm tốn
so với nhu cầu đầu tư rất lớn.
3. Suất đầu tư cho thủy điện cao,
cần vốn đầu tư ban đầu lớn.
4. Sử dụng thiết bị công nghệ phát
điện của Trung Quốc tuy giá
thành rẻ nhưng quản lý vận
hành khó khăn hơn, chi phí vận
hành, sửa chữa cao, tính ổn định
thấp hơn các thiết bị cơng nghệ
của Châu Âu.
5. Cơng tác quảng bá và tiếp thị
hình ảnh Cơng ty ra bên ngồi
cịn hạn chế.
6. Thời gian chuẩn bị và triển khai
dự án dài, vốn đầu tư thường
chưa phát huy ngay hiệu quả.
7. Vẫn còn để xảy ra tình trạng
cháy máu chất xám.


Thách thức (T)
1. Vốn đầu tư dự án lệ thuộc vào
nguồn vốn vay (chiếm 70%).
Nếu nhà nước thắt chặt tín dụng
thì việc đảm bảo vốn cho dự án
là một thách thức lớn; lãi suất
tăng làm tăng chi phí hoạt động,
giảm hiệu quả đầu tư dự án.


×