Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, huyện Sa Thầy – Kon Tum

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN VĂN MẠNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG
HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60 34 04 10

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐOÀN GIA DŨNG

Phản biện 1: PGS. TS. Bùi Quang Bình
Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Bảo Dương
.

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh tế họp tại Trường Đại học Kinh tế,
Đại học Đà Nẵng vào ngày 09 tháng 03 năm 2019.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng;


- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Rừng là nguồn tài nguyên sinh vật quý giá, có vai trò quan
trọng đối với đời sống và sinh kế của một bộ phận lớn người dân các
tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Kon Tum.
Là một huyện miền núi biên giới tỉnh Kon Tum, với gần 70%
diện tích là rừng và đất lâm nghiệp, Sa Thầy có điều kiện tự nhiên
thuận lợi và tài nguyên rừng phong phú để phát triển lâm nghiệp
cũng như các ngành công nghiệp liên quan (như gỗ, bột giấy). Sa
Thầy cũng là một trong số ít các huyện trong tỉnh còn giữ được diện
tích rừng tự nhiên lớn. Vườn Quốc gia (VQG) Chư Mom Rây đóng
chân trên địa bàn hai huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi với phần lớn diện
tích trên địa bàn huyện Sa Thầy– được công nhận là di sản Đông
Nam Á về đa dạng sinh học, nơi bảo tồn các giống gen quý. Bên cạnh
đó, huyện còn là nơi sinh sống của 6 dân tộc với 57% người dân là
người dân tộc thiểu số (Gia-rai, Xê-đăng, Rơ-mâm, Bana,…) vốn
sống phụ thuộc vào rừng. Rừng không chỉ đóng vai trò quan trọng
đối với sinh kế của người dân mà còn gắn liền với các luật tục, văn
hoá, tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc bản địa.
Tuy nhiên, rừng Sa Thầy đang dần dần mất đi, cùng với đó là
sự biến mất của các giống loài bản địa, và sự mất đi các khu vực tâm
linh truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số. Trong nhiều năm,
đây là một trong các điểm nóng trong về tình trạng phá rừng, mua
bán và vận chuyển lâm sản trái phép cùng với các hành vi vi phạm
pháp luật (VPPL) khác.
Với thực trạng nêu trên, đề tài “Quản lý nhà nước về bảo vệ

rừng, huyện Sa Thầy – Kon Tum” được thực hiện nhằm phân tích
thực trạng hoạt động Quản lý nhà nước (QLNN) trong bảo vệ rừng
(BVR) trên địa bàn huyện Sa Thầy – Tỉnh Kon Tum. Dựa trên khảo


2
sát các đối tượng có liên quan, xác định các vấn đề trong hoạt động
quản lý và bảo vệ rừng của địa phương, tác giả sẽ đề xuất các giải
pháp mà các cơ quan nhà nước có thể thực hiện nhằm tác động và
nâng cao hiệu quả quản lý rừng tại huyện Sa Thầy – Kon Tum.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Trên cơ sở phân tích các vấn đề lý luận về hoạt động QLNN
trong BVR, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN trong lĩnh vực
BVR tại địa phương, từ đó, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường công tác QLNN trong lĩnh vực BVR tại huyện Sa Thầy.
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
 Hệ thống hoá các lý luận về BVR, QLNN trong công tác
BVR
 Xác định các khó khăn hạn chế trong QLNN trong BVR của
huyện Sa Thầy qua đánh giá thực trạng QLNN trong bảo vệ rừng của
địa phương.
 Đánh giá, phân tích và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến
những tồn tại trong QLNN về BVR tại Sa Thầy.
 Đề xuất các giải pháp tăng cường hoạt động QLNN trong
BVR trên địa bàn huyện Sa Thầy.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ giúp trả lời các câu hỏi:
 Thực trạng công tác QLNN trong BVR hiện nay như thế
nào?

 Những nguyên nhân nào đang gây cản trở hiệu quả của hoạt
động BVR tại Sa Thầy?
 Cần có những biện pháp tác động nào để nâng cao hiệu quả
của công tác QLNN trong BVR tại huyện Sa Thầy – tỉnh Kon Tum?
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động QLNN trong BVR.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: Huyện Sa Thầy – Tỉnh Kon Tum
 Thời gian nghiên cứu: Các số liệu về thực trạng hoạt động
QLNN về BVR trên địa bàn huyện Sa Thầy, từ năm 2015 – 2017.
Một số dữ liệu tham chiếu khác được lấy trong năm 2007 - 2015.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan quản lý nhà
nước của huyện có liên quan như: Hạt Kiểm lâm huyện, Chi cục kiểm
lâm tỉnh, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNN),
Uỷ ban nhân dân (UBND), Hội đồng nhân dân (HĐND), Chi cục
Thống kê tỉnh. Một số dữ liệu được thu thập như sau:
 Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội trên địa
bàn huyện trong giai đoạn 2015 – 2017.
 Số liệu về QLBVR trên địa bàn huyện giai đoạn 2015 – 2017
 Một số dữ liệu tham chiếu, so sánh được lấy từ năm 2007 2015
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào số liệu thu thập, sử dụng phương pháp luận kết hợp
với phương pháp thống kê, tổng hợp, so sánh và phân tích để đưa ra
nhận định.

6. Ý nghĩa khoa học của đề tài
 Về lý luận, đề tài giúp hệ thống lại cơ sở lý thuyết về QLNN
trong BVR.
 Về thực tiễn, các nghiên cứu, khảo sát của đề tài là cơ sở thực
tiễn để chính quyền địa phương, và các cơ quan có liên quan hoàn
thiện các cơ chế chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến rừng,


4
BV&PTR, nhằm hướng đến mục tiêu BV&PTR bền vững. Đồng thời,
đây cũng là căn cứ để các bên liên quan đánh giá và hoàn thiện các mô
hình quản lý rừng hiện nay. Nghiên cứu đưa ra một hệ thống các giải
pháp có giá trị tham khảo cho địa phương và là tài liệu tham khảo cho
các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực QLNN, lâm nghiệp, luật học.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục, luận văn bao gồm các nội dung chủ yếu sau thể hiện ở ba
chương sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về QLNN trong BVR
Chương 2: Thực trạng QLNN về BVR trên địa bàn huyện Sa
Thầy, tỉnh Kon Tum
Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động QLNN trong BVR
trên địa bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum.
8. Sơ lược tài liệu nghiên cứu chính sử dụng trong nghiên cứu
8.1. Các nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu “Assessing forest governance from a ‘Triple G’
perspective: Government, governance, governmentality” của Arts,
(2014) được đăng trên Forest Policy and Economics .
Nghiên cứu “Who Talks with Whom? The Role of Repeated
Interactions in Decentralized Forest Governance” của Andersson

(2004).
Nghiên cứu “Nesting local forestry initiatives: Revisiting
community forest management in a REDD+ world” của Hayes &
Persha (2010) đăng trên Forest Policy and Economics.
Nghiên cứu “Individual tenure rights, citizenship, and
conflicts: Outcomes from tribal India's forest governance” của Bose
(2013) đăng trên Forest Policy and Economics.
Nghiên cứu “Barriers to collaborative forest management and


5
implications for building the resilience of forest-dependent
communities in the Ashanti region of Ghana” của Akamani, Wilson,
& Hall (2015) đăng trên tạp chí Journal of Environmental
Management.
Nghiên cứu “Challenges to responsible forest governance in
Ghana and its implications for professional education” của Ameyaw,
Arts, & Wals (2016) đăng trên Forest Policy and Economics.
8.2. Các nghiên cứu trong nước
Luận án “Quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực bảo
vệ rừng hiện nay” của Hà Công Tuấn (2005).
Luận án “Các giải pháp quản lý hành chính nhà nước nhằm
bảo vệ và phát triển bền vững rừng Tây Nguyên” của Nguyễn Huy
Hoàng (2009).
Luận án “QLNN về xã hội hoá BV&PTR ở Tây Nguyên”của
Lê Văn Từ (2015).


6
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
BẢO VỆ RỪNG
1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO VỆ
RỪNG
1.1.1. Khái quát về bảo vệ rừng
BVR là tổng thể các hoạt động của tổ chức và cá nhân tác động
vào rừng nhằm phòng, chống những tác động tiêu cực đến rừng để
duy trì và phát triển hệ sinh thái rừng, sinh vật rừng, đất rừng và các
yếu tố môi trường khác, bảo tồn đa dạng sinh học và giữ gìn cảnh
quan môi trường sinh thái,
1.1.2. Các quan niệm về quản lý nhà nước trong bảo vệ rừng
a. Cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế:
Các nghiên cứu quốc tế và các tổ chức quốc tế đưa ra hai khái
niệm Quản lý rừng (forest management) và quản trị rừng (forest
governance).
b. Quản lý nhà nước trong bảo vệ rừng
QLNN trong lĩnh vực BVR là một bộ phận QLNN. Do đó, có
thể khái quát về QLNN trong lĩnh vực BVR như sau: là quá trình các
chủ thể QLNN tác động, tổ chức điều chỉnh các hoạt động BVR và
hành vi của các tổ chức, cá nhân, cộng đồng thông qua các công cụ
chính sách và pháp luật trong hoạt động quản lý nhằm đạt được yêu
cầu, mục đích BVR nhà nước đã đặt ra.
1.2. NỘI DUNG CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO VỆ
RỪNG
Nội dung của QLNN trong BVR có thể chia thành các nội
dung sau: (1) Ban hành hệ thống chính sách, pháp luật để thực hiện
việc BVR; (2) Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về BVR: Lập
quy hoạch, kế hoạch về BVR; Tổ chức triển khai, hướng dẫn, hỗ trợ



7
công tác BVR và PCCC;Xã hội hoá hoạt động BVR bao gồm:
GĐGR, phát triển mô hình quản lý rừng cộng đồng và chính sách đầu
tư và thu hút đầu tư cho hoạt động BVR; Phát triển nguồn nhân lực
cho hoạt động BVR; công tác tuyên truyền và giáo dục về BVR;…
(3) Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật
về BVR; điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện, giải
quyết khiếu nại tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm về BVR.
1.3. CÁC HÌNH THỨC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO
VỆ RỪNG
1.3.1. Các cơ quan Nhà nước tham gia bảo vệ rừng
1.3.2. Giao rừng cho cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân
quản lý, bảo vệ
1.3.3. Cho thuê rừng cho tổ chức, cá nhân BV&PTR
1.4. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC TRONG BẢO VỆ RỪNG
1.4.1. Tiêu chí về quản lý rừng:
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp; Tỷ lệ che phủ rừng; Cơ cấu
sử dụng đất lâm nghiệp của các thành phần kinh tế
1.4.2. Tiêu chí về BVR&PCCCR
Diện tích thiệt hại (ha) do cháy rừng; Diện tích thiệt hại do các
VPPL về BVR (ha) ; Khối lượng vi phạm (m3): khối lượng gỗ tịch
thu khi xử lý các VPPL về BVR; Tỷ lệ tăng/ giảm các vụ vi phạm; Số
vụ VPPL đã xử lý/ còn tồn đọng
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG BẢO VỆ RỪNG
1.5.1. Điều kiện tự nhiên
1.5.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.5.3. Khuôn khổ chính sách pháp luật
1.5.4. Năng lực của địa phương



8
1.5.5. Sự tham gia của cộng đồng địa phương
1.6. MỘT SỐ KINH NGHIỆM THAM KHẢO
1.6.1. Kinh nghiệm quốc tế
1.6.2. Kinh nghiệm trong nước
1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Sa Thầy
Một là, QLBVR phải đáp ứng nguyên tắc phát triển bền vững.
Hai là, QLBVR phải có sự tham gia của người dân và cộng
đồng dân cư
Ba là, để giảm tình trạng phá rừng, cần giảm sự phụ thuộc của
người dân vào rừng.
Bốn là, cần có nguồn tài chính ổn định cho hoạt động bảo vệ
và phát triển rừng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Thứ nhất, khái quát hoá các khái niệm về BVR, QLNN trong
BVR trên cách tiếp cận của các tổ chức quốc tế cũng như các giáo
trình và nghiên cứu trong nước; Xác định các nội dung của QLNN
trong BVR theo Luật BV&PTR 2004.
Thứ hai, tại nước ta hiện nay có nhiều mô hình quản lý rừng
khác nhau như: mô hình do nhà nước quản lý, mô hình có sự tham
gia của cộng đồng và mô hình cho thuê rừng để kinh doanh.
Thứ ba, các yếu tố tác động đến hoạt động BVR và QLNN
trong BVR bao gồm các yếu tố về chính sách thể chế, sự tham gia
của cộng đồng, nguồn lực tài chính, con người và các yếu tố thuộc
đặc trưng của cộng đồng.
Thứ tư, xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động QLNN trong
BVR, trong đó bao gồm các tiêu chí về diện tích rừng và đất lâm
nghiệp, độ che phủ rừng, cơ cấu sử dụng đất lâm nghiệp và một số

tiêu chí về BVR và PCCCR.
Thứ năm, nghiên cứu cũng đã tổng hợp một số kinh nghiệm
trong và ngoài nước nhằm làm bài học tham khảo cho huyện Sa Thầy.


9
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BẢO
VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY
2.1. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH
TẾ XÃ HỘI ĐẾN BẢO VỆ RỪNG.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý; Địa hình, địa mạo; Khí hậu; Thuỷ văn; Đất đai;
Tài nguyên rừng
2.1.2. Kinh tế - xã hội
Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế; Cơ sở hạ tầng; Dân số
và lao động; Văn hoá, truyền thống
2.1.3. Ảnh hưởng đến công tác QLBVR
a. Thuận lợi
b. Khó khăn
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG TẠI HUYỆN
SA THẦY
2.2.1. Hiện trạng rừng trên địa bàn huyện Sa Thầy
Trong giai đoạn từ năm 2015 – 2017, diện tích rừng giảm
157.25ha. Tuy nhiên, diện tích rừng giảm xuống là do quá trình khai
thác rừng trồng (khai thác trắng gần 123.39 ha rừng vào năm 2016,
và 32.34 ha vào năm 2017). Độ che phủ rừng ổn định ở mức từ 60.9
– 61.9%.
Bảng 2.2: Diện tích và độ che phủ rừng giai đoạn 2015 – 2017
2015


Tổng diện tích có
rừng (ha)
Diện tích rừng tự
nhiên (ha)

2016

2017

Diện tích

Diện tích

Thay
đổi

Diện tích

Thay
đổi

88,900.99

88,776.60

-124.39

88,743.74


-32.86

80,161.40

80,161.40

-

80,160.88

-0.52


10
2015

Rừng nguyên sinh
(ha)
Rừng thứ sinh
(ha)
Diện tích rừng
trồng (ha)
Độ che phủ rừng
(%)

2016

2017

Diện tích


Diện tích

Thay
đổi

Diện tích

Thay
đổi

18,170.67

18,170.67

-

18,166.85

-3.82

61,990.73

61,990.73

-

61,994.03

3.3


8,739.59

8,615.20

-124.39

8,582.86

-32.34

61.94%

61.86%

61.83%

Nguồn: Hạt Kiểm lâm Sa Thầy (2015 – 2017)
2.2.2. Tình hình VPPL về BVR và PCCCR
Từ năm 2015 – 2017, đã có 207 vụ vi phạm được phát hiện với
tổng khối lượng vi phạm là 953.03 m3 và diện tích thiệt hại là
42.9ha. Qua 3 năm, số vụ vi phạm đã giảm đáng kể, nhưng vẫn còn ở
mức cao. Nhìn chung, các vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển
rừng tập trung vào các hoạt động phá rừng, khai thác và vận chuyển
lâm sản trái phép.
Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện chỉ xảy ra 3 vụ cháy
rừng gây thiệt hại 38.2 ha rừng. Tuy nhiên, vẫn có nhiều vụ cháy nhỏ
nhưng đã được kịp thời phát hiện và dập tắt, không gây thiệt hại về
diện tích rừng. Các vụ cháy rừng (bao gồm các vụ cháy lớn, nhỏ) là
do người dân trong quá trình phát nương, làm rẫy hoặc khai thác mật

ong gây ra.
2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
BẢO VỆ RỪNG
2.3.1. Công tác ban hành văn bản QPPL

a. Công tác ban hành văn bản QPPL
Việc xây dựng một hệ thống các văn bản quan trọng thống
nhất từ trung ương đến địa phương là tiền đề cho việc triển khai các
hoạt động BVR và QLNN trong BVR. Tuy nhiên, có nhiều văn bản


11
khác nhau được ban hành để điều chỉnh 1 đối tượng duy nhất là rừng.
Các văn bản này được ban hành ở những thời điểm khác nhau, cơ
quan chủ trì xây dựng khác nhau nên đã dẫn đến sự chồng chéo, có
điểm chưa thống nhất, làm cho các cơ quan quản lý khó khăn.
b. Bộ máy QLNN về BVR
Hệ thống QLNN về BVR của huyện Sa Thầy bao gồm: UBND
huyện với các cơ quan giúp việc chính là phòng NN&PTNT, phòng
TNMT, hạt Kiểm lâm huyện, ở cấp xã là UBND xã với các bộ phận
chuyên môn chính là ban Lâm nghiệp xã, ban Địa chính xã. Bộ máy
QLNN về BVR trên địa bàn huyện Sa Thầy tương đối phức tạp hơn
so với các huyện khác do sự tồn tại song song Hạt kiểm lâm huyện và
Hạt kiểm lâm VQG.
c. Lực lượng BVR
Lực lượng kiểm lâm: gồm 12 người làm công tác Kiểm lâm địa
bàn phụ trách 11 xã, thị trấn, 07 người ở bộ phận văn phòng (bao
gồm cả lãnh đạo, nghiệp vụ). Hạt Kiểm lâm thuộc VQG Chư Mom
Ray có 68 cán bộ kiểm lâm địa bàn. Lực lượng kiểm lâm trên địa bàn
huyện khá mỏng, chỉ đáp ứng được 62.5% quy định của chính phủ.

Tổ đội quần chúng BVR: Cho đến nay, đã có 76 tổ đội quần
chúng BVR ở các thôn với 447 thành viên cùng tham gia với kiểm
lâm địa bàn trong quản lý, BVR và PCCC.
2.3.2. Công tác lập quy hoạch, kế hoạch BVR
Kon Tum chỉ xây dựng quy hoạch, kế hoạch rừng cho cấp tỉnh
mà không xây dựng cho hai cấp địa phương còn lại. Thay vào đó, các
nội dung quy hoạch rừng được gắn với các Quy hoạch về nông
nghiêp, KT – XH, hoặc quy hoạch đất của địa phương.
Theo quy hoạch, diện tích đất quy hoạch cho sản xuất lâm
nghiệp là 105,182.35 ha, chiếm 73,47% diện tích tự nhiên toàn
huyện, trong đó diện tích đất quy hoạch cho rừng phòng hộ là


12
15,274.50ha, rừng đặc dụng là 44,138.47ha và rừng sản xuất là
45,769.38ha. Mức quy hoạch này thấp hơn 8,492.45 ha so với diện
tích đất lâm nghiệp thực tế theo công bố hiện trạng rừng năm 2016
được phê duyệt tại Quyết định số 310/QĐ-UBND, ngày 17/4/2017
của UBND tỉnh Kon Tum.
Hạn chế, khó khăn: (1) Công tác xác định ranh giới rừng còn
chậm và gặp nhiều khó khăn. Điều kiện tự nhiên không thuận lợi ảnh
hưởng đến tiến độ cũng như hiệu quả của công tác quy hoạch; (2)
công tác quy hoạch 3 loại rừng còn nhiều bất cập, chưa phù hợp với
tình hình thực tế; (3) Không có quy hoạch kế hoạch rừng cấp huyện,
xã gây khó khăn cho công tác giao rừng, thu hút vốn đầu tư cũng như
giám sát hiệu quả sử dụng rừng của các chủ rừng; (4) Sự mâu thuẫn,
chồng chéo trong chính sách khiến cho hoạt động lập Quy hoạch kế
hoạch trở nên khó khăn hơn.
2.3.3. Công tác xã hội hoá hoạt động BVR
Về GĐGR: Theo báo cáo của Hạt kiểm lâm huyện Sa Thầy,

năm 2017, các lực lượng tham gia vào quản lý rừng và đất lâm
nghiệp bao gồm: Công ty lâm nghiệp (22,393.0 ha), doanh nghiệp
ngoài quốc doanh (3,816.5 ha); doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
(508.1 ha), UBND các xã, thị trấn (32,709.95 ha), các BQL rừng đặc
dụng (44,915.6 ha), đơn vị vũ trang (2,804.9 ha), các tổ chức khác
(233,8 ha), các hộ gia đình (6,207.3 ha), Cộng đồng dân cư (86.17
ha). Có thể thấy, phần lớn diện tích rừng do các cơ quan lâm nghiệp
nhà nước quản lý; diện tích rừng do các hộ gia đình, cá nhân và cộng
đồng quản lý chiếm tỷ lệ rất thấp; tỷ lệ rừng chưa được giao do các
UBND xã quản lý cũng chiếm một tỷ lệ cao.
Về phát triển mô hình lâm nghiệp cộng đồng: Cho đến nay,
huyện mới chỉ thí điểm giao quản lý rừng cho 4 cộng đồng là cộng
đồng làng Ka Bay (dân tộc Ja Rai), làng Đăk Wơk, Đăk Do, Cờ Tu


13
(dân tộc Rơ Ngao/Ba Na) với diện tích rừng được giao là 86.17ha, do
836 hộ quản lý.
Về các chính sách hỗ trợ: Áp dụng tối đa chính sách ưu đãi, hỗ
trợ đầu tư QLBVR và phát triển lâm nghiệp theo quy định tại Nghị
định số 75/2015/NĐ-CP; Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg. Bên cạnh
đó, huyện còn áp dụng các chính sách riêng của tỉnh Kon Tum.
Các hạn chế, khó khăn: (1) Diện tích rừng và đất rừng cho
thuê còn rất hạn chế so với tổng quỹ đất hiện có; (2) Rừng Sa Thầy
vẫn do các cơ quan lâm nghiệp nhà nước quản lý là chủ yếu; tỷ lệ
GĐGR cho các chủ thể tư nhân, hộ gia đình và cộng đồng còn khá
khiêm tốn; (3) Chưa có các động lực kinh tế thích hợp để khuyến
khích người dân tham gia bảo vệ và kinh doanh rừng; (4) Người dân
gặp khó khăn trong bảo vệ diện tích rừng được giao.
2.3.4. Công tác bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng

a. PCCCR
Hàng năm có 17 phương án PCCCR được duyệt, trong đó có 1
phương án cấp huyện, 11 phương án cấp xã và 5 phương án của các
chủ rừng.
Về xây dựng, sửa chữa các công trình, trang bị PCCCR: Các
chủ rừng đã tổ chức sửa chữa, nâng cấp các công trình và mua sắm
thêm trang bị phương tiện, dụng cụ PCCC rừng. Mặc dù vậy, hầu hết
các dụng cụ phương tiện PCCCR là các công cụ thô sơ, một số đã hư
hỏng hoặc khấu hao hết. Các phương tiện không đủ để đáp ứng hoạt
động PCCCR.
b. BVR
Về tuần tra, phát hiện các hành vi vi phạm: Công tác xác
định và xử lý các điểm nóng vi phạm Luật BV&PTR trên địa bàn
được thực hiện quyết liệt bằng nhiều biện pháp. Nhờ vậy đã giảm
thiểu và hạn chế được nhiều điểm nóng vi phạm trong lĩnh vực quản


14
lý BVR.
Công tác tuần tra truy quét: Mỗi năm có hơn 900 đợt truy
quét với hơn 2,000 lượt người tham gia, tập trung ở Hạt Kiểm lâm
Vườn Quốc gia, nơi có các điểm nóng như tiểu khu: 693, 696, 697,
688, 689 thuộc xã Mô Rai – thuộc vùng đệm của vườn quốc gia Chư
Mom Ray và có chung đường biên giới với Campuchia. Các đợt truy
quét cấp huyện và cấp xã ít và không thu hút được nhiều người dân
tham gia. Số đợt truy quét ở Vườn Quốc gia tuy cao nhưng lực lượng
khá mỏng.
Hạn chế: Lực lượng Kiểm lâm còn mỏng và thiếu; Phương
tiện và trang thiết bị không đầy đủ, và thiếu hiện đại. Cơ sở vật chất
còn ngh o nàn, đời sống tinh thần, vật chất của cán bộ công chức

Kiểm lâm, nhất là ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh còn rất nhiều khó
khăn, gian khổ; Lực lượng bảo vệ rừng của các chủ rừng mỏng,
không đủ năng lực và nguồn lực cho bảo vệ rừng; Các tổ đội BVRPCCCR ở các thôn, làng ít hoạt động hoặc hiệu quả hoạt động chưa
cao, do chưa có kinh phí hoạt động cho các thành viên trong tổ; Cơ
sở vật chất cho công tác bảo vệ rừng rất hạn chế.
2.3.6. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện
chính sách, pháp luật về bảo vệ rừng
Về xử lý các VPPL về BVR và PCCCR: Đa số các vi phạm
là vi phạm hành chính. Các vi phạm đều được lập hồ sơ và chuyển
cho các cơ quan có thẩm quyền để kịp thời xử lý. Số vụ tồn đọng
chưa xử lý giảm qua các năm. Các tang vật tịch thu (gỗ và các loại
phương tiện như xe máy, xe ô tô, cưa...) được thu hồi và đấu giá để
góp vào ngân sách của địa phương. Từ năm 2015 đến nay, tổng số
tiền xử lý vi phạm là 2,362.5 triệu đồng, tổng số tiền từ bán tang vật
và phương tiện tịch thu là 2,688.5 triệu đồng.
Hạn chế: (1) Việc xử lý các vi phạm pháp luật về quản lý bảo


15
vệ rừng thiếu nghiêm minh, kéo dài, chưa có tác dung răn đe, tác
dụng giáo dục, phòng ngừa không cao, dẫn tới một số kẻ phá rừng có
biểu hiện coi thường pháp luật, thách thức cơ quan công quyền và
tiếp tục chống người thi hành công vụ; (2) Vị thế pháp lý của Kiểm
lâm hạn chế, chưa xác lập quyền hạn pháp lý đủ mạnh của cơ quan
thừa hành pháp luật về rừng để thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả, trong
khi tình hình vi phạm pháp luật về rừng vẫn ở mức độ nghiêm trọng.
2.3.6. Công tác nguồn nhân lực
a. Lực lượng kiểm lâm
Với địa bàn quản lý rộng, diện tích rừng rộng, kéo dài, địa hình
phức tạp, trong khi lực lượng kiểm lâm mỏng, phương tiện hỗ trợ thô

sơ, hầu hết kiểm lâm viên phụ trách địa bàn đang phải kiêm nhiệm
nhiều công tác khác trong hoạt động kiểm tra, thanh tra, đấu tranh
ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật BV&PTR, gây ảnh hưởng đến
hoạt động QLBVR.
b. Tổ đội quần chúng BVR
Lực lượng thường xuyên tuần tra, giám sát. Tuy nhiên, việc duy
trì hoạt động của các tổ quần chúng BVR còn gặp nhiều khó khăn do
không có kinh phí hoạt động, mức chi trả cho người dân tham gia
công tác BVR&PCCCR thấp, chủ yếu dựa trên sự tự nguyện. Các tổ
quần chúng không có chức năng xử lý khi xảy ra các vi phạm về
BVR.
2.3.7. Công tác tuyên truyền về BVR
Số cuộc tuyên truyền hàng năm và số lượt người tham gia tăng
lên hàng năm. Công tác tuyên truyền được tổ chức dưới nhiều hình
thức đa dạng. Hoạt động tuyên truyền đã góp phần nâng cao ý thức
của người dân, giảm tình trạng người dân tiếp tay cho lâm tặc để phá
rừng. Mặc dù vậy, công tác tuyên truyền vẫn gặp nhiều khó khăn do
đội ngũ tuyên truyền ít, người dân phần lớn là đồng bào dân tộc thiểu


16
số có nhận thức kém về lợi ích của BV&PTR. Công tác tuyên truyền
còn mang tính hình thức và chưa đi sâu vào đời sống của người dân.
Hình thức tuyên truyền chưa thực sự phù hợp với đặc trưng của địa
phương nơi có nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số. Vai trò của các già
làng, trưởng bản chưa được phát huy tối đa. Đội ngũ tuyên truyền
chủ yếu là các cán bộ kiểm lâm địa bàn lại mỏng, thiếu và kiêm
nhiệm nhiều công tác khác nhau.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Một số kết luận rút ra như sau:

Về thuận lợi: (1) Huyện Sa Thầy có điều kiện tự nhiên thuận
lợi và có tiềm năng lớn về phát triển nông – lâm nghiệp, đặc biệt là
phát triển nghề rừng; (2) Nhận được các ưu tiên của tỉnh cũng như
nhà nước trong hoạt động BV&PTR cũng như bảo tồn đa dạng sinh
học.
Về hạn chế, khó khăn: (1) Điều kiện tự nhiên tuy thuận lợi
cho việc phát triển lâm nghiệp nhưng cũng tạo ra không ít khó khăn
cho hoạt động QLNN trong BVR, nhất là công tác tuần tra BVR, và
PCCCR; (2) Điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất còn khó khăn, người
dân đa số là người dân tộc thiểu số, trình độ thấp và sống phụ thuộc
vào rừng, ảnh hưởng đến công tác BVR và vận động người dân tham
gia BVR; (3) hệ thống các văn bản còn chồng chéo, chưa hoàn thiện.
Một số văn bản không được ban hành theo quy định như không ban
hành Quy hoạch, kế hoạch BVR, gây khó khăn cho công tác quy
hoạch, kiểm tra, giám sát hiệu quả BVR; (4) Cơ sở vật chất cho hoạt
động BVR&PCCCR còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực
tế; (5) Thiếu nguồn vốn cho công tác BVR; (6) Nguồn nhân lực cho
công tác BVR còn thiếu và yếu.


17
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA THẦY
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU VỀ BẢO VỆ
RỪNG
3.1.1. Quan điểm về QLNN trong lĩnh vực BVR của huyện
Sa Thầy
 BVR là trách nhiệm của toàn xã hội
 Khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tham gia

vào hoạt động BVR.
 BV&PTR phải gắn với phát triển bền vững
 Xây dựng các chính sách về BVR gắn với các đặc trưng
riêng của địa phương
3.1.2. Mục tiêu về BVR của huyện Sa Thầy
a. Mục tiêu chung
Quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện
tích rừng và đất lâm nghiệp hiện có theo mục tiêu quy hoạch và quy
chế quản lý của từng loại rừng; Nâng cao năng suất, chất lượng và
phát huy giá trị của từng loại rừng; nâng độ che phủ lên 63% (chưa
bao gồm cây đa mục tiêu), đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai,
bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu, điều hoà
nguồn nước, bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học, góp phần ổn
định dân cư, phát triển KT – XH, QP – AN và xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện.
b. Mục tiêu cụ thể
 Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững
diện tích rừng hiện có, trọng tâm là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng
gắn với du lịch sinh thái, phấn đấu đến năm 2020 duy trì và nâng độ
che phủ rừng đạt 63% (chưa bao gồm cây đa mục tiêu).


18
 Phấn đấu toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp được
giao và cho thuê đối với tổ chức, hộ gia đình cá nhân và cộng đồng
dân cư hướng đến cải thiện sinh kế, nâng cao thu nhập và làm giàu từ
rừng.
 Xây dựng từ 01 – 02 làng nghề sản xuất các sản phẩm có
nguồn gốc từ lâm sản ngoài gỗ (tre, nữa, lồ ô, bông đót) tại vùng
đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ gắn với công tác quản lý bảo vệ

rừng, sử dụng hiệu quả, bền vững lâm sản ngoài gỗ vào bảo vệ môi
trường sinh thái.
3.1.3. Định hướng về BVR của huyện Sa Thầy
 Phát huy lợi thế về rừng để phát triển mạnh kinh tế rừng;
đẩy mạnh trồng rừng, tăng diện tích, nâng cao chất lượng và độ che
phủ rừng; chú trọng làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng phòng hộ
đầu nguồn; phòng chống cháy rừng và ngăn chặn phá rừng trên địa
bàn.
 Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu diện tích một số cây công
nghiệp có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, các cây ăn quả; đồng
thời phát triển mô hình trồng một số loại cây dược liệu dưới tán rừng;
 Đa dạng hoá các sản phẩm phục vụ du lịch và phát triển
kinh doanh du lịch gắn với bảo vệ môi trường;
 Tiếp tục thực hiện lồng ghép có hiệu quả các chương trình
BVR với chương trình xoá đói giảm ngh o; cải thiện đời sống của hộ
ngh o nhằm thu hẹp khoảng cách về mức sống giữa thành thị và
nông thôn, giữa đồng bào các dân tộc.
 Giải quyết tốt đất ở, đất sản xuất, nhà ở cho đồng bào dân
tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế chính sách, phong tục tập quán của
từng dân tộc;
 Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn về BVMT.
 Kết hợp chặt chẽ giữa BV&PTR với phát triển kinh tế xã


19
hội, củng cố tăng cường ANQP.
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SA
THẦY
3.2.1. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác ban hành và tổ

chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ rừng
Các văn bản QPPL là yếu tố cơ sở cho hoạt động QLNN trong
BVR, là căn cứ pháp lý nhằm tổ chức thực hiện các công tác QLNN về
BVR và xử lý các vi phạm về BVR. Do đó, để nâng cao chất lượng của
hoạt động QLNN trong BVR, bước ban đầu cần phải hoàn thiện hệ thống
các văn bản QPPL về BVR.
3.2.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập quy hoạch,
kế hoạch BVR
a. Giải pháp đối với huyện Sa Thầy
 Vì quy hoạch rừng có vai trò quan trọng trong hầu hết các chính
sách về BVR, địa phương cần tập trung các nguồn lực nhằm nhanh chóng
hoàn thiện công tác quy hoạch rừng và đất lâm nghiệp, trong đó bao gồm
các công tác về đo đạc, cắm mốc ranh giới rừng.
 Trong quá trình xây dựng Quy hoạch BVR, cần có sự phối hợp
liên ngành trong việc xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy
hoạch và triển khai kế hoạch BVR. Cụ thể là sự phối hợp của hai ngành
TNMT và NN&PTNT.
 Đồng thời, trên kinh nghiệm của quốc gia khác, việc xây dựng
quy hoạch về BVR cần có sự tham gia xây dựng, góp ý và thực hiện bởi
người dân, cộng đồng dân cư và các chủ rừng, để đảm bảo chính sách quy
hoạch là khách quan và phù hợp với địa phương.
b. Khuyến nghị đối với nhà nước


20
 Hoàn thiện các văn bản QPPL quy định và hướng dẫn về xây
dựng và thực hiện Quy hoạch, kế hoạch về BVR.
 Giải quyết vấn đề mâu thuẫn về khái niệm “đất lâm nghiệp“
trong quy định, hướng dẫn của Bộ TNMT và Bộ NN&PTNT và đưa ra
khái niệm thống nhất về đất lâm nghiệp.

3.2.3. Giải pháp thúc đẩy xã hội hóa bảo vệ và phát triển
rừng ở Sa Thầy
Thông qua phân tích về công tác XHH hoạt động BVR ở chương 2,
có thể nhận thấy các hạn chế của công tác XHH BVR tập trung ở các nhóm
vấn đề: (1) Diện tích rừng chưa có chủ còn lớn; (2) Các thành phần kinh tế
tham gia BVR khá đa dạng nhưng tỷ lệ phân bố không đồng đều, tập trung
vào nhóm các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước; (3) Chưa tạo ra được các
động cơ khuyến kích người dân tham gia BVR; (4) Nguồn vốn đầu tư cho
BVR còn thấp và phụ thuộc vào ngân sách nhà nước; (5) Mô hình quản lý
rừng cộng đồng còn khá hạn chế, chưa hiệu quả.Trên cơ sở các phân tích
đó, nhóm giải pháp nhằm hỗ trợ, khuyến khích và thúc đẩy XHH hoạt
động BVR tập trung vào 3 vấn đề: (1) Các giải pháp đẩy nhanh công tác
GĐGR; (2) Các giải pháp thu hút đầu tư vào BVR; (3) xây dựng mô hình
lâm nghiệp cộng đồng.
3.2.4. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh tra, kiểm
tra, giám sát quản lý nhà nước về bảo vệ rừng
 Tổ chức kiểm tra định kỳ kế hoạch BV&PTR của các chủ
rừng tổ chức, kết hợp kiểm tra đột xuất về tình hình thực hiện kế
hoạch BV&PTR của các chủ rừng tổ chức;
 Cán bộ kiểm lâm địa bàn và các cơ quan chức năng có liên
quan phối hợp kiểm tra hướng dẫn về QLBVR đối với các hộ gia
đình, cộng đồng nhận GĐGR để kịp thời phát hiện các sai phạm và
có biện pháp chấn chỉnh kịp thời; Hướng dẫn các chủ rừng cá nhân
và hộ gia đình xây dựng các kế hoạch đơn giản về BVR hàng năm,


21
giúp người dân định hướng về các hoạt động BVR trên phạm vi diện
tích được giao; Phối hợp với các chủ rừng là cá nhân, hộ gia đình
trong công tác tuần tra, BVR.

 Tăng cường thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp
hành pháp luật liên quan đến GĐGR, cho thuê rừng; xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực BV&PTR theo thẩm quyền; vi phạm các
tiêu chuẩn, định mức, quy chế, quy trình, quy phạm kỹ thuật về
GĐGR; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BV&PTR và
GĐGR theo thẩm quyền; Thực hiện xử lý nghiêm các VPPL về
BV&PTR nhằm răn đe các đối tượng khác; Kiên quyết xử lý các
trường hợp cán bộ có dấu hiệu thoái hoá về đạo đức, buông lỏng
quản lý, tiếp tay cho các đối tượng thực hiện các hành vi VPPL về
BV&PTR.
3.2.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
a. Đối với lực lượng kiểm lâm
 Có chiến lược về quy hoạch, đào tạo cán bộ, đặc biệt các các
cán bộ kiểm lâm:Từng bước đảm bảo biên chế cho lực lượng kiểm
lâm, đảm bảo mỗi xã có ít nhất 1 kiểm lâm, bình quân 1,000 ha rừng
có 1 kiểm lâm và 500 ha rừng đặc dụng thì có 1 kiểm lâm phụ trách
về BV&PTR.
 Cần chú trọng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân
lực tại chỗ, đặc biệt là con em của đồng bào dân tộc thiểu số; có
những chính sách khuyến khích và giữ chân nguồn nhân lực có trình
độ, chuyên môn.
b. Đối với các lực lượng BVR khác: Tiếp tục xây dựng và
hoàn thiện tổ chức hoạt động của các tổ đội BVR&PCCCR; Xây
dựng các cơ chế, chính sách, nguồn quỹ để hỗ trợ cho hoạt động của
các tổ đội BVR&PCCCR; Xây dựng các cơ chế khuyến khích người
dân tham gia; Tăng cường tập huấn về nghiệp vụ BVR&PCCCR.


22
3.2.6. Một số giải pháp khác

Với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, để có thể
BV&PTR bền vững, cần giải quyết tốt bài toán về sinh kế của người
dân. Một khi người dân đã ổn định được sinh kế, sẽ giảm tình trạng
xâm canh, xâm lấn, gây ảnh hưởng đến tài nguyên rừng. Có hai
hướng giải pháp được đưa ra: (1) Phát triển sinh kế bền vững không
phụ thuộc vào rừng và (2) Nâng cao giá trị sản xuất của nghề rừng,
để người dân có thể thực sự sống nhờ vào rừng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong chương này, tác giả đã làm rõ các quan điểm, mục tiêu
và định hướng của huyện Sa Thầy trong QLNN về BVR. Trên cơ sở
đó, cùng với các phân tích thực trạng ở chương 2, tác giả đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao công tác QLNN trong BVR trên địa bàn
huyện Sa Thầy. Để nâng cao hiệu quả của hoạt động QLNN về BVR
của địa phương, luận văn đề xuất 3 nhóm giải pháp về: Hoàn thiện
các cơ chế chính sách về BVR; Hoàn thiện tổ chức và thực hiện các
chính sách về BVR; Nâng cao hiệu quả về thanh tra, kiểm tra, giám
sát. Ngoài ra, luận văn còn đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sinh
kế của cộng đồng địa phương, nhằm làm giảm ảnh hưởng của các
vấn đề sinh kế đến BVR.


23
KẾT LUẬN
Trong những năm qua công tác QLBVR của tỉnh Kon Tum
chung và huyện Sa Thầy nói riêng chịu nhiều sức ép do quá trình
phát triển KT-XH, việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang xây
dựng các công trình thuỷ điện, đường giao thông, khu đô thị, công tác
quy hoạch, kế hoạch BVR và khai thác sử dụng TNR chưa hợp lý,
chuyển đổi sang đất nông nghiệp. Không những vậy, sự thiếu đồng
bộ dẫn đến khó quản lý, ngh o đói chưa được giải quyết triệt để, các

hoạt động như phá rừng, khai thác rừng trái phép...cũng tạo ra những
sức ép đáng kể lên TNR. Tuy nhiên, dưới sự quản lý chặt chẽ của các
cấp, các ngành nên giai đoạn 2015 - 2017 diện tích rừng của tỉnh
được giữ vững và có bước cải thiện đáng kể so với giai đoạn trước
đó.. Nhận thức chung về BVR của người dân từng bước được nâng
cao, người dân đã tự nguyện và tích cực tham gia các hoạt động bảo
vệ rừng tại cộng đồng dân cư, dần từ bỏ thói quen khai thác, sử dụng
tài nguyên rừng trái phép. Đặc biệt trong việc thực hiện Luật
BV&PTR, việc triển khai các Nghị quyết, Quyết định, Chị thị, các
chính sách về BVR của Đảng, Chính phủ đã được các cấp chính
quyền địa phương chú trọng. Về cơ chế QLBVR và tổ chức bộ máy
quản lý đã có những thay đổi rõ rệt. Công tác đào tạo nâng cao trình
độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức QLBVR, công tác quy
hoạch, kế hoạch BVR, công tác giao rừng, đất rừng và thực thi các
chính sách BVR được chú trọng.
Tuy nhiên, công tác QLNN về BVR của huyện Sa Thầy vẫn
còn một số hạn chế như công tác tổ chức bộ máy QLNN trong lĩnh
vực BVR thiếu thống nhất, chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả quản lý
không cao; việc thu hút và huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh
vực BVR chưa đạt hiệu quả cao; rừng, đất rừng đã được giao cho các
hộ gia đình, cá nhân quản lý nhưng chưa quy định rõ quyền, trách


×